Thương hiệu chuyên vệ chăm Sóc Sắc Đẹp thuốc doanh nghiệp Bông Bạch Tuyết là

Bông Bạch Tuyết Bông Cắt TPM-40 500g

Bông Bạch Tuyết Bông Cắt TPM-49 500g

Bông Bạch Tuyết Bông cắt 7x7cm gói 250 gam

Bông Bạch Tuyết Bông Cắt TPM-25 500g

Bông Bạch Tuyết BÔNG CẮT MIẾNG BẠCH TUYẾT 1KG

Bông Bạch Tuyết Bông Cắt TPM-38 500g

CÔNG TY CỔ PHẦN BÔNG BẠCH TUYẾT

ĐC: 550 Âu cơ,phường 10 Quận Tân Bình ,Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: [848] 9744012 – [848] 08.9744024

Fax: [84] 7744013

E-mail:

website: www.bachtuyet.com.

CÔNG TY CỔ PHẦN BÔNG BẠCH TUYẾT

  • Chủ tịch HĐQT: PHAN THANH QUAN.
  • Tổng Giám đốc: NGÔ VĂN HƯNG.
  • Ngành nghề sản xuất, kinh doanh: Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty hiện nay: bông , băng y tế, băng vệ sinh phụ nữ và các sản phẩm khác từ bông, băng. Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp. Kinh doanh nhà ở, cho thuê văn phòng. Mua bán máy móc thiết bị ngành công nghiệp – xây dựng – điện – điện tử. Mua bán hàng gia dụng, lương thực , thực phẩm, hàng điện – điện tử, hàng trang trí nội thất, văn phòng phẩm, văn hóa phẩm được phép lưu hành.
  • Tổng số lao động: 400 người.
  • Năng lực sản xuất: Năng suất thiết kế của dây chuyền là 250 kg/giờ [100 tấn / tháng].
  • Mặt hàng chính: bông , băng y tế, băng vệ sinh phụ nữ và các sản phẩm khác từ bông, băng.
  • Thị trường: EU, Nhật, Đài Loan ,thị trường khác…
  • Chứng nhận:
    • ISO 9001:2000.
    • Hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều năm liền.
    • Thương hiệu uy tín chất lượng năm 2006.
    • Cúp vàng thương hiệu Việt năm 2006

Bông Bạch Tuyết đặt mục tiêu năm nay lãi hơn 16 tỷ đồng, xoá hết lỗ luỹ kế và tìm cách thoát khỏi bờ vực phá sản.

Bông Bạch Tuyết tiền thân là nhà máy Cobovina Bạch Tuyết, được thành lập năm 1960 và chuyên sản xuất các sản phẩm bông y tế, băng vệ sinh phụ nữ. Sau ngày giải phóng, nơi đây được quốc hữu hóa, đổi tên thành Xí nghiệp Quốc doanh Bông Bạch Tuyết.

Công ty chuyển đổi hoạt động theo loại hình doanh nghiệp cổ phần từ những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước. Ở giai đoạn hoàng kim, công ty chiếm hơn 90% thị phần sản phẩm bông y tế.

Bông Bạch Tuyết lần đầu lên sàn chứng khoán năm 2004, nhưng 5 năm sau đó phải huy niêm yết vì hoạt động kinh doanh lao dốc do cổ đông thường xuyên xảy ra xung đột, giá nguyên vật liệu leo thang, năng lực bán hàng không kịp đáp ứng lượng hàng sản xuất tăng đột biến...

Trong báo cáo thường niên nhiều năm liên tiếp, ban lãnh đạo công ty cho biết khó khăn lớn nhất là mất năng lực thanh toán nợ nên tài sản thế chấp bị cơ quan thi hành án kê biên, phát mãi và đấu giá. Điều này khiến nhiều khách hàng lớn là bệnh viện, đại lý, nhà phân phối ngần ngại hợp tác tiếp.

Suốt gần 10 năm, mục tiêu quan trọng nhất của thương hiệu nổi tiếng một thời là tìm cách thoát khỏi bờ vực phá sản. Ban lãnh đạo Bông Bạch Tuyết từng cho biết, công ty có nhiều kế hoạch đa dạng hoá kinh doanh nhưng không thể vay được tiền của ngân hàng vì nợ cũ tồn đọng.

