Thiết kế trò chơi luyện phát âm cho trẻ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2KHOA GIÁO DỤC MẦM NON======NGUYỄN THỊ VÂN ANHXÂY DỰNG CÁC TRÒ CHƠI RÈN PHÁTÂM CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCChuyên ngành: Giáo dục Mầm nonNgƣời hƣớng dẫn khoa họcTS. NGUYỄN THU HƢƠNGHÀ NỘI - 2016LỜI CẢM ƠNEm xin cảm ơn các thầy cô giáo trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2, cácthầy cô giáo khoa Giáo dục Mầm non đã giúp đỡ em trong quá trình học tậptại trƣờng và tạo điều kiện cho em thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp đại học.Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – TS. NguyễnThu Hƣơng – ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình họctập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận với đề tài: “Xây dựng các trò chơirèn phát âm cho trẻ mẫu giáo bé”.Trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạnchế, em kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và cácbạn để đề tài của em đƣợc hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn!Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2016Sinh viênNguyễn Thị Vân AnhLỜI CAM ĐOANĐể hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, chúng tôi đãnhận đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của cô giáo – TS. Nguyễn Thu Hƣơng vàcác thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Mầm non.Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài chƣađƣợc công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào.Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2016Sinh viênNguyễn Thị Vân AnhDANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮTNxb: Nhà xuất bảnĐHSP: Đại học sƣ phạmĐHSPHN : Đại học sƣ phạm Hà NộiĐVTCĐ: Đóng vai theo chủ đềMỤC LỤCMỞ ĐẦU ........................................................................................................... 11. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 12. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 33. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 54. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 55. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 66. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 67. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................... 6NỘI DUNG ....................................................................................................... 7CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNGCÁC TRÒ CHƠI RÈN PHÁT ÂM CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ ..................... 71.1. Một số vấn đề về trò chơi........................................................................ 71.1.1. Khái niệm trò chơi ............................................................................ 71.1.2. Vai trò của trò chơi ........................................................................... 71.1.3. Phân loại trò chơi .............................................................................. 91.1.3.1. Hệ thống phân loại trò chơi theo giáo dục học Liên Xô cũ........ 91.1.3.2. Phân loại theo tính chất trò chơi. .............................................. 101.1.3.3. Phân loại trò chơi theo chức năng giáo dục và phát triển. ....... 101.1.3.4. Cách phân loại trò chơi ở nƣớc ta............................................. 111.2. Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo bé ............................................. 111.2.1. Đặc điểm tâm lí của trẻ ................................................................... 111.2.1.1. Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ ........................................ 111.2.1.2. Đặc điểm về quá trình hình thành ý thức của bản thân trẻ ....... 121.2.1.3. Một vài đặc điểm tƣ duy của trẻ ............................................... 141.2.1.4. Đặc điểm động cơ hành vi của trẻ ............................................ 161.2.2. Đặc điểm sinh lí của trẻ .................................................................. 181.3. Cơ sở ngôn ngữ học .............................................................................. 191.3.1. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ ............................................. 191.3.1.1. Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo............................ 191.3.1.2. Những đặc điểm ngữ pháp trong lời nói của trẻ ....................... 211.3.1.3. Những đặc trƣng của lời nói mạch lạc...................................... 231.3.2. Một số lỗi phát âm của trẻ .............................................................. 231.3.2.1. Lỗi thanh điệu ........................................................................... 251.3.2.2. Lỗi phụ âm đầu ......................................................................... 251.3.2.3. Lỗi âm đệm ............................................................................... 261.3.2.4. Lỗi âm chính ............................................................................. 261.3.2.5. Lỗi âm cuối ............................................................................... 261.4. Thực trạng việc rèn phát âm cho trẻ mẫu giáo bé thông qua trò chơi ởtrƣờng mầm non ........................................................................................... 26CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG TRÒ CHƠI RÈN PHÁT ÂM CHO TRẺ MẪUGIÁO BÉ ......................................................................................................... 282.1. Mục đích của việc xây dựng trò chơi.................................................... 282.1.1. Mục đích ......................................................................................... 282.1.2. Đề tài xây dựng trò chơi ................................................................. 282.1.3. Nguyên tắc ...................................................................................... 292.2. Quy trình xây dựng trò chơi và tổ chức trò chơi .................................. 302.3. Hệ thống trò chơi xây dựng theo chủ đề ............................................... 312.3.1. Chủ đề: Trƣờng mầm non ............................................................... 322.3.2. Chủ đề: Bản thân............................................................................. 342.3.3. Chủ đề: Gia đình ............................................................................. 362.3.4. Chủ đề: Nghề nghiệp ...................................................................... 382.3.5. Chủ đề: Thế giới thực vật ............................................................... 402.3.6. Chủ đề: Thế giới động vật .............................................................. 432.3.7. Chủ đề: Giao thông ......................................................................... 452.3.8. Chủ đề: Nƣớc và các hiện tƣợng tự nhiên ...................................... 472.3.9. Chủ đề: Quê hƣơng – Đất nƣớc ...................................................... 48KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 51TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 54MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tàiDân gian ta có câu:“Uốn cây từ thƣở còn nonDạy con từ thƣở con còn trẻ thơ”Trẻ em nhƣ búp trên cành, tâm hồn sáng trong nhƣ một tờ giấy trắng,hồn nhiên, ngây thơ. Bởi vậy, ngay từ xa xƣa các thế hệ đi trƣớc đã luôn chútrọng đến việc dạy trẻ ngay từ lúc còn nhỏ, giống nhƣ uốn một cành cây khicòn chƣa trƣởng thành. Có nhƣ vậy trẻ mới phát triển đúng hƣớng và toàndiện.Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,nó giữ vai trò nền tảng, đặt nền móng đầu tiên cho việc giáo dục hình thànhvà phát triển toàn diện nhân cách của trẻ mầm non. Trẻ em không chỉ là niềmvui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là niềm hạnh phúc, tự hào củatoàn xã hội. Để những mầm non lớn lên khỏe mạnh, yêu đời, trở thành nhữngngƣời công dân có ích cho đất nƣớc thì ngay từ bây giờ chúng ta phải luônchú trọng tới việc nuôi dƣỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Để cho trẻ phát triểnđúng hƣớng và toàn diện về nhân cách phù hợp với mục tiêu chung của ngànhgiáo dục mầm non.Ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của conngƣời, trong sự hình thành và phát triển của xã hội loài ngƣời. Thật vậy, nhƣmột nhà văn ngƣời Pháp nói: “ Ngôn ngữ là chiếc gương để ta soi mình trongđó”. Trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non cần hình thành vàphát triển ngôn ngữ bởi lẽ ngôn ngữ chính là phƣơng tiện để tƣ duy, nó đóngvai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ và các quá trình tâm lí khác. Với trẻ,ngôn ngữ còn là phƣơng tiện để điều khiển, điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnhhội các giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực, tiếp thu các giá trị tinh hoa vănhóa của dân tộc và thế giới.1Giai đoạn 3-4 tuổi đƣợc coi là thời kì phát cảm ngôn ngữ của trẻ mầmnon. Đây là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngônngữ nói và các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ ban đầu của trẻ. “Trẻ lên ba cả nhàhọc nói” – trẻ lên ba thích nói và nói rất nhiều. Tần số lời nói trong giáo tiếphàng ngày của trẻ tăng lên đáng kể, phƣơng tiện giao tiếp nổi trội là ngôn ngữnói. Đặc biệt là trẻ hay đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu nguyên nhân, nguồngốc của sự vật, hiện tƣợng. Đồng thời trẻ ở lứa tuổi này thƣờng xuất hiện mộtsố lỗi ngôn ngữ, tiêu biểu là lỗi phát âm nên đây là thời điểm tốt nhất để rènluyện phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Trong giáo dục mầm