Tốc độ tăng trưởng của cá trắm cỏ

Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trắm cỏ (ctenopharyngodon idella) tại thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUÊ
KHOA THỦY SẢN

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tốc độ tăng trưởng
và tỷ lệ sống của cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) tại Thừa
Thiên Huế

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Văn Thành

Lớp

: Nuôi trồng thủy sản 46 B

Địa điểm thực tập

: Hương Chữ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Võ Đức Nghĩa

Bộ môn

: Nuôi trồng thủy sản



Năm 2016


Lời cảm ơn

Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
và sâu sắc nhất đến các thầy giáo, cô giáo trong khoa Thủy Sản, trường đại học
Nông Lâm Huế đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản trong suốt thời
gian theo học tại trường cùng với các giáo viên phụ trách phòng thí nghiệm khoa
Thủy Sản, Ban chủ nhiệm khoa Thủy sản, Bộ môn Nuôi Trồng Thủy Sản đã
quan tâm tạo điều kiện thuận lợi, động viên tôi trong suốt quá trình thực tập.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo Th.S Võ Đức
Nghĩa người đã tận tình, tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và đóng góp
nhiều ý kiến để tôi hoàn thành bài khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè tôi đã có nhiều
giúp đỡ vè vật chất và tinh thần trong suốt thời gian vừa qua.
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận này, mặc dù đã có nhiều cố
gắng song vẫn còn nhiều hạn chế và không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong sự quan tâm góp ý của các quý thầy, quý cô và các bạn để bài khóa luận
tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.Thành phần thức ăn công nghiệp được sử dụng trong thí nghiệm
Bảng 4.1.Biến động các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm
Bảng 4.2. Tăng trưởng khối lượng của cá Trắm cỏ theo thời gian thí nghiệm
Bảng 4.3.Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá Trắm cỏ theo thời gian thí
nghiệm


Bảng 4.4. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng về chiều dài của cá Trắm cỏ
(cm/con)
Bảng 4.5. So sánh giá trị trung bình về tốc độ tăng trưởng chiều dài giữa
3 công thức thí nghiệm (cm/con/ngày)
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tỉ lệ sống của cá Trắm cỏ theo
thời gian


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình 2.1. Cá Trắm cỏ
Hình 2.2. Cỏ Lông Para
Hình 2.3. Cỏ Pangola
Hình 2.4. Cỏ voi
Hình 4.1. Đồ thị ảnh hưởng của các loại thức ăn lên khối lượng cá Trắm cỏ
theo thời gian
Hình 4.2. Đồ thị ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tốc độ tăng trưởng về khối
lượng cá Trắm cỏ theo thời gian
Hình 4.3. Đồ thị ảnh hưởng của các loại thức ăn lên chiều dài cuả cá Trắm cỏ
theo thời gian
Hình 4.4. Đồ thị ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tốc độ tăng trưởng về
chiều dài của cá Trắm cỏ theo thời gian
Hình 4.5. Đồ thị tỉ lệ sống của cá Trắm cỏ theo thời gian trong quá trình thí
nghiệm
Hình 7.1. Thức ăn công nghiệp Lái Thiêu
Hình 7.2.Cho cá ăn
Hình 7.3. Đo khối lượng và chiều dài mẫu ở phòng thí nghiệm
Hình 7.4.Thu mẫu thí nghiệm
Hình 7.5. Dụng cụ đo các yếu tố môi trường



DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIÊT TẮT

DLG: Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá theo ngày (Daily Length Gain)
DWG: Tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá theo ngày (Daily Weigh Gain)
FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
FCR: Hệ số chuyển hóa thức ăn (Feed Conversion Ratio)
ĐHNL: Đại học Nông Lâm
KL: Khối lượng
CT1: Công thức 1
CT2: Công thức 2
CT3: Công thức 3
Ctv: Cộng tác viên
ĐVT: Đơn vị tính
TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn


MỤC LỤC

PHẦN 1. ĐẶT VẮN ĐỀ
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2. Tình hình nuôi cá Trắm cỏ trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình nuôi cá Trắm cỏ trên thế giới
2.2.2. Tình hình nuôi cá Trắm cỏ ở Việt Nam
2.3. Đặc điểm sinh học của cá Trắm cỏ
2.3.1. Đặc điểm phân loại và phân bố
2.3.2. Hình thái và cấu tạo
2.3.3. Đặc điểm dinh dưỡng


2.3.4. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản
2.4. Một số loại thức ăn dùng trong thí nghiệm
2.4.1. Thức ăn xanh
2.4.2.Thức ăn công nghiệp
2.5. Một số bệnh thường gặp ở cá Trắm cỏ
2.5.1. Bệnh xuất huyết
2.5.2. Bệnh trùng mỏ neo
2.5.3. Bệnh trùng bào tử
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu


3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.4.3. Quản lí chăm sóc cá trong giai
3.4.4. Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá
3.4.5. Các chỉ tiêu thu thập và phương pháp tính toán
3.4.6. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
PHẦN 4. KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm
4.1.1. Nhiệt độ
4.1.2. Oxy hòa tan
4.1.3. pH nước
4.1.4. NH3
4.1.5. Màu nước
4.2. Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của cá Trắm cỏ


4.2.1. Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên khối lượng cá Trắm cỏ
4.2.2. Ảnh hưởng của các loại thứ ăn lên tốc độ phát triển chiều dài cá Trắm cỏ
theo thời gian
4.2.3. Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên chiều dài của cá Trắm cỏ
4.2.4. Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tốc độ tăng trưởng tương đối về khối
lượng cá Trắm cỏ theo thời gian
4.3. Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tỉ lệ sống của cá Trắm cỏ
4.4. Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR
PHẦN 5. KÊT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
5.2. Đề xuất



PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuỷ sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh, một ngành hoạt động
kinh tế nằm trong tổng thể kinh tế - xã hội của loài người. Thuỷ sản đóng vai trò
quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại, không những thế nó còn là
một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân đặc
biệt là ở vùng nông thôn và vùng ven biển. Nhu cầu thuỷ sản cho nhân loại ngày
càng tăng trong khi nguồn lợi của các tài nguyên này lại có giới hạn và đã bị khai
thác tới trần, vì vậy ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển để bù đắp vào những thiếu
hụt đó. Ngày nay, nuôi trồng thuỷ sản đã cung cấp được khoảng 27% tổng sản
lượng thuỷ sản thế giới, nhưng chiếm tới gần 30% sản lượng dùng làm thực phẩm.
Đối tượng nuôi trồng rất phong phú gồm đủ các chủng loại: cá, nhuyễn thể giáp xác,
rong tảo và một số loài khác.
Đặc biệt, nuôi cá nước ngọt là một trong những nghề truyền thống của người
dân Việt Nam và trong các đối tượng cá nước ngọt được nuôi thì cá Trắm cỏ là một
đối tượng nuôi có nhiều ưu điểm như: có khả năng thích ứng rộng với điều kiện môi
trường, có thể sống trong môi trường nước tĩnh và nước chảy, tăng trọng nhanh,


năng xuất cao, thịt cá thơm ngon và được mọi người ưa chuộng, ngoài ra phân của
cá Trắm cỏ là nguồn cung cấp thức ăn cho một số loài cá khác (mè, rô phi, trôi…)
Cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) là một loài thuộc họ cá Chép
(cyprinidae) loài duy nhất của chi ctenopharyngodon. Cá lớn có thể dài tới 1,5 mét,
nặng khoảng 45 kg và có thể sống tới 21 năm.
Thức ăn là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển
của cá Trắm cỏ, mặt khác thức ăn là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế của
người nuôi. Do đó, tìm ra các công thức thức ăn phù hợp nhất là rất cần thiết.
Xuất phát với những yêu cầu thực tế trên, với mục tiêu tiếp cận thực tiễn sản
xuất đồng thời vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường và làm
quen với công tác nghiên cứu khoa học.
Được sự đồng ý của trường ĐHNL Huế, Khoa thủy sản và thầy giáo hướng
dẫn, em đã chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ
tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) tại Thừa
Thiên Huế”.

9


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
-

Nhằm so sánh ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tốc độ tăng
trưởng và tỉ lệ sống của cá Trắm cỏ.

-

Nhằm nâng cao năng lực và thực hành nghiên cứu trên thực tế sản xuất để
đúc rút kinh nghiệm và rèn luyện tay nghề.


10


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan tình hình nghề nuôi trồng thủy sản
2.1.1. Tình hình nghề nuôi trồng thủy sản trên thế giới
Trong những năm qua, sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới tăng trưởng với
tốc độ vừa phải. Theo báo cáo mới nhất của FAO năm 2012 sản lượng nuôi trồng
thủy sản đạt mức cao kỷ lục 90,4 triệu tấn, tương đương 144,4 tỷ đô la Mỹ. Trong
đó, có 66,6 triệu tấn thủy sản các loại (137,7 tỷ đô la Mỹ) và 23,8 tỷ tấn thực vật
thủy sinh nuôi (chủ yếu là tảo biển) tương đương 6,4 triệu đô la Mỹ. Các đối tượng
nuôi bao gồm cá có vẩy, động vật giáp xác, động vật thân mềm, ếch, bò sát (không
tính cá sấu) và các loài thủy sản khác phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con
người. Năm 2013, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 70,5 triệu tấn tăng 5,8% trong
đó sản lượng các loài thực vật thủy sinh là 26,1 triệu tấn.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng sản
lượng thủy sản toàn cầu (158 triệu tấn), từ 20,9% năm 1995 lên 32,4% năm 2005
và 40,3% năm 2010 và ở mức cao kỷ lục là 42,2% trong năm 2012. Châu Á chiếm
tỷ trọng cao nhất trong tổng sản lượng nuôi toàn cầu 54%, châu Âu chiếm 18% và
các châu lục còn lại <15%.
Do nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm thủy sản nên sản lượng thủy sản
từ nuôi trồng ngày càng tăng trưởng. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, sản
lượng thủy sản tại các nước sản xuất chính có xu hướng giảm như Mỹ, Tây Ban
Nha, Pháp, Ý, Hàn Quốc. Sản lượng cá có vẩy giảm ở hầu hết các nước này trong
khi sản lượng nhuyễn thể chỉ giảm ở một số nước. Nguyên nhân cho sự giảm sản
lượng này là do cá được nhập khẩu từ các nước có chi phí sản xuất thấp hơn, giá
thành rẻ hơn.
Trong giai đoạn 2000 - 2012, sản lượng nuôi toàn cầu có mức tăng trưởng
trung bình hàng năm là 6,2%, giảm so với mức tăng trưởng trong giai đoạn 19801990 và giai đoạn 1990 - 2000 tương ứng là 10,8% và 9,5%. Giai đoạn 1980 2012, sản lượng nuôi toàn cầu tăng trưởng ở mức 8,6%/năm. Sản lượng nuôi toàn


cầu tăng gấp đôi, từ 32,4 triệu tấn trong năm 2000 lên mức 66,6 triệu tấn năm
2012.
Nếu xét theo vùng, trong giai đoạn 2000 - 2012, châu Phi có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất (11,7%). Tiếp theo là Mỹ La tinh và vùng Caribê, 10%. Nếu
11


