Thuốc an toàn nhất trong điều trị sốt rét, có thể dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em

Khi bị sốt nhiều người thường có thói quen sử dụng thuốc để hạ sốt, điều này là vô cùng nguy hiểm đặc biệt là với bà bầu. Khi bị sốt, bà bầu nên nằm nghỉ ngơi ở môi trường thoáng mát, không khí trong lành để đảm bảo sức khỏe cho cả bản thân và thai nhi.

Khi bị bệnh, thuốc kháng sinh có thể là lựa chọn tốt đối với mọi người nhưng không phải là lựa chọn dành cho bà bầu bởi ít nhiều chúng có tác dụng lên thai nhi, đặc biệt là đối với bà bầu bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu.

Khi bị sốt, bà bầu nên dùng khăn ướt lau mát khắp người để giúp tăng giải nhiệt qua da. Trong trường hợp nếu cơn sốt lên đến 39 – 40 độ C, bà bầu nên lau mát để hạ sốt bằng nước ấm. Hãy lau thật kỹ ở cổ, ngực, hai nách, bẹn và lau liên tục cho đến khi nhiệt độ còn 38 độ C. Liên tục dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ của cơ thể.

Một số bác sĩ cũng khuyên rằng, khi bị sốt, bà bầu nên nằm nghỉ ngơi ở môi trường thoáng mát, không khí trong lành. Mẹ có thể mở các cửa cho thông thoáng mát, không khí mát mẻ sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng. Tránh tuyệt đối không mở cửa có gió lùa để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bà bầu. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nhớ không ủ ấm quá nhiều hoặc ăn mặc phong phanh. Mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến thân nhiệt tăng nhẹ nhưng nếu mặc ít, bạn sẽ có cảm giác ớn lạnh, buộc cơ thể phải sản sinh nhiều nhiệt. Nên mặc vừa phải, hợp với nhiệt độ xung quanh, quần áo cần thoáng, rộng để không khí lưu thông tốt trên da.

Bà bầu nên uống nhiều nước lọc và nước trái cây để bù lại lượng nước mất do sốt. Nước cam rất tốt để tăng sức đề kháng và hồi phục sức khỏe.

Khi bị sốt, bà bầu vẫn cần phải chú ý đến chế độ ăn uống để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Lúc này, các mẹ nên ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ.

Bà bầu có thể sử dụng thuốc xịt mũi để hạ sốt. Các loại thuốc xịt mũi có chứa kháng thể histamin, sau khi sử dụng 2 hoặc 3 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả khác biệt. Việc giảm viêm ở xoang mũi sẽ giúp bà bầu thở dễ hơn, hạ sốt nhanh hơn.

Nếu hạ sốt theo những cách trên mà tình hình không được cải thiện thì mẹ bầu nên đi bệnh viện kiểm tra và được bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc thích hợp.

Thuốc an toàn nhất trong điều trị sốt rét, có thể dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em

Bà bầu nên uống nhiều nước lọc và nước trái cây để bù lại lượng nước mất do sốt


Trong các đối tượng dùng thuốc cần đặc biệt lưu ý thì bà mẹ mang thai là một đối tượng cần lưu tâm. Có nhiều lý do khiến cho việc dùng thuốc trở nên quan trọng, nhưng ba trong số các lý do đó là: Tránh biến cố dị tật thai nhi, tránh trường hợp sảy thai trong 3 tháng đầu và sinh non vào 3 tháng cuối. Tất cả các thuốc dùng không an toàn đều có thể dẫn tới một hoặc cả ba biến cố trên. Chúng sẽ khiến cho quá trình mang thai bị đình chỉ và sức khỏe thai kỳ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong danh mục các thuốc hạ sốt có thể dùng hiện nay, có ba loại rất thường gặp trên thực tế là paracetamol, aspirinibuprofen.

Điểm mặt các thuốc ở trên, có thể so sánh thấy giữa mặt được và mặt mất của thuốc, chúng ta có thể thấy, paracetamol tuy không có nhiều ưu điểm dược học như hai loại thuốc còn lại, song chúng là thuốc an toàn nhất. Để kiểm sốt cho bà mẹ mang thai ưu tiên chỉ nên dùng paracetamol như thuốc đầu tay. Liều khuyên dùng là 1 viên 500mg cho một lần sốt từ 38,50C trở lên. Lặp lại liều này với các cơn sốt tiếp theo sau từ 4-6 giờ giờ đồng hồ. Một ngày dùng không quá 6 viên.

Trong trường hợp đặc biệt, ví dụ như bà bầu mang thai bị viêm gan b, paracetamol sẽ được đưa xuống thành thuốc thế hệ 2. Khi đó sẽ ưu tiên aspirin rồi đến ibuprofen, tất nhiên phải tính đến các tiền sử bà mẹ có, ví dụ tiền sử sảy thai. Việc dùng thuốc hạ sốt sẽ rất an toàn nếu như bạn chỉ dùng sau bữa ăn, dùng trong liều quy định, không tự ý vượt quá liều trong một lần uống và trong một ngày.

Thuốc an toàn nhất trong điều trị sốt rét, có thể dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em

Việc dùng thuốc hạ sốt sẽ rất an toàn nếu như bạn chỉ dùng sau bữa ăn theo đúng hướng dẫn

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec mang đến Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Sản phụ sẽ được tư vấn và kiểm tra sức khỏe dưới sự theo dõi sát sao của các Bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn, giúp các bà mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cũng như giảm thiểu những biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và con.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Review chân thực nhất của các mẹ bầu khi tham chương trình THAI SẢN TRỌN GÓI TẠI VINMEC

Lý do khiến bạn đau đầu khi mang thai

XEM THÊM:

Một nghiên cứu mới đây tại khu vực Đông Nam Á cho thấy một hướng điều trị sốt rét mới khá hiệu quả đối với phụ nữ mang thai. Đây là hướng điều trị khác hẳn với hướng dẫn về điều trị hiện tại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Điều trị artemisinin thay cho quinine

Theo hướng dẫn hiện nay của WHO, những phụ nữ mang thai không may bị nhiễm sốt rét phải được điều trị bằng thuốc quinine, một loại thuốc có từ lâu đời vẫn dùng để điều trị sốt rét. Tuy nhiên hiện nay thuốc này đã không còn nhiều tác dụng đối với những trường hợp sốt rét nặng nếu so với điều trị bằng thuốc mới hơn là thuốc artemisinin. Các nhà khoa học thuộc cơ sở nghiên cứu y tế nhiệt đới Mahidol Oxford (MORU) có trụ sở ở Bangkok, Thái Lan, mới đây đưa ra khuyến cáo, theo đó những phụ nữ có thai bị sốt rét được điều trị bằng artemisinin.

Khuyến cáo này được đưa ra dựa trên kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc MORU dựa trên số liệu thu thập được từ hơn 55 ngàn phụ nữ đến khám bệnh sốt rét ở cơ sở nghiên cứu về sốt rét Shoklo từ nằm 1994 đến nay. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí y học The Lancet Infectious Diseases hồi đầu tháng này cho thấy rằng việc điều trị bằng artemisinin thay vì quinine theo như khuyến cáo của WHO không làm tăng nguy cơ sẩy thai hay những dị tật ở trẻ. Đây là nghiên cứu có con số những phụ nữ mang thai được điều trị sốt rét ở giai đoạn đầu thai kỳ lớn nhất trong khu vực. Những phụ nữ này được điều trị bởi artemisinin hoặc quinine.

Bà Kerry Moore thuộc trường đại học Melbourne, tác giả của nghiên cứu cho biết các bác sĩ thường lo lắng về sự an toàn của thuốc trong thời kỳ đầu của thai kỳ với những rủi ro về sẩy thai và dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên các nhà khoa học đã không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy việc điều trị sốt rét bằng artemisinin trong giai đoạn đầu thai kỳ làm tăng nguy cơ sẩy thai so với cách điều trị bằng quinine.