"Nếu không có giải pháp hỗ trợ nguồn vốn khác như mua bán nợ, đầu tư tài chính, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh... thì Bông Bạch Tuyết khó đứng vững trong cơn khủng hoảng nghiêm trọng", ban lãnh đạo công ty viết.

Tận dụng kết quả kinh doanh có những tín hiệu khởi sắc, công ty liên tiếp thương lượng với chủ nợ để giảm lãi phải trả, vay vốn mới từ công ty có liên quan của Hội đồng quản trị để xử lý nợ cũ. Cuối năm 2018, công ty đăng ký giao dịch trở lại trên sàn UPCoM và kết quả kinh doanh từ đó cũng chuyển biến khả quan.

Trong kế hoạch trình đại hội đồng cổ đông năm nay, Bông Bạch Tuyết dự kiến doanh thu lập kỷ lục 169 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng âm hai chữ số so với cùng kỳ, nhưng vẫn đạt hơn 16 tỷ đồng và kéo dài mạch lãi 8 năm liên tiếp.

Những năm trước, bông và gạc y tế phân phối cho các bệnh viện, nhà thuốc chiếm tỷ trọng áp đảo trong cơ cấu doanh thu. Gần đây, công ty mở rộng danh mục sản phẩm như khẩu trang, tăm bông, bông tẩy trang... dành cho nhiều đối tượng và kênh phân phối nên các chỉ tiêu tài chính cũng dần cải thiện. Nếu tiếp tục giữ phong độ này, công ty đứng trước cơ hội lớn để hoàn thành kế hoạch này, qua đó xoá sạch khoản lỗ luỹ kế dai dẳng hơn một thập kỷ.

Việc mới chào bán thành công 2,96 triệu cổ phiếu để huy động gần 55 tỷ đồng và tăng vốn điều lệ là một trong những yếu tố tác động lớn nhất đến quá trình chinh phục kế hoạch này. Với khoản tiền thu được, công ty đã trả nợ, mua nguyên liệu, tái định vị thương hiệu và còn dư để bổ sung dòng vốn lưu động. Tổng nợ tính đến cuối năm ngoái chỉ còn 43 tỷ đồng, trong đó nợ vay tài chính được tất toán toàn bộ.

Thay vì liệt kê khó khăn và nguyên nhân không hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh như những năm trước, báo cáo của ban lãnh đạo Bông Bạch Tuyết năm nay đã xuất hiện nhiều thông tin tích cực.

Công ty mới thay đổi nhận diện thương hiệu sau 50 năm gắn bó với hình ảnh thiếu nữ cầm bông y tế. Điều này thể hiện việc chuyển dịch dần từ chỗ chỉ sản xuất bông y tế và băng vệ sinh phụ nữ của nhà máy Cobovina Bạch Tuyết sang danh mục sản phẩm đa dạng, có nhiều nhãn hiệu khác nhau như Kotton Beauty, Kotton Care, Kotton Care for Kid, Kotton Pro... dành cho từng đối tượng khách hàng cá nhân lẫn công nghiệp.

Ngoài phát triển thị trường trong nước, công ty dự kiến năm nay tìm đường đưa sản phẩm ra nước ngoài. Hệ thống phân phối cũng được cơ cấu lại theo hướng bớt trung gian, thâm nhập vào những hệ thống bán lẻ chưa có sản phẩm để tăng dần độ phủ.

Phương Đông

Ra đời cách đây 60 năm, Bông Bạch Tuyết từng là niềm tự hào của sản phẩm mang thương hiệu Việt.

Thời vàng son chóng vánh

Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết tiền thân là nhà máy Cobovina Bạch Tuyết thành lập năm 1960, là nhà máy của tư nhân chuyên sản xuất các sản phẩm bông y tế và băng vệ sinh phụ nữ.

Sau đó, nhà máy đổi tên thành xí nghiệp Quốc doanh Bông Bạch Tuyết vào năm 1979. Năm 1992 tiếp tục đổi tên thành công ty Bông Bạch Tuyết. Đây cũng là thời điểm đánh dấu những bước phát triển mạnh mẽ khi công ty trở thành doanh nghiệp tiên phong nhập khẩu dây chuyền sản xuất băng vệ sinh dán. Cải tiến công nghệ, tung sản phẩm mới chiếm lĩnh thị trường, sản phẩm của Bông Bạch Tuyết nhanh chóng bao phủ khắp thị trường cả nước.

