Tiền kim loại tiền xu trong hệ thống tiền tệ Việt Nam hiện nay có bao nhiêu mệnh giá?

Đây là câu hỏi đang được đông đảo dư luận đặt ra, khi việc phát hành tiền xu của Ngân hàng Nhà nước thất bại. Để giải quyết hậu quả này, mới đây Ngân hàng Nhà nước thông báo sẽ bán đấu giá hơn 601 tấn phế liệu tiền kim loại sau tiêu hủy…

Kinh phí sản xuất tiền xu là bao nhiêu?

Trước đó, ngày 7/12/2003 Ngân hàng Nhà nước [NHNN] chính thức phát hành tiền xu với 5 loại mệnh giá 200, 500, 1.000, 2.000 và 5.000 đồng. Loại tiền xu 200, 500 đồng được làm bằng chất liệu thép mạ niken; loại 1.000, 2.000 đồng bằng thép mạ đồng vàng; riêng loại 5.000 đồng bằng hợp kim đồng, bạc, niken.

Theo NHNN, việc phát hành tiền kim loại nhằm mục đích hoàn thiện cơ cấu mệnh giá các đồng tiền kim loại phù hợp với yêu cầu lưu thông tiền tệ. Lý do để phát hành tiền xu là hướng tới mục tiêu lắp đặt các hệ thống bán hàng tự động như máy bán nước ngọt, điện thoại, bán vé tự động...

Tiền xu được ngừng phát hành từ tháng 4/2011. Ảnh: AQ

Nhưng trên thực tế, những loại máy tự động này vẫn gần như chưa sử dụng được ở Việt Nam. Và ngay từ thời điểm phát hành tiền xu, đã có hàng loạt câu hỏi đặt ra với lãnh đạo ngành ngân hàng, rằng việc phát hành đồng tiền kim loại liệu có là một sự lãng phí?

Tại thời điểm đó, Thống đốc NHNN là ông Lê Đức Thúy từng khẳng định: “Đã nhiều năm trở lại đây, người dân Việt Nam không quen dùng tiền kim loại, cho nên không có thói quen sử dụng, bảo quản, thanh toán tiền kim loại. Việc tập thói quen mới là khó khăn. Người dân sẽ thích nghi dần với việc sử dụng, bảo quản và cất giữ đồng tiền kim loại để đỡ bị mất”.

Tuy nhiên, thực tế không như phát biểu của Thống đốc Lê Đức Thúy, bởi chất lượng tiền xu các mệnh giá 1.000, 2.000, 5.000 đồng rất kém, nhanh gỉ sét..., gây khó khăn trong việc cất trữ. Thêm vào đó là tâm lý ngại sử dụng tiền xu của một bộ phận người Việt Nam vì rất dễ bị rơi, mất trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, đồng tiền xu cũng “chết yểu” trước việc mất giá quá nhanh của VND trong giai đoạn 2003-2010, trong khi đơn vị tiền xu lại nhỏ, không phù hợp trong tiêu dùng.

Chính vì vậy, Tháng 4/2011, NHNN đã ngừng phát hành tiền xu, và Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của NHNN về việc dừng in đúc, phát hành tiền xu mới.

Cũng tại thời điểm này, nhiều câu hỏi được dư luận đặt ra, đó là: Tổng kinh phí sản xuất tiền xu là bao nhiêu? Việc phát hành ra một số lượng lớn tiền xu như vậy mà không đưa được vào lưu thông, liệu có lãng phí? Và ai là người chịu trách nhiệm trước sự việc này…?

Sẽ bán đấu giá hơn 600 tấn phế liệu tiền kim loại

Sau 8 năm phát hành, tiền xu dần vắng bóng trong lưu thông, điều mà dư luận quan tâm là số lượng tiền xu bị chối bỏ đang nằm ở đâu? NHNN sẽ xử lý như thế nào với số lượng tiền xu này? 

Trước thắc mắc nêu trên, thì mới đây tại Thông báo do Cục trưởng Cục Phát hành kho quỹ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký, ghi rõ: NHNN sẽ bán đấu giá hơn 601 tấn phế liệu tiền kim loại sau tiêu hủy, với giá khởi điểm hơn 48 tỉ đồng. Giá chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, chi phí bốc dỡ, vận chuyển tại đơn vị bán.

Số phế liệu trên đã được Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 [Tổng cục đo lường chất lượng] phân tích, thử nghiệm thành phần hoá học.

Theo yêu cầu từ NHNN, tổ chức đấu giá tài sản muốn đăng ký tham gia phải có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm cho việc đấu giá, có phương án đấu giá khả thi, hiệu quả. 

Đơn vị này phải có 5 năm kinh nghiệm hoạt động liên tục trong lĩnh vực đấu giá tài sản, có tối thiểu 5 đấu giá viên kinh nghiệm trên 5 năm và có hợp đồng đấu giá tài sản đạt tối thiểu 45 tỷ đồng trong năm 2018. Theo đó, các tổ chức muốn đăng ký tham gia tổ chức đấu giá cần nộp hồ sơ trước ngày 14/5/2019.

Đồng tiền 500.000 đồng có kích thước 152 mm x 65mm, in trên giấy nền polymer, có độ bền cao, không ảnh hưởng đến môi trường, có yếu tố bảo an đặc biệt như cửa sổ trong suốt, có hình ẩn hoặc hình dập nổi trong cửa sổ. Nhìn tổng thể, hoa văn trang trí và nội dung mặt trước và mặt sau màu lơ tím sẫm. Mặt trước in dòng chữ ''Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam'', Quốc huy, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, 500.000 đồng bằng số và chữ, hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. Mặt sau in dòng chữ ''Ngân hàng Nhà nước Việt Nam'', phong cảnh nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Kim Liên, 500.000 đồng bằng số và chữ, hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

Đồng tiền 50.000 đồng mới có kích thước 140 mm x 65mm, in trên giấy nền polymer, có độ bền cao, không ảnh hưởng đến môi trường, có yếu tố bảo an đặc biệt như cửa sổ trong suốt, có hình ẩn hoặc hình dập nổi trong cửa sổ. Nhìn tổng thể, hoa văn trang trí và nội dung mặt trước và mặt sau màu nâu tím đỏ. Mặt trước có dòng chữ ''Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam'', Quốc huy, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, 50.000 đồng bằng số và chữ, hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. Mặt sau có dòng chữ ''Ngân hàng Nhà nước Việt Nam'', phong cảnh Huế, 50.000 đồng bằng số và chữ, hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

Đồng tiền kim loại 5.000 đồng có đường kính: 25,500 mm +/- 0,05 mm, khối lượng 7,70 g +/- 0,15g, độ dày mép 2,2 mm +/- 0,1mm, màu vàng ánh đỏ, làm bằng hợp kim CuA16Ni92, vành tiền khía vỏ sò. Mặt trước hình Quốc huy, mặt sau có dòng chữ ''Ngân hàng Nhà nước Việt Nam'', số mệnh giá 5.000 đồng, hình Chùa Một cột.

Đồng tiền kim loại 1.000 đồng có đường kính 19,00 mm +/- 0,05 mm, khối lượng 3,80 g +/- 0,15g, độ dày mép: 1,95 mm +/- 0,1mm, màu vàng đồng thau, làm bằng thép mạ đồng vàng, vành có khía ngắt quãng liên tục. Mặt trước có hình Quốc huy và mặt sau có dòng chữ ''Ngân hàng Nhà nước Việt Nam'', số mệnh giá 1.000 đồng, hình nhà Long đình Chùa Bát Đế ở Bắc Ninh.

Đồng liền kim loại 200 đồng có đường kính 20,00 mm +/- 0,05 mm, khối lượng 3,20 g +/- 0,15g, độ dày mép 1,45 mm +/- 0,1 mm, màu trắng bạc, làm bằng thép mạ Niken, vành tiền trơn, mặt trước hình Quốc huy, mặt sau có dòng chữ ''Ngân hàng Nhà nước Việt Nam'', số mệnh giá 200 đồng, chi tiết hoa văn dân tộc.

Tiền nhựa: chống làm giả

Phóng toTheo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, giấy nền polymer cho phép ứng dụng nhiều kỹ thuật chống giả trong đồng tiền. Bên cạnh những yếu tố bảo an được ứng dụng tương tự như trong giấy in tiền cotton [hình bóng chìm, hình định vị, in Intaglio, chữ siêu nhỏ, dây bảo hiểm, yếu tố phát quang...], giấy nền polymer còn có những yếu tố bảo an đặc trưng, có hiệu quả cao trong việc chống làm giả, như yếu tố cửa sổ trong suốt có hình ẩn hoặc hình dập nổi trong cửa sổ. Đây là yếu tố chỉ có thể ứng dụng trên giấy nền polymer, có khả năng chống việc làm giả bằng các thiết bị như máy photocopy, thiết bị scan hay máy in lase. Ngoài khả năng chống giả cao, yếu tố cửa sổ trong suốt còn có ưu điểm rất dễ nhận biết.

Giấy nền polymer có độ bền cơ học cao [chẳng hạn như khó dùng tay không để xé rách tờ bạc]. Đây là yếu tố rất quan trọng làm tăng độ bền của đồng tiền. Loại giấy này cũng không có cấu tạo sợi nên bề mặt không xốp. Đồng tiền được phủ lớp véc-ni nên tiền polymer không hút ẩm, giữ ẩm hay các chất bẩn khác. Do vậy, so với tiền giấy tiền polymer sạch hơn, ít gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng và môi trường, nhất là trong điều kiện khí hậu Việt Nam và tập quán sử dụng tiền mặt hiện nay.

Giấy polymer có khả năng thích ứng với các thiết bị xử lý tiền, như máy ATM, máy đếm tiền, tuyển chọn tiền... đối với tiền giấy. Hiện, trên thế giới đã có 16 nước lưu hành đồng tiền in trên chất liệu Polymer, trong đó có ba nước sử dụng toàn bộ tiền polymer trong hệ thống tiền tệ; một số nước dùng giấy polymer cho một số mệnh giá; 6 nước hiện đang thử nghiệm tiền polymer dưới hình thức tiền lưu niệm.

Tiền xu đáp ứng nhu cầu mới

Phóng toHiện nay, nhu cầu khách quan của nền kinh tế do xu hướng phát triển tự động hoá trong giao dịch thương mại, như máy bán hàng tự động, các dịch vụ tự động... đòi hỏi phải có tiền kim loại.

Việc Ngân hàng Nhà nước phát hành tiền kim loại 5.000 đồng, 1.000 đồng và 200 đồng vào lưu thông là một bước đi nhằm hoàn thiện hệ thống tiền tệ Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu thanh toán của nền kinh tế.

Trong tương lai, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phát hành bổ sung các loại đồng tiền mới, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu lưu thông tiền tệ về cơ cấu mệnh giá, chủng loại, đồng thời nâng cao chất lượng, nhất là khả năng chống làm giả của đồng tiền.

Việc phát hành những loại tiền mới sẽ góp phần nâng cao chất lượng và khả năng chống giả của đồng tiền Việt Nam, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đồng tiền. Hiện nay, tiền giả có xu hướng gia tăng với diễn biến phức tạp và thực sự trở thành vấn nạn trên toàn thế giới, đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới để nâng cao khả năng chống giả của đồng tiền. Mặt khác, thường xuyên thay đổi, bổ sung các mẫu tiền mới trong lưu thông cũng là một biện pháp chống giả hữu hiệu mà các nước đã áp dụng.

1 xu bằng bao nhiêu đồng?

Tuy nhiên, thông thường, một xu trên TikTok có giá trị từ khoảng 0,01 đến 0,05 USD [tương đương từ khoảng 200 đến 1000 VND]. Điều này có nghĩa là nếu một người dùng TikTok tặng bạn một quà tặng trị giá 100 xu, bạn sẽ nhận được khoảng 1 đến 5 USD [tương đương từ khoảng 20.000 đến 100.000 VND].

Việt Nam sử dụng tiền xu đến năm bao nhiêu?

Tiền xu 200 đồng chính thức phát hành vào ngày 17 tháng 12 năm 2003. Cùng phát hành trong ngày này, có các đồng xu 1.000 đồng và 5.000 đồng. Lý do chung cho việc phát hành tiền xu là hoàn thiện hệ thống tiền xu và hướng đến mục tiêu [sử dụng chúng] trong các hệ thống máy bán hàng tự động.

Tiền giấy hiện nay là loại tiền gì?

“Tiền giấy” bao gồm tiền cotton và tiền polymer do Ngân hàng Nhà nước phát hành." Theo quy định trên, có thể thấy tuy hàng ngày, mọi người hay dùng từ "tiền mặt" để chỉ tiền giấy, tuy nhiên trên thực tế, theo quy định của pháp luật hiện hành, tiền mặt bao gồm cả tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành.

Có bao nhiêu tiền Việt Nam?

Hiện tại, các loại tiền giấy mệnh giá 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng, 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng, 200.000 đồng và 500.000 đồng đang được lưu hành tại Việt Nam.

Chủ Đề