Nói về nghiên cứu này, bác sĩ Rose McGready, Phó Giám đốc cơ sở nghiên cứu sốt rét Shoklo, người tham gia nghiên cứu, cho biết:

Hơn 20 năm về trước chúng tôi thay đổi cách điều trị với phụ nữ không có thai. Chúng tôi không dùng quinine vì nó không còn tác dụng. Nhưng việc nghiên cứu phương pháp điều trị với phụ nữ có thai thì tốn nhiều thời gian hơn, chúng tôi phải đợi trẻ sinh ra đợi đến khi trẻ một tuổi. Nhưng điều này có nghĩa là việc nghiên cứu điều trị cho phụ nữ có thai bị chậm lại và điều này không tốt cho phụ nữ có thai nhất là khi hệ miễn dịch của họ giảm trong quá trình mang thai.

Bác sĩ McGready cho biết những nỗi lo về tác dụng phụ của artemisinin xuất phát từ những thí nghiệm trước kia trên động vật. Điều này dẫn đến những cẩn trọng trong việc điều trị với artemisinin ở phụ nữ có thai:

Chúng tôi biết về sự an toàn của thuốc và quinine được coi là loại thuốc an toàn. Nghiên cứu trên động vật cho thấy artemisinin dẫn đến sẩy thai ở động vật, hoặc một số nghiên cứu trên khỉ cho thấy trẻ bị dị tật ở van tim. Dựa trên nghiên cứu này mà mọi người  ngại không muốn dùng artemisinin ngay trong giai đoạn thai kỳ đầu tiên.

Phụ nữ có thai bị nhiễm sốt rét trong giai đoạn đầu thai kỳ thường gặp nhiều rủi ro về sức khỏe và có thể bị sẩy thai. Nói về những rủi ro này ở phụ nữ có thai bác sĩ Rose McGready cho biết:

Sốt rét rất nguy hiểm cho phụ nữ có thai, nó làm trẻ sinh ra thiếu cân, gây thiếu máu, và tử vong ở bà mẹ, sẩy thai, trẻ chết non. Ngay cả khi trẻ được sinh ra mà thiếu cân thì về sau này trẻ cũng có những vấn đề sức khỏe như tiểu đường hay huyết ap cao. Những gì chúng tôi đang làm không phải là tối ưu nhưng nếu chúng tôi có một phụ nữ mang thai bị nhiễm sốt rét chúng tôi biết là chúng tôi phải điều trị cho cô ấy ngay.

Hướng dẫn mới về điều trị hiện nay của WHO khuyến cáo điều trị thuốc quinine đối với phụ nữ có thai ở giai đoạn đầu thai kỳ trừ trường hợp người bệnh bị nguy hiểm tính mạng do sốt rét. Trong khi đó thuốc artemisinin từ hơn một thập kỷ qua đã được coi là loại thuốc điều trị có hiệu quả hơn nhiều so với quinine.

Nghiên cứu mới ước tính phụ nữ bị sốt rét ở giai đoạn đầu làm tăng nguy cơ sẩy thai lên thêm 60%. Những trường hợp  phụ nữ bị nhiễm lại sốt rét ngay trong giai đoạn đầu thai kỳ thường là do việc điều trị không hiệu quả và làm tăng nguy cơ sẩy thai lên hơn gấp 3 lần. Trong khi đó, việc điều trị bằng artemisinin không làm tăng nguy cơ sẩy thai, thậm chí nguy cơ này còn thấp hơn so với điều trị bằng quinine. Bác sĩ Rose McGready cho biết trong quá trình nghiên cứu, các bác sĩ đã gặp nhiều trường hợp những phụ nữ có thai bị nhiễm sốt rét 3 đến 4 lần ngay trong giai đoạn thai kỳ đầu tiên.

Nguy cơ kháng thuốc artemisinin

Mặc dù thuốc artemisinin được coi là loại thuốc điều trị sốt rét hiệu quả hơn so với quinine nhưng người dân ở khu vực Đông Nam Á hiện nay đang phải đối mặt với một thách thức lớn là sự lây lan của sốt rét kháng thuốc arteminsinin.

Năm 2012, Tổ chức Y Tế Thế giới đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng sốt rét kháng thuốc lan rộng ở một số nước thuộc tiểu vùng sông Mekong, trong đó có Việt Nam.

