Thuyết Minh báo cáo nghiên cứu khả thi khu đô thị

Hướng dẫn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, tiền khả thi đầu tư xây dựng mới nhất năm 2021. Quy định chi tiết tại Điều 9, Điều 11 Nghị định 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Hướng dẫn khi nào lập báo cáo nghiên cứu khả thi

Quy định chi tiết tại điều 11 của Nghị định 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ gồm:

1, Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định

  • Điều 54 của Luật Xây dựng năm 2014
  • Sửa đổi bổ sung tại khoản 12 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14

Trừ những Dự án chỉ cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật Xem tại đây

Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi

2, Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị; Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải thuyết minh rõ nội dung sau:

a, Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với chương trình; Kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt [ nếu có ]

b, Tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở, tỷ lệ số lượng các loại nhà ở [ biệt thự, liền kề, chung cư]; Và sự tương thích của số lượng các loại nhà ở với chỉ tiêu dân số được phê duyệt

c, Diện tích đất dành để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở

d, Phương án kinh doanh các sản phẩm nhà ở và sản phẩm ở và sản phẩm khác của dự án

đ, Sự phù hợp với định hướng phát triển đô thị, chương trình phát triển đô thị được phê duyệt; Kế hoạch xây dựng và hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật trước khi khai thác nhà ở; Danh mục các khu vực hoặc công trình và dịch vụ công ích sẽ bàn giao cho Nhà nước

e, Phương án phân kỳ đầu tư để đảm bảo yêu cầu đồng bộ đối với các dự án gồm nhiều công trình xây dựng triển khai theo thời gian dài có yêu cầu phần kỳ đầu tư

g, Đối với khu đô thị không có nhà ở thì không yêu cầu thực hiện quy định tại điểm a, b, c, d

Xem thêm một số bài viết khác liên quan

Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng gồm những gì? Xem Tại đây

Thuê chỗ ở có được thanh toán chi phí lán trại Xem tại đây

Video Hướng dẫn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

 Báo cáo nghiên cứu khả thi, Chuẩn bị dự án, Quản lý dự án  11/08/2021

Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng. Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được quy định tại Điều 11 Nghị định 15/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:

1. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.

Điều 54 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14

Điều 54. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng 

1. Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng. Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội dung sau:

a] Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng;

b] Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn [nếu có];

c] Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng;

d] Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng cho từng công trình; 

đ] Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng, chống cháy, nổ; 

e] Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập thiết kế cơ sở.

2. Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm: 

a] Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng; 

b] Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa chọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu trong khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng, tái định cư [nếu có], giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án, vận hành, sử dụng công trình và bảo vệ môi trường;

c] Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư; bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây dựng, phòng, chống cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác; 

d] Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; kiến nghị cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án;

“d1] Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, ngoài nội dung quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này phải có thông tin về các loại hình nhà ở, việc thực hiện yêu cầu về nhà ở xã hội [nếu có]. Đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị phải có thuyết minh về phương án xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của dự án và kết nối với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài phạm vi dự án, phương án bàn giao công trình. Chính phủ quy định chi tiết điểm này;”. [khoản 12 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14].

đ] Các nội dung khác có liên quan.

2. Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải thuyết minh rõ các nội dung sau:

a] Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt [nếu có];

b] Tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở; tỷ lệ, số lượng các loại nhà ở [biệt thự, liền kề, căn hộ chung cư] và sự tương thích của số lượng các loại nhà ở với chỉ tiêu dân số được phê duyệt;

c] Diện tích đất dành để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở;

d] Phương án kinh doanh các sản phẩm nhà ở và các sản phẩm khác của dự án;

đ] Sự phù hợp với định hướng phát triển đô thị, chương trình phát triển đô thị được phê duyệt [nếu có]; kế hoạch xây dựng và hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật trước khi khai thác nhà ở [nếu có], công trình hạ tầng xã hội và các công trình khác trong dự án; kế hoạch và danh mục các khu vực hoặc công trình và dịch vụ công ích sẽ bàn giao trong trường hợp có bàn giao cho Nhà nước;

e] Phương án phân kỳ đầu tư để đảm bảo yêu cầu đồng bộ đối với các dự án gồm nhiều công trình xây dựng triển khai theo thời gian dài có yêu cầu phân kỳ đầu tư;

g] Đối với khu đô thị không có nhà ở thì không yêu cầu thực hiện các quy định tại các điểm a, b, c và d của khoản này.

 7 total views,  5 views today

Khi trúng thầu một dự án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải tiến hành các hoạt động liên quan đến báo cáo xây dựng. Vậy khi nào thì phải làm báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng? Pháp luật quy định về trường hợp này như thế nào? Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Luật Xây dựng năm 2014

Nghị định 59/2015/NĐ-CP Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng ngày 18 tháng 06 năm 2015.

-Nghị định 42/2017 NĐ-CP Nghị định về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

1. Quy định về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án:

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi về các mặt: Kỹ thuật, hiệu quả kinh tế – xã hội, mặt tài chính và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng, làm cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng.

Vấn đề này được quy định tại Điều 7 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định như sau:

“1. Chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. Trường hợp các dự án Nhóm A [trừ dự án quan trọng quốc gia] đã có quy hoạch được phê duyệt đảm bảo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này thì không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

2. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật xây dựng năm 2014, trong đó phương án thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gồm các nội dung sau:

a] Sơ bộ về địa điểm xây dựng; quy mô dự án; vị trí, loại và cấp công trình chính;

b] Bản vẽ thiết kế sơ bộ tổng mặt bằng dự án; mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt công trình chính của dự án;

Xem thêm: Quy định về việc lập và thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi

c] Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ giải pháp thiết kế nền móng được lựa chọn của công trình chính;

d] Sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ [nếu có].

Tuy nhiên Khoản 2 Điều 7 Nghị định 59/2015/NĐ-CP  đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 42/2017 NĐ-CP:

“2. Nội dung Báo cáo nghiên cu tiền khả thi được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật xây dựng năm 2014, trong đó phương án thiết kế sơ bộ bao gồm các nội dung sau:

a] Sơ bộ về địa điểm xây dựng; quy mô dự án; vị trí, loại và cấp công trình chính của dự án;

b] Bản vẽ thiết kế sơ bộ tổng mặt bằng dự án; bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế sơ bộ công trình chính của dự án;

c] Sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ [nếu có]”.

Như vậy, đối với dự án quan trọng quốc gia dự án nhóm A, trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng. Những dự án khác trong trường hợp cần phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

Xem thêm: Dự án đơn giản chủ đầu tư có thể trực tiếp quản lý không?

Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật Xây dựng năm 2014:​

“Điều 53. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng

 Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng.

2. Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng.

3. Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên.

4. Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật và thiết bị phù hợp.

Xem thêm: Quy định về lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với công trình di tích quốc gia

5. Dự kiến thời gian thực hiện dự án.

6. Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn vốn, trả nợ vốn vay [nếu có]; xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế – xã hội và đánh giá tác động của dự án.”

Như vây, các dự án nhóm A là dự án quan trọng quốc gia, đã có quy hoạch được phê duyệt thì vẫn sẽ phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; Người trực tiếp được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án sẽ tiến hành việc tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng.

2. Các dự án được coi là nhóm A:

Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây: Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt; Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh; Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia; Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ; Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất.

Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; Công nghiệp điện; Khai thác dầu khí; Hóa chất, phân bón, xi măng; Chế tạo máy, luyện kim; Khai thác, chế biến khoáng sản; Xây dựng khu nhà ở.

Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: Giao thông, trừ các dự án giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; Thủy lợi; Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật; Kỹ thuật điện; Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; Hóa dược; Sản xuất vật liệu, trừ các dự án hóa chất, phân bón, xi măng có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên  ; Công trình cơ khí, trừ các dự án chế tạo máy, luyện kim;  Bưu chính, viễn thông  có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên.

Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp thuộc ba trường hợp nêu trên.

Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: Y tế, văn hóa, giáo dục; Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình;  Kho tàng; Du lịch, thể dục thể thao; Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở  Xây dựng khu nhà ở có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên.

Xem thêm: Đấu thầu thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội

TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

3. Dự án nhóm A có phải báo cáo nghiên cứu tiền khả thi không?

Tóm tắt câu hỏi:

Công ty tôi đã trúng thầu một dự án đầu tư xây dựng, hiện nay tôi là người trực tiếp được chủ đầu tư uỷ quyền tiến hành các hoạt động liên quan đến việc báo cáo xây dựng. Tuy nhiên dự án này là dự án nhóm A, tôi muốn hỏi là dự án thuộc nhóm này có nhất thiết phải làm báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng không? Cám ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật về đấu thầu của Công ty Luật Dương Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Điều 7 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định như sau:

“1. Chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. Trường hợp các dự án Nhóm A [trừ dự án quan trọng quốc gia] đã có quy hoạch được phê duyệt đảm bảo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này thì không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

2. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật Xây dựng năm 2014, trong đó phương án thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gồm các nội dung sau:

Xem thêm: Xây dựng thêm nhà thuê làm trụ sở kinh doanh

a] Sơ bộ về địa điểm xây dựng; quy mô dự án; vị trí, loại và cấp công trình chính;

b] Bản vẽ thiết kế sơ bộ tổng mặt bằng dự án; mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt công trình chính của dự án;

c] Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ giải pháp thiết kế nền móng được lựa chọn của công trình chính;

d] Sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ [nếu có].”

Khoản 2 Điều 7 Nghị định 59/2015/NĐ-CP  đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 42/2017 NĐ-CP.

Như vậy, trong trường hợp trên bạn không trình bày rõ rằng dự án xây dựng của công ty bạn là dự án nhóm A đã có quy hoạch được phê duyệt hay chưa. Do đó, chúng tôi xin đưa ra ba trường hợp như sau:

Thứ nhất, dự án của công ty bạn là dự án nhóm A là dự án quan trọng quốc gia, đã có quy hoạch được phê duyệt thì vẫn sẽ phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Thứ hai, dự án của công ty bạn là dự án nhóm A, không phải dự án quan trọng quốc gia, đã có quy hoạch được phê duyệt đảm bảo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 7 nêu trên thì không cần phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Thứ ba, dự án của công ty bạn không thuộc 2 trường hợp nêu trên thì bạn – người trực tiếp được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án sẽ tiến hành việc tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật Xây dựng năm 2014:

“Điều 53. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng

1. Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng.

2. Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng.

3. Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên.

4. Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật và thiết bị phù hợp.

5. Dự kiến thời gian thực hiện dự án.

6. Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn vốn, trả nợ vốn vay [nếu có]; xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế – xã hội và đánh giá tác động của dự án.”

Video liên quan