Thông qua pháp luật, chính sách nhằm cân đối lại cung cầu là sự vận dụng của

Người tiêu dùng vận dụng quan hệ cung – cầu nhằm mục đích gì? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ. Cụ thể người tiêu dùng vận dụng quan hệ cung – cầu nhằm mục đích gì là câu hỏi nhận được sự quan tâm?

Câu hỏi: Người tiêu dùng vận dụng quan hệ cung – cầu nhằm mục đích gì?

A. Lựa chọn mua hàng hoá để thỏa mãn nhu cầu cá nhân.

B. Phát triển kinh tế cho đất nước.

C. Phù hợp nhu cầu và mang lại hiệu quả kinh tế.

D. Lựa chọn thời điểm để đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp.

Đáp án:

Trong các phương án trả lời trên thì đáp án đúng là đáp án:

A. Người tiêu dùng vận dụng quan hệ cung – cầu nhằm mục đích lựa chọn mua hàng hoá để thỏa mãn nhu cầu cá nhân.

Lý giải việc chọn đáp án A là đáp án đúng do:

Trên thị trường, giá cả của từng hàng hoá có thể cao hoặc thấp hơn giá trị hàng hoá không chỉ do tác động của cạnh tranh, mà còn do tác động của quan hệ cung – cầu. Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.

Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, quan hệ cung – cầu có vai trò to lớn. Quan hệ cung – cầu là cơ sở để nhận thức vì sao giá cả thị trường và giá trị hàng hóa chênh lệch nhau, và giải thích trong sản xuất lại không ăn khớp với nhau. Giá cả thị trường có thể bằng, lớn hoặc nhỏ hơn giá trị hàng hoá trong sản xuất. Không chỉ vậy quan hệ cung cầu cũng có ý nghĩa là căn cứ để người sản xuất, kinh doanh phải nắm vững các trường hợp vận động của cung – cầu và đưa ra quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế tối ưu. Đồng thời quan hệ cung cầu cũng là cơ sở để người tiêu dùng có thể lựa chọn khi mua hàng hóa sao cho phù hợp kinh tế tương ứng với các trường hợp quan hệ cung cầu trên thị trường.

Chính nhờ vai trò của quan hệ cung – cầu mà mối quan hệ cung cầu được người tiêu dùng vận dụng bằng cách giảm nhu cầu mua các mặt hàng nào đó khi cung nhỏ hơn cầu và giá cả cao để chuyển sang mua các mặt hàng cung lớn hơn cầu và giá cả tương ứng.

=> Như vậy trong câu hỏi người tiêu dùng vận dụng quan hệ cung – cầu nhằm mục đích gì thì đáp án đúng là đáp án A. Người tiêu dùng vận dụng quan hệ cung – cầu nhằm mục đích lựa chọn mua hàng hoá để thỏa mãn nhu cầu cá nhân.

Phân tích cung - cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng tiêu dùng trong thực tế trong một khoảng thời gian nào đó. Bài tập học kỳ Kinh tế vi mô.

Cung – cầu và giá cả của hàng hóa luôn là vấn đề được các nhà kinh tế học chú ý nhiều khi nghiên cứu các vấn đề kinh tế cơ bản. Giữa cung – cầu và giá cả hàng hóa có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau. Giá cả hàng hóa tăng thì lượng cung tăng và lượng cầu giảm . Ngoài ra, cung – cầu còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác không phải là giá cả. Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ này, em xin phân tích đề tài: “Phân tích cung – cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng tiêu dùng trong thực tế trong một khoảng thời gian nào đó ” 

Tư vấn pháp luật trên mọi lĩnh vực qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Cơ sở lý luận về cung – cầu và giá cả thị trường:

1.1. Cung là gì?

Cung là biểu thị nhưng lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định [với các yếu tố khác không đổi]

Quy luật cung: Khi giá cả của các hàng hóa tăng lên thì lượng cung cũng tăng [trong điều kiện các yếu tố khác là không đổi]. Cung bao gồm cung thị trường và cung cá nhân, cung thị trường là cung của toàn bộ thị trường và bằng tổng cung cá nhân. Ngoài giá cả của hàng hóa thì cung chịu sự chi phối của các nhân tố: công nghệ, giá cả các yếu tố sản xuất, các kỳ vọng, sự điều tiết của Chính Phủ  …

1.2. Cầu là gì?

Cầu của một hàng hóa dịch vụ là số lượng của hàng hóa và dịch vụ đó mà người tiêu dùng sẵn lòng mua tương ứng với các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian xác định.

