Thực trạng việc cải cách hành chính của tỉnh Tuyên Quang năm 2022

Theo đó, mục tiêu của Đề án là đảm bảo sự lãnh đạo đồng bộ, thống nhất của Đảng, điều hành của Chính quyền các cấp, tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ Nhân dân, vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số được vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng cao, sử dụng nguồn nhân lực tối ưu, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, giải quyết hiệu quả những nhiệm vụ đột phá, lĩnh vực trọng tâm để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, giữ vững quốc phòng - an ninh của tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2030. Đến năm 2025, Chỉ số cải cách hành chính tỉnh Tuyên Quang đạt từ 86% trở lên [thuộc nhóm khá trong cả nước].

Để triển khai thực hiện Đề án, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang cũng đề ra 6 mục tiêu cụ thể đến năm và định hướng đến năm 2030 là:

Thứ nhất, về cải cách thể chế, tỉnh Tuyên Quang phấn đấu đến năm 2025, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính nhà nước, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực; 100% văn bản quy phạm pháp luật được ban hành kịp thời, đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất và khả thi. Tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh.

Đến năm 2030, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền hoàn thiện, đồng bộ, thống nhất; nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Thứ hai, về cải cách thủ tục hành chính, phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ không theo địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Tối thiểu 80% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được luân chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử. Tối thiểu 80% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 30% trở lên.

Hoàn thành số hóa 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng lại thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tối thiểu 80% thủ tục hành chính có đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4. Trong số đó, ít nhất 80% thủ tục hành chính được tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 50%.

Mức độ hài lòng của người dân, tổ chức về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 90%. Trong đó, mức độ hài lòng về giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu 85%. 90% thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước được công bố, công khai và cập nhật kịp thời.

80% người dân, tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công thủ tục hành chính trước đó mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đang quản lý hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ.

Đến năm 2030, 100% thủ tục hành chính, có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 50% trở lên. Tối thiểu 90% thủ tục hành chính có đủ điều kiện, được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4, đồng thời, hoàn thành việc tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 80%. 90% số lượng người dân, doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính quyền điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.

Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 95%. Trong đó, mức độ hài lòng về giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu 90%.

Thứ ba, về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, phấn đấu đến năm 2025, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp thôn phù hợp và hiệu quả. Tiếp tục sắp xếp, sáp nhập, giải thể để giảm từ 6% - 10% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh và giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021.

Mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tối thiểu đạt từ 90%; mức độ hài lòng của người dân về cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục công lập đạt tối thiểu 85%.

Định hướng đến năm 2030, tiếp tục sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; giảm mạnh đầu mối các tổ chức trung gian. Tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh phù hợp với quy định hiện hành về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phù hợp với quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính của cả nước. Tiếp tục giảm bình quân 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025.

Mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt tối thiểu 95%. Mức độ hài lòng của người dân về cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục công lập đạt tối thiểu 90%.

Thứ tư, về cải cách chế độ công vụ, mục tiêu đến năm 2025, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định; về trình độ chuyên môn: 100% đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu, nghiên cứu tổng hợp cấp tỉnh, cấp huyện khối chính quyền có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, trong đó trên 30% có trình độ trên đại học; 93,5% viên chức đạt chuẩn về trình độ, trong đó trên 30% đạt trên chuẩn. 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trong đó 90% có trình độ cao đẳng, đại học.

Tối thiểu 70% nội dung chương trình đào tạo, thi tuyển, thi nâng ngạch quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính hoặc tương đương được thực hiện trực tuyến. 100% công chức được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức hiện giữ và tiêu chuẩn ngạch công chức của chức danh, vị trí được quy hoạch; 100% viên chức được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định; 100% cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định trước khi bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; 100% viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý được bồi dưỡng năng lực và kỹ năng quản lý trước khi bổ nhiệm.

100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số. Thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch trong bổ nhiệm, tuyển dụng công chức, viên chức; đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức hằng năm theo đúng quy định.

Đến năm 2030, phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý; đội ngũ cán bộ các cấp, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị: 100% cán bộ, công chức tham mưu, nghiên cứu tổng hợp cấp tỉnh, cấp huyện khối chính quyền có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, trong đó 35,7% có trình độ trên đại học; 100% viên chức đạt chuẩn về trình độ chuyên môn. Phấn đấu 25% cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý cấp huyện, các sở, ban, ngành của tỉnh đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn Đại học trở lên [trừ chức danh Chủ tịch hội cựu chiến binh], trong đó 2% có trình độ trên đại học và trên 99% đảng viên có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên.

Nâng cao dân chủ, công khai, minh bạch trong bổ nhiệm, tuyển dụng công chức, viên chức; đổi mới đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ và gắn với vị trí việc làm thông qua công việc, sản phẩm cụ thể.

Thứ năm, về cải cách tài chính công, mục tiêu đến năm 2025, đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập, có tối thiểu 20% đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên: Giảm tối thiểu 15% so với dự toán chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2017 - 2021. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước so với giai đoạn 2016 - 2020. 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện hoàn thành việc chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc chuyển sang tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.

Định hướng đến năm 2030, thực hiện các chủ trương về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2021 - 2025.

Thứ sáu, về xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, mục tiêu đến năm 2025, cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội, duy trì thường xuyên kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cổng dịch vụ công tỉnh Tuyên Quang với Cổng dịch vụ công quốc gia. 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được cấp định danh và xác thực điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thông tin của các cấp chính quyền từ cấp tỉnh đến cấp xã. 80% các hệ thống thông tin của tỉnh có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia và nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành không phải cung cấp lại.

Huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội, tối thiểu 50% dịch vụ công mới của cơ quan nhà nước có sự tham gia cung cấp của doanh nghiệp hoặc tổ chức ngoài nhà nước. 100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh tham giamởdữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Cổng dịch vụ công cấp tỉnh hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khả năng tương tác thuận tiện, trực tuyến với cơ quan nhà nước trong các hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ dựa trên các nền tảng công nghệ số.

Vận hành tối ưu các hoạt động của cơ quan nhà nước, 100% cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ 24/7, sẵn sàng phục vụ trực tuyến bất cứ khi nào người dân và doanh nghiệp cần; 100% công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc. 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của các cơ quan nhà nước được thực hiện được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất. 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng [trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật]. 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng [trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước]. 100% các báo cáo trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh được kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia. 100% hồ sơ được tạo, lưu giữ, chia sẻdữ liệu điện tử theo quy định.

100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh có nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động. Triển khai nhân rộng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; 100% cấp tỉnh, 80% cấp huyện thực hiện họp thông qua hệ thống này đối với các cuộc họp của Ủy ban nhân dân. 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. Hoàn thành việc xây dựng và đưa vào vận hành phân hệ theo dõi nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao, đảm bảo hiển thị theo thời gian thực.

Giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, mỗi người dân có danh tính số kèm theo QR code, tiến tới đều có điện thoại thông minh. Mỗi hộ gia đình có địa chỉ số, có khả năng truy cập Internet cáp quang băng rộng. Mỗi người dân đều được sống trong môi trường bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội và có quyền riêng tư cá nhân trong môi trường số được bảo vệ theo quy định của pháp luật. Mỗi người dân đều có hồ sơ số về sức khỏe cá nhân. Mỗi trạm y tếxã đều triển khai hoạt động quản lý trạm y tế xãtrên môi trường số. Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều triển khai tư vấn khám, chữa bệnh từ xa dựa trên nhu cầu thực tế. Mỗi bệnh viện, trung tâm y tế côngđều triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, đơn thuốcđiện tử. Công khai giá thuốc, giá trang thiết bị y tế, giá khám chữa bệnh.

Mỗi học sinh, sinh viên đều có hồ sơ số về việc học tập cá nhân. Mỗi cơ sở đào tạo đều triển khai hoạt động quản lý dạy và học trên môi trường số; 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Tuyên Quang và trung tâm thị trấn các huyện thực hiện thanh toán học phí không dùng tiền mặt. Tài nguyên số trở thành học liệu chủ yếu của học sinh, sinh viên và người dân; hình thành kho học liệu số trực tuyến đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên và người dân. Mỗi người nôngdân đều có khả năng truy cập, khai thác, sử dụng hiệu quảnền tảng dữ liệu số về nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc, giảm sự phụ thuộc vào các khâu trung gian từ sản xuất, phân phối đến người tiêu dùng.

Mỗi tuyến giao thông đường bộ chính tại trung tâm các huyện, thành phố được triển khai lắp đặt hệ thống quản lý, điều hành giao thông thông minh. Mỗi hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa đều có thể dễ dàng trải nghiệm sử dụng các nền tảng công nghệ số phục vụ sản xuất, kinh doanh. Mỗi cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp có thể dễ dàng gửi nhận hóa đơn điện tử với nhau và với cơ quan thuế sử dụng nền tảng công nghệ số. Mỗi di sản của tỉnh đều có hiện diện số và hình thành bản di sản số để người dân, khách du lịch có thể truy cập thuận lợi trên môi trườngsố.

Định hướng đến năm 2030, chính quyền số chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất của doanh nghiệp, tạo thuận lợi, mang lại sự hài lòng của người dân, đểngười dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của cơ quan nhà nước để cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã hội. Chuyển đổi cách thức tổ chức, vận hành, môi trường làm việc và công cụ làm việc đểcán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình.

100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng [không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật]. 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. Tối thiểu 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng.

Bên cạnh đó, Đề án cũng đề ra 6 nhóm giải pháp để triển khai thực hiện, bao gồm: Nhóm giải pháp về chỉ đạo, điều hành; Nhóm giải pháp về thông tin, tuyên truyền; Nhóm giải pháp về nhân lực và tài chính; Nhóm giải pháp về tăng cường kỷ luật kỷ cương đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nhóm giải pháp về xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và Nhóm giải pháp về đổi mới phương pháp theo dõi, đánh giá định kỳ kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính; thường xuyên đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức.

Anh Cao

Video liên quan

Chủ Đề