Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Phạm Công Tạc

Ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ KH&CN, bị Thủ tướng thi hành kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc do có sai phạm nghiêm trọng trong quá trình công tác.

Ngày 6/6, Thủ tướng ban hành quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ [Bộ KH&CN].

Ông Tạc nhận hình thức kỷ luật buộc thôi việc do đã có vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác và đã bị Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật Đảng.

Quyết định buộc thôi việc đối với Thứ trưởng Bộ KH&CN có hiệu lực kể từ ngày ký.

Trong kỳ họp thứ 13 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, khi xem xét, kết luận sai phạm của nhiều lãnh đạo trong vụ Việt Á, cơ quan này xác định Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra.

Việc này khiến một số lãnh đạo bộ và đơn vị vi phạm trong phê duyệt, giao tổ chức thực hiện, ký hợp đồng, đánh giá, nghiệm thu, chuyển giao, quản lý, kiểm tra, giám sát, thanh quyết toán kinh phí thực hiện đề tài khoa học nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm nCoV của Học viện Quân y.

Tập thể này cũng thiếu trách nhiệm trong truyền thông, xác nhận và đề nghị khen thưởng đối với Học viện Quân y, Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á và một số cá nhân.

Ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Ảnh: VOV.

Ngoài trách nhiệm của ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ; ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cũng được xác định có liên quan.

Ông Tạc phải cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm nêu trên, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc được Ủy ban Kiểm tra Trung ương đưa ra tại kỳ họp thứ 15.

Sau đó, khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong cuộc họp hôm 4/6 đã nhận định vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Khoa học và Công nghệ nhiệm kỳ 2016-2021, Ban cán sự đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021 gây hậu quả nghiêm trọng.

Cùng với ông Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long, ông Phạm Công Tạc được xác định đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí lớn ngân sách Nhà nước.

Những vi phạm này còn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch Covid-19; gây bức xúc trong xã hội; ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, Bộ Khoa học và Công nghệ. Vì vậy, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Phạm Công Tạc.

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an tối 7/6 xác nhận với VietNamNet, ông Phạm Công Tạc, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc quản lý, sử dụng Đề tài khoa học và công nghệ cấp Quốc gia nghiên cứu, chế tạo Kit xét nghiệm Covid-19, gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước, đã phạm vào tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", quy định tại Khoản 3, Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. 

Ông Phạm Công Tạc. Ảnh: VNN

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định, ông Phạm Công Tạc, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc quản lý, sử dụng Đề tài khoa học và công nghệ cấp Quốc gia nghiên cứu, chế tạo kit xét nghiệm Covid-19, gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước, đã phạm vào tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", quy định tại Khoản 3, Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Ngày 6/6, Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh ký thay Thủ tướng Phạm Minh Chính quyết định về việc thi hành kỷ luật đối với ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Theo đó, Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc đối với ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, do đã có vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác. Ông Tạc đã bị Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật với hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.

Đoàn Bổng

Ngày 7.6, Cơ quan Cảnh sát điều tra [C03] Bộ Công an cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét và lệnh bắt tạm giam đối với ông Phạm Công Tạc, cựu Thứ trưởng Bộ KH-CN, để điều tra về tội danh "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí", theo điều 219 BLHS.

Đây là những diễn biến mới nhất trong quá trình điều tra mở rộng vụ án "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; đưa và nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xảy ra tại Công ty CP Công nghệ Việt Á [Công ty Việt Á] và một số đơn vị, địa phương liên quan.

Cựu Thứ trưởng Bộ KH-CN Phạm Công Tạc bị bắt

Ông Phạm Công Tạc [60 tuổi, quê ở Nam Định] từng giữ các chức vụ quan trọng tại Bộ KH-CN như Phó, Chánh văn phòng Bộ. Từ tháng 8.2014, ông Tạc được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ KH-CN và đã được bổ nhiệm lại vào tháng 8.2019.

Tại Bộ KH-CN, ông Phạm Công Tạc được phân công phụ trách các lĩnh vực liên quan đến kinh tế, kỹ thuật, sở hữu trí tuệ; quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

Trước đó, ngày 4.6, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Ban Cán sự Đảng Bộ Khoa học - Công nghệ nhiệm kỳ 2016 - 2021, Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016 - 2021. Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Phạm Công Tạc.

Các cơ quan này xác định ông Phạm Công Tạc đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm Quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước; ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch Covid-19; gây bức xúc trong xã hội; ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, Bộ Khoa học - Công nghệ.

