Thuốc đau đầu dành cho phụ nữ đang cho con bú

LÀM MẸSức khỏe - Sữa mẹ sau khi sinh

mẹ gialinh đang nhức đầu quá, có thể do thời tiết và trưa nay không được ngủ tí nào. đang cho con bú có nên uống thuốc gì để giảm đau không đây?

Hỏi - 18/10/2019

Chào các bác sĩ, em vốn có bệnh đau nửa đầu mãn tính từ lâu, giai đoạn mang thai cũng bị và dc bác sĩ kê cho uống panadol xanh để giảm đau. Hiện thời em đã sinh em bé được hơn 3 tuần và hiện tượng đau nửa đầu lại xuất hiện và làm em rất mệt mỗi khi cúi người và chăm sóc con. Vậy em có thể uống tiếp tục panadol xanh không hay có thể uống thuốc nào mà không ảnh hưởng tới bé ạ [con em bú sữa mẹ]. Ngoài ra, con em ngủ hay bị sặc nước miếng, em đọc thấy trẻ sơ sinh có hiện tượng này rất nguy hiểm có cần đưa cháu đi khám ngay không ạ. Hy vọng nhận được phản hồi sớm ạ. Em cảm ơn các bác sĩ.

Trả lời

Chào em,

Paracetamol khi sử dụng trong thời kỳ cho con bú có thể làm giảm khả năng tiết sữa. Em vẫn có thể sử dụng trong trường hợp bị đau đầu và nên cân nhắc nếu muốn duy trì nguồn sữa mẹ. 

Trường hợp bé bị sặc nước miếng theo mô tả của em, tốt nhất em nên cho bé đi khám nhi để được Bác sĩ kiểm tra. 

Thân mến,

ThS.DS. Đặng Thị Thuận Thảo

Bệnh viện Từ Dũ

Mẹ cho con bú có uống được paracetamol không là thắc mắc rất phổ biến. Paracetamol là thuốc giảm đau thông dụng, an toàn trong giai đoạn cho con bú nhưng mẹ cũng không nên quá lạm dụng.

Sữa mẹ là nguồn thực phẩm quan trọng nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc mẹ uống thuốc khi đang cho con bú sẽ tạo ảnh hưởng trực tiếp đến bé thông qua sữa mẹ. Những tháng đầu đời, các cơ quan như gan, thận của bé vẫn chưa hoàn thiện nên thời gian thải thuốc ra ngoài sẽ lâu hơn, do đó, tác động mà bé chịu cũng nhiều hơn. Chính vì vậy, mỗi khi bị cảm, cúm, dù muốn dùng paracetamol để giảm nhanh cảm giác khó chịu nhưng nhiều mẹ vẫn băn khoăn không biết mẹ cho con bú có uống được paracetamol không.

Mẹ cho con bú có uống được paracetamol?

Paracetamol còn có tên gọi khác là acetaminophen là loại thuốc rất thông dụng, thường được sử dụng để hạ sốt và làm giảm các triệu chứng đau nhức từ nhẹ đến vừa như đau lưng, nhức đầu, đau nửa đầu, căng cơ, đau bụng kinh, đau răng và đau nhức do cảm lạnh và cúm. Đối với người lớn và trẻ nhỏ, liều lượng khuyến cáo là không quá 1g mỗi 4-6 giờ và chỉ sử dụng tối đa 4g mỗi ngày.

Đối với mẹ cho con bú, đây là loại thuốc giảm đau an toàn và là lựa chọn đầu tiên được cân nhắc khi kê toa. Nguyên nhân là do khi mẹ dùng, chỉ có 1 lượng nhỏ paracetamol đi vào sữa mẹ [khoảng 6%] và điều này không gây ra tác dụng phụ cho cho bé. Tuy nhiên, dù vậy, tốt nhất bạn vẫn nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng. Ngoài ra, cần chú ý dùng đúng liều lượng và không dùng trong thời gian dài vì có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ.

Nếu bé cưng thuộc một trong những trường hợp sau, bạn cũng cần hỏi kỹ bác sĩ khi uống paracetamol trong thời gian đang cho con bú:

  • Bé là trẻ sinh non
  • Con sinh ra nhẹ cân
  • Bé đang điều trị vấn đề sức khỏe nào đó.

Nguyên tắc cần nhớ khi dùng paracetamol trong thời gian cho con bú

Đến đây hẳn là bạn đã phần nào giải đáp được băn khoăn mẹ cho con bú có uống được paracetamol không. Dù là loại thuốc giảm đau an toàn nhưng khi uống, bạn cũng cần lưu ý:

  • Đọc kỹ thông tin hoặc tham vấn ý kiến dược sĩ trước khi mua thuốc để tránh mua những sản phẩm có kết hợp với codeine vì chất này không phù hợp dùng trong thời gian đang cho con bú. Nếu bắt buộc phải dùng, mẹ chỉ nên dùng ở liều thấp, trong thời gian ngắn và chú ý theo dõi bé. Nếu thấy bé có các triệu chứng như hôn mê, bú kém, buồn ngủ, tim đập chậm, gặp vấn đề về hô hấp… thì nên đưa đi khám ngay.
  • Dùng đúng liều lượng: Đối với các bà mẹ đang cho con bú, liều lượng paracetamol được khuyến cáo tối đa là 2 viên 500mg mỗi lần và không dùng quá 4 lần trong 24 giờ
  • Không dùng paracetamol chung với các loại thuốc khác, đặc biệt là các loại thuốc cũng có chứa paracetamol như các chế phẩm trị đau nửa đầu, các loại thuốc chữa ho và cảm lạnh vì có thể dẫn đến tình trạng uống quá liều. Ngoài ra, nếu đang dùng thuốc điều trị bệnh lý, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ vì paracetamol khi kết hợp với các loại thuốc khác có thể tạo ra các hợp chất có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé.
  • Chú ý theo dõi các dấu hiệu của bé nếu mẹ uống thuốc khi đang cho con bú. Nếu thấy bé có các triệu chứng như quấy khóc, tiêu chảy, bỏ bú… mẹ cần ngưng dùng thuốc và đưa bé đi khám ngay.

Trong thời gian dùng thuốc, bạn có thể cho bé bú như bình thường. Tuy nhiên, việc bạn uống khi nào sẽ có ảnh hưởng đến lượng thuốc có trong sữa mẹ. Do sau khi đi vào cơ thể, thuốc sẽ bắt đầu phân hủy, đi vào máu và sữa mẹ. Thông thường, nồng độ paracetamol trong máu thường đạt mức cao nhất vào khoảng một đến hai giờ sau khi uống. Do đó, nếu lo lắng thuốc sẽ ảnh hưởng đến bé, bạn hãy cố gắng dùng thuốc sau khi cho con bú để có thêm thời gian cho thuốc thải ra ngoài trước khi cho bé bú ở lần tiếp theo.

Mẹ cho con bú uống Panadol và Panadol Extra được không?

Panadol [hay Panadol xanh] và Panadol Extra là thuốc khá thông dụng và phổ biến trong tủ thuốc gia đình. Thành phần chính của Panadol xanh là 500mg paracetamol, do đó, phụ nữ đang cho con bú có thể dùng loại thuốc này theo liều lượng khuyến cáo.

Tuy nhiên với Panadol Extra hay Panadol đỏ thì mẹ cần cẩn thận. Bởi trong thành phần của Panadol Extra, ngoài 500mg paracetamol thì còn có chứa 65mg caffeine. Caffeine có thể hấp thu vào sữa mẹ và đạt đỉnh sau 1 – 2 giờ uống. Caffein không được khuyến cáo cho trẻ nhỏ vì nó có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến bé khó chịu và khó ngủ. Vì lý do này nên các bà mẹ đang cho con bú nên tránh dùng Panadol Extra. Nếu có ý định dùng thì tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Dù được xem là an toàn nhưng mẹ cho con bú uống paracetamol cũng ít nhiều ảnh hưởng đến bé. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ cần chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách duy trì lối sống khoa học với chế độ ăn cân bằng, vận động thường xuyên và nghỉ ngơi đầy đủ mẹ nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Mặc dù nhiều loại thuốc được xem là an toàn trong thời gian cho con bú, nhưng vẫn có thể vào sữa ở một mức độ nào đó và thậm chí có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa của mẹ.

Chúng ta biết rằng, sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh, là nguồn cung cấp dinh dưỡng, kháng thể để giúp cơ thể bé chống lại bệnh tật và phát triển khỏe mạnh. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng mang lại những lợi ích cho mẹ như làm tăng sự gắn kết với bé, giúp tiết kiệm chi phí và giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng.

Các chuyên gia khuyến cáo nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng và kéo dài đến 12 tháng. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ sẽ cần dùng một số loại thuốc trong thời gian cho con bú, cho dù là điều trị ngắn hạn như khi bị đau lưng, sổ mũi…hoặc dài ngày với bệnh mãn tính như cao huyết áp. Điều này có thể đặt ra câu hỏi về sự an toàn khi sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú.

Hình ảnh: Minh họa [Nguồn Internet]

Mặc dù nhiều loại thuốc được xem là an toàn trong thời gian cho con bú, nhưng vẫn có thể vào sữa ở một mức độ nào đó và thậm chí có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa của mẹ. Để đảm bảo, phải kiểm tra với bác sĩ nhi khoa trước khi dùng bất kỳ thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn nào, kể cả thảo dược hoặc thực phẩm bổ sung, vitamin. Ngay cả các loại trà thảo dược cũng có thể gây hại. Sản phẩm từ thiên nhiên không phải lúc nào cũng an toàn tuyệt đối.

Mẹo cho con bú và uống thuốc

-         Viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho rằng nhiều tác dụng của thuốc đối với trẻ bú mẹ chưa được biết đến. Do đó, chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết, ở liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể.

-         Nếu có thể, nên dùng các loại thuốc uống một lần, một ngày ngay sau khi cho bé bú/ăn cữ dài nhất; có thể là lần cho ăn cuối ngày, trước khi đi ngủ của trẻ sơ sinh.

-         Theo dõi các tác dụng phụ bé có thể gặp như buồn ngủ, khó chịu,…

-         Nên tránh các thuốc tác dụng kéo dài [LA], phóng thích kéo dài [ER] và các dạng thuốc kết hợp. Vì các loại thuốc tác dụng ngắn sẽ được loại bỏ khỏi cơ thể của mẹ nhanh hơn và các loại thuốc đơn liều sẽ giúp bác sĩ điều chỉnh linh hoạt khi cần.

-         Các biện pháp phòng ngừa đặc biệt có thể cần thiết ở trẻ sinh non, do kích thước và hệ thống cơ quan còn kém phát triển hơn so với trẻ sơ sinh bình thường.

-         Luôn hỏi bác sĩ về những lợi ích và rủi ro của bất kỳ loại thuốc nào được kê đơn trong khi bạn đang cho con bú, hoặc bất kỳ loại thuốc nào mua ngoài nhà thuốc mà không có đơn thuốc.

-         Khi sử dụng nhiều thuốc hoặc một loại thuốc kết hợp, hãy tuân thủ các khuyến cáo đối với loại thuốc gặp nhiều vấn đề nhất.

Một số thuốc được báo cáo là an toàn trong thời gian cho con bú ở liều điều trị thông thường

Thuốc

Ghi chú

Acetaminophen [paracetamol]

Dùng để giảm đau /hạ sốt.

Acyclovir và valacyclovir

Thuốc kháng virus.

Thuốc kháng axit [chứa nhôm, magiê]

Điều trị đau dạ dày, triệu chứng khó tiêu.

Bupivacaine

Gây tê cục bộ.

Cephalosporin, penicillin,

Kháng sinh điều trị nhiễm trùng. Đôi khi có thể dẫn đến tiêu chảy hoặc tưa miệng ở trẻ.

Clotrimazole, fluconazole,miconazole

Được sử dụng để điều trị nhiễm nấm. Sinh khả dụng đường uống kém, ít ảnh hưởng đến trẻ.

Corticosteroid

Được sử dụng để điều trị viêm khớp.

Thuốc xịt mũi, thông mũi

Dùng để trị nghẹt mũi. Một số thuốc có thể ức chế sự sản xuất sữa.

Digoxin

Điều trị suy tim [Nếu tiêm tĩnh mạch, tránh cho con bú trong vòng 2 giờ sau đó].

Erythromycin

Sử dụng cho nhiễm trùng da và đường hô hấp.Theo dõi trẻ có thể bị tiêu chảy, nhiễm nấm candida, tưa miệng, hăm tã.

Fexofenadine, Loratadine

Thuốc kháng histamine không gây buồn ngủ điều trị dị ứng.

Ibuprofen

Kháng viêm, giảm đau.

Thuốc giãn phế quản dạng hít

Dùng trị hen suyễn.

Insulin

Điều trị bệnh tiểu đường; liều lượng cần thiết có thể giảm đến 25% trong thời kỳ cho con bú. Insulin, bao gồm các loại insulin sinh tổng hợp [aspart, detemir, glargine, glulisine, lispro] là một loại protein bị bất hoạt và phá hủy trong đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh nếu uống phải.

Thuốc nhuận tràng tạo khối và làm mềm phân.

Dùng để trị táo bón [dùng thời gian càng ngắn càng tốt].

Methyldopa, metoprolol, nifedipine, propranolol

Dùng để điều trị cao huyết áp.

Thuốc bôi tretinoin

Kem dùng trị mụn trứng cá; chỉ sử dụng các sản phẩm kem hoặc gel có thể hòa tan trong nước. Đảm bảo rằng da của trẻ sơ sinh không tiếp xúc trực tiếp với các vùng da đã được điều trị. 

Verapamil

Dùng điều trị cao huyết áp, đau thắt ngực. Dữ liệu còn hạn chế nhưng cho thấy rằng verapamil sẽ không gây ra tác dụng phụ ở trẻ bú mẹ, đặc biệt là ở trẻ trên 2 tháng tuổi.

Warfarin

Được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa hình thành cục máu đông.