non, mục tiêu chung là phát triển toàn diện nhâncách cho trẻ, mà phƣơng châm của ngành học mầm non là “học bằng chơi,chơi bằng học”. Trò chơi là phƣơng tiện quan trọng nhất để phát triển trí tuệ,đạo đức, thầm mỹ và thể lực. Khi mới sinh ra đứa trẻ đã rất sung sƣớng vớilời ru ầu ơ của bà, của mẹ và có những phản xạ đáp lại. Cuối năm đầu trongmột số tình huống cụ thể lời nói đã trở thành phƣơng tiện để nhận thức vàgiao tiếp với ngƣời xung quanh. Còn với trẻ 3-4 tuổi thì hoạt động vui chơi làhoạt động chủ đạo của trẻ, trẻ cần chơi nhƣ cần ăn cơm, uống nƣớc, khôngkhí để thở. Qua trò chơi giúp trẻ lĩnh hội tri thức khoa học tiên tiến một cáchnhẹ nhàng, thoải mái giúp trẻ phát triển các tố chất vận động. Đồng thời việctổ chức hƣớng dẫn trẻ chơi các trò chơi có mục đích, có nội dung phong phútheo yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục đã tác động đến trẻ mọi mặt: ý thức tìnhcảm, ý chí, hành vi của trẻ. Trò chơi đƣợc sử dụng nhằm phát triển toàn diệnnói chung và ngôn ngữ nói riêng của trẻ.Với sự nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ chúng tôi thiết nghĩ việc tìm hiểucác lỗi phát âm thƣờng gặp ở trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi từ đó đềxuất một số nội dung và biện pháp rèn phát âm cho trẻ là một việc vô cùngquan trọng, cần làm để đạt đƣợc mục tiêu chung của ngành Giáo dục mầmnon. Thông qua đó chúng tôi có thêm điều kiện để bồi dƣỡng, nâng cao trình2độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. Hơn thế nữa chúng tôi mong muốnđề tài nghiên cứu này có thể phần nào nâng cao chất lƣợng giáo dục – đào tạotrong trƣờng mầm non, giúp trẻ phát triển toàn diện, đúng hƣớng và tạo đƣợcsự hứng thú cho trẻ chơi mà học. Bởi vậy, tôi lựa chọn nghiên cứu, đi sâu tìmhiểu đề tài: “ Xây dựng các trò chơi rèn phát âm cho trẻ mẫu giáo bé”.2. Lịch sử vấn đềPhát triển ngôn ngữ là một nội dung quan trọng nằm trong mục tiêuchung của Giáo dục mầm non, là một nhiệm vụ cần làm càng sớm càng tốtnhằm giáo dục hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Việc rènphát âm cho trẻ mầm non là rất quan trọng và cần thiết. Chính vì mức độ quantrọng của nó mà có rất nhiều tác giả nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em Việt Namvà phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em.Trong cuốn giáo trình Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫugiáo, 1997, Nxb Giáo dục, tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã đƣa ra những nhiệmvụ, nội dung của việc dạy nghe và phát âm đúng cho trẻ. Tác giả đề cập đếncác lỗi phát âm mà trẻ thƣờng mắc phải. Trong mỗi lỗi tác giả đều đề cập đếnnguyên nhân mắc những lỗi đó ở trẻ, qua đó tác giả cũng đã đƣa ra một số tròchơi nhằm luyện cách phát âm cho trẻ. Đây là cuốn giáo trình đầu tiên đề cậpđến các vấn đề khoa học và thực tiễn của tiếng mẹ đẻ đang đƣợc thực hiệnvào trong nhà trẻ, mẫu giáo ở nƣớc ta một cách toàn diện, có hệ thống và sátvới nội dung nghiên cứu trong đề tài này.Tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết trong cuốn Giáo dục Mầm non, lí luậnvà thực tiễn, Nxb Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội, đã đề cập tới một lỗi phát âmcho trẻ mẫu giáo, đó là tật nói lắp. Tác giả cho rằng, nói lắp là lỗi phát âmthƣờng gặp ở trẻ lên ba, nó mang tính di truyền và con trai thƣờng bị nhiễmnhiều hơn con gái, tuy nhiên tật đó không phải là không sửa đƣợc.Cuốn sách Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo, NxbĐHSP, 2004, đã nói về phƣơng pháp phát triển tiếng nói cho trẻ mẫu giáo rất3chi tiết, cụ thể. Ngoài ra, cũng đƣa ra cách sửa lỗi phát âm và một số trò chơinhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo. Ví dụ nhƣ trò chơi “Tiếng kêu ởđâu?”; “Cái gì đã xảy ra?”; “Hãy nói lại cho đúng”; “Tìm bạn”…Ngoài ra, trong cuốn sách Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện,câu đố của tác giả Lê Thu Hƣơng, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2013 có đề cậpđến các trò chơi theo chủ đề và theo từng độ tuổi của trẻ qua đó giúp trẻ pháttriển vốn từ, phát âm đúng, phát triển lành mạnh về trí tuệ và tâm hồn của trẻ.Trong cuốn sách Tuyển chọn trò chơi dành cho trẻ Mầm non, Nxb Vănhọc, đề cập đến những chủ đề quen thuộc và vô cùng hữu ích giúp trẻ từngbƣớc phát triển thể lực, trí tuệ, sự thông minh trong hoạt động ứng xử, tinhthần gắn bó, đoàn kết và bồi dƣỡng tình cảm, tâm hồn cho trẻ… Các trò chơithú vị lôi cuốn các trẻ và từng bƣớc giúp các em hòa mình vào thế giới rộnglớn xung quanh, sẽ thêm tự tin, trƣởng thành hơn và còn giúp phát triển vốntừ cho trẻ. Ví dụ nhƣ trò chơi “Bé hãy tìm nhanh”; “Nhảy tiếp sức”; “Bé làngười đầu bếp giỏi”…Cuốn sách Đồng dao và trò chơi dân gian cho trẻ Mầm non của tác giảHoàng Công Dụng, Nxb Giáo dục Việt Nam nói về những bài đồng giao, tròchơi dân gian mà chắc hẳn trong thời