Thời điểm mở thừa kế được tính từ khi nào năm 2024

Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng luật sư Chính Pháp [Đoàn Luật sư TP. Hà Nội] phân tích: Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Thời hiệu thừa kế để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó, theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật Dân sự năm 2015; Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 623; Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế; Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Ai sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật?

Người thừa kế theo pháp luật là cá nhân, những người có quyền thừa kế di sản của người chết theo quy định của pháp luật. Việc xác định người thừa kế theo hàng thừa kế dựa trên ba mối quan hệ: hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại khoản 1, Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, được xác định theo thứ tự gồm:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Về quan hệ thừa kế giữa vợ - chồng, khi một trong hai mất thì người còn lại sẽ được hưởng di sản thừa kế. Về quan hệ thừa kế giữa cha đẻ, mẹ đẻ - con đẻ, con đẻ được thừa kế di sản của cha đẻ, mẹ đẻ và ngược lại. Đối với con riêng và bố dượng, mẹ kế phải đáp ứng điều kiện có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế thế vị và thừa kế trong quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ.

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Lưu ý trong quan hệ thừa kế giữa anh ruột, chị ruột - em ruột, anh, chị, em ruột có thể là cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Người làm con nuôi người khác vẫn được hưởng thừa kế hàng thứ hai của anh, chị, em ruột mình.

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Chúng ta cũng cần lưu ý, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thừa kế theo pháp luật áp dụng trong những trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 1, Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì những trường hợp áp dụng chia thừa kế theo pháp luật gồm:

- Trường hợp một: Không có di chúc.

- Trường hợp hai: Có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Di chúc không hợp pháp sẽ không có hiệu lực pháp luật, rơi vào trường hợp vi phạm điều kiện chung của giao dịch dân sự theo Điều 177 và điều kiện về di chúc hợp pháp theo Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015.

- Trường hợp ba: Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

- Trường hợp bốn: Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản.

- Trường hợp năm: Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà từ chối nhận di sản.

- Trường hợp sáu: Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.

Nguyên tắc chia di sản theo pháp luật.

Việc phân chia di sản theo pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật, như phân chia đều nhau, theo thứ tự hàng thừa kế, phân chia cho những những người nằm trong diện thừa kế.

Phương thức phân chia gồm có phân chia theo hiện vật và theo giá trị của hiện vật, nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Bởi vậy, tùy vào từng trường hợp mà pháp luật quy định về người thừa kế, điều kiện áp dụng, trường hợp áp dụng thực hiện phân chia di sản thừa kế./.

Việc xác định thời điểm để tính thời hiệu khởi kiện về thừa kế quyền sử dụng đất có ý nghĩa rất lớn trong việc xem xét một tranh chấp cụ thể còn hay đã hết thời hiệu khởi kiện, từ đó các đương sự chủ động yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Kể từ khi có Pháp lệnh thừa kế năm 1990 [PLTK] đến nay thì thời điểm để tính thời hiệu khởi kiện về thừa kế là thời điểm mở thừa kế [tức là thời điểm người để lại di sản chết], trừ trường hợp người để lại di sản chết trước khi có PLTK thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày công bố PLTK [10/9/1990]. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là từ khi có Hiến pháp năm 1980 đến trước khi ban hành Luật Đất đai năm 1993 thì quyền sử dụng đất chưa được coi là di sản thừa kế. Do đó, những trường hợp người để lại di sản là quyền sử dụng đất chết trước ngày Luật Đất đai 1993 có hiệu lực 15/10/1993 thì thời điểm tính thời hiệu khởi kiện về thừa kế được xác định như thế nào? Xung quanh vấn đề này đã có 03 quan điểm khác nhau về thời điểm tính thời hiệu khởi kiện, cụ thể như sau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, thời điểm tính thời hiệu khởi kiện thừa kế quyền sử dụng đất là từ khi mở thừa kế. Cách tính này dựa trên quy định tại Điều 36 PLTK: Thời điểm tính thời hiệu khởi kiện di sản thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, trừ các trường hợp mở thừa kế trước ngày PLTK được công bố thì thời điểm tính thời hiệu 10 năm từ ngày công bố PLTK. Đối với di sản là nhà ở mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 01/7/1991 theo Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/01/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện. Thực tế xét xử cho thấy, trong thời gian tương đối dài, các bản án, quyết định của các Tòa án đều tính thời hiệu giải quyết các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất là 10 năm kể từ ngày mở thừa kế hoặc từ ngày PLTK được công bố.

Quan điểm thứ hai cho rằng, thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện thừa kế quyền sử dụng đất là ngày 15/10/1993. Bởi vì, chỉ đến khi có Luật Đất đai năm 1993 thì Nhà nước mới công nhận cá nhân được thừa kế quyền sử dụng đất, cho nên việc tính thời hiệu khởi kiện về thừa kế quyền sử dụng đất phải lấy từ thời điểm Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực. Và trên thực tế những năm gần đây, khi xét xử, các Tòa án thường áp dụng cách tính thời hiệu này.

Quan điểm thứ ba cho rằng việc tính thời hiệu khởi kiện thừa kế quyền sử dụng đất là kể từ ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực 01/7/2004. Bởi theo quy định tại tiểu mục 1.2 mục 1 phần II Nghị Quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó được coi là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế. Nghĩa là thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện kể từ ngày 01/7/2004.

Theo ý kiến của người viết bài này thì thời điểm để tính thời hiệu thừa kế quyền sử dụng đất theo quan điểm thứ hai là phù hợp. Bởi lẽ, đối với trường hợp người để lại di sản là quyền sử dụng đất chết trước ngày 15/10/1993 thì khi đó pháp luật chưa quy định quyền sử dụng đất là di sản thừa kế và người dân chưa được thực hiện quyền này. Vì vậy, đây là khoảng thời gian không được tính thời hiệu khởi kiện về thừa kế.

Từ những cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau về thời điểm tính thời hiệu khởi kiện thừa kế “quyền sử dụng đất”, xin được nêu ý kiến trao đổi cùng bạn đọc; đồng thời đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn để việc áp dụng pháp luật được thống nhất, góp phần giải quyết các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất được thuận lợi./.

Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là bao nhiêu năm kể từ thời điểm mở thừa kế?

- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

Địa điểm mở thừa kế là gì?

Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

Quan hệ thừa kế chỉ phát sinh khi nào?

Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ người thừa kế được quy định tại Điều 614 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: “ Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại ”. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm phát sinh quan hệ thừa kế.

Khi nào di sản thuộc về nhà nước?

Điều 9: Di sản thuộc về Nhà nướcTrong trường hợp không có người thừa kế hoặc những người thừa kế đều không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản, thì di sản thuộc về Nhà nước.

Chủ Đề