Một số thuốc tránh sử dụng khi cho con bú

Theo báo cáo của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ [AAP], những loại thuốc sau không được sử dụng trong thời gian cho con bú: amiodarone, thuốc điều trị ung thư, chloramphenicol, ergotamine, phenindione, chất phóng xạ, retinoids, tetracycline [điều trị mãn tính> 3 tuần]… 

* Xin lưu ý: Luôn luôn tham khảo ý kiến ​​bác sĩ/dược sĩ để được tư vấn y tế liên quan đến việc sử dụng thuốc trong khi cho con bú, thông tin trong bài này không thể thay thế đơn thuốc và không được áp dụng cho mọi trường hợp.  

Nguồn: //www.drugs.com/drug-safety-breastfeeding.html

Người dịch: Ds. Huỳnh Phương Thảo

- Khoa Dược, Bệnh viện Nhân dân 115

Page 2

  • 24/11/2021 10:21

    Vệ sinh đường hô hấp trên như xịt mũi, súc họng đúng cách và thường xuyên là một trong các biện pháp giúp hạn chế tối đa vi-rút SARS-Cov-2 từ mũi, họng xuống phổi, giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh.

  • 22/11/2021 11:02

    Hưởng ứng tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc do Tổ chức Y tế Thế giới phát động từ ngày 18/11/2021 đến ngày 24/11/2021 với chủ đề của năm 2021 là: “Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm” nhằm ngăn chặn mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe và sự phát triển của toàn thế giới.

  • 18/11/2021 22:43

    BS.CK2 Huỳnh Thị Chiêu Oanh, trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhân dân 115 đưa ra hướng dẫn nhận biết dấu hiệu viêm đường hô hấp và trong đại dịch COVID-19 chúng ta cần làm gì khi có những triệu chứng này.

  • 17/11/2021 09:18

    Mặc dù số ca nhiễm Covid - 19 trên toàn thế giới tính đến tháng 11 năm 2021 đã trên 250 triệu người với hơn 5 triệu người chết, nhưng những hiểu biết của chúng ta về dịch bệnh phức tạp này vẫn còn quá ít ỏi.

  • 17/11/2021 00:25

    Khi có dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp, ở thời điểm đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, mọi người nên làm gì? Có phải trường hợp nào cũng cần test COVID không? Câu trả lời được BS.CKII Huỳnh Thị Chiêu Oanh - Trưởng khoa Hồi sức COVID 2, BV Nhân dân 115 giải đáp ngay sau đây!

  • 21/10/2021 14:47

    Sau khi hướng dẫn hệ miễn dịch cách nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh, các thành phần của vaccine sẽ bị đào thải khỏi cơ thể trong thời gian ngắn, chỉ có phản ứng miễn dịch ngừa virus ở lại.

  • 18/10/2021 10:27

    Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung thêm vitamin C, ngủ sớm nghỉ ngơi trước ngày tiêm, không tự ý ngưng thuốc với trẻ có bệnh mạn tính.

  • 04/10/2021 09:45

    Cụ thể, 7 triệu chứng gồm: Mất hoặc thay đổi khứu giác, vị giác; sốt; ho dai dẳng; ớn lạnh; chán ăn; đau cơ.

  • 25/08/2021 08:16

    Mới đây, Hiệp hội béo phì Hoa Kỳ kêu gọi tất cả những người béo phì nên đi tiêm vắc-xin COVID-19 càng sớm càng tốt.

  • 12/07/2021 13:26

    Tất cả các thành phần trong vắc xin phòng COVID19 đều an toàn. Hãy tiêm phòng khi đến lượt - Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh.

  • 08/07/2021 08:26

    Theo các báo cáo mới đây Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến hành vi ăn uống của chúng ta. Tuy nhiên, những thay đổi này không mang lại những điều tốt đẹp hơn.

  • 30/06/2021 07:32

    Các chuyên gia y tế khẳng định rằng, việc hiến máu sau chủng ngừa COVID-19 là an toàn. Trên thực tế, hiến máu được khuyến khích mạnh mẽ, đặc biệt trong những tháng hè lượng máu hiến có xu hướng giảm.

  • 22/06/2021 13:24

    Tháng 7 đến tháng 11 hàng năm là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn - trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Nếu không có các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả sẽ dễ dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết.

  • 22/06/2021 09:16

    Ðể bảo đảm an toàn tiêm vắc-xin phòng COVID-19, người tham gia tiêm chủng cần lưu ý một số điều trước khi tiêm và sau khi tiêm chủng.

  • 09/06/2021 07:16

    Thiếu hụt citrin là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến thiếu hụt citrin và căn bệnh này gây ra hậu quả gì cho người bệnh? Những thắc mắc đó sẽ được TS. BS. Lê Thị Tuyết Phượng – Trưởng khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Nhân dân 115 giải đáp qua chương trình tư vấn sau đây.

Tin mới nhất

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

Video liên quan

Chủ Đề