ấu thơ ai cũng đã từng đƣợc chơi. Cáctrò chơi phản ánh về cuộc sống xã hội con ngƣời, nhiều bài chứa nội dungmang tính giáo dục cao. Cuốn sách này cung cấp những bài đồng giao, tròchơi dân gian phù hợp với độ tuổi mầm non, bƣớc đầu cho trẻ tiếp cận vớiloại hình văn hóa dân gian một cách nhẹ nhàng, vui vẻ. Qua đó giúp trẻ pháttriển vốn từ thông qua các bài đồng giao, trò chơi dân gian với những từ ngữđơn giản quen thuộc đối với trẻ nhỏ.Tác giả Đặng Thu Quỳnh trong cuốn sách Trò chơi với chữ cái và pháttriển ngôn ngữ, Nxb Giáo Dục có đƣa ra các trò chơi đề làm quen với chữcái, trẻ phân biệt đƣợc các chữ dễ nhầm lẫn về hình dạng nhƣ “b – d”; “q –p”, có âm gần giống nhau nhƣ “l – n”; “s – x”; “b – q”, các trò chơi giúp trẻ4phát triển ngôn ngữ - phát triển năng lực quan sát nhƣ “Nối đúng từ với hìnhvẽ”; “Nhìn tranh kể chuyện”…Trong cuốn sách Các hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ Mầm noncủa tác giả Lê Thị Ánh Tuyết – Hồ Lam Hồng, Nxb Giáo Dục có nói về mộtsố trò chơi luyện phát âm và phát triển vốn từ Tiếng Việt nhƣ trò chơi “Luyệngiọng làm ca sĩ”; “Âm thanh của rừng xanh”; “Gọi tên con vật trong ôvuông”…Có thể thấy rằng có rất nhiều tác giả đã đƣa ra những công trình nghiêncứu về các phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Hầu hết cáctác giả đều quan tâm tới vấn đề lỗi phát âm, tìm ra nguyên nhân và cácphƣơng pháp biện pháp để rèn phát âm cho trẻ. Tuy nhiên, theo nhận định củachúng tôi thì các tác giả mới đƣa ra vấn đề một cách chung chung, mang tínhlí luận mà chƣa đi sâu tìm hiểu, gắn với thực tiễn. Trong bậc mầm non thì tròchơi mang tính chủ đạo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo bé thì thông qua chơi để trẻhọc và tiếp thu lĩnh hội các kiến thức. Ở lứa tuổi này trẻ đang học nói và cầnđƣợc quan tâm để chỉnh sửa những lỗi phát âm sai ngay từ ban đầu. Chính vìlý do này mà chúng tôi càng có quyết tâm theo đuổi, nghiên cứu đề tài “ Xâydựng các trò chơi rèn phát âm cho trẻ mẫu giáo bé” với mong muốn là hoànthiện hơn nữa những vấn đề mà các tác giả trƣớc đây đã nghiên cứu.3. Mục đích nghiên cứuVới đề tài này, chúng tôi đi xây dựng các trò chơi để nhằm mục đích rènphát âm cho đối tƣợng trẻ mẫu giáo bé [ 3 – 4 tuổi].4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tàiXây dựng các trò chơi rèn phát âm cho trẻ mẫu giáo bé.4.2. Phạm vi nghiên cứuĐề tài giời hạn nghiên cứu việc xây dựng các trò chơi rèn phát âm chotrẻ mẫu giáo bé.55. Nhiệm vụ nghiên cứu- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng các trò chơi rèn phát âmcho trẻ mẫu giáo bé.- Xây dựng các trò chơi rèn phát âm cho trẻ mẫu giáo bé.6. Phƣơng pháp nghiên cứu- Phƣơng pháp nghiên cứu- Phƣơng pháp quan sát- Phƣơng pháp tổng hợp7. Cấu trúc khóa luậnNgoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Nội dung của khóa luận gồm 2chƣơng:Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của việc xây dựng các trò chơi rèn phát âm chotrẻ mẫu giáo béChƣơng 2. Xây dựng trò chơi rèn phát âm cho trẻ mẫu giáo bé6NỘI DUNGCHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆCXÂY DỰNG CÁC TRÒ CHƠI RÈN PHÁT ÂM CHO TRẺ MẪU GIÁOBÉ1.1. Một số vấn đề về trò chơi1.1.1. Khái niệm trò chơiTrò chơi ở trẻ em không phải là một hoạt động theo bản năng, cũngkhông phải vì thừa năng lƣợng nên mới chơi mà vì do mâu thuẫn giữa nguyệnvọng của trẻ em muốn đƣợc trực tiếp tham gia vào cuộc sống của ngƣời lớnvới khả năng của chúng chƣa đƣợc chuẩn bị đầy đủ nên đã nảy sinh ra tròchơi.Trò chơi là một hình thức đặc thù độc đáo của trẻ em để thực hiện tácđộng tƣơng hỗ giữa chủ thể với môi trƣờng xung quanh [trẻ em nhận thức thếgiới thông qua trò chơi].Trò chơi là một hoạt động vui chơi mang một chủ đề, một nội dung nhấtđịnh và có những quy định mà ngƣời tham gia phải tuân thủ.Trò chơi là một hoạt động của con ngƣời nhằm mục đích trƣớc tiên vàchủ yếu là vui chơi giải trí, thƣ giãn sau giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi.Qua trò chơi, ngƣời chơi cũng có thể rèn luyện thể lực, trí tuệ, tạo cơ hội giaolƣu với mọi ngƣời, cùng hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm, tổ.1.1.2. Vai trò của trò chơiChơi với trẻ vừa là học, vừa là lao động và cũng vừa là hình thức, là biệnpháp, phƣơng pháp giáo dục tốt nhất đối với trẻ mẫu giáo.Chơi có thể trở thành phƣơng tiện giáo dục là bởi vì: trƣớc hết nội dungchơi mang ý nghĩa giáo dục mạnh mẽ, nó ảnh hƣởng trực tiếp đến tâm tƣ, tìnhcảm và hành vi đạo đức của trẻ. Mặt khác khi chơi còn giúp trẻ phát triểnngôn ngữ, mở rộng vốn từ và phát âm đúng.7Trò chơi có vai trò đặc biệt quan trọng, nó góp phần hình thành và giúpphát triển hoàn thiện nhân cách của trẻ. Nó là phƣơng tiện hiệu quả để giáodục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục thể lực, giáo dục lao động và giáo dụcthẩm mĩ cho trẻ.Giáo dục đạo đức: Trong