Tổ chức cơ sở đảng là gì

Cấp ủy cơ sở là cơ quan thuộc tổ chức Đảng, có chức năng lãnh đạo thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ. Vậy Cấp ủy cơ sở là gì, nhiệm vụ quyền hạn của Cấp ủy cơ sở như thế nào?

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các vấn đề này này thông qua bài viết Cấp ủy cơ sở là gì?

Cấp ủy cơ sở là gì?

Cấp ủy cơ sở là cơ quan thuộc tổ chức Đảng do đại hội Đảng ở cơ sở bầu ra. Cấp ủy cơ sở là cơ quan lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng giữa hai kỳ đại hội. Cấp ủy cơ sở thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt, cụ thể hóa các chủ trương, biện pháp triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ cấp mình.

Như vậy, hoạt động của cấp ủy cơ sở bao gồm hai hoạt động chính sau:

+ Cấp ủy cơ sở là nơi tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng, nơi tiến hành các nội dung công tác đảng viên, công tác cán bộ, thực hiện các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng

+Thực hiện chức năng lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở, lãnh đạo chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, nhân dân triển khai việc cụ thể hóa, tổ chức thực hiện Nghị quyết mà đại hội đảng bộ hết nhiệm kỳ đã thông qua.

Cơ quan giúp việc cho cấp ủy cơ sở là văn phòng của cấp ủy cơ sở. Văn phòng của cấp ủy cơ sở trực tiếp giúp cấp ủy cơ sở tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo hàng ngày. Đó là một hoạt động rất quan trọng, giúp cho việc bảo đảm cho cấp ủy cơ sở thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.

Hiện nay, với vai trò hạt nhân lãnh đạo, cấp ủy cơ sở có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Điều này đòi hỏi cấp ủy cơ sở phải thực hiện đồng loạt 4 khâu như sau:

+ Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức học tập, quán triệt và thảo luận xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng

+ Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân hành động, hiện thực hóa và cụ thể hóa chương trình hành động thành phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, đơn vị.

+ Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện kịp thời, điều chỉnh chỉ tiêu, nhiệm vụ cho phù hợp với thực tiễn

+ Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác sơ kết, tổng kết thực hiện nghị quyết. Nội dung sơ kết, tổng kết là đánh giá những kết quả đạt được trong lãnh đạo, chỉ đạo; những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân và kinh nghiệm.

Nhiệm vụ, quyền hạn của cấp ủy cơ sở

Ngoài việc giải đáp cấp ủy cơ sở là gì? chúng tôi làm rõ tới Quý độc giả nhiệm vụ và quyền hạn của cấp ủy cơ sở, cụ thể như sau:

+ Lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt, cụ thể hóacác chủ trương, biện pháp triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ cấp mình. Quyết định chương trình làm việc, chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóavà hằng năm; quy chế làm việc của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy vàủyban kiểm tra cấp ủy cấp mình.

+ Lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai và tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết của cấp ủy cấp mình; các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của cấp trên. Xác định nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, các chương trình, đề án, dự án trọng điểm. Tổ chức triển khai thực hiện thí điểm các chủ trương, mô hình mới theo chỉ đạo của cấp trên.

+ Định hướng hoặc quyết định theo thẩm quyền những vấn đề về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng theo quy định của Điều lệ Đảng:

+ Lãnh đạo chính quyền địa phương thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. Định hướng những vấn đề quan trọng để Hội đồng nhân dân quyết định. Xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trung hạn và dài hạn; định kỳ xem xét, cho ý kiến về tình hình phát triển kinh tế xã hội và định hướng nhiệm vụ tiếp theo. Cho ý kiến về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của địa phương theo quy hoạch chung của tỉnh và của Trung ương.

Lãnh đạo thực hiện quy trình, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính theo chủ trương của cấp trên và quy định của pháp luật. Bàn chủ trương, biện pháp triển khai, tổ chức thực hiện những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm về kinh tế xã hội, ngân sách, nội chính, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; các chương trình, dự án quan trọng của địa phương.

+ Lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới công tác dân vận, công tác dân tộc, công tác tôn giáo; chăm lo đời sống và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; xây dựng khối đoàn kết toàn dân; tạo sự đồng thuận trong xã hội. Lãnh đạo, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh theo quy định của Bộ Chính trị.

+ Quyết định theo thẩm quyền các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính, tài sản của đảng bộ; xem xét, cho ý kiến về công tác tài chính đảng hằng năm và cuối nhiệm kỳ.

+ Xem xét, cho ý kiến về những công việc ban thường vụ đã giải quyết giữa hai kỳ hội nghị cấp ủy; quyết định những vấn đề quan trọng do ban thường vụ cấp ủy trình.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác

Trên đây là toàn bộ nội dung về các vấn đề liên quan tới Cấp ủy cơ sở là gì? Chúng tôi hi vọng rằng bài viết sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ được vấn đề này. Xin cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề