Tính cách và xu hướng nghề nghiệp

Nhóm tính cách ESTP chiếm tỉ trọng khá ít trong các loại tính cách khi chỉ có khoảng 4% dân số thế giới mang tính cách này. Có thể gói gọn nhóm tính cách này trong 3 từ: tập thể, tự phát và thẳng thắn. Vậy cụ thể các ESTP sẽ có xu hướng tính cách phù hợp với những nghề nghiệp nào? Hãy cùng TopCV tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Định nghĩa: ESTP là gì?

Nhóm tính cách ESTP là 1 trong 16 loại tính cách được phân loại dựa trên trắc nghiệm tính cách MBTI. Theo đó, nhóm tính cách này được hình thành bởi 4 yếu tố sau: Extraversion, Sensing, Thinking, Perception. Cụ thể:

  • Extraversion - Hướng ngoại: Các ESTP có xu hướng quan tâm tới thế giới xung quanh nhiều hơn. Họ tràn đầy năng lượng khi được tiếp xúc và nói chuyện với mọi người. Nếu phải ở một mình, họ dễ bị chán nản, mệt mỏi và thiếu hụt năng lượng
  • Sensing - Cảm nhận: Nhóm tính cách ESTP sử dụng các giác quan để cảm nhận thế giới. Vì vậy họ có thể dễ dàng nắm bắt các chi tiết nhỏ nhặt đang diễn ra ở hiện tại. Họ sẽ không quá để ý tới bức tranh tổng thể hay các trường hợp có thể xảy ra ở hiện tại. ESTP là những người sống vì hiện tại.
  • Thinking - Lý trí: Các ESTP là những người sống có cái đầu lạnh và sống bằng lý trí. Nếu phải đưa ra quyết định, họ sẽ dùng các lập luận logic để phán đoán nó chứ không dùng con tim, tình cảm để chọn lựa.
  • Perception - Nhận thức: Những người thuộc nhóm tính cách ESTP không cứng nhắc mà khá linh hoạt khi hành động. Họ xem xét vấn đề dựa trên nhiều góc độ và hoàn cảnh đang diễn ra chứ không vội đánh giá dựa theo các chuẩn mực, quy tắc.
Nhóm tính cách ESTP luôn giàu năng lượng và muốn chia sẻ chúng cho tập thể

Nhìn chung, ESTP là những người tích cực, nhanh nhẹn, hoạt bát. Họ bốc đồng và không tuân theo các quy luật nào. Họ sống táo bạo, thích tham gia các hoạt động nguy hiểm, kích thích. Điều này chứng tỏ họ luôn sẵn sàng cho các khám phá mới - đó là ưu điểm và cũng là nhược điểm của nhóm tính cách này.

Đồng thời ESTP là những người giỏi trong việc giao tiếp. Họ dễ dàng nắm bắt thái độ và động cơ của những người xung quanh. Họ để ý tới những thông tin nhỏ nhặt mà không ai chú ý đến. Vì vậy các ESTP thường sử dụng khả năng này để quan sát và suy đoán các vấn đề.

Nhóm tính cách ESTP luôn giàu năng lượng và muốn chia sẻ chúng cho tập thể. Năng lượng của họ cụ thể trong từng lời nói và hành động. Có thể nói ESTP là những người sống vì hiện tại. Họ tập trung vào các kết quả và mục tiêu ngắn hạn hơn là những kết quả về lâu dài.

Một nhược điểm khá lớn của các ESTP là họ không thích lý thuyết và cách tư duy trừu tượng. Vì vậy họ thường gặp khó khăn trong việc học tập tại trường học. Họ không thích nói tới lý thuyết bởi cảm thấy đó là điều nhàm chán và vô nghĩa.

Nhóm tính cách ESTP phù hợp với nghề nghiệp nào?

Theo những phân tích trên, có thể nói nhóm tính cách ESTP phù hợp với những nghề nghiệp đề cao tính logic. Họ cũng muốn được xử lý các vấn đề linh hoạt theo từng trường hợp chứ không phải theo bất cứ quy tắc nào. Các công việc cần sự mạo hiểm, liều lĩnh cũng sẽ phù hợp với nhóm tính cách này.

Nhóm tính cách ESTP phù hợp với những nghề nghiệp đề cao tính logic

Đồng thời các ESTP phù hợp làm việc trong môi trường có thể tiếp xúc với nhiều người. Họ sẽ có nhiều năng lượng và hứng khởi làm việc trong môi trường như vậy. Còn nếu phải làm những công việc nhàm chán, lặp lại thì các ESTP rất nhanh chóng chán nản và làm việc không hiệu quả. 

Các nghề nghiệp phù hợp với nhóm tính cách ESTP có thể kể đến như:

  • Công việc địa chất, nghiên cứu sinh vật [Nhà sinh vật học, Nhà địa chất,...]
  • Khoa học và đời sống [Nhà sinh vật học, Nhà môi trường học, Kỹ thuật viên nông nghiệp, Nhà tâm lý học,..];
  • Giáo dục [Giáo viên, Giáo sư, Giảng viên, Quản trị thư viện,..];
  • Kinh doanh, tài chính [Quản trị kinh doanh, Chuyên viên phân tích tài chính, Cố vấn tài chính, Đại diện nhãn hàng, Doanh nhân, Nhà đầu tư tài chính,..];
  • Ngành nghề kỹ thuật [Nhân viên sửa chữa ô tô, Thợ sửa điện lạnh, điện tử,...];
  • Sản xuất [Thợ mộc, thợ làm bánh, thanh tra giám sát chất lượng];
  • Các nghề nghiệp đặc thù [Cảnh sát, Lính cứu hỏa, Quân đội, Phí công, Vệ sĩ, Thám tử,..]
  • Xây dựng [Kỹ sư, Kiến trúc sư, Giám sát xây dựng, Nhà thầu,..]
  • Luật [Thẩm phán, Công tố viên, Luật sư,..]
  • Vận động viên
  • Văn phòng [Quản lý nhân sự, Kế toán, Kiểm toán viên,..]
Các công việc cần sự mạo hiểm, liều lĩnh cũng sẽ phù hợp với nhóm tính cách ESTP

Một số người nổi tiếng thuộc nhóm tính cách ESTP bạn có thể biết là:

James Buchanan [Cựu Tổng thống Hoa Kỳ], Donald Trump [Cựu Tổng thống Hoa Kỳ],  Ernest Hemingway [Tiểu thuyết gia], Jack Nicholson [Diễn viên], Eddie Murphy [Diễn viên hài], Madonna [Nữ hoàng nhạc Pop], Bruce Willis [Diễn viên], Michael J. Fox [Diễn viên],...

Đây là những ngành nghề sẽ giúp các ESTP khai phá tối đa các khả năng tiềm ẩn của mình. Tuy nhiên không nhất thiết bạn phải lựa chọn làm việc trong những ngành này. Bí quyết thành công ở mọi lĩnh vực là phát huy điểm mạnh, tiết chế điểm yếu. Bạn chỉ cần nhớ kỹ những điều này để có thể tiến xa trong công việc.

Trên đây là những thông tin cơ bản về nhóm tính cách ESTP và những lĩnh vực phù hợp cho các ESTP mà TopCV muốn gửi tới bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu và có định hướng công việc phù hợp trong tương lai. Đừng quên sử dụng TopCV - nền tảng tuyển dụng hàng đầu Việt Nam để tiếp cận nhiều tin tuyển dụng việc làm hấp dẫn hiện nay.

>> Tạo CV chuẩn, độc, lạ để ứng tuyển vào những công việc hấp dẫn

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Bản quyền nội dung thuộc về TopCV.vn, được bảo vệ bởi Luật bảo vệ bản quyền tác giả DMCA.
Vui lòng không trích dẫn nội dung trang web khi chưa được sự cho phép của TopCV.

Trong vòng 5 năm tới bạn muốn trở thành người như thế nào? Định hướng nghề nghiệp của bạn là gì?

Đây có phải là những câu hỏi bạn hay gặp phải trong các buổi phỏng vấn không? 

Không chỉ riêng các bạn trẻ mà ngay cả những người nhiều kinh nghiệm cũng lúng túng với câu hỏi này. Định hướng nghề nghiệp trong tương lai rất quan trọng đối với con đường sự nghiệp sau này. Thông thường chúng ta định hướng nghề nghiệp cho bản thân bằng những suy nghĩ chung chung như: mình sẽ là nhân viên Kinh doanh hoặc Marketing.

Thế nhưng không đơn giản như vậy. Hãy cùng Glints tìm lời giải cho câu hỏi: Làm thế nào để phát triển định hướng nghề nghiệp một cách hiệu quả nhất? – qua bài viết sau đây.

Định hướng nghề nghiệp trong tương lai là gì?

Định hướng nghề nghiệp chính là việc đưa ra các quyết định lựa chọn cho công việc và nghề nghiệp của bản thân trong tương lai. Nói cách khác, định hướng là để vẽ ra một con đường, trên con đường đó cần những cột mốc, mục tiêu cụ thể.

© Pexels.com

Điều này cũng giống như cách bạn phải tự xác định phương hướng và thiết kế hành trình phù hợp để có thể đi đến một địa điểm bất kỳ nào đó trên bản đồ. Bạn cần phải biết đích đến của mình ở đâu? Những chặng đường nào mình cần phải đi qua để có thể tới được đích? 

Tương tự với quá trình định hướng nghề nghiệp, bạn cần tự đặt ra lựa chọn nghề nghiệp mình muốn theo đuổi, cũng như vạch ra các bước đi đúng đắn để có thể phát triển sự nghiệp theo hướng đó trong tương lai xa.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng tới lựa chọn nghề nghiệp của bạn có thể bao gồm tính cách, sở thích cá nhân, năng lực, điều kiện gia đình và các tác động khác từ môi trường [chẳng hạn như cơ hội việc làm, xu hướng thị trường, mức lương,…].

Định hướng nghề nghiệp để bản thân không bị “lạc lối”

Định hướng nghề nghiệp chính là kim chi nam quan trọng để bạn mau chóng đạt được mục tiêu và thành công trong sự nghiệp. 

Khi được hướng nghiệp chính xác và phù hợp ngay từ ban đầu, bạn sẽ dễ dàng lên kế hoạch đầu tư vào phát triển bản thân, từ đó nhanh chóng chạm đến giấc mơ nghề nghiệp của bản thân hơn. 

© Pexels.com

Tưởng tượng mà xem, sẽ thật chán nản biết bao nếu bạn chỉ quanh quẩn mãi ở một chỗ mà không có định hướng rõ ràng nào để tiếp tục tiến về phía trước, phải không? 

Định hướng nghề nghiệp sẽ không chỉ giúp bạn tìm được công việc thuộc về mình, mà còn tiết kiệm được thời gian và công sức để bạn phát triển sự nghiệp tốt hơn trong tương lai. Và đương nhiên, cải thiện cả chất lượng cuộc sống về cả khía cạnh vật chất và tinh thần cho bạn.

Đúng vậy, lựa chọn nghề nghiệp sai lầm không những có thể khiến bạn cảm thấy bất lực, mất niềm tin vào chính mình kèm theo vô vàn cảm xúc tiêu cực khác khi “lạc lối” giữa muôn nghề.

Đọc thêm: 10+ Lời Khuyên Hữu Ích Cho Con Đường Phát Triển Sự Nghiệp

5 “Đừng” bạn cần lưu ý khi định hướng nghề nghiệp tương lai

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tự định hướng nghề nghiệp cho bản thân một cách đúng đắn ngay từ điểm xuất phát. Có người sẽ cần phải trải qua không ít lần sai phạm để có thể tự xác định đâu mới là công việc phù hợp với chính mình.

Để Glints gợi ý cho bạn những lưu ý nhỏ để tránh mắc lại các sai lầm phổ biến khi định hướng nghề nghiệp tương lai qua 5 câu thần chú “đừng” sau đây:

© Pexels.com

Ngành “hot” với nhiều cơ hội việc làm, nghe cũng hấp dẫn đấy. Nhưng liệu định hướng nghề nghiệp theo số đông đó có thực sự phù hợp với cá nhân bạn? 

Hãy nhớ rằng: Sức hút của nghề càng lớn sẽ đồng nghĩa với mức độ cạnh tranh cũng ác liệt, áp lực bị đào thải cũng tăng cao. Nếu bản thân không phù hợp với ngành nghề lựa chọn, bạn sẽ dễ có cảm giác chán nản và khó gắn bó với công việc lâu dài.

2. Đừng chăm chăm nghe theo lời bố mẹ

Bố mẹ và người thân trong gia đình thường có xu hướng mong muốn các bạn trẻ theo đuổi nghề nghiệp lương cao, công việc ổn định để có cuộc sống thoải mái hơn sau này. Song, bạn không nên chỉ chăm chăm “vâng lời” mà quên mất rằng: Liệu bản thân mình có yêu thích và phù hợp với công việc này?

Hãy chỉ nghe những lời khuyên từ bố mẹ, gia đình dưới tính chất tham khảo. Cốt lõi nhất vẫn là bạn nên chủ động định hướng nghề nghiệp tương lai của mình – vì người hiểu rõ bạn nhất… không ai khác ngoài chính bạn.

3. Đừng chọn đại qua loa

Bạn bè đã có định hướng nghề nghiệp cả rồi nhưng bạn vẫn mãi mông lung?

Đừng lo. Mỗi chúng ta đều có tốc độ của riêng mình, cũng như cách chúng ta đưa ra lựa chọn và quyết định cũng không hề giống nhau. 

Chậm mà chắc, hãy cẩn thận xác định nghề nghiệp phù hợp với chính mình. Công việc và sự nghiệp chính là thứ sẽ gắn bó cùng bạn suốt ⅔ cuộc đời, đừng tạm bợ để rồi phải hối hận sau này nhé!

4. Đừng chỉ tập trung vào đồng lương

Đồng ý là thu nhập hấp dẫn sẽ truyền động lực và mang lại chi phí cơ hội để bạn tiếp tục cố gắng đầu tư cho sự nghiệp, cũng như đảm bảo được chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Tuy nhiên, đừng chỉ chăm chăm vào mức lương mà bỏ lỡ những giá trị khác trên con đường phát triển nghề nghiệp của bản thân. Hãy tập trung vào sự phù hợp, cả về tính chất công việc và môi trường bạn sẽ gắn bó cùng. 

Khi bạn phát triển đủ “tầm”, mức thu nhập của bạn cũng sẽ tăng theo tương xứng. Đừng lo nhé!

5. Đừng tự áp lực chính mình

Giữa cái tuổi chênh vênh chưa tự tin vào đời, nhiều bạn trẻ gặp không ít áp lực vô hình khi phải tự chủ động định hướng nghề nghiệp tương lai của mình. Áp lực từ gia đình, xã hội hay thậm chí từ bản thân mà ra khiến nhiều bạn cảm thấy bế tắc và khủng hoảng, từ đó dẫn đến những quyết định sai lầm.

Vậy nên, điều bạn cần làm bây giờ chính là bình tĩnh nhìn nhận lại chính mình và thử thực hiện các hướng dẫn sau đây từ Glints để bắt đầu định hướng nghề nghiệp cho tương lai nhé!

12 Lời khuyên giúp bạn tự định hướng nghề nghiệp dễ dàng 

1. Xác định sở trường, sở thích để định hướng nghề nghiệp tốt hơn

Sở trường và sở thích chính là 2 yếu tố giúp bạn có khả năng cao thành công trong công việc mình lựa chọn, bởi được làm điều mình giỏi, mình thích thì chúng ta sẽ có niềm đam mê và sự quyết tâm cao hơn khi phải làm những công việc mình không thích. 

Bạn có năng khiếu hội họa? Biết đâu bạn có thể trở thành một chuyên viên thiết kế đồ họa. Bạn có năng khiếu với các con số? Biết đâu nghề phân tích tài chính, kế toán sẽ hợp với bạn. 

© Pexels.com

Ngay từ bây giờ hãy thử suy nghĩ xem mình thực sự thích và có sở trường làm gì, sau đó tìm các cơ hội thực tập tương tự để học hỏi và trau dồi kinh nghiệm dần dần

Điều gì khiến bạn muốn 5 năm sau sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Lập trình, chứ không phải là Kỹ sư điện tử? Hãy chắc chắn bạn hiểu về bản thân để lựa chọn đúng đắn cho định hướng nghề nghiệp của mình.

Bạn có thể tìm hiểu về chính mình qua các yếu tố sau:

  • Sở thích, thói quen, đam mê nghề nghiệp
  • Động lực
  • Điểm mạnh và điểm yếu

Đọc thêm: Làm Sao Để Biết Mình Thích Nghề Gì?

2. Thực hiện trắc nghiệm tính cách

Bạn cũng có thể tham khảo qua các bài trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp và kiểm tra tính cách nếu chưa biết bắt đầu từ đâu. Một số bài trắc nghiệm phổ biến có thể kể đến như:

  • Trắc nghiệm tính cách MBTI: giúp bạn khám phá xem tính hướng nội/hướng ngoại của bản thân, xu hướng làm việc nơi công sở, cũng như điểm mạnh/điểm yếu dựa vào 16 loại hình tính cách khác nhau.
  • Mô hình DISC: giúp đọc vị mỗi cá nhân theo 4 đặc điểm tính cách nổi bật của con người: Thủ lĩnh [D – Dominance]; Tạo ảnh hưởng [I – Influence]; Kiên định [S – Steadiness]; Tuân thủ [C – Compliance].
  • Trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp Holland Code: Thuyết nghề nghiệp của bài kiểm tra này sẽ chia mỗi chúng ta ra thành 6 mật mã [RIASEC], dựa trên phương diện – tính cách con người và môi trường làm việc. Trong đó bao gồm: 
    • R – Realistic [Nhóm Kỹ thuật]
    • I – Investigative [Nhóm Nghiên cứu]
    • A – Artistic [Nhóm Nghệ Thuật]
    • S – Social [Nhóm Xã hội]
    • E – Enterprising [Nhóm Quản lý]
    • C – Conventional [Nghiệp vụ]

Đọc thêm: 8 Lọai Trắc Nghiệm Tính Cách Dùng Trong Tuyển Dụng

3. Tìm kiếm những giá trị bạn cần theo đuổi

Trên con đường sự nghiệp, bạn muốn mọi người nhớ đến mình như một đồng nghiệp thân thiện hay sắc sảo. Bạn chọn trở thành người luôn cân bằng giữa việc làm và gia đình; hay sẵn sàng tập trung ngày đêm cho công việc.

Các giá trị mà bạn theo đuổi sẽ định hình quan điểm sống cũng như định hình con đường sự nghiệp của bạn.

Các giá trị là mỏ neo giữ bạn bình yên và tỏa sáng trong thế giới này; và vì thế làm rõ những giá trị cũng quan trọng như tìm ra lẽ sống vậy.

Dr Robert K. Cooper

Hãy chọn ra các giá trị mà bạn thấy thoải mái nhất, sẵn sàng nhất để kiên trì gìn giữ: Chính trực; Cởi mở; Khắc kỷ; Gia đình, v..v… và nhiều giá trị tốt đẹp khác. 

4. Nghiên cứu lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp

Biết được bản thân mình là ai và mình cần gì, việc tiếp theo bạn cần làm chính là đi tìm công việc tương thích với những điều mình đã xác định.

© Pexels.com

Hãy liệt kê tất cả các ngành nghề bạn cảm thấy yêu thích và phù hợp với năng lực của bản thân mình. Sau đó, đánh giá để chọn lọc nghề nghiệp một cách chính xác nhất.

Để Glints gợi ý cho bạn những thông tin cần cân nhắc khi định hướng nghề nghiệp mình sẽ theo đuổi trong tương lai nhé:

  • Kiến thức và kỹ năng chuyên môn
  • Nhu cầu nhân sự trên thị trường
  • Giá trị nghề nghiệp mang lại 
  • Bạn có năng lực, phẩm chất nào phù hợp với nghề?
  • Cơ sở đào tạo nghề, chi phí và thời gian học tập [Đại học, Cao đổng, Trung tâm dạy nghề,v.v.]
  • Lộ trình phát triển và mức thu nhập theo cấp độ chuyên môn
  • Nơi làm việc trong tương lai

5. Lập kế hoạch định hướng nghề nghiệp lâu dài

Khi đã lựa chọn được điểm xuất phát của mình – công việc đầu tiên muốn theo đuổi, hãy lập kế hoạch 05 năm của bạn. Bản kế hoạch càng chi tiết càng tốt để bạn có thể dễ dàng theo dõi tiến độ của mình.

Nên chia theo từng giai đoạn cụ thể, về mặt chuyên môn lẫn phát triển bản thân. Ở mỗi giai đoạn, hãy xác định cụ thể về: 

  • Bạn muốn học được gì
  • Chinh phục những thành tựu gì
  • Làm thế nào để bạn học hỏi và đạt được những điều đó?

Từ đấy, bạn sẽ hình dung cụ thể hơn về chính bản thân mình sau khi trải qua từng giai đoạn. Bạn có hài lòng với kế hoạch này chưa? Đừng quên ghi lại các vị trí làm việc mà bạn nên nắm giữ qua từng giai đoạn. Đó chính là những bước tiến trong sự nghiệp mà bạn cần vươn đến.

Xem thêm video định hướng nghề nghiệp trong tương lai dưới đây để hiểu rõ hơn bạn nhé:

Xem thêm video định hướng nghề nghiệp trong tương lai dưới đây để hiểu rõ hơn bạn nhé

6. Lên danh sách những kỹ năng cần hoàn thiện

Sau khi đã có bản kế hoạch định hướng nghề nghiệp, làm thế nào để bạn biến nó thành hiện thực? Việc bạn có đạt được các bước tiến như kế hoạch đề ra hay không còn tùy thuộc vào kỹ năng mềm của bạn.

Hãy lên danh sách những kỹ năng mà bạn thấy quan trọng. Sau đó bổ sung lịch trình rèn luyện các kỹ năng này vào bản kế hoạch trên.

Bạn nên ưu tiên các kỹ năng quan trọng mà mọi ngành nghề đều cần đến:

  • Kỹ năng giao tiếp: Chúng ta nên tự tạo thêm cơ hội cho bản thân để học hỏi, dựa vào việc kết nối với những người xung quanh [bạn bè; đồng nghiệp; chuyên gia; v..v…]. Những kết nối tích cực sẽ giúp bạn phát triển và giải quyết các thách thức.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Kỹ năng này không chỉ giúp bạn quản lý tốt công việc của mình, mà còn đảm bảo bạn nghiêm túc thực hiện theo đúng kế hoạch định hướng nghề nghiệp.
  • Học ngoại ngữ: Biết thêm một ngoại ngữ bất kỳ giúp bạn nhanh chóng tiếp cận với tri thức mới. Đồng thời không bỏ qua những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trên con đường sự nghiệp.

Đọc thêm: Những Câu Hỏi Về Kỹ Năng Mềm Kinh Điển Giúp Nhà Tuyển Dụng Đánh Giá Bạn Tại Buổi Phỏng Vấn

7. Đăng ký những khóa học bổ sung kiến thức

Học tập không bao giờ là thừa thãi, đặc biệt là khi bạn muốn tìm cho mình một công việc với đãi ngộ và mức lương mơ ước. 

Chẳng hạn như nếu bạn dự định trở thành một chuyên viên thiết kế đồ họa, hiển nhiên bạn sẽ cần tìm một khóa học thiết kế 2D phù hợp để có kiến thức nền đủ đáp ứng công việc. 

8. Tham gia hướng nghiệp việc làm

Đối với những bạn sinh viên, tham dự các buổi hướng nghiệp tại trường Đại học [hoặc trường dạy nghề] chính là một đặc quyền đặc biệt mà bạn có thể tận dụng để tham khảo định hướng cho công việc tương lai.

Tại các buổi hướng nghiệp việc làm, bạn sẽ lắng nghe được chia sẻ và lời khuyên từ những chuyên gia trong lĩnh vực, từ đó xây dựng cái nhìn tổng quan hơn về nghề mà bản thân lựa chọn.

Ngoài ra, các bạn trẻ cũng có thể đăng ký dự các buổi webinar hay workshop về công việc tương lai yêu thích để học hỏi và trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng nhằm chuẩn bị cho các bước tiến phát triển sau này.

9. Chuẩn bị tinh thần cho những thay đổi

Không phải lúc nào công việc lựa chọn ban đầu cũng sẽ gắn bó với bạn suốt hành trình phát triển sự nghiệp. Người ta hay nói vui rằng: “Nghề chọn người chứ người hiếm khi chọn được nghề lắm”.

Ngẫm cũng đúng, sau một thời gian tiếp xúc với công việc, không phải ai cũng cảm thấy hài lòng với nó, và đôi khi tình trạng “vỡ mộng” cũng là điều khó tránh khỏi. Lúc này đây, bạn cần phải chuẩn bị tinh thần thật tốt cho một hướng đi sự nghiệp khác.

© Pexels.com

Bạn có thể sẽ phải lựa chọn một công việc có tính chất chuyên môn tương tự, bắt đầu lại với một vị trí công việc hoàn toàn mới, hoặc quay trở về vị trí thực tập để học việc. Đương nhiên, bạn phải chấp nhận rằng mức lương và đãi ngộ của bạn cũng quay trở về điểm xuất phát. Thậm chí, bạn cần phải tự bỏ tiền để đầu tư cho quá trình học việc lại từ đầu.

Đọc thêm: Phải Làm Gì Khi Bạn “Mắc Kẹt” Với Công Việc Mình Không Thích?

10. Lên danh sách những nguồn tìm việc hiệu quả

Các trang web tìm việc, mạng xã hội, người thân, bạn bè… là những nguồn tìm việc đáng tin cậy mà bạn cần tận dụng để tìm cho mình một việc thực tập như ý. Đối với các trang web tìm việc và mạng xã hội; hãy tìm đến những trang tin đáng tin cậy; có nhiều người sử dụng để tiết kiệm thời gian và tìm được việc chất lượng.

Còn đối với những nguồn công việc từ người thân, bạn có thể tin tưởng hơn nhưng cũng nên cẩn thận hỏi các thông tin về công ty; tình hình kinh doanh; môi trường làm việc, đồng nghiệp, sếp có hòa đồng và sẵn sàng chia sẻ không.

Vì nếu chẳng may rơi vào môi trường mọi người không hòa đồng và không có tinh thần chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng công việc, bạn sẽ rất khó có thể học hỏi và hoàn thành mục tiêu nghề nghiệp đã đặt ra.

11. Hãy áp dụng kỹ năng ở công việc cũ vào công việc mới

Bạn có khả năng thuyết trình? Hãy mạnh dạn đề xuất cơ hội thể hiện điều này. Bạn có khả năng tính toán tốt? Hãy áp dụng nó để giúp đỡ đồng nghiệp, cấp trên giải quyết công việc; điều này không chỉ khiến mọi người có thiện cảm tốt và sẵn sàng hỗ trợ bạn làm việc; mà còn giúp bạn giải quyết công việc hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Áp dụng những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp vào công việc hiện tại sẽ giúp bạn sớm tiến bộ; và thậm chí là nhận được nhiều cơ hội thăng tiến giúp bạn phát triển tốt hơn trong tương lai.

12. Tự mình trải nghiệm và khám phá

Và cuối cùng, bạn cần trải nghiệm thật nhiều thì mới có thể biết được chính xác liệu công việc đó có thực sự phù hợp với chính mình hay không.

Vậy nên, hãy bắt đầu điều này càng sớm càng tốt. Đặc biệt đối với các bạn sinh viên, thời gian chính là tài sản quý báu nhất mà các bạn đang sở hữu trong mình. Hãy tận dụng nó và tìm kiếm cho mình những cơ hội trải nghiệm, trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm cho bản thân.

Điều này chắc chắn sẽ giúp bạn vững bước hơn và tránh được tình trạng “lạc lốc” khi định hướng nghề nghiệp cho tương lai.

© Pexels.com

Vừa rồi là những lời khuyên giúp bạn định hướng nghề nghiệp cho tương lai một cách dễ dàng và đúng đắn. Không có điều gì là không thể nếu bạn đủ tự tin và sẵn sàng đón nhận thử thách; Glints chúc bạn sớm tìm được những giá trị bản thân và phát triển định hướng công việc, nghề nghiệp của mình thật hiệu quả nhé!

Bài viết được đóng góp bởi Hà Trang

Tác Giả

Video liên quan

Chủ Đề