Thỏa ước lao đông tập thể 2023

Thỏa ước lao động tập thể là gì? Hiệu lực và thời hạn của thỏa ước lao động tập thể được quy định như thế nào? – Hoàng Linh [Đà Nẵng]

Quy định về thỏa ước lao động tập thể theo Bộ luật Lao động [Hình từ internet]

1. Thỏa ước lao động tập thể là gì?

- Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.

- Thỏa ước lao động tập thể bao gồm:

+ Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp;

+ Thỏa ước lao động tập thể ngành;

+ Thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp;

+ Các thỏa ước lao động tập thể khác.

[Điều 75 Bộ luật Lao động 2019]

2. Hiệu lực và thời hạn của thỏa ước lao động tập thể

Hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể và thời hạn của thỏa ước lao động tập thể được quy định tại Điều 76 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

- Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và được ghi trong thỏa ước. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết.

Thỏa ước lao động tập thể sau khi có hiệu lực phải được các bên tôn trọng thực hiện.

- Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với người sử dụng lao động và toàn bộ người lao động của doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với toàn bộ người sử dụng lao động và người lao động của các doanh nghiệp tham gia thỏa ước lao động tập thể.

- Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Thời hạn cụ thể do các bên thỏa thuận và ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể.

3. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp

Việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp được quy định như sau:

- Người sử dụng lao động, người lao động, bao gồm cả người lao động vào làm việc sau ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực, có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ thỏa ước lao động tập thể đang có hiệu lực.

- Trường hợp quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hợp đồng lao động đã giao kết trước ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực thấp hơn quy định tương ứng của thỏa ước lao động tập thể thì phải thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể. Quy định của người sử dụng lao động chưa phù hợp với thỏa ước lao động tập thể thì phải được sửa đổi cho phù hợp; trong thời gian chưa sửa đổi thì thực hiện theo nội dung tương ứng của thỏa ước lao động tập thể.

- Khi một bên cho rằng bên kia thực hiện không đầy đủ hoặc vi phạm thỏa ước lao động tập thể thì có quyền yêu cầu thi hành đúng thỏa ước lao động tập thể và các bên có trách nhiệm cùng xem xét giải quyết; nếu không giải quyết được, mỗi bên đều có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật.

4. Thỏa ước lao động tập thể hết hạn

Trong thời hạn 90 ngày trước ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, các bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể hoặc ký kết thỏa ước lao động tập thể mới.

Trường hợp các bên thỏa thuận kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể thì phải lấy ý kiến theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật Lao động 2019.

- Khi thỏa ước lao động tập thể hết hạn mà các bên vẫn tiếp tục thương lượng thì thỏa ước lao động tập thể cũ vẫn được tiếp tục thực hiện trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Diễm My

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:

Ngày 19.8, tại TP.Đà Lạt, Lâm Đồng, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã khép lại hội nghị tập huấn "Mô đun 3 đào tạo, xây dựng đội ngũ chuyên gia - giảng viên về thoả ước lao động tập thể của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giai đoạn 2020 - 2023".

Hội nghị tập huấn Mô đun 3 đào tạo chuyên gia - giảng viên về thảo ước lao động tập thể [TƯLĐTT] của Tổng LĐLĐ Việt Nam diễn ra từ ngày 15 đến 19.8, với sự tham gia của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, lãnh đạo Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ Lao động, Chủ tịch, Phó Chủ tịch các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Công đoàn các KCN, Công đoàn Tổng Công ty của các địa phương trên cả nước. 

Sau 5 ngày tập huấn, hội nghị đã cung cấp, trang bị kiến thức, kỹ năng cho các học viên về lợi ích mà thỏa ước lao động tập thể [TƯLĐTT] nhóm mang lại, cách thức lựa chọn nhóm doanh nghiệp, xây dựng nội dung TƯLĐTT nhóm doanh nghiệp, cách thức thuyết phục người sử dụng lao động tham gia thoả ước nhóm doanh nghiệp, quy trình thương lượng TƯLĐTT nhóm doanh nghiệp...

Đây là các bước, các quy trình, cách thức thực hiện TƯLĐTT nhóm doanh nghiệp được Ban Quan hệ Lao động, nhóm giảng viên nguồn, các cán bộ công đoàn trực tiếp thực hiện thương lượng ký kết TƯLĐTT nhóm doanh nghiệp tại các địa phương, đơn vị tổng hợp, đúc kết từ năm 2015 đến nay.

Ông Nguyễn Vinh Quang – Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, thay vì tổ chức theo hình thức giảng viên nói, học viên nghe, chép lại như các hội nghị tập huấn truyền thống thì hội nghị tập huấn này của Tổng Liên đoàn áp dụng phương pháp tích cực. 

“Theo đó, các giảng viên và học viên sẽ thoải mái trao đổi, chia sẻ những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của mình để cùng đưa ra thảo luận. Như vậy, nội dung tập huấn cũng sẽ thiết thực, sát thực tế và có tính ứng dụng cao hơn. Các học viên sẽ vận dụng những kiến thức vừa thu nạp được vào các bài tập tình huống thông qua hoạt động nhập vai.” – ông Quang chia sẻ.

  Các học viên lớp tập huấn nhập vai, mô phỏng lại một tình huống giả định để rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống và nắm bắt vấn đề.

Ông Nguyễn Trọng Danh – đại diện Công đoàn Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh tham gia lớp tập huấn chia sẻ: “Mặc dù thời gian tập huấn ngắn thôi nhưng đã giúp chúng tôi nắm vững được các kiến thức, kỹ năng cơ bản về TƯLĐTT. Đặc biệt, bài tập nhập vai của lớp học đã giúp chúng tôi hiểu kỹ hơn, sâu hơn những nội dung bài học để ứng dụng vào thực tế.”  

Phát biểu tổng kết hội nghị, ông Phan Văn Anh – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đánh giá cao sự nhiệt tình, trách nhiệm và hoạt động hiệu quả của các giảng viên, học viên trong 5 ngày tập huấn. 

“Tôi tin đây là những kiến thức, kỹ năng hết sức quan trọng giúp cho các đồng chí học viên tiếp thu nghiên cứu và áp dụng cho phù hợp với đặc điểm thương lượng, ký kết TƯLĐTT nhóm doanh nghiệp tại các địa phương, đơn vị, ngành và các tổng công ty trong thời gian tới” – ông Phan Văn Anh chia sẻ. 

Ông Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm với các học viên. 

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đề nghị các học viên cần nghiên cứu kỹ tài liệu của lớp tập huấn để hiểu rõ, hiểu sâu hơn nữa các nội dung, nhất là các kinh nghiệm phong phú từ thực tiễn được chia sẻ tại lớp tập huấn; qua đó tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp, kỹ năng, cách làm đối với các đồng nghiệp của địa phương, đơn vị.

Bên cạnh đó, các địa phương, đơn vị cần phấn đấu sớm hoàn thành các chỉ tiêu về công tác chăm lo, đại diện, bảo vệ theo Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết Công đoàn địa phương; thực hiện cụ thể, hiệu quả chủ đề năm 2022 của cả hệ thống công đoàn. Tập trung thương lượng, ký kết TƯLĐTT ở các ngành nghề sản xuất kinh doanh có đóng góp lớn cho phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo việc làm, ổn định tình hình an ninh trật tự, đảm bảo an sinh xã hội, thu hút đầu tư và tiến tới ký kết TƯLĐTT cấp ngành.

Đồng thời, các học viên của các đơn vị cũng tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS đề xuất đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể để nâng lương, tăng thêm thu nhập, các chế độ phúc lợi cho người lao động. 

Chủ Đề