Bông Bạch Tuyết là công ty đầu tiên tại Việt Nam nhập khẩu dây chuyền sản xuất băng vệ sinh dán về Việt Nam. Chỉ sau hơn 1 năm, riêng dây chuyền này đã tạo ra lợi nhuận và chiếm khoảng 1/3 doanh số của Bông Bạch Tuyết bên cạnh sản phẩm chủ lực là bông y tế. Công nghệ hiện đại, thị trường hoàn toàn rộng mở và hầu như không có đối thủ, Bông Bạch Tuyết “nổi như cồn” và trở thành thương hiệu Việt đình đám thời điểm đó.

Bông Bạch Tuyết đã có thời vàng son trong quá khứ.

Với mô hình công ty cổ phần với vốn điều lệ 11,4 tỷ đồng trong đó Nhà nước nắm giữ 30% vốn. Mô hình hoạt động mới đưa sản phẩm bông y tế của Bông Bạch Tuyết chiếm 90% thị phần cả nước còn sản phẩm băng vệ sinh chiếm 30%. Thành công này đưa cổ phiếu của Bông Bạch Tuyết lên sàn chứng khoán tháng 3/2004 nhưng cũng từ đây hoạt động kinh doanh của Bông Bạch Tuyết đi xuống.

Sự cạnh tranh của các đối thủ lớn, trong đó có các đối thủ nước ngoài, khiến Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất băng vệ sinh hiện đại trong năm 2004-2005.

Tuy nhiên, đó lại là một nước cờ sai lầm và là nguyên nhân chính đẩy Bông Bạch Tuyết đến bờ vực thua lỗ. Ông Tạ Xuân Thọ, nguyên Tổng Giám đốc Công ty, từng thừa nhận việc đầu tư này khiến năng lực sản xuất tăng lên, nhưng năng lực bán hàng không tăng lên tương ứng, tồn kho tăng mạnh.

Cụ thể, năng lực sản xuất băng vệ sinh thời điểm đó vào khoảng 2 triệu gói/tháng, gấp 10 lần năng lực bán hàng. Điều này khiến Bông Bạch Tuyết chỉ còn vốn cố định, không còn vốn lưu động và phải phụ thuộc vào hạn mức tín dụng của ngân hàng.

Một năm, Bông Bạch Tuyết phải trả hơn chục tỷ đồng cả vốn và lãi gốc cho ngân hàng. Và thay vì nghiên cứu thị trường để tìm hiểu thị hiếu của khách hàng với sản phẩm, Công ty vẫn đẩy mạnh hoạt động marketing cho sản phẩm băng vệ sinh.

Điều này khiến Công ty lỗ liên tục trong năm 2006-2007, thậm chí dừng hoạt động từ tháng 7/2008 và cổ phiếu bị hủy niêm yết vào tháng 8.2009. Sau khi bị hủy niêm yết 1 tháng, Công ty mới bắt đầu hoạt động trở lại, chỉ còn chú trọng vào mảng bông y tế và ngừng hẳn sản xuất băng vệ sinh. Chỉ sau 3 năm góp mặt trên sàn chứng khoán, Bông Bạch Tuyết báo lỗ tổng cộng 14 tỷ đồng cùng hàng loạt khoản nợ quá hạn thanh toán cho ngân hàng và các bên liên quan.

Khó khăn, thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, Bông Bạch Tuyết phải hủy niêm yết vào năm 2009.

Năm 2008, báo cáo tài chính 2006 của Bông Bạch Tuyết bỗng nhiên được điều chỉnh từ lãi thành lỗ. Cổ đông ngỡ ngàng khi kết quả thanh tra phát hiện công ty đã thua lỗ liên tục ngay từ năm 2004.

Công ty bị thiếu vốn lưu động trầm trọng, không còn tài sản thế chấp để vay vốn. Năm 2007, tổng nợ phải trả của công ty là hơn 47 tỷ đồng trong khi đó tài sản ngắn hạn chỉ gần 25 tỷ, nợ phải thu khó đòi là gần 2 tỷ.

Theo kết quả thanh tra toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh của Bông Bạch Tuyết từ năm 2005-2008, đã có nhiều khoản tài chính thiếu minh bạch. Thí dụ dự án xây dựng bệnh viện Bạch Tuyết sau 8 tháng triển khai đã chi 464 triệu đồng, trong đó 355 triệu đồng chi tiếp khách trong khi dự án chưa thực hiện được một công tác cơ bản nào. Hay việc trả lương tổng giám đốc vượt quá hạn mức khi công ty thua lỗ.