không tính Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng nuôi trồng thủy sản của châu Á tăng
8,2% cao hơn tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 1980 - 1990 (6,8%) và 1990 2000 (4,8%). Tốc độ tăng trưởng nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc, nhà sản
xuất thủy sản lớn nhất thế giới, giảm còn 5,5%, giảm mạnh so với giai đoạn 1980 1990 (17,3%) và 1990 - 2000 (12,7%). Châu Âu và châu Đại Dương có tốc độ tăng
trưởng thấp nhất, tương ứng 2,9 và 3,5%. Trái với xu hướng tăng trưởng tại các
châu lục khác, kể từ năm 2005, sản lượng nuôi tại Bắc Mỹ giảm đều do sản lượng
nuôi tại Mỹ giảm. [13]
2.1.2. Tình hình nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Việt Nam
Theo kết quả thống kê ở các tỉnh/thành phố, năm 2010, cả nước có trên 1
triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, bình quân giai đoạn 2001 - 2010, tăng
4,2%/năm. Trong đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm nhiều nhất với
70,19% tổng diện tích, tiếp đến là vùng đồng bằng sông Hồng 11,64%. Năm
2012, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước đạt 1.200.000 ha với tốc độ
tăng bình quân 4,3%/năm giai đoạn 2001 - 2012.
Diện tích nuôi nước ngọt cả nước năm 2010 là 390.094 ha, chiếm 35,6% tổng
diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích nuôi ngọt vùng Đồng bằng sông
Cửu Long là 147.572, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích nuôi ngọt cả
nước với 37,8%. Đến năm 2012, diện tích nuôi nước ngọt của cả nước đạt 450.000
ha, trong đó cá tra đạt 6.120 ha.
Năm 2010, sản lượng nuôi nước ngọt cả nước đạt 2.051.384 tấn. Diện tích
nuôi nước ngọt chỉ chiếm 35,6% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước nhưng
sản lượng chiếm 74,8% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước, điều này cho
thấy, năng suất trung bình nuôi nước ngọt (đặc biệt là cá tra) rất cao, vì vậy đã đóng
góp tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng nuôi của cả nước. Vùng đồng bằng sông Cửu


Long chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản lượng nuôi ngọt của cả nước với 1.523.346
tấn năm 2010 (chiếm 74,2%), tiếp đến là vùng đồng bằng sông Hồng với 281.523 tấn
(chiếm 14%) và vùng Tây Nguyên với 18.864 tấn, chiếm ít nhất cả về diện tích và
sản lượng nuôi ngọt. Sản lượng nuôi nước ngọt của cả nước năm 2012 đạt 2.187.000
tấn, trong đó, sản lượng nuôi cá tra đạt 1.190.000 tấn, nuôi tôm càng xanh 8.700 tấn,
rô phi đạt 66.500 tấn.
Trong 10 năm qua, nuôi trồng thủy sản tăng mạnh cả về sản lượng lẫn giá trị.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3,2 triệu tấn, tăng gấp 5,42 lần so với năm 2000,
bình quân tăng 15,13 %/năm; giá trị sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 82,80 nghìn
12


tỷ đồng, tăng gấp 5,42 lần so với năm 2000, bình quân tăng 15,12 %/năm. Năm
2012, hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở trên 164 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm đạt 6,2 tỷ USD, tăng gấp 4,2 lần so năm 2000,
bình quân tăng 12,69 %/năm góp phần đưa ngành thủy sản vào tốp 10 nước sản
xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Cơ cấu ngành kinh tế thủy sản
chuyển dịch theo hướng tích cực, và hiệu quả giảm dần tỷ trọng sản lượng và giá
trị từ khai thác thủy sản và tăng mạnh tỷ trọng sản lượng và giá trị từ nuôi trồng
thủy sản; tỷ trọng giá trị sản lượng nuôi trồng thủy sản từ chiếm 36,23% năm 2000
tăng lên, chiếm 66,90% năm 2012. Sự chuyển đổi này chủ yếu do thị trường tác
động, nguồn cung từ khai thác thủy sản không đáp ứng đủ, trong khi đó nhu cầu
tiêu dùng vẫn ngày một tăng lên, để bù vào sự thiếu hụt đó đã kích thích lĩnh vực
nuôi trồng thủy sản phát triển, nhằm chủ động sản xuất và đáp ứng thị trường
trong và ngoài nước.[14]
2.1.3. Tình hình nghề nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế, một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ có chiều dài bờ biển 128
km, với gần 22.000 ha vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đây là một hệ thống
đầm phá ven biển rộng lớn được xếp vào loại rộng lớn cuả thế giới. Hệ thống đầm
phá Tam Giang - Cầu Hai chạy dọc theo suốt 5 huyện ven biển Thừa Thiên Huế,


Phong Điền, Hương Trà, Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc, là một vùng nước lợ
rộng lớn rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản. trong những năm gần
đây, diện tích nuôi trồng thủy sản vùng đầm phâ ven biển Thừa Thiên Huế tăng
nhanh đã giải quyết được công ăn việc làm, tạo thu nhập cho nhiều người dân sống
ven đầm phá.
Hiện nay toàn tỉnh đang bước vào vụ nuôi trông thủy sản, theo tin từ Chi cục
Nuôi trồng thủy sản, đến giữa tháng 3, về nuôi trồng thủy sản nước lợ, diện tích cải
tạo ao hồ là 1.058,3 ha, nhiều huyện có diện tích ao hồ cải tạo lớn để chuẩn bị cho
vụ nuôi như Phú Lộc 412 ha, Phú Vang 498 ha.
Diện tích đã đưa vào nuôi thả 120,8 ha chuyên tôm, nuôi xen ghép 1.160 ha
(nuôi hạ triều 625,9 ha và chắn sáo là 534,2 ha) với 140,13 triệu tôm giống các loại
và 1,89 triệu cá giống. Về nuôi cá nước ngọt, diện tích thả nuôi chuyên cá là
840,22 ha, nuôi cá lúa là 193,2 ha và 713 lồng cá với tổng lượng giống đã thả là
19,015 triệu con.
Như vậy, diện tích đã cải tạo cũng như đã đưa vào nuôi trồng còn đạt thấp so
với kế hoạch (kế hoạch 4.132,8 ha thủy sản nước lợ và 1976,2 ha nước ngọt) do
13


người dân chưa mạnh dạn đầu tư vì thua lỗ của năm trước, do thời tiết đang có
những đợt lạnh bất thường nên đã hạn chế tiến độ, mặt khác quan điểm chỉ đạo của
ngành là đầu tư nhiều hơn về nuôi xen ghép để tránh bớt những rủi ro có thể xảy
ra. Về tình hình sản xuất giống trên địa bàn hiện có 7 trại sản xuất tôm sú, 1 trại ốc
hương và 1 trại sản xuất giống cua, trong đó đã tiêu thụ 18,8 triệu tôm giống và 8
triệu con đang được ươm nuôi, so với diện tích nuôi trồng chưa đáp ứng được nhu
cầu.
Đến thời điểm này, các yếu tố môi trường như độ mặn, độ pH, độ kiềm đã
đảm bảo điều kiện để nuôi trồng thủy sản nước lợ. Tuy vậy, do thời tiết và nhiệt độ
chưa thuận lợi nên cần tập trung cải tạo ao hồ để chuẩn bị thả nuôi theo đúng lịch
thời vụ đã đề ra.[15]


2.2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế
- Vị trí địa lý:
Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam có
tọa độ ở 16o00’ - 16o45’độ vĩ Bắc và 107o01’ - 108o12’ độ vĩ Đông. Diện tích của
tỉnh là 5.053,990 km², dân số theo kết quả điều tra tính đến năm 2012 là 1.115.523
người. Thừa Thiên - Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía Bắc, biển Đông về phía
Đông, thành phố Đà Nẵng về phía Đông Nam, tỉnh Quảng Nam về phía Nam, dãy
Trường Sơn và các tỉnh Saravane, Sekong của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về
phía Tây. Thừa Thiên - Huế cách thủ đô Hà Nội 660 km về phía Bắc, cách Thành
phố Đà Nẵng 101 km về phía Đông Nam, cách Nha Trang 612 km và cách Thành
phố Hồ Chí Minh 1.050 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A.
- Khí hậu:
Khí hậu Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh
hưởng của khí hậu chuyển tiếp, giao thoa giữa khí hậu á nhiệt đới ở miền Bắc và
khí hậu nhiệt đới miền Nam. Những tháng đầu năm có nắng ấm thỉnh thoảng lụt
vào tháng 5, các tháng 6, 7, 8 có gió mạnh mưa lũ và có gió đông vào tháng 9, 10,
tháng 11 thường có lụt cuối năm mưa kéo dài. Nhưng hiện nay do chịu tác động
của biến đổi khí hậu nên từ tháng 3 đến tháng 8 nắng nóng lên đến đỉnh điểm. Các
tháng 9, 10, 11 thường xuyên có bão. Từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau là giai
đoạn gió mùa đông bắc kéo về gây mưa to kèm theo đó lũ trên các sông tăng
nhanh.
14


- Xã hội nói chung và ngành nuôi trồng thủy sản nói riêng:
Tóm lại điều kiện thời tiết khí hậu của tỉnh tương đối khắc nghiệt, điều này ảnh
hưởng xấu đến tình hình sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của tỉnh.
- Thủy văn:
Thừa Thiên Huế có 5 con sông chính là: sông Hương, sông Ô Lâu, sông
Truồi, sông Đại Giang và sông Nông. Các hệ thống sông này được phân bố đều


khắp trong tỉnh. Trong đó, hệ thống sông Hương là lưu vực sông quan trọng nhất
gồm: 28 con sông lớn nhỏ với ba nhánh chính là: Tả Trạch, Hữu Trạch và sông Bồ.
Đa số các con sông có đặc điểm ngắn dốc, cửa sông hẹp nên vào mùa mưa lượng
nước lên cao gây lũ lụt ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt có hệ
đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng lớn nhất Đông Nam Á. Và hai cửa biển quan
trọng là cửa Thuận An và cửa Tư Hiền.[16]
2.3. Tình hình nuôi cá Trắm cỏ trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình nuôi cá Trắm cỏ trên thế giới
- Lịch sử:
Nghề nuôi cá Trắm cỏ bắt đầu ở khu vực dọc theo sông Dương Tử và sông
Pearl ở phần phía nam của Trung Quốc. So với cá Chép thông thường, nuôi cá
Trắm cỏ được nuôi nhiều sau đó. Theo hồ sơ lịch sử, nghề nuôi cá Trắm cỏ được
chặt chẽ liên quan đến việc chính sách hiện thời. Trong thời nhà Đường (618 904) triều đình cấm người dân được bắt và giết cá Chép. Do đó, cá Trắm cỏ đã
được những người nông dân lựa chọn như là một thay thế cho nuôi trồng thuỷ sản
cùng với cá Mè vinh, cá Chép đầu to và cá Chép đen, điều này là vì con giống của
loài cá này đã dễ có sẵn trong các khu vực dọc theo sông Dương Tử và sông
Pearl. Các hệ thông nuôi cá Trắm cỏ vẫn quy mô tương đối nhỏ do sự phụ thuộc
vào việc cung cấp con giống tự nhiên. Thành công trong công nghệ nuôi có ảnh
hưởng đáng kể trong việc thúc đẩy nghề nuôi cá Trắm cỏ phát triển. Cá Trắm cỏ
đã được giới thiệu với hơn 40 quốc gia khác.
- Sản lượng toàn cầu của cá Trắm cỏ:

15


Sản lượng toàn cầu của cá Trắm cỏ nuôi chỉ 10527 tấn trong năm 1950. Năm
2002 nó đã đạt đến 3.572.825 tấn, tăng hơn 339 lần trong 52 năm qua, và chiếm
15,6% sản lượng toàn cầu nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Trong thập kỷ 1993
-2002, tỷ lệ trung bình hàng năm tỷ lệ tăng trưởng của sản xuất nuôi cá Trắm cỏ
được 10,1% trên toàn cầu và 9,9% ở Trung Quốc. Mở rộng trong các phần còn lại


của thế giới trong thập niên này được, từ một đường cơ sở tương đối nhỏ, nhanh
hơn nhiều (17,8 %/năm). Tuy nhiên, một số chậm xuống có vẻ là xảy ra, kể từ khi
sản xuất nuôi cá Trắm cỏ chỉ tăng 3,3% giữa 2001 và 2002, cả hai ở Trung Quốc
và trên toàn cầu. Sản xuất dao động khá sơ khai ở nhiều quốc gia trong thập kỷ
1993 - 2002. Sản xuất tại Ấn Độ, được khoảng 13.000 tấn trong năm 1993, đạt đến
một đỉnh cao của hơn 137.000 tấn vào năm 1999 nhưng đã giảm xuống thấp hơn
48.000 tấn của năm 2002. Tuy nhiên, sản xuất tại một trong những nhà sản xuất
lớn khác ở Ai Cập tăng lên đều đặn trong suốt thập kỷ này.
- Phát triển ra hệ thống ở các nước khác:
Tại Ấn Độ, cá Trắm cỏ được nuôi như là một loài quan trọng trong ao dựa
trên hệ thống composite. Mật độ thả giống cá Trắm cỏ phụ thuộc chủ yếu vào sự
sẵn có của cỏ thuỷ sinh và cỏ trên đất liền. Cỏ thủy sinh (Hydrilla, Vallisneria,
Wolffia) và cỏ trên đất liền là nguồn cấp thức ăn lớn trong nuôi cá Trắm cỏ. Thông
thường, cá Trắm cỏ đạt 0,5 - 1,5 kg trong 8 - 10 tháng. Tổng sản lượng từ hệ thống
như vậy có thể đạt 80 - 10 tấn/ha /năm.[17]
2.3.2. Tình hình nuôi cá Trắm cỏ ở Việt Nam
Ở Việt Nam việc phát triển cá Trắm cỏ chủ yếu là thực hiện trong ao đất và
lồng và có thể nuôi xen ghép. Cá Trắm cỏ có thể được thả là một trong hai loài
chính hoặc thứ cấp. Cá Trắm cỏ thường chiếm 60% của tổng số mật độ thả 1,5 - 3
con/m² (phụ thuộc vào mức độ cường độ) trong ao và kích thước giống là 5 - 6 cm
(miền núi) và 12 - 15 cm (vùng đất thấp). Tỷ lệ thả vào các lồng nuôi là 20 - 30
con/m³ nhưng giống lớn hơn nhiều được sử dụng (thường là 5 - 10 g). Cá Trắm cỏ
thường được nuôi bằng cỏ trên đất liền, lá sắn, chuối và lá ngô trong quá trình
nuôi. Kích thước của cá Trắm cỏ trưởng thành khoảng 1,5 - 2,5 kg/con.
- Các hình thức nuôi cá Trắm cỏ năng suất cao ở xã Hùng Thắng, huyện Bình
Giang:

16



Xã Hùng Thắng, huyện Bình Giang là một trong những địa phương có thế
mạnh về phát triển ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Trong những năm
gần đây, các hộ nuôi thủy sản đã lựa chọn đa dạng các đối tượng nuôi thủy sản, từ
những giống cá truyền thống như cá Trôi, cá Trắm, cá Chép, cá Mè, đến những
giống cá mới như cá Rô phi đơn tính… với hình thức nuôi phong phú như xen
canh, bán thâm canh và thâm canh. Và mô hình trồng cỏ cao sản để nuôi thâm canh
giống cá Trắm cỏ hiện đang được nhiều hộ nuôi áp dụng là một mô hình cho hiệu
quả kinh tế cao.
Gia đình chị Phạm Thị Hương, thôn Thuần Lương, xã Hùng Thắng có ao nuôi
cá với diện tích 6 sào mặt nước. Chị Hương cho biết, ao nuôi được thả 2 loại là cá
Trắm và cá Trôi với số lượng 400 con mỗi loại. Thức ăn cho cá chủ yếu là cỏ, thóc
mầm, có bổ sung cám công nghiệp. Sau thời gian 8 tháng nuôi, cá Trắm cỏ đạt
trọng lượng từ 4 - 6 kg/con, cá trôi đạt trọng lượng 1 kg/con, sản lượng thu hoạch
toàn ao đạt 1,8 - 2 tấn cá Trắm và 0,4 - 0,5 tấn cá Trôi. Giá bán trên thị trường dao
động từ 62.000 - 65.000 đồng/kg cá Trắm và 30.000 đồng/kg cá Trôi. Năm 2014,
ao nuôi của gia đình chị cho tổng thu nhập 147 triệu đồng, trừ chi phí các loại, chị
thu lãi 60 triệu đồng.
Cũng ở thôn Thuần Lương, gia đình chị Phạm Thị Huế nuôi thâm canh cá
Trắm cỏ với 2 ao nuôi, trong đó 1 ao có diện tích 2 sào làm ao ương cá giống, ao to
với diện tích 7,5 sào để nuôi thâm canh. Chị Huế lựa chọn công thức nuôi ghép
700 con cá Trắm + 200 con cá Chép + 300 con cá Trôi trong mỗi đợt nuôi. Thức
ăn cho các loại cá đều là cỏ non và thóc mầm. Do cá giống đã được ương nuôi với
kích cỡ to hơn, nên khi đưa sang ao nuôi thương phẩm chỉ sau 6 tháng đã cho thu
hoạch. Cá Trắm cỏ đạt trọng lượng 3,5 kg/con. Tổng nguồn thu từ 2 ao nuôi, chị
Huế thu được 140 triệu đồng, trừ chi phí còn cho thu lãi 80 triệu đồng/lứa. Như
vậy, mỗi năm gia đình chị Huế thu lãi trên 150 triệu đồng từ mô hình này.
Theo Nguyễn Hữu Học - Trưởng phòng Hỗ trợ nông dân (Trung tâm dạy
nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh), mô hình nuôi cá Trắm cỏ của các hộ nuôi thuỷ sản
xã Hùng Thắng đạt hiệu quả tốt là nhờ các hộ đã nắm vững kỹ thuật quản lý chất
lượng nước ao nuôi và trồng cỏ cao sản. Người nuôi đã biết cách kết hợp hài hòa


giữa yếu tố kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh, thức ăn và con giống trong chăn nuôi.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có nhiều mô hình nuôi thủy sản với các đối
tượng nuôi khác nhau, trong đó có nhiều địa phương khác đang đi sâu vào nuôi cá
Rô phi đơn tính. Tuy nhiên, cá Rô phi chủ yếu ăn cám công nghiệp nên mức đầu tư
17


chi phí thức ăn cao khiến những hộ chăn nuôi có nguồn vốn ít sẽ khó khăn trong
việc mở rộng quy mô. Thứ hai là nguồn cung cấp giống cá Rô phi đơn tính chất
lượng tốt không nhiều (hiện chỉ có Công ty TNHH MTV giống cây trồng Hải
Dương và Trung tâm quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt miền Bắc cung cấp được
nguồn giống đảm bảo chất lượng); phần lớn người nuôi cá Rô phi thường mua cá
giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ, làm cho tỷ lệ hao hụt nhiều, thậm chí cá đẻ
trứng ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng, phát triển dẫn đến giảm sản lượng và
chất lương cá thịt. Trong khi đó nuôi các đối tượng truyền thống như cá Trắm cỏ,
cá Trôi có thể tận dụng các diện tích bờ ao, bãi hoang để trồng cỏ cao sản, các sản
phẩm nông nghiệp như thóc mầm, lá các loại rau, củ,… giúp giảm rất nhiều chi phí
trong chăn nuôi thủy sản. Chính vì vậy, mô hình nuôi cá Trắm cỏ thâm canh hoặc
bán thâm canh là một lựa chọn phù hợp với điều kiện nuôi thuỷ sản tận dụng phụ
phẩm nông nghiệp mà vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Để áp dụng thành công mô hình này, các hộ nuôi thuỷ sản cần tuân thủ đúng
quy trình xử lý môi trường ao nuôi. Trước hết, khâu tẩy dọn ao phải làm thật tốt,
chuẩn bị ao theo các bước: tát cạn, vét bớt bùn, rắc vôi, phơi ao, bón lót cho ao
phân chuồng hoai mục và cả phân xanh rồi mới cho nước vào. Nước cấp vào ao
cần được lọc qua đăng hoặc qua lưới để loại trừ các loài cá dữ hay cá tạp lọt vào
ao. Luôn giữ cho nguồn nước của ao không bị ô nhiễm, phải vớt các phần thức ăn
dư thừa hàng ngày để giữ sạch cho nước. Khi có biểu hiện không tốt về môi trường
cần kịp thời xử lý môi trường bằng vôi bột hoặc sử dụng các loại thuốc, hóa chất,
chế phẩm sinh học được phép của Bộ NN & PTNT.[18]
2.4. Đặc điểm sinh học của cá Trắm cỏ


2.4.1. Đặc điểm phân loại và phân bố
- Hệ thống phân loại:
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cyprinidae
Phân họ: Squaliobarbinae
18


Chi: Ctenopharyngodon
Loài: C.idella
Tên khoa học khác: Ctenopharyngodon idella
Tên tiếng Việt: Cá Trắm cỏ[19]

Hình 2.1. Cá Trắm cỏ
- Phân bố:
Ở Việt Nam, cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) được tìm thấy từ 65o vĩ
Bắc đến 25o vĩ Nam.
Cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) sống ở môi trường nước ngọt. Độ sâu
sinh sống từ mặt nước đến khoảng 30 m trong các con sông, ao hồ và trong các ao
nuôi nhân tạo. Chúng sinh sống ở tầng giữa, ưa nước sạch.
Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển thuận lợi của cá Trắm cỏ
(Ctenopharyngodon idella) là 17 - 25oC. Giới hạn là 0oC và giới hạn trên 35oC,
nghĩa là với nhiệt độ môi trường nước thấp hơn 0oC hoặc cao hơn 35oC thì cá Trắm
cỏ (Ctenopharyngodon idella) không sống được.[20]
Với điều kiện sinh trưởng của cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) như vậy
có thể nuôi cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) trong cáo ao thâm canh và bán
thâm canh, cũng như trong các lồng hay bè nuôi nhân tạo.


2.4.2. Hình thái và cấu tạo
19


Cơ thể thon dài và vòng bụng có hình trụ nén ở phía sau, chiều dài tiêu chuẩn
là 3,6 - 4,3 lần chiều cao cơ thể và gấp 3,8 - 4,4 lần chiều dài đầu, chiều dài của
cuống đuôi lớn hơn chiều rộng đầu, miệng có hình vòm, hàm trên dài hơn so với
hàm dưới, hàm trên kéo dài hướng về phía dưới mắt, chiều rộng miệng gấp 1,8 lần
chiều dài miệng cách mũi, lược mang thưa và ngắn (từ 15 - 19), hai hàng răng trên
nằm mỗi bên, chiều ngang nén lại từ 2,5 - 4,2, hàng răng bên trong khá cứng, trên
bề mặt có rãnh, chiếm không gian lớn và có 39 - 46 vảy trên cơ quan đường bên,
cơ quan đường bên kéo dài đến cuống đuôi, 3 - 7 tia vây lưng, vây hậu môn nằm
gần hậu môn; 1 - 16 tia vây ngực; 1 - 8 tia vây bụng; 3 - 8 tia vây hậu môn; 24 tia
vây đuôi. Màu sắc cơ thể: màu vàng lục, phần lưng màu nâu sẫm, bụng màu xám
trắng.[21]
2.4.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Trong điều kiện nuôi, cá Trắm cỏ cũng có thể sử dụng thức ăn nhân tạo như
các sản phẩm từ ngũ cốc, thức ăn từ dầu thực vật và thức ăn viên. Ngoài ra còn có
thực vật thủy sinh và cỏ trên mặt đất. Cá Trắm cỏ sống ở tầng giữa, dưới ánh sáng
của cột nước. Thêm vào đó, cá có sự phân hóa rõ về môi trường sống và di chuyển
nhanh chóng. Là một loài cá bán di cư, cá bố mẹ trưởng thành di chuyển trên tầng
cao ở các dòng sông lớn. Lưu vực nước chảy và những thay đổi trong mực nước
biển cùng với kích thích môi trường là điều kiện cần thiết cho sinh sản tự nhiên.
Đây là loài cá ăn thực vật có trong tự nhiên như cỏ thủy sinh, một số loài thủy
sản. Ngoài ra, cá còn sử dụng thức ăn chế biến, ấu trùng động vật phù du.
Cơ quan sinh dục của cá có thể hoàn chỉnh trong điều kiện nuôi nhốt, nhưng
cá không thể đẻ trứng điều kiện tự nhiên. Tiêm hormone và kích thích môi trường,
chẳng hạn như nước chảy là điều cần thiết cho sinh sản ở ao hồ. Cá Trắm cỏ phát
triển nhanh chóng và đạt trọng lượng tối đa là 35 kg trong tự nhiên.[21]
Những nghiên cứu của Nguyễn Công Thắng (1989) cho biết: cá sau khi nở 3


ngày dài khoảng 7 mm, chúng bắt đầu ăn luân trùng, ấu trùng không đốt và tảo hạ
đẳng. Khi cá dài 2 - 3 cm chúng bắt đầu ăn một ít mầm non thực vật, tỷ lệ luân
trùng trong khẩu phần ăn của chúng giảm dần nhưng loài giáp xác phù du vẫn
chiếm chủ yếu. Cá dài 3 - 10 cm có thể nghiền nát thực vật thượng đẳng như các
loại rong mái chèo, rong đuôi chó, rong tôm, bèo tấm, bèo hoa dâu và chuyển sang
ăn thức ăn thực vật thuỷ sinh non. Thức ăn tự nhiên chủ yếu của cá là thực vật
thượng đẳng (cả dưới nước và trên cạn). Sức tiêu thụ của cá rất lớn 22,1 - 27,8%
khối lượng cá trong ngày. Trung bình cứ 40 kg thực vật sẽ cho tăng trọng 1 kg cá.
20


Cá Trắm cỏ cũng sử dụng tốt thức ăn nhân tạo, nhưng nếu sử dụng nhiều tinh bột
trong khẩu phần thì cá sẽ bị béo và chậm lớn. Cá Trắm cỏ nuôi trong ao ngoài ăn
cỏ chúng còn được cung cấp thức ăn tinh như cám gạo, ngô, sắn. Cá phàm ăn và
tính lựa chọn thức ăn không cao.
Cá Trắm cỏ thích sống ở tầng giữa và tầng dưới, nơi gần bờ có nhiều cỏ nước,
bơi lội nhanh nhẹn.[22]

2.4.4. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản
Cá Trắm cỏ có kích cỡ lớn, nặng nhất đạt tới 35 - 40 kg, cỡ thương phẩm
trung bình là 3 - 5 kg. So với các loài cá khác có cùng kích thước thì trong điều
kiện tối ưu, cá Trắm cỏ thể hiện tốc độ sinh trưởng lớn hơn các loài cá khác, cá
nuôi trong ao sau 1 năm đầu đạt 1 kg và các năm sau đó đạt 2 - 3 kg ở vĩ độ ôn đới,
hay 4 - 5 kg mỗi năm ở vĩ độ nhiệt đới (Vietmeyer, 1976).
Giống như các động vật biến nhiệt khác, tốc độ phát dục của cá chịu ảnh
hưởng lớn của điều kiện môi trường. (Theo Chung Lân và ctv, 1965) Sự thành thục
của tuyến sinh dục có quan hệ chặt chẽ với tuổi cá, ít quan hệ với thể trọng và
chiều dài. Những cá thể sinh trưởng tốt thành thục sớm hơn thông thường. Tuy
nhiên, tuổi thành thục còn phụ thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng, nhiệt độ, dòng
chảy, loại hình thủy vực. Cá đực thành thục sớm hơn cá cái 1 năm.


Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ Sản 1 nghiên cứu về tuổi và kích thước
thành thục của cá Trắm cỏ thu được một số kết quả: cá Trắm cỏ đực 3 tuổi dài 53
cm nặng 3 kg; và cá cái 4 tuổi dài 60 cm nặng 3,5 kg đã có thể tham gia sinh sản
lần đầu tiên.
Ở Việt Nam mùa vụ sinh sản cá Trắm cỏ từ tháng 4 đến tháng 6 trong năm tập
trung nhất vào tháng 5. Cá cái thành thục ở năm thứ 4 (3+ tuổi) (Nguyễn Công
Dân, 1991) có chiều dài 76 - 89 cm đẻ được 300.000 - 1.000.000 trứng, trứng ở
dạng trôi nổi.[22]
2.5. Một số loại thức ăn dùng trong thí nghiệm
2.5.1. Thức ăn xanh

21


- Cỏ Lông Para: là loại cỏ lâu năm, có cả thân bò và thân nghiên, tạo thành
thảm cỏ có thể cao tới 1 m. Cành cứng, to, rỗng ruột, đốt dài 10 - 15 cm, mắt hai
đầu đốt có 2 màu trắng xanh và có khả năng đâm chồi. Thân và lá cỏ đều có lông
ngắn, thuộc loại cỏ hòa thảo thân bò, chịu úng ngập, không chịu hạn. Hàm lượng
protein thô 80 - 90 g/kg chất khô.[23]

Hình 2.2. Cỏ Lông Para

22


- Cỏ Pangola (Digitaria decumbens): là loài cỏ lưu niên, họ Lúa Poaceae, có
nguồn gốc ở Miền Nam Châu Phi, sau lan ra các nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới ẩm. Ở Việt Nam, Cỏ Pangola được nhập trồng từ 1970 ở một số cơ sở chăn
nuôi bò. Ngày nay được trồng rộng rãi ở nhiều địa phương ở Miền Bắc.
Thân bò, tròn rỗng, màu trắng xanh hay phớt tím, có nhiều đốt, ra rễ (rễ chùm


ngắn) và đâm nhánh ở các mắt, nhiều ở các cành bò, lúc đầu bò lan trên mặt đất,
sau vươn thẳng tạo thảm cỏ cao 50 - 60 cm. Lá cỏ màu xanh mướt, mềm, dài 14 15 cm; bẹ lá bó chặt lấy phần gốc của đốt, mép bẹ lá có lông tơ trắng và dài.
Cụm hoa hình bông, mảnh, phân nhánh, không thụ phấn. Nhân giống chủ yếu bằng
thân cây (vô tính). Giống cỏ Digitaria decumbens (Pangola) thích hợp với lượng
mưa từ: 300 - 1300 mm. Nhiệt độ thích hợp để phát triển giống cỏ này từ: 19 24oC. Giống cỏ Digitaria decumbens sinh trưởng quanh năm, phát triển trên đất đỏ
bazan, đất đá vôi, đất cát và đất laterit; ưa đất xốp, ẩm, thoát nước. Cỏ Pangola có
hàm lượng các chất dinh dưỡng: vật chất khô: 27 - 28%, hàm lượng đạm thô: 8 9,2%, xơ thô 32 - 33,5%, khoáng tổng số 6,5 - 7,3%.[24]

Hình 2.3. Cỏ Pangola
- Cỏ VA06 ( cỏ voi ): như cây mía, thân thảo, mọc thẳng, chiều cao bình quân
4 - 5 m, dạng bụi, thích ứng rộng, sức chống chịu rất khoẻ, có thể trồng trên tất cả
các loại đất, có phổ thích nghi rộng, sức chống chịu tốt nên tỷ lệ sống sau khi trồng
rất cao ≥ 98%. Tốc độ sinh trưởng mạnh, sức sinh sản nhanh, một cây có thể đẻ
23


được 20 - 25 nhánh/năm, mức cao nhất là 50 - 60 nhánh/năm. Đây là loại cỏ vượt
xa cỏ voi về năng suất và chất lượng.
Đây là giống cỏ lai tạo giữa giống cỏ voi thường và cỏ đuôi sói của châu mỹ
có đặc điểm: Thân thẳng, có lóng cao tới 2 m, thích hợp với đất thoát nước tốt,
giàu dinh dưỡng, không chịu được đất chua, phèn, ngập úng hoặc hạn hán. Là
giống có tỷ lệ lá cao so với các loại cỏ voi khác, thân và lá mềm, ít lông; Năng
suất chất xanh: trung bình 400 - 500 tấn/ha/năm. Chăm sóc tốt năng suất có thể lên
tới 900 tấn/ha/năm có Protein thô: 8 - 11%. Sử dụng: Thu cắt cho ăn tại chuồng, ủ
chua, làm thức ăn cho trâu bò, cá, heo; Thu hoạch: Lứa đầu thu cắt sau khi trồng
60 ngày, các lứa tiếp theo 40 - 45 ngày. Gieo trồng: Trồng bằng thân, lượng thân
giống cần cho 1 ha (10.000 m 2) là 5 - 6 tấn/ha. Trồng 1 năm có thể thu hoạch được
5 - 6 năm.[23]

Hình 2.4. Cỏ voi



24


2.5.2.Thức ăn công nghiệp
Thức ăn công nghiệp: được sử dụng trong thí nghiệm là thức ăn viên của công
ty TNHH Gia Súc Lái Thiêu.
Bảng 2.1. Thành phần thức ăn công nghiệp được sử dụng trong thí nghiệm [25]

Thành phần dinh dưỡng

Chỉ tiêu kỹ thuật

Kích cỡ viên (mm)

1,5 - 2,0

Độ ẩm tối đa (%)

11

Đạm tối thiểu (%)

35

Năng lượng thô tối thiểu (K.Cal/kg)

2800

Béo tối thiểu(%)



06

Xơ tối đa (%)

06

Lysine tối thiểu (%)

1,8

Methionine tối thiểu (%)

0,8

2.6. Một số bệnh thường gặp ở cá Trắm cỏ
2.6.1. Bệnh xuất huyết
Bệnh đốm đỏ ở cá Trắm cỏ thể hiện ở hai dạng đó là xuất huyết đốm đỏ do vi
khuẩn và vi rút gây ra
Dấu hiệu bệnh
Dấu hiệu đầu tiên là cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên tầng mặt nước. Da
cá thường bị đổi màu tối không có ánh bạc, cá mất nhớt, khô ráp, hậu môn viêm đỏ
lồi ra ngoài.
Xuất hiện các đốm xuất huyết màu đỏ trên thân, các gốc vây, quanh miệng,
mắt lồi đục, xuất huyết, bụng có thể chướng to, các vây xơ rách, tia vây cụt dần.
Phân biệt hai bệnh truyền nhiễm ở cá Trắm cỏ
Bệnh viêm ruột (đốm đỏ) do vi khuẩn/Bệnh xuất huyết do vi rút
Giống nhau:

25