khi chơi, trẻ đƣợc thử sức mình hoạt động nhƣngƣời lớn, trẻ tự mình thiết lập các mối quan hệ với bạn bè trong nhóm, trẻtìm đƣợc vị trí của mình, khẳng định vị trí đó giữa các bạn bè trong nhóm. Trẻbiết sống cùng nhau, hoạt động vì nhau. Thông qua các trò chơi, trẻ nắm đƣợccác tiêu chuẩn đạo đức, các quy tắc hành vi một cách thực tiễn. Nhờ nhữngmối quan hệ đa dạng trong trò chơi mà đứa trẻ tham gia đã hình thành đƣợccác phẩm chất đạo đức quý giá nhƣ: lòng nhân ái, vị tha biết giúp đỡ lẫn nhau,tính kỉ luật, tổ chức, ý thức tập thể sáng tạo.Giáo dục trí tuệ: Nội dung chủ yếu của trò chơi là phản ánh thế giới xungquanh trẻ và chính nhờ có chơi mà trẻ hiểu sâu sắc hơn nữa cuộc sống xungquanh. Thông qua trò chơi những tri thức đã nắm đƣợc trƣớc khi bắt đầu thamgia vào những mối liên hệ mới và trẻ tập điều khiển những tri thức ấy. Tròchơi là một hình thức của hoạt động nhận thức. Nó giúp trẻ phát triển các giácquan, phát triển ngôn ngữ, tƣ duy hành động trực quan, tƣ duy trực quan hìnhtƣợng, phát triển óc tƣởng tƣợng của trẻ. Qua trò chơi nhu cầu nhận thức củatrẻ em sẽ đƣợc phát triển. Trẻ muốn biết nhiều hơn để tái tạo cuộc sống củangƣời lớn.Giáo dục thể lực: Chơi mang lại niềm vui cho trẻ, đây chính là yếu tốquan trọng đẩy mạnh sự phát triển chung của thể lực, vì tinh thần khỏe mạnhsẽ giúp cho thể xác khỏe mạnh theo. Chơi tạo cho trẻ trạng thái vui vẻ, lanhlợi, hoạt bát, tác động tốt đến sự tuần hoàn, trao đổi chất, giúp cơ thể pháttriển nhanh, khỏe.Giáo dục lao động: Mục đích căn bản của trò chơi đó là: “Phải dần dầnbiến trò chơi thành thói quen lao động”. Trong khi chơi, trẻ làm quen dần với8các loại hình lao động của ngƣời lớn, giúp trẻ vừa mở rộng hiểu biết vừa rènluyện đƣợc một số kĩ năng lao động tự phục vụ, biết quý trọng lao động.Giáo dục thẩm mĩ: Thông qua trò chơi trẻ phản ánh đƣợc mối quan hệ xãhội của ngƣời lớn và cũng qua đó trẻ cảm thụ đƣợc cái đẹp.Trò chơi là hình thức tổ chức đời sống của trẻ ở trƣờng mầm non bởi tròchơi có mặt trong tất cả các hoạt động khác nhƣ: Học tập, lao động, giao tiếp,sinh hoạt hàng ngày của trẻ mẫu giáo, là phƣơng tiện giáo dục và thực hiệnnhiệm vụ giáo dục chung của trẻ mẫu giáo, trong trò chơi hình thành “xã hộitrẻ em”.Nhƣ vậy trò chơi có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành vàphát triển toàn diện của trẻ mẫu giáo. Thông qua đó trẻ vừa đƣợc chơi và vừađƣợc học.1.1.3. Phân loại trò chơiViệc phân loại trò chơi hiện nay vẫn chƣa thống nhất, tuy nhiên ta có thểphân loại trò chơi nhƣ sau:1.1.3.1. Hệ thống phân loại trò chơi theo giáo dục học Liên Xô cũ.Dựa vào các chƣơng trình nghiên cứu của E.U. Chikhiepva, Ph.Lexghapvà N.K.Krupxkaia.Giáo dục học Mầm non Xô Viết cũ chia trò chơi làm 2 nhóm:Nhóm 1: Nhóm trò chơi sáng tạo bao gồm các trò chơi sau đây:Trò chơi đóng vai theo chủ đề [ĐVTCĐ].Trò chơi lắp ghép – xây dựng.Trò chơi đóng kịch.Nhóm 2: Nhóm trò chơi có luật bao gồm các trò chơi sau đây:Trò chơi học tập.Trò chơi vận động.Cách phân loại này đã thừa nhận khả năng sáng tạo của trẻ trong khichơi. Coi chơi là hoạt động tự lập của trẻ. Chơi mang lại sự thoải mái cho trẻ,9tạo điều kiện cho trẻ đƣợc tích cực hoạt động trong nhóm bạn bè, trẻ biết thiếtlập các mối quan hệ với bạn bè và điều chỉnh hành vi cho phù hợp với nhómchơi. Nhƣng cách phân loại này lại mang tính ƣớc lệ chƣa đƣợc chuẩn xác.Cách phân loại trò chơi nhƣ thế này đƣợc ứng dụng ở các nƣớc Liên Xô cũ,các nƣớc Đông Âu, Việt Nam.1.1.3.2. Phân loại theo tính chất trò chơi.Thứ nhất, phân loại trò chơi theo sự năng động.Trò chơi động: là những trò chơi có sự chuyển động hoặc vận dụng đếncơ bắp của ngƣời chơi nhƣ chạy nhảy, nhào lộn, kép đẩy, gồng gánh, vƣợtchƣớng ngại vật.Trò chơi tĩnh: là những trò chơi cần vận dụng trí óc và giác quan, ngƣờichơi ít di chuyển cũng nhƣ ít vận động cơ bắp.Thứ hai, phân loại trò chơi theo không gian:Trò chơi ngoài trời: hầu nhƣ tất cả những trò chơi đều chơi đƣợc ngoàitrời, nhƣng chúng ta cần phải lƣu ý là sân chơi phải phù hợp với trò chơi. VD:Sân sạch sẽ, thoáng mát…Trò chơi trong nhà: là những trò chơi tĩnh, ít di chuyển.Thứ ba, phân loại trò chơi theo mức độ:Trò chơi nhỏ: là những trò chơi đƣợc tổ chức trong nhà hay trên sân bãinhỏ, thích hợp trong sinh hoạt, học tập, họp mặt, tiệc vui… và thời gian chơicũng rất ngắn chỉ khoảng 5 – 7 phút.Trò chơi lớn: là nững trò chơi đƣợc dàn dựng công phu dựa theo một câuchuyện, một truyền thuyết, một lịch sử… cũng có khi dùng trò chơi lớn nhƣmột cách ôn tập các môn đã học. Trò chơi lớn đƣợc dàn dựng ở những địa thếlớn, đƣợc tổ chức từ vài giờ đến vài ngày, có khi dài đến hàng tháng.1.1.3.3. Phân loại trò chơi theo chức năng giáo dục và phát triển.