Ông Phạm Công Tạc trong cuộc họp báo do Bộ KH-CN tổ chức sau khi xảy ra vụ bê bối Việt Á

Ông Nguyễn Trường Sơn [58 tuổi], giữ cương vị Thứ trưởng Y tế từ tháng 11.2018 đến nay và là Ủy viên Ban cán sự Đảng Bộ Y tế. Trước đó, ông Sơn làm Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM. Ông có nhiều đóng góp cho ngành y tế, đặc biệt là phát triển kỹ thuật cao trong ghép tạng. Khi Covid-19 xảy ra, ông có mặt tại nhiều điểm nóng như tâm dịch Bắc Giang - Bắc Ninh, TP HCM...

Vụ án này được C03 phát hiện từ giữa tháng 12 năm ngoái và đã phối hợp với các cơ quan tố tụng thuộc Bộ Quốc phòng, Công an các địa phương.

\n

Đến nay, các cơ quan tố tụng thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và công an nhiều địa phương đã khởi tố 56 bị can, điều tra về 5 nhóm tội danh, gồm: "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng"; “đưa hối lộ”; “nhận hối lộ”; “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “tham ô tài sản”.

Trong đó, C03 khởi tố bị can, bắt tạm giam Phan Quốc Việt- Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Công ty Việt Á cùng nhiều giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật [CDC] các tỉnh Hải Dương, Nghệ An, Bắc Giang, Bình Dương.

C03 cũng đã bắt giữ Nguyễn Minh Tuấn, cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị - Công trình y tế, Bộ Y tế; Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ Y tế; Trịnh Thanh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ KH-CN...

Công ty Việt Á có trụ sở chính tại TP.HCM và chi nhánh tại một số tỉnh, thành phố, với ngành nghề chính là cung cấp thiết bị, sinh phẩm y tế.

Từ đầu năm 2020, Công ty Việt Á phối hợp cùng Học viện Quân y thực hiện đề tài khoa học “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng virus corona mới 2019 [2019-nCoV]". Đây được coi là nhiệm quốc gia với sự đặt hàng của Bộ Y tế và Bộ KH-CN là cơ quan quản lý Nhà nước về đề tài.

Nghiên cứu này đã tiêu tốn Ngân sách quốc gia gần 19 tỉ đồng và tạo ra sản phẩm ứng dụng là kit xét nghiệm Covid-19. Trong khi việc chuyển giao ứng dụng cũng như việc đánh giá nghiệm thu đề tài khoa học chưa được Bộ KH-CN, Bộ Y tế làm rõ thì Công ty Việt Á đã tung sản phẩm ra thị trường với mức giá cao hơn nhiều so với thực tế.

Theo Bộ Công an, từ tháng 3.2020 cho đến khi khởi tố vụ án, Công ty Việt Á đã cung cấp cho các bệnh viện, CDC và đối tác ở 62/63 tỉnh thành phố với doanh thu khoảng 4.000 tỉ đồng.

Quá trình kinh doanh và tiêu thụ kit xét nghiệm, lợi dụng vào tính chất cấp bách về nhu cầu test Covid-19 của các địa phương trên cả nước, sản phẩm kit test thuộc danh mục được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn nên Phan Quốc Việt đã chủ động cung ứng thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế trước cho các bệnh viện, CDC các tỉnh, TP sử dụng. Mặt khác, Việt thông đồng với lãnh đạo các đơn vị này hợp thức hồ sơ chỉ định thầu bằng cách Công ty Việt Á sử dụng các pháp nhân trong hệ thống [công ty liên danh, công ty con] lập hồ sơ chào hàng sản phẩm, xác nhận khống các báo giá... để hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng, thanh quyết toán cho Công ty Việt Á theo giá cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất. Đổi lại, Công ty Việt Á chi hoa hồng cho bên mua, có nơi lên tới 20%. Trong tổng doanh thu từ bán kit xét nghiệm, Phan Quốc Việt khai đã chi hoa hồng cho các đối tác khoảng 800 tỉ đồng, như ông Phạm Duy Tuyến 27 tỉ đồng, đối tác phân phối tại Bắc Giang hơn 44 tỉ đồng.

Cảnh cáo: Ông Phạm Công Tạc, ủy viên Ban cán sự đảng, thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ; ông Nguyễn Thiện Thành, nguyên bí thư chi bộ, nguyên giám đốc Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước; ông Lê Bách Quang, chủ tịch các hội đồng tư vấn, hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm phát hiện COVID-19.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề