Thời gian máu chảy ts là gì

Thời gian chảy máu và thời gian đông máu

Thời gian chảy máu Xác định các rối loạn do tiểu cầu và sức bền mao mạch
Thời gian đông máu Xác định các rối loạn do các yếu tố đông máu

THỜI GIAN CHẢY MÁU

Được tính từ lúc bắt đầu rạch vào da và máu chảy cho đến lúc máu ngừng chảy.

a. Các sự kiện diễn ra sau khi rạch vào da:
– Hoạt hóa yếu tố VII của con đường đông máu ngoại sinh nhờ vào thromboplastin của mô và hoạt hóa yếu tố XII của con đường nội sinh bởi sự tiếp xúc với collagen.
– Tiểu cầu kết dính vào yếu tố von Willebrand trên tế bào nội mô bị tổn thương thông qua receptor của nó.
– Tạo tín hiệu kích thích tiểu cầu tiết ra ADP và tổng hợp thromboxan A2 gây ra sự kết dính tiểu cầu.
-> tạo ra cục máu đông tạm thời -> thời gian chảy máu chấm dứt ở đây.
b. Thời gian chảy máu kéo dài khi:
Có bất cứ rối loạn nào ảnh hưởng đến sự hình thành cục máu đông tạm thời.

Thiếu tiểu cầu.
Thiếu yếu tố von Willerbrand [ bệnh Willerbrand] -> tiểu cầu không thể dính vào các tế bào nội mô.
Bệnh nhân uống aspirin [ ức chế thromboxane A2 -> không cho tiểu cầu kết dính]
Suy thận [gây rối loạn chất lượng của tiểu cầu do sự bất hoạt phospholipid tiểu cầu]

BỆNH NHÂN BỊ CHẢY MÁU TRỞ LẠI [REBLEEDING] SAU PHẪU THUẬT HOẶC NHỔ RĂNG
Tiểu cầu kết dính tạo nút tiểu cầu tạm thời sẽ làm chấm dứt sự chảy máu.
Tuy nhiên, đây chỉ là cục máu đông tạm thời, không có tác dụng bảo vệ lâu dài, sau đó cần có thêm thrombin chuyển fibrinogen thành fibrin để ổn định nút tiểu cầu này thì mới tạo ra cục máu đông vững chắc để cầm máu vĩnh
viễn.
Ở những bệnh nhân có rối loạn về đông máu không tạo thành được thrombin sẽ không tạo được cục máu đông vững chắc, cho nên bệnh nhân thường sẽ bị chảy máu trở lại sau phẩu thuật hoặc nhổ răng hoặc những đụng dập rất nhỏ.

THỜI GIAN ĐÔNG MÁU

Cục máu đông tạm thời làm chấm dứt thời gian chảy máu.
Lúc này 2 con đường đông máu đã được hoạt hóa, tạo thành thrombin, hoạt hóa fibrinogen thành fibrin và tạo thành cục máu đông vững chắc -> thời gian đông máu.

Giá trị của thời gian đông máu [Tc] trên lâm sàng

Giá trị của Tc rất hạn chế, vì chỉ 1 lượng nhỏ thrombin cũng đủ làm đông fibrinogen, nó thường được sử dụng trong các xét nghiệm tiền phẫu.
Mặc khác Tc cũng không nhạy:
Tc không kéo dài ở bệnh nhân đang dùng thuốc kháng đông hay ở bệnh nhân giảm tiểu cầu nặng.
Ngay cả bệnh nhân bị Hemophilia, thời gian Tc vẫn có thể bình thường.
Tc cũng không đặc hiệu vì thiếu bất kỳ yếu tố đông máu nào cũng có thể làm thời gian đông máu kéo dài.
Tc bình thường không có ý nghĩa là cơ chế đông máu vẫn bình thường.

-> Có 3 phương pháp đặc hiệu hơn để đánh giá sự đông máu: thời gian Quick, thời gian Cephalin – kaolin, và định lượng các yếu tố đông máu.

Các xét nghiệm sinh hóa đánh giá nguyên nhân vàng da

More From

About The Author

admin-bvt

1. Thời gian máu chảy [Ts] – Phương pháp Ivy
Đo thời gian máu chảy của các vết thương tạo nên ở mặt duỗi cánh tay, dưới một áp suất đã định, được duy trì không đổi trong thời gian xét nghiệm.
Trị số bình thường: thay đổi từ 1-4 phút. Phưong pháp này nhạy và có lợi là khi thực hiện dưới một áp suất không đổi có thể tránh được những sai lầm do rối loạn vận mạch. Những kết quả trên 4 phút đều được xem là khác thường.
2. XN tiểu cầu
2.1. Số lượng tiểu cầu
Ý nghĩa: thăm dò số lượng tiểu cầu
Bình thường: 150-450 G/l
Giảm: chứng tỏ sự thiếu hụt. nhiều nguyên nhân:
 Không tổng hợp được
 Tăng sử dụng hoặc bị phá hủy
 Lách tăng bắt giữ tiểu cầu
2.2. Quan sát hình thái và độ tập trung tiểu cầu trên tiêu bản nhuộm Giemsa
Bình thường, tiểu cầu bắt màu tím nhạt, không có nhân, kích thước 1-4 mcm, tế bào chất trong suốt có các hạt đỏ. Nếu máu chưa qua chống đông thì tiểu cầu thường đứng thành cụm [≥3 tiểu cầu].
Trong bệnh lý có thể gặp:
 Tiểu cầu có kích thước to hơn bình thường, có thể gấp 2-3 lần tiểu cầu bình thường; đôi khi to bằng hoặc hơn lymphocyte [gọi là tiểu cầu khổng lồ]. Một số có nhân giả loạn dưỡng, đôi khi có chân giả, ít ngưng tập. Hiếm thấy tiểu cầu có kích thước nhỏ, thường kèm theo giảm vật chứa trong tiểu cầu [bệnh kho dự trữ].
 Nhiều bệnh lý làm ảnh hưởng đến độ tập trung tiểu cầu:
 Độ tập trung tiểu cầu tăng trong 1 số bệnh thuộc hội chứng tăng sinh tủy.
 Độ tập trung tiểu cầu giảm trong 1 số bệnh lý máu : suy tủy xương, leukemia, bệnh Glanzmann, Dengue xuất huyết.
2.3. XN co cục máu – kỹ thuật của Budtz- Olzen.
Xác định định tính hay định lượng mức độ co của cục đông fibrin sau khi máu đã đông trong ống nghiệm thủy tinh.
Kết quả:
 Mức độ co cục máu được biểu thị từ 0 [không co] đến [+++] [co hoàn toàn]
 Bình thường cục máu phải co hoàn toàn. Trong 1 số trường hợp bệnh lý, cục máu không co hoặc co không hoàn toàn; ngoài ra có thể gặp 1 số hiện tượng khác : cục máu co nhưng dưới đáy có rất nhiều hồng cầu hoặc cục máu co nhưng nhanh chóng bị tan ra.
 Sự co cục máu phụ thuộc vào số lượng và chất lượng tiểu cầu, lượng fibrinogen và thể tích khối hồng cầu [Hct]. Tăng fibrinogen máu và đa hồng cầu rất khó làm co cục máu.
Ý nghĩa lâm sàng: thời gian co cục máu chủ yếu để thăm dò chức năng của tiểu cầu.
 Bình thường: sau 1-3 giờ cục máu co hoàn toàn.
 Nếu sau 3 giờ cục máu không co, hoặc không co hoàn toàn là bệnh lý và thường gặp trong:
 Giảm tiểu cầu.
 Suy nhược tiểu cầu [ bệnh Glanzmann].
 Đa hồng cầu.

Chủ Đề