Đại diện cho kiểu phân loại này là hai nhà giáo dục học Ph. Phreben[Đức] và Montesori [Ý], các tác giả chia trò chơi thành 3 nhóm:10Nhóm 1: Gồm các trò chơi nhằm phát triển và rèn luyện các giác quancho trẻ.Nhóm 2: Gồm các trò chơi vận động nhằm phát triển và luyện tập vậnđộng cho trẻ.Nhóm 3: Gồm các trò chơi học tập nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ.Cách phân loại này tập trung giáo dục và phát triển từng mặt cho trẻ, tạođiều kiện cho trẻ chơi, tập có hệ thống. Nhƣng cách phân loại này lại loại bỏmất nhóm trò chơi sáng tạo, chỉ giúp phát triển riêng rẽ từng mặt, không pháttriển đồng bộ các mặt đức, trí, lao, thể, mĩ. Nó đƣợc ứng dụng rộng rãi ởnhiều nƣớc: Pháp, Anh, Đức, Mĩ, Ý, Liên Xô cũ, Việt Nam.1.1.3.4. Cách phân loại trò chơi ở nước ta.Trong những năm 60 phân trò chơi thành 2 nhóm:Nhóm 1: Trò chơi phản ánh sinh hoạt.Nhóm 2: Trò chơi vận động bao gồm:Trò chơi tự do với dụng cụ thể dục [vòng, gậy] gắn với thao tác chơi.Trò chơi có luật lấy từ các trò chơi dân gian, bắt chƣớc một số trò chơicủa nƣớc ngoài [cƣớp quân, cƣớp cờ].Trong những năm 70, hệ thống phân loại trò chơi không nhất quán.Nhóm trò chơi đóng vai có chủ đề.Nhóm trò chơi vận động [chơi tập thể, cá nhân] kèm thêm có chủ đề.Từ những năm 80 trở lại đây, trong các trƣờng Mẫu giáo ở Việt Nam ápdụng hệ thống phân loại của Liên Xô cũ.1.2. Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo bé1.2.1. Đặc điểm tâm lí của trẻ1.2.1.1. Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻGiai đoạn trẻ mẫu giáo bé, hoạt động vui chơi mới đƣợc chuyển sang vịtrí chủ đạo nên chƣa đạt đƣợc tới hình thái chính thức mà mới chỉ ở dạng sơkhai. Chính vì vậy hoạt động vui chơi của trẻ có những đặc điểm sau đây:11Chủ đề và nội dung chơi của trẻ còn chật hẹp, nghèo nàn do vốn sốngcủa trẻ còn quá ít ỏi nên việc mô phông lại đời sống xã hội của ngƣời lớn cònbị hạn chế, chỉ dừng lại ở những sự việc gần gũi đối với trẻ nhƣ trò chơi “mẹcon”, “cô giáo”, “khám bệnh” … Bên cạnh đó trẻ chƣa biết nhập vai và hoạtđộng chơi chƣa theo một hƣớng nhất định.Hoạt động với đồ vật vẫn tiếp tục xuất hiện và bắt đầu xuất hiện một sốhoạt động mới là hoạt động vui chơi. Đây là một bƣớc thay đổi mới tronghoạt động của trẻ, từ chơi một mình đến chơi cạnh nhau và chơi cùng nhau.Trẻ lên ba xuất hiện mâu thuẫn cơ bản giữa một bên là tính độc lập – muốnđƣợc làm công việc nhƣ ngƣời lớn và một bên là thái độ, khả năng của trẻ cònnon yếu chƣa thể làm đƣợc nhƣ ngƣời lớn.Để giải quyết mâu thuẫn này, buộc trẻ phải tìm đến một hoạt động mớiđó là hoạt động vui chơi. Nghĩa là trẻ không làm thật đƣợc nhƣ ngƣời lớnnhƣng có thể giả vờ đƣợc trong trò chơi. Do đó trò chơi đóng vai theo chủ đềđã xuất hiện. Rõ ràng trò chơi đóng vai theo chủ đề xuất hiện để thỏa mãn nhucầu của trẻ - muốn đƣợc sống và làm việc nhƣ ngƣời lớn.Hoạt động vui chơi vừa xuất hiện còn non yếu nhƣng đây là hoạt độngchủ đạo, hoạt động này tạo ra cấu tạo tâm lí mới của trẻ. Đó chính là nhâncách. Tuy nhiên cấu trúc của nhân cách còn sơ khai nhƣng nó quy định xuhƣớng phát triển sau này của trẻ.1.2.1.2. Đặc điểm về quá trình hình thành ý thức của bản thân trẻÝ thức về bản thân của trẻ cuối tuổi ấu nhi còn hết sức mờ nhạt và phatrộn tính chất mơ hồ, do đó trẻ chƣa phân biệt đƣợc một cách rõ rệt đâu làmình và đâu là ngƣời khác. Tuy nhiên qua việc tiếp xúc của trẻ với thế giớibên ngoài đƣợc mở rộng dần ra trẻ biết đƣợc nhiều điều lí thú trong thiênnhiên và thế giới xung quanh nhƣng quan trọng hơn là trẻ bắt đầu tìm hiểu thếgiới của chính con ngƣời và dần nhận ra xung quanh nó là một mối quan hệchằng chịt giữa con ngƣời với nhau. Đến tuổi mẫu giáo, trẻ rất muốn phát12hiện ra những mối quan hệ ấy, nhập vào đó để làm ngƣời lớn. Nhƣ vậy tròchơi đóng vai theo chủ đề trở thành một hoạt động đặc biệt giúp trẻ thực hiệnđiều đó một cách hiệu quả nhất. Khi nhập vào những quan hệ đó điều quantrọng là trẻ phát hiện ra mình trong nhóm bạn bè cùng chơi, biết so sánh đốichiếu những bạn cùng chơi với bản thân mình, trẻ thấy đƣợc vị trí của mìnhtrong nhóm chơi, khả năng của mình với các bạn ra sao và cần phải điềuchỉnh hành vi của mình nhƣ thế nào để phục vụ cho mục đích chơi chung.Dần dần những diều đó sẽ giúp trẻ nhận ra chính mình.Độ tuổi mẫu giáo bé là điểm khởi đầu của sự hình thành ý thức bản ngãnên trong đặc điểm đó còn mang đặc điểm tự kỉ [lấy mình làm trung tâm].Ở trẻ mẫu giáo bé, khả năng tự ý thức còn hạn chế và mang tính chủquan. Trẻ chƣa nhận rõ đâu là ý muốn chủ quan, nhu cầu chủ quan của mìnhvới những quy định, những luật lệ, những quy tắc trong xã hội, nhiều trẻ cònđòi hỏi vô lí mà ngƣời lớn không thể đáp ứng đƣợc. Sở dĩ nhƣ vậy vì kinhnghiệm của trẻ còn quá nghèo nàn, sự hiểu biết còn bị giới hạn, đặc biệt là dohoạt động vui chơi còn chi phối mạnh mẽ dẫn đến trẻ chƣa có khả năng phânbiệt ý muốn chủ quan và ý muốn khách quan.Chuyển qua giai đoạn khủng hoảng, sự phát triển tự ý thức của trẻ đãđƣợc hình thành nhƣng còn mờ nhạt. Biểu hiện ở một số đặc điểm sau:Trẻ đã bắt đầu nhận ra nhiều thuộc tính của sự vật, hiện tƣợng, nhiều mốiquan hệ giữa ngƣời với ngƣời và đặc biệt bƣớc đầu nhận ra mối quan hệ giữamình với mọi ngƣời xung quanh.Ở trẻ đã hình thành ý thức bản ngã nhận ra cái tôi có thể chất và pháthiện vị trí của mình trong nhóm chơi, trẻ có dịp đối chiếu so sánh những bạncùng chơi với bản thân mình, trẻ thấy đƣợc vị trí của mình trong nhóm chơi,nhận ra khả năng của mình với các bạn ra sao để điều chỉnh hành vi của mìnhphục vụ cho mục đích chơi chung dần dần sẽ giúp trẻ nhận ra đƣợc chínhmình.13Cuối tuổi mẫu giáo bé, sự tự ý thức đã dần hoàn thiện, trẻ ít có nhữngcâu hỏi vô lí mà hoạt động phù hợp với quy định xã hội nhiều hơn do trẻ đƣợccọ xát với thế giới đồ vật, trẻ tích cực hoạt động để nhận ra sự giống và khácnhau, ở giai đoạn này trò chơi đóng vai theo chủ đề vẫn đóng vai trò tích cựcvà chủ đạo.1.2.1.3. Một vài đặc điểm tư duy của trẻTrẻ ấu nhi hầu hết đều rất tích cực hoạt động với đồ vật, nhờ đó trí tuệ,đặc biệt là tƣ duy phát triển khá mạnh.Đến tuổi mẫu giáo, tƣ duy của trẻ có một bƣớc ngoặt cơ bản. Đó là sựchuyển tƣ duy từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong mà thực chất làviệc chuyển những hành động định hƣớng bên ngoài thành những hành độngđịnh hƣớng bên trong theo cơ chế nhập tâm. Quá trình tƣ duy của trẻ bắt đầudựa vào những hình ảnh của sự vật, hiện tƣợng đã có trong đầu, cũng có nghĩalà chuyển từ kiểu tƣ duy trực quan hành động sang kiểu tƣ duy trực quan hìnhtƣợng.Sự xuất hiện kiểu tƣ duy trực quan hình tƣợng là sự xuất hiện cấu tạotâm lí mới có nghĩa là trẻ giải quyết các nhiệm vụ bắt đầu từ các biểu tƣợngđã có trong đầu.Việc chuyển từ tƣ duy trực quan hành động sang tƣ duy trực quan hìnhtƣợng là nhờ vào:Thứ nhất, do trẻ tích cực hoạt động với đồ vật, hoạt động đó đƣợc lặp đilặp lại nhiều lần dần đƣợc nhập tâm thành hình ảnh, thành biểu tƣợng trongđầu. Đó là cơ sở để cho hoạt động tƣ duy đƣợc diễn ra ở bình diện bên trong.Thứ hai, là do hoạt động vui chơi mà trọng tâm là trò chơi ĐVTCĐ. Loạitrò chơi này giúp trẻ hình thành chức năng kí hiệu, tƣợng trƣng của ý thức. Nóthể hiện ở khả năng dùng vật này thay thế cho vật khác và hành động với vậtthay thế nhƣ hành động với vật thật.14Tuy nhiên bƣớc nhảy này mới chỉ là một bƣớc nhảy từ bên này [tức tƣduy trực quan hành động] sang bờ bên kia [tức tƣ duy trực quan hình tƣợng]nên mới chỉ là điểm khởi đầu của kiểu tƣ duy mới. Do đó tƣ duy của trẻ ở đầutuổi MGB có mang những đặc điểm sau:Tƣ duy còn gắn liền với hành động: Ở trẻ MGB hoạt động vui chơi làchủ đạo, trong hoạt động này trẻ không có vật thật mà chỉ dùng vật thay thế.Vậy thay thế lúc này trở thành đối tƣợng của tƣ duy, trong khi hoạt động vớivật thay thế trẻ nghĩ về đồ vật thật, từ đó hình thành ở trẻ mối quan hệ giữavật thay thế và đồ vật thực. Vì vậy, việc giáo dục phát triển tƣ duy cho trẻ ởthời điểm này là cần giúp trẻ tích lũy nhiều biểu tƣợng bằng cách cho trẻ quansát, tiếp xúc, va chạm với sự vật hiện tƣợng đồng thời rèn luyện các giác quanđể tăng cƣờng khả năng thu nhận những ấn tƣợng bên ngoài làm cho thế giớibiểu tƣợng của trẻ ngày một phong phú. Mặt khác, tổ chức cho trẻ hoạt độngtích cực với thế giới đồ vật bằng nhiều phƣơng thức khác nhau để trẻ nắmvững chức năng và cách sử dụng của nó làm cho quá trình nhập tâm đƣợcthực hiện dễ dàng.Tƣ duy còn gắn kiền với cảm xúc và ý muốn chủ quan. Tƣ duy của trẻcòn bị xúc cảm chi phối mạnh, trẻ thƣờng suy nghĩ về những cái mà trẻ thích,những cái thƣờng bị lôi cuốn vào ý thích của trẻ. Do vậy, trẻ chƣa nhận rađƣợc tính khách quan của đối tƣợng. Trẻ chƣa nhận ra những biểu tƣợng ýmuốn chủ quan trong đầu mình chỉ là hình ảnh về đối tƣợng bên ngoài, nghĩalà đồng nhất cái tinh thần và cái vật chất.Tuy vậy, trẻ cũng bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân của sự vật hiện tƣợng,nhƣng chƣa nhận ra đƣợc tính khách quan của đối tƣợng. Trẻ cho rằng tất cảcác nguyên nhân đều là do ý muốn chủ quan của con ngƣời nào đó.Là kiểu tƣ duy theo lối trực giác thể hiện rõ nét tức là nhìn mọi vật mộtcách tổng thể, bao quát nhất của sự vật. Ở tuổi MGB, do trẻ chƣa biết phântích, tổng hợp, chƣa biết một sự vật gồm nhiều bộ phận kết hợp lại thành một15tổng thể, chƣa xác định quan hệ giữa các bộ phận trong một sự vật dẫn đếncách nhìn nhận sự vật của trẻ theo lối trực giác toàn bộ.Tƣ duy kiểu này là chịu ảnh hƣởng của tính duy kỉ. Trẻ em không tƣ duytheo lối phân tích tổng hợp mà thƣờng là chộp lấy một cách rất nhanh một sựvật nào đó trong một trực giác bao quát cả toàn bộ nhƣng trong đó những chitiết, những thuộc tính hay các mối quan hệ không tách bạch rõ ràng mà cònhỗn hợp lại với nhau.Nhƣ vậy, việc chuyển từ tƣ duy trực quan hành động sang tƣ duy trựcquan hình tƣợng đánh dấu một bƣớc phát triển quan trọng trong phát triển trítuệ lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động định hƣớng bên ngoài bằng đồ vật dần đƣợcthay thế bằng hoạt động định hƣớng bên trong với hình ảnh, kinh nghiệmđƣợc coi là bƣớc chuyển tiếp – Phát triển kiểu tƣ duy ngƣời.1.2.1.4. Đặc điểm động cơ hành vi của trẻTrong suốt thời kì mẫu giáo bé, ở trẻ em có một sự biến đổi căn bảntrong hành vi là: chuyển từ hành vi bột phát sang hành vi mang tính xã hộihay là hành vi mang tính nhân cách. Đó cũng chính là quá trình hình thànhđộng cơ của hành vi. Tuy nhiên ở lứa tuổi mẫu giáo bé thì bƣớc chuyển nàymới ở thời điểm khởi đầu. Phần nhiều hành động của trẻ mẫu giáo bé còngiống với hành động của trẻ ấu nhi. Trẻ hành động thƣờng là do nhữngnguyên nhân trực tiếp nhƣ theo ý muốn chủ quan của mình hoặc do tìnhhuống ở thời điểm đó thúc giục và không ý thức đƣợc nguyên cớ nào khiếnmình hành động nhƣ vậy.Dần dần trong hành vi của trẻ có một sự biến đổi quan trọng. Đó là sựnảy sinh động cơ. Lúc đầu động cơ còn đơn giản và mờ nhạt, thƣờng khi hànhđộng trẻ bị kích thích bởi những động cơ sau:Trƣớc hết đó là những động cơ gắn liền với ý thích muốn đƣợc nhƣngƣời lớn. Nguyện vọng này biến thành động cơ dẫn trẻ đến việc sắm các vaitrong trò chơi đóng vai theo chủ đề.16Những động cơ gắn liền với quá trình chơi có tác động khá mạnh mẽthúc đẩy hành vi của trẻ.Nhƣ chúng ta đã biết, trẻ ham chơi không phải do kết quả chơi mang lạimà chính quá trình chơi làm cho trẻ thích thú. Do đó có thể nói rằng hànhđộng của trẻ đƣợc thúc đẩy bằng động cơ vui chơi. Động cơ này làm cho toànbộ hành vi của trẻ mang một sắc thái riêng mà nó cũng là một nét độc đáo củatuổi mẫu giáo.Đầu tuổi mẫu giáo bé, trẻ rất thích đƣợc bố mẹ, cô giáo và những ngƣờilớn xung quanh khen ngợi, thƣơng yêu mình. Nhiều khi trẻ cố gắng làmnhững việc tốt để đƣợc khen, đƣợc yêu mến. Tuy nhiên việc thích đƣợc ngƣờilớn yêu mến thừơng đi đôi với nhu cầu cụ thể. Trẻ cho rằng nếu đƣợc yêumến thì sẽ đƣợc quà hay đƣợc đi chơi. Ở đây đặt ra một vấn đề giáo dục hếtsức tế nhị, đó là khen thƣởng đúng lúc, kịp thời củng cố những hành vi tốt.Vấn đề đặt ra là thƣởng nhƣ thế nào để phát triển động cơ của trẻ đƣợc lànhmạnh.Trên cơ sở đó đƣợc củng cố nhƣ vậy, một loại động cơ của hành vi mangtính đạo đức xã hội đƣợc hình thành, thể hiện ở sự quan tâm của trẻ đối vớinhững ngƣời xung quanh. Loại động cơ này thƣờng xuất hiện ở tuổi mẫu giáobé. Nếu đƣợc giáo dục đúng đắn thì loại động cơ này sẽ phát triển mạnh ở cácgiai đoạn sau.Nhóm động cơ này đƣợc đánh giá là có ý nghĩa tích cực trong quá trìnhhòa nhập vào môi trƣờng xã hội của trẻ. Tuy nhiên nếu chỉ để trẻ hƣớng tớinhu cầu đƣợc khen, đƣợc thƣởng sẽ làm phát triển những nhu cầu mang tínhcá nhân vụ lợi hoặc đƣa trẻ vào những động cơ mang tính vị kỉ. Vì vậy ngƣờilớn cần thúc đẩy hành vi của trẻ đúng chỗ và kịp thời.Từ những vấn đề đƣợc trình bày trên đây, chúng ta có thể rút ra kết luậnrằng lứa tuổi mẫu giáo bé là điểm khởi đầu của cả giai đoạn đầu tiên của quá17trình hình thành nhân cách con ngƣời. Đồng thời đây cũng là giai đoạn diễn rabƣớc ngoặt quan trọng trong đời sống tâm lí của trẻ.1.2.2. Đặc điểm sinh lí của trẻVới trẻ mẫu giáo bé, các chức năng sinh lí đang phát triển mạnh mẽ vàhoàn thiện dần. Biểu hiện rõ rệt là sự thay đổi về trọng lƣợng và kích thƣớc ởtrẻ. Chẳng hạn, trẻ đƣợc 6 tháng tuổi trọng lƣợng của não tăng gấp đôi so vớilúc mới sinh, khi trẻ đƣợc 3 tuổi trọng lƣợng tăng gấp 3 lần.Cơ quan vận động của trẻ có những thay đổi cơ bản: Các cơ duỗi tăngcƣờng lực và khả năng vận động linh hoạt. Trẻ 3-4 tuổi sự vận động phối hợpchính xác hơn làm cho trẻ đi và chạy dễ dàng mà vẫn giữ đƣợc thăng bằng.Hệ thần kinh của trẻ chƣa hoàn thiện đầy đủ: Các tế bào thần kinh chƣađƣợc biệt hóa hoàn toàn, các sợi thần kinh chƣa miêlin hóa đầy đủ, hệ thốngmao mạch của não tăng nhiều, trong não có chứa nhiều nƣớc. Chính vì điềuđó đã làm hạn chế nhận thức và hoạt động của trẻ. Khả năng hung phấn củavỏ não còn yếu, chóng bị mệt mỏi vì vậy những kích thích quá mức nhƣ sợhãi, tức giận có thể gây ức chế hoạt động của vỏ não, giải phóng trung tâmdƣới vỏ não và tạo nên những cử động bình thƣờng của hệ thống vỏ nhƣ:chán nản, không trật tự, không phối hợp.Sự hình thành phản xạ có điều kiện diễn ra nhanh chóng ở trẻ. Phản xạcó điều kiện đối với tác nhân kích thích là thời gian, hoạt động thƣờng ngàydiễn ra theo một trình tự là cơ sở sinh lí của việc tuân thủ một chế độ chặt chẽtrong mọi sinh hoạt của trẻ, ở trẻ em có thể thành lập đƣợc phản xạ có điềukiện cấp sáu.Cơ quan phát thanh của trẻ đang dần hoàn thiện: Thanh quản gồm cácsụn phổi, sụn nhẵn và sụn thanh nhiệt. Bên trong thanh quản có lót một lớpniêm mạc, trên bề mặt lớp niêm mạc ở mỗi bên có hai nếp gấp. Đó là các dâythanh âm. Giữa hai bên thanh âm có một rãnh lõm xuống gọi là buồng thanh18

Video liên quan

Chủ Đề