Do những nỗ lực trong việc phòng chống và điều trị sốt rét của các nước trong khu vực, tỷ lệ người nhiễm sốt rét và chết vì sốt rét đã giảm đáng kể trong các năm qua. Theo ước tính của WHO, từ năm 2000 đến 2010 con số người mắc bệnh sốt rét tại khu vực châu Á Thái Bình Dương đã giảm 37%, trong đó số người chết đã giảm 62% xuống còn 899 trường hợp vào năm 2010. Tại Việt Nam, con số thống kê từ năm 2000 đến 2011 cho thấy số ca tử vong vì sốt rét đã giảm từ 148 xuống còn 14 ca, trong khi số ca nhiễm bệnh giảm từ 74,000 xuống còn 16,500 ca.

Tuy nhiên, một báo cáo công bố hồi năm 2012 dựa trên điều tra ở 3000 bệnh nhân tại khu vực biên giới Thái Lan và Miến Điện từ năm 2001 đến 2010, cho thấy số ca kháng thuốc đã tăng lên liên tục từ 0,6% lên 20% trong vòng 10 năm.

Bác sĩ Pascal Ringwald, Giám đốc chương trình phòng chống sốt rét toàn cầu của WHO cho biết:

Việc kháng thuốc thể hiện qua việc chậm làm sạch các vi khuẩn có nghĩa là bệnh nhân không hết vi khuẩn trong vòng 24 đến 48 tiếng điều trị thuốc, mà chậm hơn 1 hay 2 ngày sau đó. Nếu chúng ta có các thuốc hiệu quả thì bệnh nhân vẫn khỏi bệnh. Lo ngại là nếu chúng ta mất đi một trong các loại thuốc kết hợp thì có thể phải đối mặt với gia tăng nguy cơ tử vong… có nhiều yếu tố, có thể là việc sử dụng thuốc kém chất lượng, thực hiện sai phác đồ điều trị, di cư cũng là một yếu tố. Vấn đề lây nhiễm cũng có thể là một nguyên nhân nhưng chúng tôi chưa rõ lắm về yếu tố này.

Vấn đề sốt rét kháng artemisinin cũng là một khó khăn trong hướng tiếp cận điều trị mới đối với phụ nữ có thai. Bác sĩ Rose McGready cho biết hiện tại cơ sở nghiên cứu sốt rét của bà chưa gặp các trường hợp sốt rét kháng thuốc ở phụ nữ có thai. Bà cho biết giải pháp mà các bác sĩ có thể áp dụng khi gặp những trường hợp này.

Vì chúng tôi ở khu vực có nhiều người nhiễm sốt rét kháng thuốc nên chúng tôi cố gắng kiểm tra sốt rét ở phụ nữ có thai thường xuyên để đảm bảo là ký sinh trùng giảm xuống với điều trị. Nếu họ có sốt rét kháng thuốc thì ký sinh trùng sẽ không giảm khi được điều trị. Chúng tôi chưa gặp trường hợp này ở phụ nữ có thai, nhưng nếu có trường hợp như vậy chúng tôi sẽ phải truyền quinine thay vì uống thuốc.

Mặc dù hướng dẫn hiện tại của WHO là điều trị bằng quinine cho phụ nữ có thai ở giai đoạn đầu thai kỳ nhưng theo bác sĩ Rose McGready, do sự sẵn có và hiệu quả của artemisinin, trên thực tế nhiều nơi, các bác sĩ từ lâu đã sử dụng artemisinin ngay trong giai đoạn đầu thai kỳ. Tuy nhiên theo bà để thay đổi hướng dẫn điều trị hiện tại, WHO sẽ cần phải thu thập thêm các dữ liệu ở nhiều nơi trên thế giới để có thể có được kết luận cuối cùng về hướng điều trị mới.

Xin quý vị chia sẻ các thông tin và câu hỏi về các vấn đề y tế, sức khỏe đến trang tạp chí sức khỏe đời sống tại email hoặc www.facebook.com/vietharfa