Tổng thống là ai

25 tháng 4 2022

Năm nay 44 tuổi, ông Emmanuel Macron là tổng thống Pháp đầu tiên từ 20 năm qua tái đắc cử để lãnh đạo thêm một nhiệm kỳ 5 năm.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Emmanuel thắng cử nhưng phải gián tiếp thừa nhận nước Pháp vẫn đang chia rẽ sâu sắc

Trong diễn văn ngay sau khi kết thúc bầu cử vào tối Chủ Nhật 24/04/2022, ông thừa nhận "người Pháp đã tín nhiệm ông sau năm năm đầy khó khăn".

Ông cam kết sẽ "là tổng thống của tất cả mọi người", hàm ý ông hiểu được sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội.

Điều trớ trêu là đấy cũng chính là khẩu hiệu của bà Le Pen "Vì mọi người Pháp", lúc tranh cử.

Dù tái đắc cử với số phiếu áp đảo 58%, ông Emmanuel Macron nói ông sẽ là tổng thống của mọi người Pháp vì ý thức được số phiếu bỏ cho cực hữu, và cực tả rất cao.

Đối thủ của ông, bà Marine Le Pen được 42% phiếu cử tri trong vòng hai, còn trong vòng đầu, ứng viên phe thiên tả cứng rắn Jean-Luc Melenchon được tới 22% phiếu.

Hàng triệu người bỏ phiếu cho ông Melenchon, và cho bà Le Pen "sẽ hỏi chuyện ông Macron", người chiếm trọn số phiếu cử tri trung dung, bằng phản đối đường phố, theo các báo châu Âu.

Chụp lại hình ảnh,

Kết quả thăm dò phòng phiếu sau cuộc bầu cử tổng thống vòng hai ở Pháp tối 24/04

Emmanuel Macron thắng được nhờ các phe phái khác vận động cử tri dồn phiếu cho ông để chặn bà Le Pen, nhân vật cựu hữu đã ra tranh cử tổng thống lần ba.

Bầu cử Pháp: Macron, Le Pen và hai tầm nhìn cho nước Pháp

Le Pen và Macron chạm trán trước bầu cử

Bầu tổng thống Pháp: Emmanuel Macron và Marine Le Pen vào vòng hai

Bà Marine Le Pen [̀53 tuổi] đã thừa nhận thất bại nhưng nói bà "sẽ không bao giờ bỏ rơi nhân dân Pháp".

Các lãnh đạo EU tuy thế đã "thở phào" và đua nhau chúc mừng ông Macron, gọi chiến thắng của ông là chiến thắng "cho sự liên kết châu Âu".

Bà Le Pen dù đã làm mềm đi các phát biểu về EU nhưng đại diện cho xu thế chống lại liên kết của khối này và từng doạ sẽ đưa Pháp rời EU [Frexit].

Bà cảm ơn cử tri bỏ phiếu cho mình và phê phán ông Macron "dùng chiêu bẩn" để thắng cử năm nay, theo BBC News từ Paris.

Macron là yếu tố gây chia rẽ?

Phóng viên BBC Hugh Schofield từ Paris viết rằng "những người ủng hộ ông Macron vui mừng vì ông có chiến thắng lịch sử, nhưng phải chăng chính ông là người gây chia rẽ, đẩy cử tri Pháp sang các thái cực khác nhau".

Nhà báo tự do Phạm Cao Phong thì viết cho BBC News Tiếng Việt:

"Cử tri Pháp năm nay đối xử với vị tổng thổng trẻ nhất lịch sử Đệ ngũ Cộng hòa có phần khe khắt, xét nét hơn với so với lần đầu. Chỉ có 58,5% tổng số phiếu bầu ghi tên Macron so với con số ấn tượng cách đây 5 năm [66,1 %].

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ông Macron sẽ cầm quyền thêm năm năm trong một nước Pháp chia rẽ, một EU đối mặt với khủng hoảng từ cuộc chiến của Nga gây ra ở Ukraine

Song chiến thắng lần này đã đưa tên tuổi ông vào danh sách những tống thống Pháp thành công nhất, hai lần liên tiếp trúng cử như François Mitterrand, Jacques Chirac. Một thành tích nổi bật.

Tổng thống Emmanuel Macron, đã chọn Le Champ-de-Mars, thảm cỏ hùng vĩ, rộng ngút ngàn 24,5 ha dưới chân tháp Eiffel để làm lễ đăng quang lần thứ hai cho mình. Quyết định được lựa chọn ngay sau vòng một kết thúc. Nhưng đây có phải là một lựa chọn rủi ro?

Hẳn trong đầu cựu tổng thống trẻ nhất nước Pháp đã lường cả đến kết thúc bi thảm trong trận đánh cuối cùng của sự nghiệp chính trị. Ba tổng thống kế nhiệm trước Macron đều đã ngã ngựa, khi xung phong lần thứ hai, nhằm tái lập vương quyền. Hiến pháp nước Cộng hòa cũng quy định, không ai được quyền ngồi trên ngai vàng quá hai nhiệm kỳ."

Cũng về nước Pháp sau năm thời Macron, Hugh Schofield của BBC News đánh giá rằng dân Pháp "đã quen thuộc với các hoạt động chính trị cực đoan và cũng sẽ dễ ủng hộ các phái đó".

Đây sẽ là thách thức không nhỏ cho Macron trong năm năm tới và bầu cử hội đồng địa phương tháng 6 tới là dịp để những ai muốn "báo thù với Macron" lên tiếng.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Cử tri Pháp đã khác trước và ngày càng dễ ủng hộ cho các giải pháp cực đoan, theo BBC News từ Paris

Nếu ông muốn tung ra thêm cải cách, gần như chắc chắn là một làn sóng biểu tình 'chống Macron' sẽ nổ ra từ tháng 9 năm nay, theo nhà báo BBC.

Mạng xã hội Việt Nam nói gì?

Trên trang cá nhân, sau những lời chúc mừng ông Macron, Luật sư Lê Quốc Quân chia sẻ một bài có đoạn: "Phải nói ngay là cuộc bầu cử này rất gay cấn vì người ta thấy rằng phong trào dân túy đang càng ngày càng bành trướng mạnh mẽ tại Pháp cũng như tại một số nước Âu châu mà truyền thống lâu đời là tự do, dân chủ, nhân quyền vẫn được đề cao."

Bài này bình luận về cuộc bầu cử: "Kết quả cuối cùng đã đúng như dự đoán, đúng như những cuộc thăm dò đã cho thấy, nghĩa là mọi chuyện đã diễn ra êm đẹp".

Đồng tình với quan điểm này, Tinh Le viết: "Chúc mừng ngài Tổng Thống! Tôi mong Ngài tái đắc cử vì sự quan tâm và trách nhiệm đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Ukraine nhiều hơn trong vai trò Chủ tịch EU!"

Trang Facebook Lao Ta của nhà văn Tạ Duy Anh viết: "Chúc mừng nước Pháp và Châu Âu, thêm cú tát cho Putin".

Bình luận dưới đó, Nguyễn Trường Sơn nói: "Bầu cử ở Pháp năm nay thật là nghẹt thở. Không chỉ bởi đây là lần đầu tiên sau 20 năm mới có tổng thống tái đắc cử mà còn bởi kết quả này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến vận mệnh của cả Châu Âu. Cuộc chiến bảo vệ sự toàn vẹn của EU hay là một nước Pháp của Le Pen rời xa EU và cả Nato. Những người ủng hộ Ucraina cũng có thể coi đây là một tin vui khi nước Pháp đã không bị rơi vào tay Le Pen, kẻ cực hữu chủ trương gần gũi với Putin."

Ba Lan 'là nước dẫn dắt châu Âu' sau khi Nga xâm lược Ukraine

Nga-Ukraine: Các nước châu Âu trước lựa chọn nghiệt ngã

Nga-Ukraine: Trung Quốc muốn nối lại 'hợp tác 16+1' với châu Âu

Video liên quan

Chủ Đề