Tính trị giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước

Cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO nhập trước xuất trước và ví dụ cụ thể đối với phương pháp nhập trước xuất trước

Hiểu đơn giản về cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO nhập trước xuất trước các bạn lưu ý là giá trị trong kho nào có trước xuất đi trước, có sau xuất đi sau, bắt đầu xuất từ tồn đầu kỳ

Cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO [ nhập trước xuất trước]

Khái niệm phương pháp FIFO:

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.

Đơn giá nhập kho = Giá nhập kho/ Số lượng nhập kho

Ưu điểm: Tính toán được giá trị của hàng xuất kho của từng lần xuất hàng nên cung cấp được số liệu kịp thời cho kế toán ghi sổ

Nhược điểm: Doanh hiện tại không phù hợp với Chi phí hiện tại

Vận dụng phương pháp FIFO để tính giá xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để tính giá thành sản xuất trong doanh nghiệp

Xem thêm: Học kế toán thực hành ở đâu - để làm được kế toán sản xuất 

Đối tượng áp dụng cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO:

+ Áp dụng cho những doanh nghiệp có hàng hóa mà giá cả có tính ổn định, hoặc giá cả hàng hóa đang trong thời kỳ có xu hướng giảm

+ Thường là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có hạn sử dụng nhỏ mà thiết yếu như: thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc,…

Ví dụ về cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO

Bài tập: Doanh nghiệp A hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và có tình hình nguyên vật liệu trong tháng 9 như sau:

- Tồn kho đầu tháng: 4.000 kg đơn giá: 120.000đồng/kg

1. Ngày 1/9, mua nhập kho 3.500 kg, giá mua chưa thuế GTGT 10% là 118.000 đồng/kg, đã thanh toán bằng tiền vay ngân hàng.

2. Ngày 6/9 xuất kho 4.500 kg cho sản xuất sản phẩm.

3. Ngày 8/9, Nhận góp vốn kinh doanh 8.000 kg NVL, nhập kho theo giá trị thỏa thuận là 121.000 đồng/kg. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ đã chi bằng tiền mặt: 8.000.000 đồng.

4. Ngày 10/9, xuất kho 6.000 kg, một nửa cho sản xuất sản phẩm, một nửa dùng chung cho phân xưởng.

5. Ngày 30/9, Kiểm kê số lượng vật liệu tồn kho thực tế 4.950 kg, số chênh lệch so với số kế toán chưa có quyết định xử lý.

Yêu cầu: Định khoản, phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh biết DN A tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp: Nhập trước xuất trước [FIFO]

Hãy định khoản và vận dụng cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO trên để làm bài tập trên 

Bài làm:

1/ Ngày 1/9, mua nhập kho 3.500 kg, giá mua chưa thuế GTGT 10% là 118.000 đồng/kg, đã thanh toán bằng tiền vay ngân hàng

Nợ TK 152:   3500 x 118.000 = 413.000.000

    Nợ TK 133:   41.300.000

      Có TK 3411: 454.300.000

2/ Ngày 6/9 xuất kho 4.500 kg cho sản xuất sản phẩm.

Nợ TK 621:  4000 x 120.000 + 500 x 118.000 = 539.000.000

       Có TK 152:  539.000.000

3/ Ngày 8/9, Nhận góp vốn kinh doanh 8.000 kg NVL, nhập kho theo giá trị thỏa thuận là 121.000 đồng/kg. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ đã chi bằng tiền mặt: 8.000.000 đồng.

3a] Nợ TK 152: 8000 x 121.000  = 968.000.000

      Có TK 411: 968.000.000

3b] Nợ TK 152: 8000.000

      Có TK 111: 8000.000

Giá nhập kho = 968.000.000 + 8.000.000 = 976.000.000

Đơn giá nhập = 976.000.000 / 8000= 122.000/kg

4/ Ngày 10/9, xuất kho 6.000 kg, một nửa cho sản xuất sản phẩm, một nửa dùng chung cho phân xưởng.

Nợ TK 621: 360.000.000

Nợ TK 627: 360.000.000

Có TK 152: 3000 x 118.000 + 3000 x 122.000 = 720.000.000

5/ Ngày 30/9, Kiểm kê số lượng vật liệu tồn kho thực tế 4.950 kg, số chênh lệch so với số kế toán chưa có quyết định xử lý.

Theo sổ sách số lượng cuối ký = 4000+ 3500 + 8000-4000-3500-3000 = 5000kg

Thực tế: 4.950 kg đang thiếu 50kg chưa có quyết định xử lý

Nợ TK 1381:  6.100.000

 Có TK 152: 50 x 122.000 = 6.100.000  [Xuất theo đúng FiFO]

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

⇒ Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên

⇒ Học kế toán sản xuất - Trên chứng từ gốc cty bạn, học thật làm thật tới khi làm được việc

⇒ Các phương pháp tính giá thành sản xuất



Các bài viết mới

Phương pháp nhập trước xuất trước là phương pháp xuất kho được nhiều doanh nghiệp ứng dụng. Phương pháp này tuân thủ theo nguyên tắc hàng hóa mua trước sẽ thực hiện xuất bán trước và tính giá dựa trên giá thực tế của lô hàng cũ. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết về phương pháp nhập trước xuất trước trong bài viết dưới đây

1. Phương pháp nhập trước xuất trước FIFO là gì?

Phương pháp nhập trước xuất trước [First-in, First-out – FIFO] là phương pháp quản lý và định giá tài sản [hàng tồn kho], trong đó các mục hàng hóa nhập trước được xuất trước. Phương pháp này giả định rằng, mục hàng hóa ở kho lâu nhất sẽ được ghi nhận là đã bán trước và chi phí phải trả cho những sản phẩm cũ nhất là các chi phí được sử dụng trong tính toán.

FIFO được sử dụng để xác định trị giá hàng bán cho một doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp sử dụng FIFO sẽ giảm được số hàng tồn kho cũ bởi các mặt hàng lưu trữ trong kho lâu nhất sẽ được bán trước. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tránh tình trạng hàng hóa lỗi thời hoặc quá hạn sử dụng, tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể cho việc thanh lý hàng tồn kho cũ hay tiêu hủy hàng hết hạn. 

Ví dụ:

Đối với mặt hàng sữa, khi chuyển hàng từ kho phân phối tới các cửa hàng, doanh nghiệp cần xuất kho các lô hàng đã sản xuất trước. 

>> Đọc thêm: Mẫu file excel quản lý kho đơn giản miễn phí

2. Đối tượng áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước

Phương pháp FIFO thường được áp dụng với các đối tượng:

  • Các doanh nghiệp áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước trong trường hợp giá hàng hóa có tính ổn định hoặc đang trong thời kỳ có xu hướng giảm
  • Các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có hạn sử dụng ngắn nhưng là sản phẩm thiết yếu như thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm…

3. Đặc điểm của phương pháp nhập trước xuất trước

Phương pháp FIFO có những đặc điểm cơ bản sau:

  • FIFO tuân theo dòng tồn kho tự nhiên, các sản phẩm lâu đời sẽ được bán trước giúp cho việc ghi sổ kế toán được thực hiện dễ dàng và ít xảy ra các sai sót hơn so với các phương pháp khác.
  • Với phương pháp nhập trước xuất trước, sản phẩm đầu tiên được mua hoặc có được là mặt hàng đầu tiên xuất ra. Vì vậy trong các nền kinh tế lạm phát, FIFO ghi nhận theo mức giá cũ [thấp hơn mức giá khi xuất kho do vấn đề lạm phát] sẽ dẫn đến thu nhập ròng giảm phát, khiến doanh nghiệp phải trả thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn 

4. Ví dụ về phương pháp nhập trước xuất trước

Công ty TNHH Kezla kinh doanh sắt thép trong tháng 2/2022 có số liệu như sau:

a. Tồn đầu kỳ: Bằng 0

b. Số liệu nhập kho hàng hóa trong tháng:

STT Ngày tháng Tên hàng
Thép phi 10 Thép phi 20
Số lượng [tấn] Đơn giá

[triệu đồng]

Số lượng [tấn] Đơn giá

[triệu đồng]

1 11/02/2022 100 14 50 12
2 16/02/2022 50 15 100 13
3 18/02/2022 200 16 50 14

c. Trong tháng công ty xuất bán hàng với chi tiết như sau:

– Ngày 17/2/2022 xuất bán 140 tấn thép phi 10, 60 tấn thép phi 20

– Ngày 19/2/2022 xuất bán 180 tấn thép phi 10, 120 tấn thép phi 20

Theo phương pháp FIFO, ta có:

Ngày 15/2/2022:

  • Trị giá xuất bán 140 tấn thép phi 10 được xác định như sau:

[100×14] + [40×15] = 2.000 trđ

  • Trị giá xuất bán 60 tấn thép phi 20 được xác định như sau:

[50 x 12] + [10 x 13] = 730 trđ

Ngày 19/2/2022 

  • Trị giá xuất bán 180 tấn thép phi 10 được xác định như sau:

[10 x 15] + [170 x 16] = 2.870 trđ

  • Trị giá xuất bán 120 tấn thép phi 20 được xác định như sau:

[90 x 13] + [30 x 14]= 1.590 trđ

>> Đọc thêm: Các phương pháp tính giá xuất kho – Có bài tập ví dụ

5. Ưu nhược điểm của phương pháp nhập trước xuất trước

5.1. Ưu điểm 

Phương pháp FIFO có những ưu điểm nổi bật như:

  • Doanh nghiệp ước tính được ngay trị giá vốn hàng hóa xuất kho trong từng lần
  • Cung cấp kịp thời các số liệu cho kế toán để ghi chép, chuyển số liệu thực tế cho các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý
  • Giá trị hàng tồn kho tương đối sát với giá thị trường khi giá cả hàng hóa không đổi hoặc có xu hướng giảm dần, do đó chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.

5.2. Nhược điểm của phương pháp nhập trước xuất trước

  • Theo phương pháp này, doanh thu được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hóa đã có từ lâu do đó sẽ làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với các khoản chi phí hiện tại
  • Nếu doanh nghiệp lớn có nhiều mã hàng hóa với số lượng lớn và được nhập xuất liên tục thì các chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng hạch toán sẽ tăng lên rất nhiều.

Để đảm bảo tính chính xác khi tính giá hàng hóa xuất kho, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng phần mềm để quản lý kho hiệu quả hơn. Các phần mềm kế toán như phần mềm kế toán online MISA AMIS, MISA SME được tích hợp các tính năng quản lý kho tiện ích như:

  • Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tất cả nghiệp vụ nhập, xuất kho
  • Tính giá xuất kho tự động theo tất cả các phương pháp
  • Cho phép quản lý, theo dõi hàng hóa chi tiết theo nhiều đặc tính như: màu sắc, size, số máy, số khung, mã vạch, hạn dùng; Cho phép quản lý hàng hóa dễ dàng theo nhiều đơn vị tính
  • Đặc biệt, phần mềm có khả năng nhắc nhở thông minh, đưa ra cảnh báo tồn kho để doanh nghiệp có kế hoạch nhập mới hay có giải phóng hàng hóa sắp hết hạn sử dụng.

>> Xem thêm: Phần mềm quản lý kho hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Tham khảo ngay phần mềm kế toán online MISA AMIS để quản lý công tác tài chính – kế toán hiệu quả hơn.

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

 827 

[Tổng số: 0 Trung bình: 0]

Video liên quan

Chủ Đề