Thuế bổ sung là gì

Khi kê khai thuế GTGT bổ sung, doanh nghiệp cần chú ý điều gì? Khi nào thì doanh nghiệp được kê khai thuế GTGT bổ sung? Và như thế nào để được gọi là kê khai bổ sung? Doanh nghiệp được thực hiện kê khai bổ sung bao nhiêu lần tất cả? Và kê khai theo căn cứ theo quy định hay biểu mẫu nào?

Thuế bổ sung là gì

1. DN chỉ kê khai bổ sung thuế khi đã hết hạn nộp tờ khai thuế GTGT.

2. DN chỉ thực hiện kê khai bổ sung nếu như cơ quan thuế chưa công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.

3. Trường hợp sau khi khai bổ sung, nếu số thuế GTGT được khấu trừ của kỳ khai bổ sung giảm đi (Cột Chênh lệch giữa số điều chỉnh với số đã kê khai và mã chỉ tiêu 43 là một số âm) thì DN thực hiện ghi số tiền đó vào chỉ tiêu 37 của tờ khai theo mẫu 01/GTGT tháng hiện tại- tháng mà phát hiện ra sai sót cần kê khai bổ sung.

4. Trường hợp sau khi kê khai bổ sung thuế khiến số thuế GTGT được khấu trừ tăng lên (Cột Chênh lệch giữa số điều chỉnh với số đã kê khai và mã chỉ tiêu 43 là một số dương) thì doanh nghiệp ghi số tiền đó vào chỉ tiêu 38 tờ khai mẫu 01/GTGT tháng phát hiện ra sai sót đó.

5. Bất cứ khi nào phát hiện sai sót, DN có thể kê khai bổ sung. Và đặc biệt được phép kê khai bổ sung nhiều lần.

6. Với kê khai bổ sung lần thứ nhất thì số đối chiếu là số liệu của tờ khai lần đầu. Với kê khai bổ sung lần thứ hai thì số liệu đối chiếu là số liệu của lần kê khai bổ sung lần 01.

7. Trường hợp kê khai bổ sung làm giảm số thuế GTGT phải nộp của kỳ kê bổ sung (Cột chênh lệch giữa điều chỉnh với số liệu đã kê khai và mã chỉ tiêu 40 là một số âm) thì DN được bù trừ số tiền thuế đã nộp thừa vào nghĩa vụ thuế của kỳ tiếp sau đó. Chứ không điều chỉnh vào tờ khai mẫu 01/GTGT của tháng phát hiện sai sót.

8. Trường hợp kê khai bổ sung mà làm tăng số thuế GTGT phải nộp của kỳ kê bổ sung ( Cột chênh lệch giữa điều chỉnh với số liệu đã kê khai và mã chỉ tiêu 40 là một số dương) thì DN phải nộp thêm số tiền thuế chênh lệch đó cùng với số tiền chậm nộp vào NSNN. Và không điều chỉnh vào tờ khai mẫu số 01/GTGT của tháng phát hiện sai sót.

9. Trường hợp kê khai bổ sung làm giảm số thuế GTGT phải nộp của kỳ kê bổ sung (Cột chênh lệch giữa điều chỉnh với số liệu đã kê khai và mã chỉ tiêu 40 là một số âm)  và số thuế này đã được hoàn thì DN kê khai đầy đủ những chỉ tiêu ở mục C của mẫu 01/KHBS. Sau đó DN mang số tiền thuế điều chỉnh giảm mà đã được hoàn này nộp vào NSNN cùng với số tiền chậm nộp.

10. Doanh nghiệp khai bổ sung phần mềm HTKK thao mẫu 01/KHBS.

11. Doanh nghiệp không được tư ý bù trừ sai sót của các tháng với nhau.

12. Với trường hợp sai sót không làm ảnh hưởng đến số tiền thuế thì làm tờ khai bổ sung điều chỉnh của tháng, quý có sai sót để gửi cho cơ quan thuế chủ quản kèm theo các công văn giải trình với cơ quan thuế về vấn đề này.

13.  Doanh nghiệp chỉ thực hiện kê khai bổ sung cho tháng nào có sai sót và điều chỉnh nếu có

14.  Những tháng không có sai sót, điều chỉnh gì thì không được bổ sung điều chỉnh.

Trên đây là những nguyên tắc mà kế toán cần hết sức lưu ý khi thực hiện kê khai bổ sung thuế GTGT nhé!

Nếu khai bổ sung không làm thay đổi số thuế phải nộp, số thuế còn được khấu trừ, số thuế đề nghị hoàn thì chỉ lập Tờ khai, không lập Bản giải trình khai bổ sung theo mẫu 01-1/KHBS.

Video Giới thiệu Chứng từ khấu trừ thuế TNCN EasyPIT

3. Hướng Dẫn Lập Tờ Khai Thuế GTGT Bổ Sung

Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm HTKK, sau đó chọn “Kỳ kê khai sai”, tích chọn “Tờ khai bổ sung”, ấn chọn “Đồng ý”

Lưu ý: Sai Tờ khai kỳ nào thì doanh nghiệp vào kỳ đó (theo tháng hoặc theo quý) để điều chỉnh, bổ sung

Bước 2: Kê khai, bổ sung, điều chỉnh Tờ Khai Thuế GTGT Bổ Sung

Lúc này, màn hình sẽ hiển thị “Tờ khai thuế giá trị gia tăng”, doanh nghiệp điều chỉnh lại những chỉ tiêu bị sai sót.

  • Đối với kê khai bổ sung điều chỉnh thuế GTGT đầu vào: điều chỉnh tăng/giảm trực tiếp các chỉ tiêu [23], [24], [25]. Trường hợp kê khai thiếu thì cộng thêm số tiền thiếu vào số tiền đã kê khai và ngược lại.
  • Đối với kê khai bổ sung điều chỉnh thuế GTGT đầu ra: kê khai điều chỉnh tăng/ giảm trực tiếp trên các chỉ tiêu từ [29] đến [33] (tùy theo mặt hàng chịu thuế tương ứng). Trường hợp kê khai thừa thì trừ đi số tiền đã kê khai và ngược lại.
  • Các trường hợp khác thì thực hiện tương tự.

Thuế bổ sung là gì

Bước 3: Lưu lại dữ liệu đã điều chỉnh

Sau khi kê khai xong những sai sót trên, doanh nghiệp chọn vào “Tổng hợp KHBS” để Phần mềm HTKK tổng hợp số liệu sang bên Bản giải trình KHBS hoặc “Ghi” để lưu lại dữ liệu.

Trên đây, EasyBooks đã hướng dẫn lập tờ khai thuế GTGT bổ sung. Hy vọng thông tin trên hữu ích tới Quý bạn đọc.

Nếu anh/chị còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ.

===============

Từ ngày 01/07/2022 theo Nghị định 123, Thông tư 78.các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chính thức ngừng việc sử dụng chứng từ khấu trừ giấy do cơ quan Thuế cấp và chứng từ tự in theo quy định tại Thông tư 37 và chuyển đổi sang sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử 

SoftDreams ra mắt Phần mềm kê khai EASYPIT Hỗ trợ nghiệp vụ kê khai Thuế TNCN theo quy định bắt buộc của pháp luật. Nếu bạn cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên môn của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.