Ngày 7/8/2009, mã cổ phiếu Bông Bạch Tuyết bị hủy niêm yết theo yêu cầu của Ủy ban chứng khoán nhà nước do không đáp ứng được điều kiện về vốn điều lệ thực góp. Trước đó Bông Bạch Tuyết từng bị tạm ngừng giao dịch do lỗ lũy kế 2 năm liên tiếp và do không công bố thông tin theo đúng quy định.

Nỗ lực trở lại đường đua

9 năm sau, Bông Bạch Tuyết trở lại niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với tổng cộng 6,84 triệu cổ phiếu trên UPCoM vào tháng 6/2018. Cổ đông lớn nhất hiện tại của Bông Bạch Tuyết là Công ty Cổ phần Dệt may Gia Định nắm 30% vốn. Hiện vốn điều lệ của doanh nghiệp là 68,4 tỷ đồng.

Các sản phẩm chủ yếu của Bông Bạch Tuyết hiện nay là bông, gạc y tế, bông tẩy trang, bông viên, tăm bông, khăn gạc, khẩu trang y tế... Trong đó bông y tế chiếm tỷ trọng hơn 65% doanh thu.

Được biết, sau những vấp váp, công ty tiếp tục hoạt động, và vẫn tiếp tục thua lỗ trong giai đoạn 2010 - 2013. Tuy nhiên mức lỗ giảm dần theo từng năm và đến năm 2014, công ty bắt đầu có lãi trở lại. Năm 2016 đánh dấu công ty có lãi 3 năm liên tiếp. 

Các sản phẩm chủ yếu của Bông Bạch Tuyết hiện nay là bông, gạc y tế, bông tẩy trang, bông viên, tăm bông, khăn gạc, khẩu trang y tế... Trong đó bông y tế chiếm tỷ trọng hơn 65% doanh thu. Hiện nay, sản phẩm băng gạc y tế công ty sản xuất hơn 200 loại sản phẩm để phục vụ thị trường và khách hàng trên cả nước. Các sản phẩm bông, băng phục vụ ngành y tế thì rất đa dạng nên vẫn còn nhiều hướng để phát triển sản phẩm.

Nỗ lực vượt khó của Bông Bạch Tuyết thời gian qua là đáng ghi nhận. Công ty đã chi trả một phần nợ gốc cho các chủ nợ như Maritime Bank, Bibica, Ngân hàng Quân Đội... và đang đàm phán để tái cấu trúc các khoản nợ còn lại. Công ty cũng đầu tư thêm dây chuyền sản xuất xử lý màng bông, đồng thời nâng cấp các dây chuyền sản xuất gạc bông y tế để tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu trên phân khúc bông băng y tế.

Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, Bông Bạch Tuyết còn phát triển thêm các sản phẩm phục vụ sắc đẹp của phái nữ như bông tẩy trang Merilynn, khẩu trang Meriday... Nhưng về cơ bản, các dòng sản phẩm phục vụ y tế và sức khỏe vẫn đang là chủ lực khi đã có thương hiệu, dễ sản xuất và không phải tốn quá nhiều chi phí marketing

Gần đây nhất Bông Bạch Tuyết gây tiếng vang khi sản xuất thành công khẩu trang chóng say tàu xe từ tinh dầu trị liệu [Bưởi, sả chanh, gừng] trong sản xuất những dòng sản phẩm tiện ích chăm sóc sức khỏe cộng đồng , bắt đầu là dòng sản phẩm khẩu trang ướp tinh dầu thiên nhiên giúp thư giãn, hạn chế say tàu xe…

Một điểm mạnh khác của Bông Bạch Tuyết là hệ thống phân phối phủ khắp cả nước, thông qua hệ thống nhà thuốc, bệnh viện cũng như xuất hiện trên kệ của các siêu thị, trung tâm thương mại Saigon Co.opmart, Aeon Mall, Vinmart, Simply Mart, One Shop [thuộc Tổng Công ty May Nhà Bè]. 

Có thể nói, nếu công cuộc tái cấu trúc tài chính được thực hiện quyết liệt hơn nữa thì với thương hiệu và năng lực sản xuất sẵn có, có lẽ Bông Bạch Tuyết sẽ đủ sức để quay trở lại đường đua.

Đánh giá của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề