Tiêm trưởng thành phổi từ tuần bao nhiêu

Quá trình khám thai hàng ngày, bác sĩ Sản khoa Phương Châu nhận được ngày một nhiều hơn những câu hỏi về MŨI TIÊM TRƯỞNG THÀNH PHỔI [HỖ TRỢ PHỔI] CHO THAI NHI như:

- “Khi nào thì bác sĩ tiêm hỗ trợ phổi cho thai nhi của em️?”

- “Nghe nói thai được 28 tuần thì tiêm để giúp cho thai nhi sinh ra được khỏe mạnh️?”

Ở góc độ chuyên môn Sản khoa, chúng tôi không khỏi lo lắng và mong muốn được giải thích, tư vấn rõ để sản phụ và khách hàng của mình vững tâm hơn trước nhiều thông tin xung quanh.

BS.CKII. Nguyễn Duy Linh – Giám đốc Y khoa, BVQT Phương Châu chia sẻ: Có thể nói, mũi tiêm hỗ trợ phổi cho thai nhi - Corticosteroids trước sanh [ACS] là một cứu cánh cho trẻ non tháng. Tuy nhiên, chỉ khi SỬ DỤNG ĐÚNG THỜI ĐIỂM, ĐÚNG MỤC ĐÍCH, ĐÚNG CHỈ ĐỊNH Y KHOA mới phát huy được hết hiệu quả và giá trị của ACS.

Bởi vì:

➡️ Trên những thai phụ không có nguy cơ sanh non trong vòng 1 tuần sẽ không có chỉ định sử dụng ACS

➡️ Chỉ sử dụng ACS khi thai phụ có nguy cơ sanh non trong vòng 1 tuần hoặc mổ lấy thai chủ động khi thai đủ tháng sớm [37 - 38 tuần 6 ngày]

Phương Châu xin chia sẻ về những lưu ý cơ bản liên quan đến các chỉ định y khoa trong sử dụng mũi tiêm hỗ trợ phổi cho thai nhi để hướng tới một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh, vượt cạn “mẹ tròn con vuông”.

Những thông tin chuyên sâu, chi tiết cần được giải đáp, kính mời các mẹ bầu cùng trao đổi rõ với bác sĩ Sản khoa khi khám thai tại Phương Châu nhé!

Nếu em bé có nguy cơ sinh ra quá sớm, mẹ nên cần tiêm trưởng thành phổi trước khi sinh. Thuốc tiêm trưởng thành phổi có tác dụng giúp phổi của thai nhi phát triển nhanh chóng hơn. Điều này làm giảm nguy cơ biến chứng sau sinh như: suy hô hấp sơ sinh và làm giảm nguy cơ tử vong ở trẻ sinh non. Cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Lê Nam tìm hiểu qua bài viết sau.

Sinh non là khi trẻ được sinh ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Một trong những nguy cơ hay gặp ở trẻ sinh non là suy hô hấp sau sinh do phổi của trẻ chưa phát triển toàn diện. Vì thế, với những người mẹ có nguy cơ sinh non, cần được tiêm trưởng thành phổi trước sinh. Loại thuốc này giúp cho phổi của trẻ phát triển nhanh hơn.

Có rất nhiều nghiên cứu báo cáo về lợi ích và tác hại của phương pháp điều trị này. Vì bản chất thuốc tiêm trưởng thành phổi là thuốc thuộc nhóm steroid. Vì thế phương pháp còn được gọi là điều trị steroid trước sinh.

Nội dung bài viết

Tiêm trưởng thành phổi có thể giúp gì cho trẻ?

1. Phương pháp tiêm trưởng thành phổi là gì?

Tiêm trưởng thành phổi hay còn gọi là tiêm thuốc steroid hoặc corticosteroid – dạng tổng hợp một loại hormone tự nhiên của con người. Khi phụ nữ mang thai được tiêm steroid, thuốc đi đến cơ thể và phổi của bé qua đường máu. Một đợt điều trị steroid trước sinh thường bao gồm hai mũi, mỗi mũi tiêm cách nhau 24 giờ.

Khi được sử dụng từ 24 đến 34 tuần thai kỳ, steroid có thể làm tăng tốc độ phát triển phổi của em bé lên rất nhiều. Kết quả này làm tăng cơ hội sống sót của nhiều trẻ sinh non.

Theo một báo cáo, tổng cộng có đến 30 nghiên cứu với khoảng 7.800 phụ nữ đã trải nghiệm tác dụng của phương pháp điều trị này.1

2 Những lợi ích đã được chứng minh của việc điều trị steroid trước sinh cho trẻ bao gồm:

  • Làm tăng cơ hội sống sót của trẻ sinh non sau khi được sinh ra.
  • Giảm nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng sau sinh như: Suy hô hấp, chảy máu trong não, viêm ruột hoại tử [NEC].
    Tiêm trưởng thành phổi giúp làm tăng cơ hội sống sót của trẻ sinh non và các biến chứng nghiêm trọng khác.

Thực tế chỉ cần một đợt steroid [gồm 2 mũi tiêm cách nhau 24 giờ] đã đủ để giúp phổi của trẻ hoạt động tốt hơn sau khi sinh ra.1

Đợt điều trị steroid thứ hai có thể được xem xét nếu việc sinh nở có thể bị trì hoãn hơn một tuần sau khi dùng đợt đầu tiên. Tổng cộng có 10 nghiên cứu, với khoảng 4.700 phụ nữ, đã xem xét tác động của đợt điều trị steroid thứ hai. Những nghiên cứu này cho thấy liệu trình thứ hai cũng có thể có những lợi ích như làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp và các hậu quả nghiêm trọng khác được kể trên.1

Tiêm trưởng thành phổi có tác dụng phụ nào không?

Khi phụ nữ mang thai dùng một đợt steroid, không có tác dụng phụ nào được ghi nhận ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các tác dụng phụ có nhiều khả năng xảy ra nếu điều trị nhiều hơn một đợt. Cụ thể ngay sau khi được sinh ra, những đứa trẻ có nhiều hơn một đợt điều trị có cân nặng nhỏ hơn những đứa trẻ mà mẹ chỉ tiêm một đợt. Tuy nhiên, hầu hết các trẻ đều “bắt kịp” về kích thước trong vòng vài tháng. Ngoài ra, các nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào ảnh hưởng đến sự phát triển về lâu dài của trẻ.

Điều trị bằng steroid cũng không có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào ở phụ nữ mang thai. Khoảng 1 trong số 100 phụ nữ được điều trị bằng steroid đợt thứ hai có rối loạn giấc ngủ tạm thời ngay sau khi sinh con. Tuy nhiên nhiều phụ nữ không điều trị bằng steroid cũng gặp vấn đề về giấc ngủ sau khi mang thai.1

Giai đoạn nào của thai kỳ nên tiêm trưởng thành phổi?

Corticosteroid hữu ích nhất nếu được tiêm cho mẹ từ 24 tuần đến 34 tuần 6 ngày của thai kỳ. Nếu mẹ sinh mổ thì tốt nhất từ 35 tuần đến 38 tuần 6 ngày.2

Corticosteroid hữu ích nhất nếu được tiêm cho mẹ từ 24 tuần đến 34 tuần 6 ngày của thai kỳ

Xem thêm: Sự hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng mẹ

Tiêm trưởng thành phổi có hiệu quả trong bao lâu?

Corticosteroid sẽ đạt hiệu quả nhiều nhất mẹ sinh con sau 24 giờ đến 1 tuần kể từ khi tiêm mũi thứ 2. Tuy nhiên, việc điều trị này vẫn có thể có lợi ngay cả khi trẻ được sinh ra trong vòng 24 giờ sau liều đầu tiên.2

Những đối tượng nào nên tiêm trưởng thành phổi trong thai kỳ?

Bạn có thể được khuyên tiêm trưởng thành phổi nếu tăng khả năng sinh con trước 35 tuần của thai kỳ. Các dấu hiệu này bao gồm:2

  • Mẹ chuyển dạ sớm trước 35 tuần.
  • Mẹ nghi ngờ sẽ sinh non dù tình trạng này vẫn chưa chắc chắn.
  • Xuất huyết âm đạo hoặc ối vỡ non trước 35 tuần.
  • Một số trường hợp trẻ sinh sớm có thể có lợi hơn cho cả mẹ và con. Ví dụ trong trường hợp thai chậm tăng trưởng trong tử cung, mẹ có vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng.
  • Mẹ có tiền sản giật nặng.

Ngoài ra, nếu mẹ được dự định sinh mổ trước tuần thứ 39 của thai kỳ, bác sỹ có thể cân nhắc dùng corticosteroid để giảm nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp cho em bé của bạn.

Trường hợp mẹ có tiểu đường trước mang thai hoặc bị tiểu đường thai kì. Mẹ có thể cần nằm viện để theo dõi vì corticoid sẽ làm tăng đường huyết.

Xem thêm: Những lưu ý cần biết về Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ!

Khi nào thì không cần dùng corticosteroid?

Việc tiêm trưởng thành phổi chỉ dùng trong trường hợp có thể có biến cố xảy ra. Đây được gọi là điều trị dự phòng.

Nếu trước đây bạn đã từng sinh con sớm, đa thai hoặc đã từng có những thủ thuật liên quan đến cổ tử cung thì điều trị dự phòng bằng corticosteroid sớm trong thai kỳ không được khuyến khích. Bởi vì không có bằng chứng cho thấy thuốc này sẽ giúp ích cho em bé của bạn.

Tiêm trưởng thành phổi trước sanh giúp phổi của trẻ sanh non phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, một số trường hợp, ví dụ như sanh quá non, bé vẫn cần được hỗ trợ hô hấp sau sinh. Ngoài ra, trẻ sanh non có thể cần được chăm sóc đặc biệt. Vì thế, nếu mẹ có nguy cơ sinh con non trong quá trình khám thai, cần nên đến các cơ sở Sản phụ khoa uy tín để được tư vấn, quản lý tốt sức khỏe mẹ và bé trước và sau sinh.

Chủ Đề