Tọa độ là gì toán

Lý thuyết về mặt phẳng toạ độ

Quảng cáo

1. Mặt phẳng toạ độ

Trên mặt phẳng, nếu hai trục \[Ox, Oy\] vuông góc và cắt nhau tại gốc \[O\] của mỗi trục số, thì ta gọi đó là hệ trục toạ độ \[Oxy.\]

\[Ox\] và \[Oy\] gọi là các trục toạ độ

- Trục nằm ngang \[Ox\] gọi là trục hoành.

- Trục thẳng đứng \[Oy\] gọi là trục tung.

Giao điểm \[O\] gọi là gốc toạ độ. Mặt phẳng có hệ trục toạ độ \[Oxy\] gọi là mặt phẳng toạ độ \[Oxy.\]

2. Toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ

- Trên mặt phẳng toạ độ, mỗi điểm \[M\] xác định một cặp số\[[{x_0};{y_0}]\]. Ngược lại mỗi cặp số \[[{x_0};{y_0}]\]xác định vị trí của một điểm \[M.\]

- Cặp số\[[{x_0};{y_0}]\]gọi là toạ độ của điểm \[M\];\[{x_0}\]là hoành độ và\[{y_0}\]là tung độ của điểm \[M.\]

Ví dụ: Trên hình vẽ ta có \[N[2;-3]\] với x=2 là hoành độ và y=-3 là tung độ của N.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

Quảng cáo
Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Toán lớp 7 - Xem ngay
Báo lỗi - Góp ý

Chủ Đề