Quy luật cầu: Khi giá hàng hóa tăng lên [trong điều kiện các yếu tố khác không đổi] thì lượng cầu mặt hàng đó sẽ giảm xuống. Cầu bao gồm cầu cá nhân và cầu thị trường. Cầu  thị trường là cầu của tất cả mọi người trong thị trường và bằng tổng các cầu cá nhân [theo từng mức giá].Trên thị trường có rất nhiều yếu tố tác động đến cầu ngoài giá cả hàng hóa thì còn có các nguyên nhân sau: Thu nhập, sở thích của người tiêu dùng, giá cả của các loại hàng hóa có liên quan [hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung], các kỳ vọng, dân số …

1.3. Giá cả thị trường:

Cân bằng thị trường là một trạng thái trong đó giá cả và sản lượng giao dịch trên thị trường có khả năng tự ổn định, không chịu những áp lực buộc phải thay đổi. Đó cũng là trạng thái được tạo ra được sự hài lòng chung giữa người mua và người bán. Tại mức giá cân bằng, sản lượng hàng hóa mà những người bán sẵn lòng cung cấp ăn khớp hay bằng với sản lượng mà những người mua sẵn lòng mua.

Trên một thị trường có tính chất cạnh tranh, có nhiều người mua, có nhiều người bán, đồng thời không có sự can thiệp của nhà nước, giá cả thị trường sẽ có xu hướng hội tụ về mức giá cân bằng – mức giá mà tại đó, lượng cầu bằng chính lượng cung.

1.4. Mối quan hệ giữa cung, cầu và giá cả thị trường:

Trên thị trường thực tế, giữa cung – cầu và giá cả  có mối quan hệ mật thiết, quyết định, chi phối lẫn nhau. Bởi vì sự tăng hay giảm giá cả của một loại mặt hàng nào đó chính là sự tách ròi giá cả với gia trị của hàng hóa đó. Nó kích thích hoặc hạn chế nhu cầu có khả năng thanh toán về hàng hóa này hay hàng hóa khác. Từ đó dẫn đến sự chuyển dịch nhu cầu hàng hóa, gây nên sự biến đổi trong quan hệ cung cầu.

2. Phân tích cung cầu và giá cả thị trường của mặt hành tiêu dùng trên thực tế – Hoa:

Ta có bảng về lượng cung và lượng cầu về mặt hàng bó hoa trong thời gian một năm như sau:

Xem thêm: Trách nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng

Mức giá [nghìn đồng/bó hoa] – Lượng cung [nghìn bó hoa] – Lượng cầu [nghìn bó hoa]

100 50 250

300 100 200

500 150 150

700 200 100

900 250 50

2.1. Phân tích cầu của mặt hàng hoa:

Có thể biểu thị cầu của một loại hàng hóa bằng nhiều cách khác nhau: biểu cầu, hàm cầu, đồ thị …Tuy nhiên tất cả các phương án trên đều biểu thị mối quan hệ giữa giá cả thị trường và lượng cầu theo đúng quy luật cầu.

Theo quy ước, trục tung biểu diễn giá, trục hoành biểu diễn lượng cầu của bó hoa trên thị trường. Đồ thị theo biểu cầu ở trên rõ ràng là một đường thẳng. Đường cầu cho thấy mối quan hệ nghịch giữa giá cả và lượng cầu về bó hoa khi các yếu tố khác giữ nguyên. Đây là một đường cầu điển hình: đường cầu dốc xuống bên phải. Phương trình cầu: Trong trường hợp đường cầu là một đường thẳng thì phương trình cầu có dạng là QD = a + bP trong đó a là hằng số, b

Chủ Đề