Tiêm thuốc thai ngoài tử cung kiêng gì

Chào các mẹ. Em năm nay 28t. Vừa rồi ra máu nhiều đi khám mới biết bị TNTC. Sau thời gian theo dõi chỉ số beta thì BS cho em tiêm 1 mũi MTX. Beta của e đầu là 170. Tiêm MTX sau 2 ngày lại lên 270. Em thỉnh thoảng vẫn đau nhói2 ở vị trí thai ngoài[bên trái]. Mẹ nào có kinh nghiệm cho em hỏi chút điều trị MTX có kiêng gì ko ah? Em hỏi BS thì bảo ăn uống bình thường. Mà đọc ở một số topic thì các mẹ bảo phải kiêng những chất tốt cho bà bầu. Em hoang mang lắm. Thỉnh thoảng đau đau lại nghĩ dại sợ nó vỡ.

Mổ thai ngoài tử cung cần kiêng những gì là băn khoăn của nhiều người. Vì sau phẫu thuật, cơ thể người bệnh yếu, cổ tử cung bị tổn thương,  chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thế nào để nhanh chóng hồi phục, không ảnh hưởng khả năng sinh sản sau này rất quan trọng.

Ăn và không ăn gì là điều nhiều chị em quan tâm sau phẫu thuật thai ngoài tử cung

1. Không ăn gừng sau mổ

Gừng có chứa thành phần gây co thắt tử cung vì thế mà sẽ khiến cho tử cung tổn thương, xuất huyết.

2. Kiêng ăn đậu nành

Mặc dù đậu nành rất tốt cho phụ nữ tuy nhiên với những phụ nữ sau khi mổ thai ngoài tử cung thì đây không phải là sự lựa chọn đúng đắn. Trong đậu nành có chứa chất phytate gây trở ngại cho việc hấp thụ sắt, trong khi thời điểm này, thai phụ cần một lượng máu để bù máu cho cơ thể sau khi đã mổ thai ngoài dạ con. Tốt nhất, là sau khi mổ thai ngoài dạ con, nên kiêng những thực phẩm này trong một thời gian.

Trong đậu nành có chứa chất phytate gây trở ngại cho việc hấp thụ sắt nên cần kiếng sau phẫu thuật

3. Kiêng những thực phẩm tính hàn

Cua, ốc, cá, rau đay… đặc biệt là ba ba, nha đam, rau sam, đu đủ xanh, hạt ý dĩ – những thực phẩm mang tính hàn này không nên ăn sau khi phẫu thuật thai ngoài tử cung. Chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho đông máu.

4. Kiêng những thực phẩm khiến vết mổ lâu lành

Kiêng ăn những thực phẩm khiến cho vết thương lâu lành như đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà… Chúng sẽ làm tăng quá trình tạo mủ viêm, vết mổ vì thế sẽ lâu lành hoặc gây sẹo lồi.Thêm vào đó, nên kiêng rượu, bia, cà phê, đồ cay, gừng, tỏi,… vì gây hại rất lớn đến sức khỏe của chị em, khiến cho tử cung khó phục hồi.

Trong chế độ dinh dưỡng sau mổ thai ngoài dạ con, người bệnh cần uống nước thường xuyên để giảm sự bay hơi nước của cơ thể, tạo điều kiện cho hoạt động trao đổi chất tốt hơn.  Cần nạp thêm vitamin từ việc ăn nhiều rau tươi và trái cây để dễ tiêu hóa, bổ sung protein để phòng tình trạng thiếu máu do thiếu sắt bằng những loại thực phẩm như cá tươi, trứng, sữa, thịt gà, thịt lợn…

5. Kiêng quan hệ tình dục sau khi mổ

Sau phẫu thuật lấy thai ngoài tử cung, sức khỏe của bạn nữ yếu, tử cung và vết mổ chưa lành, việc kiêng quan hệ vợ chồng lúc này rất quan trọng để giữ gìn sức khỏe và bảo vệ vết thương vùng cổ tử cung.

6. Kiêng vận động mạnh

Sau mổ chửa ngoài tử cung cần kiêng vận động mạnh vì sức khỏe phụ nữ còn rất yếu. Nên nghỉ ngơi 2 tuần để hồi phục sức khỏe, tránh đi lại nhiều.

7. Không được để cơ thể nhiễm lạnh

Sau mổ thai ngoài dạ con, cần kiêng không tắm nước lạnh, không giặt quần áo, hoặc uống nước đá lạnh. Nên dùng nước ấm để tắm rửa, lau người, khi giặt đồ hoặc cần sử dụng đến nước, nên đeo bao tay cao su để tránh tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh.
Mổ thai ngoài tử cung cần kiêng những gì? Tại Bệnh viện, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cụ thể việc kiêng cữ sau khi thực hiện. Ngay khi có những dấu hiệu bất thường, cần đến bệnh viện thăm khám để kịp thời xử trí, theo dõi.

Tại Bệnh viện, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cụ thể việc kiêng cữ sau khi thực hiện.

Sau khi phẫu thuật thai ngoài tử cung, việc chú ý trong dinh dưỡng cũng như trong sinh hoạt vô cùng quan trọng. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ mang đến những điều bổ ích giúp chị em chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Đặng Phạm Quang Thái - Bác sĩ Sản phụ khoa, Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Thai ngoài tử cung là khi phôi thai làm tổ và phát triển bên ngoài buồng tử cung. Khối thai ngoài tử cung vỡ sẽ gây chảy máu ồ ạt đe dọa tính mạng của người bệnh. Phần lớn thai ngoài tử cung là ở vòi trứng, ngoài ra có thể gặp ở những vị trí khác như: Thai trong ổ bụng, thai ở buồng trứng, thai tại vết mổ lấy thai cũ ...

1.1 Mục tiêu điều trị

Giải quyết khối thai ngoài tử cung nhằm:

  • Giảm tối đa tỷ lệ biến chứng [vỡ chảy máu], tử vong của người mẹ
  • Ngừa tái phát thai ngoài tử cung
  • Duy trì khả năng sinh sản cho người mẹ

1.2 Các phương pháp trong điều trị thai ngoài tử cung

Hiện nay, có 3 phương pháp được sử dụng trong điều trị thai ngoài tử cung:

  • Thuốc: Loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị thai ngoài tử cung là Methotrexate. Thuốc này ngăn chặn các tế bào phát triển, kết thúc thai kỳ, vòi trứng được bảo tồn.
  • Phẫu thuật mở: Nếu thai ngoài tử cung gây vỡ vòi trứng chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, cần phẫu thuật khẩn cấp. Hiện nay do phát hiện sớm thai ngoài tử cung nên các trường hợp phải mở bụng rất hiếm. Những trường hợp này thường phải kết hợp hồi sức chống choáng do mất máu nhiều.
  • Phẫu thuật nội soi: Hiện nay áp dụng rộng rãi trong việc xử trí ngoại khoa thai ngoài tử cung
    • Nội soi chẩn đoán thai ngoài tử cung
    • Nội soi bảo tồn vòi trứng với những trường hợp còn có nhu cầu sinh con
    • Nội soi cắt vòi trứng với trường hợp không còn nhu cầu sinh hoặc không thể bảo tồn

Việc chọn lựa phương pháp điều trị tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Thuốc Methotrexate được sử dụng điều trị thai ngoài tử cung

2.1. Chỉ định điều trị Methotrexate [MTX] đơn liều

  • Huyết động học ổn định [không có choáng].
  • Nồng độ βhCG < = 5000 mIU / ml.
  • Không có phôi thai, tim thai trong khối thai ngoài tử cung [qua siêu âm].
  • Kích thước khối thai < 3 – 4 cm [qua siêu âm].

2.2. Chỉ định điều trị MTX đa liều

  • Huyết động học ổn định [không có choáng].
  • Nồng độ βhCG > 5.000 mIU / ml và < = 10.000 mIU / ml.
  • Kích thước khối thai < 5 cm [qua siêu âm].
  • Thai ngoài tử cung đoạn kẽ < 3cm.

2.3. Chống chỉ định điều trị nội khoa

  • Huyết động học không ổn định [tiền choáng, có choáng]: mạch nhanh, HA tụt, da niêm xanh nhợt, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn, Hb/Hct giảm.
  • Có dấu hiệu vỡ: đau bụng dưới nhiều và tăng dần, hoặc siêu âm có lượng dịch ước lượng > 300 ml, hay có dịch ổ bụng.
  • Có phối hợp thêm thai trong tử cung.
  • Đang cho con bú.
  • Dị ứng với MTX.
  • Có các bệnh nội khoa: suy thận, loét dạ dày, bệnh phổi hoạt động, suy giảm miễn dịch.
  • Bệnh nhân không chấp nhận điều trị MTX.
  • Bất thường các XN nghiệm tiền hóa trị [BC < 3000, Tiểu cầu < 100.000, tăng men gan SGOT, SGPT > 100UI/L, tăng creatinine, rối loạn yếu tố đông máu...].
  • Không đáp ứng các chỉ định điều trị kể trên.

Phụ nữ đang cho con bú không nên trị nội khoa thai ngoài tử cung

2.4. Xét nghiệm trước điều trị bằng MTX

  • Huyết đồ, nhóm máu, Rh.
  • Đường huyết, Chức năng gan, thận
  • Đông máu toàn bộ.
  • Điện tâm đồ. X quang tim phổi thẳng

Xét nghiệm trước điều trị bằng Methotrexate

Có thể gặp các triệu chứng sau đây trong quá trình điều trị

3.1. Đau

  • Ngày 2 – Ngày 3 sau khi tiêm thuốc, có thể bệnh nhân thấy đau bụng tăng lên do hiện tượng sẩy thai qua loa, hoặc sự căng dãn của vòi trứng bởi tình trạng tụ máu trong vòi trứng. Đau sẽ giảm dần vào các ngày sau, có thể cho thuốc giảm đau.
  • Nếu đau tăng lên, cần phải khám lâm sàng, làm siêu âm, công thức máu để đánh giá lại tình trạng huyết động học xem có xuất huyết nội không.

Sự tăng kích thước khối thai không được xem là thất bại của điều trị nội khoa.

75% BN sẽ đau bụng tăng lên ở mức độ vừa phải, từ 1 - 2 ngày, xảy ra sau bắt đầu điều trị 2 - 3 ngày.

3.2. βhCG

  • Tăng β hCG ngày 4 so với ngày đầu / điều trị MTX thường gặp, không được xem là thất bại điều trị.
  • Thời gian trung bình để β hCG < 15mUI/ml là 35 ngày, dài nhất 109 ngày.

3.3. Khối máu tụ

  • 56 % khối thai ngoài tử cung có tăng kích thước sau điều trị MTX.
  • Siêu âm có thể có khối cạnh tử cung ngay khi β HCG < 5mUI/ml, và mất đi sau 3 – 6 tháng.
  • Sự tăng kích thước khối thai không được xem là thất bại của điều trị nội khoa.

Người bệnh xuất hiện đau bụng

3.4. Chỉ định can thiệp ngoại khoa ngay khi

  • Đau bụng nhiều, huyết động học không ổn định.
  • Siêu âm thấy khối thai to ra, có nhiều dịch ổ bụng.
  • Tăng β hCG hoặc không giảm theo phác đồ theo dõi.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề