Top 100 người con trai của Lâu đài Kasem năm 1978 năm 2022


LỊCH SỬ-NỀN VĂN MINH CHAMPA

Trà thanh toàn


Lời mởi đầu


Trong quá khứ, trên dãi đất Việt Nam này, có sự tồn tại một nền văn minh champa:Vương quốc Champa, thuộc miền trung ngày nay.Hiện tại tuy nó đã bị sát nhập vào nước Việt Nam, nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của nền văn hóa champa , trong quá khứ, cũng như hiện tại, đối với tổng thể văn hóa 54 dân tộc anh em việt nam. Nhất là văn hóa tộc người Champa có ảnh hưởng rất lớn.Văn hóa champa đã phát triển một nền văn minh rực rở, bật nhất đông nam á suốt gần 15 thế kỷ . Bởi quá trình tồn tại, định hình lịch sử và văn hóa phát triển, có bề dày đáng kể trên 4000 năm[Từ người champa cổ sa huỳnh đến ngày hôm nay]. Vì muốn thảo thêm vài nét vẽ cho bức tranh lịch sử, văn hóa nền văn minh champa còn bỏ ngỏ, nên tôi một người con trong dòng tộc champa mạo muội đặt vấn đề cho đề tài này.Tôi không muốn phê phán hiện tại và quá khứ, tôi chỉ muốn người và người nhìn thực chất về bản sắc và văn hóa của nền văn minh champa, giờ đã chôn chặc vào lòng đất khô cằn, bão lũ miền trung, đầy nhân bản và nhân văn.Trải dài hàng ngàn năm lịch sử, thăng trầm trong vinh quang, khổ đau, tủi hờn rồi thất bại. Thế là họ bắt đầu hình thành sự khác biệt dù rằng họ cùng một nguồn cội và có chung dòngmáu.Thời gian thấm thoát trôi , đã qua rồi cái thời ghánh con vượt dãi Trường Sơn, cái thời gong buồm thách thức con sóng dữ của biển cả, để đi tránh cơn binh đao.Giờ đây họ đã được yên vui sống trên mảnh đất được gọi nôm na là quê hương thứ hai mặc dù có những nơi họ sống trước kia từng là làng quê, đất tổ, là đất nước của họ.Còn gì sót lại ở họ ngoài dòng máu đỏ và chút ít ngữ vựng trong ngôn từ.Tại sao con người không quan tâm đến nó để kéo lại gần sau hàng thế kỉ xa cách ,xin đừng đổi thừa tôn giáo,tính phân biệt luôn không chấp nhận những gì hơi xa lạ đối với mình. Một cộng đồng tan rã, bị dẫm nát qua thời gian, theo dòng lịch sử đau buồn,cần lắm những bàn tay xoa diệu để chữa lành vết thương… Từ nhỏ, nhìn chung quanh là những tháp chăm u sầu, lở lói với thời gian, lòng tôi luôn hiếu kì về vương quốc Champa, hay là bản thể là con cháu họ trà champa.??? Sự hiếu kì pha lẫn lãng mạng và nuối tiếc một nền văn minh đã tàn lụi, có lẽ một phần bị ảnh hưởng từ tập thơ “Điêu tàn” của Chế Lan Viên.Vì đây là vấn đề lớn trong khoa học,tôi không đủ khả năng xây dựng lại diện mạo của nó, nên chỉ cố gắng phát họa vài nét mà thôi .Tôi nghĩ rằng đề tài này sẽ góp thêm một hạt cát vào bễ cát tri thức mênh mông của loài người hiện tại trong quá trình tìm hiểu, phân tích, phát thảo bức tranh nền văn hóa, văn minh tộc người Champa Malayo Polynésien, trong tổng thể văn hóa dân tộc việt nam, một cách khoa học và nhân văn. Đặc biệt, việc nghiên cứu giá trị của một nền văn minh bị bỏ ngỏ, mai một rất nhiều trong hệ thống văn hóa, thì việc tìm hiểu dân tộc người Champa chính là điều cần yếu, có ý nghĩa cấp thiết, góp phần làm rõ hơn bản sắc văn hóa Việt Nam, đông nam á Malayo Polynésien ,để chúng ta có phương pháp bảo tồn, phát huy giá trị của nó, trong công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam và đông nam á ngày nay.Qui luật của lịch sử nhân loại là sự sinh tồn và biến đổi một cách biến chuyển liên tục. Sự sụp đổ hoàn toàn của Vương Quốc Champa vào năm 1832, cho dù bất cứ nguyên nhân nào, cũng đều nằm trong qui luật tất yếu của lịch sử.Tuy nhiên, nếu một dân tộc đã có một lịch sử, cho dù quốc gia đó không còn nữa, lịch sử dân tộc đó vẫn luôn luôn còn hiện diện, trong tiến trình của lịch sử nhân loại, và ít ra vẫn còn trong ký ức của dân tộc đó, lưu truyền từ đời này sang đời khác và mãi mãi cho đến tận cùng…của lịch sử nhân loại.Nếu một dân tộc đã có một lịch sử,một nền văn minh đặt thù, đương nhiên đã có một cội nguồn.Nói đến cội nguồn là nói đến những gì rất xa và cũng rất gần.Rất xa vì cội nguồn đã có từ chốn hồng hoang, từ trong mịt mờ của tiền sử.Rất gần vì cội nguồn luôn luôn có trong tâm tưởng của bất cứ ai còn biết nhớ đến tổ tiên, biết yêu thương những người, cùng chung huyết thống của chủng tộc. Nói huyết thống vì người ta có thể thay đổi tư duy, có thể thay đổi hoàn cảnh, có thể thay đổi đức tin, nhưng không thể thay đổi được dòng máu đồng chủng ,đang luân lưu trong khắp châu thân của mỗi một con người.Đề tài này chắc chắn rằng sẽ còn nhiều sai xót và cũng không ít người không đồng ý, vì lịch sử đã qua là “bất di, bất dịch”, trong khi sử liệu về vương quốc champa quá ít và đang dần chôn vùi theo thời gian Tôi mong rằng nhiều người sẽ cùng đóng góp và xây dựng thêm.Nếu có gì sai xót trong bài sưu tầm này tôi rất mong mọi người rộng lòng tha thứ và đóng góp thêm cho hoàng chỉnh.



 

THỦY TỔ  DÂN TỘC CHAMPA:
Từ trong mịt mờ của tiền sử, khi những thành tựu tiên tiến khoa học hôm nay, chưa giúp được nhân loại vén lên bức màng tiến hóa của vũ trụ, chưa giúp nhân loại hiểu biết hết
về xuất xứ của mình, từ đâu mà ra, từ đâu mà đến. Con người thường nêu lên sự hiện hữu của mình trên hành tinh này bằng những truyền thuyết. Mà truyền thuyết là cái bóng của sự thật, được dân gian tưởng tượng và thêu dệt bằng những chi tiết ly kỳ, làm cho truyền thuyết trở nên hoang đường. Do đó trong truyền thuyết có sự hoang đường và cũng có “bóng dáng” của sự thật. Nói đến truyền thuyết của giai thoại, của lịch sử, là nói đến bóng dáng của giai thoại, đến bóng dáng của lịch sử. Giữa lịch sử và truyền thuyết vẫn có liên quan mật thiết với nhau như hình với bóng, và hình nào thì bóng đó. Ví dụ như: dân tộc champa theo chế độ mẫu hệ từ xã hội nguyên thủy cho đến ngày nay vẫn còn. Trong khi đó theo truyền thuyết, người mẹ của xứ sở là Nữ Thần Po Nưgar. Do đó cái hình là chế độ mẫu hệ, còn cái bóng là Nữ Thần Po Inư Nưgar theo truyền thuyết.Ðể trình bày câu hỏi: Ai sanh ra tổ tiên Champa và họ từ đâu đến? Thật là vấn đề nan giải, ngoài sự hiểu biết và cách nghĩ của chính hậu duệ người Champa??? Vì tâm có hướng về cội nguồn, thì nguồn sẽ có trong tâm.Người Champa quan niệm do trời và đất là Thủy tổ đã sinh ra tổ tiên của họ. Trời [Dyaus] ở ngôi Cha, mang dương tính Ðất [Dyaus] ở ngôi Mẹ mang âm tính. Sự tác hợp giữa Trời và Ðất là sự giao hòa khí dương và khí âm đã tạo thành vạn vật và sản sinh ra thủy tổ của dân tộc Champa. Do đó dân tộc Champa chấp nhận thuyết âm dương; sự kiện này cũng phù hợp với biểu tượng Linga [dương tính],Yoni [âm tính]Thần Shiva được thờ tại các đền Tháp Champa. Đây là quang niệm chung cho các chủng tộc trên thế giới.
Nguồn gốc tổ tiên champa:Từ kết quả sự khai quật của các nhà khảo cổ đã khám phá nền văn hóa Sa huỳnh trên phần đất Vương Quốc Champa cổ cũng đã xác định được tổ tiên Champa là cư dân địa phương trên vùng đất này ngay từ thời tiền sử. Công trình khai quật này được diễn tiến như sau:Từ năm 1909 Vinet một viên chức người Pháp tình cờ phát hiện được [tại Ðức Phổ – Quảng Ngãi], tiếp theo đó từ 1923-1951 như Labarre, Henry Parmentier và nhà Nữ Tiền Sử học tất cả là người Pháp lần lượt đến Sa Huỳnh và những địa điểm khác nhau thuộc lãnh địa Vương Quốc Champa cổ trước đây, từ Quảng Bình đến Bình Thuận, để khai quật khám phá được nhiều mộ Chum khác. Mộ chum hay là kho chum cao chừng 0m,80 làm bằng đất nung, trong kho Chum chứa những dụng cụ cần thiết để làm vườn, phá rẩy, chặt cây, nấu nướng như: nồi đất, rựa v.v..và những vật dụng khác. Sau năm 1951 vì chiến tranh Việt Nam, nên công việc khảo cổ bị khựng lại cho đến sau năm 1975, công tác khảo cổ được tiếp tục với người Tây Phương ,cùng với các nhà khảo cổ Việt Nam trở lại Sa Huỳnh, tiếp tục đào bới lớp đất cũ của vùng cư trú Champa cổ và đào ra nhiều kho Chum mới dọc theo ven biển miền Trung, với những đồi cát trắng phao nối tiếp nhau trong gió lộng của miền biển cả. Những kho Chum được đào lên chứa nhiều di tích văn hóa Sa Huỳnh, với trình độ phát triển khác nhau, được các nhà nghiên cứu khoa cổ học chia thành hai nhóm , vào 2 giai đoạn khác nhau:Thời kỳ Tiền Sa Huỳnh hay là Tiền Champa:Di tích văn hóa cư ngụ sớm nhất của văn hóa tiền Sa Huỳnh là thời đại đồ đá, đồng thau có niên đại cách ngày nay khoản hơn 4 ngàn năm.
Thời kỳ Sa Huỳnh sắt:Ðây là thời kỳ các dụng cụ mưu sinh được làm bằng sắt như: lưỡi dao, kiếm ngắn, dao quắm, lao, rựa thuổng, xà beng, liều hái, đục v.v
những đồ sắt này là dụng cụ khai phá, chặt,tìm kế sinh nhaivà có loại dùng làm vũ khí như

ao, kiếm, dao
Văn hóa Sa Huỳnh sắt là văn hóa nối liền với thời kỳ tiền Sa Huỳnh [không sắt], gắn liền với vùng đất mà cư dân đó chính là thần dân của nước Lâm Ấp và chính là cộng đồng dân cư của đất Nhật Nam, nơi Khu Liên đã dấy binh lập quốc đầu tiên, với danh xưng Lâm Ấp như đã nói trên.Cư dân vùng Văn hóa Sa Huỳnh vào thời đó thường dùng khoan, tai hai đầu thú [hình hai đầu con dê], là biểu tượng của văn hóa Sa Huỳnh. Trên địa bàn sinh cư của vùng văn hóa Sa Huỳnh trước đây [tức vùng miền Trung nước Việt bây giờ] đều có nuôi nhiều đàn dê và cho đến ngày nay ta thấy ở các làng Champa tại tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuân có nuôi Dê,  các lễ cúng giỗ, cúng Yang có dùng thịt Dê để cúng.
Trong các di tích văn hóa Sa Huỳnh, ngoài những kỹ thuật chế tác đồ trang sức bằng thủy tinh hai đầu thú [Dê]; những cư dân thuộc vùng Vương Quốc Cổ Champa còn sở trường về công nghệ đồ gốm, mà các nhà khảo cổ học khai quật được trong những mộ Chum ở dưới lòng đất miền Trung VN ngày nay, đều có hình loại làm bằng chất liệu đất sét pha cát, hoặc pha tạp với những chất khác thường gọi là Gấu thô màu đỏ nâu, xám đen, có khi vàng nhạt, đỏ nhạt giống như những loại đồ gốm các làng champa ở Hựu An, Phan Lý Chăm Bình Thuận và làng Bàn Trúc, An Phước, Ninh Thuận ngày nay. Champa đã biến mất cách đây gần 3 thế kỷ, nay chỉ còn để lại các di tích Chăm, rải rác ở các tỉnh Trung phần Việt Nam, như Trà Kiệu, Mỹ Sơn, Đồng Dương, Khương Mỹ, Tháp Mẫm.. Viện bảo tàng Champa, do nhà nghiên cứu Pháp Parmentier thành lập năm 1919, đã thu thập các bảo vật, như tượng, bệ, công trình kiến trúc, điêu khắc của các đền, cung điện.. từ nhiều nơi để tồn giữ. Nhưng tại đây, trãi qua nhiều biến cố lịch sử, các di sản đặc sắc của văn minh Champa cũng không thoát qua nhiều sự mất mát, lưu lạc. Ngày 9 tháng 12 năm 1946, trong những ngày đầu của chiến tranh Việt-Pháp, giữa sự hổn loạn và thiếu an ninh ở Đà Nẵng, viện bảo tàng đã bị xâm nhập. Rất nhiều bảo vật cũng như tư liệu trong thư viện đã bi đánh cắp. Hơn một năm sau, vào năm 1948, Trường Viễn Đông bác cổ đã gởi ông Manukus đến để hồi phục lại viện bảo tàng. Hơn 150 bảo vật này đã được tìm lại từ nhà dân, trại lính, phi trường và tận ở Lào [Savanakhet]. Năm 1954, Viện bảo tàng là nơi trú ngụ của khoảng 300 người dân di tản chiến tranh. Năm Mậu Thân 1968, trong trận đánh chiếm lại Huế, Viện bảo tàng này đã trở thành trại tập trung và là nơi ăn ở của quân đội Nam Việt Nam. Giửa những sự sô bồ, hỗn độn, va chạm và không có sự bảo vệ và bảo trì như vậy, thì sự hư hại, hay mất mác các tượng đá, các công trình điêu khắc tất nhiên đã xảy ra. Gần đây trong năm 1996, các nhân viên viện bảo tàng đã tình cờ tìm ra được 157 mảnh cổ vật đã được chôn dưới lòng đất trong khuôn viên của viện bảo tàng.
Champa đã biến mất qua những cơn bảo lịch sử, nhưng di sản của nền văn minh này cũng đã chịu đựng nhiều sự cố không may mắn. Một số phận hẫm hiêu của nền văn minh Champa ? Trải qua nhiều thế kỷ, các ngôi tháp Champa ở nhiều nơi bị hư hại và đổ nát bởi thời gian và do thiên nhiên tác động. Theo Lê Quí Đôn,, Ngô Thế Lân, vào thế kỷ 18, đã để lại bài thơ, Chà bàn cố thành hoài cổ, cho thấy tình trạng sơ sát, bỏ hoang của các tháp, điện đài của vương quốc Champa cách đây hơn 200 năm.
Bóng tà dừng ngựa đứng
Man mác nỗi hư vong
Lăng uyển làm chùa Phật;
Cung đình thành ruộng cày
Núi tàn trơ tháp cổ;
Nước cũ hiện thành hoang
Thần đạo nguyên vô cứ;
Cửa tây tràn khắc bia[bản dịch]
Không khác chi tình trạng hiện nay của nhiều tháp cổ khắp miền trung Việt Nam.Trong cuộc chiến vừa qua, di tích Đồng Dương hầu như bị huỷ hoại hoàn toàn do bom đạn . Một mất mác to lớn đối với những thế hệ về sau.
Hầu như tất cả những gì ta biết về văn minh Champa là đứng từ góc độ của người không phải dân tôc Champa. Ngày nay, trong sách giáo khoa Đại học của giáo sư D. Hall về lịch sử Đông Nam Á , ta có thể biết tổng quát về lịch sử đất nước Champa. Tuy vậy phần lớn dữ kiện từ sách của Hall là dựa vào những công trình nghiên cứu tiên phong của các học giả Pháp như G. Coedes, H. Parmentier và H. Maspero ở đầu thế kỷ 20.
Nói chung về khảo cổ và sử của các nước Champa, Cam Bốt và một số nước khác ở Đông Nam Á thì chỉ vào đầu thế kỷ 20 người ta mới biết được nhiều mà thôi. Trước đó không mấy ai biết nhiều về Cambodia có một nền văn minh Angkor rực rỡ, cả sử của Nam Dương cũng mù tịt cho đến khi Coedes khám phá ra vương quốc SriVijaya ở Sumatra, còn sử của Champa thì mù mờ, chỉ biết qua tư liệu của các nước láng giềng như Việt Nam [Đại Việt sử ký toàn thư] hay của Trung quốc [Tống sử, Minh sử..] đến khi Finot, Parmentier, Majumdar và Maspero khám phá ra bằng phương pháp có hệ thống. cả trong sử của Ấn độ, trước đây hoàng đế Ashoka chả ai biết nhiều, chỉ nghe tên trong vài kinh điển Phật giáo, đến khi Princep khám phá ra qua bia ký là có thật, một nhà vua hiền triết chuộng đạo Phật với một vương quốc rộng lớn.
Hầu như tất cả khám phá về vương quốc Champa là từ những ký tự trên đá và những gì biết qua từ sử ký của Trung quốc nói về các dân tộc trên. Từ đó lịch sử các nước đã được viết và ghi lại. Giải những ký tự trên đá để biết đến văn minh cổ ở Đông Nam Á cũng không kém khó khăn và mang tính cách đột phá như giải ra được chữ viết cổ Ai cập qua tảng đá Rosetta của nền văn minh Ai Cập.
Phải nói là văn minh Trung Hoa đã đóng góp không lớn vào văn minh nhân loại qua sự phát minh ra giấy và dùng nó trong quan triều để ghi và truyền lại cho hậu thế những tham khảo rất giá trị về các nước chung quanh. Việt Nam cũng như Trung Quốc có những tư liệu lịch sử quí giá [như Đại Việt sử ký toàn thư], còn các nước khác ở Đông Nam Á, không có truyền thống viết sử đánh dấu giai đoạn của các triều vua, mà dùng lá và đá để viết nay thì tất cả chữ viết có giá trị trên lá đều đã ra tro bụi hoặc còn rất ít rãi rác ở các thôn Chăm, chỉ để lại một vài chữ trên các tảng đá mà thôi.
Hiện nay nghiên cứu về văn minh và văn hóa Champa đã được quan tâm và đã có một số công trình nghiên cứu có giá trị được xuất bản gần đây ở Việt Nam. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho sự nghiên cứu Champa học ở Việt nam. Trước đây, trong các thập niên 1970 và sau 1975, có sự dè dặt trong sự nghiên cứu Champa học, vì ngành này đa số là do các nhà nghiên cứu nước ngoài, chủ yếu là Pháp, khai phá và phát triển với sự cộng tác của một số cộng tác viên Chăm và Việt. Sự dè dặt nghi kỵ của người Việt về mục đích chính trị đối với các công trình nghiên cứu Chăm học không phải là không có lý do. Vì đã có nhiều thế lực chính trị lợi dụng để chia rẽ, hay muốn tách rời địa phận để độc lập làm khó khăn cho Việt Nam trong những năm chiến tranh chống thực dân, giảm đi tiềm năng và bước tiến của lịch sử. Nhưng sự dè dặt và nghi ngờ này nếu đi quá cũng có hệ quả là trong lãnh vực Chăm học, “sân chơi” chỉ dành cho lực lượng người nước ngoài nghiên cứu mà Việt Nam thì chỉ có lưa thưa vài người.
Khi tôi đề cấp đến sở thích về nghiên cứu văn minh Champa thì mọi người đổi thái độ và hơi dè dặt lo âu, anh trưởng ban chuyển qua đề tài về các lực lượng chống chính quyền ở Tây Nguyên và sau đó không còn bàn về đề tài Chăm học nữa. Chỉ có bác quản gia già ở thư viện sau đó nói chuyện với tôi vui vẽ về các sách về Chăm học mà bác biết rất nhiều từ khi bác làm việc ở đây từ trước năm 1945. Khoảng cuối thập niên 1990, tổ chức Toyota Foundation đã tài trợ cho Gs Trần Kỳ Phương xuất bản bộ sách tổng hợp về sự hiểu biết hiện nay về văn minh Champa ở Việt Nam như trước đây họ đã tài trợ cho bộ sách về văn minh Đông Sơn do Gs Hà Văn Tấn xuất bản. Không may là sự việc đã không thành.
Ngày nay Việt nam đã khác nhiều và tự tin hơn về đất nước mình qua sự chuyển mình về kinh tế và tìm năng trong tương lai. Tư duy cũng đã thay đổi từ thời chiến qua thời bình mặc dầu có những khó khăn trong những năm chuyển tiếp. Sự vững tin này cũng thể hiện trong lãnh vực văn hóa, văn học và nghiên cứu trong những năm gần đây. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đã thành lập. Việt Nam ngày nay là thành viên của tổ chức ASEAN. Cộng đồng Champa ở Việt Nam là gạch nối với các thành viên Indonesia, Mã Lai cùng tôn giáo và liên hệ ngôn ngữ. Các nước này đã có những chương trình hoạt động văn hóa, nghiên cứu chung với cộng đồng Champa. Sợi dây liên hệ giữa Việt Nam và Đông Nam Á sẽ càng đan kết và thắt chặc.
Lần đầu tiên sau nhiều năm qua đã có một hội nghị Champa học vào tháng 8/2004 ở Singapore qui tụ một số học giả từ nhiều nước như Việt Nam, Singapore, Nhật, Anh, Mỹ, Pháp. Nhiều báo cáo, khám phá mới có giá trị đã được thông báo: những hiểu biết về văn minh Sa Huỳnh và Champa qua địa điểm khảo cổ Trà Kiệu, liên hệ giữa ngôn ngữ Champa và các ngôn ngữ dân tộc ở Tây Nguyên. Một điểm đáng chú ý trong các bản báo cáo là các tài liệu Trung quốc trước kia chưa được quan tâm đến nay đã được một số học giả nghiên cứu: Minh sử, Tống hội yếu tập cao và Cửu Phiên Chí. “Tổng hội yếu tập cao” có nhiều thông tin về Champa từ 960-1180 như sự liên hệ của Champa với triều đình Tống, Chân Lạp, Srivijaya, Đại Việt [thuộc Giao Châu thời bị Trung quốc đô hộ và sau khi độc lập năm 960], phong tục Chăm, nông nghiệp, thương mại hàng hải...
Tiếp nối công trình bỏ dở của Boisselier khi ông này mất, Emmanuel Guillon năm 2002 đã xuất bản tác phẩm về nghệ thuật Champa qua những bảo vật ở viện bảo tàng Đà Nẵng. Sách có giá trị tham khảo, tổng hợp sự hiểu biết từ trước đến nay kể cả những khám phá các di vật khảo cổ mới thu thập được.
Ở Việt Nam, các sách về văn hóa, văn học, nghệ thuật Champa của Ngô Văn Doanh, Insara, Trần Kỳ Phương... với những hiểu biết mới cũng đã được xuất bản. Lãnh vực Chăm học như có luồng sinh khí mới mở đầu cho thời kỳ Phục hưng trong nghiên cứu mà trước đây đã bị bỏ quên, ít được quan tâm trong một thời gian dài, sau những công trình khám phá tiên phong của các học giả Pháp trong giai đoạn nữa đầu thế kỷ 20.


Indrapura
vùng đất từ Đèo Ngang, Hoành Sơn đến đèo Hải Vân [Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên] là vùng giao điểm của hai văn minh từ hướng Bắc và hướng Nam hải đảo. Đây là vùng đất "đệm" của hai nền văn minh Ấn-Hoa. Di tích Champa trong vùng này còn ở Mỹ Đức, Quảng Bình, Hà Trung, Thạch An, Bích La  cũng như ở dãi cồn ở Cửa Tùng, Cửa Việt. Di tích Tháp Champa được tìm thấy ở An Xá [Do Linh], Cam Giang, Cam Lộ, Cổ Thành Ái Tử và Trà Liên.
Tại vùng này, người ta cũng tìm được nhiều đồ gốm xưa của văn hoá Champa và Trung quốc từ thời Đường, Tống, Minh.. chứng tỏ xưa kia ở đây cũng có thể là nơi có các hải cảng thương mại sầm uất không kém cảng Hội An về sau này.
Xa hơn nữa vào thời tiền sử, vùng này là nơi chuyển tiếp của giao lưu văn hóa Sa Huỳnh và văn minh Đông Sơn qua Đèo Ngang. Nơi đây còn có các di tích văn hóa Sa Huỳnh ở Cồn Bàu, đảo Cồn Cỏ, Cổ Trai ở Cửa Tùng. Đồ đồng Đông Sơn đã được tìm thấy ở Tam Mỹ, Phú Hòa và mới đây tận mãi Bình Định, còn những khuyên tai hai đầu thú và các hạt chuổi thuỷ tinh thuộc văn hoá Sa Huỳnh, thì tìm thấy được ở Xuân An, Làng Vạc [Nghệ An, Hà Tĩnh]. Văn hoá Sa Huỳnh được các nhà khảo cổ Việt Nam và nước ngoài cho là có không gian chính từ Quảng Nam đến Đồng Nai.
Tháng 8, 2001 ở Thừa Thiên, Huế, tình cờ tìm được một ngôi tháp Chăm nhỏ, đỉnh tháp đã mất, thân tháp cao khoảng gần 2m. Theo Ngô Văn Doanh, ngôi tháp này [gọi là tháp Mỹ Khánh] có niên đại ở thế kỷ 8. Như vậy là ngôi tháp Chăm cổ nhất hiện còn thuộc phong cách Mỹ Sơn E1.
Trong chiến tranh chống Mông cổ dưới đời vua Trần Nhân Tông, liên minh Champa-Việt đã thành công đẩy lui hiểm họa xâm lăng từ phương bắc qua đường bộ và thủy. Từ sự liên kết này qua chính sách chiến lược sáng suốt của vua Trần Nhân Tông, mà Jaya Simhavarman III [Chế Mân] cũng đã đồng ý theo lời đề nghị của thượng hoàng Nhân Tông, trong dịp ông rời nơi tu dưỡng ở núi Yên Tử đi viếng Champa, để lấy công chúa Trần Huyền Trân, em gái của vua Trần Anh Tông. Trong hôn nhân Champa-Việt này, lãnh thổ Champa là châu Ô và châu Rí [Quảng Trị và Thừa Thiên] đã được nhượng tặng cho Đại Việt. Trong thời trị vì của vua Chế Mân, quyền lực Champa rất mạnh trãi rộng đến tận Tây Nguyên nam phần. Tháp Yang Prong ở Tây Nguyên và tháp Jaya Simhalingesvara [tháp Pô Klaung Garai] nổi tiếng ở Phan Rang là do chính Chế Mân xây dựng.Tuy nhiên sau khi Nhân Tông và Jaya Simhavarman mất, vua Anh Tông hoàn toàn thay đổi chánh sách. Chiến tranh Champa-Việt trở lại khốc liệt hơn khi Champa đòi lại vùng đất đã nhượng.
Theo Minh sử, một trong những lý do nhà Minh đã gởi tướng Trương Phụ xâm lăng Đại Việt là Đại Việt đã nhiều lần xâm phạm lãnh thổ Champa. Sứ giả Champa lúc này đã dùng chiến thuật ngoại giao rất có tác dụng. Họ đã báo cáo thường xuyên rất nhiều lần và nhờ nhà Minh trợ giúp quân sự hay mua võ khí để đánh trả Đại Việt. Nhưng cũng chính sự chiếm đóng và đô hộ Đại Việt của nhà Minh, trong một thời gian đã đưa đến các nguyên nhân dẫn đến sự suy tàn của vương quốc Champa, sau khi Đại Việt dành lại được độc lập. Theo Wade  thì có 2 nguyên nhân chính: Sự chiếm đóng và quản lý của nhà Minh ở Đại Việt và các quận ở Indrapura đã mỡ rộng phạm vi Đại Việt, khi quân Minh rút đi  Sự chuyển giao kỷ thuật quân sự [súng ống] của nhà Minh vào Đại Việt. Ðến thời Lê Thánh Tông, vương quốc Champa hoàn toàn bị mất thế trong tương quan lực lượng quân sự. Champa bắt đầu tàn lụi sau khi thủ phủ Vijaya bị tàn phá với dân số một phần bị tiêu diệt và phần khác bị bắt làm tù binh mang về Đại Việt.
Theo Shiro Momoki, qua các tư liệu như “Tống hội yếu tập cao”, “Chư Phiên Chí” thì Champa vào thế kỷ 10 đến 11 vẫn còn các cơ cấu xã hội, chính quyền ở phía bắc đèo Hải Vân. Như vậy quan điểm cho rằng người Việt liên tục mở rộng xuống phía Nam từ thế kỷ 10 là không đúng. Ngay cả ở thế kỷ 14, Champa không suy tàn như ta nghĩ, mà vẫn phát triển hoạt động thương mại với Trung Quốc và các nước trong vùng. Vải bông, đồ gốm Chăm xuất khẩu đến các nước Đông Nam Á hải đảo. Cửa Thị Nại là cảng quan trọng ở biển Nam mà Kublai Khan coi là cảng tiếp nối từ cảng Quảng Châu đến cảng Qui lam ở nam Ấn Độ. Như vậy sự nam tiến của Đại Việt sau 1390 chỉ có thể được coi như là một chiến thắng len lỏi từ sau lưng.
Amaravati
Từ đèo Hải Vân [Quảng Nam] xuống phía nam đến giáp Bình Định là vùng trọng điểm của văn minh Champa với các di tích lớn như Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Khương Mỹ, Chiên Đàn. Nơi đây ở Đồng Dương đã tìm thấy tượng phật đồng rất đẹp đầy mỹ thuật [hiện còn tàng trữ ở viện bảo tàng Thành phố SG]. Đặc biệt các tượng điêu khắc, kiến trúc ở đền Đồng Dương chịu ảnh hưởng của Phật giáo đại thừa. Trong tất cả các di tich Chăm, nghệ thuật Chăm Đồng Dương là độc đáo sáng tạo và là nơi duy nhất có chịu ảnh hưởng tư tưởng từ Trung quốc phương bắc. Di tích Đồng Dương hầu như đã bị huỷ diệt hoàn toàn trong cuộc chiến tranh vừa qua.Trà Kiệu hay Simhapura [Thành phố sư tử, từ chữ Simha, Singha nghĩa là sư tử và pura là thành phố] là kinh đô xưa nhất của Champa ở Amaravati. Trước cả 2 thành phố "sư tử"
khác ở Đông Nam Á là Singapore [Lion City, từ Singha và pura] và Singburi [Singha và buri [thành phố]], gần Ayuthaya, Thái Lan. Xưa kia sư tử còn hiện diện ở Cận Đông và Bắc Ấn [các vua người Assyria thường đi săn bắn sư tử như trên các bia khắc đền đã mô tả], sau này sư tử Á châu tuyệt chủng chỉ còn lại sư tử ở Phi Châu. Theo Ngô Văn Doanh thì từ Trà Kiệu hiện nay là biến âm từ chữ Chăm cổ ya – sông, nước và chữ Phạn: keo - ngọc, mà người Việt gọi là thành Sông Ngọc để chỉ thành phố Simhapura. Mariko Yamagata, Ian Glover, Nguyễn Kim Dung của nhóm nghiên cứu Việt-Anh-Nhật khai quật ở Trà Kiệu [1997-2000] và ở Gò Cam [2000] gần sông Thu Bồn, cách thành cổ Trà Kiệu 3.5km về phía Đông. Tại đây đã tìm thấy các hủ đất giống các hiện vật ở Trà Kiệu, các đồ gốm, đồng, dấu ấn thời Hán, di tích nhà gổ cổ nhất [được xác định khoảng ]. Dưới tầng khai quật trên là các di vật thuộc văn hóa Sa Huỳnh, cho thấy có sự liên tục và người Chăm là hậu duệ của người Sa Huỳnh. Địa điểm Gò Cam gần ba di tích mộ chôn Sa Huỳnh: Gò Miếu Ông, Gò Mã Voi, Gò Vàng. Ông Yamagata cho rằng Trà Kiệu và Gò Cam xuất hiện n_ sau sự suy tàn của văn hóa Sa Huỳnh. Tầng cuối nhất của địa điểm khảo cổ Hoàn Châu [Trà Kiệu] và Gò Cam được thẩm dịnh ở nửa đầu thế kỷ 2.
Mỹ Sơn là di tích Champa lớn nhất, nằm trong thung lũng, dọc theo một con suối. Nơi đây có nhiều đền, tháp, bia ký được nhiều triều đại trong lịch sử Champa xây dựng. Nhờ bia ký tìm được mà người ta biết được là người sáng lập ra Mỹ Sơn vào thế kỷ thứ 4 là vua Bhadravarman I . Dù thủ đô có dời hay ở nơi nào khác do thời cuộc, các vua chúa Champa vẫn hướng về Mỹ Sơn để tưởng nhớ và xây đền thờ. Thánh địa Mỹ Sơn vì thế có nhiều kiến trúc khác nhau theo các phong thái riêng của mỗi thời.. Phần lớn những công trình kiến trúc hiện còn ở Mỹ Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ 10 có chung một phong cách kiến trúc được các nhà nghiên cứu gọi chung là phong cách Mỹ Sơn A1. Trước phong cách Mỹ Sơn A1 là các nhóm tháp thuộc thế kỷ 8 đến 9. Qua lịch trình phát triển kiến trúc Champa thì trong 2 thế kỷ 8 và 9, có ba phong cách khác nhau được nhận ra là phong cách Mỹ Sơn E1, phong cách Hoà Lai và phong cách Đồng Dương.
Trong cuộc chiến tranh Việt-Mỹ vừa qua, đền Mỹ Sơn A1 và vài di tích lân cận đã bị phá huỷ khi trúng bom máy bay Mỹ trong một phi vụ oanh kích. Vào năm 1988, trong một công trình thủy lợi, người ta tình cờ khám phá ra di tích tháp An Mỹ, Tam Kỳ với nhiều điêu khắc đá như bộ linga-yoni, trang trí kiến trúc [đỉnh, cột tháp], mảnh vở của tấm bia… Niên đại được thẩm định vào đầu thế kỷ 10, thuộc phong cách chuyển tiếp từ Đồng Dương đến Mỹ Sơn A1.
Vào năm 1997, tỉnh Quảng Nam và chính phủ Việt Nam đã đề nghị và xin Liên Hiệp Quốc đưa Trà Kiệu, Mỹ Sơn và Đồng Dương lên danh sách những di sản của thế giới [World Heritage list] để bảo tồn. Đây là những di tích văn hóa xưa nhất ở Trung Việt Nam, lâu hơn Huế hơn 12 thế kỷ. Hiện nay quần thể Mỹ Sơn được công nhận là một di sản văn hoá thế giới.
Đồng Dương [Indrapura] một thời là kinh đô của Champa dưới triều đại Indrapura. Triều đại Indrapura, do vua Indravarman II sáng lập, bắt đầu từ năm 875. Các đền tháp của phong cách Mỹ Sơn A1 đều được xây dựng dưới triều đại Indrapura. Sau hơn một thế kỷ phát triển, kinh thành Indrapura bị tiêu hủy trong trận chiến với vua Lê Đại Hành vào năm 982.Năm 1000,vua Champa HarivarmanII rời hẳn thủ đô về Vijaya ở phía Nam.
Một số người Champa cũng đã di cư qua đảo Hải Nam [và hiện nay họ vẫn còn] sau cuộc chinh phạt của Lê Hoàn vào Amaravati. Một tướng của Lê Hoàn là Lưu Kỳ Tông, phản lại nhà Lê, tự xưng vương ở Amaravati [986-988] đã cai trị hà khắc và huỷ diệt đền đài và nhiều bia ký ở Mỹ Sơn, nên một số người Champa đã chạy đến đảo Hải Nam [Trung Quốc]. Theo sử gia Maspero thì, vì bị mất nhiều bia ký [thế kỷ 8 – 10], nên trong giai đoạn này lịch sử Champa không được biết nhiều.
Vijaya
Mặc dầu Indrapura và Amaravati vẫn là lãnh thổ Champa khi dời đô về Vijaya vào năm 1000, Indrapura và Amaravati đã trở thành các tỉnh ngoại vi, không còn chiếm vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị của Champa. Năm 1286, đất Indrapura phía bắc đèo Hải Vân nhượng cho Đại Việt khi vua vua Champa cưới công chúa Huyền Trân. Vua Champa Chế Bồng Nga lấy lại được trong chiến tranh với Đại Việt. năm 1390, khi Chế Bồng Nga mất, Indrapura mất hẳn, và sau đó không lâu Amaravati cũng rơi vào tay Đại Việt.
Sau khi bị mất Indrapura và Amaravati vào tay Đại Việt thì vùng đất từ Bình Định đến Phú Yên là nơi dân tộc Champa rút về tập trung ra sức chống chỏi lại cuộc nam tiến của Đại Việt. Khi dân Việt đi vào định cư, thì người Champa có đặc tính và khuynh hướng là không bám trụ ở lại. Đa số họ dời đi chổ khác xuống phía Nam, chứ không ở lại với người Việt. Có thể đây vì hai văn hóa có sự khác biệt nhiều.
Tập trung quanh khu vực kinh đô mới Trà bàn [Vijaya], họ cũng cố gắng lấy lại một cách vô vọng những vùng đất phía bắc đã bị mất. Nhưng đến năm 1471, kinh đô Trà bàn cũng đã bị thất thủ và tàn phá khi vua Lê Thánh Tông đem quân chếm đồ bàn.Đây là cuộc tàn sát đẫm máu nhất của đại việt với champa, hơn 60000 người bị giết,30000 bị bắt về thăng long,vua champa Trà toàn bị bắt và đã tự sát ngày 2 tháng 3 năm 1471 trên đường giải về thăng long. Lê Thánh Tông đã dùng chính sách phá hủy văn hóa, để tiêu diệt dân tộc và năng lực tinh thần nước Champa: đền đài, cung điện, tháp, bia ký, tư liệu phản ảnh đặc trưng của văn hoá Champa đều bị phá hủy, quân dân và nghệ nhân bị tàn sát hay bị bắt đi. Mất Vijaya coi như vận mệnh của Champa đã tàn. Đối với Đại Việt thì Lê Thánh Tông là vị vua thành công nhất dưới triều Lê trong lãnh vực văn hóa, kỷ cương xã hội dựa vào nho học. Lê Thánh Tông là đại diện tiêu biểu cho văn minh Trung quốc phương bắc đối chọi với văn minh Đông Nam Á. Cốt lỏi văn minh bản địa Đông Nam Á của Đại Việt đã bị đè nén và dần dần bị tan loãng dưới lớp văn hóa Hán nho. Trong cuộc “xung đột văn minh” sống còn này, văn minh Champa Đông Nam Á đã phải lùi một bước dài quyết định trước bước tiến của văn minh nho học Trung quốc.
Không những bị áp lực từ Đại Việt ở phương Bắc, mà Champa còn đối diện với vương quốc Khmer ở phía Nam. Vào thế kỷ 12, quyền lực Khmer ở Angkor lan rộng và ảnh hưởng đến Champa, gây ra các cuộc xung đột giữa Angkor và Vijaya. Từ thế kỷ 12 đến 15, Champa đã chịu hai sức ép từ Đại Việt và Angkor. Đó cũng là nguyên nhân dẩn tới sự suy vong của Champa. Sau khi Champa đánh chiếm và tàn phá Angkor năm 1177, vua Khmer Jayavarman VII đã giải phóng thủ đô Angkor năm 1181, tiến đánh chiếm Vijaya và Champa. Từ năm 1203, Champa trở thành một tỉnh của Khmer cho đến năm 1220 thì Champa dành được lại độc lập, sau cuộc thảm bại của liên quân Khmer, Xiêm, Pagan đánh vào Đại Việt, dưới triều vua Sri Jaya Paramesvaravarman II mà bia ký đá ở Chợ Dinh [Phan Rang] cho thấy. Cũng không lạ gì mà rất nhiều kiến trúc, điêu khắc đền tháp ở Vijaya chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer
.Hiện nay thành Vijaya [Trà Bàn] không còn, chỉ còn chút vết tích tường thành để lại. Chính giữa thành, trên một gò nhỏ còn trơ lại duy nhất tháp Cánh Tiên [tháp Đồng]. Ngoài ra có hai con voi đá và hai con sư tử đá rất lớn gần lăng Võ Tánh. Điêu khắc và mô típ của tượng voi và sư tử đá cho thấy chúng thuộc giống các tượng điêu khắc ở tháp Dương Long. Các công trình kiến trúc khác còn lại hiện nay ở vùng Vijaya là các tháp Bánh Ít, Bình Lâm, Thủ Thiện, Phú Lộc, tháp Nhạn. Phong cách kiến trúc này được gọi là phong cách Bình Định hay phong cách Chánh Lộ. Phong cách Bình Định có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ 10 đến cuối thế kỷ 11. Tháp Bình Lâm là tháp duy nhất ở đồng bằng thay vì như các tháp khác ở trên đồi. Tháp Bình Lâm gần một thành cổ. Thành này đã bị đổ nát, không còn dấu tích nữa. Nơi đây chính là vị trí cảng Thị Nại, mà quân Đại Việt và quân Nguyên Mông Cổ lúc đi đánh Champa đã đổ bộ trước khi tiến về Vijaya theo đường bộ từ cảng.


KauthuraVùng đất này hiện nay thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa. Kauthura nổi bật vào thời kỳ sau Lâm Ấp mà sử Trung quốc gọi là nước Hoàn Vương. Sử Trung quốc không còn đề cập đến Lâm Ấp sau đó nữa. Quyền lực của Champa chuyển từ phía bắc xuống Kauthara ở phía nam. Vì thế thời Hoàn Vương, Champa có nhiều liên hệ và ảnh hưởng với Chân Lạp và Java. Tính chất thờ thần Visnu và theo Phật giáo trội hơn theo đạo thần Siva. Thời Hoàn Vương, Champa chịu nhiều đợt tấn công từ Java như bia ký ở đền Po Nagar cho thấy giặc Java đến cướp tượng thần và phá đền. Vua Satyavarman đã cho dựng lạ vào năm 784 tượng Yan Pu Nagara [nữ thần mẹ đất nước]. Đây là bằng chứng đầu tiên và cổ nhất về tục thờ nữ thần mẹ xứ sở Po Nagar của Champa. Theo bia ký thì thủ đô của Champa thời Hoàn Vương là Virapura. Vị trí của Virapura chưa được xác định, nhưng chắc là ở vùng Kauthura hay Panduranga.
Vào thời Hoàn Vương [758-859], các kiến trúc Chăm được xây dựng theo phong cách Hòa Lai [từ tên tháp Hòa Lai ở đông bắc Phan Rang]. Phong cách kiến trúc rất gần vớI phong cách Chân lạp và Indonesia. Ở Po Nagar, gần Nha Trang có nhiều bia ký, kể cả hai bia của vị vua cuối cùng thời Hoàn Vương, Vikrantavarman III.
Panduranga [Phan Rang]
Đây là vùng cứ địa cuối cùng còn sót lại của vương quốc Chăm. Năm 1692, khi vua Po Saut định chiếm lại lãnh thổ Chăm Kauthura bị mất trước đây, chúa Nguyễn đã gởi quân đánh chặn và bắt được Po Saut. Chiếm được Panduranga, chúa Nguyễn đổi tên Champa Panduranga thành trấn Bình Thuận và xác nhập vào lãnh thổ đàng trong. Lãnh thổ cuối cùng của một nước Champa độc lập coi như bị mất và chính thức không còn hiện diện nữa. Tuy vậy vào năm 1693, dân Panduranga đã nổi dậy. Thấy khó lòng dẹp được cuộc nổi loạn này, chúa Nguyễn buộc phải bãi bỏ Bình Thuận và trả lại Panduranga cho vua Po Saktiraydaputih [em của vua Po Saut] với điều kiện là mổi năm Champa Pandugara triều cống.
Trong gần suốt thế kỷ 18, Panduranga nằm giữa vùng tranh chấp của Tây Sơn và chúa Nguyễn. Năm 1802, khi Nguyễn Ánh Gia Long thắng được Tây Sơn, vùng Panduranga được Gia Long cho thiết lập là vùng tự trị, cai quản bởi Po Sau Nun Can, một bạn đồng hành thân thiết của Gia Long trong thời kỳ chinh chiến với Tây Sơn. Suốt dưới triều Gia Long, Panduranga được tự trị như một tiểu quốc dưới sự bảo hộ của vua Gia Long và tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt. Khi Gia Long mất năm 1820, Minh Mạng lên ngôi với chính sách trung ương tập quyền và tư tưởng dựa theo mô hình Thanh triều ở Trung quốc. Panduranga trở thành con chốt trong sự tranh chấp quyền lực giữa Minh Mạng và Lê Văn Duyệt. Năm 1828 khi vua Panduranga mất, Minh Mạng tấn phong một viên chức Chăm thân với Minh Mạng lên thay thế, nhưng Lê Văn Duyệt đã thay viên chức này với người con của Po Sau Nun Can. Vị này thân với Lê Văn Duyệt chịu qui thuận, trả thuế và triều cống Gia Định thành. Kể từ năm 1828, số phận Panduranga vì thế gắn liền với Lê Văn Duyệt.
Khi Lê Văn Duyệt mất [1832], Minh Mạng đã ra tay trừng phạt không những các lãnh đạo, chức sắc ở Gia Định thành và vị vua Champa đã cả gan triều cống tổng trấn Gia Định thành mà tất cả dân ở Gia Định thành và Panduranga cũng bị vạ lây qua sự trả thù của Minh Mạng: ruộng bị tịch thu và dân bị bắt xung vào lao công. Sự hà khắc đối sử tàn nhẩn của Minh Mạng với dân ở Gia Định thành và Panduranga mà trước đây đã trung thành và giúp đỡ Gia Long trong cuộc chiến với Tây Sơn, đã gây ra làn sóng bất bình, phẩn nộ nổi dậy khắp miền Nam. Lê Văn Khôi đã tập trung nhiều thành phần trong xã hội, nhiều sắc tộc [Hoa kiều ở Gia Định, Chăm ở Panduranga] nổi lên chống lại Minh Mạng. Ở Panduranga, cuộc nổi dậy được lảnh đạo bởi Katip Sumat, một người Chăm theo đạo Hồi. Cuối năm 1833, cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi và Sumat không thành công. Minh Mạng đã xử tội dân Gia Định và Panduranga tàn khốc hơn.
Sau khi cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi bị dập tắt, vua Minh Mạng đã bãi bỏ tiểu quốc Panduranga, xác nhập vào tỉnh Bình Thuận. Đầu năm 1834, ThakVa lãnh đạo dân Panduranga nổi lên lần cuối cố lập lại vương quốc Champa nhưng chỉ trong vòng một năm, giấc mộng cuối cùng của Champa đã bị dập tắt. Lê Thánh Tông ở thế kỷ 15 khởi đầu cho sự suy vong của Champa. Đến đời Minh Mạng ở thế kỷ 19, vị vua nho học theo mô hình văn minh Hán Trung quốc này đã khai tử vương quốc Champa của văn minh Đông Nam Á.
Khác với những vùng khác, Panduranga hiện vẫn còn cộng đồng người Champa sinh sống, đa số tập trung ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Vì thế nhiều tháp trong vùng [như Po Rome, Po Klaung Garai] vẫn còn được dùng để thờ cúng và trong các dịp lễ hội, chứ không bị bỏ hoang như ở các đền tháp ở Amaravati, Vijaya và Kauthura. Tháp Pô Klaung Garai nổi tiếng ở Phan Rang là do Chế Mân [Jaya Simhavarman III] xây lên để thờ cá nhân mình vào thế kỷ 14. Đền này trước đây còn có tên là Jaya Simhalingesvara. Tháp vẫn còn được người Việt và Chăm dùng để thờ cúng. Trên các trụ cửa của tháp chính, có các ký tự kể lại việc vua Jaya Simhavarman III dâng đất và nô lệ cho thần Jaya Simhalingesvara.
Theo sử Trung quốc [Lương thư] thì người lãnh đạo lập ra Lâm Ấp [Lin-yi] là một thổ hào địa phương tên là Khu Liên. Trước đó những người ở vùng này đã quấy vùng Nhật Nam dưới sự bảo hộ người Hán, Lương thư cũng gọi dân ở Tượng Lâm là "bọn man di" Khu Liên. Cho nên từ Khu Liên có thể không là tên một người mà là tên chuyển âm từ ngôn ngữ Đông Nam Á cổ, Khu Liên - Kurung, có nghĩa là tộc trưởng, vua.
Trước hết ta hảy xem sử liệu Trung quốc sau đó các khám phá về bia ký ở Mỹ Sơn và Trà Kiệu [Simhapura] còn sót lại để tìm hiểu về con người Lâm Ấp.
Mã Đoan Lâm [Ma Tuan-Lin], sử gia người Trung Hoa thế kỷ 13 viết về các dân tộc phía Nam Trung quốc dựa vào sử của nhà Lương, Hán và Tùy đã miêu tả như sau về những người và phong tục dân Lâm Ấp vào thế kỷ thứ 4. Đây có thể coi là tài liệu cổ nhất và lý thú nhất về dân tộc học nói về người Đông Nam Á bằng tiếng Hán. [Trích từ G. Coedes , dịch từ tiếng Hán ra Pháp rồi sang Anh ngữ từ bản "Ethnographie des peuples etrangers a la Chine, ouvrage compose au XII Ie siecle de notre ere, trans., Marquis d' Hervey, Geneva, 1883]
"Cư dân ở đây xây tường nhà bằng gạch nung, phết trên gạch là một lớp vôi. Nhà được xây trên một nền hay sân gọi là kan-lan [chú thích: kan-lan tiếng Chăm nghĩa là nền sân, hiện nay người Chăm gọi sân tháp Chăm là kan-lan]. Cửa nhà thường đặt ở hướng bắc, đôi khi ở phía đông hay tây không có một qui tắc nhất định nào .. Đàn ông và đàn bà không có một y phục nào khác ngoài một đoạn vải ki-peh quấn quanh người [chú thích: từ Chăm]. Họ khoét lổ bông tai để đeo các vòng trang sức nhỏ. Những người có chức sắc đều đi chân đất. Những phong tục này cũng được theo ở vương quốc Phù Nam và tất cả các vương quốc khác phía xa quá Lâm Ấp. Vua đội nón cao trang trí với hoa màu vàng và chung quanh viền nón được tỉa gọn với núm tua bằng lụa. Khi ra ngoài nhà vua cởi voi; đi trước là các kèn tù và và trống, vua được che dưới một dù làm bằng vải ki-peh, chung quanh là nô tì cầm cờ xí cũng được làm bằng vải ki-peh.
Đám cưới lúc nào cũng được tổ chức vào ngày thứ tám của trăng. Chính người con gái đi hỏi con trai, vì con gái được xem là thứ yếu. Hôn nhân giữa những người cùng họ không bị ngăn cấm. Những người ngoại quốc này có cá tính dữ dằn và ác. Vũ khí của họ gồm có cung, tên, kiếm, giáo, và nỏ làm bằng gổ tre.
Nhạc cụ họ dùng rất giống nhạc cụ của chúng ta : đàn tì bà, đàn bầu 5 giây, sáo v.v… Họ cũng dùng kèn tù và và trống để báo hiệu cho dân chúng.
Họ có mắt to và sâu, mủi thẳng và cao, tóc quăn đen. Đàn bà buối tóc trên đỉnh đầu thành hình như búa riều… [chú thích : đây đúng là người thuộc giống Austronesia ở dọc quần đảo Malay, Indonesia..]
Nghi lễ tang của vua bắt đầu 7 ngày sau khi vua mất, còn các quan đại thần thì 3 ngày sau khi mất, và người dân thường 1 ngày sau khi chết. Bất kể chức tước của người mất, thi hài đều được bó lại cẩn thận, sau đó được mang đến bờ biển hoặc bờ sông giữa nhạc trống và điệu múa, và được hỏa thiêu trên dàn củi. Sau khi thi hài của vua được hỏa tán, xương cốt còn lại được bỏ vào hủ làm bằng vàng và ném xuống biển. Còn xương cốt của các quan lại thì đựng trong hủ bạc và ném xuống cửa sông. Với thường dân, hủ đất đựng cốt ném xuống sông là đủ [chú thích: đây đúng là phong tục xưa của người Chăm indonesian với nguồn gốc văn hoá sông, nước, biển]
Mã Đoan Lâm [Ma Tuan Lin] viết về người Lâm Ấp [Lin-yi] ở thế kỷ thứ 4 chứng tỏ cho ta thấy họ là người nói tiếng Indonesian và là tổ tiên của người Champa hiện nay. Người Champa lúc này đã biết khai thác trầm hương, quế, ngà voi [vùng họ cư ngụ rất nhiều voi], sừng tê, vàng..
Đặc biệt họ biết dùng cát trắng để nấu thuỷ tinh làm bát, đồ trang sức. Tất cả các đặc sản vùng này đã có mang sang Trung Quốc trong những hành trình của các sứ giả Chăm Lâm Ấp. Sử sách Trung Hoa gọi những thuỷ tinh này là "lưu li" [từ chữ Phạn [sanscrit] verula].
Thế thì bia ký có xác thực sử liệu Trung quốc như vậy không ở thế kỷ thứ 3 và 4?.Năm 1898, kiến trúc Mỹ Sơn được khám phá tình cờ bởi một người Pháp tên O. Paris trong rừng ở một thung lũng hẹp. Nó đã hoang tàn qua bao thế kỷ. Điểm lạ là sử ta từ đời Lê không nhắc đến thành phố cổ này ,nó biến mất trong bóng tối đến khi được khám phá.
L. Finot và H. Parmentier, G. Coedes đã đến và nghiên cứu tìm ra được bao văn tự bia ký trong vùng này và phụ cận Trà kiệu, Đông Dương. Một trong những bia ký [thế kỷ 4] là bia nói về vua Bhadravarman lập ra Mĩ-sơn và Trà Kiệu trên vùng đất mà người Chăm gọi là Amaravati [Quảng nam]. Đây là bia cổ nhất bằng tiếng Chăm hay bằng tiếng thổ ngữ Indonesian trong thế giới người Indonesian. Bia nói về sùng bái vật thánh thiêng của nguồn rạch hay giếng nước của vua. Điều này cho thấy vùng Amaravati [Quảng Nam] là nơi cư ngụ của người nói tiếng Chăm ở thế kỷ thứ 4. Theo nhà khảo cổ Madeleine Colani thì các giếng cổ, được tìm thấy nhiều ở Quảng Trị khám phá từ đầu thế kỷ 20 và các năm gần đây của các nhà khảo cổ Việt Nam, là có nguồn gốc của dân Chăm Indonesian.
Sử nước ta có nhắc tới vùng đất Việt Thường và dựa vào một số tài liệu Hán của Trung Quốc. Như trong Đại Nam Nhất Thống Chí, nói về vùng Quảng Nam: "Nguyên xưa là đất Việt-Thường Thị, đời Tần [246-207 trước Dương lịch], thuộc về Tượng quận, đời Hán [206-1 trước dương lịch, 1-129 sau dương lịch] thuộc quận Nhật Nam"
Theo Hán thư: quận Nhật Nam có huyện Lư Dung và Châu Ngô. Ở Lư Dung có bến nước Lượm vàng, theo truyền thuyết tại Sông Tranh và Sông Tu thuộc đạo Trà Nộ phủ Thăng Bình thường có sản xuất vàng.Vậy thì từ 2 thế kỷ trước Dương lịch cho đến thế kỷ 4 [khi Lâm Ấp là dân tộc Chăm Indonesia chủng Austronesian], đất Việt-Thường hay Tượng Lâm có những dân tộc nào ở đó?.
Theo sử Trung quốc, thì sau Khu Liên, các vua kế tiếp của Lâm Ấp là Phạm Hùng [Fan Hsiung], Phạm Dật [Fan Yi], Phạm Văn [Fan Wen], Phạm Phật [Fan Fo, sau này theo bia ký thì đó là Bhadravarman] và Phạm Tu Đạt [Fan Hu-ta]. Dưới thời Phạm Hùng, Phạm Dật và Phạm Văn sứ Lâm Ấp đã dùng "chử viết Hồ" [tức chỉ Ấn độ chử Phạn] trong văn thư. Điều này chứng tỏ ảnh hưởng từ phía Phù Nam và Nam Chăm.
Riêng Phạm Văn, cố vấn cho Phạm Dật, một số sử liệu Trung quốc có nói là người Hán từ Giang Châu. Theo Coedes thì Phạm Văn là người Lâm Ấp sống ở Trung quốc từ 313
đến 316 và đã hấp thụ văn hóa Hán chứ không phải là người Hán.
Trước khi Khu Liên thành lập nước Lâm Ấp [năm 192], thì trước đó vào năm 137, vùng Tượng Lâm đã bị xâm lăng bởi những người xứ phía Nam biên giới Nhật Nam. Theo Coedes thì giặc "man di" đó nếu không là Champa thì là cũng những người chủng tộc Indonesian.
Các vị vua trên chắc chắn không phải là họ Phạm mà là Hán phiên âm của chử địa phương. Rất có thể đó là phiên âm của từ Pô hay Pha. Pô tiếng Chăm Indonesian là chúa, vua hay lạc trưởng [như Po Nagara].
Như vậy có thể nói là từ giữa thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 4 thì vùng đất sử ta gọi là Việt-Thường cơ bản là nơi người Chăm Austronesian cư ngụ. Trước đó, rất có thể là những bộ lạc Môn-Khmer, Mường .. đã bị người Chăm đẩy lùi và tiêu diệt.
Hiện nay ở vùng xứ Quảng trên các cao nguyên có các dân tộc Mon-Khmer như Vân Kiều, Pa kô, Tà ôi.. vẫn còn cư trú, và trên Tây Nguyên Nam Trung bộ, người Gia Rai, Rhade của chủng Austronesian xưa vẫn còn và có ít ảnh hưởng từ Chăm Austronesian.
Tóm lại, đất Việt Thường xưa kia có các bộ lạc thuộc chủng Mon-Khmer như Vân Kiều, Bru, Pa kô, Tà Ôi hay có thể Mường và Austronesian cư ngụ trong cùng một không gian. Sau đó đến thế kỷ thứ 2 thì thành phần Austronesian từ bờ biển đến. Thành phần này đã bị Ấn hóa, có thể từ Funan hoặc các vương quốc Ấn hóa trong vùng Đông Nam Á. Chủng Champa Austronesian này văn hóa cao hơn đã đẩy những những dân tộc khác vào trong nội địa. Sau này ta cũng biết là sau đó người Champa đã cố gắng chinh phục các dân tộc vùng Tây Nguyên mà dấu vết Champa trên Tây nguyên hiện nay vẫn còn. Đến thế kỷ 3 và 4 thì đất Việt-Thường, hay Tượng Lâm, Lâm Ấp hoặc Amaravati đã là của người Chăm Indonesian.
  Sách Hán "Thuỷ kinh chú" ghi tên gọi của nước Lâm Ấp là: "Lâm Ấp là huyện Tượng Lâm.. sau bỏ chử "Tượng" chỉ gọi là Lâm Ấp.
Thực sự nói Lâm Ấp, Hoàn vương hay Champa là một quốc gia hay nước thì cũng không đúng lắm theo sự định nghĩa của ngày nay. Từ dùng đúng hơn là mandala, từ ngữ mà nhà nghiên cứu O. Wolters  đã đề nghị cho thể chế Champa trong giai đoạn này. "Mandala" một loại liên hiệp các "tiểu quốc". Người Champa có hai bộ tộc lớn: bộ tộc Cau và bộ tộc Dừa. Dòng Cau [kramuk vansh] trị vì miền Bắc gồm Indrapura [Bình Trị Thiên], Amaravati [Quảng nam, Quảng Ngãi] và Vijaya [Bình Định, Phú Yên]. Dòng Dừa trị vì miền Nam gồm Kauthura [Khánh Hoà], Panduranga [Bình Thuận]. Dòng Cau là dòng  [cha] và dòng Dừa là [mẹ]. Vương quốc Champa là tên mà người Chăm đặt cho đất nước và dân tộc của họ là tập hợp của hai tiểu quốc trên.
Khi dòng tộc Cau bị Đại Việt đẩy lùi và tiêu diệt mà nơi trấn thủ cuối cùng là Vijaya [Đồ Bàn, Bình Định] thì họ đã chạy về tiểu quốc dòng Dừa mẹ ở phía nam. Coi như thành luỹ của dòng cha đã tan vào thế kỷ 15. Vận Champa tàn sau 12 thế kỷ tranh đấu trên vùng giao thoa Ấn-Hoa. [Ở Âu châu có một vùng tương tự, đó là vùng Balkans nơi nền văn minh Ki-tô Châu Âu [Công giáo & Chính thống giáo] và Hồi giáo Trung Đông giao thoa: vùng "đệm" của 2 văn minh Âu-Á]
Nhiều nhà nghiên cứu cổ học đã cho rằng: khi Khu Liên dựng nước Lâm Ấp [Tiền thân của Champa] ở cuối thế kỷ thứ II [theo sử cũ của Trung Hoa và bia ký Granit tại làng Võ cạnh Nha Trang] chỉ là sự là sự tiếp nối thực trạng văn hóa Sa Huỳnh Tiền Champa. Những suy luận của nhiều nhà nghiên cứu khoa học nêu trên được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu khoa học hợp lý.
Qua những dữ kiện trình bày sơ lược nêu trên đã giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quát về tiến trình cội nguồn dân tộc Champa trong suốt chiều dài lịch sử thời: Tiền Sa Huỳnh chưa lập quốc, đến thời đoạn Sa Huỳnh sắt [Lâm Ấp] đến Champa; giai đoạn suy vong sau cùng là dân tộc champa trong cộng đồng Quốc gia Việt Nam ngày nay.Qua các di tích văn hóa Sa Huỳnh thời tiền Champa tức là giai đoạn Sơ kỳ Ðồng Thau cách đây bốn ngàn năm, như các nhà khảo cổ học tuyên bố ,cùng với nghiên cứu xác đáng của Bác Sĩ Stephen Oppenheimer, tác giả quyển sách “Ðịa đàng ở Ðông Phương” cho chúng ta hiểu biết rằng:Tổ tiên Champa là “Cư Dân Bản Ðịa” tại vùng đất, quê hương và Vương quốc cổ của họ ngay từ thời tiền sử, chứ không phải là dân di cư từ các vùng khác đến.


A-CỘI NGUỒN TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CHAMPA:
1- Lịch sử champa theo truyền thuyết và ngôn ngữ học


-Theo truyền thuyết: Trong dân gian Champa rằng: từ trong chốn hồng hoang, dân tộc Champa sống rải rác thành nhiều nhóm khác nhau trong cảnh sống tiêu sơ mộc mạc của thời Cổ Ðại. Trên thượng giới có một thần Nữ tuyệt thế giai nhân, có nhiều quyền năng biến hóa đã giáng thế xuống vùng đất dân tộc Champa sinh sống tại núi “Trầm Hương” người Champa gọi là “Chơk Ghlâu” tức núi Ðại An Nha Trang tỉnh Khánh Hòa ngày nay. Nữ Thiên Thần này là Pô Inư Nưgar – Tuy là Nữ Thần linh hiển và tài giởi phi phàm nhưng khi giáng trần, Pô Inư Nưgar vẫn hành sử quyền năng theo phương cách thế tục. Là người Champa sinh ra và lớn lên trong lòng dân tộc đã nghe mẹ ru bằng câu ca dao Champa từ lúc nằm nôi và trầm mình trong môi trường văn hóa dân tộc, trong tín ngưỡng dân gian champa, được nghe những câu chuyện “bất thành văn” nhưng truyền khẩu từ đời này sang đời khác về việc dựng nước và giữ nước của người xưa v.v...có lẽ dân tộc Champa trân trọng nhất là nhân vật truyền thuyết Pô Inư Nưgar một bậc “hiền mẫu” của dân tộc Champa.
Bà ngao du sơn thủy, quan sát toàn vùng dân cư Champa sinh sống. Bà chứng kiến tận mắt cảnh đời kham khổ lầm than của vạn lớp dân Champa, Bà liền gom dân lại thành làng xóm, tổ chức gia đình xã hội theo chế độ mẫu hệ, xây dựng non sông gấm vóc cho dân tộc Chămpa. Bà dạy quần chúng về cách thức trồng lúa, lập hệ thống đê điền tưới tiêu; hướng dẫn cư dân vùng biển đóng ghe đan lưới để hành nghề dánh cá và hòa mình vào biển cả. Dạy dân chúng biết xây dựng nhà cửa, chỉ dạy dùng dược thảo để chữa bệnh và phương cách cúng bái thần linh. Vừa khai hóa dân tộc, xây dựng xã hội, vừa xây dựng một quốc gia nông nghiệp đơn thuần và sơ khai với một xã hội ấm êm, thanh bình cho dân tộc.Vì Bà có công tạo dựng non sông gấm vóc Champa, cai quản dân lành với tất cả tình thương của một người mẹ đối với con cái, nên trong truyền thuyết dân gian Champa tôn xưng Pô Inư Nưgar là “Thần mẹ của xứ sở” chứ không tôn xưng Bà là vua Champa. Pô Inư Nưgar có công khai hóa dân tộc và tạo dựng ra non sông gấm vóc Champa, nên vào thế kỷ thứ IX Vua Harivarruan I đã xây đền tháp và tạc tượng để thờ Bà, đó là Tháp Pô Inư Nưgar, người Việt gọi là Tháp Thần Nữ Thiên Y Ana tọa lạc trên ngọn đồi gần xóm Bóng và biển Nha Trang.Cũng trên đồi này trước đây hồi thế kỷ thứ 7 và thứ 8 có xây 02 cụm Tháp nữa và trong cụm Tháp này có một pho tượng bằng vàng. Năm 774, quân binh Mã Lai quấy nhiễu vùng Kâuthara [Nha Trang] phá hủy ngọn Tháp và cướp đi Tượng vàng quí giá này. Mười năm sau tức vào năm 784 ngôi Tháp bị phá hủy mới được xây lại với pho tượng bằng đá chung quanh các tầng Tháp, ở mỗi gốc tường của Tháp có hình vũ nữ Apsara và bò Thần Nandin.Những người dân sống chung quanh đồi Tháp rất tin vào sự linh hiển của Nữ Thần Pô Inư Nưgar và thường hay đến cúng bái mỗi khi họ muốn cầu xin những phước lành nào đó về việc làm ăn sinh sống kể cả bệnh tật ốm đau.Ngoài quần thể Tháp Pô Inư Nưgar [Tháp Bà] Nha Trang, tại một số địa phương khác cũng lập những miếu thờ Nữ Thần như các thôn Hữu Ðức ở Huyện Ninh Phước, Thôn Bình Nghĩa thuộc Huyện Ninh Hải tỉnh Ninh Thuận. Tại Bình Thuận có Thôn Lạc Trị thuộc Huyện Tuy Phong, thôn Quản Mía thuộc huyện Bắc Bình; ngoài ra người ta còn thấy một số chùa người Hoa Kiều tại các địa phương thuộc hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận có thờ Thần Nữ Thiên Y A Na tức Pô Inư Nưgar Champa .Ðối với truyền thuyết về tổ tiên Chămpa do đâu mà ra, cũng như truyền thuyết về ai có công khai hóa dân tộc và khai sáng ra đất nước Champa tuy không phải là câu chuyện hoàn toàn có thật, không có chứng cứ khoa học làm nền tảng, nhưng nó là bóng dáng của trình tự lịch sử dân tộc Champa, là chất xúc tác làm cho mọi người đồng chủng quây quần về nguồn cội tổ tiên, nó đem lại sự hợp nhất giữa tiền nhân và muôn ngàn thế hệ cùng màu da thớ thịt nối tiếp, nó đem lại tính tự hào dân tộc làm cho
con cháu quây về một mối.
Trên đất nước Champa cổ trước đây đã xẩy ra nhiều cuộc chiến khốc liệt; khi trường kỳ, lúc âm thầm, có khi chớp nhoáng với Trung Hoa, Ðại Việt, Châu Lạp, Java [Nam Dương], Mông Cổ, nhất là những cuộc chiến trường kỳ giữa trung quốc và Champa vào năm 605 đoàn quân viễn chinh Trung Hoa, dưới sự Tổng chỉ huy của Tướng Lưu Khương sang xâm chiếm Champa đánh phá Khú Túc [vùng Thừa Thiên] và Kinh Thành Trà Kiệu [Quảng Nam], tàn phá kinh thành cướp bốc tài sản và thiêu hủy tất cả những tài liệu chính sử từ ngày đầu lập quốc và những cuộc chiến kế tiếp với các quốc gia nêu trên đã tiến những trung tâm văn khố và sử liệu Champa thành những đóng tro tàn.
Do đó muốn tìm hiểu tiến trình lập quốc Champa từ cội nguồn cho đến ngày sung vong, các nhà nghiên cứu khoa học phải bằng vào những sử liệu thành văn của một số quốc gia lân cận có liên quan với Champa trước đây như Trung Hoa, Ấn Ðộ, Ðại Việt, Châu Lạp và những thành tựu khoa học về ngành ngôn ngữ học, về khảo cổ học để soi sáng.
- Theo ngôn ngữ học:Các nhà khoa học Tây Phương nghiên cứu về cội nguồn dân tộc Champa theo phương diện ngôn ngữ học, đã xếp loại dân tộc
champa thuộc nhóm gia đình ngữ học Mã Lai đa đảo [Malayo Polynesian] hay một danh xưng khác gọi là nhóm gia đình ngôn ngữ Nam đảo [Austronesian]. Nhóm ngữ hệ Mã Lai Ða đảo bao gồm mấy trăm ngôn ngữ tập trung trong một khoản không gian rộng lớn bao gồm các ngôn ngữ lục địa Ðông Nam Á – Mã Lai và Champa, toàn bộ ngôn ngữ Phi Luật Tân và cả ngôn ngữ của Madagascar ngoài khơi Châu Phi.
Vì cùng nhóm với ngữ hệ Nam đảo [Austronesian] nên ngôn ngữ Mã Lai và ngôn ngữ Champa có nhiều tiếng rất tương đồng với nhau và nhất là đã có một quá trình giao lưu văn hóa và bang giao lịch sử trước đây khi Champa chưa mất tên trên địa bàn sinh hoạt chính trị Ðông Dương.
Trên lãnh địa của Vương Quốc Champa cổ, tức miền Trung của Việt Nam ngày nay, tiếng champa và các sắc tộc Hroi, Raglai, Churu, Jarai Radhé, Banar, Stieng v.v... thuộc hệ ngữ Nam đảo hay là Mã Lai Ða đảo [Malayo – Polynesian] và được khoa ngôn ngữ học gọi chung là nhánh ngôn ngữ champa [The Chamic Langreceges]. Trong nhánh ngôn ngữ này lại chia thành hai nhánh:
Nhánh thứ nhất gồm ngôn ngữ Chăm, Hroi, Raglai, Churu một nhánh phía Nam Champa.
Nhánh thứ hai gồm Radhé, Jarai, Banar, Koho là nhánh phía Bắc thuộc lãnh địa Champa.
Sự phân chia ngữ hệ Nam đảo của các sắc tộc tại Champa thành hai dòng Nam Bắc này, cho chúng ta thấy phù hợp với truyền thuyết về nguồn gốc hình thành quốc gia Champa từ hai thị tộc khác nhau:
-Thị tộc Nam còn gọi là dòng Cau [Pinăng], người Champa gọi là “Tâu Thih”; trong bia ký Phạn ngữ ghi là Kramuka Vams’a.
-Thị tộc Bắc còn gọi là dòng Dừa [Liu], người Champa gọi là “Tâu Chơk”, trong bia ký Phạn ngữ ghi: Narikela Vams’a.
Hai thị tộc Bắc Nam, người Champa gọi là “Tâu Chơk” và Tâu Thih ngày nay người ta còn tìm thấy xuất hiện trong lễ hội múa lớn gọi là “Rija” Praung” của người Champa ngày nay.
Qua những sự kiện nêu trên, khoa Ngôn ngữ học đã gợi mở cho ta thấy côi nguồn lập quốc Champa khởi đầu, gồm hai thị Tộc trấn thủ 2 vùng khác nhau bất hòa với nhau trước khi đem đến một quốc gia Champa Thống Nhất và ổn định.


2- Theo sử liệu Trung Hoa:


Theo sách Thủy kinh chú, vào cuối thời Hậu Hán [190-193] sau công nguyên, người Trung Hoa thường nói đến một dân tộc ở huyện Tượng Lâm về phía Nam của Nam Việt mà người hán gọi là người “Man” thường nổi lên đấu tranh chống lại sự tàn bạo của chế độ phong kiến nhà Hán. Sau một thế kỷ liên tục nổi dậy, cộng đồng dân cư ở huyện Tượng Lâm này tuyên bố độc lập và khai sáng ra đất nước Lâm Ấp do Khu Liên làm thủ lãnh và xưng vương. Tên nước Lâm Ấp là tiền thân của Champa sau này. Ðây là giai đoạn đầu lập quốc; còn sau này khi đất nước Champa được tổ chức quy củ rồi, giữa Trung Hoa và Champa cũng có giai đoạn bang giao tốt đẹp, cũng có lúc Champa phải triều cống, có lúc chiến tranh khốc liệt giữa hai quốc gia vì tham vọng thôn tính của Trung Hoa. Cột đồng mã viện là mốc ranh giới đầu tiên giữa nhà Hán và dân cư gốc Nam Đảo. Sự kiện này chứng minh các nhóm dân cư gốc người việt theo nhà Hán sinh sống trên phần đất phía nam quận Nhật Nam rất e ngại những cuộc tấn công của người Nam Đảo từ phía nam. Về địa điểm của cột đồng, sử cổ Trung Hoa như Hậu Hán thư và Thủy Kinh chú cho rằng nó nằm ở phần lãnh thổ cực nam của nhà Hán [quận Nhật Nam] ở huyện Cửu Phong [tỉnh Quảng Trị ngày nay]. Những nguồn sử khác như Tấn thư, Nam thư và Lương thư cũng cho rằng cột đồng được dựng lên ở phía nam huyện Tượng Lâm [phía bắc Thừa Thiên-Huế]. Tân Đường thư thì cho rằng cột đồng được dựng lên ở phía nam Quảng Châu.Nổi dậy ở Tượng Lâm:Sau biến cố Hai Bà Trưng, tình hình chính trị ở phía nam huyện Tượng Lâm, luôn dao động.Mùa hè năm 100, hơn 2.000 dân Tượng Lâm nổi lên phá đồn, đốt thành, giết một số quan quân cai trị. Chính quyền đô hộ phải huy động quân của các quận huyện khác đến dẹp, giết được chủ tướng, cuộc nổi loạn mới tạm yên. Từ đó chính quyền nhà Hán không dám ức hiếp một cách thô bạo dân cư tại đây nhưng đặt vùng đất này dưới quyền cai trị trực tiếp, do một binh trưởng sứ cầm đầu, đề phòng những cuộc nổi loạn sau này. Để lấy lòng dân cư địa phương, quan quân nhà Hán tổ chức phát chẩn cho dân nghèo, miễn thuế hai năm v.v.Mục đích của chính sách cai trị trực tiếp này là thu thuế và nhận phẩm vật triều cống [vàng, bạc, sừng tê giac, ngà voi, móng chim ưng, hương liệu, vải lụa] càng nhiều càng tốt. Thuế và phẩm vật triều cống do những lãnh chúa địa phương thay mặt nhà Hán thu của dân. Như vậy nhà Hán vừa có thu nhập vừa không hao tốn ngân quỹ, lại duy trì được ảnh hưởng trên vùng đất đó, bù lại lãnh chúa địa phương được sắc phong và được bảo vệ khi bị tấn công.Theo sử liệu cổ của Trung Hoa [Hậu Hán thư, Lưu Long truyện, Mã Viện truyện] ghi lại thì người huyện Tượng Lâm luôn chống đối lại chính sách cai trị của nhà Hán và thường tranh chấp lẫn nhau về quyền cai trị tại vùng đất này. Tượng Lâm ở quá xa chính quốc nên sự cai trị trực tiếp của những quan đô hộ và binh lực nhà Hán làm hao tốn công quỹ mà lợi ích chính trị và kinh tế không cao, do đó đã rất lơ là.Năm 136, khoảng 1.000 dân Tượng Lâm nổi lên chống lại sự cai trị của nhà Hán và đánh chiếm huyện Tượng Lâm, họ đốt thành và giết trưởng lại [huyện trưởng]. Năm sau thứ sử Giao Chỉ là Phàn Diễn phải điều hơn 10.000 binh sĩ từ hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân xuống đàn áp nhưng thất bại. Thay vì đi dẹp loạn, đoàn quân này lại phối hợp với dân quân Tượng Lâm chống lại và chiếm đóng một số thành quách khác trong quận, quan quân Đông Hán phải rút lui khỏi huyện Tượng Lâm.Năm 138, Giả Xương, quan thị ngự sử nhà Hán đi sứ phía nam, đã cùng với các quan thái thú trong quận Nhật Nam gom quân dẹp những cuộc nổi loạn ở huyện Tượng Lâm. Sau gần một năm, tất cả đều thất bại, và họ còn bị quân địa phương bao vây hơn cả năm trời. Từ đó nhà Hán mất tin tưởng ở đám quan quân địa phương và chỉ tin dùng quan quân từ Trung Hoa đưa xuống. Năm sau Hán Thuận Đế sai tướng Cổ Xương huy động 40.000 quân ở các châu Kinh, Dương, Duyên, Dự xuống đàn áp cuộc nổi dậy. Cổ Xương bị quân nổi loạn đánh bại, nhà Hán sai một tướng khác là Lý Cố mang viện binh tiếp trợ nhưng Lý Cố viện các lý do để hoãn binh. Cuộc tiến quân bị dừng lại.kế sách của Lý Cố là:-Ly gián nội bộ những người nổi loạn bằng cách mua chuộc những lãnh chúa địa phương nhằm làm suy yếu tiềm lực của dân quân Tượng Lâm-Tránh can thiệp bằng quân sự vào tranh chấp cục bộ của người địa phương-Chỉ để lại một quan lại người địa phương thay mặt thiên triều cai trị-Vấn đề lãnh đạo địa phương để cho người địa phương chọn lấy, người thắng cuộc được thiên triều tấn phong-Quan cai trị địa phương phải là một lãnh chúa thần phục thiên triều-Tước Vương Hầu [dành cho người nhà Hán] và Liệt Thổ [người địa phương].Để thực hiện mưu kế này, nhà Hán phong Trương Kiều làm thứ sử Giao Chỉ và Chúc Lương làm thái thú Cửu Chân; cả hai có nhiệm vụ thu thuế và nhận phẩm vật từ những quan lại được nhà Hán tấn phong. Trương Kiều đã thu phục được hàng chục ngàn dân thường của Nhật Nam và Tượng Lâm qui thuận Hán triều.Năm 144, dân quận Nhật Nam và huyện Tượng Lâm lại nổi lên chống lại ách cai trị của nhà Hán, nhưng bị thứ sử Hạ Phương đánh bại. Năm 157, Chu Đạt cùng với dân chúng Cửu Chân nổi lên giết huyện lệnh Cự Phong và thái thú Nghê Thức chiếm quyền lãnh đạo. Sự kết hợp tự nhiên giữa dân chúng hai quận Cửu Chân và Nhật Nam gây nhiều bối rối cho các quan quân cai trị. Dưới sự chỉ huy của đô úy quận Cửu Chân là Ngụy Lãng, quân Hán phản công quyết liệt, giết hơn 2.000 dân Cửu Chân, phe nổi loạn phải chạy xuống phía nam chiếm quận Nhật Nam và chống trả lại. Trong ba năm, từ 157 đến 160, quân Tượng Lâm [khoảng 20.000 người] tiến lên đánh quân Hán và chiếm nhiều huyện khác của Nhật Nam. Vài năm sau, năm 178, Lương Long cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại quân Hán, chiếm được nhiều vùng đất từ Giao Chỉ đến Hợp Phố và từ Cửu Chân đến Nhật Nam; năm 181 Hán vương cử Lã Đại mang quân sang đánh dẹp.Đến đời Hán Sơ Bình [190-193], nhân nội tình Trung Hoa rối loạn, dân Tượng Lâm, phối hợp với dân 2 quận Cửu Chân và Nhật Nam, nổi lên đánh đuổi quân Hán và giành thắng lợi. Năm 192, tiểu vương quốc Chăm pa đầu tiên phía bắc ra đời, dưới tên gọi Lâm Ấp dưới sự lãnh đạo của Khu Liên. Tiểu vương quốc này mở đầu cuộc đấu tranh giành độc lập của người Kinh ở phía bắc và phong trào thống nhất vương quốc Chiêm Thành ở phía nam.Năm 190, người Tượng Lâm nổi lên giết thứ sư Chu Phù và chiếm huyện thành. Vài năm sau, năm 192, dân cư Tượng Lâm lại nổi lên giết huyện lệnh [huyện trưởng] và tôn Khu Liên, con một quan công tào [xã trương] địa phương, lên làm vua. Khu Liên tự tiện xén một phần lãnh thổ cực nam của quận Nhật Nam - huyện Tượng Lâm – thành lập một vương quốc riêng :Lâm Ấp.Lâm Ấp:một biến cố lịch sử Cho đến nay gần như không một sử gia Việt Nam nào quan tâm đến biến cố Lâm Ấp. Có lẽ nhiều người cho rằng Lâm Ấp không quan trọng vì không dính líu gì, nếu không muốn nói là thù địch, với người Việt Nam. Tất cả đều rất lầm. Cuộc nổi dậy của người Lâm Ấp là của chính dân tộc Việt Nam, người Việt cổ, vào thời đó. Lâm Ấp là một biến cố lịch sử trọng đại, mở đầu giai đoạn đấu tranh giành độc lập của những dân tộc bị chặc đặt dưới ách đô hộ của người Hán. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, một lãnh thổ đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của thiên triều đã tự tách ra và tuyên bố độc lập. Sự kiện này trái với nguyên tắc tổ chức chính quyền của người Hoa, vì từ thế kỷ thứ hai trước công nguyên trở đi, dưới thời nhà Hán, nguyên tắc trung ương tập quyền đã là nền tảng của các chính sách cai trị của người Trung Hoa, không có ngoại lệ. Giao Chỉ thời đó là một phần lãnh thổ Trung Hoa, các quan cai trị đều do thiên triều trực tiếp chỉ định, mọi ý đồ ly khai hay tự trị đều bị trừng trị. Mục đích của chính sách trung ương tập quyền này là giữ gìn và bảo vệ sự toàn vẹn giống nòi, người Hán không chấp nhận bất cứ một pha trộn tạp chủng ngoài chủng tộc Hán với nhau.
Một lấn cấn khó chịu là trong suốt thời Bắc thuộc, đại bộ phận giới "quí tộc" Lạc Việt [Lạc hầu và Lạc tướng], và người Kinh - bị khuất phục bởi văn minh và văn hóa do người Hán mang lại - đã hợp tác với người Hán trong việc quản trị đất nước, đương nhiên ở những địa vị thấp hơn. Những cuộc nổi dậy chống lại chính sách cai trị hà khắc và muốn tách khỏi văn minh và văn hóa của người Hán, phần lớn đều do người Mường [hai Bà Trưng năm 42 và bà Triệu năm 248] và người Nam Đảo [Mai Thúc Loan năm 722] khởi xướng. Những cuộc nổi dậy của người Kinh - Lý Bí, Triệu Quang Phục, Lý Phật Tử [thế kỷ 6 và 7], Phùng Hưng và Dương Thanh [thế kỷ 8], Khúc Thừa Mỹ và Dương Đình Nghệ [thế kỷ 10] - đều xuất phát từ động cơ bất mãn của những người cộng tác không được ưu đãi hơn là ý chí giành độc lập hay muốn tách khỏi ảnh hưởng của người Hoa. Chỉ đến thời Ngô Quyền ý chí độc lập của người Việt mới rõ ràng nhưng người Kinh lại xem người Champa là đối thủ, nên đã không ngừng phân biệt đối xử vì văn hóa khác biệt và uy hiếp họ trong suốt thời kỳ tự chủ, quên hẳn quá khứ ruột thịt đã qua.
Trở về với Lâm Ấp, khi thành lập vương quốc riêng có lẽ Khu Liên không có ý định tách rời ảnh hưởng văn minh và văn hóa Trung Hoa, nhưng với thời gian quyết tâm tách khỏi quỹ đạo Trung Hoa ngày càng rõ nét. Sở dĩ có sự đoạn tuyệt này là vì tổ chức chính trị xã hội của người Hoa không còn phù hợp với nền tảng chính trị xã hội Champa nữa.
Vào thời kỳ này, thương nhân và tu sĩ Ấn Độ đã giao tiếp mật thiết với người Champa sinh sống ven biển miền Trung. Khi ở lại chờ thuận buồm xuôi gió trở về quê cũ, những người Ấn này đã truyền cho giới quí tộc địa phương văn minh và văn hóa của họ, và đương nhiên truyền luôn cả cách thức tổ chức xã hội. Khác với người Hoa, tổ chức xã hội của người Ấn dựa trên nguyên tắc tản quyền và phân quyền, phù hợp với nếp sống và ước nguyện tự trị của người địa phương nên rất được ưa chuộng. Đặc điểm của người Ấn là không dùng bạo lực để áp đặt văn hóa hay uy quyền chính trị của mình trên những xã hội khác, kém hơn, mà để các thân hào địa phương tự nguyện làm thay, sau khi hấp thụ văn minh và văn hóa của họ. Tranh chấp văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ trong nội bộ Champa ngã ngũ sau khi Khu Liên qua đời, chữ Phạn cổ [sanscrit, một loại chữ viết xuất phát từ miền nam Ấn Độ cách đây hơn 2.000 năm] trở thành chữ viết chính thức của các triều vương. Các bia ký tìm được trong giai đoạn này đều khắc bằng chữ Phạn. Quốc thư trao đổi của Champa với Trung Hoa thời đó được viết bằng chữ "Hồ" [chữ cua nước Hồ Tôn Tinh, tức chữ Phạn] thay vì chữ Hán. Văn hóa Ấn Độ, từ phía Nam đưa lên, trở thành văn hóa của toàn vương quốc Champa. Đạo Bà La Môn và đạo Phật được phổ biến rộng rãi trong quần chúng, lấn át ảnh hưởng đạo Khổng và đạo Lão của văn hóa Trung Hoa để lại trong vương quốc. Cũng nên biết thờ cúng ông bà là tín ngưỡng dân gian của người bản địa, Kinh hay Chăm, do đó rất được kính trọng, giáo lý và nghi lễ các tôn giáo khác phải thích hợp nếu muốn được ủng hộ.
Về chính trị, các vị vua Champa đều gán ghép tên mình với một thần linh, thường là với Siva [còn gọi là Isvara] để có độc quyền cai trị. Uy quyền vua thể hiện qua cái lọng màu trắng mà dân gian không được dùng. Phụ tá nhà vua là các quan lại trung ương và địa phương, được phân chia thành ba hạng : đứng đầu là hai vị tôn quan [senapati và tapatica-hai tể tướng võ và văn], kế là thuộc quan gồm ba hạng : luân đa đinh [dandavaso bhatah-tướng chỉ huy cấm vệ], ca luân trí đế [danay pinang, quan hầu trầu] và ất tha già lan [yuvaraja-kế vương], sau cùng là ngoại quan [quan lại địa phương]. Quân lực Lâm Ấp khoảng từ 40 đến 50.000 người, gồm kỵ binh, tượng binh và thủy binh, Triều đình Trung Hoa có lẽ cũng muốn chấm dứt tình trạng tranh chấp văn hóa và chính trị kéo dài quá lâu này nên đã chấp nhận sự ly khai một cách miễn cưỡng, họ đặt tên quốc gia mới này là Lâm Ấp, thay vì Hồ Tôn Tinh hay Tượng Lâm như trước kia, và duy trì mối quan hệ tốt để nhận càng nhiều phẩm vật triều cống càng tốt.
Về danh xưng,Lâm Ấp chỉ là sự biến nghĩa cua chữ Tượng Lâm. Đối với nhà Đông Hán,danh xưng Lâm Ấp là một khinh miệt của nhà hán, vì đó chỉ là một phần đất nhỏ không quan trọng ở vùng cực nam để thiên triều phai quan tâm trực tiếp. Sách Thuy Kinh Chú giai thích : "Lâm Ấp là huyện Tượng Lâm, sau bo chữ Tượng để chỉ còn chữ Lâm". Cũng nên biết ngôn ngữ Trung Hoa trong thời kỳ này có nhiều hạn chế trong việc phiên âm các tên ngoại quốc : Lâm Ấp là cách phát âm Việt hóa từ chữ Lin-yi, phiên âm từ chữ "Hindi" hay "Indi", tức người Ấn. Có người nói đó là cách phiên âm từ chữ Phạn "Indirapura" [đất của người Ấn Độ]. Về sau người Champa đặt tên phần đất từ Quảng Bình đến Thừa Thiên là Indrapura [đất của Indra, thần sấm sét]. Lâm Ấp cũng có thể do sự phát âm Việt hóa từ chữ "Krom" hay "Prum" [hai tộc của người Việt cổ] mà ra.Bình dân hơn người ta giai thích :Lâm là rừng,Ấp là thôn nho v.v... Nói chung,cho dù diễn giải thế nào Champa là một định chế độc lập với vương triều Trung Hoa tại Giao Chỉ.
Về tên gọi Khu Liên cũng thế, có rất nhiều tranh cãi. Sử sách Trung Hoa viết tên vị vua đầu tiên của Lâm Ấp là Khu Liên, có sách viết là Khu Quỳ, Khu Đạt hay Khu Vương. Nhiều sư gia cho rằng Khu Liên thuộc dòng dõi cua bộ tộc Dừa ơ phía Bắc… Thật ra Khu Liên không là tên của người nào cả, đó chỉ là cách gọi một cách kính trọng một người có ngôi vị cao trong một định chế tập thể [làng, xã, huyện…]. Đối với dân chúng địa phương, "Khu" không phải là tên riêng mà là tước vị của một tộc trưởng [lãnh chúa], phiên âm từ chữ "Kurung" [như các vua Hùng] của người Việt cổ – hay chữ "Varman" của người Champa từ tiếng Phạn, có nghĩa là tước tộc trưởng, lãnh chúa hay vua.
Trước đó, năm 137, các quan đô hộ nhà Hán gọi quân phan loạn ở Tây Quyển [Quảng Bình] là "rợ Khu Liên". Như vậy Khu Liên chỉ là tên gọi chung những người không cùng văn hóa với người Hán ở phía nam Giao Chỉ. Tên gọi này không liên quan gì đến danh xưng Sri Mara [tên một vị vương tôn người Chăm khác cùng thời kỳ, con bà Lona Lavana ở Panduranga] tìm thấy trên một bia ký bằng đá granít [ngang 1 mét, dày 1 mét, cao 2,5 mét] ở làng Võ Cạnh [nay thuộc xã Vĩnh Trung], Nha Trang.
Về địa lý, vương quốc Lâm Ấp ở đâu, rộng hẹp như thế nào ? Còn rất nhiều điểm tối, không ai rõ. Theo sử cổ Trung Hoa thì lãnh thổ vương quốc này là huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam, phía nam huyện Lô Dung [Thừa Thiên ngày nay]. Đường Thư nói Lâm Ấp từ huyện Tây Quyển [Quảng Bình] trở xuống. Đại Nam Nhất Thống Chí nói Tượng Lâm là Bình Định và Phú Yên. Thuy Kinh Chú cho biết thu phu Lâm Ấp lúc đầu không biết ở đâu, sau được biết đặt tại Khu Lật [Huế, Thừa Thiên], phía Nam có sông Lô Dung [sông Hương] chay qua. Một cách tóm lược, dựa vào sử sách xưa, lãnh thổ Lâm Ấp có thể đã trải dài từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Một số chuyên gia Champa cho rằng Lâm Ấp là lãnh thổ Indrapura [đất của thần Indra], từ mũi Hoành Sơn đến đèo Hải Vân, do vương triều Gangaraja, tức những người Ấn Độ đến từ sông Gange, khai sinh ra. Sự kiện này cần được ghi nhận với tất cả dè dặt vì cho đến nay chưa một dấu tích bia ký nào giải thích sự kiện này.
3- Theo khoa khảo cổ học:


Nhà nghiên cứu khoa học người Pháp Etienne Aymorier vào năm 1885 đã khai quật dưới lòng đất tại làng Võ cạnh Nha Trang khám phá ra một văn bia [khắc chữ trên phiến đá Granit] bằng Phạm ngữ [Snskrit] có niên đại vào cuối thế kỷ thứ II sau công nguyên. Trên văn bia ấy có ghi rõ công trạng của một vị vua Sri-Mara, người đã khai sáng ra một triều đại Vương Quốc Champa đầu tiên. Ðối chiếu với sách Thủy Kinh chú Trung Hoa đã nói ở đoạn trên, ta thấy sử liệu của Trung Hoa và bia ký đã khai quật được hoàn toàn giống nhau về không gian và thời gian lập quốc.Nhân vật Sri-Mara chính là Khu Liên.
Trên văn bia Phạm ngữ của SambhuVarman [Phạm Phàn Chí] vào thế kỷ thứ XI có khắc tên một quốc gia cổ mà trong sách Tân đường Thư có đề cập đến Âu Dương Tu
,Tổng kỳ đã phiên âm ra Hán ngữ là Chiêm Bà tức Champa ngày xưa.Người champa xuất thân từ người tiền thân nam đảo cổ Malayo Polynésien ,tiền thân của tộc người nam đảo ngày nay,sống trên dãi bờ biển trải dài bắc: từ đảo hải nam trung quốc, nam:bà rịa-vũng tàu ngày nay.Đông giáp biển champa[ biển đông], tây giáp tây lào. Người champa định cư trên dãi đất này từ đầu những năm 2000 trước công nguyên.Tài liệu chính xác nhất là những gì còn lại của nền văn hóa sa huỳnh. Từ thông tin đầu tiên trong Niên giám 1909 của tập san Trường Viễn Đông bác cổ về việc phát hiện “một kho chum khoảng 200 chiếc nằm cách mặt đất không sâu, trong một cồn cát ven vùng biển Sa Huỳnh” [huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi], đến nay hàng trăm di tích của nền văn hóa này đã được tìm thấy khắp các tỉnh ven biển miền Trung từ Thừa Thiên  Huế đến Bình Thuận. Diện mạo của văn hóa Sa Huỳnh, từ nguồn gốc đến các giai đoạn phát triển, từ loại hình di tích di vật đến đặc trưng văn hóa… ngày càng rõ nét .Suốt 100 năm qua là một cuộc tìm kiếm không mệt mỏi của các nhà khảo cổ, các nhà nghiên cứu về một nền văn minh cách chúng ta hàng nghìn năm. M.Vinet - một nhà khảo cổ người Pháp - phát hiện những mộ chum đầu tiên vào năm 1909 và cũng là nơi xuất hiện những hiện vật có niên đại sớm nhất của văn hóa Sa Huỳnh.
Thật ra thuật ngữ “văn hóa Sa Huỳnh” không phải có ngay sau khi ông M.Vinet phát hiện khu mộ chum này mà phải đợi một thời gian dài sau đó, khi bà La Barre - vợ một viên thuế quan Pháp ở Sa Huỳnh - vốn ham thích trang sức đá quý và thủy tinh trong chum nên đã huy động dân đào khu mộ chum ở Phú Khương và Thạnh Đức, mỗi nơi thu được 120 chiếc.Đến năm 1934, một nhà khảo cổ học khác tên M.Colani tiếp tục mở rộng không gian ra các vùng lân cận như Phú Lu, Đồng Phú [Quảng Ngãi], Tăng Long, Phú Nhuận [Bình Định]. Hàng trăm mộ chum tương tự cũng được phát hiện qua đợt khai quật này. Năm 1935, bà M.Colani đã công bố những phát hiện của mình cùng các đồng nghiệp trước đó tại một cuộc hội nghị tiền sử Viễn Đông ở Manila [Philippines].
Báo cáo của M.Colani lập tức thu hút sự chú ý của các nhà khảo cổ. Cái tên Sa Huỳnh cùng thuật ngữ “văn hóa Sa Huỳnh” bắt đầu hình thành và liên tục mời gọi tất cả giới khảo cổ. Tuy nhiên, hai cuộc chiến tranh suốt 30 năm sau đó đã không cho phép họ thực hiện ý định của mình mà phải đợi đến sau ngày giải phóng miền Nam, các nhà khảo cổ VN mới làm tiếp những dang dở trước đó .Nền văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung được giới khảo cổ phát hiện từ hơn nhiều năm trước.10 nhà khoa học Đức - Việt tiến hành khai quật di chỉ Lai Nghi ở Điện Bàn, Quảng Nam. Kết quả lần này cùng với hai đợt tiến hành năm trước đã cho ra bức tranh văn hóa Sa Huỳnh chi tiết hơn.Từ trước năm 1975, các nhà khoa học đã phát hiện ở vùng Sa Huỳnh [Quảng Ngãi] một di chỉ chứng minh tại đây đã từng tồn tại một nền văn hóa phát triển đồng thời với văn hóa Đông Sơn ở phía Bắc và văn hóa Óc Eo ở miền Nam, có niên đại cách đây ít nhất 2.400-3.000 năm. Di vật tìm thấy là đồ tùy táng chôn theo người chết được hỏa táng, đặt trong các mộ chum bằng đất nung và chưa xác định được chủ nhân, vì vậy giới khảo cổ tạm gọi đó là nền văn hóa Sa Huỳnh. Do hầu hết các di chỉ đều là mộ táng, lại tập trung ở vùng duyên hải nên giới nghiên cứu đoán định rằng chủ nhân của chúng cư trú tại các hòn đảo trên Thái Bình Dương, có tục hỏa táng và chôn ở đất liền.
Do hoàn cảnh chiến tranh, những phát hiện về văn hóa Sa Huỳnh cũng chỉ dừng lại đó. Riêng tại Quảng Nam, từ những năm sau 1985, Viện Khảo cổ học Việt Nam kết hợp với bảo tàng tỉnh đã đưa lên từ trong lòng đất những kho tàng khảo cổ có liên quan đến nền văn hóa này. Các di vật xuất hiện ở nhiều nơi, đặc biệt dày đặc ở Hội An, Điện Bàn.Năm 1993-1995 với sự tài trợ của Tổ chức Toyota Foundation [Nhật Bản], Đại học Tổng hợp Hà Nội đã thực hiện một cuộc khai quật khảo cổ lớn tại Hội An. Phạm vi khảo cổ trên bình diện 70 km2, kéo dài dọc theo sông Thu Bồn. Kết quả có ý nghĩa từ cuộc khai quật này là ở đâu có dấu vết văn hóa Sa Huỳnh thì nơi đó có vết tích của văn hóa Chăm Pa. Có thể nhận định đã có sự kế thừa nào đó về mặt địa lý giữa cư dân hai nền văn hóa...Ngoài ra, sự kiện tìm thấy 2 đồng tiền Ngũ Thù, Vương Mãng niên đại thế kỷ 1, 2 trước công nguyên, cùng các loại gốm văn in hình học kiểu Hán Hoa Nam tại Hậu Xá, đã xác định một quan hệ giao lưu giữa chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh với bên ngoài. Đồng thời, nhiều hiện vật cũng cho thấy thấp thoáng những di chỉ cư trú nằm cùng tầng văn hóa với văn hóa Sa Huỳnh... Tuy vậy với chừng đó chưa thể xác nhận được chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh từ đâu đến; có quan hệ kế thừa với vương quốc Chăm Pa cổ đại sau này hay không? Đợt khảo sát lần này của Viện Khảo cổ học Quốc gia Đức cùng Đại học Quốc gia Hà Nội tại di chỉ Lai Nghi [giáp ranh với Hội An] là để làm sáng tỏ những nghi vấn đó.Có một "trung tâm thương mại" Hội An cổ đại
.Tiến sĩ Andreas Reinecke, Trưởng đoàn khai quật Viện Khảo cổ chung và so sánh thuộc Viện Khảo cổ học quốc gia Đức, cho biết, kết quả thu được từ khai quật tại Lai Nghi rất lớn và có ý nghĩa rất quan trọng. Trong ba đợt đào, nhóm đã phát hiện khoảng 40 địa điểm có văn hóa Sa Huỳnh, với 62 mẫu mộ chum và mộ đất cùng hơn 10.000 di vật có giá trị. Trong đó số hạt cườm trang sức nhiều chưa từng có từ trước đến nay với 200 loại hạt chuỗi, chế tác bằng 5 loại đá khác nhau; giá trị là hai mề đay [medal] bằng đá đỏ hình chim nước và hổ chế tác rất tinh xảo, lần đầu tiên được tìm thấy tại các di chỉ ở Đông Nam Á.Giá trị nữa là 5 bộ đồ đồng [2 gương soi thời Hán], khuyên tai vàng chưa bao giờ tìm được ở Việt Nam [di chỉ giồng Cá Vồ có, nhưng loại nhỏ, có hình dáng khác] Nhiều loại trong đó chứng tỏ rằng nghề tiểu thủ công của cư dân vùng này rất phát triển. Ví dụ hai chiếc lọ gốm gần như nguyên vẹn được trang trí hoa văn tia mặt trời [thường thấy trên mặt trống đồng Đông Sơn] lạ mắt, rất đẹp bằng ba màu đỏ đen và trắng, gần như chưa từng phát hiện từ trước đến nay tại các hố khai quật văn hóa Sa Huỳnh... Những gì tìm được tại đây, có thể khẳng định rằng Lai Nghi sẽ là một trung tâm khảo cổ lớn nhất về văn hóa Sa Huỳnh của Việt Nam.
A. Reinecke nhận định "chưa có gì xác nhận có một mối liên hệ giữa văn hóa Sa Huỳnh muộn với văn hóa Chăm Pa sớm, nhưng khả năng đã có một bộ phận cư dân văn hóa Sa Huỳnh tiếp tục sống và phát triển trong văn hóa Champa. Bây giờ chúng tôi chưa có điều kiện so sánh giữa hai nền văn hóa này. Song có một điều chắn chắn là, qua sự tương đồng của một số hiện vật tìm thấy tại đây với di chỉ tại một số hòn đảo trên vùng biển Đông Nam Á [ví dụ khuyên tai ba mấu và hai đầu thú] thì 2.500 năm trước đã có cư dân từ đó đến miền Trung Việt Nam.
Tuy vậy phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ này hầu hết là di chỉ mộ táng có niên đại từ thế kỷ 2 trước Công nguyên đến 300 năm sau Công nguyên. Có 3 di chỉ cư trú, nhưng chưa có niên đại chắc chắn, do vậy chưa thể coi đó là của văn hóa Sa Huỳnh. Có thể thời kỳ này người ta làm nhà bằng tranh tre, gỗ nên không để lại vết tích. Quan trọng hơn cả là qua những hiện vật tìm được có thể nói rằng trong thời kỳ này, Hội An đã là một trung tâm kinh tế lớn thu hút từ vùng núi dọc sông Thu Bồn, xuống duyên hải, từ văn hóa Đông Sơn và từ Trung Hoa đến Ấn Độ".Văn hóa Sa Huỳnh phát triển từ sơ kỳ đồng thau đến sơ kỳ đồ sắt, từ khoảng 2000 năm đến những thế kỷ trước Công nguyên. Quá trình hội tụ những nguồn gốc khác nhau đã tiến tới giai đoạn phát triển cực thịnh của văn hóa này vào khoảng 2.500 – 2.000 năm cách ngày nay. Chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh có quan hệ cội nguồn với các văn hóa hậu kỳ đá mới – sơ kỳ đồng thau ven biển, được coi là những người Tiền Mã Lai - Đa đảo [Proto Malayo Polynesien]. Trong quá trình hình thành văn hóa Sa Huỳnh có những liên hệ với những nhóm cư dân cùng thời là những người “Tiền Môn – Khmer” hay Tiền Nam Á. Ngoài ra suốt quá trình phát triển văn hóa này còn có nhiều mối quan hệ giao lưu rộng rãi với những văn hóa thời kim khí ở Đông Nam Á. Qua đó có thể thấy chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh nói tiếng Nam Đảo hay Malayo Polynesien nhiều hơn yếu tố Nam Á.Đặc trưng cơ bản của văn hóa Sa Huỳnh là táng thức mộ chum, vò suốt từ giai đoạn sớm đến muộn, tuy ở một vài địa điểm vẫn có sự hiện diện của mộ huyệt đất.


 


Các khu mộ phân bố tập trung ở những cồn cát ven biển, lan dần ra các đảo ven bờ, ngoài ra còn phân bố ở vùng đồng bằng và miền núi phía tây. Di tích là những khu mộ táng rộng lớn gồm hàng chục, hàng trăm chum, vò gốm chôn đứng trong địa tầng. Loại hình chum, vò chủ yếu hình trụ, hình trứng, hình cầu đáy bằng có nắp đậy hình nón cụt hay hình lồng bàn. Đặc biệt trong các mộ táng chum, vò thuộc văn hóa Sa Huỳnh ít tìm thấy di cốt hay than tro hỏa táng, vì vậy theo các nhà nghiên cứu táng tục của cư dân Sa Huỳnh có thể là “chôn tượng trưng”. Trong chum/vò chứa nhiều đồ tùy táng gồm các chất liệu đá, gốm, sắt, đá quý, thủy tinh rất đa dạng về loại hình: công cụ lao động, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt, trang sức… Đặc trưng về di vật là sự phổ biến của công cụ lao động bằng sắt, đồ gốm tô màu trang trí nhiều đồ án hoa văn khắc vạch, đồ trang sức bằng đá ngọc, mã não, thủy tinh vòng, hạt chuỗi, khuyên tai ba mấu,khuyên tai hai đầu thú…
Chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh có nền kinh tế đa thành phần, gồm trồng trọt trên nương rẫy và khai thác sản phẩm rừng núi, trồng lúa ở đồng bằng, phát triển các nghề thủ công, đánh bắt cá ven biển và trao đổi buôn bán với những tộc người trong khu vực Đông Nam Á và xa hơn, với Trung Quốc và Ấn Độ. Những di tích văn hóa Sa Huỳnh ven biển đã có thể từng là những “tiền cảng thị” [như khu vực Hội An với di tích Hậu Xá chẳng hạn]. Dù rằng việc sản xuất gốm để xuất khẩu ở Đông Nam Á ,đặc biệt là ở Đại Việt và Xiêm, phát triển khá mạnh mẽ vào thế kỷ XIV – XV, thường là với sự khởi đầu bất ngờ của kỹ thuật Trung Quốc và kết thúc với kỹ thuật bản địa. Tuy nhiên, lịch sử hải thương của khu vực Đông Nam Á, kết hợp với những kết quả trong nghiên cứu khảo cổ học ở các quốc gia Đông Nam Á trong thời gian gần đây, đã phần nào bổ sung cho chúng ta những tư liệu quan trọng về sự xuất hiện của những sản phẩm gốm thương mại có nguồn gốc Đông Nam Á . Về đồ gốm thì hầu như tất cả các ghi chép về Champa trong Chufanchi [1225], Dauyi Zhilue [giữa thế kỷ XIV] và Yingua Shenglan [1416] đều chỉ nói đến việc nhập các đồ sứ Trung Quốc. Những tài liệu trên hầu như không nhắc đến những sản phẩm gốm ở Đông Nam Á.Lệnh cấm hoàn toàn các chuyến đi và buôn bán vải hải ngoại được ban hành năm 1371 [năm thứ 3 niên hiệu Hồng Vũ] trong thời kỳ đầu thời nhà Minh. Sau đó, nó lại được tái ban hành vài lần và cuối cùng bị bãi bỏ năm 1471 [năm thứ 6 niên hiệu Long Khánh]. Nó ngăn cấm nghiêm ngặt những chuyến đi và buôn bán hải ngoại của người Trung Quốc. Kết quả là, buôn bán gốm từ Trung Quốc bị hạn chế lớn trong thời kỳ này. Gốm Thái Lan, Việt Nam và Champa xuất hiện ở các vùng bờ biển xung quanh biển nam Trung Quốc như để thay thế đồ gốm Trung Quốc. Di chỉ tiêu biểu của thời kỳ này là tàu đắm ngoài khơi đảo Palawan, được khai quật năm 1995. Đồ gốm Champa bao gồm đĩa celadon, bát men nâu với thân chiết yêu và các vò men nâu của lò Gò Sành.Trong những năm gần đây, tại các lò gốm Gò Sành và một vài lò gốm khác, tất cả đều ở quanh thủ đô Vijaya thuộc tỉnh Bình Định ngày nay, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những đồ gốm xuất khẩu như đĩa men và bát men celadon và các hũ sành được sản xuất trong những thế kỷ XIV-XVII mà không hề có sự phát triển trước đó của kỹ thuật bản địa. Những mảnh vỡ của đồ gốm Gò Sành đã được khai quật thấy ở Ai Cập, đảo Tioman ở Ma-lai-xia; Santa Ana và Calatagan ở Phi-lip-pin… và thường được tìm thấy cùng với những đồ sứ Trung Quốc. Có tiếng vang nhất là việc tìm thấy hàng trăm đồ gốm tráng men celadon của Gò Sành trong con tàu đắm gần hòn đảo Pandaran ở Phi-lip-pin. Không nghi ngờ gì nữa, những sản phẩm này bắt đầu có trước khi Đại Việt đánh chiếm Vijaya, thế nhưng những người thợ thủ công thuộc tộc người nào thì còn chưa rõ. Chắc hẳn Champa cũng đã bị cuốn vào trào lưu sản xuất đồ gốm thương mại chung ở Đông Nam Á lục địa vào thời kỳ cuối Nguyên [1260-1368] và đầu Minh [1368-1644], khi mà việc xuất khẩu đồ sứ Trung Quốc bị giảm mạnh vì khủng hoảng kinh tế và do lệnh cấm buôn bán với nước ngoài.Với việc phân phối rộng khắp bằng đường biển qua Ấn Độ Dương, đồ gốm Champa được khai quật từ địa điểm A1-Từ trên bán đảo Sinai ở Hy Lạp, từ thành phố cảng thời trung cổ của Julfar trong phạm vi của Ras al -Khaimab ở tiểu vương quốc Arập, từ di chỉ Juara trên đảo Tioman ở đảo Ma-lai-xia và từ di chỉ mộ táng ở bán đảo Calatagan và tàu đắm ở ngoài biển khơi của  đảo Pandanan, Phi-lip-pin. Đồ gốm Champa được xuất khẩu ra nước ngoài vào khoảng thế kỷ XV và việc sản xuất đồ gốm ở Gò Sành phát triển rất rực rỡ vào thời gian ấy. Trong bất kỳ trường hợp nào, thì rõ ràng là kinh đô Champa đã có một mạng lưới buôn bán vào thế kỷ XV, bao gồm cả Hy Lạp, Các Tiểu vương quốc Arập, Ma-lai-xia, quần đảo Phi-lip-pin.Thực tế này đã xác nhận sự rộng lớn của mạng lưới buôn bán của
VQ Champa trên biển.Đồ gốm không giống với vải lụa, vẫn tồn tại trong các di chỉ mà không bị phân hủy và biến mất, thậm chí ngay cả khi chúng bị vỡ thành từng mảnh nhỏ. Khi các khu vực [lò] và niên đại sản xuất của một số đồ gốm khai quật đã được xác định, chúng sẽ là tư liệu quý giá để làm rõ niên đại và đặc trưng của chính các di chỉNằm ở vị trí trung độ trên con đường giao lưu quốc tế đông-tây, Trung Quốc với Ấn Độ và xa hơn, tới Địa Trung Hải, Đông Nam Á sớm trở thành một đầu mối mậu dịch hàng hải quốc tế. Từ đầu công nguyên, những con thuyền của cư dân trong vùng, thuyền của người Ấn, người Hoa cùng với nền văn hóa của họ đã thường xuyên qua lại vùng Đông Nam Á. Trên con đường giao lưu đó, Champa chiếm lĩnh một trong những vị trí quan trọng và thuận lợi nhất. Các cảng của Champa đóng vai trò như những cảng cuối cùng trước khi những con thuyền vượt qua vịnh Bắc Bộ vào vùng biển Trung Hoa và là nơi dừng chân đầu tiên khi từ Trung Quốc đến Malacca, Vịnh Thái Lan hay gần hơn là tới vùng hạ lưu châu thổ sông Mê Kông mà 7 thế kỷ đầu công nguyên thuộc vương quốc Phù Nam. Có thể thấy hầu hết các tuyến đường biển đến Trung Hoa hay từ Trung Hoa đi qua Ấn Độ đều rẽ qua các cảng biển Champa. Từ một đầu mối giao thông quan trọng, bờ biển Champa đã sớm trở thành một đầu mối giao thương, nơi trao đổi sản vật và sản phẩm với những thuyền bạn bè qua lại. Champa hùng mạnh nhất vào khoàng năm 800 đến năm 1000. Trong khoảng thời điểm đó, Người Chăm rất nổi tiếng trong việc buôn bán các loại gia vị và tơ lụa với các nước như Trung Quốc, Nusantara [ Indonesia, Malaysia, brunei…ngày nay] và nước Abbasiah ở Baghdad [Bát Đa- xứ 1001 đêm].Vào khoảng năm 800, người Chăm được biết đến với tài đi biển rất gỏi và những thương nhân tài ba. Theo ông  Tan Sri Prof. Emeritus Dr. Ismail Hussein,chủ tịch hội nhà văn Malaysia gọi tắt là [GAPENA] có nói. Vùng biển mà ngày nay được gọi là Biển Nam Trung Quốc thật sự trước kia được gọi là Biển Champa, nó từng là một vùng thương mại và vận chuyển quan trọng của người Chăm. Sự hùng cường về thương mại và vận chuyển của đế chế Champa nhanh chóng được nổi tiếng và rất nhiều người biết đến không chỉ ở Nusantara mà là toàn thể thế giới lúc bấy giờ, dẫn đến vùng biển này được gọi với tên Biển Champa.


 


Người Chăm “có cái nhìn về biển đúng đắn, biết tham dự và dấn thân tích cực vào luồng thương mại quốc tế “, tận dụng những lợi thế đó để phát triển vương quốc của mình thành một cường quốc trong khu vực. Hoạt động thương mại biển đã góp phần quan trọng vào quá trình tồn tại và phát triển của vương quốc Champa trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ X đến thế kỷ XV.Quan hệ thương mại của vương quốc Champa từ nửa cuối thế kỉ X đến thế kỉ XV Trong suốt quá trình phát triển của mình, vương triều Vijaya đã dày công xây dựng các mối quan hệ với các quốc gia vùng hải đảo. Vương quốc Champa ngày càng dự nhập mạnh mẽ vào sự phát triển chung của lịch sử khu vực. Những mối quan hệ được dày công xây dựng, một mặt nhằm củng cố vị thế của Champa đối với lịch sử khu vực,mặt khác tạo ra những tiền đề thuận lợi để Champa mở rộng thương mại và dự nhập ngày càng mạnh mẽ hơn vào nền hải thương khu vực, nhằm bù lấp cho những thiếu hụt của nền kinh tế trong nước.Các vua Champa rất có ý thức trong việc buôn bán với người nước ngoài, tạo điều kiện lợi dụng và trọng dụng họ. Sau khi Quảng Đông bị phá hủy [758], việc làm ăn với thương nhân người Hoa gặp khó khăn. Trên thực tế, từ 877 đến 951, Champa không có quan hệ bang giao gì với Trung Quốc vì sự hỗn loạn cuối thời Đường. Trong thời gian đó, họ kịp thời mở của làm ăn với thương nhân Hồi giáo Arập đang ngang dọc khắp thế giới Đông-Tây. Khi Quảng Đông được mở cửa lại dưới triều Hậu Chu [951-959] và sau đó là triều Tống [960 –1279], vua Đồng Đường liền xúc tiến lại mối quan hệ giữa hai nước thông qua những nhà buôn Hồi giáo ở Panduranga. Người Hồi giáo là những người quản lý của khu buôn bán ở Panduranga. Những thương nhân Hồi giáo này đã có những liên hệ mật thiết với Vương triều Champa, được tiếp xúc thường xuyên với vua Chăm và được vua Chăm trọng dụng. Những bằng chứng mà P.Y.Manguin [1979] đã đưa ra cho thấy, trong những người thuộc đoàn sứ giả Champa sang Trung Quốc vào năm 951 và những năm sau đó, có người mang tên bắt đầu bằng chữ Pu hay Bu biến âm từ chữ Arập Abu. Năm 958, người đại diện chính thức của vua Champa là người Hồi giáo có tên là Abu Hasan [P’s Ho San ]. Ông đã thay mặt vua Chăm là Indravarman III [917-960] tặng hoàng đế Trung Hoa nước hoa hồng, cây đèn “ngọn lửa Hy Lạp “ và những viên đá quý. Năm 961, Abu Hasan trở lại Trung Hoa mang theo thư của vị vua mới là Java Indravarman I, kèm theo những tặng phẩm được liệt kê ra như gỗ trầm, ngà voi, vải lụa... và đặc biệt có 20 hũ Arập. Tất cả những tặng phẩm trên có những thứ là của Champa, nhưng nhiều tặng phẩm như “nước hoa hồng“, ”đèn Hy Lạp “ là hàng của Arập thì chắc chắn là sản phẩm thương mại được các thương nhân Hồi giáo Arập đem đến trao đổi ở các cảng Chăm. Đó đều là những sản phẩm thương mại có được từ các thương cảng của Champa .Về những mặt hàng buôn bán xuất khẩu của Champa trong thời kỳ này, chúng ta có thể tham khảo các loại hàng hóa đã được trao đổi và mua bán tại cảng -thị Hội An và các cảng–thị khác ở miền Trung như Thanh Hà [Thừa Thiên- Huế ], Nước Mặn, Thị Nại [Bình Định ]... trong các thế kỷ XVII-XVIII; vì sự phồn vinh của các cảng–thị này đương thời có thể được xem như sự tái sinh của các cảng - thị Champa vào những thế kỷ trước đó. Về các loại sản vật ở miền Trung Việt Nam vào thế kỷ XVI có thể tham khảo trong Ô Châu Cận Lục : “... ngà voi, sừng tê, trầm hương, bạch ngọc hương, tô nhủ hương, biện hương, thổ cẩm trắng, thổ cẩm xanh, da trâu, nhựa thông, sừng trâu, da hươu, nhung nai, da hươu cái, lông đuôi chim công. Lông đuôi chim trĩ, hồ tiêu, mật ong, sáp vàng, dây mây ...” .Những loại sản vật này, mà phần lớn đều là lâm sản nên có thể được xem là những đặc sản của Champa vào những thế kỷ trước đó, được thu nhập bởi cư dân miền ngược rồi đem trao đổi với cư dân miền xuôi. Điều đó cho thấy mối liên hệ khá chặt chẽ giữa các vương triều Champa với các tộc người miền núi mà sợi dây liên kết có lẽ là những dòng sông chảy từ thượng nguồn ra biển rất phổ biến ở miền Trung Việt Nam. Việc giữ mối liên hệ bền chặt và lâu dài giữa các vương triều Champa với các tộc người miền núi đảm bảo cho vương quốc Champa có thể duy trì được một sự cân bằng tương đối trong việc phát triển kinh tế, giữa kinh tế biển, kinh tế nông nghiệp và kinh tế lâm nghiệp. Điều này còn có ý nghĩa hơn nữa khi chúng có thể đảm bảo những sản phẩm thương mại cho vương quốc Champa, để Champa có thể duy trì những mối quan hệ thương mại, buôn bán với các quốc gia trong khu vực.Các nhà nghiên cứu đã giải thích hệ thống chính trị - kinh tế của vương quốc Champa theo một mô hình được gọi “hệ thống trao đổi ven sông“. Theo mô hình này, ”hệ thống trao đổi ven sông“, có một vùng duyên hải để làm cơ sở cho một trung tâm thương mại, thường tọa lạc ở một cửa sông. Đây cũng là trung tâm giao dịch hải thương quốc tế và là điểm kết nối giữa các của sông khác của các vùng lân cận. Cũng có những trung tâm thượng nguồn, đó là những điểm tập trung ban đầu của các nguồn hàng có nguồn gốc từ những nơi ở xa sông nước. Những nguồn hàng này được sản xuất ở các vùng mà các dân cư sống trong các bản làng ở miền thượng du hoặc thượng nguồn không họp chợ. Sau đó nguồn hàng này được tập kết về các trung tâm ở ven biển.Mỗi Mandala có riêng một hệ thống trao đổi ven sông như vậy.Biên niên sử Trung Quốc từ thời kỳ Bắc Tống [960-1127] đã chỉ ra rằng vào cuối thế kỷ X đã hình thành những tuyến đường biển nối liền những địa điểm cư trú vùng biển ở quần đảo Phi-lip-pin, bờ biển Bắc của Đảo Borneo và Champa. Tống sử cho biết rằng vào năm 977, nhà cầm quyền Brunei đã gửi quà biếu đến đế chế Trung Hoa và sứ giả của phái đoàn thông báo với triều đình của đế chế rằng May-i [đảo Midoro] cách Borneo một khoảng 30 ngày đi thuyền. Năm 1003, phái đoàn được ghi lại sớm nhất mang quà biếu của Phi-lip-pin đi đến Trung Quốc từ Butuan. Tống sử mô tả chính thể này ở đông bắc Mindanao như là “một đất nước nhỏ trong biển ở phía Đông của Champa, xa hơn May-i, có quan hệ thường xuyên với Champa nhưng rất hiếm khi với Trung Quốc. Nhiều thế kỷ sau, hàng hóa thương mại được chuyên chở từ miền Trung Việt Nam dọc theo tuyến phía Bắc của Borneo, như được chứng minh bởi lô hàng trên con tàu Pandanan, ở phía Tây Nam Phi-lip-pin.Chúng ta không tìm ra được những bằng chứng về mối quan hệ trực tiếp giữa Phi-lip-pin và Trung Quốc, ít ra cho đến đầu nhà Minh. Nhưng với Champa thì thường xuyên và khá độc đáo. Dường như Champa đã đóng vai trò độc quyền trong quan hệ với Phi-lip-pin một thời gian dài [từ trước thế kỷ X đến XIII ]. Do đó, thương mại và cống nạp của Phi-lip-pin đến được Trung Quốc là thông qua Champa. ”Con đường của đồ gốm thương mại Quảng Đông có lẽ từ Trung Quốc tới Champa và rồi tới Butuan”. Champa đóng vai trò trung gian là trạm trung chuyển đồ gốm giữa Trung Quốc với những miền định cư ở rìa phía Đông của biển Nam Trung Quốc như Ma-i, đảo Borneo và BuTuan. William Scott cũng đã đưa ra những cứ liệu lịch sử để minh chứng cho nhận xét của Peter Burns và Roxanna Brown, trên cơ sở những ghi chép của Tống Sử: “Đoàn triều cống đầu tiên đến Trung Quốc dường như đi từ Buutan ngày 17-3-1001”. Năm 1007, Butuan thỉnh cầu với Hoàng đế Trung Hoa để được nhận một vị trí tương tự như Champa, nhưng lời thỉnh cầu bị từ chối với lý do là Butuan ở dưới trướng Champa. Chỉ vào khoảng thế kỷ XIII thì con đường liên hệ trực tiếp LuZon và Fujian mới trở nên phổ biến, trước đó tất cả các việc buôn bán với Trung Quốc đều đi bằng con đường của Champa. Nhiều khả năng, những con thuyền chạy trên vùng biển Butuan-Champa là thuyền của Champa, bởi trong thời kỳ này nghề đóng thuyền và đi biển của Champa đã rất phát triển và thủy thủ Champa là những người dày dạn kinh nghiệm. Chămpa đã lợi dụng vị trí trung gian của mình giữa Phi-lip-pin và Trung Hoa để xúc tiến những hoạt động thương mại.Biển Champa có thể được xem là “sân chơi” của các tộc người Malayo Polynésien. Dấu vết của sự kiện này vẫn được tìm thấy ở những vùng đất đai mà ngay nay người Mã Lai vẫn đang nấm quyền sở hữu, cụ thể là tiểu bang Kelantan của Malaysia. Sự nổi tiếng về thông thương qua lại giữa Champa và Malaysia lúc bấy giờ mạnh đến nổi khiến vùng đất này [bang Kelantan] được gọi là “ nơi dừng chân của Chepa”. “ Chepa” ở đây là Champa phát âm theo giọng địa phương của người Kelantan-Pattani. Có lẽ chúng ta hãy nên trả lịch sử về cho lịch sử. Và những đứa con Melayo-polynesian[cụ thể là sắc dân Chăm] Vua Trà Hoa Bồ Đê [1342-1360] Ông thuộc vương triều thứ 12,Triều đại thứ 9,đóng đô ở thành Vijaya[Đồ bàn,bình định].Ông chủ trương xây dựng kinh tế, hòa hoãn với đại việt và khmer. Vương quốc ông trị vì trải dài từ dãy hoàng liên sơn phía bắc ,nam giáp đến Đồng nai ngày nay.Đông giáp biển cham pa[biển đông], tây giáp tây lào.Kinh tế phát triển dựa vào nguồn đánh bắt thủy sản,nền nông nghiệp trồng lúa nước[ giống lúa chiêm:ngắn ngày, chịu hạn,trồng 2 vụ/1 năm nổi tiếng đông nam á,]sản suất gốm sứ sa huỳnh,điêu khắc,công nghiệp sx đồng, đồng thau phát triển rực rỡ,đội tàu thuyền hùng mạnh,quản lí một vùng biển chăm pa[biển đông]rộng lớn 3.500.000km2, cung cấp hàng hóa cho một vùng rông lớn Đông á,ấn độ dương và ba tư,nổi tiếng với trầm hương, ngà voi,hồ tiêu, thổ cẫm, yến sào, đồ mồi và ngọc trai Xuất khẩu.Đội tượng binh hằng ngàn voi trận thiện chiến đánh lui các cuộc xâm lược của khmer và đại việt xâm lấn bờ cõi[Majumdar 1985: III, 4-8; 21-26].Cũng như phần lớn các quốc gia Đông Nam Á khác trong lịch sử, Champa  đã chủ động dự nhập mạnh mẽ vào hệ thống thương mại khu vực để bù lấp những thiếu hụt của nền kinh tế nước mình, biến tiềm năng kinh tế bên ngoài thành bộ phận kinh tế quan trọng của mình. Có thể thấy rằng Champa có những  mặt hàng có giá trị, đáp ứng được nhu cầu của các thị trường Trung Quốc và Tây Á. Champa với các thế mạnh của mình về vị trí địa lý,đội tàu thuyền hùng hậu, cũng như những mặt hàng thương mại có giá trị, không những đã trở thành một trạm trung chuyển hàng hóa [Entrepôt]cho các thị trường lớn trên thế giới, mà còn là nguồn cung cấp hàng hóa quan trọng cho nền thương mại khu vực và thế giới.Hoạt động thương mại thực sự trở thành một thế mạnh và là nền tảng cho toàn bộ nền kinh tế Champa. Một nguồn hàng bí mật mà người Champa thu mua từ Butuan [Phi-lip-pin] suốt nhiều thế kỷ mà các thương nhân Trung Hoa không hề hay biết. Vương quốc Champa đã có thể giấu Trung Quốc vị trí chính xác của Butuan. Champa muốn giữ bí mật vì đây là nơi sản xuất vàng có quy mô lớn và rất quan trọng. Những cuộc khai quật ở Butuan đưa ra được những bằng chứng về việc sản xuất vàng trên quy mô lớn, cả vàng thường và vàng thau, đã cho phép chúng ta thấy Champa là một nguồn vàng bí mật mà Trung Quốc không biết. Những mối liên hệ và quan hệ thương mại giữa Champa và Butuan chắc chắn đã có trước ít nhất là từ thế kỷ X.Với việc khai thác tối đa những nguồn lợi vốn là thế mạnh của mình, cùng với việc dự nhập mạnh mẽ vào luồng thương mại khu vực và quốc tế, Champa trong một thời gian dài trở thành một cường quốc thương mại trong khu vực, đóng vai trò là một trung tâm liên vùng – trung tâm thu gom và phân phối hàng hóa với chức năng trung chuyển giữa trung tâm liên thế giới với các vùng. Từ đây, chúng ta thấy một phần nào câu hỏi trong lịch sử champa: vì sao champa lại có vàng nhiều, trong khi đất nước họ không có mỏ khai thác vàng.Mật độ phân bố và quy mô các di tích tháp champa cho biết đó là những khu vực tụ cư đông đúc và lâu đời, một xã hội sức có nền sản xuất khá phát triển và do đó, vào giai đoạn cuối của nền văn hóa này có thể đã hình thành một hình thái “nhà nước sơ khai” kiểu liên minh bộ lạc. Cùng trên địa bàn mà sau này hình thành nhà nước Lâm Ấp – vương quốc Champa, mối quan hệ giữa văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Champa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Những năm gần đây, nhiều cuộc khai quật khảo cổ học đã được tiến hành nhằm tìm hiểu mối quan hệ này. Địa bàn quan trọng là tỉnh Quảng Nam vì đây được xem là trung tâm của văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Champa. Trong nhiều di tích các nhà khảo cổ đã tìm thấy những mảnh gốm vừa mang đặc điểm của gốm Sa Huỳnh và cả đặc điểm gốm Champa. Đây là nguồn tư liệu quan trọng để chứng minh con đường phát triển từ văn hóa Sa Huỳnh lên văn hóa Champa. Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra từ thư tịch cổ một số “yếu tố Sa Huỳnh” trong xã hội và văn hóa Chaqmpa. Từ không gian và thời gian, trên cơ sở những tư liệu khảo cổ học, đến nay có thể cho rằng nhà nước Champa là sự tiếp nối văn hóa Sa Huỳnh, được hình thành trên cốt lõi văn hóa Sa Huỳnh dưới ảnh hưởng của những yếu tố văn hóa Trung Hoa , Ấn Độ, Trung Đông.
Phân bố trên dải đất miền Trung Việt Nam nhưng trung tâm của văn hóa Sa Huỳnh là khu vực Quảng Nam – Quảng Ngãi, còn khu vực Nam Trung Bộ, từ Phú Yên đến Bình Thuận những di tích và di vật thời tiền – sơ sử chỉ được phát hiện và nghiên cứu từ sau năm 1975. Cho đến nay số lượng di tích ở khu vực này không nhiều và có thể nói, tính chất và diện mạo của “văn hóa Sa Huỳnh” ở đây có phần khác biệt so với vùng trung tâm, kể cả giai đoạn nối tiếp từ văn hóa Sa Huỳnh sang văn hóa Champa. Văn hóa khảo cổ ở đây có những nét độc lập nhất định so với vùng trung tâm của văn hóa Sa Huỳnh. Ngay từ giai đoạn đồ đồng ở khu vực Khánh Hòa đã phân lập được một văn hóa khảo cổ là “văn hóa Xóm Cồn”.
Theo công trình Văn hóa Xóm Cồn với tiền sử và sơ sử Khánh Hòa thì văn hóa Xóm Cồn là một văn hóa khác Sa Huỳnh và sớm hơn “Sa Huỳnh cổ điển”. Xóm Cồn là một văn hóa có niên đại sớm nhất thuộc thời đại kim khí ở Khánh Hòa nói riêng và miền Trung Việt Nam nói chung, mặc dù chưa xuất hiện di vật bằng kim loại nhưng dựa vào sự tiến bộ của đồ gốm cũng như trong bối cảnh đồng đại của khu vực, văn hóa Xóm Cồn có thể được xem là mở đầu cho thời đại kim khí khu vực miền Trung. Tại tất cả các di tích thuộc văn hóa này hoàn toàn vắng mặt những di vật và sắc thái văn hóa đặc trưng của Sa Huỳnh như chum, vò lớn, vũ khí công cụ bằng sắt, khuyên tai hai đầu thú và khuyên tai ba mấu… Đến giai đoạn muộn sơ kỳ thời đại Đồ Sắt, ở một số di tích mộ vò ở Nam Trung bộ như Hòa Diêm [Cam Ranh, Khánh Hòa], Hòn Đỏ, Bàu Hòe [Bình Thuận] có nhiều yếu tố khác biệt mộ chum vò Sa Huỳnh điển hình và thậm chí còn có những yếu tố gần gũi với văn hóa Đồng Nai ở miền Đông Nam bộ như hình dáng chum, vò mai táng, hiện tượng di cốt và than tro hiện hữu trong chum, vò táng…
Như vậy, văn hóa Sa Huỳnh với giai đoạn đỉnh cao là “Sa Huỳnh cổ điển” vào sơ kỳ đồ sắt cần được hiểu là kết quả hội tụ sự phát triển của từng khu vực trong các giai đoạn thuộc thời Đồng thau trước đó [khoảng 1.500 – 500 trước công nguyên], cho đến nay biết được là ở Quảng Nam có Bàu Trám, Quảng Ngãi có Long Thạnh, Bình Châu, Cù lao Ré, đảo Lý Sơn, Bình Định có Bàu Đỏ, Phú Yên có Gò Ốc, Gò Bộng Dầu, Khánh Hòa có Xóm Cồn, Bích Đầm, Hòn Tre, Ninh Thuận có Hòn Đỏ, Bình Thuận có Bàu Hòe, đảo Phú Quý… Ngoài ra những phát hiện khảo cổ học ở Tây Nguyên gần đây cũng góp phần chứng minh cho sự phát triển “văn hóa đa tuyến” ở khu vực miền Trung: văn hóa Biển Hồ [Gia Lai], Lung Leng [Kon Tum], những di tích ở Đăk Lắk, Đăk Nông… đều thể hiện những đặc trưng riêng biệt đồng thời vẫn có “yếu tố Sa Huỳnh” trong di tích và di vật, nhất là về mộ chum, cách thức mai táng và đồ tùy táng chôn theo. Những nhóm di tích hay văn hóa khảo cổ này có sắc thái văn hóa rất đa dạng từ biển và hải đảo đến núi và rừng, vừa độc lập với nhau vừa có mối giao lưu hoặc quan hệ tộc thuộc với nhau và cùng tham góp vào quá trình đưa văn hóa Sa Huỳnh phát triển lên đỉnh cao trong thời đại sơ kỳ Đồ Sắt [khoảng 500 năm trước Công nguyên đến đầu công nguyên]. Đây cũng là hiện tượng và quy luật chung của các văn hóa thời đại kim khí như văn hóa Đông Sơn ở phía Bắc với các tuyến phát triển ở lưu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả, văn hóa Đồng Nai với các tiểu vùng phù sa cổ Đồng Nai, lưu vực Vàm Cỏ và vùng ngập mặn ven biển Đông Nam Bộ.
Như vậy, nam và cực nam Trung Bộ là nơi tụ hội từ biển – đảo vào, từ rừng – núi xuống của nhiều tộc người và ngữ hệ từ sau thời kỳ đá mới. Sang sơ kỳ kim khí càng phân lập, về cơ bản có hai hệ: Nam Đảo ở biển và ven biển và hệ Nam Á ở đồi núi và rừng. Hai hệ này lại phân chia thành nhiều nhóm tộc người khác nhau nhưng cũng tăng cường giao lưu giao tiếp [cả xung đột nữa] về kinh tế, văn hóa, xã hội với nhau. Phân bố trên dải đất này văn hóa Sa Huỳnh là thành quả đóng góp của nhiều nhóm cư dân – tộc người, trong đó mang đậm dấu ấn văn hóa biển của những người thuộc ngữ hệ Malayo – Polynesien cư trú trên vùng đảo và quần đảo Đông Nam Á [và rộng hơn], bên cạnh dấu ấn văn hóa của những người thuộc ngữ hệ Nam Á – Môn Khmer cư trú trên dải Trường Sơn – Tây Nguyên. Quá trình tiếp xúc, giao lưu giữa các tộc người đã tạo nên sắc thái đặc trưng từng vùng, từng khu vực.Từ nền văn hóa sa huỳnh mà các nhà khỏa cổ học khai quật được, chứng minh rằng người champa là tiền thân của người nam đảoMalayo – Polynesien. Các nhà sử học từng quan niệm miền Trung là vùng đất giao thoa văn hóa giữa miền ngược và miền xuôi cũng như giữa miền Bắc và miền Nam. Theo mô hình “mạng lưới giao thương miền ngược – miền xuôi” của Bennet Bronson, hệ thống giao thương ven sông là đặc trưng tiêu biểu của một trung tâm thương mại duyên hải, vốn thường được xây dựng tại một cửa sông và đóng vai trò trung tâm xuất nhập khẩu hàng hóa. Ngoài ra, cũng có những trung tâm thương mại nằm sâu trong đất liền hay ở miền ngược xa xôi, có chức năng như những “trạm cung cấp” hoặc các điểm tập trung ban đầu đối với nguồn hàng hóa xuất xứ từ những vùng ở xa sông nước hơn. Cư dân sống ở miền ngược hoặc các làng bản thượng nguồn thường sản xuất và vận chuyển lâm sản đến trung tâm thương mại ở cửa sông, nơi họ tìm thấy dân cư tập trung đông đúc hơn và qua đó có thể tiếp xúc với một “nền kinh tế có trình độ kỹ thuật sản xuất tiên tiến hơn”. Các học giả đã áp dụng mô hình của Bronson trong việc nghiên cứu lịch sử các nhà nước cổ đại ở bán đảo Malaysia và Sumatra, cũng như Chăm-pa – một vương quốc cổ chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ở miền Trung Việt Nam. Mô hình này cũng hoàn toàn phù hợp với các điều kiện địa lý của miền Trung, nơi vương quốc Champa đã hiện hữu trong quá khứ. Tại khu vực này, hầu hết sông ngòi chảy từ Tây sang Đông, và từ các dãy núi và cao nguyên đổ ra biển. Dọc theo mỗi con sông, ở miền ngược, có nhiều làng mạc tụ cư của các dân tộc thiểu số. Nhờ những con sông này, các dân tộc vùng cao thông thương giao lưu với các trung tâm thương mại ven biển nằm ở cửa sông. Các hiện vật khảo cổ cho thấy sự giao thương giữa miền ngược – miền xuôi đã diễn ra từ thời tiền sử.Những hiện vật khảo cổ mới phát hiện [có niên đại từ thế kỉ thứ 5 TCN đến thế kỉ thứ 2] đã giúp các nhà khảo cổ học có những khám phá mới về hệ thống giao thương miền ngược – miền xuôi ở miền Trung từ thời tiền sử.Từ thập niên 1990, các nhà khảo cổ học Việt Nam và quốc tế đã khai quật được nhiều những hiện vật tại các di chỉ khảo cổ ở miền Trung, đặc biệt lưu vực sông Thu Bồn thuộc địa bàn tỉnh Quảng Nam; cung cấp cho chúng ta những hiểu biết toàn diện hơn về quá khứ của vùng đất này cũng như một kiến thức sâu sắc về hoạt động tương tác giữa miền ngược và miền xuôi trong suốt thời tiền sử.
Các hiện vật khảo cổ tìm thấy ở miền Trung cho thấy nơi này chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa ngoại lai, đó là của nhà Hán Trung Quốc [206 TCN – 220] và của Ấn Độ. Những hiện vật này chứng minh trong quá khứ đã tồn tại mối quan hệ hải thương giữa một số cảng-thị và các tiểu quốc ở miền Trung với các cảng-thị khác ở Trung Hoa và tiểu lục địa Ấn Độ. Miền Trung đóng vai trò quan trọng trong “Con đường Tơ lụa trên Biển” [Maritime Silk Road] trong giai đoạn từ năm 500 TCN đến năm 300, nhờ vào các nguồn tài nguyên rừng phong phú cũng như địa thế thuận lợi, nơi có nhiều ví trí tiềm năng để xây dựng các trung tâm trung chuyển hàng hóa tiện dụng.


Văn hóa Sa Huỳnh dọc sông Thu Bồn
Các nhà khảo cổ đã khai quật một số lượng lớn các di chỉ mộ táng của văn hóa Sa Huỳnh dọc hai bên bờ sông Thu Bồn, cũng như dọc theo các phụ lưu của sông này đổ xuống vùng xuôi. Năm 1985, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã khai quật bãi mộ táng thuộc văn hóa Sa Huỳnh ở làng Tabhing nằm sâu trong nội địa thuộc địa bàn tỉnh Quảng Nam, dọc theo một dòng sông chảy vào Bến Giằng, một vị trí giao thương quan trọng trong khu vực. Làng Tabhing là nơi cư trú của người Katu, một dân tộc thiểu số nói tiếng Môn-Khmer ở dãy Trường Sơn. Từ năm 1997, các nhà khảo cổ học Việt Nam phối hợp với các nhà khảo cổ học Nhật Bản tiến hành khai quật các di chỉ Sa Huỳnh tập trung ở khu vực miền núi sâu trong đất liền, dọc theo các vùng trung du và thượng lưu sông Thu Bồn.
Các di chỉ khảo cổ khai quật được ở cả đồng bằng duyên hải lẫn vùng sâu trong đất liền thuộc lưu vực sông Thu Bồn cùng bộc lộ hai giai đoạn văn hóa: một giai đoạn đầu và một giai đoạn sau. Các hiện vật văn hóa khảo cổ khai quật được tại các khu vực ở thượng nguồn lẫn hạ lưu cho thấy việc giao thương đã xuất hiện từ thời đó và phát triển liên tục từ giai đoạn đầu cho đến giai đoạn sau; chúng là những bằng chứng hiển nhiên chứng minh sự tương tác giữa miền ngược và miền xuôi trong suốt thời kỳ tiền sử.


Văn hóa Sa Huỳnh và Thương mại quốc tế
Thư tịch cổ của Trung Hoa cũng cung cấp chứng cứ cho thấy miền Trung Việt Nam đã xuất khẩu các loại gỗ thơm sang Trung Hoa. Theo những ghi chép của triều đình Trung Hoa từ thế kỉ thứ 3, như cuốn “Nam Châu dị vật chí” [Nanzhouyiwuzhi], thì trầm hương được sản xuất tại châu Nhật Nam [nay là miền Trung Việt Nam] nơi cư dân thu thập gỗ trầm từ rừng núi.Hầu hết các nhà khảo cổ học nghiên cứu tại miền Trung đều đồng ý với quan điểm rằng có thể chứng minh sự tồn tại của một mối quan hệ quốc tế giữa các nền văn hóa Sa Huỳnh, Ấn Độ và Trung Hoa, diễn ra theo các giai đoạn sau: Giai đoạn đầu, từ thế kỉ thứ V TCN đến thế kỉ thứ II, miền Trung [lưu vực sông Thu Bồn] là vùng đất giao thoa giữa hai dòng văn hóa, chịu ảnh hưởng của Trung Hoa từ phương Bắc và Ấn Độ từ phương Nam. Dựa vào các loại hàng hóa nhập khẩu, các nhà khoa học kết luận rằng trong thời kì này văn hóa Trung Hoa từ phương Bắc có sức ảnh hưởng mạnh hơn văn hóa Ấn Độ từ phương Nam. Giai đoạn thứ hai là khoảng thời gian tiếp theo, từ thế kỉ thứ II đến thế kỷ thứ V, Ấn Độ và Trung Hoa có sức ảnh hưởng ngang nhau đối với miền Trung. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Ấn Độ đã trở nên vượt trội hơn so với Trung Hoa từ thế kỉ thứ V trở đi. Không gian văn hóa của các di chỉ khảo cổ Sa Huỳnh ở miền Trung, từ vùng duyên hải đến vùng núi, có sự trùng lắp chính xác với các di chỉ khảo cổ của vương quốc [hay các tiểu quốc] Chăm- pa hình thành trong các thế kỉ sau đó.


Thu Bồn – Con sông dài nhất trong các sông chính ở miền Trung
Sông Thu Bồn thuộc tỉnh Quảng Nam là con sông dài nhất trong các sông chính ở miền Trung. Lượng mưa trung bình ở khu vực này xấp xỉ 4.000mm/năm. Nhờ có lượng mưa dồi dào, sông Thu Bồn có nguồn nước đầy đủ quanh năm. Đây là dòng sông chính kết nối các vùng núi với các vùng duyên hải. Chính vì vậy con sông đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi hàng hóa giữa miền ngược và miền xuôi. Từ thế kỉ thứ V, các triều đại Chăm-pa đã tôn thờ con sông này như một dòng sông thiêng, đặt tên là Mahanadi [Sông Mẹ Vĩ Đại] hay Nữ thần Ganga, vợ của Thần Siva.Lưu vực sông Thu Bồn là giao điểm của tất cả các sông chính ở tỉnh Quảng Nam. Nhiều khu chợ sầm uất dọc sông Thu Bồn là các địa điểm tập trung lâm sản trước khi chuyển đến phố – cảng Hội An. Thượng nguồn của sông Thu Bồn là nơi giao nhau giữa vùng núi và vùng trung du. Nơi đây có bến Hòn Kẽm – Đá Dừng ở thôn Thạch Bích, là nơi các nhà khảo cổ phát hiện được tấm bia đá có niên đại từ thế kỉ thứ VII. Theo chữ khắc trên bia này thì bia thuộc triều vua Prakasadharma [thế kỷ thứ 7]: “Sri Prakasadharma, vua Champa luôn chiến thắng, người chủ của vùng đất này,… đã dựng bia tại đây để thờ thần Amaresa [Siva]”. Các chữ Chàm khắc trên bia là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy khu vực này trước đây do các vua Chăm-pa cai trị. Thôn Thạch Bích cũng có những di chỉ khảo cổ tiền sử được khai quật vào tháng 8.2001. Từ đây, các nhà nghiên cứu kết luận rằng “hệ thống giao thương miền ngược – miền xuôi” đã được cư dân Chăm-pa sớm thiết lập từ thế kỉ thứ VII, hoặc cũng có thể có trước cả thời kỳ Chămpa.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện được nhiều tác phẩm nghệ thuật của người Chàm tại các khu chợ ven sông nổi tiếng thuộc hạ lưu sông Thu Bồn. Các tác phẩm này là bằng chứng cho thấy tất cả các địa điểm này đều có mối liên hệ với các di tích lịch sử Chăm-pa. Do vậy, các nhà nghiên cứu cũng giả định rằng các mô hình tương tác giữa miền ngược và miền xuôi trong khu vực này đã được hình thành từ các thời kì xa xưa hơn, với mục đích tập trung nguồn lâm sản để xuất khẩu, thậm chí còn trước cả thời hoàng kim của phố-cảng Hội An trong các thế kỉ XVII và XVIII. Dần dà các mô hình này được phát triển thành “mạng lưới thương mại mậu dịch rộng khắp và trở thành các khu chợ trung chuyển và xuất khẩu quan trọng bậc nhất ở biển Đông”.


‘Hệ thống giao thương miền ngược và miền xuôi’ trong thời kỳ Champa [từ thế kỉ thứ II đến thế kỉ thứ V]
Nền kinh tế của vương quốc hay các tiểu quốc Champa, ngoài nền tảng ngư nghiệp và nông nghiệp, phần lớn tập trung vào thương mại duyên hải với Ấn Độ, Trung Hoa và các vùng quốc gia khác ở Đông Nam Á. Chăm-pa chính là nguồn cung cấp gần gũi nhất, từ đây, Trung Hoa đã có thể nhập cảng nhiều loại xa xỉ phẩm như ngà voi, sừng tê, quế, trầm hương và hương liệu…, đồng thời các cảng trung chuyển hàng hóa ở vùng duyên hải cung cấp chỗ neo đậu an toàn, nước ngọt và củi gỗ cho các tàu đi dọc bờ biển từ Nam Á lên Đông Á.Do vậy, vương quốc Chăm-pa đã cung ứng những thương nhân trung gian quan trọng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại trong vùng biển phía nam [còn gọi là Nam Hải].
Sự hưng thịnh của các vương triều Champa được thể hiện qua các công trình kiến trúc tôn giáo. Mẫu mực của các kiến trúc này có thể thấy ở sự phong phú của các đền-tháp Phật giáo và Ấn Độ giáo xây bằng gạch tại miền Trung. Đáng chú ý nhất trong số đền-tháp này là quần thể kiến trúc Ấn Độ giáo tại Thánh địa Mỹ Sơn gồm 68 ngôi đền xây dựng từ cuối thế kỉ thứ IV đến thế kỉ thứ XIII. Tổ chức UNESCO đã đưa quần thể kiến trúc này vào Danh sách Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1999. Ngoài ra còn một phức hợp của Thánh địa Phật giáo Đồng Dương xây dựng năm 875, hiện nay là một trong những công trình kiến trúc lịch sử Phật giáo quan trọng nhất ở Đông Nam Á.
Theo đánh giá của các nhà sử học, cư dân của vương quốc Champa [urang Campà] là những thương nhân rất tài giỏi. Dọc theo các con sông chính trong khu vực, họ đã thiết lập một mạng lưới kinh tế để trao đổi hàng hóa giữa miền ngược và miền xuôi. Các thương nhân này nắm giữ việc trao đổi các nhu yếu phẩm giữa cư dân ở vùng duyên hải và cư dân ở vùng núi.


Người Katu ở miền ngược
Các khu vực miền núi của tỉnh Quảng Nam là quê hương của người Katu, một dân tộc thiểu số nói tiếng Môn-Khmer. Người Katu, hiện nay có dân số khoảng 50.000 người, đã trân trọng và ra sức gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của tổ tiên họ truyền lại. Một số ít người Katu hiện đang sống tập trung ở tỉnh Sekong của CHDCND Lào dọc theo biên giới với Việt Nam. Họ vẫn còn lưu giữ “những phong tục, tr.thống,kiến thức và văn hóa dân gian rất phong phú về thiên v học,y khoa và các ngành khoa
.học khác
Các ngôi làng rải rác của người Katu ở tỉnh Quảng Nam được xây dựng từ thượng nguồn cho đến hạ lưu của các con sông chính trong khu vực. Ngày nay, người Katu sống gần đồng bằng nhất tập trung tại thôn Phú Túc, phía Tây thành phố Đà Nẵng, cách bờ biển khoảng 15km. Người Katu tự gọi mình là “Phương”, nghĩa là “người sống ở núi rừng”.
Muối là mặt hàng quan trọng nhất trong trao đổi buôn bán giữa người miền xuôi và miền ngược. Muối được nhấn mạnh trong hầu hết các nghiên cứu về người miền ngược. Họ thậm chí còn xây dựng một con đường mậu dịch chính gọi là “Con Đường Muối”. Vào giữa thế kỉ XX, nhà dân tộc học người Pháp Jacques Dournes [Dam Bo] đã mô tả sinh động “con đường lớn” này kéo dài từ miền núi đến miền biển trong những công trình nghiên cứu của ông về các dân tộc thiểu số ở cao nguyên miền Trung. “Con Đường Muối” kết nối miền ngược và miền xuôi cũng như mang các tộc người lại gần với nhau, không chỉ để trao đổi nhu yếu phẩm mà còn vì văn hóa và hôn nhân liên sắc tộc.Thậm chí ngày nay, người Kinh ở đồng
bằng,người Katu sống ở miền ngược vẫn thực hiện mua bán muối trong lưu vực sôg Thu Bồn.
Việc mua bán muối với người miền xuôi đầu thế kỉ XX cũng được nhắc đến trong các câu hát dân gian của người Katu:
“Ngài là chủ muối,
Chúng tôi luôn là bạn của ngài,
Vì ngài mang trâu cho chúng tôi có thịt ăn,
Và giúp mua bán thuận lợi,
Nên chúng tôi uống rượu với ngài,
Nhà “gươl” của chúng tôi là nhà của ngài,
Vì ngài hùng mạnh và giàu có,
Chúng tôi muốn làm bạn với ngài”.


“Mạng lưới giao thương miền ngược – miền xuôi” ở miền Trung Việt Nam:Mẫu hình đa sắc tộc cộng cư trong khu vực
Nhờ có vị trí địa lý nằm giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, tỉnh Quảng Nam là vùng đất hội tụ các nền văn hóa. Điều này giải thích cho việc cộng cư của các sắc tộc nói tiếng Nam Đảo và các sắc tộc nói tiếng Nam Á [Môn-Khmer] cũng như dân tộc Kinh hoặc người nói tiếng Việt với các cư dân bản địa trước đây của vùng đất này. Trong suốt thời kỳ tiền Việt [nước Việt Nam hiện đại – ND], vào thế kỉ XVI, cư dân sống ở lưu vực sông Thu Bồn vẫn dùng ngôn ngữ Champa của riêng họ và gìn giữ các phong tục Champa cổ. Những cư dân sống ở đồng bằng này có thể đã bắt đầu nói tiếng Việt vào một thời điểm nào đó trong thế kỉ XVII. Sự pha trộn ngôn ngữ phản ánh rõ rệt trong ngữ âm độc đáo của người nói tiếng Việt sống ở lưu vực sông Thu Bồn.
Yếu tố văn hóa của vương quốc Champa vẫn còn tồn tại ở miền Trung. Theo hầu hết các tường thuật của người phương Tây và người Nhật Bản đến miền Trung hay Cochin-China [tên người phương Tây dùng để gọi Đàng Trong trước hậu bán thế kỉ XIX – ND] trong suốt các thế kỉ XVI và XVII, thì ảnh hưởng của văn hóa Champa vẫn còn rất mạnh, khi vùng đất này được gọi là Kẻ Chiêm hay Xứ Chiêm. Các chứng cứ ngôn ngữ và lịch sử chỉ rõ rằng một hình mẫu của sự cộng cư từ lâu đã là đặc trưng của mối tương tác giữa các dân tộc sinh sống ở lưu vực sông Thu Bồn nói riêng cũng như ở miền Trung nói chung.Theo những tài liệu có dấu vết thời gian rõ ràng từ sử liệu cổ Trung Hoa và các bia ký ghi nhận thì vương quốc cổ Champa chính thức xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ II, tức năm 192 khi quốc gia Lâm Ấp ra đời. Thật ra vương quốc này trước đó có rất nhiều tên: Hồ Tôn Tinh, Tượng Lâm... Sau này được đồng hóa với các tên Lâm Ấp, Hoàn Vương Quốc, Champa [Campapura], Phan Rang [Panduranga], cuối cùng là trấn Thuận Thành [Pradara].Về vùng đất Tượng Lâm, các sử liệu Trung Hoa xác quyết đó là phần đất ở vùng cực Nam quận Nhật Nam xưa kia, trực thuộc quyền quản trị hành chánh của Giao Châu thời Bắc thuộc; ngày nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định [có tài liệu ghi đến cửa Đại Lãnh, Phú Yên]. Những nhà khảo cổ phương Tây cho rằng Tượng Lâm có thể là phần đất chạy dọc theo bờ biển, từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân, nằm trong lãnh thổ các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên, gọi chung là Thanh Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên. Một số học giả người Chăm xác nhận lãnh thổ Tượng Lâm bao gồm: Indrapura [Bình Trị Thiên], Amavarati [Quảng Nam] và Vijaya [ Bình định], sau này gọi chung là Bắc Champa.Các triều vương Champa mà người sáng lập Khu Liên lên ngôi năm 192, trị vì trong nhiều năm, nhưng không biết mất năm nào và ai là người kế vị. Sử cổ Trung Hoa [Lương thư] cho biết trong khoảng thập niên 220-230, con cháu Khu Liên có gởi phái bộ đến thống đốc Quang Đông và các thái thú Giao Châu [Lã Đại và Lục Dận] triều cống và duy trì quan hệ ngoại giao.  Từ sau nửa thế kỷ thứ hai sau công nguyên, phần lãnh thổ cực nam Giao Chỉ trở nên khó trị, dân cư bản địa liên tục nổi lên chống lại chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Hán. Huyện Tượng Lâm trở thành nơi tranh chấp thường trực giữa quan quân đô hộ nhà hán và nhân dân địa phương.


4-Văn tự và văn hóa lễ hội champa


Về ngôn ngữ, người Champa được nhiều nhà nhân chủng học xếp vào dòng Nam Đảo [Malayo Polynésien], nghĩa là có nguồn gốc xuất phát từ các hải đảo phía Nam vùng biển Đông Nam Á. Điều này có thể đúng khi đối chiếu văn hóa của người Champa với văn hóa của các dân tộc cùng hệ ngôn ngữ tại Đông Nam Á vào thời tạo dựng. Nhưng qua những khám phá khảo cổ gần đây, văn minh và văn hóa của người Champa tại Việt Nam không hoàn toàn do ngoại nhập mà có sự pha trộn yếu tố văn minh và văn hóa của những nhóm cư dân bản địa có mặt từ trước.Nếu đứng trên bình diện lịch sử hình thành ngôn ngữ thì chúng ta thấy văn tự của tộc người Champa chưa hẳn có một ngôn ngữ biệt lập. Vì sao? Vì chúng ta biết lúc đầu thổ dân Champa bản địa đã sử dụng ngôn ngữ cổ Mã Lai, rồi là thổ ngữ Nam Đảo; về sau lại có sự pha trộn ngữ âm thuộc nhóm Môn Khmer. Tiếp sau đó là những đợt di dân của các tộc người thuộc nhóm hải đảo như: Java, Sumatra; các tộc người phương Bắc như: Văn Lang, Hán triều,… và những đợt du nhập văn minh Ấn Độ, Ả Rập,… đã làm cho văn tự tộc người Champa biến đổi sâu sắc. Tuy nhiên, sự biến đổi ấy chúng ta thấy yếu tố Nam Đảo vẫn còn được bảo lưu mạnh nhất; có sức ảnh hưởng, chi phối đậm nét đến lối phát âm chính của tộc người Champa.Ở miền Bắc vương quốc Champa cho đến cuối năm 192, chúng ta thấy do nhu cầu trao đổi thư tín ngoại giao chính trị và giao lưu văn hóa với các nước chịu ảnh hưởng văn hóa dưới triều Hán, điều này diễn ra sôi nổi tại Giao Chỉ, nên văn tự Champa có dùng chữ Hán. Nhưng đến thế kỷ thứ III, chúng ta lại thấy các đợt triều cống được cử sang Giao Chỉ của vương quốc Lâm Ấp, những bia ký tìm được đều khắc bằng chữ Sanskrit, ngay cả tên nước là Campapura cũng mang dáng dấp địa danh Ấn Độ,… Điều này cũng có nghĩa là văn tự Ấn Độ đi theo các nhà truyền giáo đã được phổ biến rộng rãi tại Lâm Ấp và trở thành quốc ngữ của Champa Ngoài các bia ký, văn học Champa có nhiều thể loại gồm có các sử thi [Akayet] như Akayet Deva Muno, các trường ca như Ariya Cam-Bini, Ariya Sah Pakei, các giai thoại, cổ tích cổ điển... Akayet Deva Muno là thi phẩm ca nổi tiếng, đóng vai trò quan trọng trong văn học Champa và được phổ biến rất rộng rãi. Có lẽ đây là tác phẩm đầu tiên được sáng tác bằng chữ akhar thrah [chữ viết Champa thông dụng]. Tác phẩm kể về cuộc chiến đấu cam go anh hùng của Deva Muno chống lại Deva Samulaik, cứu công chúa Ratna và mang lại hòa bình cho thế giới trần gian. Năm 1975, G. Moussay đã xác định nguồn gốc Mã Lai của thi phẩm Akayet Deva Muno. Sử thi Akayet Deva Muno vay mượn cốt truyện Hikayat Deva Mandu của Mã Lai. Bản in sử thi này đã được chuyển tự ra tiếng Pháp, Việt, Mã Lai. Gần đây, Insara trong một bài nghiên cứu đã hiệu đính và sửa chửa một số sai lầm trong các bản chuyển tự.
Sau thời đại Po Rome vào thế kỷ 18, có hai tác phẩm Ariya Sah Pakei và Ariya Bini-Cam xuất hiện. Ariya Sah Pakei nói về một chuyện tình và phản ảnh nhân sinh quan Champa. Ariya Bini-Cam nói lên sự xung đột giữa hai tôn giáo Bàlamôn Ấn độ và Hồi giáo qua một chuyện tình đổ vỡ giữa một hoàng thân Champa và công chúa Hồi giáo. Sự xung đột và mất niềm tin của người Champa với văn hóa Ấn Độ dẫn đến sự sụp đổ của vương quốc Champa .
Đứng trước những đền, tháp Champa còn lại không bị hủy mất qua chiến tranh và thời gian với các điêu khắc đặc sắc khác nhau đã làm nhiều người phải rung động trước cái uy nghi, hùng tráng và vẽ đẹp huyền bí của chúng. Với rất ít ký tự để lại, việc thẩm định niên đại, xếp loại các kiến trúc, điêu khắc và tìm hiểu quá trình phát triển nghệ thuật Chăm là một công trình khó khăn cần sự nghiên cứu công phu tỉ mỉ không những qua tư liệu lịch sử mà còn qua tín ngưỡng tôn giáo, phong cách cấu trúc, điêu khắc của tháp, đền, và nghệ thuật trang trí tạo hình.
Từ một số các tháp, đền đã biết được niên đại qua bia ký hay tư liệu lịch sử làm chuẩn, ta có thể thẩm định thời kỳ hay xếp loại các công trình khác chưa biết qua các phong cách kiến trúc hay nghệ thuật tạo hình của các tháp. Các nhà nghiên cứu nghệ thuật Chăm như H. Parmentier, P. Stein, J. Boisselier ở thế kỷ trước đã sắp xếp và phân loại để phát họa ra những nét chính của quá trình lịch sử phát triển nghệ thuật Chăm. Hiện nay cách phân loại phong cách nghệ thuật tạo hình của P. Stein [và cải tiến thêm bởi Boisselier năm 1963] vẫn còn được coi là khuông mẫu chuẩn có giá trị khoa học làm nền tảng cho những ai nghiên cứu về nghệ thuật Chăm.
Trong di tích quần thể Mỹ Sơn, thì đền Mỹ Sơn E1 là xưa nhất dưới thời trị vì của vua Prakasadharma [Vikrantavarman I] vào thế kỷ 7. Điêu khắc ở mi cửa đền bằng đá rất đẹp với hoa văn trang trí thật phong phú và điêu nghệ. Tượng ở đền Mỹ Sơn E1 ít nhưng đều là các kiệt tác trong nghệ thuật Chăm, vì thế phong cách của nghệ thuật này được đặt theo tên đền. Phong cách Mỹ Sơn E1 bắt đầu sắc thái bản địa trong nghệ thuật, thoát khỏi sự sao chép máy móc của phong cách Ấn độ. Phong cách Mỹ Sơn E1 được coi là phong cách cổ điển Champa. Tính cách lý tưởng của truyền thống Gupta Ấn độ kết hợp hài hòa với sức sống tự nhiên bản địa. Các điêu khắc tượng, thú vật được thể hiện rất sống động. Ở đây có sự tương tự với nghệ thuật Dvaravati của người Mon [vùng Miến điện và Thái Lan hiện nay] và nghệ thuật Indonesia. Ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer tiền-Angkor cũng được nhận rõ. Điều này cho phép các học giả xác định niên đại của chúng bằng cách so sánh với các tác phẩm điêu khắc Khmer mà niên đại đã được biết. Sự ảnh hưởng của hai nghệ thuật phong cách Mỹ Sơn E1 và Khmer tiền-Angkor là do sự liên hệ gia đình giữa vua Champa và hậu duệ vua Khmer Ishanavarman I, người xây dựng Sambor Prei Kut.
Vào thời Hoàn Vương [758-859], các kiến trúc Champa được xây dựng theo phong cách Hòa Lai. Phong cách Hòa Lai bắt nguồn ở phía nam có những sắc thái khác với phong cách Mỹ Sơn E1 phát triển ở phía bắc vào thời kỳ trước trong thế kỷ 7. Đặc trưng của phong cách Hòa Lai là chú trọng về kiến trúc hơn là trang trí. Di tích Hòa Lai có ba tháp lớn, thon cao rất đẹp thể hiện ưu thế nổi bật của kiến trúc lên trên điêu khắc trang trí. Đền Mỹ Sơn C7 cũng thuộc phong cách Hoà Lai. Vào thời kỳ này, nhiều tượng đồng đã được tìm thấy ở Champa và chịu ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa. Các tượng này chỉ có thể là có nguồn gốc từ Java mang đến Champa hay được đúc lại ở địa phương phỏng theo tượng đồng Java của phong cách nghệ thuật Nalanda. Sự hiện diện của các tượng đồng này dĩ nhiên có liên quan đến những cuộc tấn công của Java vào Champa và khắp Đông Nam Á lục địa ở cuối thế kỷ thứ 8. Mặc dầu không nhiều nhưng các tượng này có ảnh hưởng đến nghệ thuật Chăm suốt một thế kỷ rưỡi sau đó. Không những nghệ thuật tạo hình bị ảnh hưởng từ Java mà cả tín ngưỡng Phật giáo đại thừa từ Java đã được các vua Chăm cuối thế kỷ 9 áp dụng. Vua Chăm trở thành tín đồ trung thành của tôn giáo mới này.
Sau phong cách Hòa Lai là phong cách Đồng Dương. Các tượng ở đền A13, B4 trong quần thể Mỹ Sơn đều bắt nguồn từ phong cách Đồng Dương. Các đền ở Đồng Dương được xây cất rất đồ sộ, nhưng khác với Hòa Lai là trang trí trên đền rất dầy đặt và nổi bật chứ không bị kiến trúc đền lấn át. Đa số các mô típ trang trí Đồng Dương có ảnh hưởng từ Indonesia và các tượng điêu khắc thể hiện rõ ràng tín ngưỡng Phật giáo đại thừa. Khuôn mặt trên tượng được điêu khắc với những nét phóng đại các đặc tính chủng tộc của người Chăm [như môi dầy, mủi rộng].
Kế tiếp phong cách Đồng Dương là phong cách Khương Mỹ. Phong cách Khương Mỹ thể hiện sự chuyển tiếp từ Đồng Dương đến phong cách Mỹ Sơn A1 và Trà Kiệu [thế kỷ 10]. Nghệ thuật và kiến trúc Chăm theo phong cách Mỹ Sơn A1 và Trà Kiệu được coi là thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật Chăm. Về kiến trúc, phong cách Mỹ Sơn A1 có sức sống mạnh mẽ, tinh tế, trang nhã. Kiến trúc đền Mỹ Sơn A1 thể hiện sự cân bằng, quí phái về hình dáng với các trang trí ở đền rất kín đáo thanh tao, không có quá nhiều chạm trổ chi tiết không cần thiết. Các cửa và mặt đền có những cột tạo thành những khuôn chứa các tượng những người thờ phụng rất trang nhã. Về điêu khắc, các tượng ở Mỹ Sơn A1 và Trà Kiệu mặc dù có chút ảnh hưởng Indonesian nhưng rất là đặc thù nguyên tác Chăm. Các tượng thú vật rất thật và sống động. Tượng vũ công apsara có thân hình uốn cong cân xứng với khuôn mặt trầm tỉnh, đẹp đẽ và mĩm cười thoát trần [như tượng vũ công Trà Kiệu ở viện bảo tàng Đà Nẵng]. Sự quí phái và trang nhã của các tượng vũ công đạt đến tuyệt đỉnh của nghệ thuật Chăm.
Sau phong cách Mỹ Sơn A1 và Trà Kiệu là phong cách Chánh Lộ thể hiện thời kỳ biến động trong chiến tranh với Đại Việt khi Champa dời đô về Vijaya [Bình Định]. Tháp Chánh Lộ [Quảng Ngãi], đền Mỹ Sơn E4 và khu tháp Chiên Đàn [Quảng Nam] là tiêu biểu của phong cách Chánh Lộ vào thế kỷ 11. Tính tự tin trong nghệ thuật kiến trúc và tạo hình có vẽ mất đi. Như Trà Kiệu, các điêu khắc người [như vũ nữ, nhạc công] của Chánh Lộ vẫn còn các động tác cân xứng với thân mình thường cong lại. Nhưng cái mĩm cười thần bí hấp dẫn của Trà Kiệu không còn. Đồ trang sức ít, miệng lớn và nét chạm khô khan hơn. Chỉ có điêu khắc các thú vật huyền bí là còn có thể so sánh ngang hàng được với Trà Kiệu. Các tượng Gajasimha [đầu voi người sư tử] ở các tháp Bằng An và Thu Bồn cũng thuộc phong cách Chánh Lộ. Sau Chánh lộ, ta thấy điêu khắc Chăm có tính trang trọng và thô cứng, thể hiện trong các quần thể kiến trúc ở Vijaya ở các tháp Po Nagar, Bình Lâm, Thủ Thiện, Cánh Tiên [tháp Đồng], Dương Long, Hưng Thạnh, Phước Lộc [Tháp Vàng]. Ảnh hưởng kiến trúc Khmer [như prasat] được nhận thấy ở một số tháp. Các tháp này đánh dấu sự chuyển tiếp đến phong cách đặc sắc cuối cùng của nghệ thuật Chăm: phong cách Tháp Mắm Bình Định.
Tháp Mắm không còn, nhưng những tượng thần, môn thần, bệ đá điêu khắc, các mảng trang trí đền hầu như còn được giữ khá toàn vẹn và đầy đủ. Tên tháp Mắm được nhà khảo cổ Pháp J.Y. Claeys gọi khi ông khai quật chung quanh một cái tháp đã bị đỗ và tàn phá. Tên tháp được đặt theo tên ông Nguyễn Mắm chủ nhân khu đất mà nhà khảo cổ người Pháp đã đào và khai quật. Phong cách Tháp Mắm [giữa thế kỷ 12] đặc sắc ở điêu khắc những tượng môn thần và thú vật huyền thoại. Những tượng này dường như mục đích chủ yếu là trang trí. Cảm tưởng chung trước điêu khắc tượng là rất dầy đặc, nặng nề, quá nhiều chi tiết, được chạm trổ rất chi li. Tượng động vật có nét chung là có xu hướng huyền thọai, hoang đường hóa, phóng đại hơn là hiện thực. Các con gajasimha, cá sấu makara, chim garuda, rồng đã biến thành những trang trí kiến trúc đẹp. Các tượng chim thần garuda trang trí góc tháp với hai tay đưa cao cho thấy ảnh hưởng của nghệ thuật Angkor. Phong cách Bayon của kiến trúc và nghệ thuật Angkor nói chung có ảnh hưởng nhiều đến phong cách Tháp Mắm [như tháp Hưng Thạnh có dáng của một đền thờ Khmer]. Trong nghệ thuật Chăm, phong cách Tháp Mắm nổi bật không kém hai phong cách Đồng Dương và Trà Kiệu.
Người Champa đã để lại ở Việt Nam ngoài di sản văn hoá và kiến trúc còn có các di sản địa vật và kinh tế mà người Việt đã nhận lại.
Quảng Nam có lụa Phú Bông
Có khoai Trà Đoá có sông Thu Bồn
Như Mã Đoan Lâm đã viết về "vải bông ki-pei", "trồng bông", dệt vải lụa màu người Chăm rất giỏi và sản xuất nhiều. Người ta đã tìm thấy ở nhiều di tích Sa Huỳnh những "con lăn" bằng đất nung là cùng với màu sắc hoa văn trên vải lụa và nhiều dọi xe sợi bằng đất nung. Trong 31 đồ triều cống cho nhà Minh, có tới 13 đồ vật bằng vải bong: n vải in hoa đỏ, vải in hoa cải củ, vải bông trắng, vải bông đen, khăn tay, khăn vấn đầu…
"Khoai đất lạ", thịnh hành với đất cát ven biển, sông, cũng như mía, vốn có nguồn gốc quê hương từ hải đảo Thái Bình Dương và Châu Mỹ, được cư dân Nam Đảo Mã Lai du
nhập vào khu vực hàng hải Đông Nam Á. Quê hương của cây bông là Ấn Độ. Cư dân cổ Sa Huỳnh, cư dân Chăm cổ thường xuyên có mặt ngoài khơi, ngoài đảo xa. Vì thế họ đã có sự giao lưu kinh tế văn hoá với thế giới hải đảo Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Họ đã nhập và thuần hóa các thực vật để trồng trọt như khoai, mía, bông và xây dựng được các vùng đặc sản mà ngày sau người Việt thừa kế: Khoai Trà Đoá, đường mía Quảng Ngãi, bông Điện Bàn, Phan Rang, Phan Rí...
Lúa Chiêm từ Champa đã được đưa vào Việt Nam từ thế kỷ 10. Theo Lê Quý Đôn, có nhiều loại lúa từ Chiêm Thành đã được mang vào Trung quốc như lúa tẻ có lông, lúa tẻ chín sớm [lúa tiên], lúa tiễn tử [lúa 60 ngày, lúa chín trễ hơn gọi là lúa 80 ngày, lúa 100 ngày]. Lúa Chiêm từ Việt Nam đã lan qua Trung quốc tạo nên một cuộc cách mạng kinh tế lớn lao. Có thể so sánh đây là cuộc cách mạng xanh [green revolution] đầu tiên trước cuộc cách mạng xanh sau này ở thế kỷ 20. Vua Tống Chân Tông [998-1022] đã mang lúa Chiêm vào Trung Quốc, sau này đã được áp dụng khắp nơi ở Nam Trung quốc, người Trung quốc gọi loại lúa này là “lúa tiên”. Lúa Chiêm Thành, theo sử Trung quốc, được nhà Tống mang áp dụng vào đầu thế kỷ 11, bắt đầu tữ tỉnh Phúc Kiến, mang đến Triết Giang để cấy trồng sau những vụ mất mùa do hạn hán và để tăng thêm thu hoạch. Lúa Chiêm Thành tăng trưởng và chín rất nhanh nên có thể trồng được hai vụ lúa trong năm. Năng xuất vì thế rất cao. Đến thời nhà Minh thì các tỉnh phía nam sông Dương Tử từ Triết Giang, Phúc Kiến đến Hải Nam đều dùng lúa Chiêm Thành. Cuộc cách mạng sản xuất nông nghiệp đã đưa đến sự tăng trưởng nhanh chóng về dân số và kinh tế với sự bành trướng và xuất hiện của các trung tâm đô thị mới. Người Trung quốc còn gọi lúa Chiêm Thành là lúa do trời ban cho [lúa tiên]. Đại Việt và Trung quốc lớn mạnh cũng một phần do sự phát triển nông nghiệp qua lúa Chiêm.
Âm nhạc, văn hoá Chăm có ảnh hưởng vào xã hội Việt Nam, nhất là trong đời Lý-Trần. Chiêu văn vương Trần Nhật Duật là một thí dụ điển hình. Giỏi âm nhạc, Trần Nhật Duật cũng có niềm say mê đặc biệt các ngôn ngữ nước ngoài, rất thích chơi với người nước ngoài, tìm hiểu phong tục, tập quán, văn hóa và triết lý của họ. Từ Thăng Long, ông thường cưỡi voi đến chơi thôn Da-da-li - một thôn gồm người Việt gốc tù binh Chiêm Thành [Champa], sau gọi trệch là thôn Bà Già, có lẽ ở mạn Cổ Nhuế, Từ Liêm - có khi ba bốn ngày mới về. Văn hóa Chăm nhất là về âm nhạc, triết lý không những lôi cuốn ông mà có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội, văn hóa Việt Nam trong các triều đại Lý, Trần. Các điệu nhạc cung đình, chèo và quan họ trong dân gian đều có nguồn gốc ảnh hưởng từ văn hóa Chăm. Một số kiến trúc chùa đình thời Lý-Trần trong giai đoạn này cũng có mang nét ảnh hưởng kiến trúc Chiêm Thành như một số hình tượng chim thần Garuda. Triết và đạo lý giữa hai dân tộc Việt Nam-Chiêm Thành cũng giao lưu và ảnh hưởng nhau. Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông lúc về hưu cũng đã không ngại đường xa thân hành qua Chiêm Thành để bàn bạc, trao đổi, học hỏi văn hóa đạo Phật và sống chung như anh em với vua quan Champa trong một thời gian .
Theo An Nam Chí lược của Lê Tắc, tháp Bảo Thiên 11 tầng ở hồ Hoàn Kiếm là do tù binh Chăm xây dựng. Nhiều chùa ở Hà Nội như chùa Châu Lâm, quận Ba Đình có các tượng “bà banh”, một số tượng đứng trên bệ đá có điêu khắc chim thần Garuda. N_ cả ở Thanh Hóa, Nghệ An người Chăm đã cư ngụ từ thế kỷ 7-9 để lại đi tích “nhạn tháp” ở Nghệ An. Dọc sông và bờ biển Thanh Hóa đã tìm thấy các di tích điêu khắc Chăm. Mai Hắc Đế nổi dậy chống Trung Quốc ở thế kỷ 8 chống Trung quốc có cha là người Chăm, mẹ Việt.
Ngôn ngữ Chăm còn để vết ảnh hưởng trên các dân tộc Tây nguyên. Từ thuở xưa, người Chăm ở bờ biển đã tiến vào vùng Tây nguyên nơi các dân tộc nói tiếng Mon-Khmer [nhánh Bahnaric] cư ngụ. Qua đó một số các dân tộc chuyển ngữ và nói các ngôn ngữ mà ngày nay ta gọi là Jarai, Rhade, Roglai.. Những ngôn ngữ này, cùng với tiếng Chăm, được gọI chung là ngôn ngữ Chamic. Vào thế kỷ 12, vua Jaya Harivarman đánh chiếm vùng Tây nguyên của người Thượng mà các bia ký Chăm thường gọi là người Kiratas. Rãi rác trên Tây nguyên có các tháp [như Yang Prong, Đắc Lắc], các tượng, tác phẩm điêu khắc tìm được ở Yang Kum [kontum], Drang-Lai [Đắc Lắc].
Hiện nay người Chăm còn ở rải rác các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang. Nghiên cứu về văn hoá và văn minh Champa được chú ý hơn gần đây ở trong nước qua các công trình của Inrasara, Ngô Đăng Doanh, Trần Kỳ Phương … Kho tàng văn minh và văn hóa Chăm bắt đầu được khai thác trở lại. Ngoài ra ở các thôn Chăm còn có những văn tự viết trên lá buông truyền từ nhiều đời, hiện chưa được xử dụng thiết thực. Ngoài Inrasara có những bài viết giá trị về văn hoá Chăm, đầu năm 2007, tôi có đọc trên báo ở Việt Nam nói về ông Lâm Gia Tịnh, người Chăm, trước đây là thành viên biên soạn từ điển Chăm-Việt-Pháp, xuất bản năm 1971, nay đã về hưu ở Ninh Thuận đã bỏ ra cả đời để sưu tầm thư tịch cổ trên lá buông và chữ viết của người Chăm. Theo ông, thư tich cổ trên lá buông là vật gia bảo nên rất khó sưu tầm. Truyền nhau qua nhiều đời cho đến lúc mối mọt đục nát thì đem ra thả sông hoàn trả về đất trời chứ không mua bán hoặc biếu tặng. Người ta không hiểu nội dung thư tịch nói gì nhưng phải giữ lại vì sợ mang tội với người xưa. Phần lớn thư tịch cổ trên lá buông chép lại các chuyện cổ tích, các sự kiện, đạo bùa, sấm truyền, tập tục xưa…Những bó lá buông thường được cất giữ trên mái nhà. Dù chiến tranh loạn lạc hay bất trắc người Chăm cũng nghĩ đến lá buông trước tiên. Hy vọng trong nay mai, kho tàng này sẽ được sử dụng đúng mức và nhân lực nghiên cứu Champa sẽ được tăng cường và hổ trợ thêm.
Để kết thúc bài này, tôi xin thuật lại chuyện nhỏ xảy ra ở Tháp Chăm Thủ Thiện [Bình Định]. Đầu thế kỷ 20, khi nhà nghiên cứu Parmentier đến tháp thì tháp đã hoang vắng từ bao đời, và bị một cây đa lớn mọc trên đỉnh tháp. Thân và rễ cây phủ kín tháp giữa thiên nhiên hoang dại. Theo ông Ngô Đăng Doanh thì khi ông khảo sát tháp vào những năm cuối 1970 và đầu 1980 thì cây đa càng lớn không còn thấy gì ở tháp nữa. Không ai dám chặt cây đa vì cả tháp và đa như đã trở thành linh thiên và thần bí. Năm 1985, có cơn bảo lớn thổi qua Bình Định, cây đa bị thổi ngã trốc cả rễ. Nhưng lạ thay cây đa lớn bám chặt như vậy mà khi đổ lại không làm hư hại tháp nhiều. Sau khi cây đổ tháp Thủ Thiện lộ ra hết vẽ đẹp hoành tráng và cổ kính. Trong trường hợp này chính thiên nhiên [cây đa] đã bảo vệ tháp, nhưng tháp lại gặp hiểm họa mới: vài năm sau, các tường quanh tháp đã bị đục phá sâu vào để lấy gạch và tác phẩm điêu khắc bị mất trong giới buôn bán đồ cổ. Đúng thay, hiểm họa do con người gây ra vẫn nguy hại hơn sức phá của thiên nhiên.




Người Chàm sinh sống ở đây từ trước công nguyên, thuộc tộc Mã Lai - Đa Đảo [Malayô - Pôlynêdi] và thiết lập ở vùng ven biển Nam Trung Bộ những cộng đồng bộ lạc có nền văn minh khá rực rỡ [văn hóa Sa Huỳnh như các nhà khảo cổ gọi]. Trên địa bàn này có hai bộ lạc Chàm: bộ lạc cư trú trên vùng đất Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận và bộ lạc Dừa cư trú trên vùng đất Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Từ thế kỷ X, hai bộ lạc này thống nhất thành một quốc gia: Vương Quốc Champa. Vùng đất Quảng Nam được coi là trung tâm của vương quốc ấy, ở đây có những kinh đô của nó: Đồng Dương, Trà Kiệu [kinh đô hành chính] và Sơn Mỹ [kinh đô tôn giáo]. Quảng Nam là nơi có nhiều vết tích của quốc gia Champa. Thời nhà Hán chiếm Giao Chỉ, người Việt và người Chàm đã có những lúc liên kết với nhau chống lại sự xâm lược. Người Chàm tranh đoạt được độc lập trước rồi đến thế kỷ X, hai quốc gia Đại Việt và Champa trong mấy trăm năm khi thì hòa hiếu khi thì xung đột nhau, trong nhiều thế kỷ liền và cuối cùng Champa bị Đại Việt chinh phục.Quảng Nam xưa là đất của Chiêm Thành cổ, lại là nơi trung tâm của quốc gia này. Còn giữ lại những di tích lớn của nền văn minh Chàm: Trà Kiệu, Mỹ Sơn và Đồng Dương. Nhưng trước khi lên đường đi thực địa hãy ghé thăm Viện bảo tàng nghệ thuật Chàm ngay trong thành phố Đà Nẵng để có thêm những ý niệm về nghệ thuật Chàm, và cũng để thưởng thức những hiện vật không thể tìm thấy được ở đâu khác.
Viện bảo tàng độc đáo này thành lập năm 1936 [xây dựng từ 1915] những hiện vật trưng bày ở đây tìm thấy từ cuối thế kỷ XIX trên các vùng đất cổ của Chiêm Thành [từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đến vùng cực nam Trung Bộ], nhưng chủ yếu là thu thập từ Trà Kiệu, Mỹ Sơn và Đồng Dương, ba kinh đô của Chiêm Thành. Tất cả có khoảng ba trăm hiện vật đều là bản gốc, làm bằng chất liệu sa thạch và đất nung thuộc ba giai đoạn lớn:
-Thế kỷ VII - VIII
-Thế kỷ IX - XII
-Thế kỷ XIII - XIV
Hiện được bố trí thành bốn phòng:
- Phòng Mỹ Sơn
- Phòng Trà Kiệu
- Phòng Đồng Dương
- Phòng Tháp Mẫm
Và hai hành lang:
- Hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Công Tum.
- Hành lang Quảng Bình - Bình Định
Nghĩa là phân chia theo các vùng mà hiện vật được tìm thấy ở đó. Nhìn chung các hiện vật gồm hai loại: Những bàn thờ và những tượng thần, những đồ dùng trang trí [trụ cửa, sư tử, voi, chim, thủy quái]. Mỗi phòng trưng bày có nhiều công trình nghệ thuật, tất cả đều hết sức phong phú, và để có thể tìm hiểu chu đáo, bạn không thể mất một vài ngày. Chỉ cần một bàn thờ ở phòng Mỹ Sơn chẳng hạn, bản thân nó là một tổ hợp nghệ thuật đa dạng: đế bàn thờ hình vuông, có những hình chạm nổi chạy quanh chân đế với những cảnh tu hành, cảnh sinh hoạt dân gian, cảnh vũ trụ, lên phía trên một ít lại là hình những chim thần Garuđa và những vũ nữ thần tiên. Trên đỉnh là tượng thần Scanđa cầm lưỡĩ tầm sét đứng trên một con sông, sau lưng là một cái giá gắn vào đuôi công cong lên, tỏa ra... Chỉ một pho tượng vũ nữ đủ khiến người xem xúc động mạnh, không thể hình dung nổi tại sao từ những tảng đá vô tri lại có thể tạo nên những đường nét uyển chuyển, sống động dường như trước mặt mình không phải là những tượng đá mà là những con người thật. Chỉ một trụ Lynga ở hành lang Quảng Bình và một tượng Apsara, người xem không chỉ khâm phục trước một thứ nghệ thuật trừu tượng, mà còn kinh ngạc trước một vòng vú căng đầy thể hiện sức sống dạt dào của con người. Với những hiểu biết thu nhập được ở bảo tàng Chăm, chúng ta về thăm Mỹ Sơn - kinh đô tôn giáo xưa của Champa. Ông Cadic, chuyên viên Ba Lan đã giúp ta khôi phục lại di tích lịch sử này thường bảo: Theo tôi Mỹ Sơn không kém gì Ăng-Co, tôi không nói về qui mô, chỉ nói về ý nghĩa lịch sử và nghệ thuật.
Từ Đà Nẵng đi Mỹ Sơn, xe theo đường số 1, qua cầu trên sông Thu Bồn khá đẹp rẽ về hường tây, theo một đường bộ khác dẫn tới Trà Kiệu - một kinh đô Chiêm Thành cổ, rồi lại tiếp đến Mỹ Sơn. Có thì giờ cũng nên dừng lại ở Trà Kiệu, ở đây vẫn còn một số di tích xưa: một gò cao, mấy đoạn thành và một bộ sưu tập những di vật cổ, nhất là những đồ dùng sinh hoạt của người Chàm [chốn kinh đô cũ] hiện chỉ thấy bày ở nhà thờ Trà Kiệu. Trên gò cao này là một nhà thờ Đức Bà xây theo kiểu hiện đại, đứng ở đó nhìn quanh bốn phía toàn cảnh Quảng Nam - Đà Nẵng hiện ra với tất cả vẻ diễm lệ của nó. Trà Kiệu cũng là một cơ sở Kitô giáo vào hạng xưa nhất nước ta.
Đi khỏi Trà Kiệu chừng 10 km là đến Mỹ Sơn nhưng chưa phải đến ngay, từ nơi xe dừng lại ở một trạm bên đường đi vào tận Mỹ Sơn, phải đi bộ qua một lối mòn giữa những truông cây lúp xúp, quanh co lên lên xuống xuống, mất 5 km nữa và khi đã băng qua một con suối nhỏ, những cái tháp Mỹ Sơn hiện ra từ những cây cối rậm rạp thật đột ngột. Ngước nhìn lên dãy núi cao trước mặt là núi Răng Mèo - dễ ngỡ mình lạc vào một chốn thiên nhiên kì lạ. Những mạch đá đen tuyền như những khối tạo hình tuyệt đẹp, gắn lên nền xanh cây cối, toát lên vẻ huyền bí đầy chất tôn giáo. Phát hiện ra một nơi như thế này rồi xây kinh đô tôn giáo đồ sộ, tráng lệ quả là một kì công.
Trước mắt du khách là đền Mỹ Sơn đang được phục hồi sửa sang lại sau bao nhiêu tàn phá của bom đạn. Đây vốn là một tổng thể kiến trúc thật đồ sộ với đường kính khoảng 2 km, một con suối sâu cắt ngang thành hai khu riêng biệt. Tất cả trước kia có tới 68 công trình, xây trong các thế kỉ IV - XII. Khi người Pháp phát hiện ra khu này, chỉ còn 25 tháp và hiện nay con số còn lại càng ít hơn nữa. Những hố bom lớn đã thay thế cho những công trình kiến trúc cổ. Nhiều ngôi tháp đã thành nhưng đống gạch vụn. Cả khu đền ở trên nền đất cao hầu như bị phá trụi mà đó lại là nơi trước kia có những đền, tháp lớn nhất, đặc sắc nhất. Chỉ còn lại một ít đền tháp ở khu nền thấp nhưng chẳng có cái nào nguyên vẹn. Nhưng dù chỉ còn có thế ta cũng đủ chiêm ngưỡng tài năng nghệ thuật của người Chàm xưa.
Mỹ Sơn là nơi thiêng liêng nhất của quốc gia Champa, tất cả các vua đều đến làm lễ thờ cúng khi có những việc trọng đại nhất. Đây cũng là nơi sau mỗi trận chiến thắng, nhà vua mang lễ vật quý dâng hiến và trong suốt 7 thế kỉ liền tất cả các vua [trừ các nhà vua thời Đồng Dương], đều kế tiếp nhau xây dựng, trùng tu những đền, tháp nơi đây. Đền, tháp Mỹ Sơn không lớn lắm, nhưng về mặt nghệ thuật thì quả là đạt tới một trình độ cao, có thể sánh với bất cứ công trình kiến trúc cổ nổi tiếng nào trên thế giới. Không còn phân biệt được đâu là kiến trúc, đâu là điêu khắc, cả hai thứ nghệ thuật này quyện với nhau thành một. Màu đất nung của các đền tháp giữ một sức bền gần như vĩnh cửu đến kì lạ. Cho đến nay, kĩ thuật xây đền tháp của người Chàm [các lớp gạch không thấy những lớp vữa gắn, mà vẫn cố kết rất vững chắc, hàng thế kỉ liền không bị hủy hoại bởi khí hậu và thời gian] vẫn là một đề tài tranh luận chưa kết thúc.
Ở vùng đất này, người Chàm không còn, nhưng những công trình họ để lại khiến ta tưởng chừng họ vẫn còn sống cạnh đâu đây.Văn hóa Cham làm cho dân tộc Champa trở thành bất tử.
Nhưng việc khôi phục lại khu di tích đồ sộ này thật không đơn giản. Năm 1978, sau giải phóng không bao lâu đã bắt đầu khai hoang và gỡ mìn ở khu này. Trong công việc thuần túy văn hóa ấy máu đã đổ: 6 chiến sĩ bộ đội địa phương đã hi sinh và 11 người khác bị thương. Năm 1980, theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, Ba Lan đã gửi những chuyên gia giỏi sang cùng với những cán bộ kĩ thuật của ta tiến hành khảo sát, đo đạc, sửa sang và bắt đầu phục hồi khu di tích này. Ba năm sau, một vài nhóm tháp ở đây đã được gia cố và bảo đảm đúng với kĩ thuật và nghệ thuật phục hồi di tích lịch sử. Những người Ba Lan đã ăn ở và làm việc tại hiện trường hàng năm trời, và ở đây không ai không nhắc đến Cadich, tên gọi trìu mến của kiến trúc sư Ba Lan Kazimir Kwiatkowski người yêu Mỹ Sơn đến say mê.
Từ Bình Định trở vào là vùng đất của quốc gia Champa ngày trước còn gọi là Panduranga, kinh đô nước này đặt ở Panrăn [trên đất Phan Rang], còn nơi thờ cúng quan trọng nhất là ở Kauthara [Nha Trang]. Biên cương của nước Đại Việt càng lấn dần về phía Nam thì nước Champa bỏ đất Quảng Nam lấy Chà Bàn làm trung tâm.
Ngày nay, Chà Bàn [còn gọi là Phật Thệ] vẫn còn di tích: những tháp vàng, tháp đồng, tháp đôi... nằm giữa một thành lũy khá rộng [1.100m dài 1.400m].Thành chà bàn nằm trong khu vực nay là xã nhơn thành, huyện an nhơn. Tháp đồng hình vuông góc đá màu trắng, có hai tượng voi và các tượng quái vật. Thành xây bằng đá ong, có hào, đường đi lát đá hoa cương.Di tích đồ Bàn cách Quy Nhơn 26km, khách du lịch thường đến thăm.
Một di tích rất quen thuộc của văn hóa Chiêm Thành cổ là Tháp Bà ở Nha Trang. Tháp được dựng trên ngọn đồi cao phía bắc sông Cái, đứng trên đỉnh đồi này toàn cảnh Nha Trang hiện lên. Và không chỉ thành phố. Cả những dãy núi mờ lam ở trời Tây, cả con sông xanh lượn giữa một vùng đồi và vùng vườn xanh ngắt, cả mặt biển mênh mông lấp loáng nắng sáng nắng chiều ở phía biển đông. Người Việt thường gọi đây là đền Tiên Y Thánh Mẫu. Thật ra đó là nơi người Champa ngày xưa thờ nữ thần Yama của họ. Trong tháp còn có tượng toàn thân nữ thần, tạc bằng đá xanh, ngồi xếp bằng trên một đế cao rộng bằng đá khối. Đường nét pho tượng cực kỳ tinh tế, toát lên vẻ dịu dàng sâu lắng. Không chỉ có tháp thờ nữ thần Yama, trên ngọn đồi này còn có những ngọn tháp khác: tháp thờ nữ thần Cricambhu tháp thờ Lynga, tháp thờ Ganesa, chưa kể những ngọn tháp đã đổ vỡ. Hương Kỳ Nam, hương trầm thoang thoảng trên bàn thờ, làm tăng vẻ huyền bí ở những nơi đây.Trong những công trình kiến trúc của nước Champa cổ còn lại không thể không nhắc tới tháp Chăm ở gần thị xã Nha Trang, công trình khá tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc Champa.
Hiện nay người Chàm sinh sống ở Việt Nam đa số sống ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ [số còn lại theo Hồi giáo ở vùng Châu Đốc]. Tập trung nhất là ở vùng Vân Canh nơi giáp hai tỉnh Bình Định và Phú Yên [nhóm này gọi là Chăm Hroi, chịu ảnh hưởng văn hóa của người Ê-Đê và Ba-Na ở Tây Nguyên].
Ở Bình Thuận và Ninh Thuận người Chàm ở thành làng, làng nhỏ có vài trăm, làng lớn có trên một ngàn nhân khẩu. Nhà cửa dựng thành hàng lối thẳng tắp, mỗi khu nhà có tường hay hàng rào bao bọc, ngõ quay về hướng nam hoặc hướng tây. Trong mỗi khu nhà có một số ngôi nhà khác nhau: nhà khách [thang tôn], nhà của cha mẹ và con nhỏ [thang cành], nhà của con gái đã lập gia đình [thang dâu], nhà bếp [thang kinh] và nhà tục [thang yơ] dùng làm kho thóc, buồng tân hôn và chỗ ở của vợ chồng con gái út.
Y phục người Chàm gần giống y phục cổ truyền của người Việt ở địa phương, riêng phụ nữ mặc áo dài chui qua đầu. Đàn ông lớn tuổi thường để tóc dài, quấn khăn và mặc xà-rông.
Người Chàm theo các tôn giáo khác nhau: ở Nam Trung Bộ hai phần ba theo đạo Bà-la-môn, số còn lại theo Hồi giáo cũ. Gia đình người Chàm ở Bình Thuận và Ninh Thuận là gia đình nhỏ mẫu hệ [khác với người Chàm ở Nam Bộ sống theo gia đình phụ hệ], chồng thường ở bên nhà vợ. Người Chàm theo đạo Bà-la- môn có tục hoả táng người chết. Người Chàm có cả một kho tàng văn học nghệ thuật dân gian hết sức phong phú: truyền thuyết, cổ tích, những bài hát trữ tình, những trường ca độc đáo, đặc biệt là những điệu múa đầy chất thơ.
Một màn múa từng làm rung động khán giả châu Âu: dưới bầu trời chiều loáng thoáng mây trăng, pho tượng đá thiếu nữ Chàm cạnh ngôi tháp cổ bước ra ngoài đời nhảy múa theo đường nét "nhà trời". Nàng gần như khỏa thân một cách trinh bạch, chỉ có vài sợi kim tuyến buông trên mình. Dáng điệu nàng uyển chuyển đến mức kỳ lạ. Gương mặt, đôi mắt, bàn tay, cổ tay và cả thân mình nàng nói bằng thứ ngôn ngữ quyến rũ. Cô gái biểu diễn điệu múa này được báo chí Pháp đặt tên là "Cô bé thiêng liêng" [La Gamine Sacrée]. Người xem không còn phân biệt đó là một nàng tiên hay một cô gái trần tục.
 


.Tuy vậy, tộc người Champa vốn dĩ đã có một nền văn hóa bản địa vững chắc, nên cho dù chịu các đợt du nhập văn hóa một cách ào ạt, nhưng cũng không bị đồng hóa. Đến khi vương quốc Champa tan rã vào thế kỷ XV, một biểu hiện cụ thể chúng ta thấy tộc người Chăm đã sáng lập ngôn ngữ “Chăm mới” còn được áp dụng cho đến ngày nay. Văn tự “Chăm mới” có nhiều yếu tố trùng hợp và mang dáng dấp của ngữ hệ Nam Đảo, nhất là với ngôn ngữ Malaysia và Indonesia.Khi chúng ta nghiên cứu quá trình h.thành và phát triển của ngôn ngữ Champa thì không thể không nghiên cứu ảnh hưởng của các tôn giáo nhân tố chính có ảnh hưởng đến hệ thống ngôn ngữ của xứ sở.


-Lễ hội văn hóa tinh thần Champa:Về lễ nghi, lễ hội: Có thể nói, lễ nghi-lễ hội của tộc người Champa được biểu hiện đầy đủ hàng năm trong 10 ngày Lễ hội Katê diễn ra vào ngày mồng 01 tháng 07 Lịch Champa [khoảng đầu tháng 10 Dương lịch].Ngày nay, lễ hội này của tộc người Champa được tổ chức trên bình diện không gian rộng lớn, nhằm tưởng nhớ các vị Nam thần như Pô Klong Garai, Pô Rôme… và trời đất, ông bà tổ tiên đã phù hộ cho họ. Lễ hội Katê là biểu hiện một phần tư duy phồn thực đối lập với nhân tố dương thì có nhân tố âm - Lễ Chabur - Lễ cúng các vị Nữ thần vào tháng 9 lịch Chăm. Sự liên kết giữa Nam thần - Nữ thần, giữa Trời - Đất, Cha - Mẹ, Đực - Cái, Vùng cao - Vùng thấp… là nét đặc trưng phổ quát trong nền văn hóa Champa được thể hiện qua nghi lễ hội hè, sắc phục cho đến nhiều loại nghệ thuật khác. Cho nên, lễ hội Katê chứa đựng nội dung và ý nghĩa ấy.Lễ nghi Katê được tổ chức từ Bi môn, Kalan [đền tháp] đến Paley [làng], đến Nga wôm [gia đình], tạo thành một dòng chảy của lễ hội phong phú, đa dạng.Lễ hội Katê tại đền tháp được điều hành bởi Ban tế lễ gồm: thầy cả sư [Pô Dhia] trụ trì đền tháp làm chủ lễ, thầy kéo đàn Kanhi [Ôn Kadhar] hát thánh ca, bà Bóng [Muk Payâu] dâng lễ vật lên các vị thần, ông Từ [ Camưnay] chủ trì lễ tắm tượng, và cùng một số tu sĩ Bà-la-môn [Paseh] phụ lễ.Lễ vật dâng cúng Katê tại đền tháp bao gồm: 01 con dê, 03 con gà làm lễ tẩy uế đất tháp, 05 mâm cơm với muối vừng [lithey thap],03 cổ bánh gạo và hoa quả. Ngoài ra còn có rượu, trứng, trầu cau,xôi chè…Sau khi lễ vật đã chuẩn bị xong, ban tế lễ đã sẵn sàng thì lễ hội bắt đầu tiến hành theo các bước sau:


Lễ rước y phục [Rokaw khan pô yang]: Tất cả các y phục của vua chúa thờ ở đền tháp Champa đều do người Raglai cất giữ. Do vậy, khi đến ngày lễ Katê thì người Champa phải làm lễ đón rước người Raglai chuyển y phục về lại các đền tháp. Đây là nghi lễ mở đầu cho ngày hội diễn ra rất trọng thể.


Lễ mở cửa tháp [Pơh băng yang]:Sau khi Lễ rước y phục kết thúc thì các tu sĩ xin phép thần Siva làm lễ mở cửa tháp dưới sự điều hành của thầy Cả sư [Pô Dhia] và ông Từ giữ tháp [Camưney]. Lễ vật cúng xin mở cửa tháp gồm có: rượu, trứng, trầu cau, nước tắm thần có pha trầm hương và các hương vị khác. Trong không khí trang nghiêm, thầy cúng xướng lên các câu kinh hành lễ:Chúng con lấy nước từ sông lớn.Chúng con đội về tháp cúng thần.Thần là thần của trời đất.Chúng con lấy những tấm khăn dệt đẹp nhất.Lau mồ hôi trên mình, tay chân của thần.Sau khi đọc xong lời cầu nguyện ông Camưnay cầm lọ nước tắm thần tạt lên tượng thần Siva. Tiếp đó, thầy kéo đàn Kanhi và bà Bóng tiến đến trước cửa tháp chính ngồi bên tượng thần Nadin làm lễ xin mở cửa tháp:Hãy xông hương trầm bằng lửa thiêng.Hương trầm của người trần dâng lễ.Hương trầm bay tỏa ngát không gian.Chúng con xin mở cửa tháp cúng thần.Khi đoạn hát lễ kết thúc, thì Đoàn lễ tiến vào tháp, bà Bóng và ông Từ bắt đầu mở cửa tháp trong khói hương trầm tỏa ra nghi ngút. Lễ mở cửa tháp kết thúc.Lễ tắm tượng thần [Mưney yang]: Lễ tắm tượng thần được diễn ra bên trong tháp. Lễ này gồm có thầy Cả sư, thầy kéo đàn Kanhi, bà Bóng, ông Từ và một số tín đồ thuần thành thực hiện. Khi mọi người đã ngồi vào bàn lễ, thì bà Bóng rót rượu dâng lễ, thầy kéo đàn Kanhi bắt đầu xướng kinh. Có đoạn:Chúng con xin mở cửa tháp tắm thần.Chúng con mang nước này từ sông thiêng.Xin tắm, gội đầu, rửa tay chân cho thần.Xin thần phụ hộ độ trì chúng con.Còn ông Từ thì cầm lọ nước tắm lên pho tượng đá, mọi người bắt tay cùng nhau tắm thần. Lúc này những tín đồ thuần thành lấy nước từ trên thân tượng bôi lên đầu, lên thân thể mình để cầu sức khỏe, tài lộc, may mắn.Lễ mặc y phục cho tượng thần [Angui khan aw Pô yang]: Sau khi lễ tắm thần kết thúc thì đến nghi lễ mặc áo cho thần. Lễ thức được tiến hành theo lời xướng thánh ca của thầy Kanhi. Lời thầy xướng lễ đến đâu thì y phục thần được mặc vào đến đó. Đầu tiên là lễ mặc váy. Lời thầy xướng lễ như sau:Nghe tiếng thác đổ trên cao.Thần Pô Klong Garai mặc váy viền hoa về dự lễ.Tiếng thác đổ xuống rì rào.Thần Pô Klong Garai mặc áo bào về dự lễ.Tiếng thác đổ xuống vịnh sâu.Thần Pô Klong Garai đội mão vàng về dự lễ.Khi thầy kéo đàn Kanhi xướng lễ thì ông Từ, bà Bóng mặc váy, áo cho tượng thần. Cứ như vậy cho đến kết thúc bài hát là lễ mặc y phục hoàn thành.


Đại Lễ [mưliêng yang]: Sau khi lễ mặc y phục hoàn tất, lúc này tượng thần đã mang trên mình bộ long bào lộng lẫy, thì cũng là lúc vật dâng cúng được bày ra trước bệ thờ. Đại lễ bắt đầu, lúc này các vị hành lễ xướng mời các vị thần về dự lễ. Các vị thần được mời như: thần Pô Nưgar [thần Mẹ xứ sở], thần Pô Klong Garai [vua Champa trị vì năm 1151- 1205], Pôrôme [1627- 1651], Pô Par [tướng quan văn]… Mỗi vị thần được mời về dự thì bà Bóng dâng lễ vật, thầy kéo đàn Kanhi xướng bài thánh ca, bà con dự lễ chắp tay cầu thần phù hộ. Lời hát lễ của thầy Kéo đàn Kanhi có đoạn như sau:Hát về Nữ thần Pô Nưgar:.Thần là Nữ thần xứ sở vĩ đại.Thần sinh ra đất nước con người.Thần mẹ cho trần gian cuộc sống.Thần cho cây cối tốt tươi con người nảy nở.Thần mẹ sinh ra cây lúa ruộng vườn tốt tươi..Hát về thần Pô Klong Garai:.Vào canh một, canh hai.Pô Klong Garai hiện về hưởng lễ vật.Vào canh hai, canh ba.Pô Klong Garai hiện về hưởng lễ vật.Ngài Pô Klong Garai dựng lên tảng đá vĩ đại.Ngài đem ngăn sông đắp đập giữa núi.Dân làng phủ phục, tôn vinh Ngài làm vua.Xây tháp, tạc tượng thờ thần Pô Klong Garai..Hát mời thần Pô Rômê:.Nước tràn về đập vỡ ra,.Pô Rôme hiện về đắp đập giữ nước,.Thần dẫn nước vào ruộng cho dân làng cày cấy.Nước về đập vỡ ào ra,.Trai làng chất đá đắp đập ngăn sông.Trai làng bơi thuyền trên sông nước,.Hoàng hậu tắm mình trong dòng nước mát trong lành..Hát về thần Pô Par:.Em lên cao nguyên đã lâu.Nhớ hái rau rừng đem về cho anh.Em lên vùng núi đã lâu.Nhớ chặt cây trúc đẹp làm ống rượu cần cho anh.…Cứ như thế thầy kéo đàn Kanhi hát mời trên 30 vị thần về dự, mỗi vị thần là một bài hát lễ. Thầy Cả sư thì làm phép đọc kinh cầu nguyện xin thần về hưởng lễ vật mà phù hộ độ trì dân làng. Kết thúc phần đại lễ bằng vũ điệu múa thiêng của bà Bóng.Sau lễ nghi thì đến lễ hội:Trong lúc bà Bóng đang xuất thần điệu múa thiêng trong tháp để kết thúc đại lễ thì bên ngoài bắt đầu mở Hội. Những điệu trống Ghinăng, kèn Saranai cùng vang lên, đánh nhịp say sưa với những điệu múa và lời dân ca Champa làm hấp dẫn, say mê lòng người. Không khí Hội cứ thế mà náo nhiệt, rộn ràng cho đến lúc mặt trời ngã về chiều thì lễ hội Katê trên các tháp Chăm kết thúc.


Lễ hội Katê ở làng:Sau khi lễ Katê ở tháp kết thúc, thì không khí hội lại bùng lên ở làng Champa. Trước ngày lễ dân làng phân công nhau quét dọn đền thờ, nhà làng, chuẩn bị sân khấu, sân bãi… Làng xóm như thay da đổi thịt. Cùng với việc trên, một bộ phận khác chuẩn bị lễ vật cúng thần. Các cô thợ dệt thì xem xét kỹ lưỡng khung dệt, tơ sợi; một số khác thì chuẩn bị Chum [Buk] để dự thi đội nước do dân làng tổ chức.Nếu như Katê ở Đền tháp nặng về phần lễ, thì Katê ở làng phần lễ rất đơn giản, còn phần Hội đóng vai trò quan trọng; diễn ra các trò chơi như thi dệt, đội nước, đá bóng, văn nghệ… Cuộc thi diễn ra trên một sân bãi rộng, các khung cửi đã được xếp thành hàng. Các cô gái dự thi đã chuẩn bị sẵn tơ sợi, trong hơn một giờ đồng hồ nếu cô nào dệt được một tấm vải dài nhất, đẹp nhất thì sẽ thắng cuộc. Những chiếc thoi đưa hối hả, những sợi chỉ giăng mắc đủ màu tạo nên một nền vải Chăm muôn màu, muôn sắc. Ở một địa điểm khác, cuộc thi đội nước diễn ra sôi động. Các cô gái Chăm duyên dáng khéo léo đội chum nước thi nhau về đích với một nét văn hóa độc đáo.Cuộc thi kết thúc, Hội làng tan dần. Mọi người hân hoan trở về mái ấm gia đình để cúng tế gia tiên.


Katê ở gia đình: Khi lễ Katê ở làng kết thúc thì lễ Katê gia đình mới được tổ chức. Trong thời gian này gia đình nào có điều kiện thì mới tổ chức, nếu gặp lúc kinh tế khó khăn thì có thể mỗi dòng họ cử một gia đình để tổ chức, chứ không nhất thiết gia đình nào cũng cúng lễ Katê.Chủ lễ cúng Katê là người trong gia đình hoặc là người lớn tuổi trong tộc họ. Vào ngày lễ này mọi thành viên trong gia đình đều có mặt đông đủ cầu mong tổ tiên thần linh phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, tránh rủi ro, gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống. Đây cũng là dịp ông bà, cha mẹ giáo dục cho các thế hệ con cháu nhớ ơn, kính trọng tổ tiên.Trong dịp lễ này, mỗi gia đình cũng chuẩn bị bánh trái mời họ hàng, bạn bè đến thăm viếng, chúc tụng nhau. Làng Champa chìm trong niềm vui, thân thiện, tình đoàn kết xóm giềng. Họ thực sự quên đi những vất vả, lo âu của đời thường để tận hưởng những giây phút thăng hoa ngắn ngủi trong cuộc sống còn nhiều khó khăn, bề bộn…Tóm lại, lễ nghi lễ hội Champa chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ. Song Katê lại biểu hiện một lối đi riêng. Đặc điểm của lễ hội văn hóa này mặc dù có tiếp thu tục thờ thần Siva của Ấn Độ nhưng vẫn sùng kính, tôn thờ những vị anh hùng dân tộc, biểu hiện của sự tiếp thu văn hóa bên ngoài để biến thành tài sản độc đáo của riêng mình. Đấy chính là cái để nền văn hóa Champa mãi trường tồn trước thử thách lịch sử. Ngày nay, nền văn hóa ấy đang góp phần làm phong phú thêm vườn hoa văn hóa trong tổng thề văn hóa dân tộc Việt Nam.Măt khác, nếu như chúng ta biết phát huy những giá trị thực dụng như trong thời gian tồn tại mà nó đã làm thì cũng là một trong những phương pháp đưa nền văn hóa Champa nói riêng, tổng thể văn hóa Việt Nam nói chung được vững mạnh hơn. Và nhất là đưa Việt Nam thoát khỏi cảnh nghèo đói về kinh tế, lạc hậu về công nghệ, suy thoái về lối sống văn hóa, đạo đức trong thực tại.Thật vậy, biết một tác phẩm văn học hay, thì người viết chờ có người đồng cảm. Cũng vậy, từ xưa nay có rất nhiều nhà khoa học trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, có rất nhiều hứng thú khi nghiên cứu về một đất nước Champa trong quá khứ. Nhưng để viết đúng và khoa học đất nước ấy qua vài trang giấy thì thật không phải dễ.Hơn nữa, uống nước nhớ nguồn là tư tưởng của những nhà dân tộc học. Vì có như thế chúng ta mới hiểu hết ý nghĩa và giá trị của kiếp sống nhân sinh. Trên ý nghĩa đó, để hiểu về văn hóa tộc người Champa, chúng ta không thể không có cái nhìn khách quan những đóng góp to lớn của champa cho xã hội,loài người hôm nay Đó chính ý nghĩa phổ quát. Còn ở đây, người viết muốn nêu lên rằng: vương quốc Champa chịu ba mũi dùi chiến tranh Trung Hoa, Đại Việt và Chân Lạp tấn công,.Với chúng ta ngày nay thì việc nghiên cứu đề tài này như là một bài học cho cuộc đời mình, vì nó cho chúng ta biết phần nào về diện mạo của một dân tộc trong 54 dân tộc làm thành nước Việt Nam thân yêu.


5-VĂN HÓA ẪM THỰC CHAMPA
1. Quan điểm :
Quan niệm chính của người Champa trong ăn uống là giúp cơ thể phát triển và thể hiện tính hiếu khách, nói nôm na “ăn để mà sống” chứ không phải “sống để mà ăn” điều ấy được thể hiện trong các câu tục ngữ: Bâng takik plêh lawik bâng wơk. Bâng ralô jamưô bân jhak
Tạm dịch:
Ăn ít để sau ăn nữa. Ăn nhiều ói mửa dơ dáy nhuốc nhơ.


 Tuy vậy, trong những lúc tiệc tùng, đình đám, người Chăm không để cho thực khách mang bụng đói về nhà mà ngược lại: Bâng jauh cangua hua ginraung [ăn thoải mái no say] hoặc được miêu tả bằng cụm từ “Bâng êgalê pauh tăl takê” [ăn no gõ sừng] để chỉ sự thết đãi của gia chủ quá đỗi rộng lượng hiếu khách. Người Chăm xem sản vật tự nhiên có trong địa bàn cư trú của họ là món quà của Thượng đế ban cho họ có ý thức khai thác và sử dụng rất hợp lý.


Paik djâm di glau bâng ka. Djâm di paga piêh bâng lawik
Tạm dịch:
Rau ngoài rừng hái ăn đã nào.Rau trên rào để chờ khi thiếu Vì thế mà mỗi lúc nông nhàn, hay chuẩn bị vào mùa vụ đặc biệt vào mùa khô cũng là thời gian đang chờ lúa ngoài đồng chín rộ, tháng 11, 12, giêng Chăm lịch, trai tráng trong làng hay tổ chức những cuộc săn bắt, còn thôn nữ từng tốp đi vào rừng hái nấm, hái rau. Và đây cũng là thời điểm sắp sửa đi vào hội làng hàng năm như Rija Nưgăr chẳng hạn. Đã từ lâu, người Chăm đã có ý thức ăn chín sôi và tổ chức bếp núc ngăn nắp, gọn gàng. Công việc ấy trao cho bàn tay người phụ nữ. Họ ngoài thiên chức làm vợ, làm mẹ, chăm lo cho cuộc sống gia đình mà còn làm quản lý tài chính và bảo vệ danh giá của gia đình và dòng tộc. Bà Tổ mẫu [Muksruh Palèi] là tấm gương cho giới phụ nữ học tập nơi người: công, dung, ngôn, hạnh. Về công việc bếp núc người dạy:Glah crông salaw caga. Cang tathăk djâm ka blauh lai mưthin.  Ikan raw juai brèi hangir. Mơy pagâp mưthin juai brei băk taba. Tạm dịch:
Trã bắt lên mâm sẵn mà.Chờ cho rau chín mới đà nêm canh.Rửa cá chớ để hôi tanh.Mặn hay lạt chẳng ngon lành đâu em. Ở hạng người lớn tuổi, đặc biệt là các vị chức sắc tôn giáo không bao giờ họ ăn uống trong bóng đêm, nói khác đi là không có ánh sáng [nến hay ánh sáng mặt trời], bởi họ cho rằng bóng đêm đồng lõa với ma quỷ [abilêh]. Đang khi ăn vào buổi tối không may điện tắt, bữa ăn của họ sẽ dừng lại ở đó dù chỉ mới cầm đũa. Vì thế, mỗi bữa ăn họ chuẩn bị khá chu tất đèn sáng. Bữa ăn hàng ngày, người Chăm rất ngại khi ăn làm rơi vãi những hạt cơm. Theo họ mỗi hạt cơm đó là thân xác và linh hồn của Pô Yang Sri [Thần lúa gạo], mặc dù trong cuộc cúng nào đều có cụm từ cố định mang ý nghĩa cầu xin thần thánh ban phước lành: “bâng lihèi hauk Kamang Jruh” [Ăn cơm rãi hạt nổ rơi của Ngài]. Họ quan niệm thật chín chắn, bởi không những thể hiện ý thức tâm linh mà còn biết quý trọng mồ hôi nước mắt người nông dân, một nắng hai sương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để có bát cơm, trong môi trường sinh thái khắt nghiệt của vùng đất thiếu mưa thừa nắng. Đồng thời trong bữa ăn, nếu không có việc cần nói với nhau thì ít khi người Chăm nói chuyện vãng. Họ cho rằng nói trong lúc ăn, nếu không hay xảy ra chuyện to tiếng sẽ làm phật lòng Pô Yang Sri và gia quyến của họ sẽ gặp nhiều điều không may mắn, mùa màng sẽ không được như ý muốn. Những lễ vật trong các cuộc cúng tế, đặc biệt là lễ vật dùng trong đám tang, không bao giờ được làm ăn trong như ngày bình thường. Bởi lẽ nếu có xóm giềng nghĩ rằng nhà có tang gia, sẽ là điều không hay. Các lễ vật dâng cúng trong Thánh đường của người Chăm Bàni như kadaur mưriah [bánh đúc ngọt] hoặc kadaur patih [bánh đúc trắng] cũng không được chế biến dùng trong ngày thường. Hàng ngày, người Chăm dọn ăn trên những chiếc mâm đáy bằng - tiếp giáp với mặt chiếu, không bao giờ dọn bằng mâm chân cao [salaw takai] dù là những vị chức sắc cũng vậy. Vì mâm chân cao dành đặc biệt cho các cuộc dâng cúng, có sự xuất hiện của Thánh hoặc Thần. Trong các cuộc dâng cúng, người Chăm bắt gặp một số tộc người Tây nguyên hoặc nước ngoài như Mãlai hoặc Indônesia là sự hiện diện lá chuối để lót trên mâm dọn lễ vật. Ở họ thể hiện sự tôn kính các vị thần thánh được mời về hưởng lễ vật. Ngoài ra, trong việc ăn uống của người Chăm còn biểu hiện tình yêu chung thủy sắc son bằng hình ảnh là người cùng ăn chung mâm cơm trong lễ cưới sau khi hai vị Imưm và Katip tuyên hôn.
Đã từ lâu người Chăm đã có ý thức về ăn uống, từ đạm bạc đến thịnh soạn, từ việc ăn để đáp ứng nhu cầu phát triển bình thường của cơ thể đến việc ăn uống giàu chất dinh dưỡng.


 2. Những đặc trưng cơ bản: Người Chăm Ninh Thuận theo hai tôn giáo chính: Bàlamôn và Hồi giáo Bàni, ngoài ra có một bộ phận nhỏ theo đạo Hồi giáo Islam, bộ phận này được tách ra từ Hồi giáo Bàni, du nhập vào tỉnh ta từ những năm 60 của thế kỷ XX. Hai giáo phái chính trên kiêng thịt như người dân nước Ấn Độ. Các vị chức sắc ăn bốc như người nước Arập, cũng đã được Chăm hóa, có vị dùng muỗng [sanuai] vì lúc nào trong bữa ăn của người Chăm đặc biệt trong mâm lễ vật cúng lúc nào cũng có món canh rau nước xáo thịt [dê, gà, trâu]. Tín đồ các giáo phái theo điều luật của giáo hội phải kiêng cữ không khác gì đội ngũ chức sắc. Khi ăn nam ngồi xếp bằng [Trah canăr], nữ ngồi duỗi tréo một chân ra phía sau [Jauh cangua]. Khi ăn dùng đũa, muỗng để gắp, múc thức ăn. Với những thức ăn không chan nước canh, người phụ nữ Chăm hay dùng tay bốc ăn như người nước Arập. Người Chăm ít khi ăn mỡ, có chăng mới từ những năm 70 trở lại đây, trước kia họ dùng dầu ăn để tăng hàm lượng chất béo. Họ không thích ăn những món ăn nhiều cholesterol, người Chăm Bàlamôn nếu không có đám, tiệc… thì không bao giờ giết mổ heo để dùng trong nhà, hoặc người Chăm Bàni, những con vật hiến tế [để dâng cúng thần thánh] đều là những con vật mang trong cơ thể chúng ít mỡ như gà, dê, trâu. Ngược lại, họ ăn được nhiều loại lá, rau trồng có sẵn trong tự nhiên. Những loại đọt non trong tự nhiên có rất nhiều xung quanh địa bàn cư trú như canung, girắk, Kadaiy… hoặc những loại đậu trồng trong vườn hay trên rẫy như rabai [đậu ván], ratak auh takuh [đậu xanh]… Nhiều nhất là các loại rau, củ, nấm… mọc sau vài trận mưa như chùm bát [djâm bat], rau đay [djăm nhot], rau bồ ngót [djăm tatiăk], măng [rabung], nấm mộc nhỉ [bimaw tangi takuh], nấm rơm [bimaw pông]… Có lẽ một mặt địa bàn cư trú của họ thực vật phong phú họ khai thác để phục vụ các bữa ăn, mặt khác khí hậu nơi đây khắc nghiệt, nóng và gió, có tháng nhiệt độ lên đến 35 đến 36 độ C và hầu như quanh năm mặt trời tỏa ra nhiệt lượng rất lớn nơi vùng đất này. Vì vậy họ cần lấy lại sự thăng bằng thân nhiệt, rau là loại thức ăn lý tưởng nhất cho việc giữ thân được điều hòa để tránh bệnh tật. Ngày nay, thế giới của chúng ta đang có xu hướng thừa chất cholesterol trong máu, sợ mập và bệnh tim mạch vì vậy việc thích ăn rau của người Chăm rất phù hợp với xu thế này. Chế biến món ăn [thịt, cá, canh], người Chăm rất chú trọng gia vị dù đơn giản như ớt, hành, sả, mắm muối… Gia vị làm cho món ăn đậm đà, hợp khẩu vị. Ở Ninh Thuận có một làng Chăm ăn cay có tiếng, không nơi nào sánh bằng kể cả các làng Chăm Bình Thuận, đó là làng Chăm Bàni Lương Tri [Palei Cang]. Cách đây hơn 30 năm, hầu như nhà nào cũng có vườn trồng ớt, và dự trữ ớt khô. Ớt là gia vị chính của họ cũng phải lẽ, xung quanh làng của họ là ruộng sâu, bầu lát, quanh năm nước đọng bùn lầy, nơi sinh sống lý tưởng của các loại thủy sản nước ngọt như cá, lươn, ếch… và hầu như họ khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên ấy quanh năm. Nếu không có ớt, không có gia vị cay thì các món ăn được chế biến từ thủy sản nước ngọt sẽ tanh đến nhường nào. Và đây cũng là phương thức cân bằng âm - dương trong việc ăn uống. Ở các làng Chăm hiện nay món canh rau tập tàng [nhiều thứ rau nấu chung] pha bột gạo vẫn còn phổ biến và là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, kể cả nhà giàu có. Ca dao Chăm có câu để chê cười con cái nhà quyền quý không thận trọng trong ăn uống:         


Anưk urang biăk urang biai
 Bâng ia habai luai pâch pangin
Tạm dịch:
Con cái người quyền quý
 Ăn canh rau để cho vỡ chén.


Người Chăm ăn uống không cầu kỳ, hoa mỹ nhưng họ khá sành điệu, họ tuyên bố: Pabaiy tuk - Mưnuk âm[Dê luộc - Gà nướng] Lời tuyên bố của họ có lý, những con vật hiến sinh bốn chân như: dê, trâu… là đám lớn, đám có nhiều thực khách, nước xáo của chúng vừa ngon lại vừa đủ cho nhiều người cùng ăn.Và ngược lại, con gà làm vật hiến tế thường là lễ chỉ vài người tham dự. Bữa ăn của tộc người Chăm mang tính cộng đồng ca. Ít khi người Chăm ăn bữa cơm riêng lẽ kiểu Âu tây mà là ngày nào cũng dọn lên mâm, bày tất cả thức ăn lên đó. Mọi người dùng chung tô canh, đĩa cá, chém mắm… có khi ít bưng hết thẩy món ăn mà được chế biến trong bếp để gần đấy, vừa dễ chêm thức ăn, khỏi phải vào ra bếp nhiều lần, vừa dễ cho các thành viên cùng biết bữa ăn của gia đình mình. Hai giáo phái Bàlamôn và Bà ni ở nơi đình đám cách dọn ăn khác nhau, người Bàlamôn dọn một mâm gồm các thức ăn cho hai hoặc bốn người, ngồi xếp bằng trên mặt chiếu, còn người Bàni chỉ dọn mỗi một mâm cho hai vị lớn hoặc chức sắc tôn giáo, còn lại họ dọn ăn chung cho tất cả mọi người, ngồi xếp bằng đối diện. Thành ngữ “tapa salaw”[ Vượt mâm], hàm ý “qua mặt” đã mang khái niệm có tính khái quát cao, có lẽ xuất phát từ hình ảnh “xấu ăn” nơi đình đám của một cá nhân nào đó xa xưa. Ngày nay, việc dọn ăn của người Chăm có khác đôi chút, người ta không bưng bê tất cả cùng ra mà chỉ bưng mồi với thức ăn đồ uống. Nếu dọn lên bàn, có nơi đặt luôn cái mâm lên ấy. Mục đích để tỏ lòng tôn kính khách hoặc ông bà, cha mẹ, đồng thời chiếc mâm “salaw” theo quan niệm của người Chăm xưa là “mặt đất”; các món ăn là “muôn loài”, sinh sôi nẩy nở trên ấy. Nhưng cũng có nhà họ cho đó là “thừa thải”, lập dị vì thế họ dọn trực tiếp không cần phải có mâm. Tuy vậy, hầu hết tộc người Chăm hãy còn giữ cung cách dọn ăn trên mâm salaw lithei. Để đưa thức ăn vào miệng, người Chăm dùng đũa “duơh”, kể cả việc xẻ chiết thức ăn chứ không dùng dao, nĩa, xiên như người Âu Tây. Các vị chức sắc nơi đình đám, ăn trên mâm các châu [salaw takai] với các khẩu phần và đưa tay bốc cơm và một số thức ăn. Có lẽ cung cách này xuất phát từ nước Arập hoặc Ấn Độ nơi phát sinh tôn giáo Chăm. Người Chăm sử dụng nhiều chủng loại đũa và “hạng người” cũng được phân biệt bởi chủng loại đũa ấy.


Ví dụ: - Thầy pháp [gru urang] chỉ dùng mỗi loại đũa tre
- Chức sắc cao cấp dùng đũa mun bịt bạc.
- Người có chức quyền hay dùng đũa mun, ngà.
- Thường dân dùng đũa tre hay các loại cây khác. Trong lúc ăn, người đàn ông Chăm có khi uống vài ly rượu, họ vừa ăn vừa uống, hoặc uống xong rồi ăn tùy cá tính của mỗi người. Xong bữa cơm, ít khi người Chăm ăn tráng miệng, nếu có thường là chuối hoặc trái cây trong vườn nhà. Những hôm có khách, bữa cơm được chuẩn bị khá tươm tất, dù thức ăn có chỉ vài món cây nhà lá vườn, và cuối cùng gia chủ khi tiễn khách phải thốt nên câu nói cảm ơn thay vì ngược lại. Đây cũng là nhân cách đặc thù mang sắc thái riêng của người Chăm. Trong giai đoạn hiện nay, người Chăm hãy còn giữ tục lệ cúng tế, trước cúng sau ăn, phương thức bù đắp sự thiếu hụt chất bổ dưỡng trong những ngày thường được hình thành từ rất lâu đời. Thường lễ vật được dọn lên mâm cao có lót lá chuối. Người Chăm không mang khái niệm thời gian bằng những nén hương mà bằng muôn vàn sợi hương trầm bốc lên từ chén lửa, thần thánh, tổ tiên về “hưởng chút lòng thành” của gia chủ qua nhiều sợi hương trầm đó. Bữa ăn Chăm lúc nào cũng có mắm, mắm cái, nước mắm, tuỳ món ăn mà có nước mắm phù hợp, đôi khi xuất hiện mỗi món mắm chưng với hương vị rau rừng. Hiện nay, ở hai làng Chăm Bính Nghĩa và Raglai Xinh thuộc xã Phương Hải, huyện Ninh Hải có dòng tộc mang tên Ia mathin [nước mắm]. Bà thị Pluc [Bính Nghĩa] nói rằng [theo lời cụ Ky của họ kể] dòng tộc của bà từ ngàn xưa chuyên sản xuất nước mắm để cung tiến cho vua và trao đổi nông sản. Những con tôm, con cá trong Đầm Vua, địa bàn cư trú của dân cư Bính Nghĩa xưa, bắt về ướp làm nước mắm rất ngon. Có lẽ nước trong đầm giàu chất diêm sinh.


* Những món ăn truyền thống và cách chế biến: Vốn dĩ người Chăm sống chủ yếu bằng nghề nông, quanh năm nơi ruộng đồng, nương rẫy, núi rừng. Những sản vật được thiên nhiên ban tặng được họ khai thác và chế biến thành những món ăn, thức uống phong phú, phù hợp với khẩu vị của họ.


 I. Những món bánh [Tapei ahar mưnưng]


1. Tapei anăng baik [Bánh tét đòn] Bánh tét đòn của người Chăm gần gũi vói bánh tét đòn người Việt Trung Nam bộ, và người Raglai. Nguyên liệu chính là gạo nếp [điệp] và đậu [ralak]. Gạo nếp là sản phẩm nông nghiệp không thể thiếu của người Chăm, hai loại chính là Điệpkalu, trắng, hột tròn mùi mướp hương, dẻo và Điệpgilai, trắng, hạt dài, dẻo và thoảng hương thơm. Gạo nếp ngâm khoảng nửa giờ đồng hồ, vớt để ráo. Lá chuối [hala pakei], nếu là lá chuối chát càng tốt, bánh sẽ xanh và thoảng hương dễ chịu. Lá được phơi ngoài nắng cho dẻo dai để khi gói không bị nứt và rách. Đậu [ralak] như đậu phộng [ralak lauw], đậu đen [ralak juk]… rửa sạch, trộn vào gạo nếp. Khi gói người ta dùng lá chuối hai lớp làm vỏ, để dọc đậu nếp, cuộn tròn, cột bằng lạt giang [kanuôr tiang], chắt chừng nào tốt chừng nấy. Luộc khoảng 5 - 6 giờ. Bánh tét đòn được dùng rất nhiều trong lễ tế và cuộc sống đời thường: đám tang, lễ cúng gia tiên, lễ hỏi, cưới… Ngày nay song song với việc trộng đậu vào nếp, người Chăm còn có bánh tét đòn nhân lạt [kati taba] và nhân mặn [kati băk], có lẽ được du nhập phương cách từ các tộc người cận cư. Bánh nhân lạt thường là đậu, nấu chín, giã nhuyễn trộn với đường ăn [saradang]. Bánh nhân mặn thường dùng đãi khách trong dịp lễ tết, nhân mặn gồm thịt ướp gia vị đã được nấu chín hoặc chưa nấu [thịt bò].


2. Tapei anung banah [bánh tét cặp] Nguyên liệu như bánh tét đòn để dâng cúng, thường không có nhân [kati]. Bánh được gói ngắn hơn, hình bán nguyệt, khi cột lạt họ ghép hai bánh với nhau đối xứng, tạo thành bánh đòn. Luộc trực tiếp trong nước đun sôi. Bánh tét cặp được dùng trong các đám tang [padhi] cúng gia tiên [Pabăng mukkei], giỗ kỵ [patrip]. Loại bánh không có sự biến đổi vì chúng không được dùng trong những ngày thường.


3. Tapei dalik [Bánh ít] Bánh ít Chăm như bánh ít của người Việt. Bánh được làm từ gạo nếp ngâm giã thành bột [tapung]. Bột nếp nhồi với nước đường nấu để nguội. Người ta bốc từng cục bột, dát mỏng, bọc lấy nhân, gói. Làm chín bánh theo phương thức hấp. Nhân bánh thường được làm bằng đậu nấu chín giã nhuyễn hoặc dừa. Khi gói người ta thoa một lớp dầu ăn hay cốt dừa trên một mặt lá phía trong để khi bốc không bị dính. Bánh ít được dùng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày của người Chăm từ cúng lễ đến đãi khách.


4. Tapei adang [bánh xôi chè] Bánh xôi chè được làm bằng gạo nếp đồ xôi trộn với đường, đậu [phộng hoặc đen]. Bánh chín người ta chiết từng cục, hoặc cắt thành miếng vuông, bọc lá chuối để hở hai đầu. Tapei adang được người Chăm Bàlamôn dâng cúng trong đám tang. Người Chăm Bàni làng Văn Lâm, huyện Ninh Phước làm tapei adang có khác với tapei adang của bà con Bàlamôn gần như bánh tét cặp, nhưng bánh được làm bằng bột nếp ngào đường như bánh ít, không nhân. Người Văn Lâm hay luộc từng cặp tapei anung banah với tapei adang và ăn chung hai loại cùng nhau. Trong lễ cưới hoặc lễ karơh [lễ nhập đạo], người Chăm Bàni làm bánh xôi chè gồm nếp đồ xôi ngào đường. Bánh chín đổ ra nia, cán mỏng, dùng tay đập cho bánh ép chặt vào nhau. Hai mặt bánh phủ một lớp bột đậu phộng hoặc mè rang. Dùng dao cắt thành từng miếng vuông gọi là [tapei paul].


 5. Tapei racăm [Bánh tráng] Bánh tráng được sử dụng phổ biến trong đời sống cộng đồng của người Chăm. Bánh tráng được chế biến bằng bột gạo, hòa với nước theo tỷ lệ nhất định, mè đen [langư juk] hoặc mè trắng [langư bông]. Người Chăm có hai loại bánh tráng có kích thước khác nhau. Bánh tráng bằng đồng tiền kẽm chỉ được dùng [không ăn được] trong lễ cưới của người Bàni và bánh lớn dùng để ăn thay cơm hoặc ăn với thức ăn khác như gỏi, rau sống. Nếu muốn đổ bánh nhỏ [bằng đồng tiền], người ta dùng lửa than, đặt lên đấy tấm kim loại [thường là mâm đồng], mút bột bằng muỗng nhỏ đổ xuống mặt mâm. Khi chín cậy đem phơi. Bánh lớn, đường kính từ 30-35 cm, phải dùng khạp lớn [khang] căng mặt vải, đun nước bốc hơi, đổ bột bánh, tráng mỏng, đậy nắp. Bánh chín dùng đũa tre vớt, đặt vào phên tre đem phơi. Người ta dùng lửa than để nướng nếu thích. Bánh loại này dùng để ăn hàng ngày và trong cúng tế. Bánh tráng ở các làng Chăm ít biến đổi, nếu có thì chỉ thay đổi các loại đậu hoặc bột.


6. Tapei kamang [bánh in] Là loại bánh ngọt, được người Chăm chế biến để ăn và đãi khách. Bánh được chế biến từ lúa nếp rang đãi vỏ thành nổ [bỏng], người Chăm gọi là kamang. Kamang giã mịn thành bột trộn đường ăn. Dùng khuôn bằng gỗ, thường bằng chén uống trà nhận ép thành viên. Bánh tapei kamang của người Chăm được dùng nhiều trong đám tang hoặc giỗ kỵ.


7. Tapei côh [bánh cuốn] Bánh cuốn được dùng nhiều trong đám táng, giỗ kỵ của rngười Chăm từ rất lâu đời. Bánh cuốn được làm từ bột nếp, ray mịn, nhân của nó được làm bằng mè, đậu phộng rang giã mịn trộn đường ăn. Để làm bánh cuốn người ta dùng than lửa hồng, đặt lên đấy mâm đồng. Thoa lên mặt mâm lớp dầu ăn, ray bột theo chiều dọc một lớp mỏng, rãi đều hỗn hợp đậu làm nhân. Bánh chín dùng dao tre mỏng cuốn thành thỏi bánh tròn. Bánh cuốn chưa có sự thay đổi lớn, có chăng người ta trộn bột bánh với phẩm màu vàng hoặc đỏ với mục đích làm cho bánh trông hấp dẫn, sinh động hơn.


8. Tapei saip [bánh xếp] Tapei saip được người Chăm Bàni chế biến và dùng vào việc cúng tế rất lâu đời, đặc biệt là trong đám tang. Tapei saip được làm từ bột gạo nếp, xay mịn hòa với nước, trứng gà và đường ăn, tạo thành hỗn hợp sền sệt có màu mỡ trứng gà. Người ta nướng bánh bằng một cái mâm đặt trên than lửa hồng. Trước khi đổ bánh, người ta thoa một lớp dầu ăn hoặc dầu dừa nơi định đổ bột nhằm để khỏi bị dính vào mặt mâm. Bao giờ bánh bốc mùi thơm, vàng người ta dùng dao tre cậy, xếp ba và gói lại bằng lá chuối để hở hai đầu. 9. Sakaya Sakaya là loại bánh rất được ưa chuộng trong cộng đồng Chăm. Những lễ cúng trọng đại của người Bàni không bao giờ thiếu vắng Sakaya. Sakaya đã đi vào cuộc sống của người Chăm như biểu trưng của sự kính trọng, thành khẩn, thành ngữ Chăm có câu: Tapei anung ala [Bánh tét dưới]
Sakaya angauk [Sakaya trên] Sakaya được làm từ hỗn hợp trứng [gà, vịt], đậu phộng [giã nát], đường và gừng.
Để có chiếc bánh sakaya chín, bốc mùi thơm dìu dịu, người ta đem hỗn hợp đã được đánh [quậy] nhuyễn tạo thành dung dịch sền sệt, đổ vào khuôn bằng sứ [thường là chén, tô…] chưng cách thủy.
Sakaya được dùng trong lễ tục và thết đãi bạn bè quý mến.


 10. Ginraung laya [Bánh củ gừng]: Bánh củ gừng có hình dáng như củ gừng dùng làm gia vị. Nó đã được chế biến và sử dụng từ xưa đến giờ và rất được ưa chuộng, đồng thời thể hiện sự khéo tay của người phụ nữ Chăm. Bánh củ gừng được làm từ hỗn hợp bột gạo nếp, đường, trứng gà và men rượu. Hỗn hợp được nhồi thật nhuyễn, bốc từng cục như làm bánh ít, đặt lên mâm, dùng đôi bàn tay nặn hình củ gừng. Để được chiếc bánh vừa thơm, vừa ngon, người ta đem “củ gừng”đã được nặn đem bỏ vào chảo dầu ăn đang sôi sùng sục - dầu ăn được khử bằng nửa chén tỏi giã nát, 5 phút sau chiếc bánh có màu vàng và thơm. Bánh ginraung laya ngang hàng với sakaya thường được dùng trong các buổi lễ trọng đại và chiêu đãi khách quý.


11. Tapei kăng Người Chăm Bàni làm bánh tapei kăng từ rất lâu. Nó được làm để dâng trong thánh đường [Thang mưgik] nhân dịp lễ Al’lahâm của người vừa học xong lớp kinh côran vỡ lòng. Tapei kăng chín bằng phương thức nướng hỗn hợp bột pha với lòng đỏ trứng gà, đường với tỷ lệ rất nhỏ, trên một chiếc mâm đồng, thoa một lớp dầu ăn trước khi đổ hỗn hợp. Bánh bốc mùi thơm và chuyển màu nâu thì đã chín dùng dao tre gấp đôi, bọc lá chuối. Tapei kăng đến nay vẫn chưa có sự thay đổi và được xem là lễ vật rất quý để dâng lên các vị Nabi trong thánh đường mùa chay Ramưwan.


12. Akun [bánh chà cung] Bánh chà cung được người Chăm chế biến khá lâu đời của hai giáo phái Bàni và Bàlamôn. Akun được làm từ bột gạo ướt pha nếp [với tỷ lệ rất nhỏ], nếu là akun ngọt, người ta thêm đường theo tỷ lệ nhất định. Bột [không mịn] bọc trong lớp vải mỏng đem hấp trong nồi nước đang sôi [nồi hai tầng có soi lỗ], đậy nắp, khoảng 4-5 phút bánh chín. Akun trắng [không đường] ăn với nước đường nấu chín hoặc nước xáo gà, dê… Akun được dùng nhiều trong các cuộc dâng cúng Chăm như Kayâp, Kamưrôi, Rijanưgăr… của người Bàni, trong Palaw kasah, Rijanưgăr… của người Chăm Bàlamôn.


13. Kadaur [Bánh đúc] Bánh đúc Chăm có hai loại: bánh đúc chay [kadaur patih] và bánh đúc ngọt [kadaur mưriah]. Người Chăm chế biến hai loại bánh này để dâng cúng PôÂuluah trong thánh đường [Bàni] hoặc ở nhà. Kadaur được làm từ bột gạo, thật mịn pha với nước theo tỷ lệ định sẵn, nếu bánh đúc ngọt người ta trộn đường ăn vào bột. Bột nước đổ vào cái khạp [akhang] bằng đất nung hoặc thùng kim loại [nhôm, gang] bắt lên bếp với phương thức tăng hoặc giảm lửa. Đến khi bột có dấu bọt nổi lên li ti , người ta dùng que bếp quậy nhuyễn để cho bánh cô đặc từ từ và tránh bị cháy khét. Đổ vào nia cho nguội, dùng dao rạch cắt từng đường kẻ dọc ngang. Như vậy người ta đã có bánh đúc Kadaur. Bánh đúc chay ăn với muối mè hoặc muối đậu phộng.


II. Những món ăn được chế biến từ các loại thịt:


1. Món luộc: Thịt luộc được chế biến và sử dụng khá phổ biến trong cộng đồng Chăm. Các lễ đám như đám tang, cúng giỗ, tôn chức… đều có thịt luộc. Người Chăm trình bày quan điểm và món ăn chế biến từ thịt là “Pabaiy tuk mưnuk ăm” [Dê luộc - gà nướng], và thường là những con vật nuôi như trâu, bò, dê, gà, vịt… luộc làm món ăn, ngược lại thịt của thú rừng ít khi chế biến món này. Thịt được làm sạch sẽ đem luộc và nước luộc thịt - nước xáo được chế biến làm thành món ăn với thịt trộn rau ghém [thân chuối non sắc mỏng trộn với lá lốt thái]. Ngày xưa khi giết mổ con vật để dâng cúng [chỉ có dâng cúng mới được giết mổ trong nhà], ngoài thịt người Chăm hay tận dụng da, sừng để làm thành vật dụng khác, như da trâu làm dây thừng, bịt mặt trống ginăng, da dê bịt mặt trống ginăng, trống baranưng [loại trống một mặt], dùng sừng trâu để làm tù và.


 2. Món nướng [Rilaưw ăm] Thịt nướng được dùng phổ biến trong cộng đồng người Chăm từ cúng tế đến bữa ăn thường ngày.
Thịt nướng trong các lễ cúng gọi là kadang, ví dụ dê nướng là pabaiy kadang, gà nướng là mưnuk kadang. Người Chăm thường nướng thịt thú rừng, ngon nhất là thịt nướng các loại thú lông vũ như gà, chim… Thịt nướng ăn với đọt rau tự nhiên như tanung [lim xanh], tạo vị giác hay hay. Thịt nướng trong cuộc cúng không bao giờ họ tẩm gia vị và ngược lại trong bữa ăn hàng ngày họ hay bôi tẩm gia vị như hỗn hợp hành, ớt, tỏi, sả, nước mắm… có khi họ tẩm loại gia vị mọc ngoài rừng gọi là Halamưngei - lá xào giông. Ngày nay tiếp nhận cách chế biến hiện đại, người Chăm còn bắt chước ướp nước chao, ngũ vị hương…


3. Món kho [Rilauwjơp - rilauw um] Không biết món thịt kho có từ bao giờ, có lẽ được chế biến từ sau thế kỷ XIX, bởi trong mâm cúng hiện nay, cúng ở đền tháp hoặc thánh đường, đám tang của người Bàni không có thịt kho. Bất cứ thịt thú nào người Chăm cũng có thể kho được, kể cả thịt giông, và thường kho trong những cái trã, hoặc bằng những cái trã nhỏ hơn gọi là Klaig - bằng đất nung. Ngày xưa, người Chăm có cụm từ “Jrâu klaig” là cơm trộn với “cặn” thịt đọng lại ở đáy Klaig [trã], được trẻ con rất ưa thích. Hai loại gia vị thảo dược thường được sử dụng cho món thịt kho là sả [plăng] và lá xào giông [halamưngei]. Ngày nay, món thịt kho Chăm có sự biến đổi như người ta có thể kho thịt với rau [quả, trái], và sử dụng nhiều gia vị mới như càri, ngũ vị hương…


 4. Món gỏi [Laba] Món gỏi - nộm [laba] là món ăn truyền thống và nhằm để đánh giá sự khéo tay của người phụ nữ Chăm. Người Chăm làm món gỏi với nhiều loại thịt, lắm lúc người ta dùng da thú vật [thịt rừng, bò, dê] để chế biến món gỏi. Mỗi loại thịt ứng với từng loại rau [thường là rau rừng] hoặc bắp chuối, măng… như thiết phải có đậu phộng rang giã và lá me non sắc nhỏ. Gia vị thường sử dụng cho món gỏi là hành, ớt, tỏi, tiêu… có khi tùy sở thích mà người ta dùng cả mắm nêm để làm gia vị cho món này. Người Chăm có thành ngữ “Auk laba ajah” [Nhả gỏi giông] để chỉ sự nuối tiếc phải bị nhả ra món ăn ngon. Chế biến món gỏi khá công phu và phải khéo tay, nếu không sẽ bị mặn hoặc chua, cay vì phải sử dụng nhiều gia vị và cũng phải lựa chọn ra cho thịt nướng hay luộc. Món gỏi Chăm ngày nay đã có sự biến đổi, nguyên liệu để chế biến như gỏi thịt gà dưa leo, ngó sen… Nhưng có lẽ người Chăm Bàlamôn thích hơn cả là gỏi giông với cách chế biến truyền thống của họ. Ngoài những món ăn từ thịt kể trên, người Chăm cũng đã biết bảo quản và tích trữ thịt, bằng cách thịt xẻ ra ướp gia vị thường là muối, sả, đem phơi ngoài nắng cho thật khô, xếp vào giỏ [apung] treo trong bếp lửa dùng dần. Nếu vào những ngày mưa, họ cũng làm như trên và treo lên nơi bếp lửa gần giống với thịt hun khói của tộc người Tây nguyên.


III. Những món ăn được chế từ thủy sản: Địa bàn cư trú của người Chăm là nông thôn, đồng bằng tiếp giáp biển và miền rừng núi, phong phú thủy hải sản. Chỉ riêng vùng đầm lầy khu vực xã Thành Hải ngày nay, từ năm 1960 trở về trước là vựa cá nước ngọt của cả tỉnh Ninh Thuận. Những món ăn mang tính truyền thống được chế biến từ cá gồm cá nướng [ikan ăm], cá kho [ikan jơp - ikan um].


1.Món cá nướng [Ikan ăm] Món cá nướng thường là cá nước ngọt như cá trê [ikan kăn], cá rô [ikan kruak], cá chép [ikan cadu]… cá bắt được từ sông suối, hồ, ao… rửa sạch, có loại không cần đánh vẩy và thường thường cá nướng không cần phải đánh vẩy, dùng cây xiên, lụi nướng trực tiếp trên lửa. Cá tràu [cá quả] có khi người ta gói lá chuối, cột chặt bỏ vào lửa rơm, thay vì nướng trực tiếp, nướng như vậy cá sẽ rất thơm. Ở một số nơi, người ta bắt chước người dân Nam bộ nướng cá tràu bằng cách, gói cá bằng lá chuối, đào hố bỏ cá vào đốt lửa phía trên. Cá nướng thường được ăn kèm với đọt cây riềng như tanang [dừng], grak [lim], cốc chua… Lắm lúc người Chăm cũng ăn cá nước mặn như cá trích, cá nục, cá mòi… ăn với khế [hamia], chuối chát, bắp chuối… Tôm, cua bắt được có khi người ta nướng, nhiều nhà làm gỏi tôm với lá me non, trộn lẫn với mấy thứ rau ngoài rừng.


2. Cá kho [Ikanjơp - Ikan um] Trong các lễ cúng có thức ăn mặn lúc nào cũng có cá kho, người Chăm kho cả cá nước ngọt và cá nước mặn. Nhưng gia vị khác nhau. Nếu là cá nước mặn như cá thu, cá ngừ thậm chí là cá cơm gia vị ngoài hành ớt muối còn có tiêu. Và nếu như cá nước ngọt như cá trê, cá tràu đến cá lòng tong, gia vị phải cay, không thể quên sả hoặc lá xào giông, có nơi còn kho với đọt cay táo nhơn, nghệ… Và dụng cụ nấu được yêu thích nhất vẫn là cái trã bằng đất nung. Đã từ lâu, người Chăm đã biết bảo quản và tích trữ cá khi được nhiều hoặc dùng trong vụ mùa bận rộn, mưa bão. Thường thường người ta lấy hết ruột, mang nếu là cá nước mặn, chặt đầu, bóc mang và xẻ nếu là cá nước ngọt. Muối pha loãng, nhúng cá, đem phơi. Cá khô người Chăm gọi là Arik, có nơi gọi là Ikan thu.


IV. Món canh Có thể nói món canh là món ăn chủ đạo của người Chăm, trong kho tàng văn học dân gian “canh” được nói đến khá nhiều so với các món ăn khác. Từ xa xưa người Chăm đã biết chế biến 3 loại canh: canh rau [ia habai], canh chua [ia mưthăn] và xáo thịt [ia jan].


1. Món canh rau [Ia habai] Động từ “habai” của tiếng Chăm tương ứng với động từ “nấu canh” của tiếng Việt. Danh từ “ia”, nghĩa tiếng Việt là “nước”. Như vậy, “nước” đóng vai trò quan trọng trong việc nấu canh, rau có nhiều thứ: canh rau lá cá hoặc thịt, canh rau quả cá hoặc thịt, có loại canh được nêm ngoài gia vị còn nấu chung với bột gạo rang hoặc ngâm. - Canh rau rừng thập cẩm [ia habai djăm glai]: Với ý thức khai thác rau tự nhiên tối đa để phục vụ cho gia đình, canh rau tập tàng - nhiều loại rau như chùm bao, rau đay, rau bồ ngót, và nhiều loại rau rừng nữa mà trong tiếng Việt không có tên như djăm Kagauk, djăm kadit, djăm krưm… được nấu chung. Cách chế biến khá đơn giản: Nấu nồi nước, nếu nấu với cá nước ngọt thì làm sạch cá bỏ vào cùng thời, hoặc cá nước mặn thì chờ nước sôi mới bỏ cá. Cá chín nước đang sôi sùng sục thái rau rửa sạch cho vào nồi canh. Rau chín khuấy bột gạo với nước lã đổ vào, chờ 15 phút sau nên gia vị [hành, muối] thường người ta nêm mắm [mắm nêm] vào nồi canh, cuối cùng nhấc xuống “tra” bột ngọt, cách đây hơn 30 năm, người Chăm hay dùng lá cây “hala kayaw” để nêm thay bột ngọt mà nồi canh vẫn ngon. - Canh rau đắng [ia habai djăm phik]: Rau đắng mọc rất nhiều ở rẫy, vườn hoặc bờ ruộng, nhất là vào tháng 4, 5, 6, 7 Dương lịch. Canh rau đắng tính mát ăn vào mùa nắng ở Ninh Thuận là hợp lý. Canh rau đắng ít khi nấu đơn loại mà hay nấu chung với cà dĩa. Cách nấu có khác với canh rau tập tàng, đem nồi nước với cà dĩa nấu sôi [nếu cá nước ngọt bỏ vào cùng thời], cá chín, khuấy bột gạo đổ vào chờ chín mới nêm gia vị, nhấc xuống bỏ rau đắng sau khi đã rửa sạch, cuối cùng bỏ vào nồi canh chén lá me non sắc nhỏ và bột ngọt. Muốn cho nồi canh ngon và không đắng lắm thì người ta không khuấy nồi canh sau khi bỏ rau, đồng thời rau sẽ có màu xanh tươi hấp dẫn. Ít khi người Chăm nấu canh rau đắng với thịt, nếu có như thịt trâu, bò… - Canh măng tươi [ia habai labung]: Măng tươi có rất nhiều trên rừng núi ở tỉnh Ninh Thuận, nó được khai thác vào tháng 9,10,11 hàng năm. Măng tươi sắc mỏng ngâm nước lã hoà một ít muối. Bắt lên bếp từ đầu, khoảng từ 20-40 phút, khuấy bột gạo đổ vào, chờ bột chín nêm gia vị và một ít lá me non thái nhỏ. Nếu nấu với cá nước ngọt hay cá biển thì cách làm như canh rau tập tàng hoặc rau đắng. Khi nhấc nồi canh xuống người ta giã lá “bột ngọt” - hala kayaw bỏ vào nồi canh, nối canh sẽ mất ngon nếu không có loại lá “bột ngọt” thiên nhiên ban tặng. - Canh môn [Ia habai djăm labua]: Đây là loại canh rất được ưa chuộng trong cộng đồng người Chăm, đặc biệt là canh môn được chế biến trong đám tang Bàni. Rau môn [djăm labua] mọc rất nhiều nơi đồng ruộng, nương nước hoặc đầm lầy. Rau môn rất ngứa, nếu không chế biến đúng kỹ thuật thì rất khó ăn và ngược lại. Nước để nấu canh môn ngon nhất vẫn là nước xáo thịt, nước luộc thịt trong đám hoặc lễ cúng như trâu, dê… Rau môn cắt về, tước vỏ ngoài, bẻ làm ba làm tư, rửa nước xào qua khương [akhang] bằng đất nung [hoặc thùng nhôm], đun lửa vừa phải, nước xáo bắt đầu sôi bỏ rau vào dùng que bằng cây cổ nắm tay nhấn thọc cho rau mềm nhũn như bún. Thịt thái từ xương sườn con thú bỏ vào canh, bột gạo rang giã nhuyễn bỏ vào sau đó. Khi khương canh đã mềm nhũn, bốc mùi thơm, người ta nêm gia vị [ớt, hành, muối, mắm nêm] và lá me thái mỏng theo tỷ lệ số lượng rau.


2. Nước xáo [Iajanrâw] Trong các cuộc đình đám người Chăm không thể nào thiếu món nước xáo [nước lèo] thịt dê, trâu, gà, đó là những con vật hiến tế. Gọi chung là Iajanrâw. - Nước xáo thịt gà gọi là Ia kanăng: được chế biến để ăn gia đình, khi đãi khách nhưng nhiều nhất vẫn là trong các cuộc cúng thần hoặc thánh. Con gà được làm sạch sẽ, băm nhỏ, xào qua cho chín rồi đổ nước, gạo hạt vào nấu. Đã chín, gạo nở đều như cháo hoa, bốc mùi thơm gia vị ướp thịt, người ta nêm gia vị [ớt, hành, muối, mắm nêm]. Nếu là thịt gà luộc nguyên con để cúng, người ta dùng nước ấy bỏ gạo vào để nấu nước xáo, gạo chín nêm gia vị. Người Chăm đã biết nấu canh gà với lá dang [hala dang] rất sớm. Lá dang xung quanh địa bàn cư trú của người Chăm rất nhiều, vì thế mà họ đã khai thác để ăn triệt để. - Nước xáo thịt dê, trâu gọi là Ia kanut pabaiy, Ia kanut kaba. Nước xáo thịt dê, trâu được lấy từ nước luộc thịt để chế biến thành món ăn. Nếu ở canh gà hoặc xáo gà người ta bỏ gạo hạt thì ở nước xáo dê, trâu người ta rang gạo, giã thành bột gọi là apriêng để nấu chung. Nước xáo bốc mùi thơm, người ta nêm gia vị gồm ớt, hành, muối và một ít mắm nêm. Ngày nay, nước xáo thịt đã được thêm nhiều nguyên liệu như cà chua, hành tây… để làm cho nước xáo thịt ngon thêm. Đồng bào Chăm hay dùng nước xáo thịt ăn với bánh aku, một loại bánh bột gạo hấp, gọi món ấy là Akunla Janrâu.


V. Các loại rau [Djăm]: Người Chăm ăn rất nhiều rau: canh rau [ia habai], rau luộc [djăm tuk], rau muối [djăm jrauk] và rau sống [djăm băng mưtah]. - Rau luộc [djăm tuk]: có thể là rau lá luộc được hái ngoài tự nhiên, hoặc trồng trong vườn nhà, đó là những loại rau nấu được canh và rau quả [mướp, cà, bí, bầu…]. Người Chăm luộc rau lá bằng cách đun nước sôi, sắc rau bỏ vào, và nếu là rau quả thì sắc bỏ vào nồi đun sôi cùng thời. - Rau ăn sống [caduk]: rau ăn sống rất phong phú, thường là các đọt cây rừng, và rau trên mặt nước. Rau đọt cây rừng như đọt lim, đọt dừng… vị chát, đọt cây cốc đắng, đọt đu đủ, thường luộc hoặc ăn sống vị đắng… rau lá lốt có vị cay. Các loại rau sống trên mặt nước như rau muống [djăm puôn], rau cần [djăm gălbô]… Người Chăm thường có kinh nghiệm hái đọt cây khi đi rừng để ăn là loại cây nào có đọt màu đỏ thẩm cả lá thì có thể ăn được, nếu mặt trên đỏ dưới xanh hoặc chỉ đỏ một nửa thì hãy coi chừng có vị độc. Rau rừng thường để ăn với thịt, cá rán hoặc nướng. Rau luộc ăn với cá, thịt kho. Ngày nay, rau trên thị trường rất phong phú, nhưng người Chăm không bao giờ quên rau cỏ ngoài rừng hay trên mặt nước, vừa ngon lại không bị các chất hóa học thẩm thấu trong cây rau. - Rau muối [Djăm jrauk]: Người phụ nữ Chăm rất thạo muối các loại rau để làm thức ăn, họ có thể muối được rau lá, thân rau và rau quả, củ. Nhưng ngon nhất và được ưa chuộng nhất vẫn là rau màng màng với cà dĩa. Rau màng màng sau trận mưa rào mọc rất nhiều, nhổ về cắt bỏ rể, thái cả thân và lá thành từng khúc ngắn từ 1,5 - 2cm, cà dĩa thái mỏng. Tất cả trộn lại đem phơi ngoài nắng. Nấu nồi nước muối [vừa phải] để nguội, rửa rau để ráo nước, bỏ vào muối ngập khỏi rau, ba ngày sau là có thể ăn được. Nếu muốn ăn nhanh, người ta đổ thêm nước vo gạo vào hủ, một ngày và một đêm đã ăn được.


VI. Chè - cháo [Bu]: Người Chăm sử dụng chè cháo rất phổ biến và lâu đời, chè cháo ăn hàng ngày và dâng cúng. - Chè, người Chăm gọi là “bu yamưn” [cháo ngọt], chế biến nguyên liệu chính là đường, đậu. Có hai loại chè: lỏng và đặc. Người Chăm thích chè đặc hơn, bằng cách pha loãng vào nồi chè, bột nếp, gạo nếp hoặc bột bán trên thị trường. Gừng quyết định mùi vị của nồi chè . Có khi người Chăm dùng hạt quế ngâm đổ vào nước đường nấu chín gọi là bu bauh aik. - Cháo, người Chăm gọi là “bu”. Có hai loại cháo: bu brah [cháo gạo tẻ, nếp] và bu hăng [cháo cay]. Cháo gạo như cách nấu của các tộc người khác là đun nước với gạo, gạo chín nở bung hạt đã có thể ăn được. Có khi người Chăm dùng bắp hạt giã bóc vỏ, mày nấu cháo gọi là butangơi, cách nấu như “bu brah”. Cháo cay nguyên liệu chín là gạo nếp với thịt có nêm gia vị [ớt, hành, mắm], lá hành ngò. Nếu nấu với cá thì luộc cá, bóc bỏ xương [nếu có], cháo chín nêm gia vị [hành, ớt, nước mắm, tiêu], hành ngò, quế. Có khi người Chăm cũng dùng thịt các loại nhuyễn như ốc, tôm…để nấu cháo cay. - Cháo chua, người Chăm gọi là “bu mưtham” được ưa thích trong mọi tầng lớp Chăm, đặc biệt là tầng lớp nông dân. Cháo chua được chế biến khá đơn giản: gạo nấu cơm chín tới [vừa mới nở hạt cơm], bới để nguội, bỏ vào lu hoặc hủ đổ nước lã vào đem phơi ngoài sương đêm. Nếu là nồi lần đầu tiên qua hai ngày và hai đêm đã có thể ăn được, nếu là nồi tiếp theo, người ta lấy nước cháo chua nồi trước làm men mồi, qua một ngày đêm đã ăn được. Cháo chua ăn rất bổ, ăn với cháo chua người Chăm thường dùng muối sả [sara plăng], muối xào giông hoặc khô cá nướng.


VII. Cơm [Lithei] - Xôi [điêp] Cơm là món ăn chính của người Chăm từ xưa đến nay, là lễ vật không thể thiếu trong những lần cúng tế. Cách người Chăm đã dùng cơm cùng thời với nền văn minh lúa nước ở các nước Đông Nam Châu Á. Trong dâng cúng tùy tính chất của cuộc lễ mà cơm được dọn bằng các vật dụng khác nhau; cúng trong thánh đường hoặc dâng cúng đức thánh Âu-huah, cơm được dọn trong một cái dĩa lớn vun tròn, tượng trưng cho bầu trời úp trên mặt đất, cúng thần Yang bằng tô vun, hay hộp bằng kim loại. Những ngày thường, người Chăm ăn cơm bằng chén và dùng đôi đũa để và vào miệng. Riêng người Chăm Islam ăn cơm bằng dĩa và dùng muỗng để múc. Người Chăm có vài cách nấu cơm tùy vào khối lượng gạo tương ứng với thực khách và đặc trưng cuộc cúng. - Nấu cho gia đình [từ 6-10 người] người ta vo gạo đổ nước đun xôi trực tiếp lên bếp, nồi cơm sôi chắt nước, cời than đặt lên, thỉnh thoảng “vần” để cơm chín đều. - Nấu cơm cho các lễ đám đông người, vo sạch gạo để cho ráo nước. Đun nồi nước sôi đổ gạo vào. Cơm sôi cời than đặt lên. - Nấu “cơm béo” [lithei lamưk] để cúng cho Patri [công chúa] bằng cách dùng nước luộc gà thay nước lã, gạo vo ráo nước đổ vào nồi. Cơm có chất béo và có màu hơi vàng vàng. Có nơi người ta dùng nước dừa pha cốt để nấu, thường thấy trong lễ cúng của người Chăm Bàni. Người Chăm ăn cùng thời cơm với các món ăn, hoặc gắp hoặc chan. Người Chăm Bàni có bữa ăn vào rạng sáng thứ 31 tháng chay tịnh Ramưwan gọi là lithei yakai. Cơm được thổi bằng số lượng gạo mang về từ thánh đường vào sáng thứ 29 mùa chay. Cơm được ăn với muối mè và trứng [gà, vịt] luộc. Người được ăn phải là người theo đạo Bàni, đã qua các cuộc lễ bắt buộc như Katak Karơi cho người vị thành niên, Palikhah cho những ai đã có gia đình. Trước khi ăn phải được tắm rửa sạch sẽ và ngồi ăn theo kiểu xếp bằng nếu là đàn ông và ngồi duỗi tréo là phụ nữ. Trong khi ăn không được nói chuyện và ăn hết số cơm đã nấu, gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn trong tương lai. Ngoài ra trong thuật chữa một số bệnh, người Chăm dùng cơm gạo lức ăn với muối mè gọi là “brah ba sara larga”. * Xôi [điêp] không được dùng làm món ăn chính như cơm, thỉnh thoảng mới nấu, nhiều nhất trong các cuộc dâng cúng. Người Chăm có hai cách thổi cơm nếp [xôi], bằng cách vo sạch gạo nếp, đun nước sôi đổi gạo vào, chờ cạn nước, cời than đặt lên, hoặc hấp [Kahôn] bằng nồi đất nung hai tầng trên soi lỗ lót lá chuối, đổ gạo lên để nước bốc hơi xôi chín. Người Chăm hay trộn đậu xanh hoặc đậu đen vào gạo nếp để nấu xôi. Và thường ăn xôi với muối mè đậu phộng.


VIII. Mắm [mưthin] - Muối [sara] Đây là hai loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người Chăm. Mắm [mưthin]: Hiện nay người Chăm không còn chế biến nước mắm nữa mà hay chế biến mắm cái. Mắm cái được làm từ cá nước ngọt và cá nước mặn. - Mắm cái cá nước ngọt thường bằng các loại cá kích thước nhỏ như lòng tong [rataung], rô [Kruah],… Cá bắt về rửa sạch trộn với muối theo tỷ lệ để dùng mau hay lâu. Ngoài ra để mắm có vị chua và thơm, người ta hay trộn vào cá cơm nguội hoặc bắp rang giã thành bột. - Mắm cá biển cũng vậy thường là cá có kích thước nhỏ như cá cơm, cá nục… có khi người Chăm còn muối mắm cá mòi, cá thu. Tuỳ thời gian sử dụng mà trộn muối theo tỷ lệ thích hợp. Ngày nay muối mắm cá nước ngọt có nơi còn trộn thêm đường ăn, để mắm có màu hồng và vị chua ngọt.
Người Chăm chế biến mắm cái để ăn cơm, ăn với rau phải có gia vị, thông thường là sả, ớt, hành và me chua. Muối [sara]: Muối là nguồn gia vị vô tận ở tỉnh Ninh Thuận, được sử dụng phổ biến để chế biến món ăn, bảo quản thực phẩm. Từ xưa, người Chăm sử dụng muối không những để làm gia vị mà còn là thành phần không thể thiếu trong các cuộc xua đuổi tà ma của thầy pháp [gru urang], hay dùng trong việc làm giảm quá trình tiêu hủy chất dầu thắp sáng như thầu dầu [tamưngưn], đậu phộng [ritak lauw], dừa [li-u]… dưới dạng muối hột. Và nghi thức đầu tiên của các vị chức sắc trong các cuộc dâng cúng lễ vật là cắn hạt muối - Kaik sara. Muối được chế biến thành thức ăn như muối hầm, muối sả, muối lá xào giông, muối đầu cá khô. - Muối hầm là muối được bỏ vào nồi đất nung đắp rơm hoặc củi xung quanh đốt, sức nóng làm hạt muối nổ bung thành những hạt mịn như cát. Gọi là sara pađaih. Muối hầm dùng làm gia vị và là thức ăn hàng ngày cho các phụ sản. - Muối sả là muối hầm giã với củ cây sả. Gọi là sara plăng. Muối sả dùng để ăn với cơm nóng, cháo chua, làm gia vị. - Muối lá xào giông là muối hầm trộn với bột [khô] lá xào giông. Gọi là sara halamưngei. - Muối đầu cá khô là muối hầm giã với đầu cá khô nướng hoặc rang. Gọi là sara akauk ikan thu, muối này dùng để ăn với cơm, cháo chua.


X. Thức uống [kaya mưnhum] - Đồ hút [Pakaw] Ngoài nước lã [nước sông, suối, giếng khơi, nước lọc…], người Chăm còn uống nước nấu với cây cỏ, nước nấu với đậu và các loại rượu. - Nước nấu với cây cỏ gồm có nước trà [ia caiy], nước trà tiên [ia caiy glai], nước lá rằng [ia gauk klangjah], nước cây chùm bầu đực [ia halamưlar tanauw]. Thức uống nấu với cây cỏ ngoài trà mua ở thị trường còn lại được khai thác nơi địa bàn cư trú. Có loại cây cỏ dùng hết các bộ phận [lá, thân, rễ] như trà tiên, có loại dùng vỏ như cây bur, có loại dùng thân cây như cây chùm bầu đực… Nhưng đều băm nhỏ, xao khử thổ xong mới nấu uống. Các loại nước nấu với cây cỏ trên ngoài làm thức uống còn là thuốc chữa bệnh như đầy hơi, kiết lỵ, thanh nhiệt… - Nước nấu với đậu thường là hạt đậu săng, hạt đậu săng rang nấu uống, vừa ngon vừa thanh nhiệt và thơm. Ngoài đậu săng, người Chăm còn nấu đậu ván rang để uống, chủ yếu là mùi thơm của đậu. - Các loại rượu [Alăg-tapai]: Các loại rượu được người Chăm sử dụng rất phổ biến, các cuộc cúng thần nào đều có rượu, ngoài ra dùng để thết đãi khách hoặc uống trong các bữa ăn. Rượu được chế biến bằng phương pháp chưng cất hoặc ủ đều sử dụng trái men [bauh tapei] ngoài nguyên liệu chính là ngũ cốc [gạo, nếp, bắp, mì…]. Ngày nay, người Chăm không chế biến trái men mặc dù việc làm rượu vẫn còn. Rượu chưng cất gọi là alăg, bà con đi mua mỗi khi dùng, còn rượu ủ được làm tại nhà gọi là “tapai”. Người Chăm chế biến hai loại tapai gọi là “tapai cuak” [rượu cần] và “tapai athăr” [cơm rượu]. Đồ hút [Pakaw]: Người Chăm hút thuốc lá do họ trồng hoặc mua. Thuốc trồng [pakaw pala] hái phơi khô, cuộc sắc bằng dụng cụ gọi là baltrăk pakaw. Thuốc được quấn sâu kèn bằng vỏ bắp [loại bắp địa phương vỏ rất mỏng].


Phép ứng xử trong ăn uống:


Hàng ngày, người Chăm trải chiếu hoặc cà tăng theo chiều Đông - Tây để dọn ăn. Thường thường buổi sáng và buổi chiều ăn ngoài sân còn buổi trưa trong hiên nhà. Thức ăn được dọn trên mâm và ngồi theo thứ bậc trong gia đình, người phụ nữ [mẹ, chị] thường ngồi gần nồi niêu vừa ăn vừa núc bổ sung thức ăn cho mọi người. Người Chăm không cầu nguyện trước khi ăn, và bữa ăn bắt đầu khi người lớn tuổi cầm đũa. Trong lúc ăn không được nói chuyện nhảm hoặc cãi cọ, không để rơi vãi hạt cơm và nếu vào buổi chiều phải thắp đèn dù trời hãy còn mờ sáng. Ngoài ruộng rẫy, nếu không phải là buổi cúng thì bữa ăn không cần dọn trên mâm mà bê đặt dụng cụ đựng thức ăn chính giữa, mọi người dùng chung. Trường hợp không mang theo đũa chén thì họ vót cây rừng hoặc có khi dùng lá cây làm muỗng. Và mọi thành viên ngồi quanh không theo thứ bậc.


2. Ăn uống nơi đình đám: Tùy theo tính chất và đạo giáo Bàlamôn hay Bàni mà người Chăm có cách dọn ăn khác nhau. Nếu là đám tang ở cả hai đạo giáo dọn ăn theo chiều Bắc - Nam, còn nếu là các đám khác như đám cưới, hoặc lễ cúng thần thánh, họ dọn ăn theo chiều Đông - Tây. Người Chăm Bàlamôn dọn thức ăn trên mâm cho hai hoặc bốn người, còn người Chăm Bàni chỉ dọn mỗi mâm có hai vị cao niên hoặc chức sắc ngồi trên cùng, những người còn lại dọn tiếp diễn đặt trực tiếp chén đãi trên mặt chiếu. Được ăn khi mâm trên cùng đã cầm đũa. Các vị chức ắc ở hai đạo giáo khi tham gia cúng kính trong nhà lễ [Kajang], mọi lễ vật [các món ăn - uống] dọn trên mâm cao chân lót lá chuối, gọi là salaw takai, mâm của người Chăm Bàlamôn có 5 chân, mâm người Bàni 6 chân. Các vị chức sắc ngồi theo kiểu duỗi tréo [Jauh maiy], và trước khi dùng tất cả đều cắn hạt muối và thực hiện nghi thức xin phép bằng động tác và lời niệm thầm trong miệng. Người đàn ông Chăm dùng cơm nơi đình đám cũng như ở nhà đều cùng tư thế [ngồi xếp bằng], còn người đàn bà tư thế duỗi chéo như các vị chức sắc đó là tư thế chuẩn mực và bắt buộc. Điều đáng lưu ý là bất kỳ đình đám nào, người đàn ông cũng được mới ăn uống trước mới đến phụ nữ. Trong lễ cưới hai vợ chồng son được cùng ăn trên một cái mâm với nhiều thức ăn thể hiện sự chung thủy, gắn bó và giàu có.


3. Một số kiêng kỵ trong ăn uống:


- Đạo Bàlamôn kiêng ăn thịt bò.
- Đạo Bàni kiêng ăn thịt heo, thịt giông.
- Thầy pháp không ăn cá trê.
- Ông Mưduôn, muk rija dù là người Bàlamôn hay Bàni đều kiêng ăn thịt heo, thịt giông.
- Có tộc họ kiêng ăn trái mít, chuối nải nguyên, nếu muốn hoặc phải cúng hoặc phải làm động tác ném bỏ.  Những điều kiêng kỵ trên ắt là có lý do của nó. Tuy vậy, đứng về mặt dinh dưỡng học nhiều kiêng kỵ trong ăn uống sẽ làm cho con người thiếu chất, con người phát triển chậm và tinh thần không thể minh mẫn được. Nhận thức “vấn nạn” ấy, ngày nay một số tiểu gia đình trẻ đã có một vài xu hướng cải cách ăn uống, người Bàlamôn đã ăn được thịt bò, và Bàni đã ăn được thịt heo. Tuy vậy, họ không thể ăn uống công khai trong thôn làng.Trong tương lai, chắc chắn những điều kiêng kỵ ấy sẽ bị phá vỡ, thay vào đấy xu hướng “đủ chất dinh dưỡng” chiếm ưu thế trong cộng đồng người Chăm, đặc biệt là các tiểu gia đình trẻ.


6- Tôn giáo và Cơ cấu tổ chức quốc gia
-Tôn giáo:


Bà-la-môn giáo[Brahmanism]: hình thành và phát triển có bề dày trên 3000 năm lịch sử Ấn Độ. Giáo lý Bà-la-môn được thiết lập trên nguyên  lý của kinh Veda. Duy chỉ có bộ Upanishads được dịch giả Thạch Trung Giả giới thiệu với tên Áo Nghĩa Thư được hình thành sau nhất, đã nói lên sự thâm sâu vô cùng của tôn giáo này. Tuy nhiên, trên mảnh đất thuộc vương quốc Champa, chúng ta thấy đạo Bà-la-môn có nhiều sự biến đổi, pha trộn khác với Bà-la-môn giáo nguyên thủy.Về hình thức kiến lập thế giới nhân sinh, Bà-la-môn giáo quy định rõ trong Luật Manu. Luật này phân chia xã hội thành bốn đẳng cấp mà đứng đầu là giai cấp tu sĩ Bà-la-môn, được cho là sinh ra từ miệng của Phạm Thiên [Brahma], được hành lễ tế tự, giảng dạy chân lý, luật lệ. Tầng lớp này đa số là người Ấn Độ. Thứ hai là giai cấp Sát-đế-lợi [Ksatriya], được sinh ra từ cánh tay của Phạm Thiên, thuộc tầng lớp vua quan binh sĩ cai trị xã hội mà đa số là người Champa gốc Nam Đảo nắm giữ. Thứ ba là giai cấp Phệ-xá [Vaisya], được sinh ra từ đầu gối Phạm Thiên, thuộc tầng lớp thương gia và phú nông; mà đa số là người Champa giàu có và người Thượng gốc Nam Đảo nắm giữ. Thứ tư là giai cấp Thủ-đà-la [Sudra], được sinh ra từ hai bàn chân của Phạm Thiên, thuộc tầng lớp thợ thủ công và bần nông làm công cụ để các giai cấp trên sai khiến; tầng lớp này thuộc các sắc dân miền núi và tù binh.Người Champa theo đạo Bà-la-môn còn gọi là Chăm Jăt, Chăm chính thống. Bà-la-môn giáo cho đến thế kỷ III được xem là tôn giáo chính của tộc người Champa, nhưng chỉ có nới ra trong tầng lớp vương tộc để hành lễ mà thôi. Đạo này phát triển mạnh tại miền Nam Champa và gần như giữ vai trò độc tôn dưới triều vua Bhadravarman I [thế kỷ IV].Và cho đến thế kỷ X, đạo Bà-la-môn vẫn còn giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, tinh thần tộc người Champa.Tuy nhiên, do sự giao lưu văn hóa với các nước phương Bắc, nhất là Phật giáo Đại thừa và phương Nam thuộc Phật giáo Tiểu thừa, nên xã hội Champa không chịu sự định dạng khắc nghiệt như luật Menu qui định và dưới triều vua Indravarman II [thế kỷ X] nhà vua đã quy y Phật có pháp danh là Paramabuddhaloka, thì Bà-la-môn giáo và Phật giáo cùng đồng hành phát triển.Cho đến thế kỷ XIX chúng ta thấy giai cấp Thủ-đà-là còn tồn tại ở Champa. Và ngày nay, tính chất Bà-la-môn giáo còn được giữ gìn rõ nét trong các dịp tế lễ của dân Chamap theo Bà-la-môn được cử hành do thầy Paseh, Tapah; Champa theo đạo Bani thì do thầy Char, Po Adhya, Po Bac hành lễ, nhưng so với nguyên thủy thì nó có sự cải biến rất nhiều.


Phật giáo:Ngày nay, dòng tư tưởng Phật giáo gần như vắng bóng trong sinh hoạt tín ngưỡng của tộc người Champa. Nhưng thực tế trong lịch sử thì Phật giáo có một vai trò rất lớn trong đời sống tộc người này. Tuy nhiên, để vẽ nên những gam màu hết sức tổng quát cho việc định hình Phật giáo nước này thì ngay cả những nhà sử học cũng có rất nhiều mối quan tâm. Để trả lời cho câu hỏi: Phật giáo được du nhập vào Champa như  thế nào thì thật không phải là vấn đề nhỏ. Chúng ta có thể kinh qua các thư tịch cổ Trung Hoa miêu tả về việc mua bán với người Champa vào những thế kỷ VII đã ghi lại rằng: cộng đồng người Champa vào  thời kỳ này rất kính mến Phật Thích Ca. Đặc biệt, lúc quân nhà Tuỳ đánh chiếm Champa đã thu được rất nhiều chiến lợi phẩm, trong đó nổi bật nhất là 1.350 pho kinh Phật. Đặc biệt, vào thế kỷ thứ I, Phật giáo là tôn giáo chủ đạo xung quanh khu vực trung tâm của xứ Kauthara. Nhà nghiên cứu L. Finot đã có những khảo cứu bia Võ Cạnh – Nha Trang cho biết thêm: “Nhà vua dựng bia để thể hiện ý thức về sự vô thường của cuộc đời, về lòng trắc ẩn đối với chúng sanh; về sự hy sinh của cải mình cho lợi ích chung” Căn cứ vào những sử liệu vừa nêu, chúng ta có thể cho rằng Phật giáo được truyền vào Champa những niên kỷ thứ I sau Cn.Xét bối cảnh lịch sử Ấn Độ về khía cạnh tôn giáo cho đến lúc đức Phật nhập diệt, trải qua một trăm năm biến chuyển trong cộng đồng Tăng lữ thì uy đức của đức Phật vẫn còn đang bao trùm các vương quốc ở đây, nên tinh thần qui hướng Phật giáo một cách tuyệt đối vẫn còn sâu đậm. Từ đó tư tưởng của Arya, Samiti, Nikaya và Sarvativada theo đà đó phát triển mạnh mẽ. Và tất nhiên những thương buôn là những Phật tử và những vị Sa-môn theo gót viễn du giao lưu văn hóa có những bước thành tựu khả quan mà trong đó hải cảng Champa là địa điểm thuyền cập bến nhiều nhất. Khi thuyền cập bến thì những vị chân tu Phật giáo tìm về nơi vắng vẻ để tu tập – đồng thời hoằng hóa làm nghĩa vụ khai ngộ cho chúng sanh. Do vậy, Phật giáo bước đầu đã đặt nền móng nơi đây.Qua dòng thời gian, tuy Phật giáo Tiểu thừa, nhất là phái Arya Sammitinikaya được du nhập cùng lúc với Bà-la-môn giáo, nhưng không phát triển mạnh được vì chủ trương xuất thế giải thoát tự thân, chứ ít phát huy vai trò nhập thế hoằng dương chánh pháp. Chỉ có Phật giáo Đại thừa thuộc phái Sarva Stivadanikaya ở miền Bắc phát triển mạnh vào thế kỷ thứ V đến thứ IX, nhất là vùng châu thổ quận Cửu Chân, Nhật; đặc biệt là các dòng thiền phát xuất từ Trung Hoa, Đại Việt.


Hồi giáo:Hồi giáo được người Ả Rập truyền bá vào Đông Nam Á từ thế kỷ thứ VII, mạnh nhất là từ các quần đảo Sumatra, Java, bán đảo Mã Lai và các hải đảo nhỏ phía Đông Nam Philippines. Người Java tiếp nhận đạo Hồi từ các thương nhân Ả Rập trong cuộc trốn chạy những cuộc thánh chiến đẫm máu đang xảy ra quanh vùng biển Địa Trung Hải và Trung Đông vào tk thứ VII đến tk thứ IX.Trong cuộc ly tán ấy, nhất là vào đời vua Indravarman III [918-959], tộc người Champa trong môi trường buôn bán với các thuyền nhân Ả Rập đến từ các hải cảng Basra, Siraf và Oman đã tiếp nhận đạo Hồi, nhưng không được nồng hậu lắm vì ngôn ngữ bất đồng. Đạo Hồi được truyền bá vào vương quốc Champa thông qua trung gian, nên Hồi giáo Champa có nhiều khác biệt so với Hồi giáo chính thống. Cuộc truyền bá đáng kể nhất là sự kiện tể tướng Po Klun Pilih Rajadvara tiếp nhận tị nạn một số gia đình hoàng tộc Rahdar Ahmed Abu Kamil, Naqib Amr, Ali trốn chạy chính sách cai trị khắc nghiệt của những tiểu vương Java. Những người tị nạn này đã nhân dịp ấy truyền bá giáo lý Hồi giáo cho các gia đình hoàng gia Champa.Đặc biệt, vua Po Alah [Po Ovlah, Po Âu Loah hay Po Allah] học đạo ở La Mecque đến 37 năm rồi mới về nước lên ngôi trị vì đất nước Champa đến 36 năm [1000-1036] tại Sri Bini [Qui Nhơn]. Trong không khí ấy, đủ cung cấp cho chúng ta thông tin về việc du học tôn giáo của cư dân Champa và đặc biệt, việc xây dựng các đền thờ Siva và nhà thờ Hồi giáo tại Amavarati [Mỹ Sơn-Quảng Nam], đã làm thay đổi diện mạo tôn giáo của đất nước này.Sau đó, do áp lực chiến tranh nên một mảng lớn tín đồ theo Bà-la-môn giáo tản cư sang Chân Lạp, bị nhóm Hồi giáo Mã Lai đồng hóa, và cộng đồng Champa tại đây được gọi chung là Khmer Islam. Nhất là vùng Châu Đốc, người Champa Islam theo đạo Hồi chính thống, mỗi ngày hướng về La Mecque cầu kinh 5 lần. Còn tại miền Trung, các thầy Char [Po Char] của người Chăm Bani [theo Hồi giáo cải biến] và tín đồ chỉ giữ đạo vào mùa chay [ramadan] mà thôi.Hiện nay, Hồi giáo Champa rất thịnh hành tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, nhưng cũng bị biến cải dần theo phong tục và lối sống của người địa phương, mất dần tính chính thống của đạo Hồi Ả Rập. Người Champa tại Ninh Thuận, Bình Thuận theo Bà-la-môn giáo có đến 60% và 40% thì theo đạo Bani.Người champa mâu thuẩn vì 2 đạo này trong suốt chiều dài lịch sử.


-Danh xưng vương quốc CHAMPA: là quốc hồn quốc túy của dân tộc champa, bằng chứng cụ thể là trong những tấm bia ký [văn bia] còn lưu lại ở khu Thánh địa Mỹ Sơn [Quãng Nam] cho thấy vua Champa tên là SambhuVarman qua đời năm 629, trước đó đã thỉnh cầu Sambhadrecvara ban cấp sự “Diễm Phúc” cho nước Champa chứ không nói cho nước Lâm Ấp, Lin-yi hay Hoàn vương. Sau đó cũng qua bia ký khác ở Mỹ Sơn quần thể có một vị vua khác là Vikratavarman I đã tự xưng là “Vua vĩ đại, chúa Thượng của Sri Champapura”, chứ không hề sử dụng danh xưng nước theo như cách gọi của Trung Hoa.
Vua [Pa-Tao] đứng đầu quốc gia, có quyền hành tuyệt đối về mọi mặt. Nhà vua được sự phụ giúp các sứ Thần ngoại giao trong chánh sách đối ngoại phần lớn với các nước. Trung Hoa, Ðại Việt, Nam Dương, Mã Lai, Chân Lạp, Phù Nam; ngoài ra có các triều thần đủ lãnh vực an ninh, kinh tế, chánh trị, quân sự v.v... để phụ giúp nhà vua điều hành đất nước. Bộ máy chính quyền Trung ương được đặt dưới quyền lực của 2 vị Ðại thần và các phụ tá đặc trách mỗi lãnh vực khác nhau.
Nhà Vua Champa được bảo bộc và góp sức bởi các giới tăng lữ Bà La Môn, các nhà Chiêm tinh, phong thủy nổi tiếng, các triều thần, các bộ thị vệ an ninh. Các đội phòng vệ Hoàng gia, các cung phòng đặc trách ghi lễ khánh tiết và đặt biệt các vị triều thần tài cán chuyên lo trị nước an dân.
Tổ chức guồng máy Quốc Gia:Ðất nước được chia thành 4 vùng:
Amaravati: ở phía Bắc Champa từ Quảng Bình đất Quảng Nam Ðà Nẵng bây giờ.
Vijaya: Thuộc Quãng Ngãi, Bình Ðịnh bây giờ.
Khâuthara: Thuộc Ninh Thuận và Bình Thuận.
Bốn vùng của đất nước Champa được trải dài dọc theo miền duyên hải, một bên là biển cả, một bên là núi rừng trường sơn thâm u và trập trùng; ở giữa núi rừng và biển cả là một dải đất hẹp nên sông ngòi ngắn và không rộng, mỗi mùa mưa thường gây lũ lụt và vì không có đồng bằng rộng không có nhiều hồ chứa nước, nên nước mưa đã trút hết xuống biển cả và thg bị thiếu nước và hạn hán khi mùa nắng ráo.
Mỗi vùng có các lãnh chúa trông coi, có tác giả còn gọi là các tiểu vương. Trong các lãnh chúa vùng có một số mặt có vẻ độc lập với trung ương như về mặt dân sinh, tôn giáo, xã hội giáo dục nhưng vấn đề ngoại giao, quốc phòng và tài chánh ngân khố vẫn thuộc nhà vua ở Trung ương. Chăm là nhóm dân cư gốc Nam Đảo [malayo-polynésien] sinh sống trên những vùng đất thấp dọc duyên hải miền Trung, Chămpa là toàn thể các nhóm dân cư thuộc vương quốc Champa cũ gồm cả người Champa đồng bằng lẫn người Thượng [gốc Nam Đảo hoặc Môn Khmer], sinh sống rải rác trên các vùng rừng núi phía Tây dãy Trường Sơn.
Champa là tên một loài hoa màu trắng hồng nhạt, hay trắng vàng nhạt, có hương thơm ngào ngạt có thể tìm thấy tại khắp nơi trên duyên hải miền Trung. Người Việt gọi là hoa sứ[hoa đại] tên khoa học là Michelia Champaca Linn. Không biết người Champa đã chọn loài hoa sứ này đặt tên cho xứ sở mình từ hồi nào, nhưng chữ Champa đã được tìm thấy trên một bia ký có từ thế kỷ thứ 6 tại Mỹ Sơn, viết bằng chữ Phạn [sanscrit]. Trước đó, trong bộ Geographica năm 150 sau công nguyên, Claudius Ptolémée [90-168], nhà địa lý gốc Hy Lạp và là sứ giả của hoàng đế La Mã Marc-Aurèle Antonin tại Alexandrie [Ai Cập], đã có lần nói tới một xứ tên Zamba trên vùng Viễn Đông. Sách Tân Đường thư, do Âu Dương Tu và Tổng Kỳ biên soạn thế kỷ 10, phiên âm là Chiêm Bà khi nói về Hoàn Vương Quốc [vương quốc Lâm Ấp cũ]. Về sau Champa được người Việt biết qua tên phiên âm Hoa ngữ là Chiêm Thành [Tchan-tcheng].
Trước kia người Việt gọi cộng đồng người Champa là Chiêm, Chàm, Hời… Những danh xưng này được đọc theo cách viết của người Trung Hoa, hay theo cách phát âm của người miền Trung, do đó không phản ánh trung thực danh xưng chính xác của người Champa hiện nay.
- Chiêm là tên gọi những cư dân sinh sống trên lãnh thổ Chiêm Thành ; danh xưng Chiêm thỉnh thoảng vẫn được nhắc nhở trong sử sách và tài liệu nghiên cứu,dân gian ít ai nói tới.
- Chàm là cách đọc trại đi từ chữ Champa ; danh xưng Chàm hiện còn rất thông dụng trong dân gian, một vài địa danh còn giữ chữ Chàm kèm theo như Cù Lao Chàm tại Quảng Nam, Tháp Chàm tại Phan Rang, quận Phan Lý Chàm, xã Ma Lâm Chàm tại Bình Thuận... Trong nước, những nhà dân tộc học đã thay chữ Chàm bằng danh xưng Chăm từ lâu ; điều này đã làm hài lòng cộng đồng người Chăm tại cả Thuận Hải lẫn Châu Đốc, vì là cách gọi đúng nhất theo lối phát âm từ chữ Champa.
- Danh xưng Hời rất ít được nhắc đến, người chỉ thấy chữ này xuất hiện một vài lần trong tập thơ Điêu Tàn, năm 1937, của Chế Lan Viên. Hời là cách đọc trại đi từ chữ Hroi [H’roi hay Hờ Roi], tên của một bộ lạc sơn cước sinh sống trên vùng rừng núi phía Tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Người Hroi thật ra cũng là người Champa, vì trước kia là thần dân của vương quốc Champa cũ di tản lên Tây Nguyên tránh loạn rồi định cư luôn tại đây, họ vẫn còn giữ ngôn ngữ và một số phong tục tập quán của người Chăm đồng bằng trong những sinh hoạt thường nhật. Ngoài ra còn phải kể thêm những nhóm Bahnar Chăm, Bru-Vân Kiều, Kaho, Raglai, Rhadé, Djarai, Stiêng, Churu v.v..., tất cả đều là thần dân của vương quốc Champa cũ di tản lên cao nguyên trong những giai đoạn loạn lạc rồi ở luôn tại đây. Trên khắp cao nguyên, những nhóm người mới hòa nhập và pha trộn với các nhóm người cũ tạo thành những sắc dân hỗn hợp mang hai dòng máu Chăm-Thượng trong những thời điểm khác nhau. Người Chăm lai Thượng gọi là Chăm Pal, nhưng người Việt ít biết đến tên này. Vì không có truyền thống đặt tên cho từng nhóm người, dân chúng gốc Kinh gọi chung tất cả những cư dân sinh sống trên miền núi phía Tây là người Hroi, sau đó biến âm thành người Hời.
Chữ Hời mang một nội dung xấu, đó là những nhóm man di chuyên đi cướp bóc, vì trong quá khứ người Hroi đã nhiều lần tiến công vào các làng xã người Kinh cướp bóc lương thực, trong những giai đoạn khó khăn, dưới thời các chúa Nguyễn. Sau này người Chăm tại Thuận Hải gọi những cư dân gốc Chăm sinh sống tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định là Chăm Hoi hay Chăm Hroi. Sử sách Việt Nam thời Nguyễn gọi chung là Mọi Đá Vách.
Ngoài ra cũng có một số người Chăm lai Việt gọi là Chăm Yuôn [Yuôn hay Yun có nghĩa là người Việt]. Người Việt gọi là Kinh Cựu, nhưng danh xưng này rất ít người biết đến vì người Kinh Cựu luôn tự nhận mình là người Kinh. Cũng nên biết những binh sĩ hay tội đồ gốc Kinh, bị đày ra vùng biên địa giáp ranh với Chiêm Thành, đã lập gia đình với những phụ nữ Chăm [mà họ cho là người Kinh cổ xưa], từ đó mới sinh ra chữ Kinh Cựu.
Về ngôn ngữ, người Chăm được nhiều nhà nhân chủng học xếp vào họ Nam Đảo [Malayo Polynésien], nghĩa là có nguồn gốc xuất phát từ các hải đảo phía Nam vùng biển Đông Nam Á. Điều này có thể đúng khi đối chiếu văn minh, văn hóa của người Chăm với văn minh, văn hóa của các dân tộc cùng hệ ngôn ngữ tại Đông Nam Á vào thời tạo dựng. Nhưng qua những khám phá khảo cổ gần đây, văn minh và văn hóa của người Chăm tại Việt Nam không hoàn toàn do ngoại nhập mà có sự pha trộn yếu tố văn minh và văn hóa của những nhóm cư dân bản địa có mặt từ trước.
Trong thực tế không có bộ tộc nguyên thủy nào có tên Chăm. Chăm chỉ là tên gọi của nhiều nhóm dân cư sau này chọn sinh sống trên lãnh thổ của vương quốc Champa hay Chiêm Thành cũ, gọi chung là người Chămpa, chứ không phải tên riêng của một nhóm chủng tộc. Sau này cộng đồng người Chăm đồng bằng chấp nhận danh xưng Chăm, và đồng hóa nguồn gốc Nam Đảo của mình với nền văn minh và văn hóa Chiêm Thành cũ, để phân biệt với các nhóm Chămpa khác xuất phát từ nhiều nguồn gốc ngôn ngữ và chủng tộc khác nhau. Có thể nói vương quốc Chiêm Thành xưa kia là một liên bang đa chủng và đa văn hóa.


Các tiểu vương Champa


Vùng phía Bắc Champa bao gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế hiện nay, nằm giữa đèo Ngang và đèo Hải Vân. Đây là vùng đất thường xảy ra giao tranh, xung đột giữa nhà Hán và Lâm Ấp trong thời kỳ Bắc thuộc vào các thế kỷ từ thứ 2 cho đến thứ 9; và sau này, giữa các triều đại Việt Nam và Champa trong các thế kỷ từ thứ 10 cho đến thứ 14.Ranh giới cực bắc của Chiêm Thành là Đèo Ngang thuộc tỉnh Quảng Bình, khoảng vĩ tuyến 18. Vào thời Tiền Lê, cuộc xung đột đầu tiên giữa Đại Cồ Việt và Chiêm Thành đã xảy ra vào năm 982 khi Lê Hoàn đem quân tấn công vào châu Amaravati ở Quảng Nam hiện nay. Đến triều Lý, năm 1044, Lý Phật Mã tấn công Chiêm Thành, đánh phá thành Phật Thệ, đã có nhiều ý kiến cho rằng thành Phật Thệ tức là Vijaya hay là thành Chà Bàn ở Bình Định ngày nay .Sau đó là cuộc tấn công của Lý Thường Kiệt năm 1069 vào thành Đồ Bàn [Vijaya], bắt được vua Chiêm là Chế Củ; và đây là lần đầu tiên vùng đất miền cực Bắc Chiêm Thành được đề cập đến trong Việt sử với danh hiệu là Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính, vùng đất này được sử sách Đại Việt nhắc đến như là sự hiến dâng của Chế Củ cho nhà Lý để đổi lấy tự do. Đó là giai đoạn miền Bắc Champa rơi vào những cuộc tranh chấp triền miên trong nhiều thập kỷ [Nguyễn Xuân Hoa 2002: 36-37]. Cho tới khoảng năm 1078, một văn bia của Harivaman, tìm thấy tại Mỹ Sơn, đề cập đến sự ổn định và xây dựng lại vương quốc Champa của vị vua này, như sau: “ The enemy had entered into the kingdom of Champa and installed themselves as masters; having taken possession of all the royal  property and the wealth of the gods; having pillaged the temples, the monasteries, the salas, cells, hermitages, villages and various edifices together with the horses, elephants, padatis [infantry?], oxen, buffaloes, and the crops; having ravaged everything in the provinces of the kingdom of Champa; having plundered the temples of Srisanabhadresvara and all that the kings of past times had granted as endowments to Srisanabhadresvara; having taken all the riches of the god and carried away the men belonging to the temple, the dancers, musicians … servants, together with the various properties of Srisanabhadresvara; the temple remained empty and devoid of worship as the .Then His Majesty Vijaya Sri Harivarmadeva, yan Devatamurti ascended the throne. He completely defeated the enemies, proceeded to the Nagara Champa, and restored the temple of SrisanabhadresvaraThe kingdom of Champa became prosperous as of old … ” [Majumdar 1989: III, 160]. [.. Kẻ thù đã vào vương quốc Champa, tự xưng là những kẻ cầm quyền; đã cướp đi tài sản của hoàng gia và của cải của chư thần; đã phá hủy đền thờ, tu viện, nơi an cư, làng mạc và các tự viện khác cùng với ngựa, voi, trâu bò và mùa màng; đã hủy diệt mọi thứ trong các tỉnh thành của vương quốc Champa; đã cướp đoạt những ngôi đền thờ thần Srisanabhadresvara và tất cả những phẩm vật mà các vị vua trước kia đã phụng hiến cho thần Srisanabhadresvara; đã vơ vét tất cả của cải của thần và cướp đi những nhân sự tùy thuộc ngôi đền, các vũ nữ, nhạc công… những người  phục dịch cùng với tài sản trù phú của Srisanabhadresvara; ngôi đền bị cướp sạch và bỏ phế… Rồi đức vua Vijaya Harivarmadeva yan Devatamurti lên ngôi. Ngài đã tiêu diệt hết quân thù, phục hưnglại Nagara Champa, và trùng tu ngôi đền của Srisanabhadresvara… Vương quốc Champa lại trở nên hưng thịnh như xưa Những thông tin trên về triều đại của Harivarman phù hợp với những ghi chép trong thư tịch cổ của Việt Nam về Champa vào giai đoạn này. Các địa danh của miền cực bắc Champa nêu trên như Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính xuất hiện trong thời Lý, đã được nhiều sử liệu và sử gia xác định đó là vùng đất ở phía nam Đèo Ngang thuộc tỉnh Quảng Bình và một phần phía bắc tỉnh Quảng Trị ngày nay, như sau:Địa Lý, đời Lý đổi ra Lâm Bình, đời Trần đổi ra Tân Bình, đời Lê Trung Hưng đổi ra Tiên Bình, thuộc tỉnh Quảng Bình gồm các huyện Lệ Thuỷ, Phong Phú, Phong Lộc nay thuộc huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh; Ma Linh, đời Lý đổi ra Minh Linh, đời Minh đổi ra Nam Linh, đời Lê lập lại Minh Linh thuộc tỉnh Quảng Trị gồm hai huyện Minh Linh và Gio Linh nay là huyện Vĩnh Linh và Gio Linh;Bố Chánh, nhà Minh đổi ra Trấn Bình, nhà Lê đổi lại Bố Chánh, thuộc tỉnh Quảng Bình gồm các huyện Bình Chánh và Tuyên Chánh nay thuộc các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch và Tuyên Hóa [Hoàng Xuân Hãn 1966: 80-81; Đào Duy Anh 1964: 177]. Như vậy, Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính bao gồm địa vực từ phía nam Đèo Ngang đến cửa Nhật Lệ ngày nay. Đời nhà Trần, khoảng năm 1306, theo Việt sử, vua Chiêm là Chế Mân đã đổi hai châu Ô- Lý hay Ô- Rí để cầu hôn với Huyền Trân Công Chúa, đó là vùng đất được xác định ở phía bắc Đèo Hải Vân thuộc một phần phía nam tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày nay. Nhà Trần đã gọi khu vực từ cửa Việt vào đến cửa Tư Dung/Tư Hiền là châu Ô và châu Lý; vào năm 1307 thì đổi thành châu Thuận và châu Hóa [Đào Duy Anh 1964: 177].Về tư liệu Chiêm Thành, để tìm hiểu các địa danh/danh hiệu của vùng đất này, có một minh văn Champa quan trọng được tìm thấy tại nhóm tháp D của thánh địa Mỹ Sơn, niên đại khoảng năm 1192, đã ghi chép các địa danh từ Bình Định và Quảng Nam ra đến Quảng Bình bằng tiếng Chăm, như sau: “Jaya Indravarmadeva on Vatuv escaped from the Cambodians and came to Amaràvatì. He rebelled and levied troops at Amaràvatì, Ulik, Vvyar, Jriy, Traik and in many districts [anekapramana]. He went to escape Vijaya. The Prince [Vidyànandana] led his troops into battle, defeated [Jaya Indravarmadeva], and compelled him to return to Traik; [the Prince] pursued, captured, and killed him at Traik. The Prince has since reigned without opposition… [C.92 B, 19-22; cf. Finot 1904: 975]” [Majumdar 1985: III, 204; Southworth 2000: 237-38]. [Jaya Indravamadeva on Vatuv đã trốn thoát từ người Cam-pu-chia và chạy tới Amaràvatì. Ông đã nổi dậy và khởi binh trong nhiều huyện thành khác nhau[anekapramana] tại Amaràvatì, Ulik, Vvyar, Jriy and Traik. Ông đánh chiếm Vijaya. Hoàng tử [Vidyànandana] dẫn đại binh tham chiến, đánh bại [Jaya Indravarmaeva], và buộc ông phải chạy về lại Traik; [Hoàng tử] đã truy nã và giết ông tại Traik.Vì vậy, từ đó Hoàng tử không còn người đối nghịch Những địa danh như Vijaya, Amaràvatì, Ulik, Vvyar, Jriy và Traik đã xuất hiện trong văn bia Chiêm Thành trên đây, mà, ta có thể đối sánh chúng với các với các địa danh đã xuất hiện trong các thư tịch cổ của Việt Nam và Trung Hoa như sau [tính từ Nam ra Bắc]:


1/ Vijaya, đã xuất hiện trong một bia ký của Jaya Harivarmadeva tìm thấy tại Po Nagar Nha Trang [C.30, A2] khoảng năm 1160 và thường được đề cập đến trong thư tịch cổ Việt Nam với danh hiệu là Trà Bàn/Chà Bàn hay Đồ Bàn hoặc Phật Thệ [Hoàng Xuân Hãn 1966: 62-66; Đào Duy Anh 1964: 174-76] là địa vực nằm trong tỉnh Bình Định ngày nay. Đương thời, tiểu quốc này được thư tịch Trung Hoa gọi là Tân Châu để phân biệt với Cựu Châu hay Amaràvatì ở vùng Quảng Nam ngày nay. Tiểu quốc Vijaya đã phát triển liên tục từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15, được minh chứng bởi các di tích kiến trúc to lớn có niên đại từ thế kỷ 11-15 hiện vẫn tồn tại như Tháp Bạc [c.11th], Bình Lâm [c.11th], Dương Long [c. 12th-13th ], Hưng Thạnh [12th-13th], Cánh Tiên [13th-14th], Thốc Lốc[14th-5th], Thủ Thiện tọa lạc dọc theo sông Côn; còn đầm Thị Nại [Sri Boney] chính là cảng-thị của tiểu vương quốc này;


2/Amaràvatì, xuất hiện trong văn bia của Java Harivarmadeva tại Mỹ Sơn [C.101] khoảng năm 1157 và tại Po Nagar Nha Trang [C.30] năm 1160 [Southworth 2000: 237-38], là khu vực hạ lưu sông Thu Bồn bao gồm Mỹ Sơn là thánh địa, Trà Kiệu là hoàng thành và Đại Chiêm Hải Khẩu là cảng-thị. Danh hiệu này được phiên âm là A-mu-la-bu [A-mộc-lạt-bổ] trong Minh sử khoảng năm 1481/1482


3/ Ulik, đã được nhắc đến trong sử sách Việt Nam dưới tên gọi châu Ô và châu Lý hoặc Rí từ đời Trần, năm 1307 [Ulik > Ô-Lý/Ô-Rí]. Vùng đất này được xem là lễ vật của Chế Mân dâng cho vua nhà Trần để cầu hôn với công chúa Huyền Trân gồm khu vực từ phía bắc Đèo Hải Vân nay thuộc vùng đất từ phía nam tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, đặc biệt khu vực xung quanh Huế với di tích quan trọng là Thành Lồi tọa lạc bên dòng sông Hương cùng với các dòng sông khác như Ô Lâu, sông Bồ chảy vào đầm phá Tam Giang, có cửa Tư Hiền/Tư Dung làm cảng-thị với tháp Linh Thái nơi thờ nữ thần Pô Nagar/Po Yang Inu Nagar tương tự thánh địa Pô Nagar Nha Trang của tiểu quốc Kauthara


4/ Vvyar, đã được đề cập đến trong thư tịch Việt Nam như trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư [Hồng Đức Bản Đồ] có tên là Việt Môn [Hồng Đức Bản Đồ 1964: 48] chính là cửa Việt hiện nay thuộc huyện Gio Linh và Triệu Phong của tỉnh Quảng Trị [Vvyar > Việt]. Dọc theo sông Thạch Hãn có nhiều di tích nghệ thuật quan trọng đã được phát hiện như Hà Trung, Trà Liên, Thạch Hãn có niên đại từ thế kỷ 9 đến 11/12; và nhiều địa danh có âm cổ của từ Việt như Gio Việt, Việt An, v.v.. Cửa Việt là cửa biển lớn nhất của Quảng Trị và nó cũng là cửa biển quan trọng nhất của khu vực giữa Đèo Ngang và Đèo Hải Vân, cửa Việt có địa thế tương tự cửa Đại Chiêm ở vùng Hội An và hạ lưu sông Thu Bồn của châu Amaravati trong tỉnh Quảng Nam;


5/ Jriy, đã được nhắc đến với tên là Di Luân Môn trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư [Hồng Đức Bản Đồ] khoảng năm 1630-53; còn trong Bình Nam Đồ [Hồng Đức Bản Đồ] khoảng năm 1653- 90 thì gọi là Nhật Lệ Hải Môn Thâm [Hồng Đức Bản Đồ 1964: 48, 141], tọa lạc ở cửa Nhật Lệ thuộc thị xã Đồng Hới hiện nay. Địa danh Jriy có thể đã được chuyển âm thành Địa Lý [?] vào thời Lý năm 1064. Giữa thế kỷ 16, khoảng năm 1553-55, trong sách Ô Châu Cận Lục có nhắc đến nhiều địa danh có âm tương tự đã tồn tại ở vùng này, chẳng hạn, sông Thổ Rí chảy vào cửa Nhật Lệ [Dương Văn An 2001: 28]. Sự biến âm của địa danh này có thể đã được diễn ra như sau: Jriy > Rí/Di > Lý > Lệ. Về vùng phía tây cửa Nhật Lệ có những di tích Phật giáo Chiêm Thành đáng lưu ý như Đại Hữu, Mỹ Đức, Thu Thư thuộc thế kỷ 9-10, v.v.còn về vùng thượng lưu của sông LýHòa thì có hang động Phong Nha với các di tích Phật giáo Champa quan trọng;


6/ Traik, địa danh này được nhắc đến dưới thời Lý là Bố Chánh bao gồm các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch tọa lạc ở vùng cửa sông Gianh, có thể từ Gianh là một biến âm của từ Trạch [Traik > Trạch > Gianh] . Đây là vùng đất cực bắc của Champa giáp giới với Đại Việt, nằm ở phía nam Đèo Ngang,cho nên theo minh văn Chăm nêu trên,Jaya Indravamadeva mới bị Hoàng tử Vidyànandana giết tại đây. Vùng này cũng có các di tích nghệ thuật Champa quan trọng như Lâm Ấp Phế Lũy, Hoàn Vương Phế Lũy,và một minh văn Phật giáo Chamtìm thấy ở Ròn thuộc thế kỷ 9-10, v.v..Dựa theo quan niệm Hindu về sự hình thành các tiểu quốc trong mandala Champa, mỗi tiểu quốc được hình thành dựa vào một ngọn núi thiêng, tượng trưng cho thần Siva; và một giòng sông thiêng tượng trưng cho nữ thần Ganga, vợ thần Siva. Dọc theo giòng sông thiêng này mỗi tiểu quốc thiết lập ba trung tâm trọng yếu, đó là: một trung tâm thương mại hay cảng thị tọa lạc ở một cửa sông; một trung tâm quyền lực của hoàng gia hay là hoàng thành; một trung tâm tôn giáo của hoàng gia hay là thánh đô.Vào khoảng thế kỷ thứ 7, căn cứ vào những yếu tố địa dư và những di tích lịch sử đã liên hệ với châu Amaràvatì của Champa ở địa bàn tỉnh Quảng Nam ngày nay, ta có thể tìm thấy mô hình về sự hình thành của một tiểu quốc được bộc lộ như sau:-Ngọn núi thiêng là núi Mahaparvata/ Đại Sơn Thần hay núi Răng Mèo-Giòng sông thiêng Ganga hay sông Thu Bồn-Cửa sông hay cảng-thị Đại Chiêm Hải Khẩu ,Cửa Đại tọa lạc ở vùng Hội An-Hoàng thành là Simhapura/Thành phố Sư tử ở vùng Trà Kiệu;-Thánh đô là Srisanabhadresvara hay Mỹ Sơn.Những tỉnh thành [tiểu quốc?] có danh hiệu tiếng Chăm nêu trên của miền Bắc Champa đều gắn liền với một cửa biển, nó bộc lộ rằng mỗi tiểu vương quốc thuộc mandala Champa được thiết lập dựa vào một cảng-thị là trung tâm hải thương quốc tế; điều đó đã phù hợp với mô hình ‘riverine exchange network / hệ thống trao đổi ven sông’ của Bennet Bronson nêu ra về sự trao đổi nội và ngoại thương dựa vào những giòng sông chính trong khu vực cùng với sự trao đổi hàng hóa giữa miền ngược và miền xuôi cũng như giữa những tiểu quốc với nhau, mà, địa lý của vương quốc Champa đã đặc biệt thích ứng Áp dụng mô hình này để tìm hiểu địa-văn hóa/kinh tế của vùng Quảng Nam ngày nay, hay là Amaravati của Champa xưa kia, ta thấy rằng sông Thu Bồn và những chi lưu của nó đã đóng một vai trò thiết yếu trong việc trao đổi hàng hóa giữa miền ngược và miền xuôi. Dọc theo những giòng sông lớn này có nhiều khu chợ sầm uất ở miền trung du như Trung Phước, Ái Nghĩa, Túy Loan, v.v… giữ vai trò trung chuyển hàng hóa giữa miền ngược, nơi có những nhóm sắc tộc nói tiếng Môn-Khmer sinh sống và cung cấp các loại lâm sản quý, chẳng hạn trầm hương, quế, sừng tê ngưu, ngà voi, v.v.. với miền xuôi; nguồn lâm sản này được tập trung vào một cảng- thị quan trọng ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn nơi giữ vai trò của một trung tâm ngoại thương mà diện mạo của nó có thể hình dung được qua sự phồn thịnh của cảng-thị Hội An nổi tiếng của Đàng Trong vào những thế kỷ 17-18. Sự phồn vinh của cảng-thị Hội An đương thời chính là sự tái hiện của một cảng-thị Champa trước kia


Tiểu quốc Vijaya Champa vào đầu thế kỷ 15 [1436] đã được mô tả bởi một học giả Trung Hoa tên là Fei Hsin/Phí Tín, người đã tháp tùng đoàn hải hành của Trịnh Hòa tại Đông Nam Á, như sau: “ xứ này ở dọc theo duyên hải, và có một hải cảng gọi là Tân Châu [Qui Nhơn]. Về phía Tây là Giao Chỉ, và Trung Hoa nối liền về phía Bắc. Khi các chuyến tàu chở hàng của ngoại quốc cập đến xứ này, để đón các sứ thần, vị thủ lĩnh đội một cái mão có ba tầng bằng vàng, mặc y phục thêu thùa, đeo vòng vàng trên ngực và cánh tay, đi giày bằng vỏ đồi mồi và đeo một sợi đai có nạm tám viên ngọc vuông. Ngài trông như một vị thần hộ pháp lộng lẫy. Ngài cỡi một con voi, được hơn năm trăm thổ binh hộ tống trước sau, có người mang gươm bén và giáo ngắn, có người mang khiên giáp sáng ngời, họ đánh trống và thổi tù và bằng vỏ dừa, ngài cùng những cận thần khác đi ra ngoại thành để đón nhận phẩm vật của vua ban. Vị thủ lĩnh xuống voi chắp tay và cúi đầu cảm tạ ơn vua đã ban phẩm vật và xin dâng những cống phẩm của địa phương. Xứ này có nhiều voi và tê ngưu to lớn, vì vậy ngà voi và sừng tê được bán tới những xứ khác với sản lượng lớn” [Su Chung-Jen/Tô Tông- Nhân 1967: 198-211]. Qua mô tả trên chúng ta có thể phân tích rằng, người cai quản cảng-thị Tân Châu/Vijaya là một thủ lĩnh/lãnh chúa; còn hoàng thành của nhà vua phải là một nơi khác cho nên vị thủ lĩnh của cảng-thị mới phải đi ra ngoại thành để dâng và nhận phẩm vật của vua ban. Cảng-thị của Tân Châu/Vijaya đương thời tọa lạc tại đầm Thị Nại về phía Ðông-Bắc thành phố Qui Nhơn ngày nay. Quanh đầm Thị Nại có thành Thị Nại [thuộc huyện Tuy Phước], có thể đó là nơi đồn trú của vị thủ lĩnh/lãnh chúa của cảng -thị; về phía Tây có Thành Cha [thuộc huyện An Nhơn], có thể là Thành Chà Bàn sau này [?], đó là nơi đóng đô của nhà vua [Thành Thị Nại và Thành Cha chỉ cách nhau chừng 7 –8 km theo đường chim bay]. Các kiến trúc tôn giáo của hoàng gia là các nhóm tháp Bình Lâm, Bánh Ít [thế kỷ 11-12], Dương Long, Hưng Thạnh [thế kỷ 12-13] và các tháp Cánh Tiên, Thủ Thiện, Thốc Lốc [thế kỷ 14 -15]. Trong một cấu trúc tương tự về các cảng-thị của Champa, chúng ta có thể so sánh với một phức hệ khác dựa theo sông Trà Khúc của tỉnh Quảng Ngãi nơi có cửa Sa Kỳ /Cửa Đại với thành Cổ Lũy [nơi đồn trú của thủ lĩnh cảng-thị] và thành Châu Sa [nơi đóng đô của vua và hoàng tộc] được thiết lập ở hai bên bờ sông. Chúng tôi mong sẽ có dịp trở lại chủ đề này trong một chuyên khảo khác.Sau khi Lê Thánh Tông đánh chiếm thành Chà Bàn năm 1471, hoàng tộc Champa của Vijaya phải sống lưu vong ở Malacca[khoảng 20000 người]; năm 1481/82 một sứ thần được vua Cổ Lai, một vị vua Champa lưu vong, cử đến triều đình nhà Minh dâng sớ nhờ giúp đỡ để lấy lại lãnh thổ đã mất vào tay Đại Việt, trong sớ kể rằng lãnh thổ Champa bao gồm vùng đất như sau: “Đất nước của chúng tôi bao gồm 27 xứ, 4 phủ, 1 châu, và 22 huyện. Lãnh thổ này trải dài về phía Ðông giáp biển, phía Nam giáp Chân Lạp, Tây giáp Núi Rừng của người Lê [Lê Nhân Sơn], và Bắc giáp A-mu-la-bu“ [Wade 2003: 14].Hiện nay, có một làng ở phía nam chân Đèo Hải Vân tên là Nam Ô thuộc thành phố Đà Nẵng, địa danh này góp thêm chứng cứ cho việc xác định châu Ô là ở phía bắc Đèo Hải Vân.Cứ theo Hồng Đức Bản Đồ, 1653-90, [sdd, trang 48] thì thứ tự các cửa biển nay thuộc tỉnh Quảng Bình, tính từ Bắc vào Nam, như sau: Thuận Cô Môn nay là cửa Ròn; Cương Giản Môn nay là cửa Gianh; Di Luân Môn nay là cửa Lý Hoà [?]; An Niên Môn nay là cửa Doanh; Nhật Lệ Môn nay là cửa Nhật Lệ [Tập bản đồ hành chính Việt Nam, Nhà xuất bản Bản Đồ, 2003, tr. 38]. Như vậy, cũng có khả năng Jriy là Di Luân Môn hay là cửa Lý Hòa [Jriy>Di>Lý] [?]. Nhưng theo Đồng Khánh Địa Dư Chí, 1886-87, thì Di Luân Môn chính là cửa Ròn [Đồng Khánh Địa Dư Chí 2003: 1355]; còn sách Đại Việt Địa Dư Toàn Biên, thời Minh Mạng, của Phương Đình Nguyễn Văn Siêu thì gọi cửa Ròn là đồn biển Tấn và cho biết trước đó cửa này gọi là cửa biển Di Luân [Phương Đình Nguyễn Văn Siêu 1997: 246]. Theo nhà địa lý học Lê Bá Thảo, thì, vào khoảng thế kỷ 14, có một cái bàu lớn nay gọi là Bàu Sen nối liền với cửa Nhật Lệ thông với biển, cho biết, đương thời cửa Nhật Lệ là một cửa biển lớn [Lê Bá Thảo 2003: 211-15]. Trong các cửa biển tại Quảng Bình, cửa Nhật Lệ là cửa quan trọng nhất từ thời Lê, nhưng ngoài ra, cửa Lý Hoà cũng là một thương cảng lớn [Lương Duy Tâm 1998]. Tóm lại, hiện thời, chúng tôi chưa thể xác định chính xác địa danh của Di Luân Môn, nhưng đại thể, địa danh Jriy của Chiêm Thành nằm trong địa vực huyện Quảng Trạch, Bố Trạch và Quảng Ninh hiện nay, nó có thể đã được phiên âm thành Di hoặc Lý hoặc Lệ [?].Vùng đất giữa đèo Ngang và đèo Hải Vân đã được các tác giả người Pháp định danh là Indrapura, về danh hiệu này đã được Southworth phân tích và phủ nhận trong một chuyên khảo về địa-chính trị Champa [Quach-Langlet 1988: 28-29; Southworth 2000: 237-40; Trần Kỳ Phương 2002: 63-74, note 10].Ngoài ra, nhiều cửa biển của những giòng sông chính ở miền Trung mà dựa vào đó có khả năng tồn tại những tiểu quốc độc lập khác mà chúng ta chưa thể xác định được danh hiệu của chúng, mặc dầu những tiểu quốc này đã được đề cập đến trong các thư tịch cổ của Trung Hoa khi liên hệ đến Chiêm Thành với danh xưng là ‘quốc’, chẳng hạn: Môn Độc Quốc, Cổ Đan Quốc, v.v.. Những tiểu quốc này được thiết lập trên những cửa biển sau: Cửa Hàn trên sông Hàn thuộc thành phố Đà Nẵng; Cửa Kỳ Hà trên sông Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam; Cửa Dung Quất trên sông Trà Bồng và Cửa Sa Kỳ/Cửa Đại trên sông Trà Khúc thuộc tỉnh Quảng Ngãi; Cửa Tuy Hòa trên sông Ba hay sông Đà Rằng thuộc tỉnh Phú Yên; Cửa Phan Rí trên sông Lũy và Cửa Phan Thiết trên sông Cà Ty/Cái thuộc tỉnh Bình Thuận [Southworth 2000: 237-244; Trần Kỳ Phương 2002: 64-65]. Dọc theo những giòng sông này đều có những nhóm đền-tháp quan trọng như: Khương Mỹ, Phú Hưng [Tam Kỳ, Quảng Nam], Chánh Lộ, Thành Châu Sa, Thành Cổ Lũy [Quảng Ngãi], Tháp Nhạn, Thành Hồ [Phú Yên], Pô Đam, Phố Hài [Bình Thuận], v.v.. là những chứng cứ về sự tồn tại của những di tích hoàng gia Chiêm Thành tại những tiểu quốc đương thời.Tên của ngọn núi thiêng và giòng sông thiêng này đã xuất hiện trong những minh văn Champa được phát hiện tại Mỹ Sơn từ cuối thế kỷ thứ 4 cho đến thứ 7 [Majumdar 1985: III, 4-8; 21-26].Thuật ngữ mandala [circles of kings] được các nhà nghiên cứu dùng để diển tả một hệ thống chính trị kinh tế đã được phát hiện tại hầu hết các quốc gia cổ ở Đông Nam Á. Mandala là vương quốc bao gồm nhiều tiểu vương quốc hoặc lãnh chúa. Trong mỗi tiểu quốc của mandala có một vị tiểu vương thường được thần linh hóa và tự xưng là lãnh đạo của các thủ lĩnh khác, mà trên lý thuyết, đó là những thuộc hạ và chư hầu của họ. Mỗi tiểu vương trong mandala là người duy nhất có đặc quyền được nhận cống phẩm mang đến bởi các sứ thần và là người có uy quyền tối cao lãnh đạo quân đội. Cũng luôn luôn có khả năng xảy ra những tình trạng là một vài vị thủ lĩnh trong mandala có quyền từ chối vai trò chư hầu của họ và cố xây dựng cho riêng họ một hệ thống chư hầu mỗi khi họ có cơ hội nổi dậy. Để ngăn ngừa tình trạng này, tiểu vương trong mandala ứng xử với các chư hầu bằng cách không can thiệp vào nội bộ của những thủ lĩnh địa phương để giữ một khoảng cách tương đối với thủ phủ , và tạo những mối quan hệ hôn nhân hoặc mời họ tham gia vào ứng thí đại biểu của hoàng gia, v.v. [Wolters 1999: 27-40; Nakamura 1999: 60]. Nhiều nhà nghiên cứu đã giải thích hệ thống chính trị-kinh tế của vương quốc Chiêm Thành [Champa] theo một mô hình được gọi là ‘ hệ thống trao đổi ven sông/riverine exchange network’. Theo mô hình này, ‘hệ thống trao đổi ven sông’ có một vùng duyên hải để làm cơ sở cho một trung tâm thương mại thường tọa lạc ở một cửa sông. Đây cũng là trung tâm giao dịch quốc tế. Ngoài ra,cũng có những trung tâm ở thượng nguồn, đó là những điểm tập trung ban đầu của các nguồn hàng có gốc từ những vùng xa sông nước. Những nguồn hàng này được sản xuất ở các vùng không họp chợ bởi các cư dân sống trong các bản làng ở miền thượng du hoặc thương nguồn. Mỗi tiểu quốc trong mandala có riêng một ‘ hệ thống trao đổi ven sông’ như vậy [Bronson 1977: 39-52; Hall: 1985: 1-25; Hagesteijn 1989;Nakamura 1999: 60]. Về việc áp dụng mô hình ‘hệ thống trao đổi ven sông’ để tìm hiểu lịch sử và văn hóa miền Trung, chúng tôi đã bước đầu công bố trong một tham luận tại hội thảo khoa học về ‘Văn hóa làng các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam’ do Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật miền Trung tại Thành phố Huế tổ chức tại Huế ngày 28 tháng 5 năm 2004 [Trần Kỳ Phương 2004].Trong các tộc người nói tiếng Môn-Khmer ở miền tây Quảng Nam, người Katu là sắc tộc đông người nhất, sống phân bố dọc theo các giòng sông lớn của Quảng Nam như sông Thu Bồn, sông Vu Gia, sông Côn, sông Túy Loan, v.v.. Người Katu hiện nay có khoảng 50.000 người sống ở huyện Nam Giang, Tây Giang và Đông Giang [trước kia là huyện Hiên và Giằng] tỉnh Quảng Nam, ngoài ra còn có một bộ phận sống ở huyện Nam Đông phía bắc đèo Hải Vân thuộc tỉnh Thừa Thiên -Huế. Về sinh hoạt kinh tế -văn hóa- xã hội của người Katu, trong đó có mối quan hệ với thương nhân miền xuôi mà người Katu gọi là ‘các-lái’ hay ‘thương-lái’, đã được tường thuật bởi Le Pichon vào năm 1938 trong một chuyên khảo về người Katu ở Quảng Nam [Le Pichon 1938]. Theo cụ Quách Xân, một chiến sĩ cách mạng lão thành, mất năm 1999, người đã từng sống nhiều năm với dân tộc Katu tại Quảng Nam trong chiến tranh, thì việc trao đổi hàng hóa giữa miền ngược và miền xuôi dựa theo sông Thu Bồn vẫn diễn ra một cách sinh động cho đến những năm 50 của thế kỷ trước.Trao đổi hàng hóa giữa miền ngược và miền xuôi ở vùng Quảng Nam đã được phản ảnh qua câu ca dao sau: “Ai về nhắn với nậu /bạn nguồn, Măng le /Mít non gởi xuống cá chuồn gởi lên”Trong một chuyên khảo dựa vào luận án tiến sĩ của mình, Wheeler cũng đã phân tích và chứng minh rằng cảng- thị Hội An trong các thế kỷ 17-18 đã kế thừa những thành quả về sự thiết lập các mối quan hệ nội và ngoại thương của Champa trong các thế kỷ trước đó
Sau khi đã thống lãnh toàn bộ các khu vực có dân cư sinh sống trên vùng duyên hải miền Trung, từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ 8, các nhóm người hải đảo gốc Malayo Polynésien bắt đầu thiết đặt nền tảng vật chất để trị vì lâu dài : xây dựng kinh thành, phổ biến lối sống định canh và tổ chức xã hội theo kiểu lãnh chúa. Vì trình độ văn hóa không cao nhưng giỏi chinh chiến, những nhóm này một mặt chỉ lưu giữ một phần của nền văn minh hấp thụ qua các đạo sĩ và thương nhân Ấn Độ [chữ Phạn và văn hóa Ấn Độ] đến đây trao đổi hàng hóa hay tạm trú, mặt khác vẫn duy trì một số tập tục, văn hóa bản địa cổ truyền của mình. Qua những di tích và văn hóa còn lại, người ta nhận thấy tất cả đều có sự pha trộn giữa yếu tố bản địa và Ấn Độ. Tuy vậy, với thời gian, văn hóa Ấn Độ dần dần trở thành yếu tố độc tôn, lấn át văn hóa bản địa ở phía Nam và Trung Hoa ở phía Bắc.
Nhưng các đạo sĩ và thương gia Ấn Độ chỉ truyền bá văn minh, văn hóa, tổ chức xã hội, kỹ thuật hàng hải, buôn bán và canh tác nông nghiệp của họ cho giới vương quyền và các lãnh chúa địa phương mà thôi, quần chúng dân gian không được chiếu cố tới. Sự phân biệt này có nhiều lý do, thứ nhất là quần chúng dân gian không có trình độ văn hóa cao, thứ hai là họ không phải là thành phần có quyền quyết định, thứ ba là sự tuân thủ các điều luật của đạo Bà La Môn, đẳng cấp này không thể giao tiếp với đẳng cấp kia. Và qua đó, những đạo sĩ Bà La Môn dần dần được các lãnh chúa trọng vọng và giữ những vai trò cao trong triều chính để giúp họ cai trị hữu hiệu và lâu bền.
Luật Manu của đạo Bà La Môn [Brahmanism] phân chia xã hội thành bốn đẳng cấp [castes]. Đứng đầu là Brahman, tức giới đạo sĩ [phần lớn là người Ấn Độ], được cho là sinh ra từ miệng của Brahma [Phạm Thiên], nắm quyền văn hóa tư tưởng và học thuật. Thứ hai là Ksatriya [Lý Đế Lợi], tức đẳng cấp vua chúa, quí tộc, chiến sĩ [phần lớn là người Chăm gốc Nam Đảo], được sinh ra từ hai cánh tay của Brahma nên nắm quyền chính trị và quân sự. Thứ ba là Vaisya [Phệ Xá], tức giới thương gia và phú nông [đa số là người Chăm giàu có và người Thượng gốc Nam Đảo], được sinh ra từ hai đùi của Brahma nên có quyền làm kinh tế và xây dựng. Thứ tư là Sudra [Thủ Đà], tức đẳng cấp thợ thủ công, bần dân [đa số là các sắc dân miền núi và tù binh], được sinh từ hai bàn chân của Brahma chỉ để bị sai khiến và làm nô dịch.
Tuy vậy, trong giai đoạn đầu, do chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa và Phật phái Đại Thừa, không thấy có sự phân chia đẳng cấp xã hội trong những bia ký tìm được trên lãnh thổ Bắc Chiêm Thành. Ngược lại trên lãnh thổ Nam Chiêm Thành, đẳng cấp Sudra vẫn tiếp tục tồn tại cho tới thế kỷ 19. Ngày nay đẳng cấp Brahman chỉ còn thấy trong các dịp tế lễ của giáo dân đạo Bà La Môn [các thầy Paseh, Tapah] và đạo Bani mà thôi [các thầy Char, Po Adhya, Po Bac], nhưng đã biến dạng rất nhiều so với nguyên thủy.
Người Champa theo đạo Bà La Môn được gọi là Chăm Jăt, tức người Champa chính thống. Đạo Bà La Môn trở thành tôn giáo chính trong giai đoạn đầu, từ thế kỷ 3 [theo bia Võ Cảnh ở Nha Trang]. Tuy gọi là tôn giáo chính nhưng chỉ giới vương tôn quí tộc mới có quyền hành lễ và dự lễ mà thôi, quần chúng dân gian hoàn toàn bị cấm. Đạo Bà La Môn lúc ban đầu phát triển mạnh tại miền Nam Chiêm Thành rồi phát triển ra miền Bắc từ thế kỷ thứ 4, dưới triều vua Bhadravarman I [Fan-houta hay Phạm Hồ Đạt], người sáng lập ra triều đại Gangaraja [sông Gange, Ấn Độ]. Đạo Bà Là Môn giữ vai trò độc tôn trong các triều chính cho đến thế kỷ 10, sau đó nhường vai trò lại cho đạo Phật Tiểu Thừa [Thevada]. Dưới triều vua Indravarman II [thế kỷ 9], pháp danh Paramabuddhaloka, đạo Phật và đạo Bà La Môn cùng nhau phát triển, nhiều tu viện và chùa được xây dựng tại Đồng Dương thờ Buddha và thần Siva.
Phật giáo Tiểu Thừa tuy được du nhập cùng lúc với đạo Bà La Môn nhưng không phát triển mạnh vì không thừa nhận tính cực đoan của giai cấp cầm quyền đương thời, do đó chỉ phát triển mạnh trong giới dân gian. Phật giáo tại Champa có hai phái : phái Arya Sammitinikaya [Tiểu Thừa] và phái Sarva Stivadanikaya [Đại Thừa], đa số Phật tử Chăm trong giai đoạn đầu theo phái Tiểu Thừa. Miền Nam Chiêm Thành không có dấu vết gì về Phật giáo Đại Thừa ; ngược lại tại miền Bắc, do ảnh hưởng Trung Hoa, Phật giáo Đại Thừa do các tu sĩ Trung Hoa mang vào phát triển mạnh từ thế kỷ thứ 6 đến thứ 9, nhất là trong giới dân gian sinh sống tại châu thổ sông Hồng và sông Mã [Cửu Chân, Nhật Nam], sau đó thì mất hẳn.
Ngôn ngữ của người Champa cũng rất khó xác định. Nói người Champa có một ngôn ngữ đặc thù là không đúng. Thổ dân bản địa lúc ban đầu có lẽ đã trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ cổ Mã Lai,kế là thổ ngữ Nam Đảo.Về sau một số dân cư từ phía Nam tràn lên miền Bắc và miền núi lập nghiệp góp phần pha trộn ngữ âm Môn Khmer vào tiếng địa phương. Rồi những đợt di dân từ ngoài biển [Java, Sumatra], những dân tộc phương Bắc [Văn Lang, Trung Hoa] và những nền văn minh khác [Ấn Độ, Ả Rập] liên tiếp gia nhập vào vùng đất này, ngôn ngữ của người Champa đã biến đổi, phân hóa thành nhiều hệ khác nhau [nhất là các sắc dân miền núi], mặc dầu vậy yếu tố Nam Đảo vẫn là mạnh nhất, ảnh hưởng và chi phối đến lối phát âm chính của người Champa.
Tại miền Bắc, do ảnh hưởng của Trung Hoa những bậc vương tôn có thể đã sử dụng chữ Hán trong các văn thư trao đổi với các quan lại nhà Hán tại Giao Chỉ cho tới năm 192, lúc đó còn là lãnh thổ thuộc nhà Hán [quận Tượng Lâm]. Nhưng đến đời con cháu Khu Liên, người sáng lập vương quốc Lâm Ấp đầu thế kỷ thứ 3, nhiều phái bộ được cử sang Giao Chỉ triều cống, các văn thư đều viết bằng chữ Hồ [tức chữ Phạn cổ]. Điều này chứng tỏ người Ấn Độ [tu sĩ và thương nhân] đã vào Lâm Ấp truyền giáo và giao thương trước thế kỷ thứ 2 và đã phổ biến chữ viết. Những địa danh và tên các vương triều từ thế kỷ thứ 3 trở đi đều mang tên Ấn Độ, kể cả tên nước [Campapura là tên một địa danh tại miền bắc Ấn Độ]. Chữ Phạn trở thành chữ quốc ngữ của vương quốc Champa cổ từ thế kỷ 2. Những bia ký tìm được đều được khắc bằng chữ sanskrit, tức chữ Phạn cổ.
Lâu dần chữ Phạn cổ có nhiều thay đổi. Người Champa pha trộn và biến cải chữ Phạn cổ thành tiếng "Chăm mới", nhất là từ sau thế kỷ 15 khi vương quốc miền Bắc bị tan rã, dân chúng Nam Champa chỉ sử dụng chữ "Chăm mới" và còn áp dụng cho đến ngày nay. Chữ "Chăm mới" có nhiều trùng hợp với các loại chữ viết của các dân tộc hải đảo Đông Nam Á, nhất là với ngôn ngữ Malaysia và Indonesia.
Đạo Hồi được người Ả Rập truyền bá vào Đông Nam Á từ thế kỷ thứ 7, mạnh nhất là trong các quần đảo Sumatra, Java, bán đảo Mã Lai và các hải đảo nhỏ phía đông nam Philippines. Người "Java" [cách gọi chung những nhóm dân cư hải đảo thời đó] hấp thụ giáo lý đạo Hồi qua các giáo sĩ và thương nhân Ả Rập trốn chạy những cuộc thánh chiến đẫm máu đang xảy ra quanh vùng biển Địa Trung Hải và Trung Đông từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 9. Yếu tố hấp dẫn dân cư Nam Đảo theo đạo Hồi là tính [thiện] tuyệt đối của nó : không tôn thờ hình tượng và xây dựng đền đài như đạo Bà La Môn. Dân cư hải đảo, đa số là thành phần ngư dân, đã theo đạo rất đông vì không muốn tham gia xây dựng đến đài tôn thờ các vị thần Ba La Môn giáo nữa. Khi các "hải tặc Java" [cách gọi những ngư phủ không hành nghề đánh cá mà chỉ chuyên đi cướp bóc ngoài khơi Biển Đông] đổ bộ lên miền Trung, họ đã mang theo một số sinh hoạt của nền văn minh và văn hóa Hồi giáo đến với các nhóm dân cư bản địa. Đó chỉ là những hiện tượng rời rạc vì đa số dân cướp biển không có trình độ văn hóa cao, không thể vừa cướp bóc vừa truyền đạo.
Nhiều thuyền buôn Ả Rập từ các hải cảng Basra, Siraf và Oman đã đến buôn bán với Champa trong các thế kỷ 7 và 9, nhưng không được đón tiếp nồng hậu vì ngôn ngữ bất đồng, do đó không thể truyền đạo cho dân chúng địa phương. Hơn nữa thương nhân Ả Rập không ở lại như người Ấn Độ vì sợ cướp bóc, thêm vào đó họ cũng không thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền Trung. Đạo Hồi được truyền bá vào vương quốc Chiêm Thành qua trung gian các nhà ngoại giao và thương nhân Java và Sumatra ngoài khơi Biển Đông. Vì lẽ đó, đạo Hồi tại Champa có nhiều khác biệt so với đạo Hồi chính thống. Mốc thời gian đạo Hồi được du nhập vào Champa là thế kỷ 10. Dưới thời vua Indravarman III [918-959], tể tướng Po Klun Pilih Rajadvara nhận cho một số gia đình hoàng tộc Rahdar Ahmed Abu Kamil, Naqib Amr, Ali [trốn chạy chính sách cai trị khắc nghiệt của những tiểu vương Java] vào tị nạn. Những người này đã nhân dịp truyền bá luôn giáo lý đạo Hồi cho các gia đình hoàng gia Champa.
Trong các thế kỷ sau mới có thêm các giáo sĩ, thương gia và giáo dân Hồi giáo Java từ Biển Đông vào giảng dạy giáo lý, lần này cho quần chúng. Qua tư cách và lối sống đạo của các người Hồi giáo Java, giáo lý đạo Hồi chinh phục nhanh chóng đức tin của quần chúng Champa, thật ra họ cũng không muốn bị tước hết tài nguyên nhân vật lực để xây dựng những đền đài Bà La Môn giáo nữa. Nhiều người Champa đã được thương nhân và giáo sĩ Java đưa sang Ả Rập học đạo. Đạo Hồi được đông đảo người theo và trở thành tôn giáo thứ hai của vương quốc Champa, sau đạo Bà La Môn, từ thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ 15. Chữ Ả Rập được du nhập vào vương quốc Champa cùng với đạo Hồi, nhưng không lấn át được chữ Phạn.
Vị vua theo đạo Hồi được biết đến nhiều nhất là Po Alah [Po Ovlah, Po Âu Loah hay Po Allah], trị vì 36 năm [1000-1036] tại Sri Bini [Qui Nhơn]. Po Alah học đạo ở La Mecque 37 năm rồi mới về nước trị vì. Dưới triều vua Po Alah, đạo Bà La Môn và đạo Hồi phát triển rất mạnh, nhiều đền thờ Siva và nhà thờ Hồi giáo được xây dựng tại Amavarati [Mỹ Sơn-Quảng Nam]. Đạo Hồi rất thịnh hành tại Thuận Hải [các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay], nhưng cũng biến cải dần theo thời gian, theo phong tục và lối sống của người địa phương, mất dần tính chính thống của đạo Hồi Ả Rập. Đạo Hồi tại Thuận Hải có tên là đạo Bani [Hồi giáo biến cải], người Champa theo đạo Bani được gọi là Chăm Bani để phân biệt với người Chăm theo đạo Hồi chính thống, gọi là Chăm Islam. 3/5 người Chăm tại Thuận Hải theo đạo Bà La Môn, 2/5 còn lại theo đạo Bani. Tuy vậy tại Thuận Hải cũng có ba làng Chăm Islam [2 ở Văn Lâm và 1 ở Phước Nhơn, huyện Ninh Phước, chiếm tỷ lệ 30% so với người theo đạo Bani].
Về sau, khi bị áp bức và chiến tranh đe dọa, một mảng lớn giáo dân theo đạo Bà La Môn và đạo Hồi chạy sang Chân Lạp và Java sinh sống. Khi định cư tại Chân Lạp, người Chăm bị nhóm Hồi giáo Mã Lai đồng hóa, cộng đồng Champa và Mã Lai tại đây được gọi chung là Khmer Islam. Tại Chân Lạp sau một thời gian xung đột chính trị và tôn giáo với người Khmer [theo đạo Bà La Môn và Phật giáo Tiểu Thừa], một số người Champa đã chạy về Châu Đốc lập nghiệp, đa số là thành phần tu sĩ, trí thức, nông dân và thương nhân. Người Champa tại đây học kinh Coran viết bằng chữ ẢRập. Được những thương nhân ẢRập di cư truyền cho cách thức buôn bán, người Khmer Islam và Chăm Islam rất giỏi buôn bán.
Tại miền Trung, các thầy Char [Po Char] của người Chăm Bani thay mặt giáo dân giữ đạo. Tín đồ Bani chỉ giữ đạo vào mùa chay [ramadan] mà thôi, không nhất thiết phải cầu kinh 5 lần một ngày hay ăn chay trường. Ngược lại người Chăm theo đạo Hồi tại Châu Đốc giữ đạo đúng theo luật của Hồi giáo chính thống : tín đồ đều hướng về La Mecque 5 lần trong ngày để cầu nguyện, họ rất kiêng cử trong việc ăn uống và rất khắt khe trong việc lập gia đình.


Các dòng vương tôn Champa
Theo lịch sử, các dòng vương tôn cầm quyền tại Champa đều xuất thân từ hai dòng họ lớn. Mỗi dòng họ lấy một vật tổ [totem] làm biểu tượng. Dòng vương tôn ở phía Nam lấy cây Cau [Kramukavansa] làm biểu tượng, những nhà nghiên cứu gọi là chi bộ, bộ tộc hay thị tộc Cau. Dòng vương tôn ở phía Bắc lấy cây Dừa [Narikelavansa] làm biểu hiệu, gọi là chi bộ, bộ tộc hay thị tộc Dừa. Chỉ những truyền nhân xuất thân từ hai dòng họ này mới được công nhận lên ngôi vua, tức phải thuộc đẳng cấp Brahman và Ksatriya. Những người dân thường, cho dù có tài giỏi hay anh dũng đến đâu cũng không được công nhận là vua nếu không chứng minh có liên hệ huyết thống đến hai dòng họ này, tức phải do một phụ nữ mang dòng máu vương tôn sinh ra. Trong lịch sử C
hampa, nhiều người xuất thân là dân thường phải biện hộ có thần linh yểm trợ để lên ngôi vua như Phạm Văn [nguyên là một người chăn dê gốc Hoa], Lưu Kỳ Tông [một người Việt muốn lên làm vua nhưng không được dân chúng tuân phục] hay nhiều vị tướng khác sau khi đã hạ đối thủ chính trị.
Thật ra người dân thường khó giữ được ngôi cao trong xã hội Champa vì không bao giờ có cơ hội, hơn nữa những người thuộc giai cấp vương tôn, đặc biệt là giới vương tôn nữ phái, chỉ lập gia đình với những dòng vương tôn với nhau, do đó không có những cuộc hôn nhân không môn đăng hộ đối và ít có những cuộc hôn nhân dị chủng, dị giáo. Phụ nữ quí tộc Chăm chỉ chọn chồng cùng đẳng cấp, đa số cung phi của các vua Champa đều xuất thân từ các gia đình quí tộc. Khi một vua Champa cưới một người vợ ngoại quốc, ông ta chỉ có thể lập gia đình với con gái của những vua chúa thuộc các vương triều khác, chứ không thể lấy một người thường dân.
Xã hội Champa tuy theo chế độ mẫu hệ nhưng lại phụ quyền. Trong gia đình, người đàn bà, gọi là Mẹ cả, đảm nhiệm vai trò chọn người kế thừa, bàn thảo tương lai con cái,chọn chồng cho con gái, đứng ra cưới hỏi, gìn giữ bàn thờ tổ tiên, giữ gìn hương hỏa.Ngoài xã hội, người đàn ông có toàn quyền quyết định việc canh tác, giao thiệp và buôn bán, nhưng chỉ người con trai hay đàn ông nào được sinh ra bởi một người mẹ thuộc dòng quí tộc mới được chấp nhận làm vua hay giữ vai trò cao trong triều đình.
Tài liệu cổ và truyền thuyết Chăm cho biết truyền nhân của những dòng họ vị vua cai trị vương quốc Champa là hai vị nữ thần được sinh ra bởi nữ thần Sakti Bhagavati, vợ của Siva : Visitrasaga cho các vua phía Nam và Uroja cho các vua phía Bắc. Chỉ những người mang dòng máu từ những phụ nữ này mới được giữ những địa vị cao và nắm giữ vai trò lãnh đạo, con cháu của họ có thể là những người sinh sống tại đồng bằng hay trên miền núi.
Hình tượng Linga [bộ phận sinh dục tượng trưng cho sức mạnh của phái nam, biểu tượng của khả năng tái tạo] tượng trưng cho thần Siva [nam tính] hiện thân qua nữ thần Uroja. Hình tượng Yoni [cơ quan sinh sản của phái nữ, biểu tượng của khả năng dưỡng dục] tượng trưng cho nữ thần Bhagavati [nữ tính] hiện thân qua nữ thần Visitrasaga. Uroja còn được gọi là thần Núi, Visitrasaga là thần Biển. Tượng Uroja được xây dựng trên các triền núi ở phía Bắc, tượng nữ thần Bhagavati được tôn thờ nhiều trên những vùng bình nguyên phía Nam, cạnh các bờ biển. [Vị thần bảo vệ vương quốc Nam Champa là nữ thần Yan Po Nagar [Bà Mẹ Đất Nước hay Thiên Y Thánh Mẫu]]. Chính những phân chia dòng tộc Nam và Bắc này mới nảy sinh ra huyền thoại về các bộ tộc Cau và Dừa.
Về bộ tộc Cau, theo truyền thuyết, vào thời xa xưa một vị vua cai trị phương Nam một hôm thấy bên cạnh cung đình có một cây cau trổ một buồng trái thật lớn và thật đẹp. Đến ngày trổ hoa, buồng cau không nở, nhà vua thắc mắc liền sai một gia nhân trẻ tuổi trèo lên hái xuống xem sao. Gia nhân mang xuống dâng lên vua. Vua lấy gươm báu chẻ mo cau ra thì thấy một em bé mặt mũi hồng hào đẹp đẽ. Nhà vua rất vui mừng, nhận làm con nuôi và đặt tên là Radja Po Klong, tức hoàng tử Po Klong [Po Klău]. Mo cau bọc hoàng tử được dùng làm mộc đỡ của hoàng gia và mũi nhọn của mo cau được biến thành gươm báu của nhà vua. Mộc đỡ và gươm báu sau này trở thành biểu tượng cho uy quyền của các vị vua Champa phía Nam.
Hoàng tử Po Klong không chịu bú sữa của người thường mà chỉ bú sữa của một con bò tơ ngũ sắc. Đó cũng là lý do giải thích tại sao người Champa ở phía Nam sau này từ chối giết và ăn thịt bò. Hoàng tử Po Klong càng lớn lên càng đẹp và khỏe mạnh. Nhà vua sau đó gả con gái và cho kế nghiệp. Khi lên ngôi, Po Klong cho xây một cung thành tuyệt mỹ trải rộng trên bảy ngọn đồi, đặt tên là Băl. Băl sau này là thủ đô của các tiểu vương quốc Champa theo tiếng "Chăm mới", như Băl Cău ở Phan Rang, Băl Canar ở Phan Rí [thôn Tịnh Mỹ] của bộ tộc Cau. Chuyện bò ngũ sắc là dựa theo truyền thuyết Bò Thần của đạo Bà La Môn bên Ấn Độ, ý muốn nói bò là một vị thần, dân chúng phải tôn thờ không được ăn thịt hay sử dụng phó sản của bò để tỏ lòng tôn kính thần linh.
Về bộ tộc Dừa, các dòng vương tôn phương Bắc cũng dựa theo truyền thuyết trên để tạo sự huyền bí về dòng dõi vương quyền của mình, nhưng đổi buồng cau thành buồng dừa và mo cau thành mo dừa. Theo lời kể lại, một vị hoàng tử được sinh ra từ một mo dừa, làm con nuôi một vị vua, lấy một cô công chúa và sau đó được tôn lên làm vua. Không rõ vị vua này tên gì, các nhà nghiên cứu Champa và khảo cổ chưa tìm ra sử tích.
Thật ra, các dòng vương tôn phía Bắc, vì chịu ảnh hưởng muộn màng nền văn minh Ấn Độ, phải tìm trong kho tàng dân gian một câu chuyện huyền bí đề cao dòng tộc vương quyền của mình để tỏ ra ngang hàng với các dòng vương tôn phía Nam. Tuy nhiên, do chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa lúc ban đầu, thay vì phải thờ vật tổ [cây Cau hay Bò Thần] như người phía Nam, người Chăm phía Bắc đề cao cây Dừa như một biểu tượng huyền bí của uy quyền - như người Hoa đề cao con rồng hay con phượng. Hơn nữa, vật tổ của người Chăm phương Bắc không mang ý nghĩa tôn giáo mà chỉ thuần túy là một biểu tượng. Tượng mà người Chăm miền Bắc tôn thờ là Buddha, Siva và các vị thần Ấn Độ khác. Một vị vua làm được nhiều tốt cho dân chúng, khi chết đi được dân chúng tạc tượng và lập đền thờ tôn kính như một vị Phật. Tên vị vua quá cố thường được kết hợp với tên thần Isvara [tức Siva], do đó tên sau cùng của các vị vua quá cố thường có thêm chữ "vara" Bradresavara,Sambhudresavara để thần thánh hóa ngôi vị của mình, vua là do thần sai xuống cai trị dân gian.
Qua sự phân chia này, trong suốt dòng lịch sử của vương quốc cổ Champa, các bia ký ghi lại rất nhiều tranh chấp giữa hai bộ tộc về quyền lãnh đạo, không bộ tộc nào chịu nhường bộ tộc nào. Bộ tộc Dừa bị coi là bộ tộc bình dân [không tinh khiết] thường bị các dòng vương tôn bộ tộc Cau [tự nhận là truyền nhân chính thống] khinh thường. Tuy nhiên vì quyền lợi của đất nước, nhiều lúc hai bộ tộc này đã biết kết hợp lại thành một để đối phó với kẻ thù chung. Ba bia ký tại làng Võ Cạnh, Hòn Cúc, Mỹ Sơn có ghi danh hiệu của vua Bhadravarman tại đền Tháp trên toàn lãnh thổ Champa, sự kiện này theo Louis. Finot đã chứng tỏ Champa là một quốc gia độc lập và thống nhất quyền năng của nhà vua Trung ương, các Lãnh chúa hay Tiểu vương của mỗi vùng đều phải khép mình dưới quyền lực nhà vua.
Theo sử liệu kinh đô đầu tiên của Champa là Trà Kiệu. Còn Khu – Túc chỉ là một thành lũy mới xây có tánh cách Quốc Phòng khi Khu Liên vừa mới dựng nước.
Năm 758-859 kinh đô mới là Virapura
Năm 875-991 có lẽ vì Ðại Việt có những hoạt động quân sự gần gũi với biên giới Champa, nên vua Indravarman II mới dời đô về Vijaya ở Bình Ðịnh để được yên ổn hơn.
Ðến triều vua Harivarman IV [1074-1081] đặt Kinh Ðô tại kinh thành Champapura. Có lẽ lúc này ở Vijaya Bình Ðịnh chỉ là thành quách Quốc Phòng kiên cố để ngăn quân Ðại Việt, còn Kinh Ðô đã dời về Champapura.Sau khi thành Ðồ Bàn thất thủ 1471, kinh đô Champa dời về Virapura của Châu Panduraga tức vùng Phan Rang ngày nay.
Về quốc phòng: Theo sử liệu Trung Hoa, Champa thời đó có khoản 40,000 quân đến 50 ngàn quân thời Phạm Văn khoản thế kỷ IV.
Năm 1360 thời vua Chế Bồng Nga với những chiến công hiển hách, làm cho vua quan nhà Trần phải bỏ cả thành Thăng Long [tức Hà Nội bây giờ] mà chạy, chứng tỏ Champa đã có một lực lượng quân sự hùng hậu và tinh nhuệ. Lực lượng quân đội gồm có: Bộ Binh, Hải Binh, Kỵ Binh và Tượng Binh [qua điêu khắc tại đền Tháp thuộc quần thể Mỹ Sơn] thấy rõ phần nào về khả năng quân sự của Vương Quôc Champa.


B-LICH SỬ CHAMPA QUA CÁC TRIỀU VƯƠNG
1. Triều vương thứ nhất [192-366] :Sau hàng thập niên bị nhà hán đô hộ, với chính sách hà hiếp, tàn bạo.Sri-mara đã lãnh đạo các bộ tộc champa vùng lên,lật đổ ách cai trị nhà hán, thành lập quốc gia champa thống nhất.Ông lên ngôi năm 192,Đóng đô trà kiệu,ông lãnh đạo vương quốc champa gồm một lãnh thổ rộng lớn từ hoành sơn cho đến đồng nai ngày nay.Danh xưng vương quốc Champa là quốc hồn, quốc túy của nhân dân Champa [ Champa là tên hoa đại hay hoa sứ ngày nay người việt nam thường trồng ở những nơi tôn nghiêm, có mùi thơm nhẹ nhàn, thanh thoát].Ngôn ngữ dân tộc
Champa thuộc nhóm gia đình ngữ học Mã Lai đa đảo [Malayo Polynesian] hay một danh xưng khác gọi là nhóm gia đình ngôn ngữ Nam đảo [Austronesian]. Văn tự champa sử dụng chữ:Phạn[Sanskrit ].Văn tự Ấn Độ đi theo các nhà truyền giáo đã được phổ biến rộng rãi tại Champa và trở thành chữ quốc ngữ của Champa.Tôn giáo lấy Bà la môn [Brahmanism]: làm quốc giáo, giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, tinh thần tộc người Champa.Bà la môn hình thành và phát triển có bề dày trên 3000 năm lịch sử Ấn Độ. Giáo lý Bà-la-môn được thiết lập trên nguyên  lý của kinh Veda.Vua sri-mara lấy giáo điều bà la môn để xây dựng đất nước champa. Sri-mara[Khu Liên] lên ngôi năm 192, trị vì trong nhiều năm, Sử cổ Trung Hoa [Lương thư] cho biết trong khoảng thập niên 220-230, con cháu Khu Liên có gơi phái bộ đến thống đốc Quang Đông và các thái thú Giao Châu [Lã Đại và Lục Dận] triều cống và duy trì quan hệ ngoại giao. Sự kiện nổi bật sau thời Khu Liên là cuộc dấy binh của bà Triệu năm 248 tại quận Cửu Chân chống lại quân Đông Ngô [Trung Hoa]. Bà Triệu, còn gọi là Triệu Trinh Nương, là một thiếu nữ Mường cưỡi voi ra trận làm khiếp đam quân địch. Bà Triệu cũng là mẫu người lý tương cua chế độ mẫu hệ : thân hình nẩy nơ [vú dài ba thước !?] và can đãm [dám đứng ra gánh vác việc nước]. Có lẽ trong giai đoạn này con cái của Khu Liên gia nhập vào đội quân của bà Triệu rất đông vì cuộc khởi nghĩa được sử Trung Hoa ghi nhận là cuộc nổi dậy của người dân Champa.
Nhà Đông Ngô phong danh tướng Lục Dận tước An Nam hiệu úy, tức thứ sư, sang Giao Châu dẹp lọan. Lục Dận vừa dùng mưu vừa làm áp lực chiêu dụ các bộ lạc nổi loạn ; sau hơn 6 tháng cầm cự quân của Bà Triệu bị cô lập và bị đánh bại phai chạy về miền Nam lánh nạn. Lục Dận xua quân xuống chiếm Khu Lật [Huế], bắt theo hàng ngàn thợ khéo tay mang về Giao Châu rồi dâng cho nhà Đông Ngô năm 260. Những vùng đất bị nghĩa quân Lâm Ấp chiếm đóng đều bị lấy lại. Lãnh thổ Lâm Ấp trở về vị trí cũ, tức huyện Tượng Lâm, quân Đông Ngô không dám tiến xuống xa hơn. Có lẽ truyền nhân đích tôn cua Khu Liên đã chết trong cuộc khởi nghĩa này vì không còn được nhắc tới nữa. Sách Lương thư cho biết năm 270, cháu ngoại của Khu Liên là Phạm Hùng [Fan Hiong] lên làm vua.
Cũng nên biết "Phạm" ở đây là cách phiên âm Hán hóa từ chữ "Po" [hay Pô, Phò, Pha] của người Champa tức là người đứng đầu, lãnh tụ hoặc là ngài, chứ không phải là cách phiên âm từ chữ "varman" của người Ấn, cũng có nghĩa là vua, vương, ngài, hay "họ Phạm" của người Việt Nam mà ra. Cũng nên biết người Champa theo chế độ mẫu hệ, chỉ có tên chứ không có họ.
Dưới thời Phạm Hùng, lãnh thổ champa được nới rộng tới thành Khu Túc, cạnh sông Gianh, phía bắc và tới Khánh Hòa [Kauthara] phía nam. Phạm Hùng cũng đã chinh phục và thống nhất các tiểu vương quốc khác nằm trong các lõm đất dọc duyên hai miền Trung : Amavarati [Quang Nam], Vijaya [Quang Ngãi, Bình Định] và một phần lãnh thổ Aryaru [Phú Yên]. Nhưng sau hơn 10 năm chinh chiến [271-282], Phạm Hùng bị quân Tây Tấn [do Đào Hoàng chỉ huy] đánh bại, năm 283 con là Phạm Dật [Fan Yi] lên ngôi thay. Năm 284, Phạm Dật gởi một sứ bộ sang Trung Hoa cầu hòa, champa được thái hòa và Phạm Dật trị vì 52 năm thì qua đời.


2. Triều vương thứ hai [337-420] :Phạm Dật qua đời năm 336, một tể tướng cướp ngôi vua tự xưng Phạm Văn [Fan Wen]Văn trở thành người thân tín của Phạm Dật và được giao trọng trách xây thành, đắp lũy, dựng cung đài theo kiểu Trung Hoa, chế tạo chiến xa và vũ khí, chế biến dụng cụ âm nhạc v.v... và được thăng chức tể tướng.
Dưới thời Phạm Văn, kỹ thuật luyện sắt [rèn kiếm, đúc lao] đạt đến tột đỉnh. Nhà vua áp dụng văn minh Ấn Độ thẳng vào đời sống : cai tổ lại hệ thống quan lại theo khuôn mẫu Ấn Dộ, nhờ đó guồng máy tổ chức chính quyền chạy đều và mang lại hiệu qua tốt ; xây dựng thu phu chính trị tại Khu Lật [K’iu-sou, hay Thành Lồi, Huế], hình chữ nhật, chu vi 2100 mét, tường cao 8 mét, có 16 cưa, dân chúng sống chung quanh chân thành, mỗi khi có loạn, các cưa thành đều đóng lại. Với thế mạnh này, Phạm Văn đánh thắng hai nước Đại Kỳ Giới và Tiểu Kỳ Giới [có thể đây là hai vương quốc trên đất Lào ngày nay], chinh phục nhiều bộ lạc khác như Che Phou, Siu Lang, Khiu Tou, Kan Lou và Fou Tan [có thể là những bộ lạc thiểu số gốc Thái trên dãy Trường Sơn], tăng cường số phụ nữ mang về từ các lãnh thổ đánh chiếm được và tăng nhân số trong quân đội [khoang từ 40.000 đến 50.000 người].
Năm 340, Phạm Văn xin nhà Đông Tấn cho sát nhập quận Nhật Nam, gồm các huyện Tây Quyển, Ty Canh, Chu Ngô, Lô Dung và một phần đất phía nam quận Cưu Chân huyện Hàm Hoan [Thanh Hóa] vào lãnh thổ Lâm Ấp nhưng không được toại nguyện. Phạm Văn liền xua quân tiến công vào nội địa Nhật Nam, chiếm huyện Tây Quyển, giết thứ sư Hạ Hầu Lâm, lấy mũi Hoành Sơn [nam Thanh Hóa] làm biên giới phía bắc, cho xây lại thành Khu Túc [cạnh sông Gianh] phòng giữ. Từ đó phần lãnh thổ từ đèo Ngang trơ xuống thuộc về Lâm Ấp và cũng kể từ đó phía bắc đèo Ngang là nơi xay ra những trận thư hùng giữa Lâm Ấp và Giao Châu trong suốt hai thế ky 4 và 5. Năm 349 nhà Đông Tấn phản công, quân Lâm Ấp bị đánh bại, Phạm Văn bị trọng thương và qua đời, con là Phạm Phật [Fan Fo] lên thay.
Phạm Phật là một vị tướng tài ba, được nhiều sử gia cho là người mở đầu vương triều Gangaraja [Bắc Champa]. Vừa lên ngôi, Phạm Phật tấn công quân Đông Tấn tại Nhật Nam và vây thành Cửu Chân. Năm 351, quân Lâm Ấp bị đánh bại phải bỏ chạy về phía tây tại Lãng Hồ, huyện Thọ Lãnh [Thanh Hóa], thành Khu Túc bị chiếm, ranh giới được thiết lập lại tại huyện Ty Canh gần sông Nhật Lệ [Quang Bình]. Năm 359, quân Đông Tấn chiếm huyện Thọ Lãnh và đánh bại quân Lâm Ấp tại vịnh Ôn Cấn, chiếm thành Khu Túc ; Phạm Phật xin hòa và gơi sứ bộ sang Trung Hoa triều cống [372 và 377]. Phạm Phật mất năm 380 nhường ngôi cho con là Phạm Hồ Đạt.
Phạm Hồ Đạt [Fan Houta] nhiều học gia cho là vua Dharmamaharaja, hiệu Bhadravarman I, người sáng lập vương triều Gangaraja. Dưới thời Phạm Hồ Đạt, Phật giáo tiểu thừa [Thevada] phát triển mạnh, nhiều nhà sư đến trực tiếp từ Ấn Độ sang truyền đạo. Thành Khu Lật [Huế] vẫn là trung tâm chính trị nhưng đổi tên thành Kandapurpura, nghĩa là Phật Bao Thành [vì là nơi có nhiều đền đài và hình tượng Phật và Siva]. Bên cạnh đó nhà vua còn cho xây dựng thêm một trung tâm tôn giáo mới tại Amavarati, tức thánh địa Hào Quang [nay là Mỹ Sơn, một thung lũng cách Đà Nẵng 70km về phía tây]. Nhiều đền thờ Bà La Môn được xây dựng tại Mỹ Sơn để thờ thần Siva và tượng Linga, tượng trưng sức mạnh phái nam. Ngôi đền đầu tiên được xây bằng gỗ vào cuối thế ky 4 mang tên Bradresvara, kết hợp giữa tên vua Bradravarman I và thần Isvara [hay Siva]. Kể từ thế ky thứ 4 trở đi lãnh tụ chính trị và tôn giáo tại Lâm Ấp là một : thờ thần tức thờ vua, vua thay mặt thần Siva cai quan muôn dân. Siva vừa là thần bảo hộ xứ sở vừa là vị thần giữ đền [Dvarapala] để dân chúng đến thờ phượng và dâng lễ vật.
Năm 399, Phạm Hồ Đạt mang quân chiếm quận Nhật Nam, giết thái thú Khổng Nguyên, tiến công quận Cửu Đức, bắt sống thái thú Tào Bính nhưng bị quân cua thống chế Đỗ Viện đánh bại phải rút về dưới đèo Ngang. Năm 413,Phạm Hồ Đạt mang bộ binh chiếm đóng Nhật Nam, ra lệnh cho thủy binh đổ bộ vào Cưu Chân đốt phá các làng xã ven duyên. Thứ sư Đỗ Tuệ Độ mang quân ra nghinh chiến, chém được con của Phạm Hồ Đạt là Phạm Trân Trân [tiểu vương đất Giao Long] và tướng Phạm Kiện, bắt làm tù binh hơn 100 người, trong có một hoàng tư tên Na Neng, tất ca đều bị chém đầu. Phạm Hồ Đạt trốn vào rừng sâu rồi mất tích. Trong khi chưa tìm được một vị vua mới, triều đình champa tiếp tục triều cống Trung Hoa để được yên về chính trị.
Trong thời gian từ 413 đến 420, con cháu Phạm Hồ Đạt tranh giành ngôi vua, nội chiến xảy ra khắp nơi. Năm 413, một người con cua Phạm Hồ Đạt là Địch Chớn [Ti Chen], đạo sĩ Bà La Môn, được triều thần đưa lên ngôi vua, hiệu Gangaraja [sông Gange bên Ấn Độ]. Địch Chớn là người đam mê văn hóa Ấn Độ muốn nhường ngôi cho em là Địch Khai [Ti Kai] để sang Ấn Độ sống những ngày cuối đời, nhưng Địch Khai sợ bị triều thần ám hại, dẫn mẹ chạy trốn vào rừng. Ngôi báu đành nhường cho Manorathavarman, cháu Địch Chớn nhưng tể tướng Thiếu Lâm [Tsang Lin] chống lại vì người này không được sinh ra từ một người mẹ có dòng máu tinh khiết [tức đẳng cấp Brahman], nên bị Manorathavarman giết chết.
3. Triều vương thứ ba [420-530]:Năm 420,con cháu của Thiếu Lâm ám sát vua Manorathavarman và đưa người em cùng mẹ khác cha của Địch Chớn là Văn Địch [Wen Ti] lên thay. Văn Địch xưng hiệu là Phạm Dương Mại I [Yan Mah hay Fan Yang Mai], có nghĩa là Hoàng tư Vàng, nhưng không trị vị lâu vì bị chết trong một cuộc tấn công của quân Đông Tấn. Con là thái tư Đốt, 19 tuổi, được nhà Đông Tấn phong vương năm 421, hiệu Dương Mại II.
Nhân tình thế loạn lạc bên Trung Hoa [nhà Tống dẹp nhà Đông Tấn], năm 431, Dương Mại II dẫn hơn 100 chiến thuyền tấn công các làng ven biển tại cưa Thọ Lãnh, Tứ Hội và Châu Ngô [quận Nhật Nam và Cưu Chân] nhưng bị đánh bại, quân Tống chiếm thành Khu Lật, Dương Mại II chạy trốn ra Cù Lao Chàm [Quang Nam]. Năm 433, Dương Mại II xin "lãnh" đất Giao Châu về cai trị nhưng vua Tống không chịu, chiến tranh lại xảy ra. Năm 443 vua Tống Du Long phong thống chế Đàn Hòa Chi làm thứ sư Giao Châu, cùng hai phó tướng là Tống Xác và Túc Canh Hiến, mang đại quân đánh Lâm Ấp, Phạm Dương Mại II chạy thoát được ra cưa Tượng Phổ, vịnh Bành Long [Bình Định], tổ chức lại lực lượng, tăng cường thêm nhiều đội tượng binh rồi ra lệnh tổng phan công nhưng không địch nổi quân Nam Tống. Những người sống sót chạy sang Láng Cháng [Luang Prabang tại Bắc Lào] tị nạn, một số chạy đến Champassak [Nam Lào] ẩn náu. Đàn Hòa Chi thu rất nhiều vàng bạc, châu báu, tượng đồng vàđập phá rất nhiều đền đài. Sư Trung Hoa [Tống Thư] chép rằng Đàn Hòa Chi lấy được nhiều tượng vàng [mười người mới ôm xuể], đem nấu chay thâu được hơn 10 vạn cân [50.000 kí-lô vàng y?]. Từ đó Trung Hoa biết Lâm Ấp có nhiều vàng nên mỗi khi có dịp là tiến quân xuống đánh cướp. Trong thời này, nhiều nhà sư Phật giáo Trung Hoa ái mộ nét kiến trúc và tượng đài trong các đền thờ tại Mỹ Sơn sang Lâm Ấp tìm hiểu và học hoi rất đông, nhiều tượng Bồ Tát cua Phật giáo Đại Thừa Trung Hoa được tìm thấy trong các chùa [chùa Quang Khê] trong vùng.
Trong lúc chạy trốn về phía nam, Dương Mại II chinh phục luôn các tiểu vương tại Vijaya [Bình Định], Aryaru [Phú Yên], thống nhất lãnh thổ phía Bắc. Năm 443, Dương Mại II về lại Khu Lật, thấy canh hoang tàn, buồn rầu rồi mất năm 446. Lãnh thổ phía Bắc cua Lâm Ấp bị đẩy lùi về huyện Lô Dung [Thừa Thiên], con cháu Dương Mại II lại tranh chấp quyền hành.
Năm 455 con Dương Mại II là Phạm Chút [Fan Tou] lên ngôi, hiệu Trần Thành [Devanika]. Trung tâm chính trị vẫn tại Khu Lật, nhưng Trần Thành cho xây dựng thêm một trung tâm văn hóa và tôn giáo mới tại Amaravati, gọi là thánh địa Hào Quang [Mỹ Sơn, Quang Nam]. Vương quốc Lâm Ấp tiếp tục được nới rộng xuống phía nam đến tận sông Ba [Tuy Hòa], thuộc lãnh thổ Aryaru [Phú Yên] và vùng núi non phía tây lân cận [cao nguyên Kontum, Darlac], và phía tây tới Champassak [Nam Lào], nhiều bộ lạc Thượng sống trên dãy Trường Sơn cũng theo về triều cống. Phạm Trần Thành mất năm 472, Lâm Ấp không có vua, nội bộ triều đình có biến động. Năm 484, một người Khmer tên Phạm Đăng Căn Thăng [Kieou Tcheou Lo], con vua Phù Nam Jayavarman tị nạn tại Lâm Ấp, cướp ngôi và cầm quyền trong gần 20 năm. Năm 492, con Phạm Trần Thành là Phạm Chư Nông giết Căn Thăng giành lại ngôi báu. Phạm Chư Nông bị chết đuối năm 498, con cháu tiếp tục trị vì đến năm 527 : Phạm Văn Tổn [Fan Wen Kuoan] trị vì từ 498 đến 502, Phạm Thiên Khơi hiệu Devavarman [510-514] và Cao Thức Thắng Khơi hiệu Vijayavarman hay Bật Tôi Bật Ma [526-527].
4. Triều vương thứ tư [529-757] :Năm 529, Vijayavarman mất không người kế tự. Triều đình champa phong Luật Đa La Bật Ma lên làm vua, hiệu Rudravarman I. Năm 577 Luật Đa La Bật Ma mất, con là Prasastadharma lên kế nghiệp, hiệu Phạm Phạn Chi [Sambhuvarman]. Dưới thời Phạm Phạn Chi, văn hóa champa tỏa rộng khắp Đông Nam Á. Năm 598, nhà Tùy chiếm dóng Lâm Ấp và phân chia thành ba châu : châu Hoan [Ty Canh], châu Ái [Hai Âm] và châu Trong [Khương]. Năm 605, Phạm Phạn Chi dời kinh đô về Sinhapura, thành phố Sư Tư [nay là Trà Kiệu, cạnh sông Thu Bồn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quang Nam]. Danh xưng Champa chính thức xuất hiện trong thời này.
Năm 629 Phạm Phạn Chi mất, con là Phạm Đầu Lê [Kandharpardharma] kế nghiệp. Năm 645 Phạm Đầu Lê qua đời, vương triều champa loạn lạc. Phạm Trấn Long [Prabhasadharma], con Đầu Lê, vừa giành được ngôi vua liền bị giết chết, dân chúng đưa con trai cua một công chúa, em gái cua Trấn Long, tên Chư Cát Địa lên làm vua, hiệu Bhadresvaravarman [sự ghép tên giữa thần Bradresvara và vị tổ Bradravarman]. Chư Cát Địa làm vua được một năm [646] thì bị triều thần lật đổ, công chúa Tchou Koti, con gái cua chánh phi của Phạm Đầu Lê, được tôn lên làm nữ vương, hiệu Jagaddharma. Đức độ cua bà Jagaddharma rất được dân chúng kính trọng. Sau khi qua đời, nữ vương Jagaddharma được dân chúng lập đền thờ tại tháp Po Nagar [Xóm Bóng, Nha Trang]. Năm 653 Tchou Koti nhường ngôi cho chồng [người Khmer] tên Prakasadharma [Po Kiachopamo], hiệu Vikrantavarman I. Năm 685, Vikrantavarman I qua đời, nhường ngôi cho con là Vikrantavarman II [Kientotamo].
Dưới thời Vikrantavarman II, văn hóa champa toa khắp Đông Nam Á, các quốc gia lân bang đều muốn kết thân. Năm 731, Vikrantavarman II qua đời, con là Rudravarman II [Lutolo] trị vì đến năm 757 thì mất. Con là Bhadravarman II lên thay nhưng bị các vương tôn miền Nam hạ bệ, chấm dứt vai trò lãnh đạo của vương triều miền Bắc.


5-Triều vương thứ năm [758-854] :Năm 757, môt tiểu vương phía Nam nổi lên hạ bệ Bhadravarman II -nhà vua trẻ vừa lên ngôi - rồi tự xưng vương, hiệu Prithi Indravarman, chấm dứt dòng Gangaraja phía Bắc.
Theo bia ký đọc được, Prithi Indravarman là người đã thống nhất lãnh thổ Champa một cách chính danh nhất, vì được triều thần công nhận là "người thống lãnh toàn bộ đất nước như Indra, thần của các vị thần". Tuy đất nước đã được thống nhất, lãnh thổ này vẫn chưa có tên. Khi sang Trung Hoa triều cống, không biết sứ thần của Prithi Indravarman đã giải thích như thế nào mà sử liệu cổ Trung Hoa đặt tên lãnh thổ mới của người Champa trong thời kỳ này là Hoàn Vương Quốc, "vương quyền trở về quê cũ". Để xác minh điều này, việc làm đầu tiên của Prithi Indravarman là dời kinh đô Sinhapura [thành phố sư tử hay Trà Kiệu, Quảng Nam] về Virapura [thành phố Hùng Tráng, nay là thôn Palai Bachong, xã Hòa Trinh, huyện An Phước - cách Sài Gòn 310 cây số về phía Bắc trên quốc lộ 1, tỉnh Ninh Thuận].
Dưới thời Prithi Indravarman, văn minh và văn hóa Ấn Độ từ phía Nam đưa lên lấn át toàn bộ sinh hoạt của người Chăm phía Bắc ; chữ Phạn được phổ biến rộng rãi trong giới vương quyền và các nơi thờ phượng ; đạo Bà La Môn được đông đảo người theo ; đạo Phật Tiểu Thừa [Thevada] phát triển mạnh trong chốn dân gian ; đền đài, dinh thự và chùa tháp được xây dựng lên khắp nơi, nhiều nhất là tại Khu Lật [Huế], Amavarati [Mỹ Sơn], Sinhapura [Trà Kiệu]… để tạ ơn thần linh. Tuy vậy nguyên tắc tự trị của các tiểu vương quốc phía Bắc vẫn được tôn trọng, vì không thấy di ảnh hay hình tượng nữ thần Bhagavati - vị thần bảo hộ Panduranga được Prithi Indravarman chọn làm "Bà Mẹ xứ sở" để dân chúng thờ phượng,các di tích khảo cổ lãnh thổ Chiêm Thành phía Bắc.
Về "Bà Mẹ xứ sở", ngôi tháp bằng gỗ trước kia thờ nữ vương Jagadharma [646-653] được Prithi Indravarman cho xây dựng lại bằng vật liệu cứng tại Aya Tră [Nha Trang], trên một ngọn đồi cao cạnh cửa sông Cái [Xóm Bóng], để thờ tượng nữ thần Bhagavati [bằng vàng]. Tháp này về sau được biết dưới tên Po Nagar, hay Tháp Bà.
Truyền thuyết Champa cho rằng Hoàn Vương Quốc trước kia do nữ vương Po Nagar cai trị trong suốt 200 năm, từ 758 đến 958. Thời gian trị vì lâu dài này là thời gian mà vương triều Panduranga thịnh hành. Nữ vương Po Nagar - còn gọi là Yan Pu Nagara, Po Ino Nagar hay Bà Đen [nguời Việt Nam gọi là Thánh Mẫu Thiên Y Ana] - là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra quả đất, sản sinh gỗ quí, cây cối và lúa gạo. Bà có 97 phu quân, trong đó chỉ một mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn trọng hơn cả. Bà có 38 người con gái, tất cả đều hóa thân thành nữ thần, trong đó có ba người được người Champa chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phượng cho tới ngày nay : Po Nagar Dara, nữ thần Kauthara [Khánh Hòa] ; Po Rarai Anaih, nữ thần Panduranga [Ninh Thuận] và Po Bia Tikuk, nữ thần Manthit [Phan Thiết].
Prithi Indravarman là một quân vương tài giỏi, đất nước thái bình và rất phồn vinh. Sự giàu có của Hoàn Vương Quốc hấp dẫn các vương quốc lân bang, đặc biệt là Srivijaya [Palembang],Malayu [Malaysia],Javadvipa [Java], Nagara Phatom [Thái Lan], Sriksetra [Miến Điện] và Angkor [Chân Lạp] ; họ đến để trao đổi hoặc chờ dịp cướp phá.
Năm 774, quân Nam Đảo từ ngoài khơi đổ bộ vào Kauthara và Panduranga, chiếm Virapura. Vua Prithi Indravarman đã chống trả lại mãnh liệt nhưng bị chết trong đám loạn quân [sau này được dân chúng tôn thờ dưới pháp danh Rudraloka]. Một bia ký đọc được ở tháp Po Nagar ghi "những người đen đủi và gầy yếu từ miền xa đến, ăn những thức ăn khủng khiếp hơn xác chết, lại có tính hung ác. Bọn người này đi mành đến lấy cắp tượng linga của thần Sri Sambhu, đốt phá đền thờ [Po Nagar]". Sau cuộc tấn công này quân Nam Đảo cướp đi rất nhiều báu vật,có tượng nữ thần Bhagavati bằng vàng.
Ngay khi Prithi Indravarman vừa tử trận, một người cháu gọi ông bằng cậu tên Satyavarman được hoàng tộc tôn lên thay thế. Nhưng vừa lên ngôi, Satyavarman đã cùng hoàng tộc chạy lên miền Bắc [Bình Định] lánh nạn. Tại đây, nhà vua được cộng đồng người Chăm và người Thượng địa phương [Bahnar, Hré] giúp thành lập một đạo quân hùng mạnh tiến xuống Kauthara tấn công quân Nam Đảo. Trước uy lực của Satyavarman, quân Nam Đảo lên thuyền bỏ chạy ra khơi, tân vương dẫn hoàng gia về lại Virapura. Tại đây, nhà vua xây thêm một cung điện mới trong thành Krong Laa và không ngờ đã sáng chế ra một phong tục mới mà các đời vua sau bắt chước theo, đó là tục trồng cây Kraik, biểu tượng của hoàng gia, trước cung điện. Đền Po Nagar, bị quân Nam Đảo phá hủy, được Satyavarman cho dựng lại bằng gạch, 10 năm sau [774-784] thì hoàn thành và tồn tại cho tới ngày nay. Năm 786, Satyavarman mất [được dân chúng thờ phượng dưới pháp danh Isvaraloka], em trai út của ông được hoàng tộc đưa lên ngôi, hiệu Indravarman I [786-801].
Hay tin Satyavarman từ trần, năm 787, quân Java từ ngoài khơi lại tràn vào Virapura cướp phá, sát hại rất nhiều binh sĩ và dân chúng, phá tháp Hòa Lai thờ thần Bhadradhipatisvara tại Virapura. Quân Nam Đảo chia ra làm hai nhóm, một nhóm bắt theo nhiều phụ nữ cùng báu vật chở về nước, một nhóm khác chiếm giữ Panduranga. Phải hơn mười năm vất vả Indravarman I mới đuổi được quân Nam Đảo ra khơi để khiến thiết lại xứ ở [năm 799]. Tại Virapura, nhà vua xây lại tháp Hòa Lai bằng ba tháp mới, gọi là Kalan Ba Tháp, thờ các thần Indrabhadresvara, Sankara và Narayana. Cũng vất vả lắm Indravarman I mới dẹp yên được một số giặc giã nổi lên từ khắp nơi, như tại Candra [phía bắc], Indra [đông-bắc], Agni [phía đông], Yama [đông-nam], quan trọng nhất là loạn Yakshas [phía nam]. Yakshas là những bộ lạc Thượng cư ngụ trên lãnh thổ đế quốc Angkor chứ không phải là quân Khmer.
Đầu thế kỷ thứ 9, Indravarman I mất, em rể là hoàng thân Deva Rajadhiraja lên thay, hiệu Harivarman I, mở đầu một trang sử mới.
Trong hai năm đầu tân vương dồn mọi nổ lực xây dựng lại đất nước và phục hồi thế lực quân sự. Để nhận thêm sự ủng hộ của quần chúng, nhà vua sai tể tướng Senapati Pangro trùng tu lại tháp Po Nagar và xây thêm hai tháp mới cạnh tháp chính, một ở hướng nam và một ở hướng tây-bắc để dân chúng đến chiêm bái tượng nữ thần Bhagavati, được tạc lại bằng đá hoa cương.
Sau những cố gắng vượt bực, Hoàn Vương Quốc hưng thịnh trở lại, Harivarman I quyết định trả thù những quốc gia đã tấn công và cướp bóc đất nước của ông trước đó. Tháng 1-803, quân Chăm tấn công châu Hoan [Tỷ Cảnh, nay là Thanh Hóa] và châu Ái [Hải Âm, nay là Nghệ Tĩnh], mang về rất nhiều phẩm vật. Với lượng lúa gạo mang về miền Bắc, thủy quân Hoàn Vương Quốc xuất dương trừng phạt vương quốc Kelantan ở Java và Patani ở Malaysia. Khi trở về, nhà vua cho người lên Tây Nguyên mộ thêm binh sĩ và được sự hưởng ứng nồng nhiệt của người thiểu số. Với đạo quân này, hai lần [nam 803 và 817], Harivarman I tiến vào cao nguyên Đồng Nai thượng, đánh bại quân Khmer và kiểm soát một vùng đất rộng lớn.
Để có thêm nguồn lương thực, năm 808, Harivarman I xua quân đánh chiếm châu Hoan và châu Ái lần nữa, nhưng bị thái thú Trương Châu đánh bại : 59 người trong hoàng tộc bị bắt sống, nhiều thớt voi, tàu chiến và quân trang quân dụng bị tịch thu, hơn 30.000 người bỏ xác tại trận. Về con số ba vạn người bị chết này, tưởng cũng nên tương đối hóa nó vì thời đó người Hoa chưa phát minh ra số "không" [zéro] do đó cái gì nhiều quá, đếm không xuể đều được ghi là "vạn" ; con số ba vạn ở đây có thể do nhiều đơn vị khác nhau cùng báo cáo và cũng có thể được thổi phồng để được triều đình trung ương khen thưởng, vì qua năm sau, năm 809, Harivarman I tái chiếm châu Hoan và châu Ái một cách dễ dàng và mang về rất nhiều phẩm vật.
Không rõ Harivarman I mất năm nào nhưng con trai là tiểu vương [pulyan] đất Panduranga lên kế vị năm 817, hiệu Vikrantavarman III. Vì tân vương còn nhỏ tuổi, triều thần phong tể tướng Senapati Par, tiểu vương đất Manidhi [?], làm phụ chính. Viên tể tướng này đã tổ chức nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ Kambujas [Kampuchea ngày nay], do vua Jayavarman II cai trị, phá nhiều thành trì khmer trên cao nguyên Đồng Nai thượng. Để tạ ơn Bà Mẹ Xứ Sở, trong khuôn viên Po Nagar, Senapati Par cho xây thêm hai tháp mới về phía tây và tây-nam, thời gian sau xây thêm ba tháp khác : một tại khu trung tâm thờ Sri Shambu, một phía tây-bắc thờ Shandhaka và một phía nam thờ Ganesha. Mặc dù vậy, trung tâm chính trị và tôn giáo vẫn được duy trì tại Virapura, thủ phủ Panduranga.
Dưới thời Vikrantavarman III, Hoàn Vương Quốc rất là giàu có, quân lực rất là hùng mạnh. Một bia ký, tìm được tại tháp Po Nagar, mô tả Vikrantavarman III như sau : "[Người] đeo những dây vàng có đính ngọc trai và ngọc bích, giống như mặt trăng tròn đầy đặn, che một chiếc lọng trắng bao phủ cả bốn phương trời bởi vì lọng còn sâu hơn cả đại dương, thân thể [Người] trang sức phủ kín bởi vương miện, đai, vòng, hoa tai, những tràng hồng ngọc... bằng vàng, từ đó phát ra ánh sáng giống như những cây leo [sáng lấp lánh]". Thư tịch cổ Trung Hoa [Cựu Đường thư] mô tả thêm : "[Vua] mặc áo cổ bối bạch diệp... trên đeo thêm trân châu, dây chuyền vàng làm thành chuỗi...". Đẳng cấp quí tộc và phụ nữ cung đình cũng đeo trang sức quí : "Phu nhân mặc vải cổ bối triệu hà... mình trang sức dây chuyền vàng, chuỗi ngọc trai"Quân đội trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau...".
Với thời gian, Hoàn Vương Quốc trở thành nạn nhân của sự giàu có của mình, các thế lực lân bang liên tục tràn váo cướp phá. Trong suốt hơn 20 năm, từ 854 đến 875, quân của đế quốc Angkor đã nhiều lần tiến đánh Hoàn Vương Quốc, chiếm nhiều vùng đất rộng lớn dọc tả ngạn sông Đồng Nai, đôi khi còn băng cao nguyên Langbian đột nhập vào lãnh thổ Panduranga cướp phá.
Vikrantavarman III mất năm 854 [được thờ dưới pháp danh Vikrantasvara], không người kế tự, nội bộ triều đình xảy ra tranh chấp.
6-Triều vương thứ sáu [859-991] : Sau hơn 20 năm chinh chiến với Angkor quyền hành trong nước lọt dần vào tay các dòng vương tôn miền Bắc, chính họ đã chống trả lại các đợt xâm lăng của đế quốc Angkor.
Năm 859, một vương tôn mang nhiều chiến công, tên Laksmindra Bhumisvara Gramasvamin, được triều thần đưa lên ngôi, hiệu Indravarman II.
Mặc dù là truyền nhân đích tôn của các đời vua trước [ông nội là Rudravarman II, cha là Bhadravarman II], Indravarman II lên ngôi do "dày công tu luyện, do sức mạnh của trí tuệ trong sáng", vì Indra là thần trên các vị thần. Sau khi qua đời ông được dân chúng thờ dưới tên Paramabuddhaloka.
Dưới thời Indravarman II, trung tâm quyền lực chính trị và tôn giáo được dời lên phía Bắc tại Indrapura - thành phố Sấm Sét [nay là Đồng Dương, cách Đà Nẵng hơn 50km về phía nam] trên bờ sông Ly Ly [một nhánh sông Thu Bồn, cách thánh địa Trà Kiệu 15 cây số]. Vị trí của Indrapura rất thuận lợi trong việc phòng thủ chống lại những cuộc tiến công của quân Khmer và quân Nam Đảo.
Phật giáo Đại Thừa cũng phát triển mạnh trong giai đoạn này, nhiều nhà sư Trung Hoa được phép đến Indrapura truyền đạo, xây chùa chiền và thu nạp giáo đồ, nhưng không mấy thịnh hành. Indravarman II là người đã dung hòa được hai tôn giáo lớn nhất thời đó [Bà La Môn và Phật giáo] trong dân gian và xã hội : nhiều Phật viện [Vihara], Phật đường, tu viện, đền thờ được xây dựng khắp nơi lãnh thổ, một bảo tháp dài 1.330m tên Laksmindra Lokesvara được xây dựng cạnh đền thờ Bà La Môn [một tượng Buddha thời này, cao 1,14m, được tìm thấy tại Đồng Dương năm 1978]. Đẳng cấp tu sĩ [Brahman] rất được trọng vọng, đạo Bà La Môn rất thịnh hành. Indravarman II rất tự hào vì các đại thần dưới quyền đều là những người Brahman và Ksatriya, và chính nhà vua cũng là một Brahman.
Quốc hiệu Champapura [đất nước của người Chăm, theo tiếng Phạn cổ] được Indravarman II chính thức sử dụng khi tôn vinh đất nước mình. Sử sách Trung Hoa phiên âm là Chang Cheng [từ chữ Campapura hay Campa mà ra], tiếng Việt là Chiêm Thành hay Chiêm Bà, tiếng Tây phương là Champa. Trong thực tế, Champa là tên của một cây có hoa màu trắng, nhụy vàng, hương rất thơm. Tiếng Việt gọi là hoa đại hay bông sứ. Loài hoa này được trồng quanh cung điện của các vua và đền thờ của người Champa ; sau này được trồng tại nhiều nơi thờ tự của các tôn giáo khác ở miền Trung và các gia trang có sân vườn rộng. Mỗi dịp lễ lạc người Champa thường hái bông sứ dâng lên bàn thờ, mùi hương tỏa ngát không gian của đền thờ. C
hampa cũng là tên một địa danh miền bắc Ấn Độ, trên con sông Hasdo, tỉnh Madhya Pradesh, gần thành phố Bhagalpur [Bilaspur].các vị lãnh đạo Champa thường đặt tên triều vương, lãnh thổ và thành phố của mình theo tên các địa danh đã có tại Ấn Độ. Champa dưới thời Indravarman II rất là hùng mạnh, hai miền Nam-Bắc được thống nhất trong hòa bình.Trong những năm 861, 862 và 865, quân Chiêm Thành tổ chức nhiều cuộc tấn công vào phủ An Nam, mang về rất nhiều lương thực và của cải.Năm 889 vua Angkor Yasovarman hai lần tiến quân vào Champa nhưng đều bị đánh bại và chết trong rừng sâu [năm 890], một phần đất trên Đồng Nai thượng và lãnh thổ đông-bắc Angkor [cao nguyên Rattanakiri và Mondolkiri] đặt dưới quyền kiểm soát của Champa
Năm 890 Indravarman II mất, cháu là hoàng thân Jaya Sinhavarmadeva Campapura Paramesvara kế vị, hiệu Jaya Sinhavarman I. Tân vương được nhiều danh tướng Ajna Jayendrapati, Ajna Narendranpavitra, Sivacarya, Po Klun Pilih Rajadvara… tận tình giúp đỡ. Nhà vua tiếp tục cho xây thêm nhiều đền đài tráng lệ, tu viện Phật giáo quanh thánh địa Đồng Dương. Tượng nữ thần Bhagavati được cho đúc lại bằng vàng thờ trong chính điện tháp Yan Po Nagara.
Uy quyền của vương triều Indrapura nới rộng lên đến Tây Nguyên. Cao nguyên Darlac-Kontum do một tiểu vương người Thượng, tên Mahindravarman, cai trị. Nhiều đền đài Chăm được xây cất trong thung lũng sông Bla gần Kontum [đền Kon Kor được xây cất năm 914 thờ thần Mahindra Lokesvara].
Jaya Sinhavarman I mất năm 898, con là Jaya Saktivarman lên thay [899-901]. Những vị vua tiếp theo - Bhadravarman II [901-918] và con là Indravarman III [918-959] - tiếp tục sự nghiệp của cha ông trong lãnh vực tôn giáo:đạo Bà La Môn trở thành quốc giáo.
Qua trung gian những gia đình hoàng tộc gốc Nam Đảo - Rahdar Ahmed Abu Kamil, Naqid Amr Ali - trốn chạy chính sách cai trị khắc nghiệt của những tiểu vương Java, được tể tướng Po Klun Pilih Rajadvara nhận vào tị nạn, đạo Hồi chính thức được phổ biến trong chốn hoàng gia. Với thời gian, đạo Hồi được đông đảo quần chúng bình dân tin theo. Nhân cơ hội, những gia đình quí tộc tị nạn này truyền bá luôn văn minh và văn hóa Nam Đảo, đặc biệt là lối kiến trúc và cách điêu khắc, cho nghệ nhân Chăm. Vào thời này, người Chăm đã nắm vững kỹ thuật đi biển, biết buôn bán ,giao hảo tốt với các quốc gia lân bang:Trung Hoa và Java.
Vừa lo ngại vừa ganh tị sức mạnh và sự giàu có của Champa, năm 945 vua Khmer là Rajendravarman II cùng binh sĩ băng rừng từ Angkor vào Kauthara, cướp tượng nữ thần Bhagavati bằng vàng - vị thần bảo vệ xứ sở và là biểu tượng uy quyền của Champa - trong tháp Yan Po Nagara mang về nước ; từ sau ngày đó, vương triều Indravarman III suy yếu hẳn.
Dưới thời Indravarman III, biến cố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn vong của vương quốc Champa là sự hình thành một vương quốc độc lập phía Bắc
nước Đại Cồ Việt, nhưng chỉ thực sự để lại hậu quả các triều vua sau.Năm 959,IndravarmanIII từ trần,con là Jaya IndravarmanI lên thay năm 960. Việc làm đầu tiên của tân vương là cho tạc lại tượng nữ thần Bhagavati bằng đá hoa cương để dân chúng đến thờ, năm 965 mới xong. Năm 972, Jaya Indravarman Iraq từ trần, con là Phê Mi Thuế, Paramesvaravarman I [972-982], lên thay. Sinh hoạt chính trị của Champa trong giai đoạn này rất là hỗn độn, năm 978, một người tên Kinan Tache mang phẩm vật sang Trung Hoa triều cống để được phong làm vua Champa nhưng không được nhà Tống nhìn nhận. Trong lúc đó, lợi dụng tình trạng loạn lạc tại Đại Cồ Việt [loạn thập nhị sứ quân, từ 944 đến 972], quân Champa nhiều lần tiến lên đánh phá những quận huyện ở phía nam, gây nhiều thiệt hại nhân mạng và tài sản.
Năm 979, hay tin Đinh Tiên Hoàng bị ám sát, Ngô Nhật Khánh, một sứ quân Đại Cồ Việt, thuyết phục vua Paramesvaravarman I, dẫn hơn một ngàn chiến thuyền từ Chiêm Thành vào chiếm Hoa Lư, nhưng không thành. Ngô Nhật Khánh bị giết, quân Champa phải rút về.
Tình hình chính trị của Đại Cồ Việt trong giai đoạn này cũng không lấy gì làm sáng sủa : triều đình không có vua, Hạng Lang tức Đinh Vệ Vương còn quá nhỏ [6 tuổi], mẹ là thái hậu Dương Vân Nga không thể một mình đảm đương việc nước vì phía Bắc quân Tống lăm le tiến xuống, phía Nam quân Champa sẵn sàng tiến lên. Năm 980, Dương Vân Nga nhường cho Lê Hoàn làm vua Đại Cồ Việt, hiệu Lê Đại Hành hoàng đế. Tân vương sai sứ sang Trung Hoa báo tin, dâng vài tù binh Champa vừa bắt được làm quà biếu. Vua Tống nhận tặng phẩm nhưng lại muốn duy trì ảnh hưởng tốt với Chiêm Thành, sai thống đốc Quảng Châu cho những tù binh Chiêm ăn uống rồi thả về nước.
Bực mình trước tin này, Lê Đại Hành sai Từ Mục và Ngô Tử Canh sang Chiêm Thành yêu cầu vua Champa sang bái kiến. Paramesvaravarman I, sau khi nhận lại tù binh từ nhà Tống và tin chắc sẽ được Bắc triều bênh vực nếu bị Lê Đại Hành tấn công, đã không những không sang bái kiến mà còn bắt giam sứ giả. Lê Đại Hành rất giận nhưng chưa có phản ứng.
Sau khi đánh đuổi quân Tống ra khỏi lãnh thổ phía Bắc cuối năm 980, Lê Đại Hành củng cố lại lực lượng chuẩn bị tấn công Chiêm Thành. Đầu năm 982, nhà vua dẫn đại quân tiến vào Indrapura. Đây là cuộc Nam chinh đầu tiên của người Việt vào đất Chiêm Thành. Paramesvaravarman I tử trận ngay tại cửa thành, chấm dứt triều đại Indrapura. Lê Đại Hành tiến vào kinh đô Indrapura [Đồng Dương], giết tướng giữ thành Tỳ My Thuế, bắt sống hàng trăm vũ nữ trong hậu cung, tịch thu rất nhiều báu vật mang về nước. Bên ngoài binh lính Việt đốt phá thành trì, san phẳng lăng tẩm các vị vua Champa, bắt theo hàng ngàn tù binh, trong đó một nhà sư Ấn Độ tên Thiền Trước Tăng [bhiksu]. Lãnh thổ Bắc Champa bị chiếm đóng từ 982 đến 983.
Sau chiến thắng này, văn hóa và nghệ thuật [nhất là âm nhạc] Champa chính thức được du nhập vào đời sống cung đình và dân gian Việt. Đền đài, dinh thự tại Hoa Lư được trang trí bằng những chiến lợi phẩm do thợ Champa chạm trổ và sản xuất ra.
Indravarman IV [Xá Lợi Đà Ngô Nhựt Hoàn] – được hoàng triều tôn lên làm vua khi Paramesvaravarman I vừa tử trận - chạy vào Panduranga lánh nạn và chịu triều cống nhà Lê mới được yên. Năm 985 Nhựt Hoàn sai pháp sư Kinkoma sang Trung Hoa xin nhà Tống cứu viện nhưng được khuyên là nên duy trì quan hệ tốt với Đại Cồ Việt.
Nội bộ nhà Lê cũng xảy ra tranh chấp về quyền lãnh đạo trên lãnh thổ Bắc Champa, người thì đề nghị cai trị trực tiếp, người thì khuyên tản quyền. Cuối cùng một giải pháp trung gian được áp dụng : nơi nào còn đông đảo người Champa cư ngụ thì giao cho người địa phương quản lý, nơi nào đông dân cư gốc Kinh sinh sống thì triều đình Đại Cồ Việt đặt quan cai trị trực tiếp. Sự kiện này chứng tỏ sự cộng cư giữa các nhóm cư dân địa phương sau khi Lâm Ấp giành được độc lập vẫn còn khắng khít, nhưng từ khi người Kinh bắt đầu cai trị trực tiếp lãnh thổ Bắc Champa chống đối bắt đầu xảy ra.
Năm 983, một quản giáp [trưởng làng] người Kinh sinh sống trên lãnh thổ Bắc Champa tên Lưu Kỳ Tông nổi lên chém đầu một người con nuôi của Lê Đại Hành, lúc đó là một quan cai trị trực tiếp, xây thêm thành lũy quanh Phật Thành [Fo Che] phòng thủ lãnh thổ Bắc Champa, rồi mộ hơn 10.000 người và nhiều voi ngựa đánh Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành tiến quân xuống đánh nhưng cuộc chiến đã không xảy ra, vì sau khi vượt núi Đông Cổ và sông Bà Hòa [Thanh Hóa], đại quân của nhà Tiền Lê chịu không nổi sương lam chướng khí phải rút về. Năm 986, hay tin vua Indravartman IV [Ngô Nhựt Hoàn] của người Champa từ trần, Lưu Kỳ Tông liền tự xưng vương và xin nhà Tống thừa nhận. Sự tiếm quyền này xúc phạm đến tín ngưỡng của người Chăm vì Lưu Kỳ Tông không xuất thân từ vương tộc hay đẳng cấp tôn giáo nào, và là một đe dọa cho cộng đồng người Hoa địa phương. Một người Champa gốc Hoa tên Poulo Ngo dẫn theo khoảng 150 người đổ bộ lên đảo Hải Nàm và vùng duyên hải nam Quảng Châu tị nạn. Năm 988, thêm 300 người khác do Ho Siuan dẫn đầu đổ bộ lên bờ biển Quảng Châu. Người Chăm gốc Nam Đảo còn lại theo Bằng Vương La [Cu-thì-lợi Hà-thanh-bài Ma-la],một người Cham
sinh sống tại Bàn.Thành, kháng chiến chống Lưu Kỳ Tông


Triều vương thứ bảy [991-1044] : vương triều Vijaya
Năm 989 Lưu Kỳ Tông, một người Kinh tự nhận là vua lãnh thổ Champa phía Bắc từ năm 983, bị Bằng Vương La [Cu-thì-lợi Hà-thanh-bài Ma-la], một vương tôn Champa phía Nam, nổi lên lật đổ và được dân chúng tôn lên làm vua, hiệu Harivarman II [Dương-to-pai hay Dương Đà Bài]. Harivarman II xưng vương tại Phật Thành [Vijaya], nhưng tổ chức vương quyền vẫn đặt tại Indrapura [Đồng Dương], ý muốn đề cao nguồn gốc thần quyền của ông từ bộ tộc Dừa. Harivarman II được nhiều sử gia xác nhận là người sáng lập vương triều thứ bảy của Champa
Năm 990, một người Việt tên Dương Tiến Lộc - làm quan quản giáp đi thu thuế tại châu Ái và châu Hoan [Thanh Hóa, Nghệ An] - hô hào người Kinh và Chăm nổi lên chống lại nhà Lê. Dương Tiến Lộc có yêu cầu Harivarman II giúp đỡ nhưng bị từ chối. Hay tin có phản loạn, Lê Đại Hành liền mang quân vào đánh dẹp, Dương Tiến Lộc cùng những người phản loạn bị giết chết, hơn 360 tù binh Chăm bị bắt mang về miền Bắc, một số được tuyển làm nài điều khiển voi trong binh lực nhà Lê.
Năm 992, quan hệ giữa nhà Lê và vương triều Vijaya trở nên bình thường và, để tỏ lòng biết ơn Harivarman II từ chối không ủng hộ cuộc phản loạn của Dương Tiến Lộc, Lê Đại Hành trả tự do cho hơn 300 tù binh Chăm về nước. Cũng nên biết làn ranh phân chia Đại Cồ Việt và Chiêm Thành trong giai đoạn này được xác định tại đèo Ngang, tức địa phận Di Luân, gần cửa sông Gianh [Quảng Bình]. Cùng thời gian này, quan hệ giữa Chiêm Thành và Trung Hoa trở nên bình thường, Harivarman II được nhà Tống công nhận, hai bên trao đổi nhiều phẩm vật quí giá. Nhân dịp này Harivarman II yêu cầu vua Tống giao trả những người Champa tị nạn tại Quảng Châu trước đó [986-988] về lại Champa.
Mối giao hảo thân thiết giữa Champa và Trung Hoa không làm vua Lê hài lòng. Năm 994, Lê Đại Hành cho người vào Viyaja yêu cầu Harivarman II triều cống nhưng bị từ chối, vua Lê liền cất quân sang đánh. Quân Chiêm tuy có đẩy lui được cuộc trừng chinh này nhưng hao tổn cũng khá nhiều, Harivarman II chấp nhận sẽ triều cống trở lại. Nhưng Lê Đại Hành yêu cầu phải triều cống tức khắc và buộc Harivarman II phải đích thân sang bái kiến mới vừa lòng. Vua Chiêm liền sai một thân tín tên Chế Đông sang thay mặt, Lê Đại Hành trách là vô lễ ; Harivarman II phải sai cháu là Chế Cai sang chầu và hứa sẽ không quấy phá vùng biên giới nữa mọi việc mới yên. Tuy vậy trong những năm 995 và 997, do thiếu đói vì mất mùa quân Chiêm có tràn sang cướp phá một số làng xã dọc vùng biên giới rồi rút về liền. Lê Đại Hành cũng chỉ củng cố lại một số địa điểm phòng thủ chứ không trả đũa ; một số gia đình nông dân nghèo gốc Kinh được đưa vào lập nghiệp trên một phần lãnh thổ Bắc Chiêm Thành, sau này có tên là Bố Chánh, Địa Lý và Ma Linh.
Năm 999, Harivarman II mất, con là Po Alah [Po Ovlah hay Âu Loah] - một tín đồ Hồi giáo trung kiên đã từng sang La Mecque hành hương - lên thay, hiệu Yanpuku Vijaya [Dương-phổ-cu Bi-trà-xá-lợi]. Trung tâm quyền lực đặt tại Vijaya, tức thành phố Chiến Thắng [còn có tên là Phật Thệ, Phật Thành hay Chà Bàn, Đồ Bàn, nay là thị trấn An Nhơn]. Toàn bộ vương tộc tại Indrapura [Đồng Dương] được đưa về Sri Bini [Qui Nhơn] định cư, vì nơi này ít bị uy hiếp hơn khi có chiến tranh. Dưới thời Yanpuku Vijaya [999-1010], đạo Hồi cùng với đạo Bà La Môn phát triển mạnh mẽ. Tân vương tổ chức lại quân đội và cử nhiều phái đoàn sang Trung Hoa thông sứ với hy vọng được nhà Tống bảo vệ khi bị Đại Cồ Việt tấn công.
Năm 1005, hay tin Lê Đại Hành mất, Yanpuku Vijaya mang quân tấn công Đại Cồ Việt, lúc đó do Lê Long Đĩnh [1005-1009], một hôn quân, cai trị. Hai bên giữ thế giằng co, bất phân thắng bại trong 40 năm [1005-1044]. Yanpuku Vijaya mất năm 1010, Sri Harivarmadeva lên thay, hiệu Harivarman III. Tân vương cai trị đến năm 1018 thì mất, Chế-mai-pa Mộ-tài [Chemeipai Moti] lên thay, hiệu Paramesvaravarman II.
Trong lãnh thổ người Kinhù, Lý Công Uẩn lật đổ nhà Lê, thành lập nhà Lý [năm 1010], hiệu Thái Tổ, đổi quốc hiệu là Đại Việt. E ngại uy dũng và mến mộ đức độ của Lý Thái Tổ, Chiêm Thành và Chân Lạp cử người sang triều cống. Giao hảo giữa Champa và Đại Việt rất là tốt đẹp, nhưng chỉ kéo dài được mười năm. Năm 1020, do mất mùa và đói kém, quân Chiêm Thành tiến chiếm hai châu Bố Chánh và Ma Linh [Quảng Bình]. Năm 1021, thái tử Phật Mã, trưởng nam của Lý Thái Tổ, chiếm lại hai châu bị mất. Năm 1026, quân của thái tử Phật Mã chiếm luôn châu Điền [Thừa Thiên]. Lý Thái Tổ mất năm 1028, Phật Mã lên thay, xưng hiệu Thái Tôn. Vua Chiêm Thành không những không chịu thông sứ với Đại Việt mà còn xua quân đánh phá các làng ven biển tại châu Điền, châu Ái [Thanh Hóa] và châu Hoan [Nghệ An]. Sau khi củng cố lại lực lượng tại châu Hoan, Lý Thái Tôn sát nhập ba châu Bố Chánh, Địa Lý và Ma Linh vào lãnh thổ Đại Việt và cử võ quan vào trấn thủ.
Năm 1030, Paramesvaravarman II qua đời, triều đình Viyaja rối loạn. Một vương tôn tên Chế Li [Cheli] tiếm ngôi, xưng hiệu Vikrantavarman IV. Nội chiến liền xảy ra, rất là khốc liệt. Con cháu Paramesvaravarman II nổi lên chống lại. Năm 1038, con Vikrantavarman IV là hoàng tử Địa Bà Thích cùng với một số thủ hạ trong binh đội địa phận Bố Chánh [hơn 100 người do các tướng Bố Cả, Lan Đồ Thích, Lạc Thuẩn, La Kế và A Thát Thích chỉ huy] nổi lên giành ngôi với vua cha nhưng không thành, phải chạy vào Đại Việt xin tị nạn. Tại đây Địa Bà Thích hai lần xin nhà Lý [1039 và 1040] đưa về làm vua, nhưng không được chấp nhận.
Trước đe dọa của chính con mình, năm 1041 Vikrantavarman IV - sau khi liên minh được với vương quốc Angkor là vua Surayavarman I - yêu cầu nhà Lý giao hoàng tử Địa Bà Thích phản nghịch về xử tội, nhưng không thành. Quân Chăm liền tấn công Đại Việt, Vikrantavarman IV bị giết ngay trong trận đầu, con là thái tử Sạ Đẩu [Po Tik] lên thay, hiệu Jaya Sinhavarman II. Tân vương sai sứ sang Trung Hoa xin vua Tống tấn phong đồng thời cũng xin được bảo vệ, nhờ đó được yên bình vài năm. Năm 1043, quân Champa dùng thuyền đổ bộ vào một số làng xã ven biển đánh phá và chỉ rút lui khi quân Lý tiến tới.
Năm 1044, viện cớ Champa không chịu triều cống từ hơn 16 năm qua và còn quấy rối lãnh thổ, Lý Thái Tôn dẫn đầu một đại binh gồm 10.000 thủy quân xuống đánh. Jaya Sinhavarman II vừa tổ chức phản công vừa cho người sang Trung Hoa cầu cứu. Quân Chiêm chận quân Đại Việt tại phía nam sông Thu Bồn [Quảng Nam] nhưng bị thua to: gần 30.000 binh sĩ và hơn 60 voi trận phơi thây trên chiến trường, hơn 5.000 quân Champa và 30 voi trận bị bắt sống. Jaya Sinhavarman II cũng bị tử thương trong trận này, tướng Quách Gia Gi [Isvaras] liền cắt lấy đầu mang sang trại vua Lý làm lễ vật xin hàng. Lý Thái Tôn thấy quân Champa bị giết quá nhiều liền ra lệnh không cho binh sĩ giết người vô cớ. Quân Đại Việt tiếp tục tiến xuống phía Nam, chiếm đế đô Phật Thệ [Vijaya hay Đồ Bàn], bắt được vương phi Mỹ Ê cùng nhiều cung nữ,nghệ nhân mang về đất Bắc.
Trên đường về nước, khi đến sông Lý Nhân [sông Hương], Lý Thái Tôn cho người mời Mỵ Ê sang chầu nhưng bà nhảy xuống sông tự tử để giữ tiết với chồng. Quý mến sự thủy chung này, vương phi Mỵ Ê được Lý Thái Tôn phong tước Hiệp chánh hộ thiên và cho lập đền thờ. Những tù binh Chiêm Thành sau đó được cấp ruộng đất và cho định cư tại Hưng Hóa [Nghệ An] trong hai xã Vĩnh Khương và Đăng Châu. Nông dân Đại Việt cũng di cư vào các vùng đất mới tại Bố Chánh, Địa Lý và Ma Linh lập nghiệp. Trong số tù binh Champa có một thiền sư Phật giáo tên Thảo Đường. Tăng sư Thảo Đường lập ra phái Thiền tông thứ ba tại Đại Việt. Nhiều chùa Phật giáo Tiểu Thừa tại miền Bắc Việt Nam [chùa Vạn Phúc ở Bắc Ninh, chùa Thiên Phúc ở Sơn Tây] do nhân công gốc Chăm xây dựng. Thợ Chăm dạy cho thợ Đại Việt cách đúc tượng Phật và xây cất chùa kiểu Ấn Độ. Nghệ nhân Chiêm Thành dạy cho các cung nữ triều đình nhà Lý các điệu nhạc Chiêm Thành [các điệu nam ai, nam oán...].
Triều vương thứ tám [1044-1074] :
Quách Gia Gi là một vương tôn thuộc đẳng cấp Ksatriya [chiến sĩ]. Sau khi đầu hàng nhà Lý, ông được triều thần tôn lên làm vua năm 1044, hiệu Jaya Paramesvaravarman I. Trước một đất nước bị kiệt quệ vì chiến tranh, Quách Gia Gi một mặt phải giao hảo tốt với Trung Hoa và Đại Việt để được yên thân, mặt khác tập trung sức lực còn lại bình định loạn lạc ở phía nam. Trước kia, theo thỏa hiệp giữa Vikrantavarman IV và Surayavarman I [vương quốc Angkor], quân Khmer vào giúp Champa dựng trại tại Panduranga, khi Vikrantavarman IV mất quân Khmer không những không chịu rút quân về mà còn muốn chiếm giữ luôn lãnh thổ Panduranga.
Năm 1050, viện cớ một tiểu vương tại Panduranga không tuân phục triều đình trung ương, Jaya Paramesvaravarman I cùng cháu là hoàng thân Yavaraja Mahasenapati mang quân chinh phạt và cũng nhân dịp đánh đuổi quân Khmer ra khỏi lãnh thổ. Tiểu vương Panduranga thua trận, một số binh sĩ và dân chúng đất Pănrăn [Phan Rang] phải trốn trong các hầm đất, hang động hoặc chạy lên núi trốn, một số khác chạy theo quân Khmer về bên kia biên giới lánh nạn. Toàn bộ tài sản, súc vật của dân chúng Pănrăn bị tịch thu mang về Vijaya làm chiến lợi phẩm ; những tù binh bị mang về làm nô lệ và hạ xuống làm đẳng cấp Sudra. Tiểu quốc Panduranga bị đặt dưới quyền cai trị trực tiếp của triều đình trung ương Vijaya. Trong giai đoạn này, người Champa chạy loạn lên Tây Nguyên [đặc biệt là cao nguyên Đắc Lắc] lánh nạn một số đã ở lại định cư vĩnh viễn, hòa trộn với những nhóm dân cư có trước để thành người Rhadé.
Dẹp xong loạn phía Nam, Jaya Paramesvaravarman I xây dựng lại đất nước. Nhà vua cho dựng lại các tượng đài bằng đá hoa cương trong tháp Po Nagar, cấp cho những vị tu sĩ giữ đền 50 nô lệ Chăm, Khmer, Hoa, Miến, Xiêm, 15 cân vàng, 15 cân bạc, và nhiều vật dụng quí giá khác. Nhà vua mất năm 1060, con trai trưởng lên kế vị hiệu Bhadravarman III, trị vì được một năm [1060-1061] thì mất. Năm 1061, em trai của Bhadravarman III là Chế Củ lên thay, hiệu Rudravarman III. Rudravarman III là một người tinh khôn, một mặt giao hảo bình thường nhà Lý để tránh bị nghi ngờ, mặt khác chuẩn bị quân sĩ tiến đánh Đại Việt. Năm 1068, Rudravarman III mang quân đánh vào các làng của người Việt tại Ma Linh và Địa Lý, quân Lý thua phải rút lên phía Bắc.
Năm 1069, Lý Thánh Tôn [lên ngôi năm 1054] cùng Lý Thường Kiệt mang 30.000 quân và 200 chiến thuyền tiến chiếm Sri Bini [Qui Nhơn], rồi đế đô Vijaya [Bình Định], giết tướng giữ thành là Bố Bì Đà La trên sông Tu Mao [nay là Hà Giao]. Rudravarman III băng rừng chạy sang Chân Lạp tị nạn. Tại đây hoàng gia Chăm bị người Khmer bạc đãi, Rudravarman III về lại Vijaya chịu cho quân Đại Việt bắt sống, cùng với 3.000 quân và gia quyến, hơn là qui thuận Angkor. Tuy vậy thành Vijaya vẫn bị quân Đại Việt tràn vào đốt phá trước khi rút về nước. Dân số Vijaya lúc đó được ghi nhận là hơn 2.560 gia đình. Để chuộc lại tự do, Rudravarman III xin dâng ba tỉnh phía bắc Champa gồm Bố Chánh [hay Bố Chính], Địa Lý và Ma Linh [Quảng Bình và bắc Quảng Trị ngày nay]. Lãnh địa Indrapura bị xóa tên và trở thành ba tỉnh của Đại Việt. Nhà Lý đổi tên Ma Linh thành châu Minh Linh, Địa Lý thành châu Lâm Bình, châu Bố Chánh được giữ nguyên tên.
Thật ra ba châu Bố Chánh, Địa Lý và Ma Linh đã thuộc về Đại Việt từ lâu, từ đời nhà Tiền Lê [năm 982], cách đó gần 80 năm. Do sức ép về dân số, nhiều gia đình nông dân nghèo khó không có đất canh tác trên đồng bằng sông Hồng và sông Cả đã tự động di cư đến đây rồi khai phá đất hoang và canh tác hoa mầu. Trong cuộc sống cộng cư, với thời gian, có thể những nhóm di dân cư này đã hòa trộn với các nhóm dân cư gốc Kinh có mặt từ trước, khi vương quốc Lâm Ấp được thành hình, hoặc với người Chăm địa phương từ nhiều đời để tạo thành các nhóm "dân miền Trung". Yếu tố Chăm do đó không còn mạnh mẽ, nếu không muốn nói là mất hẳn ảnh hưởng trên vùng đất này, nhường chỗ cho yếu tố Kinh, đầy sức sống và đông đảo hơn. Nói một cách khác, sự dâng đất này là một hình thức công nhận quyền sở hữu chính thức của nhà Lý trên một vùng đất đã thoát khỏi sự kiểm soát của chính quyền trung ương Champa từ lâu. Sự dâng đất này còn ngụ ý là Champa sẽ không mang quân sang quấy phá nữa, vì thần linh bảo vệ hoàng tộc và đất đai không còn nữa. Đất ở ba châu này thật ra có phì nhiêu hơn ở vùng Thanh Hóa [tức châu Điền], nhưng không phì nhiêu bằng đất ở Amavarati [Quảng Nam]. Sự tranh chấp giữa Đại Việt và Chiêm Thành về sau trên phần lãnh thổ này vì tự ái dân tộc nhiều hơn vì sự mầu mỡ của đất đai. Sau khi nhượng hẳn cho Đại Việt ba châu phía Bắc, Rudravarman III mất uy tín trước các tiểu vương. Chiêm Thành bị loạn sứ quân, không ai còn nghe ai nữa. Hơn mười tiểu vương tự tuyên bố độc lập, kẻ mạnh mang quân đi đánh tiểu vương quốc yếu để mở rộng lãnh thổ hoặc gây thanh thế. Các tiểu vương ở phía Nam, liên minh với đế quốc Angkor, biến Panduranga thành trung tâm chống lại vương triều và các tiểu vương phía Bắc. Năm 1074, buồn phiền trước cảnh đất nước loạn lạc và bị các tiểu vương phía Nam xua đuổi, Rudravarman III [Chế Củ] dẫn gia đình sang Đại Việt xin tị nạn và tan biến luôn trong xã hội người Kinh.
Triều vương thứ chín [1074-1139] :
Tại Panduranga, một hoàng thân xuất thân từ Panduranga tên Thăn [còn gọi là Yan Visnumurti, Madhavamurti hay Devatamurti, tiếng Việt là Thân], cùng em là hoàng tử Pãn [tên Việt là Phan], đã lần lượt chinh phục các tiểu vương sứ quân, thống nhất lại đất nước. Năm 1074, Thăn được quần thần tôn lên làm vua, hiệu Harivarman IV, mở đầu triều vương thứ chín.
Thăn là tên một hoàng tộc thuộc bộ tộc Cau mà dân chúng Panduranga cho là dòng vương tôn chân truyền của vương quốc Champa. Chính vì thế Harivarman IV rất tự hào về nguồn gốc xuất thân của mình, vì luôn tự nhận là sự kết hợp của hai bộ tộc lớn nhất của Champa : cha là Pralaysvara Dharmaraja, dòng Narikelavansa thuộc đẳng cấp Ksatriya, bộ tộc Dừa ở Amaravati ; mẹ thuộc dòng Kramukavansa, đẳng cấp Brahman, bộ tộc Cau ở Panduranga. Sở dĩ có sự giải thích dài dòng về nguồn gốc xuất thân này - nhất là nguồn gốc xuất thân của mẹ, dòng Brahman chính thống - vì Harivarman IV biết chắc rằng trong các sứ quân không ai hội đủ điều kiện về nguồn gốc xuất thân để có thể được tôn lên làm vua trên toàn cõi Champa.
Việc làm đầu tiên của Harivarman IV là phục hồi lại các đền đài đã bị tàn phá bởi quân Đại Việt và cuộc nội chiến. Không đầy một năm sau, Champa trở nên hùng mạnh trở lại. Harivarman IV mang quân sang đánh Đại Việt, giành lại phần lãnh thổ mà Rudravarman III nhượng trước đó.
Năm 1075, viện cớ phục hồi ngôi vua cho con cháu Rudravarman III [Chế Củ], nhà Lý sai Lý Thường Kiệt mang quân chiếm lại ba châu vừa bị mất. Trước sự chống trả mãnh liệt của quân Chiêm, Lý Thường Kiệt phải lui binh nhưng cho người vẽ lại địa thế rồi đưa một số nông dân gan dạ [thật ra là những binh lính trá hình] vào định cư. Hay tin quân Lý bị Champa đánh bại, vua Tống sai Vương An Thạch mang 10.000 quân tiến qua biên giới tấn công Đại Việt. Lý Thường Kiệt lui về bảo vệ lãnh thổ phía bắc. Ba châu vừa chiếm lại lọt vào tay Champa.
Năm 1076, vua Tống sai Quách Quì kết hợp với Champa và Angkor, mang 7.000 quân tiến công Đại Việt nhưng bị Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đánh bại. Thừa thắng, Lý Thường Kiệt tiến xuống chiếm đóng đế đô Phật Thành, Harivarman IV phải cùng con cái và một số thân tín chạy lên núi trốn ; tại đây phái đoàn được các sắc dân Thượng che chỡ.
Quân Lý chỉ chịu rút khỏi Phật Thành khi Harivarman IV tuyên bố chấp nhận triều cống nhà Lý trở lại. Hay tin này, hoàng thân Sri Nandanavarmadeva [người Khmer] - mang quân vào miên Nam Champa theo lời mời của Quách Quì để chống lại nhà Lý - chiếm luôn Panduranga. Vua Harivarman IV phải yêu cầu nhà Lý giúp đỡ. Lúc này mặc dù đã tuổi già sức yếu, Lý Thường Kiệt vẫn phải thân chinh đi đánh dẹp. Quân Khmer thua to bỏ chạy về nước, Harivarman IV truy đuổi và tiêu diệt hết tại Somesvara [Biên Hòa ngày nay]. Nhà vua sai em là hoàng tử Pãên [tiếng Việt là Phan] chiếm thành Sambhupura [Sambor] trên sông Mékong, bắt được nhiều tù binh cùng vàng bạc và của cải mang về nước.
Dẹp xong loạn phương Nam, Harivarman IV tập trung phục hồi đất nước. Mặc dù vẫn duy trì triều đình tại Vijaya, nhà vua sửa sang lại các nơi thờ phượng khác trên toàn quốc và cho xây dựng lại các thánh địa tôn giáo tại Indrapura [Đồng Dương] và Sinhapura [Mỹ Sơn]. Hoàng tử Pãn đích thân đôn đốc việc trùng tu các đền thờ tại Sinhapura [Mỹ Sơn]. Dưới triều vua Harivarman IV, Champa trù phú trở lại, đền đài cung điện tìm lại những nét huy hòang tráng lệ ngày xưa.
Năm 1080, Harivarman IV nhường ngôi cho con là thái tử Văk Pulyan Rajadvara, 9 tuổi. Tân vương lên ngôi năm 1081, hiệu Jaya Indravarman II [Chế Ma Na]. Chú là hoàng tử Pãn thế quyền giám quốc. Nhưng không biết vì nguyên do nào mà cả triều thần và thái tử Văk đồng tôn Pãn lên làm vua, hiệu Sri Paramabodhisatva [Si-bà Ra-ma Bồ-đề Sát-bà]. Paramabodhisatva giao hảo tốt với Đại Việt, mục đích chính của nhà vua là duy trì sự thống nhất của Champa, vì lúc đó một tiểu vương Panduranga tên Rudravarman ly khai, không công nhận vương quyền phương Bắc. Thật ra sự ly khai này đã xảy ra từ 16 năm trước, nhưng triều đình Vijaya vì bận lo giải quyết những vấn đề khác cấp bách hơn nên chưa ra tay. Tiểu vương Rudravarman bị đánh bại, Panduranga bị dưới quyền cai trị trực tiếp của Phật Thành [Vijaya].
Năm 1086, nội bộ Champa xảy ra nội chiến. Thái tử Văk [Jaya Indravarman II] được triều đình thúc đẩy muốn cầm quyền trở lại. Ước muốn này gặp sự phản đối của vua Paramabodhisatva [hoàng tử Pãn] - người muốn đưa trưởng nam của mình là hoàng tử Pulyan Sri Yavaraja lên ngôi - đã tìm mọi cách loại trừ thế lực thái tử Văk nhưng không được.Cuối cùng Paramabodhisatva  mất tích, phe của ông bị phe của thái tử Văk giết hết. Jaya Indravarman II lên ngôi và tiếp tục triều cống Đại Việt. Năm 1092, Jaya Indravarman II nhờ nhà Tống giúp đòi lại vùng đất đã mất nhưng không kết quả.
Năm 1103, một người Việt ở phủ Diên Châu [Nghệ An] tên Lý Giác nổi lên làm phản. Lý Thường Kiệt vào đánh, Lý Giác thua chạy sang Phật Thành [Vijaya] thuyết phục vua Jaya Indravarman II hưng binh chiếm lại vùng đất đã mất. Lý Thường Kiệt một lần nữa phải thân chinh đi dẹp lọan, Jaya Indravarman II bị thua phải trả lại ba châu đã chiếm và chịu triều cống trở lại năm 1104.
Nhà Lý liền phân chia lại các châu vừa lấy lại như sau : châu Bố Chánh gồm huyện Nam Bố Chánh [Bố Trạch ngày nay] và huyện Bắc Bố Chánh [Quảng Trạch và Tuyên Hóa ngày nay], châu Lâm Bình [Địa Lý cũ] gồm huyện Phong Lộc [Quảng Ninh ngày nay] và huyện Phong Đăng [sau gọi là Phong Phú, tức huyện Lệ Thủy ngày nay]. Hai huyện Phong Lộc và Phong Phú là vựa lúa lớn nhất của đất Indrapura. Châu Minh Linh [Ma Linh cũ] được chia thành hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh.
Năm 1113, cháu Jaya Indravarman II là Harivarman V lên ngôi, tân vương giữ nguyên chính sách cai trị của chú, quan hệ giữa Champa và Đại Việt rất là thân thiết. Harivarman V trị vì đến năm 1129 thì mất không người kế vị, Champa lâm cảnh loạn lạc. Vương triều Panduranga không chịu sự cai trị của Vijaya, liên kết với Chân Lạp đánh lại. Hai miền Nam Bắc đánh phá lẫn nhau trong suốt 10 năm [1129-1139].
Triều vương thứ mười [1139-1145] :
Năm 1129 Harivarman V mất, hoàng triều Champa tôn người con nuôi của nhà vua tên Po Sulika lên thay, hiệu Jaya Indravarman III. Vì không có quan hệ gia tộc trực tiếp với dòng vua cũ, Jaya Indravarman III phải tự nhận có quan hệ xa xôi với các triều vua trước để được dân chúng phục tùng. Theo các bia ký đọc được tại Đồng Dương và Po Nagar, Jaya Indravarman III sinh năm 1106, được nhận vào hoàng tộc năm 1129 tước Devaraja, được phong vương [Yuvaraja] năm 1133. Jaya Indravarman III xây thêm nhiều tượng thần Siva, Visnu và Linga trong những năm 1139, 1142 và 1143 tại Indrapura và Kauthara để xác nhận ông là truyền nhân của đẳng cấp Brahman.
Cùng thời gian này, năm 1112, tại Chân Lạp vua Suryavarman II lên ngôi. Năm sau tân vương xua quân đánh chiếm Chiêm Thành. Tham vọng của nhà vua được thời cuộc hỗ trợ vì bên Trung Hoa nhà Tống đang bận chống quân Kim [Mãn Châu] ; vua Lý Thần Tông chết sớm, Lý Anh Tôn còn quá nhỏ, các tướng lãnh tranh quyền, Đại Việt bị suy kém. Năm 1128, được Nam Chiêm Thành hỗ trợ, Suryavarman II dẫn 20.000 quân, đi trên 700 chiến thuyền, đổ bộ vào Thanh Hóa đánh phá và cũng là một cách răn đe Đại Việt không nên hỗ trợ Bắc Chiêm Thành, bị Angkor liên tục đánh phá từ 1030. Không chịu đựng nổi sự hà hiếp của người Khmer, đời sống dân chúng Chăm rất là khổ sở. Dưới sự cai trị hà khắc của người Khmer, một số vương tôn Chăm chạy vào Đại Việt xin tị nạn [Cụ Ông và 30 gia nhân, Kim Đình A Phú và 4 gia nhân, Tư Bồ Đà La cùng 30 gia nhân, Êng Ma và Êng Câu…]. Trong những năm 1131 và 1136, quân Nam Chiêm Thành và Chân Lạp hợp nhau đánh phá Nghệ An và bờ biển Thanh Hóa.
Năm 1132, viện cớ Jaya Indravarman III không chịu hợp tác tấn công Đại Việt, Suryavarman II tiến quân lần nữa sang đất Champa: đế đô Vijaya bị chiếm năm 1145. Jaya Indravarman III mất tích trên chiến trường [được dân chúng thờ dưới tên Rudraloka], những người chống lại quân Khmer đều bị xử trảm. Suryavarman II tự xưng là hoàng đế của cả Chân Lạp lẫn Chiêm Thành. Kể từ 1145 đến 1149, lãnh thổ đế quốc Khmer được nới rộng lên phía Bắc, từ Champassak [Nam Lào] đến đèo Hải Vân [Bắc Champa], người Khmer trực tiếp điều khiển binh lực Chiêm Thành.
Triều vương thứ mười một [1145-1318] :
Năm 1145 hoàng thân Parabrahman được triều thần đưa lên kế vị Jaya Indravarman III, hiệu Rudravarman IV. Vừa lên ngôi, Rudravarman IV cùng con trai là Ratnabhumivijaya [hoàng tử Sivanandana] bị quân Khmer truy lùng ráo riết phải bỏ Vijaya chạy vào Đại Việt lánh nạn. Thời gian sau, Rudravarman IV băng rừng về lại Panduranga lập chiến khu trên cao nguyên, nhiều bộ lạc Thượng gia nhập quân kháng chiến rất đông. Trên đường chạy loạn, Rudravarman IV lâm bệnh mất năm 1147 [dân chúng thờ dưới tên Brahmaloka hay Parabrahmaloka], con là thái tử Ratnabhumivijaya lên thay, hiệu Jaya Harivarman I [Chế Bì Ri Bút].
Trên cao nguyên, Jaya Harivarman I được đông đảo người Thượng và người Khmer [có thể là người Thượng thuộc hệ ngôn ngữ Môn Khmer] ủng hộ. Nhà vua tổ chức kháng chiến chiếm lại Panduranga, nhưng lãnh thổ Bắc Champa [Vijaya] vẫn còn nằm trong tay người Khmer, do em rể vua Jaya Indravarman III là hoàng tử Hariveda [đẳng cấp Ksatriya] cai trị. Vương quốc Champa bị chia đôi.
Năm 1148, vua Khmer [Jaya Indravarman III] cử tể tướng Sankara cùng tướng Sipakhya tấn công Panduranga, nhưng bị quân Champa đánh bại tại đồng bằng Kayev, tỉnh Virapura [tiếng Khmer là Rajapura, tiếng Việt là Phan Rang]. Thừa thắng xông lên, năm 1149, Jaya Harivarman I dẫn đầu đoàn quân Champa, Thượng chiếm thành Vijaya, giết Hariveda trên sông Yami [sông Hà Giao, Bình Định], thống nhất lại đất nước. Kinh đô đặt tại Vijaya.
Do phân chia quyền lợi không đồng đều, người Rhadé, Bahnar và nhiều bộ lạc Thượng khác tôn Vansaraja [Ưng Minh Diệp], anh rể Jaya Harivarman I, lãnh đạo phong trào kháng chiến chống lại Jaya Harivarman I. Năm 1150, sau khi xưng vương tại Madhyamagrama [ngày nay là An Khê, cạnh núi Yang Mung], Vansaraja dẫn đại quân xuống đồng bằng tấn công người Chăm, nhưng bị đánh bại tại làng Slay. Jaya Harivarman I tiến lên cao nguyên càn quét quân nổi loạn, Vansaraja phải chạy vào Đại Việt xin nhà Lý giúp đỡ đưa về làm vua. Lý Anh Tôn sai thương chế Nguyễn Mông mang 5.000 binh sĩ từ Thanh Hóa và Nghệ An vào đánh Champa. Chiến trận đã diễn ra rất là khốc liệt tại Dalva [Đông Hà] và Lavan [La Vang], cả Nguyễn Mông lẫn Vansaraja đều bị tử trận. Trong những năm sau [1151-1155], quân Champa thường xuyên vào lãnh thổ Đại Việt [Nghệ An] cướp phá, vua Lý Anh Tôn định cất quân đi chinh phạt nhưng Jaya Harivarman I chịu dâng nhiều phẩm vật quí giá nên thôi, thực sự nhà Lý cũng e ngại sức mạnh quân sự của Champa.
Vì dồn hết mọi năng lực vào chiến tranh đánh dẹp nội loạn và ngoại xâm, đời sống dân chúng Champa trở nên cơ cực, nhiều lãnh chúa địa phương nổi lên chống lại triều đình trung ương. Năm 1151, Jaya Harivarman I phải hao tổn nhiều công sức lắm mới khuất phục được những cuộc nổi loạn tại Amavarati. Vừa dẹp loạn phương Bắc, Jaya Harivarman I lại phải đương đầu với những cuộc nổi loạn tại Panduranga, do người Khmer đỡ đầu. Phải mất năm năm [1151-1155], nhà vua mới dẹp xong được loạn và sau 1160 Champa tìm được lại sự hùng mạnh của quá khứ và giao hảo tốt với các lân bang.
Năm 1162, Jaya Harivarman I băng hà truyền ngôi cho con là hoàng tử Sakan Vijaya, hiệu Jaya Harivarman II. Năm 1167 Sakan Vijaya bị hoàng thân Vatuv Gramapuravijaya soán ngôi, hiệu Jaya Indravarman IV.
Trong những năm 1164-1166, quân Champa thường xuyên tổ chức đánh cướp các tàu buôn Ả Rập qua lại trên Biển Đông và tiến lên đánh phá các làng xã của Đại Việt tại châu Lâm Bình và Minh Linh. Năm 1167, Lý Anh Tôn sai Tô Hiến Thành mang quân đánh Champa. Jaya Indravarman IV vội cử người sang cống nạp, Tô Hiến Thành lui quân về nước. Quà cáp thường là chiến lợi phẩm cướp từ các tàu buôn Ả Rập. Chính vì những hành vi cướp bóc tàu thuyền này mà nhà Tống từ chối không phong vương cho Jaya Indravarman IV, mặc dầu đã cử nhiều phái đoàn sang Trung Hoa triều cống.
Jaya Indravarman IV [1151-1205], còn gọi là Po Klong Girai, Po Klong Garai hay Po Klău Girai, là người có công xây đập Chaklin [Nha Trinh] và hai mương dẫn nước [mương Cái và mương Đực] tại Phan Rang để canh tác nông nghiệp. Theo truyền thuyết, Po Klong Garai - còn gọi là Vua Lác, con của nữ thần Po Sah Ino - lúc mới sinh ra đã mắc bệnh cùi, may nhờ có rắn naga liếm nên lành bệnh. Tuy mang bệnh cùi từ lúc còn trẻ nhưng nhà vua đã tỏ ra đắc lực trong việc chiến chinh. Khi băng hà, nhà vua dân được chúng thờ trong tháp Po Klong Garai [tháp Chàm Phan Rang, phường Lưu Vinh, thị xã Tháp Chàm].
Jaya Indravarman IV quyết chí phục thù đế quốc Angkor về việc xâm chiếm và đô hộ Champa. Quân lực Champa dưới thời Jaya Indravarman IV rất giỏi về tượng binh và thủy chiến. Năm 1170, sau khi điều đình với Đại Việt giữ thế trung lập [bằng phẩm vật triều cống], Jaya Indravarman IV mang đoàn tượng binh tấn công Chân Lạp, lúc đó do vua Dharanindravarman II cai trị. Cuộc chiến kéo dài một năm, bất phân thắng bại [quân Khmer cũng dùng tượng binh đối chọi], sau cùng quân Champa phải rút về nước vì hết lương thực.
Năm 1171, một quan nhân gốc Hoa [không rõ tên] - quê ở Ki Yang Kiun, Quí Châu, thuộc đảo Hải Nàm, bị chìm tàu trôi giạt vào bờ biển Champa - được dân chúng dẫn đến trình diện Jaya Indravarman IV. Người này chỉ cho vua Champa cách cưỡi ngựa xung trận thay vì dùng voi như trước, điều này làm nhà vua rất thích thú vì hiệu quả thần tốc và gọn nhẹ của nó. Sau khi nắm vững được thuật cỡi ngựa, Jaya Indravarman IV cử một đoàn người sang Cửu Châu, đảo Hải Nàm, mua hết ngựa chiến nhưng bị vua Tống không cho bán [vì những hành vi hải tặc trước đó]. Đoàn thương buôn Chăm nổi giận bắt người, đốt những trại nuôi ngựa không chịu bán. Dân Hải Nàm quá lo sợ phải bán cho họ một số ngựa mới được yên, nhưng không đủ để thành lập một đội kỵ binh. Năm 1172, Jaya Indravarman IV cử một đoàn người khác sang Trung Hoa triều cống, trả về những thường dân bị bắt và yêu cầu xin được mua ngựa, vua Tống vẫn từ chối.
Không mua được ngựa, Jaya Indravarman IV tấn công Chân Lạp bằng đường thủy [năm 1176]. Nhà vua cho đóng thêm nhiều tàu chiến, tập dượt thủy binh. Năm 1177, Jaya Indravarman IV đi thuyền từ cửa sông Cửu Long vào chiếm Vrah Nagar [Prah Nokor, ngày nay là Sài Gòn]. Quân Chiêm tịch thu nhiều chiến lợi phẩm và bắt theo nhiều tù binh Khmer về nước. Những tù binh này lúc đầu có bị bạc đãi, nhưng về sau được đối xử tử tế để trở thành dân Champa và hội nhập hoàn toàn vào xã hội dân Champa.
Trong số tù binh này có một vương tôn Khmer, sau này là Jayavarman VII. Lúc còn ở Champa, Jayavarman VII học được cách tổ chức xã hội, cách huấn luyện binh sĩ thủy bộ và còn kết thân được với nhiều hoàng thân của xứ này. Ông được thả về nước năm 1186 để kế nghiệp anh là vua Yasovarman II, bị soán ngôi.
Về lại Chân Lạp, Jayavarman VII kết nghĩa với một vương tôn Champa tên Sri Vidyanandana, quê ở Tumpraukvijaya [một làng ở Bình Định], đến Chân Lạp lập nghiệp từ 1182. Sau khi dẹp được loạn ở Malyan [hay Mou Leang, một làng ở vùng phía Đông Chân Lạp], hoàng thân Sri Vidyanandana được Jayavarman VII phong một tước hoàng tộc Khmer là Yuvaraja. Năm 1190, Jayavarman VII sai Vidyanandana đi đánh Champa, ông chiếm được Vijaya, bắt sống Jaya Indravarman IV mang về Chân Lạp. Hoàng tử In [anh em cột chèo với Jayavarman VII] được phong làm tiểu vương xứ Nagara Vijaya [Bắc Champa], hiệu Surya Jayavarman [hay Surya Jayavarmadeva], hoàng thân Vidyanandana được phong làm tiểu vương xứ Rajapura [Nam Champa], hiệu Suryavarman [còn gọi là Suryavarmadeva hay Bố Trì], cả hai đều đạt dưới sự lãnh đạo của Jayavarman VII. Vương quốc Champa trở thành một thuộc địa của Chân Lạp. Panduranga và Vijaya là hai tỉnh của đế quốc Angkor. Người Thượng trên Tây Nguyên không công nhận vương quyền mới này đã cùng một số vương tôn Champa khác tổ chức đánh phá Amavarati, Vijaya và Panduranga.
Năm 1191 tại Vijaya, Surya Jayavarman [hoàng tử In] bị Rasupati, một hoàng thân Champa, đánh bại phải chạy về lại Chân Lạp. Rasupati tự xưng là vua xứ Vijaya, hiệu Jaya Indravarman V. Không nhìn nhận vương quyền mới này, Jayavarman VII cho Jaya Indravarman IV [cựu vương Champa và cũng là thân phụ của hoàng tử In] về Bắc Champa chiếm lại ngôi báu. Jaya Indravarman IV được Suryavarman [hoàng thân Sri Vidyananda] tiếp sức mới chiếm được Vijaya, Rasupati [Jaya Indravarman V] bị xử trảm. Thay vì giao thành lại cho vua Champa cũ, Suryavarman chiếm luôn Vijaya ; Jaya Indravarman IV liền kêu gọi dân chúng tại Amavarati và các làng Ulik, Vyar, Jriy, Traik chống lại. Năm 1192, Jaya Indravarman IV bị tử trận tại Traik. Suryavarman thống nhất lại đất nước, lên ngôi vua và tìm cách tách khỏi ảnh hưởng của đế quốc Angkor.
Hay tin hoàng thân Suryavarman làm phản, Jayavarman VII cử đại quân, trong số này có cả người Thượng [do tướng Jai Ramya cầm đầu], sang đánh Champa. Cuộc chiến kéo dài từ 1193 đến 1194, đại quân Khmer bị đánh bại. Thay vì theo quân Khmer về nước, một người Djarai tên Sri Agara chiếm một vùng đất lớn từ Amavarati đến Pidhyan [Phú Giang, bắc Phú Yên] rồi tự xưng vương năm 1193, hiệu Patau Ajna Po Ku.
Tuy đẩy lui được quân Khmer, Suryavarman vẫn lo sợ. Năm 1194, ông dời cư lên Amaravati [Quảng Nam] tránh nạn và giao hảo tốt với Đại Việt năm 1198, bằng cách triều cống hằng năm, và được vua Lý Cao Tông [Long Cán] phong vương năm 1199. Đất nước được thái bình trong vài năm thì Suryavarman bị chú là Yuvaraja on Dhanapati Grama [Bố Do] soán ngôi năm 1203. Dhanapati Grama đưa quân Khmer vào chiếm Amaravati, Suryavarman dẫn một hải đội hơn 200 chiến thuyền chạy vào cửa Cửu La [Nghệ An] xin tị nạn.Tại đây, vị hoàng thân Champa [người Việt gọi là Bố Trì] bị Dĩ Mông và Phạm Giêng, hai quan trấn thủ Nghệ An.nghi ngờ Suryavarman rất buồn lòng, dùng mưu đốt thuyền của Phạm Giêng và giăng buồm ra khơi mất tích.
Dhanapati được lệnh vua Khmer đánh dẹp các cuộc nổi loạn tại Champa, đặc biệt là trên cao nguyên. Patau Ajna Po Ku bị bắt sống đem về Chân Lạp trị tội. Dhanapati được phong toàn quyền cai trị xứ Champa. Champa trở thành một tỉnh của đế quốc Angkor lần thứ hai. Dhanapati được con trưởng của Jaya Harivarman II [1162-1167], sinh sống tại Chân Lạp, tên Ansaraja Turaivijaya phụ lực cai trị Champa. Turaivijaya cai quản đất Amavarati, tổ chức nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ Đại Việt [Nghệ An] trong những năm 1207, 1216 và 1218 ; tất cả đều bị quan trấn thủ Nghệ An Lý Bất Nhiêm đẩy lui. Champa bị đế quốc Angkor tái đô hộ trong suốt 17 năm [1203-1220]. Năm 1220 bị quân Xiêm La làm áp lực tại chính quốc, quân Khmer rút khỏi Champa. Trong gần 100 năm chống chọi và bị Angkor đô hộ, Champa bị kiệt quệ.
Quân Chân Lạp vừa rút khỏi Champa, hoàng tử Ansaraja Turaivijaya [tên Khmer là Sri Ajirang] được hoàng tộc Champa tôn lên làm vua, hiệu Jaya Paramesvaravarman II, đóng đô tại Viyaja. Vừa lên ngôi, tân vương cho xây lại những tượng đài bị đập phá tại tháp Sri Sanabhadresvara [Mỹ Sơn] và Po Nagar [Nha Trang], xây thêm các đập nước, mở rộng diện tích dinh điền, đất nước phồn thịnh trở lại ; nhiều bộ lạc Thượng trên Tây Nguyên về thần phục. Năm 1230, hoàng tử Abhimanyuvarman, một vương tôn tỉnh Pankaja người Cathei, được Jaya Paramesvaravarman II cử làm thống lãnh đất Panduranga. Những tiểu vương kế nghiệp ông được biết đến sau này tại Panduranga là Po Unvavah, Po Binasur, Po Putrik v.v... [Tên những vương tôn Champa tại miền Nam Champa, hay tại Panduranga sau này, đều kèm theo chữ Po [Pô, Pu, Pou hay Poh], có nghĩa là Ông, Ngài hay Vua]. Năm 1244, vua Champa tổ chức nhiều đợt tấn công vào duyên hải Nghệ An và Thanh Hóa, chiếm đóng Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh.
Tại Đại Việt, sau khi ổn định triều chính, năm 1252 Trần Thái Tôn dẫn đại quân đi đánh Champa. Cuộc tiến công kéo dài gần một năm, thành Vijaya thắt thủ, vương phi Bố Gia La cùng nhiều cung phi, tù binh và quan chức triều đình Champa bị bắt mang về Đại Việt. Jaya Paramesvaravarman II bị tử trận năm 1254, em là hoàng tử Sakan Vijaya lên thay, hiệu Jaya Indravarman VI. Jaya Indravarman VI duy trì giao hảo với Đại Việt, triều cống đều đặn. Năm 1257, nhà Trần rút quân về nước, lúc đó đang bị quân Nguyên [Mông Cổ] đe dọa.
Năm 1257, Jaya Indravarman VI bị ám sát, hoàng tử Pulyan Sri Yuvaraja, con người chị [công chúa Suryadevi] lên thay, hiệu Jaya Sinhavarman VI. Năm 1266, hoàng tử Chay Nuk, con Jaya Paramesvaravarman II, lên kế vị, hiệu Indravarman V. Indravarman V tiếp tục giao hảo tốt với Đại Việt. Năm 1278, Indravarman V sai hai sứ giả [Bồ Tinh và Bồ Đột] sang Đại Việt xin bảo hộ và thành lập một liên minh chống lại quân Mông Cổ.
Hay tin này, năm 1281, vua Nguyên [Hốt Tất Liệt] cử hữu thống chế Toa Đô [Sogatu] và tả thống chế Lưu Thâm cùng tham chính A Lý và Ô Mã Nhi mang 10 vạn thủy binh từ Quảng Châu sang Chiêm Thành buộc Indravarman V phải đích thân về Trung Nguyên triều cống. Không chống nổi quân Mông Cổ, Indravarman V chịu đặt Champa dưới sự bảo hộ của nhà Nguyên năm 1282. Toa Đô được nhà Nguyên phong làm thống đốc toàn quyền cai trị xứ Champa, tiểu vương Champa nào chịu theo quân Nguyên đều được phong làm phó vương.
Hoàng tử Harijit Po Devada Svor [hay Po Depitathor], con Indravarman V, cùng mẹ là hoàng hậu Gaurendraksmi, không chấp nhận sự đô hộ của Mông Cổ rút vào rừng, tổ chức kháng chiến. Harijit mộ được khoảng 20.000 người, gồm đủ mọi các sắc tộc Thượng sinh sống trên cao nguyên Ya Heou, phía tây bắc Champa, tấn công quân Nguyên trên khắp lãnh thổ Bắc Champa. Năm 1283, Toa Đô dẫn đầu một đoàn quân gồm 5.000 người, 100 tàu và 250 thuyền đi dọc theo bờ biển và các con sông lớn đổ bộ lên Tây Nguyên nhưng bị đánh bại. Quân Mông Cổ - một phần bị bệnh tật, không chịu đựng nổi khí hậu nóng nực của miền nhiệt đới, một phần vì đói kém, thiếu tiếp liệu từ lục địa - phải rút về trấn giữ đồng bằng.
Tháng 4-1285, Toa Đô cùng Ô Mã Nhi mang hải đội từ Champa, trong đó có đội thủy binh người Chăm, tiến lên ra Bắc hợp với Thoát Hoan vây thành Thăng Long, kinh đô của Đại Việt. Quân của Thoát Hoan bị quân Trần đánh bại phải rút về nội địa, quân của Toa Đô bị đánh tan tại Nghệ An. Toa Đô bị chết tại trận, quân Trần bắt được rất nhiều tù binh Mông Cổ và Chăm, trong đó có hai tướng Chăm tên Lậu Khê và Na Liên, bị trả về cho vua Champa xử tội. Những binh lính Chăm khác theo Mông Cổ, không dám về lại quê cũ, theo quân Nguyên về Hoa lục và được cho định cư trên đảo Hải Nàm, bờ biển nam Quảng Châu, nơi đã có nhiều người Chăm khác đến lập nghiệp từ năm 992 dưới thời Lưu Kỳ Tông. Những binh lính Chăm này, đa số theo đạo Hồi, đã lập gia đình với người địa phương và ở lại lập nghiệp. Đây là đợt di dân thứ hai của người Champa ra hải ngoại.
Năm 1288 Indravarman V mất, hoàng tử Harijit lên ngôi, hiệu Jaya Sinhavarman III [Chế Mân], đặt kinh đô tại Vijaya. Mặc dù không triều cống nhà Trần, bang giao giữa Đại Việt và Champa rất là thắm thiết. Chỉ một thời gian ngắn sau Champa hùng mạnh trở lại, các vương quốc lân bang, trong có Đại Việt cử người sang thông hiếu đều đặn. Nhiều đền đài được xây cất cả tại đồng bằng lẫn trên cao nguyên. Chế Mân cho xây một tháp trên đồi Chok Hala, gọi là đồi Trầu, để dân chúng đến tế lễ, sau này là tháp Po Klong Garai [Tháp Chàm Phan Rang].
Năm 1292 và 1293, trên đường tiến đánh Java [Indonesia] và Madjapahit [Mã Lai] quân Mông Cổ xin vào bờ mua tiếp liệu nhưng bị Chế Mân từ chối, phải giương buồm đi tiếp. Cũng nên biết Chế Mân có rất nhiều quan hệ tình cảm với các tiểu vương Nam Đảo. Vợ cả của Chế Mân là vương phi Bhaskaradevi, con một đại vương Java ; thứ phi là hoàng hậu Tapasi, con gái một tiểu vương Yavadvipa [Mã Lai]. Lãnh thổ Champa trong thời kỳ này được nới rộng lên cao nguyên Darlac và Langbian, Chế Mân cho xây một đền thờ tại Yang Prong [An Khê] để đón nhận phẩm vật triều cống của những bộ lạc Thượng trên Tây Nguyên.
Năm 1301, cựu hoàng Đại Việt là Trần Nhân Tôn, sau khi nhường ngôi cho con là Trần Anh Tôn, đi thăm các nước láng giềng. Khi thăm Champa, Trần Nhân Tôn được Chế Mân tiếp đãi nồng hậu và đã ở lại đây 9 tháng. Để tạ ơn, khi ra về cựu vương hứa gả công chúa Huyền Trân [em gái Trần Anh Tôn] cho Chế Mân. Cuối năm 1301, Chế Mân sai Chế Bồ Đày mang lễ vật sang cưới Huyền Trân. Triều đình nhà Trần có nhiều người không thuận, cuộc thương thảo kéo dài từ 1302 đến 1305 ; sau cùng, mùa hè năm 1306, Chế Mân thuận tặng cho nhà Trần hai châu Ô và châu Rí [châu Lý], phía bắc đèo Hải Vân, để làm quà cưới, nhà Trần mới chịu và sai Đoàn Nhữ Hài đưa Huyền Trân về Champa. Tại đây, Huyền Trân được Chế Mân đặt tên là hoàng hậu Paramesvari.
Châu Ô và châu Rí là đề tài tranh chấp giữa Đại Việt và Champa trong thời gian sau đó. Năm 1307, Trần Anh Tôn đặt tên lại hai châu mới này thành Thuận châu [Quảng Trị] và Hóa châu [Thừa Thiên và một phần Quảng Nam ngày nay], rồi giao cho Đoàn Nhữ Hài cai quản. Châu Thuận gồm các huyện Đăng Xương [nay là Triệu Phong], Hải Lăng, Phong Điền , Quảng Điền và Hương Trà. Châu Hóa gồm các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Diên Phước và Hòa Vang. Người Chăm sống trong các làng La thỉ, Tác Hồng và Đà Bồng nổi lên chống sự cai trị của người Việt. Để trấn an dân Chăm, Đoàn Nhữ Hài chấp nhận để người Chăm chịu sự quản trị trưc tiếp của các nhân sĩ Chăm địa phương và cho miễn thuế ba năm.
Về chủ quyền, nông dân Việt đã đến lập nghiệp và khai phá hai châu này từ lâu, nhất là trong thời gian có chiến tranh với Mông Cổ. Thật ra sự sát nhập này, trên bình diện nào đó, chỉ là sự hợp thức hóa một sự kiện đã rồi, vì quan hệ cộng sinh giữa hai chủng tộc đã diễn ra từ lâu đời. Những cuộc hôn nhân dị chủng chắc chắn không phải là những trường hợp ngoại lệ, với thời gian dân cư Việt có lẽ đã đông hơn dân cư Chăm tại đây.


Sau 5 năm thương lượng gay go giữa hai triều đình về của hồi môn, năm 1306 vua Trần Anh Tôn chấp thuận gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân, bù lại lãnh thổ bắc Champa [Indrapura] : châu Ô và châu Lý thuộc nhà Trần. Cuộc hôn nhân dị chủng này đã trở thành tranh chấp giữa hai dân tộc và hai triều đình suốt thời gian sau đó. Cho đến nay chưa một tài liệu nào giải thích về trường hợp công chúa Huyền Trân một cách rõ ràng và có tính thuyết phục. Người Champa tố cáo nhà Trần lợi dụng cuộc hôn nhân này để chiếm đoạt đất đai của họ. Thơ văn Việt Nam bênh vực Huyền Trân như là nạn nhân của một vụ đổi chác chính trị và đả kích Chế Mân [với những lời lẽ khiếm nhã] dám sánh ngang hàng với người Việt…
Những lý luận vừa kể chứng tỏ sự thiếu hiểu biết về phong tục tập quán của người Chăm. Khi cựu vương Trần Nhân Tôn hứa gả Huyền Trân cho Chế Mân, ông muốn thành lập một liên minh quân sự chống lại quân Mông Cổ khi bị tấn công. Nhưng chiến lược này đã không được quần thần chấp nhận vì không muốn một sự pha chủng nào trong quan hệ hoàng gia.
Có lẽ bà hoàng hậu thứ ba này của Chế Mân đã rất được sủng ái nên sử tích Chăm kể rằng Huyền Trân được nhà vua đưa đi thăm viếng những danh lam thắng cảnh của Champa. Các suối nước nóng dọc bờ biển miền Trung được dành riêng cho bà tắm rửa, kể cả suối Vĩnh Hảo [huyện Tuy Phong, Phan Thiết], để hạnh phúc của vua và hoàng hậu được bền lâu. Nhưng hạnh phúc đã không dài lâu. Hơn một năm sau, tháng 5-1307 Chế Mân từ trần. Hung tin đến tai nhà Trần bốn tháng sau đó, tháng 9-1307. Lo sợ em gái mình bị hỏa thiêu??? Trần Nhân Tôn sai quan nhập nội hành khiển thượng thư tả bộc sạ Trần Khắc Chung và quan an phủ sứ Đặng Văn sang Champa phúng điếu rồi tìm kế đưa Huyền Trân về.
Việc hỏa thiêu vợ khi vua băng hà là hoàn toàn bịa đặt. Nếu Huyền Trân bị triều đình Champa bắt chết theo Chế Mân thì bà đã bị hỏa thiêu từ lâu rồi, vì theo tục lệ của người theo đạo Hồi hay Bà La Môn xác người chết chỉ giữ tối đa là 7 ngày sau đó phải đem hỏa thiêu.
Thật ra trong vụ này triều đình Champa đã quyết định trả Huyền Trân về lại cho nhà Trần để đòi lại hai châu Ô và Rí nên đã tiếp đón phái đoàn Trần Khắc Chung một cách ân cần và cấp hơn 300 thủy binh hộ tống. Sự từ khước kết nghĩa suôi gia này có một ý nghĩa đặc biệt, nó thể hiện sự từ chối hợp tác giữa hai nền văn minh và văn hóa khác nhau, một bên là văn minh văn hóa Khổng Mạnh và một bên là văn minh văn hóa Ấn Độ. Cả hai vương triều gần như chấp nhận sự khác biệt đó và không muốn có một sự hòa hợp nào.
Còn chuyện hỏa thiêu có lẽ đã do Trần Khắc Chung thêu dệt ra để được Trần Anh Tôn cử sang Champa đón Huyền Trân về nước. Sau khi gặp lại người yêu, thay vì căng buồm về Bắc ông dẫn Huyền Trân ra một hoang đảo tư thông với nhau trong suốt một năm liền, đến mùa thu năm 1308 mới lên thuyền về lại Thăng Long. Đoàn thủy binh Chăm lúc đó mới được giao trả cho Champa để báo cáo sự việc.
Cũng nên biết, nhà Trần áp dụng chế độ nội hôn để bảo vệ quyền lợi hoàng tộc. Việc Trần Khắc Chung tư thông với Huyền Trân được coi là bình thường. Nhưng triều đình Champa không chấp nhận và rất căm hận về chuyện này, vì Huyền Trân là hoàng hậu Champa bị một quan Việt thông dâm xúc phạm đến danh dự hoàng triều và tín ngưỡng quốc gia. Có lẽ cũng chính vì thế mà Hưng Nhượng đại vương Trần Quốc Tảng [con Trần Hưng Đạo] mắng "họ tên người này không tốt, có lẽ nhà Trần mất vì người này chăng?", vì Khắc là thắng, Chung là tàn [thắng xong thì tàn lụi theo]. Cuộc tình sử tay ba này ít được người đời nhắc tới mà chỉ nói về cuộc hôn nhân dị chủng mà thôi.
Về phía Champa, đền thờ Chế Mân được lập tại Tháp Po Klong Garai [Tháp Chàm, Phan Rang] và tại Yan Prong [An Khê, Đắc Lắc] cạnh núi Se San. Dân chúng thờ ông dưới tên Sri Jaya Sinhavarma Lingesvara.
Hoàng tử Po Sah - 23 tuổi, con của chánh hậu Bhaskaradevi [người Java], tước Pulyan Mahendravarman tiểu vương lãnh địa từ sông Vok [sông Bung] đến bắc Bình Định [Bhumana] - lên thay năm 1307, hiệu Jaya Sinhavarman IV [còn gọi là Chế Chí hay Chế Dà La]. Việc đầu tiên của tân vương là xúi giục dân Chăm tại Thuận châu và Hóa châu nổi loạn.
Năm 1311, Trần Anh Tôn tấn công Champa, bắt Chế Chí về giam tại cung Gia Lâm [và mất năm 1313], đưa em trai của Chế Chí là Chế Đà A Bà Niêm lên thay, hiệu Chế Năng. Năm 1314 Chế Năng kéo quân ra Bắc chiếm lại châu Ô và châu Rí và chỉ bị đẩy lui năm năm sau đó. Năm 1318, quân Trần tiến xuống Đồ Bàn, Chế Năng cùng hoàng gia chạy sang Java lánh nạn, triều đình Chiêm Thành bị bỏ trống. Đây là đợt di dân thứ ba của người Chăm ra hải ngoại. Chế Năng là con thứ hậu Tapasi, người Yavadvipa.
Triều vương thứ mười hai [1318-1390] :
Năm 1318, nhà Trần phong một tướng Champa tên Thủ [Patalthor] lên ngôi, hiệu Chế A Năng [hay Thành A vương, tương đương với tước phó vương của Đại Việt]. Vì không thuộc dòng dõi bộ tộc Cau và Dừa, Chế A Năng liên tục bị triều thần chống đối từ 1323 đến 1326. Để có sự chính thống, năm 1323 Chế A Năng cử em trai là Pao Yeou Patseutcho đi sứ sang Trung Hoa xin nhà Nguyên công nhận. Hay tin này, năm 1326 nhà Trần mang quân sang đánh nhưng bị đẩy lùi.  
Năm 1342 khi Chế a năng mất,con rể Tra hoa bo de [ Trà hoa bồ đề]lên ngôi.
Ông thuộc vương triều thứ 12,Triều đại thứ 9,đóng đô ở thành Vijaya[Đồ bàn,bình định],giai đoan cực thịnh của vương quốc Champa.Có nhiều sử sách đại việt viết rằng ông cướp ngôi Chế mỗ [ hoàng tử], nhưng thực ra ông lên ngôi vì quyết định của vua cha Chế a Năng và hội đồng hoàng gia champa.Vì Chế mỗ nhu nhược và ăn chơi sa đọa.Ông lên ngôi để đãm trách một sứ mệnh lịch sử mà champa giao cho ông.Vương quốc ông trị vì trải dài từ dãy hoàng liên sơn phía bắc ,nam giáp đến Đồng nai ngày nay.Đông giáp biển champa[biển đông], tây giáp tây lào.Kinh tế phát triển mạnh mẽ dựa vào nguồn đánh bắt thủy sản đồi mồi, ngọc trai, yến sào ,ngà voi,trầm hương..,nền nông nghiệp trồng lúa nước nổi tiếng đông nam á,sản suất gốm sứ sa huỳnh,điêu khắc,dệt thổ cẫm,công nghiệp sx đồng, đồng thau phát triển rực rỡ,đội tàu thuyền hùng mạnh cung cấp hàng hóa cho một vùng rông lớn Đông á và tây á. Quảng lí một vùng biển champa rộng lớn[biển đông]gần 3.500.000km2 .Trong khoảng thời điểm đó, Người Champa rất nổi tiếng trong việc buôn bán các loại gia vị , hồ tiêu và tơ lụa với các nước như Trung Quốc, Ấn độ,Nusantara [ Indonesia, Malaysia, brunei…ngày nay] và nước Abbasiah ở Baghdad .Vào khoảng thời gian này, người Champa được biết đến với tài đi biển rất giỏi và những thương nhân tài ba.Quân đội gồm những đội tượng binh hằng ngàn voi chiến,đội thuyền chiến hùng hậu,đẩy lui các cuộc xâm lược ngoại bang khmer và đại việt trong thời gian trị vì,bảo vệ đất nước.Năm 1360, Trà Hoa Bồ Đề qua đời, em Chế A Năng là Po Binasor [Po Bhinethuor] được triều thần tôn lên làm vua, hiệu Chế Bồng Nga [Che Bonguar]. Chế Bồng Nga là một vị tướng tài, chỉ huy nhiều trận đánh vào lãnh thổ Đại Việt. Vừa lên ngôi, ông liền tổ chức lại quân đội, chuẩn bị chiến tranh với nhà Trần nhằm chiếm lại những phần lãnh thổ bị mất. Những tù trưởng và bộ lạc trên Tây Nguyên theo Chế Bồng Nga rất đông.
Từ 1360 đến 1370, quân Champa ra vào lãnh thổ Đại Việt như chốn không người. Dân cư Đại Việt lập nghiệp dọc các vùng bờ biển Bố Chánh, Tân Bình, Thuận Hóa [Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên] sinh sống rất khổ sở trước nạn binh đao. Từ 1371 đến 1383, quân Champa đã ba lần chiếm đóng Thăng Long và năm 1390 lúc đang tiến vào Thăng Long lần thứ tư thì Chế Bồng Nga bị tử trận, chấm dứt một trang sử anh hùng.
Nét đặc biệt của Chế Bồng Nga là mỗi lần đánh phá xong, ông cho rút quân về bên kia đèo Hải Vân chứ không cho người ở lại quản trị trực tiếp những vùng đất vừa bị chiếm như những vua trước, vì người Champa tin rằng trấn đóng những vùng đất lạ sẽ mang tai họa và cũng không muốn bị hao tổn lực lượng bởi những hành động kháng chiến. Tuy vậy vẫn có thể nói trong vòng 30 năm, Chế Bồng Nga đã khôi phục lại những vùng đã mất từ hơn 300 năm trước đó [Bố Chánh, Địa Lý và Ma Linh bị mất năm 1069, châu Ô, châu Rí năm 1306].
Chế Bồng Nga chết, quân Champa như rắn không đầu liền bị rối loạn, quân Trần sát hại rất nhiều. Các vùng đất dưới ảnh hưởng Champa đều được thu hồi. Lê Quí Ly [tức Hồ Quí Ly sau này] kinh lý các vùng đất Hóa châu và Thuận châu, tổ chức lại việc phòng thủ và cho xây dựng lại những nơi bị tàn phá. Phan Mãnh được bổ nhiệm cai trị hai xứ Tân Bình [Quảng Bình] và Thuận Hóa [Quảng Trị và Thừa Thiên]. Nhà Trần đưa dân chúng từ các vùng trung du, vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mã vào định cư tại Tân Bình và Thuận Hóa.
Triều vương thứ mười ba [1390-1458] :
Bị đánh bại năm 1390, tướng La Khải [Ko Cheng] chiếm được xác Chế Bồng Nga mang đi hỏa táng, rồi thu quân về nước. Về Đồ Bàn, La Khải liền xưng vương và chịu triều cống nhà Trần trở lại. Năm 1391, La Khải xin nhà Minh thừa nhận nhưng đến năm 1413 con của ông là Ba Đích Lại mới được nhà Minh tấn phong.
Chính sách cai trị khắt khe của La Khải gây bất mãn trong nước. Vây cánh của Chế Bồng Nga đều bị La Khải thay bằng những tướng sĩ thân tín, con trai của Chế Bồng Nga tên Chế Ma Nô Dã Na cùng em là Chế San Nô sợ bị ám hại đã chạy qua Đại Việt xin tị nạn. Cả hai được nhà Trần phong tước Hiệu chính hầu. Năm 1397, một hoàng thân tên Chế Đà Biệt, em là Mộ Hoa, con là Gia Diếp cùng toàn thể gia quyến sang Đại Việt tị nạn. Chế Đà Biệt được Lê Quí Ly giao trọng trách bảo vệ biên giới phía nam của Đại Việt đề phòng những cuộc tấn công mới của quân Champa. Năm 1400, La Khải mất, con là Ba Đích Lại [Jaya Sinhavarman V] lên ngôi.
Tại Đại Việt, năm 1400 Lê Quí Ly lên ngôi vua, đổi thành họ Hồ. Cũng nên biết, lúc nhà Trần suy yếu vai trò của Lê Quí Ly trở nên nổi bật và trực tiếp điều khiển triều đình từ 1372. Vì thiếu sự chính thống, Hồ Quí Ly thường ra oai bằng cách tấn công Champa và các lãnh thổ Chiêm Động [nay là Thăng Bình, Quảng Nam, hay bắc Amavarati], Cổ Lũy [nay là Tư Nghĩa [Quảng Ngãi], Bạt Đạt Gia, Hắc Bạch [nam Quảng Ngãi, bắc Bình Định] và Sa Lý Nha [tức Sa Huỳnh] lần lượt bị sát nhập từ 1400 đến 1403. Vựa lúa lớn nhất Bắc Champa bị mất hẳn, toàn bộ đất đai tại Indrapura và Amaravati [Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và Quảng Ngãi] cũng không còn. Những vùng đất mới được phân thành châu Thăng, châu Hoa, châu Tư và châu Nghĩa ; bốn châu mới này họp lại thành lộ Thăng Hoa do một quan an phủ sứ cai trị, chỗ giáp giới đặt thành trấn Tân Ninh. Chế Ma Nô Dã Na [con Chế Bồng Nga], lúc đầu làm Thăng Hoa quận vương để chiêu dụ dân chúng Chăm, sau được phong Cổ Lũy thượng hầu giữ hai châu Tư và Nghĩa. Quí Ly đưa những nông dân cùng gia đình không có đất cày từ những châu khác ở phía bắc vào khai phá đất mới. Người Champa không chấp nhận sống dưới sự cai trị của người Việt bỏ đi lên núi hoặc về Vijaya [Đồ Bàn] lập nghiệp.
Năm 1403, Ba Đích Lại yêu cầu nhà Minh can thiệp để đòi lại Indrapura và Amavarati, nhưng bị nhà Hồ từ chối. Chỉ khi nhà Hồ bị dẹp và nước Đại Ngu bị nhà Minh đô hộ, từ 1407 đến 1427, Champa mới phục hồi lại sức mạnh quân sự và những vùng đất đã mất dưới tay nhà Hồ đều lấy lại được.
Năm 1407, hoàng tử Ngauk Glaun Vijaya [con Ba Đích Lại] cất quân đánh Đại Việt, giết quan trấn thủ lộ Thăng Hoa là Chế Ma Nô Dã Na [con của Chế Bồng Nga]. Ba Đích Lại được nhà Minh phong vương năm 1413. Mặc dù vậy, dân chúng Champa không muốn di dân lên những vùng đất vừa chiếm lại lập nghiệp, chỉ một số người muốn trở về để giữ gìn hương hỏa mà thôi. Dẹp yên phía Bắc, Ba Đích Lại mang quân xuống tấn công vương quốc Chân Lạp phía nam đang suy yếu, vì bị Xiêm La đánh phá liên tục. Quân Champa chiếm được nhiều vùng đất lớn dọc sông Đồng Nai và trên đồng bằng sông Cửu Long. Quân Khmer bị đuổi tới thành phố Chantabun, gần biên giới Xiêm La, vua Chau Ponea Yat phải cầu cứu nhà Minh và quân Minh đã hai lần tiến vào Champa [1408 và 1414] làm áp lực Champa mới chịu rút quân, Chân Lạp thoát nạn đô hộ. Mặc dầu vậy, quân Champa cũng chiếm được thị trấn Nagara Brah Kanda [thị xã Biên Hòa ngày nay].
Năm 1428, Lê Lợi đuổi được quân Minh ra khỏi lãnh thổ và lên ngôi vua, hiệu Thánh Tổ. Trước thế lực của nhà Lê, Ba Đích Lại trả những vùng đất đã chiếm dưới thời nhà Minh, đổi thành lộ Thuận Hóa thuộc đạo Hải Tây và đặt quan cai trị. Việc giao hảo giữa Champa và Đại Việt trở nên tốt đẹp.
Năm 1433 Lê Lợi mất, con là Nguyên Long, 11 tuổi, lên ngôi hiệu Thái Tôn, Ba Đích Lại liền trở mặt. Năm 1434, ông cho quân sang đánh phá các vùng đất [Hóa châu] vừa giao trả trước đó, vua Lê phải cử Lê Khôi và Lê Chiếc ra dẹp, vua Champa mới chịu triều cống trở lại.
Thật ra từ 1390 đến 1433 Champa không có vua, đất nước lâm vào cảnh nội loạn. Đối với người Champa, La Khải và Ba Đích Lại chỉ là những kẻ soán ngôi. Năm 1433, quần thần Champa đưa công chúa Po Sahnar về miền Nam cai trị [Panduranga], đóng đô tại Phan Rí, không tuân lệnh Vijaya. Hoàng tử Nauk Glaun Vijaya thân chinh đi đánh dẹp, gây nhiều thù oán với các dòng vương tôn Champa phía nam như bắt công chúa Po Sahnar về giam tại Vijaya. Chính vì thế năm 1441 khi Ba Đích Lại qua đời, Nauk Glaun Vijaya không được triều thần cho nối ngôi mà đưa người cháu của cố vương là Maha Kilai [Mã Kha Qui Lai] lên thay. Chú của tân vương là Po Parichanh tự đứng ra nhiếp chính, rồi tự xưng vương năm 1442, hiệu Bí Cai [Maha Vijaya] và được nhà Minh công nhận.
Vừa lên ngôi, Bí Cai liền mang quân tấn công nhà Lê và bị đánh bại. Vua Lê Nhân Tôn tiến chiếm Phật Thành [còn gọi là Đồ Bàn, Chà Bàn, Vijaya] bắt được nhiều vương tôn Champa, trong đó có công chúa Po Sahnar, rồi rút về. Ba Đích Lại cùng hoàng gia phải chạy lên núi trốn trong những buôn làng của người tây nguyên như Trà Toàn [Po Ka Prah], Trà Toại [Po Ka Prih]. Kinh đô Phật Thành [Vijaya] bị nhà Lê đổi thành Đồ Bàn.
Trong hai năm 1444 và 1445, Bí Cái nhiều lần dẫn quân tiến vào Hóa châu nhưng đều bị đẩy lùi. Năm 1446, được Maha Quí Lai hướng dẫn, quân Lê chiếm thành Đồ Bàn, bắt sống Bí Cai và tất cả phi tần đem về Thăng Long. Maha Quí Lai được nhà Lê tôn lên làm vua Champa và chịu triều cống, quan hệ giữa hai nước tốt đẹp trở lại. Năm 1448, Lê Nhân Tôn đánh dẹp các lực lượng Thượng do những hoàng tôn Champa lãnh đạo, chiếm xứ Bồn Man [Djarai-Kontum] và đặt thành châu Quy Hợp rồi giao cho một vương tôn Champa thần phục nhà Lê cai quản.
Năm 1449 Maha Quí Lai bị người em tên Bí Do [Maha Kido] bắt giam rồi xưng vương. Bí Do sai Giao Nể Mỗ và Bàng Thoan sang Đại Việt báo tin, vua Lê không những không công nhận mà còn khiển trách nặng nề. Sau biến cố này, Bí Do đuổi 70 gia đình Việt định cư tại Champa về nước rồi ngưng luôn việc xin tấn phong. Năm 1452, Quí Lai mất, Bí Do sai sứ sang Trung Hoa xin nhà Minh công nhận và được phong vương năm 1457.
Triều vương thứ mười bốn [1458-1471] :
Năm 1458 thái tử Po Tam [Po Dam hay Po Kathit], con Bí Cai, giết Bí Do rồi tự xưng vương, hiệu Bàn La Trà Nguyệt [Maha Banla Tranguyet]. Năm 1460, Trà Nguyệt nhường ngôi cho em là Po Kaprah, hiệu Bàn La Trà Toàn [Maha Tratoan]. Trà Toàn cử người sang Đại Việt xin tấn phong nhưng bị nhà Lê buộc dâng phẩm vật triều cống nên Trà Toàn tức giận. Trong hai năm 1468 và 1469, Trà Toàn vừa cho người sang cầu viện nhà Minh vừa mang đại quân [100.000 người] sang chiếm Hóa châu [1469-1471].
Tức giận trước sự khiêu khích này, vua Lê Thánh Tôn quyết định phạt Champa một lần cho đích đáng. Trước khi ra quân, ngày 6-10-1471, nhà vua đọc hịch Bình Chiêm trước ba quân, lời lẽ rất đanh thép, rồi cho sứ sang Trung Hoa báo cáo sự xâm phạm lãnh thổ của Champa. Lê Thánh Tôn cất đại quân hơn 250.000 người sang đánh Champa, trong đó 100.000 đi bằng đường thủy, 150.000 đi bằng đường bộ. Đại quân nhà Lê chiếm cửa Thị Nại rồi tiến về Đồ Bàn. Trà Toàn sai em là Po Kaprih dẫn đội tượng binh gồm 5.000 người ra đối chọi nhưng bị đánh bại, Trà Toàn rút vào cố thủ thành Đồ Bàn.
Thành Vijaya thất thủ vào ngày 2 tháng 3 năm 1471 sau bốn ngày giao tranh. Vua Champa là Trà Toàn bị bắt sống và tự sát trên đường chở về Thăng Long.[05/03/ Al] Trong cuộc tiếp kiến, Trà Toàn xin vua Lê chỉ làm tội một mình ông và tha cho con cái gồm 10 người. Trên đường về tới Nghệ An, Trà Toàn tự tử chết. Lê Thánh Tôn sai cắt đầu Trà Toàn treo ở đầu thuyền và cho khắc chữ "Cổ Chiêm Thành ngươn ác Trà Toàn chi thủ". Ít nhất hơn 60.000 người Chăm bị giết và 30.000 bị bắt làm nô tỳ cho quân Đại Việt. Kinh thành Vijaya bị phá hủy hoàn toàn.Đây là cuộc tàn sát đẫm máu nhất của đại việt với champa. Hoàng tộc champa chạy sang malacca[ khoảng 20.000 trốn thoát bằng thuyền qua cửa đầm thi nại, trong đó có con vua trà toàn là Indravarman và bàn la trà ko lai[Pau liang]. Sau cuộc chính biến lịch sử này rất nhiều người di cư chính trị Champa đã đến các vùng đất Mã Lai an bình , một số khác thì tới Melaka . Cũng trong đoàn người di cư đó là hai hoàng tử con vua Champa Trà Toàn , đó là Indravarman và Pau Liang như đã nói ở trên. Bằng chứng được tìm thấy chứng minh sự gắn kết lịch sử giữa Champa và Mã Lai là Al-kisah 29 trong đó đã kể lại câu chuyện về một người Nakhoda Champa có tên là Sayyid Ahmad đã làm bạn cùng Hang Tuah[ một anh hùng rất nổi tiếng trong lịch sử Mã Lai] và cùng đến Inderapura [Pahang_Malaysia] để trốn Tun Teja đến Melaka. Sức mạnh Champa được chứng minh là lớn hơn cả vùng Pahang sau khi được giúp đỡ của người anh hùng Melaka trốn khỏi Tun Teja. sự có mặt của Nakhoda Champa tại Melaka và Pahang này lại được chứng minh bằng một cơ sở chắc chắn sau khi tìm được trong Al-kisah ke-34 nói về cuộc hôn nhân giữa một công chúa thuộc dòng tộc Champa với một quy tộc ở Melaka.[ theo Sejarah Melayu Champa +Ban La Tra Toan memerintah di ibu kota Sri Vini [Sri Raja Than Ton]. Setelah Kota Vijaya jatuh. Raja Champa pun mati terbunuh. Dengan kejatuhanibu ota Vijaya ini ramai pelarian politik Cham yang menuju ke daerah Melayu yang selamatk, antara lain ke Melaka. Yang termasuk dalam pelarian itu ialah dua orang putera raja Champa, iaitu Indravarman dan Pau Liang di atas. Gambaran Sejarah Melayu tentang Champa terdapat dalam Al-Kisah ke29 yang menceritakan seorang Nakhoda Champa yang bernama Sayyid Ahmad bersahabat dengan Hang Tuah pergi ke Inderapura [Pahang] untuk melarikan Tun Teja Ke Melaka. Kekuatan Champa berdasarkan fakta jelas lebih besar daripada perahu Pahang hingga dapat menolong pahlawan Melaka itu melarikan Tun Teja. Kehadiran tokoh Nakhoda Champa di Melaka dan di Pahang dapat dihubungkan pula dengan wujudnya pedagang Champa di Banten seperti yang diceritakan oleh Sejarah Melayu dalam Al-Kisah ke-34 menceritakan perkahwinan seorang puteri keturunan Champa dengan anak seorang pembesar Melaka.]khoảng 30000 người chạy sang lào và campuchia sau cuộc tàn sát đẫm máu này.Lê Thánh Tôn giải tán vương quốc Champa. Thủ đô chính trị, hành chánh và tín ngưỡng của vương quốc Bắc Champa .Vijaya bị đổi thành Đồ Bàn và cấm người Champa đến cư ngụ.
Em Trà Toàn là Po Kaprih dẫn theo một số tàn quân trốn lên xứ Bồn Man [cao nguyên Kontum-Darlac], được dân chúng tôn lên làm vua. Po Kaprih xưng hiệu Trà Toại và cho người sang Trung Hoa cầu cứu nhà Minh, báo cáo tình hình của Champa. Lê Thánh Tôn sai Lê Niệm mang 30.000 quân lên Tây Nguyên lùng bắt Trà Toại đem về trị tội.
Nhà Minh không tán thành việc Đại Việt chiếm đóng Champa nhưng không dám can thiệp trực tiếp, kể cả việc xin phóng thích Trà Toàn và hoàng gia Champa. Năm 1472 nhân vua Lê Thánh Tôn sai sứ sang Trung Hoa báo cáo sự tình, Minh Hiển Tông trách cứ việc chiếm đế đô Đồ Bàn. Sau đó nhà Minh sai sứ sang phong vương cho Trà Toại nhưng khi đến cửa Tân Châu [Quảng Nam] quân Lê không cho cập bờ. Lê Thánh Tôn phản đối việc phong vương này và tuyên bố Champa đã trở thành một châu của Đại Việt : châu Giao Nam. Nhà Lê phong cháu của Trà Toàn tên Bố Trì Tri [Thái Da] làm vương đất Giao Nam [còn gọi là Phan Long].


1471-1653: Sự thất thủ Kauthara
Ðại Việt đã quyết định dành cho Po Trì Trì quyền cai trị trên lãnh thổ Champa còn lại ở miền nam, tức là vùng Kauthara, Panduranga và vùng Cao Nguyên ở phía tây của Panduranga. Khi đã nhận ân huệ này, Bố Trì Trì cũng tìm cách xin Trung Quốc chính thức hóa vương chức của mình. Tiếc rằng, ông ta chỉ nhận sự trả lời của Trung Quốc sau một thời gian ngắn, trước khi ông ta đã từ trần.
Theo sử liệu của trung Quốc , tiếp theo Bố Trí Trì, có hai vị vua kế tiếp nối ngôi, nhưng sử liệu này không cho biết tên tuổi và năm tháng nhậm chức của họ. Nếu theo biên niên sử Panduranga, vị vua kế vị Bố Trì Trì có thể là Po Kabih [1494-1530], Po Karutdrak [1530-1536], Po Maha Sarak [1536-1541], Po Kunarai [1541-1553],Po At [1553-1579].
Vương quốc ở miền nam dưới quyền cai trị Po tri tri và những ông vua nối tiếp, vẫn còn mang tên là Champa trong những sử liệu viết bằng tiếng Chăm và Việt. Nhưng vương quốc Champa này đã bắt đầu lánh xa dần với truyền thống của Champa theo Ấn Ðộ Giáo ở miền bắc. Mọi cơ cấu tổ chức h
ành chánh, chính trị và xã hội của Vương Quốc này đều dựa trên nền tảng cơ bản riêng biệt của tập tục và tín ngưỡng của địa phương mình .Qua sử liệu còn để lại, nền văn minh của vương quốc Champa “mới” này chỉ là một sự tổng hợp của ba truyền thống tín ngưỡng khác biệt, đó là di sản văn hóa cổ truyền địa phương của Panduranga và Kauthara, một số ảnh hưởng còn dư lại của tín ngưỡng Bà La Môn Giáo, và nhất là từ thế kỷ thứ 17,tín ngưỡng Hồi Giáo du nhập vào ở các hải cảng vùngPanduranga và Kauthara.
Qua ngày từ trần của Lê Thánh Tông vào năm 1497, Ðại Việt lại rơi vào nội chiến giữa chúa Trịnh cai trị miền bắc và chúa Nguyễn, tự xưng vương và đặt thủ đô của mình ở gần khu vực Huế bây giờ. Chính chúa Nguyễn mới là tác giả chính thức của chính sách “Nam Tiến” chủ yếu để di chuyển tối đa biên giới của mình về miền nam của Champa . Ngược lại, với những gì mà nhiều nhà nghiên cứu thường nêu ra, cuộc “Nam Tiến” của chúa Nguyễn đã gặp một sức kháng cự mãnh liệt của các nhà lãnh đạo Champa “mới” này. Ngoài chính sách đương đầu chống lại “Nam Tiến” của chúa Nguyễn, vương quốc Champa cũng mấy lần áp dụng chính sách “Bắc Tiến”, thí dụ vào năm 1578, cho tới Phú Yên để thu hồi lại một thành lũy đã rơi vào tay nhà Nguyễn.
Vào cuối thế kỷ thứ 16, Champa “mới” bao gồm một dải đất chạy dài từ biên giới Saigon đến đèo Cù Mông [phía nam Bình Ðịnh] vẫn còn đủ điều kiện để nuôi dưỡng một đoàn quân khá hùng mạnh. Chính vì thế, vào năm 1594, vua Champa, [dường như đã theo Hồi Giáo], đã gởi một đoàn quân sang giúp vua Johor, một tiểu vương quốc ở miền nam bán đảo Mã Lai, để chống lại thực dân Bồ Ðào Nha ở Malaka. Chính nhờ quân lực hùng mạnh này, Po Nit [1603-1613] đã quyết định xuất trận tiến đánh Quảng Nam, một khu vực hành chánh nằm trong lãnh thổ của nhà Nguyễn. Trước hành động này, chúa Nguyễn cũng xuất quân để chinh phạt Champa. Thừa cơ hội chiến thắng, chúa Nguyễn xâm chiếm khu vực Phú Yên và dời biên giới phía nam của mình đến Cap Varella, ở phía bắc Nha Trang. Sau đó, chúa Nguyễn biến đổi lãnh thổ này thành Dinh Trấn Biên và đưa hơn ba chục ngàn tù binh của nhà Trịnh sang khu vực này để phát hoang khai triển kinh tế.
Dẫu thất bại, Champa “mới” vẫn giữ nguyên được truyền thống bất khuất của Champa, đó là truyền thống đấu tranh để bảo vệ quyền độc lập, và nhất là sự sống còn của quốc gia này. Chính vì thế, vương quốc Champa không ngần ngại tiến quân chống lại sự xâm lược của nhà Nguyễn ở Dinh Trấn Biên [Phú Yên] vào năm 1620. Vào khoảng ba chục năm sau, tức là năm 1653, vua Champa là Po Nraop chuẩn bị lực lượng quân sự của mình để tuyên chiến với chúa Nguyễn, thu phục lại khu vực Phú Yên bị rơi vào tay của Nguyễn vào năm 1611. Trước tình thế này, chúa Nguyễn đã gởi một đoàn quân hùng mạnh sang tấn công Champa, tiến đến sông Phan Rang, bắt được vua Po Nraop và cưỡng bách vua này ngồi trong rọ bằng sắt để đưa về Huế. Vì không chịu để cho nhà Nguyễn hành xử mình, Po Nraop quyết định tự hủy thân để nêu cao tinh thần bất khuất của mình. Nhân cơ hội này, chúa Nguyễn cũng xâm chiếm vùng Nha Trang và dời biên giới của mình đến khu vực Cam-ranh . Thế là tiểu vương quốc Kauthara lại rơi vào tay nhà Nguyễn vào năm 1653 và khu vực này bị biến đổi thành Dinh Thái Khang và Diên Khánh trong hệ thống hành chánh nhà Nguyễn .
Kauthara thất thủ, đền thiêng liêng của Po Ina Nagar “Bà Mẹ Vương Quốc” ở Nha Trang lọt vào vòng kiểm soát của nhà Nguyễn. Chính vì thế, vua Champa quyết định rước Po Ina Nagar về Phan Rang để được thờ phụng trong một cái đền ở Mông Ðức gần làng Hữu Ðức bây giờ.
Kể từ năm 1653, đất đai Champa tự thu hẹp lại trong lãnh địa của tiểu vương quốc Panduranga, mà nhà sử học thường gọi là vương quốc Panduranga-Champa.
Thời kỳ 1653-1771: Sự suy yếu của Panduranga
Năm năm sau ngày thất thủ Kauthara [Nha Trang], tức là năm 1658, chúa Nguyễn, lợi dụng sự khủng hoảng chính trị trong nội bộ Campuchia, dùng vũ lực để xâm chiếm khu vực Saigon-Biên Hoà. Sự hiện diện của quân đội nhà Nguyễn ở Saigon đã đưa Panduranga vào địa thế mới, đó là, vương quốc này đã trở thành một khu vực nằm ngay chính giữa lãnh thổ mà nhà Nguyễn đã làm chủ đất đai: Biên Hoà ở phía nam và Nha Trang ở phía bắc. Bị kìm kẹp và bị bao vây, Panduranga-Champa đã mất đi toàn diện những địa thế quân sự trọng yếu của mình.
Chưa đầy 40 năm làm chủ Biên Hòa, chúa Nguyễn quyết định tiếp tục áp dụng chính sách “Nam Tiến” của mình. Ðể trả đủa cuộc tấn công của vua Po Saot nhằm thu hồi lại vùng thánh địa Kauthara [Nha Trang] vào năm 1692, chúa Nguyễn đưa một đoàn quân hùng mạnh để thanh toán vương quốc này. Sau khi thắng trận, nhà Nguyễn đổi danh xưng Chiêm Thành [Campapura] thành Trấn Thuận Thành, đặt dưới quyền cai trị của một ông Tham Mưu của quân viễn chinh nhà Nguyễn. Một năm sau, nhà Nguyễn xóa bỏ Trấn Thuận Thành để thành lập Phủ Bình Thuận và giao quyền quản trị phủ này cho em của vua Po Saot .Cuối năm 1692, Panduranga-Champa đã biến mất trên bản đồ Ðông Dương với tính cách là một quốc gia chủ quyền.Vì không chấp nhận sự hiện diện quân nhà Nguyễn trên lãnh thổ mình và vì không chấp nhận nhà Nguyễn tự xóa bỏ vương quốc này trên bản đồ, toàn bộ nhân dân Panduranga-Champa vùng dậy đánh đuổi quân xâm lược trong suốt hai năm trường, từ 1693-1694. Vì không thể kháng cự lại sự vùng dậy của toàn bộ nhân dân của vương quốc này, chúa Nguyễn quyết định giao trả lại quyền độc lập cho Panduranga-Champa, nhưng độc lập dưới sự bảo trợ chính trị và quân sự của mình. Kể từ đó, danh xưng Thuận Thành đã trở thành thông lệ trong văn bản nhà Nguyễn để gọi Panduranga-Champa. Khi đã thu hồi độc lập, nhà Nguyễn phong vương cho Po Saktiraydaputih, em của vua Po Saot và cũng là một tù binh của nhà Nguyễn trong trận chiến vào năm 1692.
Mặc dù giao trả quyền độc lập cho Panduranga-Champa, nhà Nguyễn quyết định giữ quyền cai trị trực tiếp của mình trên cộng đồng Việt kiều sống trong lãnh thổ Champa. Chính sách này nhằm kiểm soát chặt chẽ mọi biến cố xảy ra ở Panduranga-Champa và nhằm điều động Việt kiều này, khi cần thiết, để gây chiến tranh chống lại vương quốc Champa. Ðể áp dụng chính sách này, nhà Nguyễn thành lập một phủ Bình Thuận rất là đặc biệt trong lãnh thổ Panduranga-Champa vào năm 1697. Theo tư liệu hoàng gia Panduranga viết bằng tiếng Chăm và Hán, kể từ năm 1702, tất cả Việt kiều sống trong Panduranga-Champa không trực thuộc quyền quản trị của vương quốc này, nhưng trực thuộc phủ Bình Thuận của nhà Nguyễn. Phủ Bình Thuận này là một cơ quan đại diện cho nhà Nguyễn, có vai trò để giải quyết với chính quyền Panduranga-Champa mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi Việt kiều sống ở vương quốc này.Sự hiện diện của Việt kiều núp sau cái bóng hình của phủ Bình Thuận là nguyên nhân chính yếu đưa đến xự xung đột hàng ngày giữa đồng bào Panduranga-Champa và cộng đồng Việt kiều. Và xự xung đột này thường xảy ra chung quanh vấn đề khủng hoảng đất đai. Vì rằng Việt kiều càng ngày càng mở rộng lãnh thổ của mình, hoặc qua các cuộc mua bán ruộng đất một khi dân tộc Champa bị thiếu nợ, hoặc qua các cuộc chiếm đất bất hợp lệ trong những khu vực hoang vắng. Kể từ đó, Panduranga-Champa không còn biên giới cố định, vì lãnh thổ có một hình dạng như vết dầu loan, nằm xen kẻ trong biên giới của đất đai thuộc phủ Bình Thuận của nhà Nguyễn
Thời kỳ 1771-1832: Những ngày cuối cùng của Champa
Năm 1771 đánh dấu cuộc vùng dậy của Tây Sơn chống lại chế độ bạo tàn của nhà Nguyễn. Công trình đấu tranh của Tây Sơn bắt đầu lan rộng trong khắp nước. Trước tình thế này, nhà Nguyễn từ bỏ thủ đô mình để lui vềẩn náu ở khu vực đồng bằng sông Mékong, chờ đợi thời cơ khôi phục lại đất nước. Kể từ ngày ấy Tây sơn làm chủ miền bắc, còn hoàng tử Nguyễn Ánh của nhà Nguyễn làm chủ miền nam. Thế là Panduranga-Champa, vì địa thế của mình, một lần nữa trở thành nạn nhân của chiến tranh giữa người Việt với người Việt, một cuộc chiến tranh chẳng có gì liên hệ với vương quốc Champa. Theo sử liệu của Việt Nam , mục tiêu tiên quyết của Nguyễn Ánh và Tây Sơn là phải chiếm cho kỳ được Panduranga-Champa để làm nhịp cầu tiến quân chống phá thành Saigon do Nguyễn Ánh trấn giữ hay chống phá Nha Trang dưới sự kiểm soát của Tây Sơn. Làm chủ Panduranga-Champa tức là làm chủ tình hình quân sự trong sự xung đột này. Chính vì thế, kể từ năm 1771 vương quốc Panduranga-Champa đã trở thành một bãi chiến trường khủng khiếp giữa quân Tây Sơn và lực lượng Nguyễn Ánh. Trước biến cố này, sự sống còn của Panduranga-Champa chỉ là một giấc mơ huyền ảo và nó tùy thuộc hoàn toàn vào kết quả của chiến tranh giữa người Việt Nam hơn là tuỳ thuộc vào ý muốn của mình.
Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại tàn quân Tây Sơn, làm chủ toàn diện lãnh thổ Việt Nam, sau đó lên ngôi lấy danh hiệu là Gia Long. Khi chiến tranh đã chấm dứt, Gia Long quyết định trao trả lại cho vương quốc Panduranga-Champa, không phải là quyền độc lập, nhưng là quyền tự trị dưới sự bảo hộ của triều đình Huế. Sau đó, Gia Long phong tước cho ong Po Soang Nhung Ceng, một tướng tài gốc người Chăm [tổ tiên bà Thềm ở Phan Rí], đã từng tham gia với Nguyễn Ánh để chống Tây Sơn, quyền cai trị vương quốc này. Mặc dù là một vương quốc tự trị, nhưng Po Saong Nhung Ceng có quyền tuyệt đối trên nhân dân của Panduranga, có quyền thành lập quân đội riêng và quyết định thuế má riêng trong lãnh thổ của mình.Thành hình trong qui chế thuộc địa Việt Nam, nếu Gia Long quyết định cho tái lập lại vương quốc Panduranga-Champa, đó là để tỏ bày sự cám ơn của mình đối với tướng Saong Nhung Ceng đã có công trong công trình đánh đuổi Tây Sơn hơn là bày tỏ ý muốn của mình để vương qưốc Champa này được phục hồi lại . Dù trong hoàn cảnh nào đi nữa, Panduranga-Champa cũng là một vương quốc tự trị dưới sự bảo trợ của Gia Long,nhất là dưới sự che chở tối đa của ông Lê V
ăn Duyệt, Tng Trấn Gia Ðịnh Thành.Năm 1802, Gia Long từ trần. Minh Mệnh kế tiếp cha mình để cai trị toàn vẹn Việt Nam. Sau ngày lên ngôi, Minh Mệnh xóa bỏ tất cả chính sách liên quan đến Panduranga-Champa do Gia Long để lại, và quyền kiểm soát của Lê Văn Duyệt trên vương quốc này. Vấn đề này đã dẫn đến sự xung đột giữa Minh Mệnh và Tổng Trấn Gia Ðịnh Thành. Kể từ ngày ấy, Panduranaga-Champa lại trở thành nạn nhân lần thứ hai trong biến cố chính trị giữa người Việt Nam. Khi Po Saong Nhung Ceng đã từ trần ở Champa [chứ không phải ông vua này là người chạy sang Kampuchea lánh nạn như người ta thường hiểu lầm], Minh Mệnh tự phong tước cho một người Chăm kề cận của mình lên ngôi. Lê văn Duyệt phản đối lại Minh Mệnh, tự quyết định cho con của Po Saong Nhung Ceng lên làm vua Panduranga-Champa, để trấn giữ trọn vẹn quyền kiểm soát chính trị và hành chánh của vương quốc này. Nhiều sử liệu cũng nêu lên rằng, năm 1832 là năm đánh dấu một khúc quanh lịch sử lớn lao trong chính sách bang giao giữa Panduranga-Champa và triều đình Huế. Nếu từ năm 1822 đến 1828, vương quốc này trực thuộc dưới quyền kiểm soát của triều đình Huế, nhưng sau năm 1828, Panduranga-Champa đã trở thành một vương quốc đặt dưới quyền cai trị của Gia Ðịnh Thành. Chính vì thế, sự sống còn của Panduranga-Chamhôm nay tùy thuộc hẳn vào tư thế mạnh ,yếu của Lê VDuyệt đối với Minh Mệnh.Năm 1832, Lê Văn Duyệt từ trần. Tức tốc, Minh Mệnh quyết định chiếm đóng Panduranga-Champa, cho lệnh trừng trị thẳng tay tất cả quan chức nào trong vương quốc đã theo Lê Văn Duyệt , Minh Mệnh đã áp dụng chính sách tàn bạo chống lại nhân dân Champa vì tội không chịu phục tùng triều đình Huế. Sau cuộc trừng phạt này, Minh Mệnh cho lệnh xóa bỏ Panduranga-Champa trên bản đồ Ðông Dương, chia lại đất đai này thành hai huyện An Phước và Hòa Ða trực thuộc tỉnh Bình Thuận.Thế là, vương quốc Panduranga-Champa hoàn tàn bị diệt vong vào năm 1832.
1832-1835: Sự vùng dậy cuối cùng
Những chính sách tàn bạo của một số quan chức Minh Mệnh nhằm trừng trị thẳng tay nhân dân Champa vì tội theo Lê Văn Duyệt là nguyên nhân chính yếu giải thích cho sự vùng dậy của dân tộc Champa vào năm 1833. Ðói khát, tù đày, xử trảm không cần lý do, không cần xét xử, tập trung người dân Champa vào lao dịch trong những nông trường kinh tế, đốt cháy làng xã thành tro bụi, v.v. là sự việc diễn ra hàng ngày sau ngày mất nước. Không thể kham nổi những sự khốn khổ này, Katip Sumat, một nhà lãnh đạo tinh thần Hồi Giáo, kêu gọi quần chúng nổi dậy, thành lập một mật trận kháng chiến Hồi Giáo, dùng chiến tranh tử vì đạo [Jihâd] chống lại Minh Mệnh để dành độc lập Champa. Phong trào kháng chiến của Katip Sumat đã trở thành một mối đe dọa lớn cho Minh Mệnh trong khu vực này. Chính thế, ngoài đoàn quân hùng mạnh của triều đình Huế, Minh Mệnh kêu gọi tất cả Việt kiều sống ở đây góp sức để đánh phá toàn diện lực lượng Katip Sumat vào năm 1834.
Nếu sử liệu Việt Nam ít nói đến cuộc nổi dậy của Katip Sumat, thì sử liệu này không bỏ lỡ cơ hội viết về biến cố 1834-1835, biến cố mà triều đình Huế coi đó là một cơ cấu cách mạng mới mang hình thức “Mật Trận Giải Phóng” hơn là hình thức nổi loạn. Ðúng vậy, Ja Thak Wa, người làng Văn Lâm [Ninh Thuận], là một quan chức lớn trong triều Champa thời trước, là người đứng ra thành lập Mật Trận Giải Phóng, và thành lập chính phủ lâm thời để điều hành công cuộc cách mạng giải phóng Champa. Lấy khu Ðồng Nai, nơi mà dân Việt không dám xâm nhập, để làm mật khu. Ông ta đứng ra đề nghị một ông hoàng tử gốc Raglai, dòng Po Romé, lên ngôi của vương quốc. Ông kêu gọi toàn dân Champa, cả anh em cao nguyên và người Chăm cùng đứng dậy chống lại quân xâm lược Minh Mệnh. Sau khi chiếm đóng khu vực Phan rang, ông cho lệnh tiến đánh khu vực Phú Yên và Bình Ðịnh. Tiếc thay, ông bị tử trận ở làng Hữu Ðức [Phan Rang] vào năm 1835. Phong trào của Ja Thak Wa được coi như là cuộc nổi dậy cuối cùng sau ngày mất nước của vương quốc Champa vào năm 1832.
Sau cái chết của Ja Thak Wa, Minh Mệnh phát động một chính sách vô cùng tàn bạo để trừng trị những ai dính dáng vào cuộc cách mạng này: trưng thu ruộng đất, theo dõi và bắt bớ, tập trung cải tạo và tù đày tối đa, cấm phân phối lương thực, thiêu đốt làng xã cho đến quật cả mồ mã những gia đình theo cách mạng . Sau cùng, để kiểm soát sự tập trung của dân tộc Champa, Minh Mệnh cho lệnh dời hết tất cả làng xã Champa đi chổ khác để thành lập làng xã người Việt. Chương trình dời làng xã người Champa là một chính sách nhằm phá hủy toàn bộ cơ cấu tổ chức cổ truyền của xã hội và gia đình người dân Champa thời đó .họ định diệt chủng một phần hay toàn bộ sắc tộc đáng thương này?Sự diệt vong của Champa có một nguyên nhân chính yếu, đó là vương quốc này đã trở thành một nạn nhân của chính sách Nam Tiến Việt Nam.Nơi giao lưu và triệt hạ lẫn nhau của 3 nền văn hóa lớn:Ấn độ-trung hoa và trung đông Sau ngày diệt vong, vương quốc này chỉ để lại sau lưng mình mốt số di tích lịch sử đã chôn sâu vào lòng đất lạnh, hai cộng đồng nhân chủng xuất thân từ dân tộc Champa thời trước. Cộng đồng đầu tiên gồm vào khoảng 300.000 anh em Tây nguyên ở miền trung Việt Nam. Nhóm thứ hai vào khoảng 100.000 người Chăm ở vùng Phan Rang, Phan Rí,30.000 ở khu vực Châu Ðốc và Tây Ninh,hơn150.000 lánh nạn ở Kampuchea,100000 người ỏ malaysia, indonesia
.Thế rồi qua thời gian thăng trầm của nhiều biến cố lịch sử mà theo nhiều sử gia và học giả phương Tây thì biến cố 2/3/1471 đánh dấu sự giải thể vương quốc Champa và không một biên khảo lịch sử hay niên giám triều đình Champa nào được phổ biến từ sau ngày đó.Tuy nhiên trong thực tế thì sinh hoạt triều chính của các dòng vương tôn Champa vẫn tiếp tục, với một qui mô tuy nhỏ hẹp nhưng không kém phần nghiêm túc.Năm 1832 đánh dấu sự diệt vong toàn diện của vương quốc Champa, nhưng cộng đồng Champa vẫn còn đó: một cộng đồng không vua chúa, không người lãnh đạo.Chính vì thế, tiến trình của xã hội Champa sau ngày mất nước đã đi vào một khúc quanh mới, một khúc quanh mà tôi cùng mọi người, một người con champa,tiền thân Malayo Polynésien mong muốn rằng: hãy bỏ qua đi những xung đột quá khứ,mà hãy học hỏi những gì tốt đẹp trong quá khứ để cùng nhau hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.Trên cõi đời này ai cũng có đôi lần vấp ngã,Những ai vấp ngã thì phải xác định ta vấp ngã vì đường đời hay vấp ngã vì chính vũng lấy ta tạo nên.Ta sinh ra trên cõi đời này điều có anh em, cha mẹ, ông bà, họ hàng,dòng tộc, thủy tổ. Vậy dòng máu ta chảy từ đời này là sự chắc lọc từ bao đời đi trước để ta thừa hưởng cho ngày hôm nay.Dân tộc, thủy tổ, họ hàng, ông bà,cha mẹ đi trước đã hy sinh chống lại vô vàn thiên tai,dịch bệnh ,chiến tranh chính vì sự trường tồn hôm nay của chúng ta.Là thế hệ hôm nay chúng ta phải phát huy tố chất cha ông để lại, gìn giữ,sáng tạo thêm nữa giữ vai trò tiên phong cho dân tộc.


TÓM TẮC CÁC TRIỀU ĐẠI VUA CHAMPA


***Triều đại thứ nhất


-192 - 230 Sri Mara [Khu Liên]


-230-270:???


-270 – 282  [Phạm Hùng ]


- 283 – 336 Phạm Duật


***Triều đại thứ hai


-336 – 349 Phạm Văn


-349- 380:Bhadravarman[ Phạm Phật ]


-380 – 413 DRAMAMAHARAJA [Phạm Hồ Đạt  Fan houta]  


-413- 419 Bhadravarman [Phạm Tu Đạt]


-Gangajai [Địch Châu]


***Triều đại thứ ba


-420 -421:Phạm Dương Mại 1 [fan yang mai]


-421 – 445:Phạm Dương Mại thứ 2 [wen ti]


-Khoảng 455– 472:Phạm Thần Thành hiệu: DEVANIKA


- 484 – 491: Phạm Đang Căng Thuần [ KHMER Cướp ngôi]KIEOU TCHEOU LO


- 491 – 498 Phạm Chư Nông


-502 - 510 Phạm Văn Tẩn Fan wen kuoan


-510 – 514 Detavarman [Phạm Thiên Khởi]


-526 – 527 Vikrantavarman [Bật Tồi Bật Ma - Cao Thức]


***Triều đại thứ tư: thời kỳ quá độ giữa Lâm Ấp và Vương quốc Chăm Pa


-529 – 572 Rudravarman


- 605 – 629 sambhuvarman [Phạm Phan Chí]


- 640 – 645 Kandharpadjarma [Phạm Đầu Lê]


- 645 - ? Bharadharma [Phạm Trấn Long]


-Bhadrecvaravarman


-Kandarpadharma


-Prakacadharma


-663 – 679 Vikrantavarman


- 686 – 731 Vimantavarman II


-749 Rudravarman II


***Triều đại thứ năm: Pânduranga


-khoảng 757-770: Prithivîndravarman


-khoảng 774-780: Satyavarman


-khoảng 793-803: Indravarman


-khoảng 801-817: Harivarman


-khoảng 820-850: Vikrântavarman III


***Triều đại thứ sáu: Bhrigu


- 854-898: Indravarman II


-898-903: Jaya Simhavarman I


-903-905:Jaya Saktivarman


-905-910: Bhadravarman II


-918-  959: Indravarman III [hồi giáo]


-971-982: Paramesvara Varman I [Bê Mị Thuế]


-982: Indravarman IV


-983-986: Lưu Kế Tông [CƯỚP NGÔI]


-988: Indravarman V


***Triều đại thứ bảy: Indrapura


-991-999: Vijaya Shri Harivarman II [Băng vương la Huệ]


-999-1007: Po Alah [Yan Pu Ku Vijaya Shri] [Dương-phổ-cu Bi-trà-xá-lợi].


-khoảng 1010: Harivarman III [ sri harivarmadeva]


-1018-1021: Parasmesvara Varman II


-1021-1030: Vikranta Varman II


-1030-1044: Po-Tik [Jaya Simhavarman II] [sạ đẫu]


***Triều đại thứ tám: Vijaya


-1044-1060: Jaya Paramesvara Varman I [Ứng Ni]


-1060-1061: Bhadra Varman III


-1061-1074: Rudra Varman III [ Chế cũ]


***-Triều đại thứ chín: Sud


-1074-1080: Harivarman IV


-1080-1081: Jaya Indravarman II


-1081-1086: Paramabodhisattva


-1086-1113: Jaya Indravarman II [lên ngôi lần thứ hai]


-1113-1129: Harivarman V


-1139-1145:Po-Sulika [Jaya Indravarman III ]


-1145-1147: Phó vương Harideva [thuộc đế quốc Khmer]


-1147-1166: Jaya Harivarman I [ Chế bi la but]


-1166-1167: Jaya Harivarman II


-1167-1190: Jaya Indravarman IV 


-1190-1191: Surya Jayavarman tại Vijaya


-1191-1192: Jaya Indravarman IV tại Pandurang


-1192-1203: Surya Jayavarman [lên ngôi lần thứ hai]


-1203-1220: Thời kỳ trực thuộc đế quốc khmer


-1220-1252: Jaya Paramesvara Varman II [sri ajiang]


-1252-1257: Jaya Indravarman V


-1257-1285: [Jaya Indravarman VI ]


-1285-1307: Po-Depitathor [Jaya Simhavarman III] [ Chế Mân ]


-1307-1313: Jaya Simhavarman IV [Chế Chí]


-1313-1318: Chế Năng


-1318-1342: Che Anan [Chế A Năng]


-1342-1360:Tra Hoa Bo-De [TRÀ HOA BỒ ĐỀ]


-1360-1390: Po Binasor [Che Bonguar] [ Chế Bồng Nga]


-1390-1400: Simhavarman VI [La Khai tức La Ngai]


-1400-1441: Jaya Indravarman VII [Ngauk Klaung]


-1441-1446: Vijaya [Bí Cai]


-1446-1449: Maha kilai [Ma Ha Quí Lai ]


-1449-1458: Po-Parichanh [Maha-vijaya] [Ma Ha Quí Do]


-1458-1460: Po Kathit [Maha banla tranguyet][Bàn La Trà nguyệt ]


-1460-1471 Po KaPrah [Maha banla tratoan][Bàn La Trà Toàn]


***Thời kỳ suy tàn: 1471-1696: Thời kỳ đất nước bị chia cắt. Triều đại Po là phiên thuộc của Việt nam


-1471-1494- Po Trì Trì Jayavarman Mafoungnan


-1494-1530-Po Kabih


-1530-1536-Po Krut Drak


-1536-1541-Po Maha Sarak


-1541-1553-Po Kunarai


-1553-1579-Po At


-1579-1603-Po Klong Halau


-1603-1613-Po Nit


-1613-1618-Po Chai Paran


-[1618-1622]Po Ehklan


-[1622-1627] Po Klong Menai [Mahataha]


-[1627-1651] Po Rome


-[1651-1653] Po Nraup– Bà Tấm


-[1653-1659]Po Thot


- 1659-1692- Po Sout


- 1693-1728- Po Saktiray daputih Kế Bà Tử


-1696-1728: Po Saktirai da putih


-1728-1730: Po Ganvuh da putih


-1731-1732: Po Thuttirai


-1733-1734: không có vua


-1735-1763: Po Rattirai


-1763-1765: Po Tathun da moh-rai


-1765-1780: Po Tithuntirai da paguh


-1780-1781: Po Tithuntirai da parang


-1782: không có vua


-1783-1786: Chei Krei Brei


-1786-1793: Po Tithun da parang


-1793-1799: Po Lathun da paguh


-1799-1822: Po Chong Chan


-1832: Bị xác nhập hoàn toàn vào việt nam


-1832-1835: Ja Thak Wa [cuộc khởi nghĩa cuối cùng]



C- CHAMPA TRONG MẮT CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO CỔ



Biển champa



Nằm ở vị trí trung độ trên con đường giao lưu quốc tế đông-tây, Trung Quốc với Ấn Độ và xa hơn, tới Địa Trung Hải, Đông Nam Á sớm trở thành một đầu mối mậu dịch hàng hải quốc tế. Từ đầu công nguyên, những con thuyền của cư dân trong vùng, thuyền của người Ấn, người Hoa cùng với nền văn hóa của họ đã thường xuyên qua lại vùng Đông Nam Á. Trên con đường giao lưu đó, Champa chiếm lĩnh một trong những vị trí quan trọng và thuận lợi nhất. Các cảng của Champa đóng vai trò như những cảng cuối cùng trước khi những con thuyền vượt qua vịnh Bắc Bộ vào vùng biển Trung Hoa và là nơi dừng chân đầu tiên khi từ Trung Quốc đến Malacca, Vịnh Thái Lan hay gần hơn là tới vùng hạ lưu châu thổ sông Mê Kông mà 7 thế kỷ đầu công nguyên thuộc vương quốc Phù Nam. Có thể thấy hầu hết các tuyến đường biển đến Trung Hoa hay từ Trung Hoa đi qua Ấn Độ đều rẽ qua các cảng biển Champa. Từ một đầu mối giao thông quan trọng, bờ biển Champa đã sớm trở thành một đầu mối giao thương, nơi trao đổi sản vật và sản phẩm với những thuyền bạn bè qua lại. Champa hùng mạnh nhất vào khoàng năm 800 đến năm 1000. Trong khoảng thời điểm đó, Người Chăm rất nổi tiếng trong việc buôn bán các loại gia vị và tơ lụa với các nước như Trung Quốc, Nusantara [ Indonesia, Malaysia, brunei…ngày nay] và nước Abbasiah ở Baghdad [Bát Đa- xứ 1001 đêm].Vào khoảng năm 800, người Chăm được biết đến với tài đi biển rất gỏi và những thương nhân tài ba. Theo ông  Tan Sri Prof. Emeritus Dr. Ismail Hussein,chủ tịch hội nhà văn Malaysia gọi tắt là [GAPENA] có nói. Vùng biển mà ngày nay được gọi là Biển Nam Trung Quốc thật sự trước kia được gọi là Biển Champa, nó từng là một vùng thương mại và vận chuyển quan trọng của người Chăm. Sự hùng cường về thương mại và vận chuyển của đế chế Champa nhanh chóng được nổi tiếng và rất nhiều người biết đến không chỉ ở Nusantara mà là toàn thể thế giới lúc bấy giờ, dẫn đến vùng biển này được gọi với tên Biển Champa.


 


Người Chăm “có cái nhìn về biển đúng đắn, biết tham dự và dấn thân tích cực vào luồng thương mại quốc tế “, tận dụng những lợi thế đó để phát triển vương quốc của mình thành một cường quốc trong khu vực. Hoạt động thương mại biển đã góp phần quan trọng vào quá trình tồn tại và phát triển của vương quốc Champa trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ X đến thế kỷ XV.Quan hệ thương mại của vương quốc Champa từ nửa cuối thế kỷ X đến thế kỷ XV Trong suốt quá trình phát triển của mình, vương triều Vijaya đã dày công xây dựng các mối quan hệ với các quốc gia vùng hải đảo. Vương quốc Champa ngày càng dự nhập mạnh mẽ vào sự phát triển chung của lịch sử khu vực. Những mối quan hệ được dày công xây dựng, một mặt nhằm củng cố vị thế của Champa đối với lịch sử khu vực, mặt khác tạo ra những tiền đề thuận lợi để Champa mở rộng thương mại và dự nhập ngày càng mạnh mẽ hơn vào nền hải thương khu vực, nhằm bù lấp cho những thiếu hụt của nền kinh tế trong nước.Các vua Chăm rất có ý thức trong việc buôn bán với người nước ngoài, tạo điều kiện lợi dụng và trọng dụng họ. Sau khi Quảng Đông bị phá hủy [758], việc làm ăn với thương nhân người Hoa gặp khó khăn. Trên thực tế, từ 877 đến 951, Champa không có quan hệ bang giao gì với Trung Quốc vì sự hỗn loạn cuối thời Đường. Trong thời gian đó, họ kịp thời mở của làm ăn với thương nhân Hồi giáo Arập đang ngang dọc khắp thế giới Đông-Tây. Khi Quảng Đông được mở cửa lại dưới triều Hậu Chu [951-959] và sau đó là triều Tống [960 –1279], vua Đồng Đường liền xúc tiến lại mối quan hệ giữa hai nước thông qua những nhà buôn Hồi giáo ở Panduranga. Người Hồi giáo là những người quản lý của khu buôn bán ở Panduranga. Những thương nhân Hồi giáo này đã có những liên hệ mật thiết với Vương triều Champa, được tiếp xúc thường xuyên với vua Chăm và được vua Chăm trọng dụng. Những bằng chứng mà P.Y.Manguin [1979] đã đưa ra cho thấy, trong những người thuộc đoàn sứ giả Champa sang Trung Quốc vào năm 951 và những năm sau đó, có người mang tên bắt đầu bằng chữ Pu hay Bu biến âm từ chữ Arập Abu. Năm 958, người đại diện chính thức của vua Champa là người Hồi giáo có tên là Abu Hasan [P’s Ho San ]. Ông đã thay mặt vua Chăm là Indravarman III [917-960] tặng hoàng đế Trung Hoa nước hoa hồng, cây đèn “ngọn lửa Hy Lạp “ và những viên đá quý. Năm 961, Abu Hasan trở lại Trung Hoa mang theo thư của vị vua mới là Java Indravarman I, kèm theo những tặng phẩm được liệt kê ra như gỗ trầm, ngà voi, vải lụa... và đặc biệt có 20 hũ Arập. Tất cả những tặng phẩm trên có những thứ là của Champa, nhưng nhiều tặng phẩm như “nước hoa hồng“, ”đèn Hy Lạp “ là hàng của Arập thì chắc chắn là sản phẩm thương mại được các thương nhân Hồi giáo Arập đem đến trao đổi ở các cảng Chăm. Đó đều là những sản phẩm thương mại có được từ các thương cảng của Champa .Về những mặt hàng buôn bán xuất khẩu của Champa trong thời kỳ này, chúng ta có thể tham khảo các loại hàng hóa đã được trao đổi và mua bán tại cảng -thị Hội An và các cảng–thị khác ở miền Trung như Thanh Hà [Thừa Thiên- Huế ], Nước Mặn, Thị Nại [Bình Định ]... trong các thế kỷ XVII-XVIII; vì sự phồn vinh của các cảng–thị này đương thời có thể được xem như sự tái sinh của các cảng - thị Champa vào những thế kỷ trước đó. Về các loại sản vật ở miền Trung Việt Nam vào thế kỷ XVI có thể tham khảo trong Ô Châu Cận Lục : “... ngà voi, sừng tê, trầm hương, bạch ngọc hương, tô nhủ hương, biện hương, thổ cẩm trắng, thổ cẩm xanh, da trâu, nhựa thông, sừng trâu, da hươu, nhung nai, da hươu cái, lông đuôi chim công. Lông đuôi chim trĩ, hồ tiêu, mật ong, sáp vàng, dây mây ...” .Những loại sản vật này, mà phần lớn đều là lâm sản nên có thể được xem là những đặc sản của Champa vào những thế kỷ trước đó, được thu nhập bởi cư dân miền ngược rồi đem trao đổi với cư dân miền xuôi. Điều đó cho thấy mối liên hệ khá chặt chẽ giữa các vương triều Champa với các tộc người miền núi mà sợi dây liên kết có lẽ là những dòng sông chảy từ thượng nguồn ra biển rất phổ biến ở miền Trung Việt Nam. Việc giữ mối liên hệ bền chặt và lâu dài giữa các vương triều Champa với các tộc người miền núi đảm bảo cho vương quốc Champa có thể duy trì được một sự cân bằng tương đối trong việc phát triển kinh tế, giữa kinh tế biển, kinh tế nông nghiệp và kinh tế lâm nghiệp. Điều này còn có ý nghĩa hơn nữa khi chúng có thể đảm bảo những sản phẩm thương mại cho vương quốc Champa, để Champa có thể duy trì những mối quan hệ thương mại, buôn bán với các quốc gia trong khu vực.Các nhà nghiên cứu đã giải thích hệ thống chính trị - kinh tế của vương quốc Champa theo một mô hình được gọi “hệ thống trao đổi ven sông“. Theo mô hình này, ”hệ thống trao đổi ven sông“, có một vùng duyên hải để làm cơ sở cho một trung tâm thương mại, thường tọa lạc ở một cửa sông. Đây cũng là trung tâm giao dịch hải thương quốc tế và là điểm kết nối giữa các của sông khác của các vùng lân cận. Cũng có những trung tâm thượng nguồn, đó là những điểm tập trung ban đầu của các nguồn hàng có nguồn gốc từ những nơi ở xa sông nước. Những nguồn hàng này được sản xuất ở các vùng mà các dân cư sống trong các bản làng ở miền thượng du hoặc thượng nguồn không họp chợ. Sau đó nguồn hàng này được tập kết về các trung tâm ở ven biển.Mỗi Mandala có riêng một hệ thống trao đổi ven sông như vậy.Biên niên sử Trung Quốc từ thời kỳ Bắc Tống [960-1127] đã chỉ ra rằng vào cuối thế kỷ X đã hình thành những tuyến đường biển nối liền những địa điểm cư trú vùng biển ở quần đảo Phi-lip-pin, bờ biển Bắc của Đảo Borneo và Champa. Tống sử cho biết rằng vào năm 977, nhà cầm quyền Brunei đã gửi quà biếu đến đế chế Trung Hoa và sứ giả của phái đoàn thông báo với triều đình của đế chế rằng May-i [đảo Midoro] cách Borneo một khoảng 30 ngày đi thuyền. Năm 1003, phái đoàn được ghi lại sớm nhất mang quà biếu của Phi-lip-pin đi đến Trung Quốc từ Butuan. Tống sử mô tả chính thể này ở đông bắc Mindanao như là “một đất nước nhỏ trong biển ở phía Đông của Champa, xa hơn May-i, có quan hệ thường xuyên với Champa nhưng rất hiếm khi với Trung Quốc. Nhiều thế kỷ sau, hàng hóa thương mại được chuyên chở từ miền Trung Việt Nam dọc theo tuyến phía Bắc của Borneo, như được chứng minh bởi lô hàng trên con tàu Pandanan, ở phía Tây Nam Phi-lip-pin.Chúng ta không tìm ra được những bằng chứng về mối quan hệ trực tiếp giữa Phi-lip-pin và Trung Quốc, ít ra cho đến đầu nhà Minh. Nhưng với Champa thì thường xuyên và khá độc đáo. Dường như Champa đã đóng vai trò độc quyền trong quan hệ với Phi-lip-pin một thời gian dài [từ trước thế kỷ X đến XIII ]. Do đó, thương mại và cống nạp của Phi-lip-pin đến được Trung Quốc là thông qua Champa. ”Con đường của đồ gốm thương mại Quảng Đông có lẽ từ Trung Quốc tới Champa và rồi tới Butuan”. Champa đóng vai trò trung gian là trạm trung chuyển đồ gốm giữa Trung Quốc với những miền định cư ở rìa phía Đông của biển Nam Trung Quốc như Ma-i, đảo Borneo và BuTuan. William Scott cũng đã đưa ra những cứ liệu lịch sử để minh chứng cho nhận xét của Peter Burns và Roxanna Brown, trên cơ sở những ghi chép của Tống Sử: “Đoàn triều cống đầu tiên đến Trung Quốc dường như đi từ Buutan ngày 17-3-1001”. Năm 1007, Butuan thỉnh cầu với Hoàng đế Trung Hoa để được nhận một vị trí tương tự như Champa, nhưng lời thỉnh cầu bị từ chối với lý do là Butuan ở dưới trướng Champa. Chỉ vào khoảng thế kỷ XIII thì con đường liên hệ trực tiếp LuZon và Fujian mới trở nên phổ biến, trước đó tất cả các việc buôn bán với Trung Quốc đều đi bằng con đường của Champa. Nhiều khả năng, những con thuyền chạy trên vùng biển Butuan-Champa là thuyền của Champa, bởi trong thời kỳ này nghề đóng thuyền và đi biển của Champa đã rất phát triển và thủy thủ Champa là những người dày dạn kinh nghiệm. Chămpa đã lợi dụng vị trí trung gian của mình giữa Phi-lip-pin và Trung Hoa để xúc tiến những hoạt động thương mại.Biển Champa có thể được xem là “sân chơi” của các tộc người Malayo Polynésien. Dấu vết của sự kiện này vẫn được tìm thấy ở những vùng đất đai mà ngay nay người Mã Lai vẫn đang nấm quyền sở hữu, cụ thể là tiểu bang Kelantan của Malaysia. Sự nổi tiếng về thông thương qua lại giữa Champa và Malaysia lúc bấy giờ mạnh đến nổi khiến vùng đất này [bang Kelantan] được gọi là “ nơi dừng chân của Chepa”. “ Chepa” ở đây là Champa phát âm theo giọng địa phương của người Kelantan-Pattani. Vua Trà Hoa Bồ Đê [1342-1360] Ông thuộc vương triều thứ 12,Triều đại thứ 9,đóng đô ở thành Vijaya[Đồ bàn,bình định].Ông chủ trương xây dựng kinh tế, hòa hoãn với đại việt và khmer.Vương quốc ông trị vì trải dài từ dãy hoàng liên sơn phía bắc ,nam giáp đến Đồng nai ngày nay.Đông giáp biển cham pa[biển đông], tây giáp tây lào.Kinh tế phát triển dựa vào nguồn đánh bắt thủy sản,nền nông nghiệp trồng lúa nước[ giống lúa chiêm:ngắn ngày, chịu hạn,trồng 2 vụ/1 năm nổi tiếng đông nam á,]sản suất gốm sứ sa huỳnh,điêu khắc,công nghiệp sx đồng, đồng thau phát triển rực rỡ,đội tàu thuyền hùng mạnh,quản lí một vùng biển chăm pa[biển đông]rộng lớn 3.500.000km2, cung cấp hàng hóa cho một vùng rông lớn Đông á,ấn độ dương và ba tư,nổi tiếng với trầm hương, ngà voi,hồ tiêu, thổ cẫm, yến sào, đồ mồi và ngọc trai Xuất khẩu.Đội tượng binh hằng ngàn voi trận thiện chiến đánh lui các cuộc xâm lược của khmer và đại việt xâm lấn bờ cõi[Majumdar 1985: III, 4-8; 21-26].Cũng như phần lớn các quốc gia Đông Nam Á khác trong lịch sử, Champa  đã chủ động dự nhập mạnh mẽ vào hệ thống thương mại khu vực để bù lấp những thiếu hụt của nền kinh tế nước mình, biến tiềm năng kinh tế bên ngoài thành bộ phận kinh tế quan trọng của mình. Có thể thấy rằng Champa có những  mặt hàng có giá trị, đáp ứng được nhu cầu của các thị trường Trung Quốc và Tây Á. Champa với các thế mạnh của mình về vị trí địa lý,đội tàu thuyền hùng hậu, cũng như những mặt hàng thương mại có giá trị, không những đã trở thành một trạm trung chuyển hàng hóa [Entrepôt]cho các thị trường lớn trên thế giới, mà còn là nguồn cung cấp hàng hóa quan trọng cho nền thương mại khu vực và thế giới.Hoạt động thương mại thực sự trở thành một thế mạnh và là nền tảng cho toàn bộ nền kinh tế Champa. Một nguồn hàng bí mật mà người Chăm thu mua từ Butuan [Phi-lip-pin] suốt nhiều thế kỷ mà các thương nhân Trung Hoa không hề hay biết. Vương quốc Champa đã có thể giấu Trung Quốc vị trí chính xác của Butuan. Champa muốn giữ bí mật vì đây là nơi sản xuất vàng có quy mô lớn và rất quan trọng. Những cuộc khai quật ở Butuan đưa ra được những bằng chứng về việc sản xuất vàng trên quy mô lớn, cả vàng thường và vàng thau, đã cho phép chúng ta thấy Champa là một nguồn vàng bí mật mà Trung Quốc không biết. Những mối liên hệ và quan hệ thương mại giữa Champa và Butuan chắc chắn đã có trước ít nhất là từ thế kỷ X.Với việc khai thác tối đa những nguồn lợi vốn là thế mạnh của mình, cùng với việc dự nhập mạnh mẽ vào luồng thương mại khu vực và quốc tế, Champa trong một thời gian dài trở thành một cường quốc thương mại trong khu vực, đóng vai trò là một trung tâm liên vùng – trung tâm thu gom và phân phối hàng hóa với chức năng trung chuyển giữa trung tâm liên thế giới với các vùng nam Á, Tây á, trung đông một thời huy hoàng. Có lẽ chúng ta hãy nên trả lịch sử về cho lịch sử “ Biển champa”. Và những đứa con Melayo-polynesian[cụ thể là sắc dân Chăm]luôn tự hào về tên gọi này .


Gốm sứ và tháp champa -Vijaya [Bình định] từ thế kỷ X-XV



Từ đỉnh núi MAHA giáp ranh giữa xã nhơn thành và phù cát[ bình định], nhìn xuống về hướng tây, ta như thấy ẩn hiện đâu đó thành cổ Đồ Bàn trong nắng hoàng hôn.Dòng sông kôn lưỡng lề uống quanh những cánh đồng lúa xanh rờn.Phía bắc thành đồ bàn là tháp Phú lốc, phía tây thành là tháp cánh tiên và phía nam xa xa là tháp bánh ít.[Phía đông thành có lăng Võ Tánh và Ngô Tùng châu.] Gần chân thành này có 2 con voi đá và 2 con sư tử đá đang trầm mặc với thời gian.


Đây, điện các huy hoàng trong ánh nắng
Những đền đài tuyệt mỹ dưới trời xanh
Đây, chiến thuyền nằm mơ trên sông lặng
Bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành


Gốm Champa,mà đỉnh cao là gốm Bình Định thế kỷ X- XV, ngay từ dáng vẻ độc đáo, sắc men thâm trầm của nó đã chứa đựng ẩn ngữ của tâm hồn, là một lời mời gọi, hướng vọng đến những kẻ tha nhân cất bước, sống trọn một hành trình,hướng vọng của những linh hồn đồng điệu.Vậy mà phần hồn rất đỗi thân thương ấy, từ lâu nay, đã chẳng được các bậc thức giả chú ý. Cứ nghĩ đến nền nghệ thuật Champa, người ta nghĩ ngay đến những đền tháp [kalan] nguy nga, huyền diệu còn sót lại đó đây hay chỉ là phế tích chìm sâu trong lòng đất từ Ngũ Quảng đến Bình Thuận, đến những đường nét chạm khắc “ thần thái nguyên sơ lung linh từng khuôn mặt, lửa bật ra từ những khối săn dòn” [Trần Kỳ Phương]. Gốm Champa, mộc mạc mà thô phác, suốt mấy thế kỷ, lặng lẽ và im lìm trong lòng đất hay lưu lạc đến những xứ miền xa xôi nào đó, trong tấm lòng trân trọng mà vẫn còn là bí mật, kể từ nguồn gốc, đối với các sưu tập gia thế giới. Có một phần linh hồn Chàm ẩn khuất trong từng dáng gốm, màu men, nét vẽ, có một phần của đất và nước “ xứ trầm hương” hóa thân thành những tác phẩm nghệ thuật, mang tải linh hồn của một dân tộc.Nếu có nhắc đến gốm Champa, người ta lại chỉ nghĩ đến truyền thống nung ngoài trời với lò di động hay kiểu nung chấy củi ở ngoài trời, những sản phẩm thô không men thời tiền Vijaya hay tận bây giờ còn thấy ở Bàu Trúc [Bình Thuận], để rồi từ đó, có người đâm ra nghi ngờ chủ nhân Champa của những lò gốm ở Bình Định thế kỷ X- XV.Gốm Champa giai đoạn Bình Định thế kỷ X- XV, sẽ còn là bí mật nếu không có những hoạt động tích cực, những ghi nhận đầu tiên của các nhà khảo cổ học miền Nam lúc đó [nhóm Nguyễn Bá Lăng, Nghiêm Thẩm... thuộc Viện Khảo cổ học Sài Gòn] vào đầu thập kỷ 70 và tiếng nói khẳng định nguồn gốc Chăm của nó trong luận văn “ Giám định niên đại gốm Đông Nam Á [The ceramics of South- East Asia- their dating and indentification] mười năm sau đó của Roxana Brown. Nhưng những phát hiện đó cũng nhanh chóng đi vào quên lãng. Phải đến thập kỷ 90, với những cuộc khai quật khảo cổ học tiến hành ở Bình Định các nhà khảo cổ học trong nước và sau đó, với sự hợp tác của các đồng nghiệp Nhật Bản, đã tiến hành đào thám sát rồi khai quật khu Gò Sành, phát hiện thấy lò gốm ở đây thì vấn đề nguồn gốc và chủ nhân Chăm của chúng mới được khẳng định chắc chắn. Từ đây, những ẩn ngữ của gốm - một trạng thái của linh hồn Chàm mới cất tiếng:


Đây, những tháp gầy mòn vì mong đợi
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian
Những sông vắng lê mình trong bóng tối
Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than


 Đây những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn
Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi
Những rừng thẳm bóng chiều lan hỗn độn
Lừng lửng đưa nơi rộn rã tiếng từ quy Đây chiến địa đôi bên giao trận
Muôn cộ hồn tử sĩ thét gầm vang
Máu Chàm cuộn tháng ngày niềm uất hận
Xương Chàm tuôn rào rạo nỗi căm hờn
Gốm Champa giai đoạn này phát triển cực thịnh, song trùng với bước thiên di lớn của dân tộc Champa, cất bước từ đô thành Trà Kiệu, theo tiếng gọi “ hướng vào Nam”, đóng đô mới trên mảnh đất Bình Định “ không đồng khô cỏ cháy, năm dòng sông chảy, sáu dãy non cao, biển Đông sóng vỗ rạt rào” [ca dao], mở ra một giai đoạn cực thịnh, thấm đẫm vinh quang và nước mắt của cả một dân tộc. Một trăm năm chinh chiến với Khmer để giành độc lập dân tộc, cuộc kháng chiến hợp lực với Đại Việt để chống quân xâm lược Nguyên Mông, và sự bành trướng của đại việt... Từ những thế kỷ đau thương, từ cuộc sống thấm đẫm vinh quang và tủi nhục, thăng hoa lên thành nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc phong cách Bình Định [tháp Mẫm]. Để rồi đến cuối thời kỳ Vijaya, khi đã giành được độc lập dân tộc, khi vương quốc Champa đã dần dần thịnh trị và phát triển toàn diện về mọi mặt, các mối quan hệ bang giao trong và ngoài khu vực đã mở ra, trên cơ sở sự cần cù và khéo léo của bàn tay người thợ Chăm, gốm Champa đột biến, đạt được thành tựu quan trọng, từ ứng dụng vươn lên thành nghệ thuật.Một giai đoạn cực thịnh của gốm Champa, vào nửa sau thời kỳ Vijaya, mới được khám phá. Dẫu cho đến nay, đã và đang có những ý kiến nghi ngờ về chủ nhân Champa của những lò gốm này, sự nghi ngờ chỉ căn cứ đơn thuần vào một số nét khác biệt có tính tìm tòi so với bản sắc văn hóa gốm sứ của người Champa. Những sản phẩm có xương gốm đục xám với màu men đơn sắc hay đa săc ấy, một mặt cho ta thấy, đã kế thừa truyền thống gốm Sa Huỳnh vào khoảng thế kỷ V trước công nguyên, đã được phủ một lớp men chì nhẹ lửa tuy chưa bóng, cũng như gốm Champa giai đoạn trước mà các cuộc khai quật, chẳng hạn ở Trà Kiệu, đã tìm ra đặc trưng của nó... Sự kế thừa đó, thể hiện qua một số điểm về kỷ thuật, tạo dáng và trang trí cũng như loại hình đặc trưng Champa. Mặt khác có sự phát triển vượt bậc về kỹ thuật là kết quả của những ảnh hưởng từ các trung tâm gốm khác [mà các sản phẩm của chúng đã được tìm thấy ở nhiều địa điểm khảo cổ trên đất Chăm xưa] cũng như sự sáng tạo về nghệ thuật của chính các thế hệ nghệ nhân Champa xưa.Con sông Kôn uốn quanh đồng bằng Bình Định như chiếc cầu nối liền các trung tâm sản xuất gốm: Trường Cửu [Nhân Hòa- An Nhơn], Lệ Nghi [Nhân Mỹ- An Nhơn], Gò Sành [Nhân Hòa- An Nhơn], Cây Ké và Gò Hời [Tây Vinh- Tây Sơn] với vùng nguyên liệu và tiêu thụ thông qua thương cảng Thị Nại, vươn dài trong và ngoài phạm vi “ xứ Trầm Hương”. Một trong những nét độc đáo của gốm Chăm là dù đã dùng đất sét trắng [kaolin] có sẵn trong khu vực làm nguyên liệu, nhưng dường như quá e ngại với sắc trắng không màu vô bản sắc và vô tình ấy, người thợ Chăm đã pha thêm đất sét đỏ, bã thực vật và cát với tỉ lệ thích hợp vừa tạo độ sâu cho sắc gốm, vừa tăng độ bền cho sản phẩm. Những sản phẩm gốm ấy, được nghệ nhân Chăm tạo tác qua bàn tay sử dụng thành thạo bàn xoay, làm cho gốm có độ mịn cao, độ dày của xương gốm đều, dáng rất cân xứng, sự hòa điệu của sắc men thâm trầm, dáng gốm thô mộc mà thanh nhã đã tạo dáng vẻ kỳ diệu. Cộng thêm vào đó là men, những sắc men đa dạng với nhiều sắc độ: men xanh nhạt, xanh xám, xanh xám đậm, xanh phớt xám, vàng nhạt, vàng nâu, vàng chanh, nâu sẫm, nâu nhạt, đen xám, đen sẫm, đen nhạt, trắng ngà, trắng đục, trắng sữa. Men được phủ lên, đơn sắc hay đa sắc, đâu chỉ ở các sản phẩm gốm dân dụng mà cả ở một số vật liêu kiến trúc bằng gốm sứ. Trên cơ sở sự đa dạng về loại hình và kích cỡ, bàn tay tài hoa của người thợ Chăm thao tác với bình, lọ, chậu, ấm, nồi, chén, bát, đĩa, cốc... những tác phẩm mỹ thuật như tượng, phù điêu trang trí và cả ở vật liệu xây dựng. Họ vẽ chìm lên xương gốm rồi phủ men lên đó. Những nét vẽ mảnh mai, phóng khoáng, dù là vạch vào thân gốm hay múa bút trên men, một lớp men dày, đều và màu không ổn định đã tạo ra một dáng vẻ độc đáo riêng. Các dạng đề tài trang trí khá đơn giản gồm hoa văn sóng nước, hoa lá, cánh sen, hoa cúc, hoa dây, một số hình ảnh rồng, chim, thú, mặt kala, maraka, tạo cho gốm một phong cách Chăm đậm đà. Riêng tai Gò Sành, kiểu hoa văn in khuôn, trên nền men đơn sắc với hai màu chủ đạo là xanh ngọc ngả xám và vàng cháy phổ biến hơn, không có gì độc đáo hơn sự pha màu tự nhiên của sắc men và xương gốm, của tạo dáng và trang trí. Tất cả, tạo thành dáng vẻ, vừa lạ lẫm, vừa gần gũi,thô mộc mà ấm áp, chứa đầy bí ẩn tự một cõi linhchỉ có thể cảm nhận và khám phá.Gốm, đó là nghệ thuật chơi với lửa. Lửa thăng hoa đất thành linh hồn. Những lò nung gốm Champa độc đáo đã được khám phá, cho thấy có khác biệt với lò rồng [phía Bắc]. Điều dễ thấy là lò hình ống được xây dựng rất lớn cho phép nung được nhiều sản phẩm. Tường lò dày, có tác dụng giữ nhiệt cao, làm bằng nguyên liệu tại chỗ. Các hệ thống cửa đốt, cửa tiếp lửa, hệ thống thóa khí và thông gió đã được hoàn chỉnh. Những yếu tố có tính kỹ thuật này cho phép tạo ra những sản phẩm gốm đạt chất lượng cao, độ cứng tốt. Tại lò Cây Mận đã phát hiện một kiểu đốt lửa độc đáo: lửa đốt từ bầu lò, dẫn qua ống, phả lên trần lò, có khả năng giữ nhiệt đều, ít gây bụi bám cho sản phẩm. Kĩ thuật vốn vô hồn, nhưng ở đây, kĩ thuật đã thăng hoa cho nghệ thuật. Qua lửa ẩn hiện cả một thế giới hồn của đất và nước champa.Đặt gốm Chăm-pa ở Bình Định thế kỷ XIV- XV vào lịch sử chung của truyền thống gốm Chăm-pa cho thấy đây là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất và được công nhận về giá trị không thua kém các trung tâm khác đương thời. Dấu tích gốm Bình Định tìm thấy ở malaysia ,philippin ,indosia Trung Cận Đông... đã chứng minh cho sự công nhận ấy. Việc khẳng định chủ nhân Chăm cho các trung tâm sản xuất gốm này là có cơ sở, căn cứ vào sự khu biệt giữa lò ở đây và lò phía Bắc, kiểu dáng, men và kĩ thuật trang trí mang rõ đặc trưng Chăm, trong đó có một số sản phẩm thuần Chăm. Tuy nhiên, khi mà vào thế kỷ X- XV, với sự giao lưu mạnh mẽ về kinh tế và văn hóa trong và ngoài khu vực, chắc chắn gốm Champa có chịu ảnh hưởng của các trung tâm khác như gốm Sungkalok [Sukhothai- Thái Lan], đặc biệt là ảnh hưởng của kĩ thuật gốm men nâu phía Bắc Việt Nam. Sự hỗ tương văn hóa bao giờ cũng tạo ra những điều kỳ diệu.Nhìn những sản phẩm gốm thô phác, giản dị như chính hơi thở của trời và biển, ta chìm đi trong vẻ đẹp nguyên sơ của đất và lửa, của sự kết hợp tính vật chất và trừu tượng, của những nét chạm khắc ẩn chứa sức sống di truyền của cả một dân tộc. Đó là vẻ đẹp độc đáo, khác với cái cầu kỳ, sang trọng của gốm sứ Tàu, khu biệt với vẻ giản dị, chắc khoẻ, phóng khoáng, đầy chất dân dã của gốm Việt. Những sản phẩm có xương gốm nặng đục, dày ẩn qua một màu men tiến dần đến đơn sắc, u trầm như một điệu Nam ai hơi oán, mang trong nó màu của cỏ cây, của đất và nước, của những con người Chăm-pa trầm nhã mà cuồng say ẩn chứa. Cái đẹp khỏe khoắn, cuồng say ấy, họ đã phổ vào trong điêu khắc, trong những vũ điệu Chàm mang “ tiết tấu biển cả” [chữ của GS Cao Xuân Phổ], một trong ba yếu tố chính hợp thành truyền thống Đông Sơn. Đặc biệt đến thời kỳ Vijaya, những ngọn tháp Chăm ngự trên đỉnh đồi, thu mình trong ngôn ngữ của hình khối, vươn mình lên thành những mũi giáo, những nét vươn cao của các tầng diềm mái, như chính là sự khẳng định bản lĩnh của dân tộc mình. Còn nét trầm nhã- u buồn của linh hồn Chàm, họ đã biểu hiện qua gốm mà mỗi sản phẩm là một thế giới bí mật của những giấc mơ về cái đẹp mà chỉ những ai biết lắng lòng mình lại trước thường tại của cuộc đời, để cả đời mình hòa điệu mới có căn duyên để lắng nghe ẩn ngữ của gốm, tiếng nói của một mảnh linh hồn Chàm. Không chỉ là tiếng vọng của quá khứ mà chính là hiện tồn trong thực tại, bởi gốm Champa đã đi trọn một hành trình từ đất qua lửa, được thổi tâm hồn bằng bàn tay của người nghệ nhân Chàm vô danh. Gốm cất bước vào đời như một tiếng nói vượt thắng qua không gian và thời gian, qua những biên giới hữu hạn của cuộc đời. Gốm Champa đẹp, cái đẹp nguyên sơ và giản dị như đất, như chính những linh hồn Chàm thâm trầm mà dâng trào một sức sống mãnh liệt qua nắng và gió để dựng xây một trong những nền văn minh rực rỡ nhất Đông Nam Á.Từ gốm và qua gốm cho thấy ở giai đoạn Vijaya, người Chăm đã tiếp cận đến đỉnh cao trong sáng tạo nghệ thuật, trình độ thưởng thức và sáng tạo những giá trị văn hóa. Bởi vậy, bên cạnh vẻ đẹp rực rỡ của phong cách Tháp Mẫm với ngôn ngữ hình khối chắc khỏe trong kiến trúc, vẻ chững chạc, gân guốc trong điêu khắc đạt đến đỉnh cao vào nửa đầu giai đoạn Vijaya, thì gốm và những trung tâm sản xuất gốm ở Bình Định thế kỷ X- XV, đỉnh cao của nghệ thuật gốm Champa cũng phải được xem như một thành tựu của nghệ thuật Chăm, hợp thành phong cách Bình Định độc đáo của thời kỳ nghệ thuật đẳng trung [art secondaire] trong nền nghệ thuật Chàm, đáng lưu tâm, sưu tập, bảo tồn và nghiên cứu. Giá trị của chúng cùng với những đền tháp “ lở lói với thời gian” sừng sững trong ánh chiều tà Bình Định, là một phần cuộc sống của dân tộc Chăm còn hiển hiện và nó “ sẽ mãi mãi là một trong những cái cao quí nhất mà nhân loại đã tưởng tượng ra để được tha thứ cho cái tội đã lỡ sinh trên kiếp trần này”.Hiện có 14 công trình kiến trúc tập trung tại 8 địa danh như: Bánh Ít; Dương Long; Hưng Thạnh; Cánh Tiên; Phú Lốc; Phú Thiện; Bình Lâm và Hòn Chuông. Ngoài ra còn có 4 tòa thành cổ gồm Thị Nại, Đồ Bàn, Nhơn  Thành, Uất Trì và hàng loạt các tác phẩm điêu khắc, những phế tích của tháp Champa như giếng cổ hình vuông; rắn Naga; trụ văn bia; tượng thần điểu Garuda; phù điêu Lăng Ông; tượng tu sĩ; khu mộ cổ,đều được phát hiện tại Bình Định. Trong tất cả các cổ vật phát hiện được, đáng chú ý là di vật tượng tu sĩ ở chùa Linh Sơn, thuộc thôn Hải Giang, xã Nhơn Hải, Tp. Quy Nhơn. Những cư dân ở đây trong lúc đang canh tác đã phát hiện bức tượng chôn sâu dưới lòng đất và đã đào lên đem hiến cho chùa. Dân địa phương gọi là chùa “Phật lồi”. Ở Quy Nhơn hiện vẫn còn dấu vết các lăng mộ cổ của người Champa tại xã đảo Nhơn Châu. Lịch sử Champa từ thời hoàng kim đến lúc suy vong đã trải dài trên 2000 năm đã lưu lại cho hậu thế hàng chục ngôi cổ tháp với những kiểu kiến trúc, chạm trỗ độc đáo, bí hiểm.Ở khu vực duyên hải miền Trg hiện có trên 19 khu tháp với hơn 40 ngôi thấp cổ lớn nhỏ.Huyền thoại về con tàu chở kho báu Champa??? Ch. Lemire đã mô tả các tháp cổ Champa được phân bố ở tỉnh Bình Định trong tác phẩm “Les Tours Kiames de la Province de Binh Dinh” [Sài Gòn 1980] như sau: “Trong các tháp có các tượng, rất có thể chúng bằng vàng hoặc bằng bạc, có mắt bằng ngọc và răng bằng kim cương. Chúng đã bị lấy mất ngay từ đầu. Những tượng bằng đá có thể bị lấy đi ngay sau đó. Người ta đã đào các bức tượng để bóc gỡ các tranh thánh đã được gắn vào đó. Các tháp Bạc [người Việt Nam quen gọi là tháp Bánh Ít] phô bày hàng loạt công trình đáng lưu ý, phần lớn các tượng đều bằng vàng hoặc bằng đá thếp vàng. Tượng cuối cùng che vòm đã được mang sang Pháp năm 1886. Gần 80 tấn đá chạm được dành cho Bảo tàng Lyon đã được tàu Mêkông chuyển về Pháp dưới sự coi sóc của Tiến sĩ Maurice. Tàu Mêkông bị đắm ở Hồng Hải và những người Somalis tưởng rằng đã tìm thấy kho báu nên đã đem vào bờ một số lớn những hòm nặng này, nhưng họ chỉ tìm thấy đá và đá…”Bức màn bí mật bao quanh số phận của con tàu Mêkông đã thách đố các nhà khoa học, giới săn lùng cổ vật và cả những kẻ hiếu kỳ hơn 100 năm. Trong số những người tìm cách sở hữu kho báu trên tàu Mêkông có giáo sư Robert Stenout [Pháp] và sau hơn 30 năm mày mò nghiên cứu ở hàng trăm thư viện, sở lưu trữ văn khố, các hải cảng, nhiều hãng tàu biển… Đến tháng 10.1995, R.Stenout đã khoanh vùng một cách chính xác vị trí mà tàu Mêkông bị đắm tại mũi Guadaqui ở biển Hồng Hải. Theo R.Stenout, Mêkông là một con tàu lớn được thiết kế với hai chức năng chở khách và chở hàng nhưng điều này không làm ảnh hưởng đến sự thanh nhã của nó. Những năm đầu thế kỷ, do còn hạn chế về kỹ thuật, hành trình Đông Dương-Pháp là một hành trình dài, mất nhiều ngày, nên Mêkông được xây dựng, bài trí hoàn hảo, sang trọng và nguy nga như một cung điện di động trên mặt biển. Chuyến tàu viễn dương định mệnh của tàu Mêkông vào năm 1906 chở theo 180 sĩ quan thủy thủ, 66 hành khách cùng với rất nhiều tấn cổ vật bằng và và một khoang bí mật chứa đầy hàng mà theo khảo sát ban đầu của đội thợ lặn thuộc tàu Scorpio do thuyền trưởng Campell chỉ huy [tàu Scorpio là con tàu mà Stenout sử dụng trong cuộc khai quật của mình] thì hàng trăm nghìn thoi vàng có trong khoang hàng bí mật này như huyền thoại về Mêkông đã lan truyền là có thật.Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi định vị được tàu Mêkông và kho báu bí mật thì nước có chủ quyền trên vùng lãnh hải mà tàu Mêkông bị đắm đã xảy ra một cuộc nội chiến khốc liệt, việc thu hồi kho báu trên tàu Mêkông đành dừng lại…kho báu mà tàu Mêkông có n/vđưa về Pháp chủ yếu được thu gom trên khu vực Vijaya từ Q.Nam đến B.Thuận và chắc chắn đây chưa phải là kho báu duy nhất của Champa.Theo một truyền thuyết thì trên chóp đỉnh của Tháp Đôi, cụm tháp gồm hai chiếc nằm ở TP. Quy nhơn có 2 quả cầu lớn làm bằng vàng ròng. Cả hai khối vàng này đã bị các thủy thủ người da trắng của một chiếc tàu châu Âu đến cướp đoạt và mang xuống tàu sau một cuộc tấn công chớp nhoáng. Người Champa cổ không quá đề cao giá trị của vàng và sử dụng chúng với khối lượng lớn một cách khá phổ biến trong các công trình kiến trúc đền tháp của mình. Có thể lý giải rằng đó là do dân tộc này được tạo hóa ưu đãi quyền sở hữu nhiều mỏ vàng có trữ lượng phong phú. Vàng được đem đi đúc tượng thần để thờ, đúc phù điêu và dát lên các tượng thờ để trang trí… Truyền thuyết cũng cho biết rằng người Champa sau khi dựng tượng vàng ở các đền tháp thường quét lên thân tượng một lớp sơn đặc chế. Kho báu Champa được nhắc đến từ khá lâu bởi các nhà khoa học Pháp. Kho báu cuối cùng, nơi lưu giữ những gì còn lại của Vương triều Champa đã được đề cập trong tác phẩm Un Royaume Disparu – Les Chams et Leur Art-1923 [Pháp]. Sự giàu có đầy bí ẩn của Vương quốc Champa có thể đúng như các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố. Nhưng ngay cả khi sự thật không phải là như thế thì với việc thừa hưởng 14 quần thể tháp Champa cổ còn lại đến nay, có thể khẳng định rằng – Bình Định đang sở hữu một phần kho báu của nhân loại. Ngàn năm còn một chút này…Ở Tp. Quy Nhơn có 2 ngọn tháp đứng kề nhau, dân gian gọi là Tháp Đôi. Các tư liệu xưa còn ghi chép Tháp Đôi là tháp Hưng Thạnh. Vào ngày 10.7.1980, Tháp Đôi được nhà nước xếp hạng vào danh mục những di tích lịch sử-văn hóa quốc gia. Tháp Đôi được tiến hành trùng tu đầu tiên ở Bình Định và được các nhà nghiên cứu xếp vào loại di sản độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Champa. So với các ngọn tháp khác trong tỉnh, trong vùng Tháp Đôi không hề giống bất kỳ một ngôi tháp cổ nào hiện có. Thế nhưng các nhà khoa học đến nay vẫn chưa tìm ra lý do khác thường nầy. Tháp Đôi xây dựng vào khoảng cuối thế XII.Cùng với di tích Tháp Đôi, chúng ta ngược lên vùng “Tây Sơn hạ đạo”, để chiêm ngưỡng cụm tháp Dương Long.Ngày xưa người Pháp gọi đây là “Tháp Ngà”, dân địa phương thì gọi là tháp An Chánh. Tháp Dương Long có 3 tòa tháp cổ với chiều cao từ 29 đến 36 mét. Các hệ thống cửa giả phần lớn đã bị sụp đổ, hư hỏng. Tuy vậy nhìn vào các tác phẩm điêu khắc còn sót lại giúp ta liên tưởng đến những nghệ nhân Champa đã từng dày công sáng tạo một nền văn hóa độc đáo. Nhiều nhà nghiên cứu hiện nay đã xác định niên đại của tháp vào khoảng nửa sau thế kỷ 12. Đây là cụm di tích thứ 2 được Bộ văn hóa xếp hạng cùng lúc với Tháp Đôi Quy Nhơn. Sau hai cụm Tháp Đôi và tháp Dương Long, là tháp “Cánh Tiên” và tháp “Bánh Ít”. Tháp Cánh Tiên được người Champa xây dựng ngay ở trung tâm thành Đồ Bàn, nay thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, h.An Nhơn, tỉnh Bình Định.Được biết vào tháng 11.2004 vừa qua, tháp Cánh Tiên đang được Chính phủ CHLB Đức tài trợ 100.000 Euro để trùng tu, khôi phục. Theo tài liệu của người Pháp thì tháp Cánh Tiên còn được gọi là “Tháp Đồng”, nhưng vì sao có tên gọi nầy thì vẫn chưa xác định được nguồn gốc. Tháp cao khoảng 20 mét, trông xa giống như đôi cánh của nàng tiên trong chuyện cổ tích đang bay lên trời xanh. Khác với các tháp Champa khác, tháp Cánh Tiên được xây dựng một phần bằng chất liệu đá sa thạch, xung quanh có nhiều phù điêu chạm khắc tạo cho ngôi cổ tháp một dáng vẻ độc đáo.Khác với “Cánh Tiên”, cụm tháp“Bánh Ít” có đến 4 tòa tháp lớn nhỏ khác nhau. Gọi là tháp Bánh Ít bởi vì khi đứng xa trông cụm tháp giống như những chiếc bánh ít lá gai-một sản vật thường thấy trong các dịp cúng lễ, giỗ chạp ở miền Trung. Người Pháp gọi đây là “Tháp Bạc”. Tất cả đều nằm trên một đỉnh đồi thuộc địa phận xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, cách TP. Quy Nhơn khoảng 20 km. Bốn ngôi cổ tháp đều có các tượng thờ, hình vũ nữ đang múa, hình voi, hình các vị thần linh. Kiểu trang trí làm cho ta có cảm giác như đang lạc vào thế giới thần bí của người Champa cổ xưa. Cũng tại Bình Định còn có tháp Bình Lâm nằm ở xã Phước Hòa [Tuy Phước] Người dân ở đây kể lại rằng: thôn Bình Lâm là nơi có những cư dân người Việt lần đầu tiên đến đây khai phá mở mang vùng đất phì nhiêu này. Trong hệ thống tháp Champa Bình Định, thì tháp Bình Lâm là nhóm tháp cổ có niên đại sớm nhất.Một cụm di tích khác có tên là tháp Thủ Thiện, còn gọi là “Tháp Đồng” hiện đang tồn tại ở xã Bình Nghi [Tây Sơn] nằm bên Quốc lộ 19. Năm 1995 ngọn tháp nói trên được xếp hạng di tích Nhà nước. Tuy vậy, cũng giống như các cụm di tích tháp Champa khác ở Bình Định, ngọn tháp Thủ Thiện hiện đang bị đổ nát nghiêm trọng. Nhiều di tích, cấu trúc của ngọn tháp đã bị thời gian và con người phá hủy. Di tích cuối cùng được xếp hạng cùng lúc với tháp Thủ Thiện là tháp Phú Lốc .Người Pháp đặt tên là “Tháp Vàng”. “Phú Lốc” nằm giáp giới giữa 2 huyện An Nhơn và Tuy Phước. Tháp nằm trên đỉnh một quả đồi cao 76 mét so với mực nước biển. Ngọn tháp đã bị đổ nát khá nhiều, tuy vậy nhìn một cách tổng quát vẫn thấy được dáng vẻ bề thế, uy nghi của một công trình kiến trúc cổ. Ngoài 7 cụm tháp ở Bình Định đã được Nhà nước xếp hạng, hiện nay vẫn còn một số di tích tháp cổ khác chỉ còn chân đế, hoặc đã bị sụp đổ do người dân đào bới tìm vàng, trong đó có tháp “Hòn Chuông” ở huyện Phù Cát. Ngôi tháp này cùng nhiều tháp Champa khác đang chờ Nhà nước trùng tu.Có thể nói rằng, 8 cụm tháp với tổng số 14 tòa tháp cổ còn lại trên đất Bình Định được xem như một loại tài sản vô giá mà lịch sử đã ban tặng cho miền Trung nước ta. Những bí ẩn về tháp Champa mặc dù đã được tìm hiểu nghiên cứu từ cả chục năm nay, tuy vậy cũng chỉ là những nghiên cứu bên ngoài. Chúng ta tin rằng còn khá nhiều điều kỳ lạ, nhiều huyền thoại lý thú cần làm sáng tỏ.


GIỚI THIỆU CÁC THÁP CHAMPA
Kế thừa văn hóa Sa Huỳnh và tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Khmer, Đại Việt,trung quốc,trung đông… cư dân Champa [tồn tại từ thế kỷ II đến thế kỷ XVII] trên mảnh đất ven biển Miền Trung Việt Nam [từ Quảng Bình đến Bình Thuận] đã sáng tạo nên những công trình kiến trúc tháp độc đáo mang đậm dấu ấn bản địa, góp phần không nhỏ cho bức tranh văn hóa Việt Nam đa dạng hơn, phong phú hơn.Các khai quật khảo cổ năm 1927 của J. Y. Claeys cho thấy nhiều khả năng Trà Kiệu chính là Shinhapura và là kinh đô của Champa buổi đầu. Đây cũng là vùng quần cư lâu đời, có trình độ phát triển kinh tế – văn hóa cao của champa cổ.Các vua Champa nối tiếp Lâm Ấp đã cho xây dựng nhiều đền tháp ở Mỹ Sơn để thờ thần Srisana Bhadresvara


Theo quan niệm của người Champa, đền tháp là nơi tôn nghiêm, linh thiêng, nơi cầu đáo thần linh, người dân bình thường không được lui tới, chỉ có những tu sỹ Bàlamôn, những người thuộc tầng lớp quý tộc Chăm mới được đến và cử hành lễ.
Hầu hết các tháp Chăm đều xây dựng gần giống đền tháp ở Ấn Độ, Ăngkor [Campuchia] nằm trên những ngọn núi cao, bao quanh bởi đồi núi, được che chắn, bảo vệ bằng những thành lũy tự nhiên hiểm trở [giữa các đồi núi có thung lũng, sông , suối…].
Đền tháp Champa thường đứng một mình [tháp Nhạn, tháp Thủ Thiện] hoặc được xây dựng thành cụm [khu đền tháp Mỹ Sơn]. Kết cấu mỗi cụm gồm một đền thờ chính [Kalan], xung quanh có những đền nhỏ hoặc công trình phụ. Ngôi đền chính [thường nằm giữa một cụm đền tháp] tượng trưng cho núi Meru – trung tâm vũ trụ – là nơi hội tụ của thần linh nên được thờ một bộ Linga biểu tượng của thần Siva. Các đền tháp còn lại có công năng khác như tháp cổng [tháp Đồng Dương], có hai cửa thông nhau theo hướng đông – tây, đền phụ [miếu phụ] thờ các vị thần trông coi hướng trời, các công trình làm nơi chuẩn bị lể vật trước khi hành lễ hoặc kho cất giữ đồ tế lễ…Những tháp phụ thường có mái hình thuyền úp, lợp ngói hoặc ghép gạch [tháp phụ ở tháp Bánh Ít, Chiên Đàn]. Đặc điểm đền thờ của người Chăm thường không có cửa sổ, nếu tháp nào có cửa sổ thì đó là công trình phụ .
Các đền tháp thường được gia cố phần đế móng khá kỹ bằng những lớp cát, đá cuội, đá dâm. Tường, mái là những viên gạch và những chi tiết trang trí bằng đá sa thạch được xếp khít với nhau, không nhìn thấy mạch vữa ở giữa. Dù thời tiết rất khắc nghiệt nhưng hàng nghìn năm qua mà những công trình này vẩn không bị lún, nứt hay đổ vỡ [chỉ bị sụp đổ do con người – chiến tranh, phá hủy…], không có rong rêu bám phủ trên tường tháp [trong khi những mảnh tường gạch mới được phục chế vào cuối thập kỷ 20 đã bị rêu bám]. Cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào xác định được chính xác chất kết dính giữa các viên gạch hay các chi tiết bằng đá là gì. Lueba [1923] cho rằng người Chăm đã dùng gạch mộc chồng khít lên nhau rồi nung toàn bộ tháp. Theo Ngô Văn Doanh [1978] thì vữa là nước cây xương rồng trộn với mật mía. Trần Kỳ Phương [1980] thì cho rằng đó là nhựa cây dầu rái. Hoặc được xây bằng vữa đất sét rồi nung lại [Awawrzenczak và Skibinski, 1987]. Cũng có ý kiến cho tháp được xây bằng cách mài và xếp khít gạch [mài chập] hay mài xếp phần vỏ và sử dụng vữa là bột mịn có độ nung như gạch xây tháp trộn với nước tạo nên . Bên cạnh việc dùng nhựa cây, người Chăm còn dùng nhớt của các loại lá cây: ô dước, bời lời, dâm bụt. Các ý kiến trên đều có phần đúng nhưng vẫn chưa có ý kiến nào được giới khảo cổ học chấp nhận.
Một ngôi tháp thường có kết cấu 3 phần: đế, thân và mái. Theo quan niệm của người Chăm, đế tháp tượng trưng cho đế thế giới trần tục; thân tháp tượng trưng cho thế giới tâm linh, nơi con người gột rửa bụi trần, thoát tục để tiếp xúc với tổ tiên và hòa nhập với thần linh; còn mái tháp thì tượng trưng cho thế giới thần linh.
Đế tháp: thường được xây trên nền hình vuông hoặc hình chữ nhật, bằng gạch hoặc bằng đá phiến to [tháp B1 ở khu đền tháp Mỹ Sơn]. Xung quanh đế được trang trí theo môtip hoa văn, hình con thú, hình người cầu nguyện đứng trong các vòm cuốn nhỏ, mặt quái vật [Kali], thủy quái [Makara] hay các vũ nữ, nhạc công…
Thân tháp: thường được ghép hoàn toàn bằng gạch, tường rất dày [độ dày thường trên dười 1 mét], chiều cao ở mỗi đền tháp khác nhau. Cửa ra vào có trụ, lanh tô bằng đá. Mặt ngoài thân tháp được trang trí rất đa dạng: trụ áp tường, cửa giả thường có hình vòm cuốn mềm mại, bên trong vòm cuốn chạm rồi các hình trang trí, thường thấy là hình người đứng chắp tay cầu nguyện thành kính.
Hầu hết các đền tháp có cửa chính quay về hướng đông [hướng của thần Sấm Sét Indra]. Một số đền có cửa chính hướng tây hoặc thêm cửa hướng tây [hướng mà các vị vua Champa thường chọn cho mình khi rời cõi trần thế để về với sự thanh cao]. Mặt tường phía trong lòng để trơn, ở những ngôi đền chính thường có một số ô trên tường làm nơi đặt đèn. Không gian trong đền chật chội, thiếu ánh sáng. Một đài thờ biểu tượng thần Siva [bộ Linga] đặt chính giữa nền, chiếm gần hết diện tích và chỉ chừa một lối hẹp xung quanh để hành lễ.
Mái tháp: thường được cấu tạo nhiều tầng, càng lên cao càng thu hẹp. Ở nhiều đền tháp, tầng trên thường được mô phỏng đầy đủ cấu trúc cửa, các chi tiết như tầng dưới. Môtip trang trí rất đa dạng: tượng, vật cưỡi của các vị thần trong Ấn Độ giáo như: chim thần, ngỗng thần, bò thần, voi, sư tử…các đường gờ, cột ốp hay hoa văn. Tại các góc thường có mô hình tháp nhỏ hay vật trang trí phụ bằng đá hoặc gạch. Những tháp phụ, mái thường có hình thuyền úp, phần trang trí không cầu kỳ.
Đỉnh mái có hai dạng, hình chóp nhọn và hình thuyền. Vật liệu làm đỉnh tháp có khi là một khối đá tạo thành hình chóp hoặc bằng gạch ghép lại.
-Dựa vào các yếu tố mỹ thuật trang trí trên tháp, sự thay đổi các kết cấu kiến trúc, sự xuất hiện hay mất đi của các môtip trang trí kết hợp với tài liệu liên quan như bia ký, thư tịch cổ,…mà các nhà nghiên cứu đã chia nghệ thuật trang trí tháp thành các phong cách khác nhau và vạch ra quá trình phát triển tương ứng với các thời kỳ lịch sử.
- H.Parmentier vừa dựa trên cấu trúc hình dáng vừa dựa trên môtip trang trí chia các tháp thành hai giai đoạn:
+ Giai đoạn I từ thế kỷ V đến thế kỷ X bao gồm 3 giai đoạn nhỏ tương ứng với 3 phong cách: nghệ thuật nguyên sơ [art primitif], nghệ thuật hình khối [art cubique] và nghệ thuật hỗn hợp [art mixte].
+ Giai đoạn II từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVII bao gồm 3 giai đoạn nhỏ tương ứng với 3 phong cách: nghệ thuật hình tháp [art pyramidal] [thế kỷ X – XII], nghệ thuật cổ điển [art classique] [thế kỷ XII – XIV], nghệ thuật phát sinh [art de’rivé] [thế kỷ XIV – XVII].
- L.Finot dựa vào tài liệu bia ký của các tháp, tư liệu lịch sử [chủ yếu là các triều đại nhà vua Champa] đã nêu lên 4 phong cách: Phong cách Cambhuvarman [thế kỷ V – VI], phong cáchPrakacadharma [thế kỷ VI – IX], phong cách Harivarman I [thế kỷ X – XI], phong cách Harivarman II [thế kỷ XI – XIII].
- Ph.Stern đã phân tích quá trình diễn biến của 8 yếu tố kiến trúc tháp là vòm cửa [réature], trụ tường hay gân tường [pilastre], dải trang trí [frise], cột nhỏ [colonnette], gờ đầu tường hay mái đua [corniche], hình điểm góc [pièces d’accent], cấu tạo trang trí góc [amorisements d’angle], mi cửa [linteau]. Cùng với sự phát triển liên tục của các phong cách [đặc biệt coi trọng bước chuyển tiếp giữa các phong cách], ông nêu lên 6 phong cách nghệ thuật: 
+ Phong cách Mỹ Sơn E1 [giữa thế kỷ VIII], tiêu biểu là tháp Mỹ Sơn E1, với bước chuyển tiếp là tháp Phú Hài. 
+ Phong cách Hòa Lai [nửa đầu thế kỷ IX], tiêu biểu là tháp Hòa Lai, Pô Đam, Mỹ Sơn F1. Chuyển tiếp gồm Mỹ Sơn C7, C12, C13,…
+ Phong cách Đồng Dương [nửa sau thế kỷ IX], tiêu biểu là Đồng Dương, Mỹ Sơn A10, A11. Chuyển tiếp : Khương Mỹ, Mỹ Sơn B2,…
+ Phong cách Mỹ Sơn A1 [khoảng thế kỷ X], tiêu biểu là Mỹ Sơn A1, A2, C1, C2, B3, B5, D1, D4, Trà Kiệu,…Chuyển tiếp có Pô Nagar, Chánh lộ, Bình Lâm, Chiên Đàn.
+ Phong cách Bình Định [khoảng thế kỷ XII – XIII], tiêu biểu là Tháp Bạc, Tháp Ngà, Hưng Thạnh, Mỹ Sơn G1, H, K,… Chuyển tiếp là Bình Định, Thủ Thiện, Tháp Đồng, Tháp Vàng.
+ Phong cách Muộn [thế kỷ XIV – XVII], tiêu biểu có Pô Krông Garai, Pô Rôme, tháp Nam Pô Nagar, Yang Mun, Yang Prông,…
- Trần Kỳ Phương lấy tư liệu chính từ các tháp thánh địa Mỹ Sơn kết hợp với các nguồn tư liệu khác đã đưa 7 phong cách nghệ thuật tháp Champa: Phong cách Mỹ Sơn E1 [đầu thế kỷ VIII đến đầu thế kỷ IX], phong cách Hòa Lai [nửa đầu thế kỷ IX], phong cách Đồng Dương [giữa thế kỷ IX đến đầu thế kỷ X], phong cách Mỹ Sơn A1 [thế kỷ X], phong cách Pô Nagar [thế kỷ XI], phong cách Bình Định [thế kỷ XII đến thế kỷ XIV], phong cách Muộn [thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII].
- Lê Tuấn Anh thì dựa vào đặc trưng nghệ thuật để phân thành 6 phong cách: phong cách Mỹ Sơn E1 [phong cách cổ] [xây dựng nửa đầu thế kỷ VIII], phong cách Hòa Lai [nửa đầu thế kỷ IX], phong cách Đồng Dương [giữa thế kỷ IX đến đầu thế kỷ X], phong cách Mỹ Sơn A1 [xây dựng thế kỷ X], phong cách Pô Nagar [xây dựng thế kỷ XI], phong cách Bình Định và phong cách Muộn [xây dựng thế kỷ XII – XIII] [Lê Tuấn Anh, 2004: 188 – 199].
Trong các cách phân loại trên, cách phân loại phong cách tháp Champa của Ph.Sern được giới khảo cổ học đồng thuận nhiều và đánh giá cao.
Việc phân chia nghệ thuật tháp Champa thành các phong cách là vô cùng quan trọng nhưng cũng rất khó khăn, vì hầu hết các tháp đã qua nhiều lần tu sửa, thậm chí có tháp được xây dựng lại trên nền tháp cũ [tháp Nhạn], nhiều vật liệu cũ được sử dụng lại trong khi trùng tu nhưng cũng có khi phải dùng vật liệu mới. Nhiều phế tích tháp tuy bị đổ, nhưng phần đế, móng, bình đồ, các vật liệu kến trúc, các phù điêu, các họa tiết trang trí ẩn chứa nhiều tư liệu có giá trị cần được nghiên cứu kĩ. 
Theo “Văn hoá cổ Chămpa”, tổng số tháp Champa trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay là 119 tháp . Một số tháp đã bị sụp đổ, nay chỉ còn là phế tích, một số khác thì được trùng tu nhiều lần. Các tháp được phân bố thành 3 loại địa hình chính: vùng núi [từ Đèo Ngang trở vào], vùng cao nguyên [Tây Nguyên] và vùng ven biển . 
Các tháp Chăm tiêu biểu chủ yếu phân bố ở 5 tiểu vùng theo địa lý [theo 5 tiểu quốc lớn của Champa xưa – từ Bắc đến Nam theo lãnh thổ Việt Nam]:
+ Indrapura – Bình Trị Thiên: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên [Địa Lý, Bố Chính, Ma Linh xưa] có tháp Mỹ Khánh.
+ Amaravati - Quảng Nam, Quảng Ngãi gồm có khu đền tháp Mỹ Sơn, tháp Bằng An, Khương Mỹ, Đồng Dương, Chiên Đàn.
+ Viyaja – Bình Định, Phú Yên gồm tháp Bình Lâm, tháp Bánh Ít, Cánh Tiên, Phước Lộc, Hưng Thạnh, Thủ Thiện, Dương Long [Bình Định]; tháp Nhạn [Phú Yên].
+ Kauthara – Khánh Hòa có tháp Pô Nagar.
+ Panduranga – Ninh Thuận, Bình Thuận gồm có tháp Hòa Lai, Pô Rôme, Pô Krông Garai [Ninh Thuận]; tháp Pô Shanư, Pô Đam [Bình Thuận].
Ngoài ra còn có tháp Yang Prông ở Đăk Lăk. Và các tháp khác phần bố khắp nơi trên mảnh đất miền Trung Việt Nam.


CÁC THÁP CHĂM TIÊU BIỂU:
Khu đền tháp Mỹ Sơn
Tháp Bánh Ít
Tháp Hoà Lai
Tháp Nhạn
Tháp Bằng An
Tháp Pô Rôme [Tháp Hậu Sanh]
Tháp Bình Lâm
Tháp Chiên Đàn
Tháp Yang Prông
Tháp Đồng Dương
Tháp Dương Long
Tháp Khương Mỹ
Tháp Phú Lốc [Tháp Phước Lộc]
Tháp Mỹ Khánh
Tháp Cánh Tiên
Tháp Pô Đam [Pô Tằm]
Tháp Đôi [Tháp Hưng Thạnh]
Tháp Pô Nagar – Tháp Bà Nha Trang
Tháp Pô Krông Garai
Tháp Pô Shanư [tháp Phú Hài]
Tháp Thủ Thiện
Theo khu vực phân bố ở trên, ta có:
1. Tháp Mỹ Khánh:Toạ lạc ở thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Huế khoảng 20 km về phía Đông Nam.Di tích được phát hiện tình cờ tháng 07/2001.
Niên đại: vào thế kỷ VIII, là ngôi tháp Chăm cổ nhất thuộc phong cách tháp Mỹ Sơn E1.
2. Khu đền tháp Mỹ Sơn:Nằm ở thung lũng Mỹ Sơn, xã Phú Duy, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về phía Tây Nam.Cụm di tích được H.Parmentier phát hiện năm 1898.Năm 1999, Mỹ Sơn được công nhận Di sản văn hoá Thế Giới.Khu di tích là một quần thể kiến trúc độc đáo, điển hình duy nhất, nghệ thuật kiến trúc mang dấu ấn của nhiều triều đại khác nhau, đại diện cho tất cả phong cách, tất cả giai đoạn lịch sử của kiến trúc tháp Champa.
3. Tháp Bằng An:Thuộc làng Bằng An, xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng chừng 30 km về phía Nam. Được xây dựng vào thế kỷ thứ X.
4. Tháp Khương Mỹ:Thuộc làng Khương Mỹ, xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cách thị xã Tam Kỳ 2km về phía Nam. Được xây dựng khoảng đầu thế kỷ X thuộc phong cách Khương Mỹ. 
5. Tháp Đồng Dương:Thuộc làng Đồng Dương, xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 65 km về phía Tây Nam.Được vua Indravarman II xây dựng vào năm 877 giữa kinh đô Indrapura để thờ Laksmindora là Lesvara. Có sự kết hợp giữa tiếp nhận Bàlamôn giáo và Phật giáo. Đồng Dương vừa là hoàng cung, vừa là đền, miếu thờ thần, phật.
6. Tháp Chiên Đàn: Thuộc làng Chiên Đàn, xã Tân An, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 60 km về phía Nam.Được xây dựng vào thế kỷ thứ XI. 
7. Tháp Bình Lâm:Nằm ở xóm Long Mai, thôn Bình Lâm, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.Được xây dựng vào thế kỷ thứ XI.
8. Tháp Bánh Ít:
Nằm ven QL1A, thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.Được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ XI – đầu thế kỷ XII.Chuyển từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định.
9. Tháp Cánh Tiên:Nằm trong trung tâm thành Đồ Bàn, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ XI – đầu thế kỷ XII.Là một trong một số ít tháp đẹp và còn khá nguyên vẹn. Tháp mang ảnh hưởng kiến trúc Khomer. 
10. Tháp Phú Lốc [Phước Lộc]:Thuộc làng Phước Lộc, xã Nhơn Lộc, tỉnh Bình Định. Được xây dựng vào thế kỷ XIII. 
11. Tháp Đôi [Hưng Thạnh]:Nằm trong thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Được xây dựng vào thế kỷ XIII.Chịu ảnh hưởng nghệ thật Khơme thế kỷ XII. 
12. Tháp Thủ Thiện:Nằm ở làng Thủ Thiện, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Được xây dựng vào thế kỷ XII.
13. Tháp Dương LongNằm ở gò Dương Long, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Được xây dựng vào thế kỷ XIII.
14. Tháp Nhạn:Nằm gần trung tâm thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Được xây dựng vào thế kỷ XII.
Thuộc giai đoạn chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định.
15. Tháp Pô Nagar [Tháp Bà Nha Trang]:Nằm ven quốc lộ 1, cách thành phố Nha Trang 4 km về phía Bắc.Được xây dựng khoảng đầu thế kỷ IX đến thế kỷ XII.Đây là đến thờ Siva của Bàlamôn giáo, sau này trở thành thờ mẹ Xứ Sở – Pô Inư Nagar của vương quốc Champa.
16. Tháp Hoà Lai:Nằm ven đường QL1A, làng Ba Tháp, xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.Được xây dựng vào thế kỷ IX.Những ngôi tháp Hòa Lai còn lại là những tác phẩm kiến trúc thuộc vào loại đẹp và cổ nhất Champa. Tháp có một bộ Linga – Yoni [cạnh 50cm] cao 30 cm cùng với những mặt tường phủ kín hoa văn, các hình Thiên nữ, người ngồi chắp tay và cả những hình Gajasimha, kala, nagar…, đã làm cho khu tháp tăng thêm giá trị nghệ thuật.
17. Tháp Pô Krông Garai [Po Klaong Girai]:Nằm trên đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thành phố Phan Rang [Ninh Thuận] khoảng 7 km về hướng Tây Bắc. Được xây dựng vào thế kỷ XIV.Tháp được lấy tên vị vua được thờ ở đây mà sử sách Đại Việt gọi là Chế Mân. Po Klaong Girai được đồng hóa với thần Siva, thể hiện tín ngưỡng thờ Thần – Vua của Champa thế kỷ XIV.
18. Tháp Pô Rômê [Hậu Sanh]:Thuộc xã Phú Quý, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. 
Được xây dựng vào thế kỷ XVII theo phong cách Muộn. Là tháp gạch cuối cùng của người Chăm. Tháp thờ vị vua Pô Rômê [được tạc nổi trên tấm đá hình vòng cung trên mái tháp]. Đức vua được Siva hóa có tám cánh tay ngồi giữa 2 con bò thần Nadin.
19. Tháp Pô Shanư [Phú Hài]:Nằm trên đồi Bà Nại, thôn Phú Hài, cách thành phố Phan Thiết 7 km về hướng Đông Bắc.Được xây dựng vào thế kỷ IX, là cực nam của vương quốc Chămpa.Hình khối và các trang trí đơn giản, ít điêu khắc,có những nét gần với kiểu tháp Khomer thời Chân Lạp. 
20. Tháp Pô Đam:Nằm trên sườn núi Ông Xiêm ở làng Tuy Tịnh, xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.Được xây dựng vào thế kỷ IX.Thuộc phong cách Hòa Lai.
21. Tháp Yang Prông:Nằm bên dòng sông Ea Leo, xã Ea Rok, huyện Ea Súp, Đắk Lắk.Được vua SimhavarmanIII xây dựng vào cuối thế kỷ XIII. Phía đông thân tháp được gắn vào một Gopura. Những dấu tích văn hóa, nghệ thuật thuộc những thời đại xa xưa của một dân tộc là hiện thân của cái dĩ vãng của dân tộc đó, đồng thời cũng là một phần dĩ vãng của nhân lọai. Con người cần cái dĩ vãng đó để nhìn lại mình và kẻ khác. Nó như một tấm gương, nhìn vào đó người ta thấy được lịch sử, thấy được nét nhân bản, hay không nhân bản, trong một nền văn hóa, nghệ thuật, và từ đó nhận ra được những cái đẹp phổ biến, mà một con người dù ở thời đại nào, thuộc nền văn hóa nào, cũng đều có thể cảm thụ được


KHO TÀNG VĂN HÓA CHAMPA Ở BÌNH ĐỊNH


Hiện có 14 công trình kiến trúc tập trung tại 8 địa danh như: Bánh Ít; Dương Long; Hưng Thạnh; Cánh Tiên; Phú Lốc; Phú Thiện; Bình Lâm và Hòn Chuông. Ngoài ra còn có 4 tòa thành cổ gồm Thị Nại, Đồ Bàn, Nhơn  Thành, Uất Trì và hàng loạt các tác phẩm điêu khắc, những phế tích của tháp Champa như giếng cổ hình vuông; rắn Naga; trụ văn bia; tượng thần điểu Garuda; phù điêu Lăng Ông; tượng tu sĩ; khu mộ cổ,đều được phát hiện tại Bình Định. Trong tất cả các cổ vật phát hiện được, đáng chú ý là di vật tượng tu sĩ ở chùa Linh Sơn, thuộc thôn Hải Giang, xã Nhơn Hải, Tp. Quy Nhơn. Những cư dân ở đây trong lúc đang canh tác đã phát hiện bức tượng chôn sâu dưới lòng đất và đã đào lên đem hiến cho chùa. Dân địa phương gọi là chùa “Phật lồi”. Ở Quy Nhơn hiện vẫn còn dấu vết các lăng mộ cổ của người Champa tại xã đảo Nhơn Châu.Di tich thanh thi nai…..   Lịch sử Champa từ thời hoàng kim đến lúc suy vong đã trải dài trên 2000 năm đã lưu lại cho hậu thế hàng chục ngôi cổ tháp với những kiểu kiến trúc, chạm trỗ độc đáo, bí hiểm.Ở khu vực duyên hải miền Trg hiện có trên 19 khu tháp với hơn 40 ngôi thấp cổ lớn nhỏ.Huyền thoại về con tàu chở kho báu Champa??? Ch. Lemire đã mô tả các tháp cổ Champa được phân bố ở tỉnh Bình Định trong tác phẩm “Les Tours Kiames de la Province de Binh Dinh” [Sài Gòn 1980] như sau: “Trong các tháp có các tượng, rất có thể chúng bằng vàng hoặc bằng bạc, có mắt bằng ngọc và răng bằng kim cương. Chúng đã bị lấy mất ngay từ đầu. Những tượng bằng đá có thể bị lấy đi ngay sau đó. Người ta đã đào các bức tượng để bóc gỡ các tranh thánh đã được gắn vào đó. Các tháp Bạc [người Việt Nam quen gọi là tháp Bánh Ít] phô bày hàng loạt công trình đáng lưu ý, phần lớn các tượng đều bằng vàng hoặc bằng đá thếp vàng. Tượng cuối cùng che vòm đã được mang sang Pháp năm 1886. Gần 80 tấn đá chạm được dành cho Bảo tàng Lyon đã được tàu Mêkông chuyển về Pháp dưới sự coi sóc của Tiến sĩ Maurice. Tàu Mêkông bị đắm ở Hồng Hải và những người Somalis tưởng rằng đã tìm thấy kho báu nên đã đem vào bờ một số lớn những hòm nặng này, nhưng họ chỉ tìm thấy đá và đá…”Bức màn bí mật bao quanh số phận của con tàu Mêkông đã thách đố các nhà khoa học, giới săn lùng cổ vật và cả những kẻ hiếu kỳ hơn 100 năm. Trong số những người tìm cách sở hữu kho báu trên tàu Mêkông có giáo sư Robert Stenout [Pháp] và sau hơn 30 năm mày mò nghiên cứu ở hàng trăm thư viện, sở lưu trữ văn khố, các hải cảng, nhiều hãng tàu biển… Đến tháng 10.1995, R.Stenout đã khoanh vùng một cách chính xác vị trí mà tàu Mêkông bị đắm tại mũi Guadaqui ở biển Hồng Hải. Theo R.Stenout, Mêkông là một con tàu lớn được thiết kế với hai chức năng chở khách và chở hàng nhưng điều này không làm ảnh hưởng đến sự thanh nhã của nó. Những năm đầu thế kỷ, do còn hạn chế về kỹ thuật, hành trình Đông Dương-Pháp là một hành trình dài, mất nhiều ngày, nên Mêkông được xây dựng, bài trí hoàn hảo, sang trọng và nguy nga như một cung điện di động trên mặt biển. Chuyến tàu viễn dương định mệnh của tàu Mêkông vào năm 1906 chở theo 180 sĩ quan thủy thủ, 66 hành khách cùng với rất nhiều tấn cổ vật bằng và và một khoang bí mật chứa đầy hàng mà theo khảo sát ban đầu của đội thợ lặn thuộc tàu Scorpio do thuyền trưởng Campell chỉ huy [tàu Scorpio là con tàu mà Stenout sử dụng trong cuộc khai quật của mình] thì hàng trăm nghìn thoi vàng có trong khoang hàng bí mật này như huyền thoại về Mêkông đã lan truyền là có thật.Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi định vị được tàu Mêkông và kho báu bí mật thì nước có chủ quyền trên vùng lãnh hải mà tàu Mêkông bị đắm đã xảy ra một cuộc nội chiến khốc liệt, việc thu hồi kho báu trên tàu Mêkông đành dừng lại…kho báu mà tàu Mêkông có n/vđưa về Pháp chủ yếu được thu gom trên khu vực Vijaya từ Q.Nam đến B.Thuận và chắc chắn đây chưa phải là kho báu duy nhất của Champa.Tháp Champa được trang trí bằng vàng ròng:Theo một truyền thuyết thì trên chóp đỉnh của Tháp Đôi, cụm tháp gồm hai chiếc nằm ở TP. Quy nhơn có 2 quả cầu lớn làm bằng vàng ròng. Cả hai khối vàng này đã bị các thủy thủ người da trắng của một chiếc tàu châu Âu đến cướp đoạt và mang xuống tàu sau một cuộc tấn công chớp nhoáng. Người Champa cổ không quá đề cao giá trị của vàng và sử dụng chúng với khối lượng lớn một cách khá phổ biến trong các công trình kiến trúc đền tháp của mình. Có thể lý giải rằng đó là do dân tộc này được tạo hóa ưu đãi quyền sở hữu nhiều mỏ vàng có trữ lượng phong phú. Vàng được đem đi đúc tượng thần để thờ, đúc phù điêu và dát lên các tượng thờ để trang trí… Truyền thuyết cũng cho biết rằng người Champa sau khi dựng tượng vàng ở các đền tháp thường quét lên thân tượng một lớp sơn đặc chế. Kho báu Champa được nhắc đến từ khá lâu bởi các nhà khoa học Pháp. Kho báu cuối cùng, nơi lưu giữ những gì còn lại của Vương triều Champa đã được đề cập trong tác phẩm Un Royaume Disparu – Les Chams et Leur Art-1923 [Pháp]. Sự giàu có đầy bí ẩn của Vương quốc Champa có thể đúng như các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố. Nhưng ngay cả khi sự thật không phải là như thế thì với việc thừa hưởng 14 quần thể tháp Champa cổ còn lại đến nay, có thể khẳng định rằng – Bình Định đang sở hữu một phần kho báu của nhân loại. Ngàn năm còn một chút này…Ở Tp. Quy Nhơn có 2 ngọn tháp đứng kề nhau, dân gian gọi là Tháp Đôi. Các tư liệu xưa còn ghi chép Tháp Đôi là tháp Hưng Thạnh. Vào ngày 10.7.1980, Tháp Đôi được nhà nước xếp hạng vào danh mục những di tích lịch sử-văn hóa quốc gia. Tháp Đôi được tiến hành trùng tu đầu tiên ở Bình Định và được các nhà nghiên cứu xếp vào loại di sản độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Champa. So với các ngọn tháp khác trong tỉnh, trong vùng Tháp Đôi không hề giống bất kỳ một ngôi tháp cổ nào hiện có. Thế nhưng các nhà khoa học đến nay vẫn chưa tìm ra lý do khác thường nầy.


 


Tháp Đôi xây dựng vào khoảng cuối thế XII.Cùng với di tích Tháp Đôi, chúng ta ngược lên vùng “Tây Sơn hạ đạo”, để chiêm ngưỡng cụm tháp Dương Long.  


Ngày xưa người Pháp gọi đây là “Tháp Ngà”, dân địa phương thì gọi là tháp An Chánh. Tháp Dương Long có 3 tòa tháp cổ với chiều cao từ 29 đến 36 mét. Các hệ thống cửa giả phần lớn đã bị sụp đổ, hư hỏng. Tuy vậy nhìn vào các tác phẩm điêu khắc còn sót lại giúp ta liên tưởng đến những nghệ nhân Champa đã từng dày công sáng tạo một nền văn hóa độc đáo. Nhiều nhà nghiên cứu hiện nay đã xác định niên đại của tháp vào khoảng nửa sau thế kỷ 12. Đây là cụm di tích thứ 2 được Bộ văn hóa xếp hạng cùng lúc với Tháp Đôi Quy Nhơn. Sau hai cụm Tháp Đôi và tháp Dương Long, là tháp “Cánh Tiên” và tháp “Bánh Ít”. Tháp Cánh Tiên được người Champa xây dựng ngay ở trung tâm thành Đồ Bàn, nay thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, h.An Nhơn, tỉnh Bình Định


.


Được biết vào tháng 11.2004 vừa qua, tháp Cánh Tiên đang được Chính phủ CHLB Đức tài trợ 100.000 Euro để trùng tu, khôi phục. Theo tài liệu của người Pháp thì tháp Cánh Tiên còn được gọi là “Tháp Đồng”, nhưng vì sao có tên gọi nầy thì vẫn chưa xác định được nguồn gốc. Tháp cao khoảng 20 mét, trông xa giống như đôi cánh của nàng tiên trong chuyện cổ tích đang bay lên trời xanh. Khác với các tháp Champa khác, tháp Cánh Tiên được xây dựng một phần bằng chất liệu đá sa thạch, xung quanh có nhiều phù điêu chạm khắc tạo cho ngôi cổ tháp một dáng vẻ độc đáo.Khác với “Cánh Tiên”, cụm tháp“Bánh Ít” có đến 4 tòa tháp lớn nhỏ khác nhau. Gọi là tháp



Bánh Ít bởi vì khi đứng xa trông cụm tháp giống như những chiếc bánh ít lá gai-một sản vật thường thấy trong các dịp cúng lễ, giỗ chạp ở miền Trung. Người Pháp gọi đây là “Tháp Bạc”. Tất cả đều nằm trên một đỉnh đồi thuộc địa phận xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, cách TP. Quy Nhơn khoảng 20 km. Bốn ngôi cổ tháp đều có các tượng thờ, hình vũ nữ đang múa, hình voi, hình các vị thần linh. Kiểu trang trí làm cho ta có cảm giác như đang lạc vào thế giới thần bí của người Champa cổ xưa. Cũng tại Bình Định còn có tháp Bình Lâm nằm ở xã Phước Hòa [Tuy Phước].


 


Người dân ở đây kể lại rằng: thôn Bình Lâm là nơi có những cư dân người Việt lần đầu tiên đến đây khai phá mở mang vùng đất phì nhiêu này. Trong hệ thống tháp Champa Bình Định, thì tháp Bình Lâm là nhóm tháp cổ có niên đại sớm nhất.Một cụm di tích khác có tên là tháp Thủ Thiện, còn gọi là “Tháp Đồng” hiện đang tồn tại ở xã Bình


 


Nghi [Tây Sơn] nằm bên Quốc lộ 19. Năm 1995 ngọn tháp nói trên được xếp hạng di tích Nhà nước. Tuy vậy, cũng giống như các cụm di tích tháp Champa khác ở Bình Định, ngọn tháp Thủ Thiện hiện đang bị đổ nát nghiêm trọng. Nhiều di tích, cấu trúc của ngọn tháp đã bị thời gian và con người phá hủy. Di tích cuối cùng được xếp hạng cùng lúc với tháp Thủ Thiện là tháp Phú Lốc


.


Người Pháp đặt tên là “Tháp Vàng”. “Phú Lốc” nằm giáp giới giữa 2 huyện An Nhơn và Tuy Phước. Tháp nằm trên đỉnh một quả đồi cao 76 mét so với mực nước biển. Ngọn tháp đã bị đổ nát khá nhiều, tuy vậy nhìn một cách tổng quát vẫn thấy được dáng vẻ bề thế, uy nghi của một công trình kiến trúc cổ. Ngoài 7 cụm tháp ở Bình Định đã được Nhà nước xếp hạng, hiện nay vẫn còn một số di tích tháp cổ khác chỉ còn chân đế, hoặc đã bị sụp đổ do người dân đào bới tìm vàng, trong đó có tháp “Hòn Chuông” ở huyện Phù Cát. Ngôi tháp này cùng nhiều tháp Champa khác đang chờ Nhà nước trùng tu.Có thể nói rằng, 8 cụm tháp với tổng số 14 tòa tháp cổ còn lại trên đất Bình Định được xem như một loại tài sản vô giá mà lịch sử đã ban tặng cho miền Trung nước ta. Những bí ẩn về tháp Champa mặc dù đã được tìm hiểu nghiên cứu từ cả chục năm nay, tuy vậy cũng chỉ là những nghiên cứu bên ngoài. Chúng ta tin rằng còn khá nhiều điều kỳ lạ, nhiều huyền thoại lý thú cần làm sáng tỏ


Lịch sử xây dựng tháp champa


Lịch sử xây dựng các đền tháp Champa kéo dài từ cuối thế kỷ thứ 7 đến đầu thế kỷ 17. Trong khoảng thời gian này, những người Champa xưa đã để lại một số lượng lớn các công trình kiến trúc đền tháp, thành luỹ, các tác phẩm điêu khắc. Hiện tại có trên hai mươi cụm di tích kiến trúc đền tháp và rất nhiều phế tích kiến trúc. Các di tích này có giá trị đặc sắc, mang tính toàn cầu, xứng đáng nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Một trong những sự quan tâm ấy là việc tổ chức UNESCO đã công nhận Mỹ Sơn là di sản văn hoá thế giới cũng chính là việc đánh giá cao thành quả nghiên cứu về kiến trúc Champa nói chung.



Theo tiếng Chăm, các đến tháp Champa này được gọi là kalan, nghĩa là "lăng". Các lăng này được các đời vua Chăm xây dựng để thờ cúng các vị thần. Các vị thần được thờ phượng có thể là các vị thần Ấn Độ giáo tiêu biểu như Siva [thần hủy diệt], Ganesha [phúc thần đầu người mình voi]... hoặc đấy còn có thể là các vị Phật. Điều này tùy thuộc vào lòng tin và kính mộ của mỗi vì vua ở các triều đại khác nhau. Ở thánh địa Mỹ Sơn hiện nay phần lớn là công trình kiến trúc tôn giáo thờ các vị thần thuộc Ấn Độ giáo và Bà la môn giáo. Nhưng ở thánh địa Đồng Dương [thuộc địa phận huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam] đây là kinh đô Phật giáo lớn nhất của Champa.Sự giao thoa văn hoá Champa - Đại Việt:Trong lĩnh vực văn hoá vật thể thì nghệ thuật Champa cổ và nghệ thuật Việt cổ có nhiều nét tương đồng. Nhìn chung thì nghệ thuật Champa có trước nghệ thuật Việt và đã đạt đỉnh cao ngay khi nghệ thuật Việt độc lập chưa ra đời.Xét về mặt kiến trúc: các tháp Champa hầu hết ở trên những đồi cao hoặc núi thấp, được xây dựng thành từng cụm, hướng Đông nhìn ra biển đón dương khí thì chùa, tháp Việt Nam thời Lý, thời Trần cũng thường xây dựng trên gò, đồi và sườn núi, tạo nên cả một quần thể, hướng Nam hoặc Nam chếch Đông, đón dương khí. Tháp Việt Nam cũng vươn cao với nhiều tầng như tháp Champa và có bình diện vuông gần với các phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Tháp Champa cũng như tháp Lý - Trần về cơ bản cũng xây bằng gạch hoặc phụ thêm một số thành phần bằng đá. Có điều, tháp Champa được đục trực tiếp trên gạch sau khi xây, còn ở tháp Lý - Trần thì hình trang trí được in, khắc trực tiếp trên gạch, rồi sau đó mới mang nung, xây đến đâu là có hình trang trí cho chỗ đó rồi.Phổ biến và cũng hấp dẫn nhất trong nghệ thuật Champa là các apsara, đa số thuộc đỉnh cao của điêu khắc Champa thuộc thế kỷ thứ 10. Các nhân vật kết hợp người với chim hoặc với thú đều có cả trong nghệ thuật Champa và nghệ thuật Việt



các phong cách kiến trúc Champa-Phong cách Hoà Lai và phong cách Đồng Dương [thế kỷ thứ 9]Những ngôi đền tháp theo hai phong cách này có những hàng cột ốp và những cửa vòm khoẻ khoắn. Những băng trang trí cho công trình có rất nhiều họa tiết. Yếu tố tiêu biểu nhất cho phong cách Hoà Lai [nửa đầu thế kỷ thứ 9] là các vòm cửa nhiều mũi tròn trùm lên các cửa thật, cửa giả và các khám. Các cột ở khung cửa hình bát giác bằng sa thạch được trang trí bằng một đường các hình lá uốn cong. Khoảng giữa hai cột trụ ốp có trang trí hình thực vật. Ở bên dưới các cột trụ ốp là các hình kiến trúc thu nhỏ trong đó có hình người đắp nổi. Tất cả tạo cho các tháp Hoà Lai một vẻ đẹp trang trọng và tươi mát. Còn ở phong cách Đồng Dương [nửa sau thế kỷ thứ 9] thì các trang trí cây lá được biến thành những hình hoa hướng ra ngoài. Cái nhận thức cổ điển của nét lượn và tỷ lệ ở phong cách Hoà Lai đã bị biến mất và các tháp Đồng Dương trở nên mạnh mẽ hơn.-Phong cách Mỹ Sơn A1 [thế kỷ thứ 10]Phong cách này thể hiện đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất là ở ngôi tháp Mỹ Sơn A1. Những cột ốp trên mặt tường đứng thành đôi một. Đứng giữa hai cột ốp là các bức tượng người. Các vòm cửa có hình dáng phức tạp nhưng không chạm khắc gì. Bộ diềm kép, các hình đá trang trí góc được khoét thủng. Thân chính của tháp được xây dựng có hình dáng cao vút lên và các tầng thu nhỏ dần lại. Những đặc trưng của phong cách Hoà Lai và Đồng Dương không còn thấy ở các tháp thuộc phong cách Mỹ Sơn A1.-Phong cách Bình Định [thế kỷ 11-13]Sau hàng loạt những biến động về chính trị từ đầu thế kỷ 11, trung tâm chính trị của Champa được chuyển vào Bình Định và từ đó, phong cách nghệ thuật tháp Champa mới đã xuất hiện: phong cách Bình Định. Nếu như ngôn ngữ nghệ thuật chính của các tháp Champa thuộc phong cách trước là thành phần kiến trúc đều đi vào đường nét thì ở phong cách này đó lại là mảng khối: vòm cửa thu lại và vút lên thành hình mũi giáo, các tháp nhỏ trên các tầng cuộn lại thành các khối đậm, khỏe, các trụ ốp thu vào thành một khối phẳng, mặt tường có các gân sống.
Nếu xuất phát từ Tp.Quy Nhơn, du khách sẽ gặp Tháp Đôi ngay trong lòng thành phố, bên bờ đầm Thị Nại, sở dĩ gọi tên như vậy vì có hai tháp đứng cạnh nhau, sừng sững giữa trời xanh, như người ta “có cặp có đôi” vậy. Cách Tp.Quy Nhơn khoảng 30km, thuộc địa phận huyện Tuy Phước, sát ngã ba QL 19 và QL 1, là quần thể tháp Bánh Ít, gồm 4 tháp lớn nhỏ được xây trên một ngọn núi, soi bóng xuống dòng sông Kôn. Ở tháp Bánh Ít là những kiến trúc duyên dáng, đặc biệt là tháp có hình yên ngựa. Tiếp tục đi ra hướng bắc là tháp Phú Lốc và tháp Cánh Tiên, hai ngọn tháp này cũng được xây trên những ngọn đồi cao, từ QL 1 nhìn lên đều trông thấy. Tháp Cánh Tiên nằm trong khuôn viên thành Đồ Bàn, vào buổi chiều, nhìn từ xa, các góc mái của tháp như đôi cánh của các cô tiên nhảy múa trong sắc đỏ hoàng hôn. Tiếp tục đi về phía biển, du khách sẽ bắt gặp tháp Bình Lâm [nay thuộc huyện Tuy Phước] và một tháp chưa được khám phá trên núi Bà [Phù Cát, Bình Định]. Từ tháp Bánh Ít, theo QL 19 lên Tây Sơn, chiêm ngưỡng tháp Thủ Thiện ở bên này và Tháp Dương Long ở bên kia sông Kôn.




Tháp Bánh Ít--                                         
   Tháp Đôi


Tháp Dương Long

           Kiến trúc tháp Chàm           Mãi với thời gian


Linga và yoni                               Một điệu múa Chămpa


Điều đặc biệt, hầu như các tháp Chămpa đều được xây dựng bên những dòng sông. Theo TS. Lê Đình Phụng: Tháp Dương Long được coi là kiến trúc gạch cao nhất Đông Nam Á. Đến bên tháp, du khách sẽ cảm nhận được sự to lớn, vĩ đại và tưởng như những công trình kiến trúc này không phải do bàn tay lao động tài hoa của các nghệ nhân Chămpa xưa mà là của các vị thần, của trời xanh, như một lần nhạc sĩ, nhà thơ Văn Cao ghé thăm Bình Định, thăm các tháp Chămpa từng có câu thơ:Từ trời xanh rơi vài giọt tháp Chàm…




TÂY NGUYÊN: THÁP YANG PRONG


Cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 100km về phía tây, tháp Yang Prong nằm ở xã Ea Rốk, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk là ngọn tháp Chăm duy nhất trên mảnh đất Tây Nguyên, thường được gọi là “Thần vĩ đại”, có giá trị lịch sử với lối kiến trúc độc đáo. Tuy nhiên sau gần 20 năm đón nhận danh hiệu di tích kiến trúc cấp quốc gia, ngọn tháp này đang xuống cấp nghiêm trọng bởi sự tàn phá của thời gian và bàn tay con người.Tháp Yang Prong bị “bỏ rơi” giữa rừng già mặc thời gian, con người tàn phá Từ trung tâm thành phố, chúng tôi vượt qua những cung đường mấp mô sỏi đá đến xã Ea Rốk. Cách khu du lịch Buôn Đôn không xa và cũng là điểm đến hấp dẫn du khách nhưng cơ sở hạ tầng, đường sá để vào tháp Yang Prong quá tệ, những tay xe ôm chuyên nghiệp kiếm ra tiền nhờ cung đường này đều lắc đầu ngán ngẩm. Anh Nguyễn Trung, một du khách TPHCM đam mê khám phá núi rừng Tây Nguyên cùng đi với tôi than thở: “Làm du lịch mà đường sá như thế ai mà dám tới. Nghe bạn bè kể tháp đẹp lắm nên tôi mới dò dẫm lên đây, nhưng thật tình đi vầy oải lắm!”.
Từ xa nhìn lại, tháp Yang Prong huyền bí được khu rừng cổ thụ bao bọc, những tán cây xòe rộng che mát cả di tích. Cảm giác đầu tiên nhiều người đến đây phải thốt lên là ngọn tháp có vị trí tuyệt đẹp, khung cảnh hoang sơ, thiên nhiên vẫn còn nguyên không như những ngôi tháp Chăm ở các tỉnh khác. Tháp Yang Prong được phát hiện vào những năm đầu thế kỷ XX bởi nhà dân tộc học người Pháp tên Henri Maitre. Nhà khoa học này đã khảo tả về xây dựng tháp trong cuốn sách Les Jungles Moi tương đối chi tiết. Căn cứ chất liệu, kiến trúc và đặc biệt là những dòng ký tự cổ, các nhà khoa học đều khẳng định tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIII, thời kỳ phát triển cực thịnh của người Chăm trên Tây Nguyên, cách nay hơn 700 năm. 
Theo tiếng cư dân địa phương thì Yang có nghĩa là “thần”, Prong là “chức vụ cao nhất”, vì vậy Yang Prong được hiểu là “Thần tối cao”, “Thần vĩ đại”. Tháp có lối kiến trúc hình vuông, xây bằng gạch, nhưng điều kỳ lạ là người ta không tìm thấy mạch vữa hay chất liệu kết dính nào giữa các lớp gạch này. Tháp cao 9m, mỗi mặt tường rộng 5m, diện tích lòng tháp khoảng 5m2, tháp có một cửa ra vào duy nhất mở về hướng đông, ba mặt tường còn lại đều có cửa giả. Chóp tháp được tạo thành bởi các lớp gạch xếp chồng lên nhau thu nhỏ dần; nền tháp làm bằng những phiến đá xanh mài nhẵn với nhiều kích cỡ.


Đôi nét về người Chăm ở Ninh Thuận  


1-Dân số, tôn giáo và địa bàn cư trú.  Trừ các tôn giáo mới du nhập sau này với số lượng không lớn, người Chăm ở Ninh Thuận hiện nay theo hai tôn giáo chính là Bàlamôn [ấn Độ giáo] và Bàni [Hồi giáo bản địa hóa]. Ngoài ra còn có một bộ phận người Chăm theo đạo Islam nhưng không nhiều. Tên gọi thì như vậy, nhưng, đã từ lâu, hai tôn giáo Bàlamôn và Bàni tồn tại độc lập, không có mối quan hệ với nước ngoài và, qua quá trình lịch sử, cả hai tôn giáo này đã bị bản địa hóa, tạo cho mình một kiểu tôn giáo địa phương. Người Chăm theo đạo Bàlamôn có khoảng 38.000 người, cư trú ở 16 làng, trong đó có một làng sống xen cả Bàlamôn lẫn Bàni [làng Phú Nhuận]. Người Chăm theo đạo Bàni có khoảng 21.000 người, cư trú ở 7 làng, trong đó có một số làng sống xen cả  người Chăm theo Bàni và người Chăm theo Islam. Người Chăm theo Hồi giáo mới [Islam] có khoảng 2.000 người, theo Công giáo và Tin lành khoảng 700 người. Qua quá trình điền dã, nghiên cứu, chúng tôi thấy bản thân người Chăm ở Ninh Thuận không tự gọi là người Chăm theo đạo Bàlamôn hay đạo Bàni mà tự gọi người Chăm Bàlamôn là Ahier, người Chăm Bà ni là awal. Trong dân gian thường gọi người theo Bàlamôn là “Chăm”, người Chăm theo Hồi giáo cũ là Bìnì [Bàni], trong văn học dân gian Chăm có trường ca “Cam – Bini” và trường ca “Bini – Cam”. Về vấn đề tên gọi thế nào cho đúng đối với người Chăm Bàlamôn là một vấn đề khoa học cần được tiếp tục nghiên cứu kỹ. Theo chúng tôi, nếu đã gọi người Chăm theo Hồi giáo bị bản địa hóa là Bàni, có nghĩa là Hồi giáo du nhập vào trong cộng đồng người Chăm từ sau thế kỷ X, đã biến thành một thứ tôn giáo địa phương thì phải gọi người Chăm theo đạo Bàlamôn là “Chăm Ahier” mới đúng. Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng, đạo Bàlamôn có nguồn gốc ấn Độ đã thực sự trở thành một thứ tôn giáo địa phương. Tuy nhiên, các tài liệu khoa học từ xưa đến nay đều gọi là người Chăm Ahier là người Chăm Bàlamôn.  


2-Người Chăm Bàlàmôn ở Ninh Thuận  Gần 38.000 người Chăm Bàlamôn sống tập trung ở 16 làng, chủ yếu là ở huyện Ninh Phước và chia theo 3 khu vực đền tháp thờ tự, được phân chia theo khu vực cộng đồng tôn giáo. Mỗi khu vực cộng đồng tôn giáo lại có hệ thống chức sắc chịu trách nhiệm về cộng đồng tín đồ của khu vực mình cai quản. Hiện nay ở Ninh Thuận có 3 vị cả sư pô xà [Pô dhia – chữ Pô: ngài, thần, vị, đấng] phụ trách 3 khu vực cộng đồng tín đồ và chịu trách nhiệm cúng lễ ở 3 khu vực đền tháp như sau: + Khu vực tháp Pôrômê [Pô Rame – làng Hậu Sanh] có 6 làng thuộc huyện Ninh Phước gồm: Hậu Sanh, Hiếu Thiện, Vụ Bổn, Mỹ Nghiệp, Chung Mỹ, Phước Lập, khu vực này do cả sư pô xà Hán Bằng phụ trách. + Khu vực đền thờ “mẹ xứ sở” Pô Inư Nưgar [Pô Inư Nưgar – Inư là mẹ, mẫu, Nưgar là xứ sở – ở làng Hữu Đức] gồm 3 làng Hữu Đức, Như Bình và Bầu Trúc, do cả sư  pô xà Hải Quý phụ trách. + Khu vực tháp Pô Klongirai [Pô Klongirai – Phan Rang] có 7 làng gồm: Hiếu Lễ, Chắt Thường, Phú Nhuận, Hoài Trung, Phước Đồng và Thành ý do cả sư [Pô xà] Vạn Tạ phụ trách. Ngoài ra, còn một khu vực đền Pô Bin Thuôn [Pô Bin Thuơr – thôn Bĩnh Nghĩa, xã Phương Hải, huyện Ninh Hải] chỉ có một làng người Chăm theo Bàlàmôn nhưng không có chức sắc Bàlamôn. Mọi hoạt động tôn giáo đều do Ban phong tục của làng đảm nhiệm. Mỗi khi có những nghi lễ cần đến chức sắc Bàlamôn làm chủ lễ đều phải mời các chức sắc từ khu vực tháp Pôklongirai. Vì vậy, có thể quy Bĩnh Nghĩa về khu vực tôn giáo của Tháp Pôklongirai [xem bản đồ phụ lục 3]. Người Chăm ở Ninh Thuận còn gọi những người theo đạo Bàlamôn là “CamJat”[đọc là Chăm rặt]. Trong tiếng Chăm, chữ Jat có nghĩa là gốc, sự thật [1, tr.219]. Người Chăm còn gọi người Chăm theo Bàlamôn là “Chăm” [Cam, để phân biệt với Bà Ni], và coi Chăm Jat là Chăm gốc. Bàlamôn giáo du nhập vào Champa rất sớm, trư­ớc khi lập vư­ơng quốc Lâm ấp, muộn nhất là đầu công nguyên và có thể còn trước đó nữa. Bốn bia ký bằng chữ Phạn có niên đại thế kỷ VII đ­ược tìm thấy ở Quảng Nam và Phú Yên ở triều đại Bhadresvaravamin, ba trong bốn bia ký đó ghi nhận lãnh địa dành cho vị thần này. Còn bia ký Mỹ Sơn thì nói đến sự thành kính dành cho Mahesvara, Uma, Brahma, Vishnu. Đến thế kỷ thứ VII, ấn Độ giáo mà chủ yếu là Shiva giáo đã trở thành tôn giáo chính thống. Từ đây hình thành khu di tích Mỹ Sơn. Từ thời Lâm ấp đến Hoàn V­ương [từ thế kỷ II đến thế kỷ IX], đạo Bàlamôn đã hiện diện và luôn luôn đ­ược coi trọng. Các bia ký giai đoạn này đều chứng minh tầm quan trọng của Shiva: “Đáng kính trọng hơn cả Brahma, Vishnu, Indra, Surya, Asura, hơn những vị Bàlamôn và hơn những Rsi, các vua chúa” [2, tr.72]. Theo nhiều nhà nghiên cứu Champa thì Bàlamôn giáo đã đến Champa trước cả Phật giáo. Sử gia D.Hall có nhận xét như­ sau về tôn giáo vào Champa: Bàlamôn giáo là tôn giáo của giai cấp quý tộc, nên không thu được lớp bình dân đại chúng. Tập quán bản xứ vẫn tiếp tục phát triển song song với tập quán ấn Độ. Mãi đến mấy thế kỷ sau, khi Phật giáo tiểu thừa Theravada và Hồi giáo nhập địa và được truyền bá như­ một tôn giáo bình dân, những ảnh hưởng ngoại lai này mới thật sự va chạm với nếp sống người dân quê. Đến khi ấy, cả hai tôn giáo mới hoà mình vào nền văn hóa bản xứ rồi biến thể sâu đậm… [dẫn theo 3, tr. 110]. Khi Hồi giáo du nhập vào Champa [khoảng trư­ớc sau thế kỷ X], xảy ra quá trình cạnh tranh và xung đột tôn giáo, gây mất ổn định trong một thời gian dài giữa nội bộ cộng đồng tộc người Chăm. Người Chăm theo Hồi giáo Bàni bị coi là người ngoài, thậm chí người Chăm cho rằng, thà kết hôn với người khác dân tộc còn hơn là kết hôn với ngư­ời Bàni. Có lẽ vì thế mà ngư­ời Chăm Bàlamôn tự gọi là “Chăm”. Sự xung đột tôn giáo kéo dài này đã kìm hãm sự phát triển, ảnh hưởng không nhỏ đến thế lực của Champa.  Để dung hoà và đoàn kết hai tôn giáo, không rõ từ bao giờ và do ai khởi xướng, người Chăm đã vận dụng quan niệm “nhất thể lưỡng hợp”, coi cộng đồng ng­ười Chăm theo Bàlamôn là dư­ơng tính [Ahier], theo Bàni là âm tính [Awal]. Với quan niệm nhất thể lưỡng hợp thì ngư­ời theo hai tôn giáo này tuy hai nh­ưng là một, gắn bó với nhau, trong âm có dư­ơng và trong dương có âm. Quan niệm này được nhất quán trong nội dung cũng như hình thức nghi lễ, trong cả trang phục các vị chức sắc của hai tôn giáo. Người Chăm Bàlamôn theo tín ng­ưỡng đa thần của ấn Độ giáo, còn người Chăm Bàni thờ nhất thần là thánh Ala, người Chăm gọi là Pô Âu Loá và thiên sứ Môhamét. Tuy nhiên, ngư­ời Chăm Bàni ngày nay đã thờ những vị thần chung của cả cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận như­ mẹ xứ sở Pô In­ư Nưgar, Pô Yang – Amư  và các vị nhân thần Chăm. Người Chăm Bàlamôn ngày nay sinh sống ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Ngoài 38.000 người Chăm ở Ninh Thuận, hiện còn có một bộ phận khoảng 15.000 người sống ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Về cơ bản, văn hóa của họ tương đồng với văn hóa của người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận.


3- Hệ thống chủ lễ trong các nghi lễ của người Chăm Bàlàmôn


Văn hóa truyền thống của người Chăm chứa đựng nhiều tầng lớp, trong đó có những lớp văn hóa mang truyền thống bản địa của cư dân nông nghiệp lúa nước Đông Nam á và về sau, người Chăm tiếp nhận các tôn giáo. Trải qua quá trình bản địa hóa, những lớp văn hóa này đã hòa trộn vào nhau và trở thành văn hóa truyền thống chung của người Chăm. Đối với người Chăm Bàlàmôn, theo chúng tôi, mặc dù đã có một quá trình bản địa hóa lâu đời, không còn đậm giáo lý, giáo luật, hệ thống thần linh cũng đã “thay tên đổi họ” nhưng dấu ấn Bàlamôn giáo vẫn còn khá đậm trong lễ nghi tín ngưỡng của người Chăm Bàlàmôn, trong đó có hệ thống chủ lễ, bao gồm các thầy chủ lễ dân gian và hệ thống chức sắc, tăng lữ Pà xế. Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận, hiện nay ngư­ời Chăm có hơn một trăm nghi lễ được tổ chức quanh năm. Hệ thống nghi lễ ấy diễn ra vừa phong phú vừa phức tạp. Trong đó, các thầy chủ lễ dân gian và hệ thống chức sắc tôn giáo đóng một vài trò quan trọng. Hệ thống lễ hội dân gian của người Chăm Bàlàmôn rất phong phú, đa dạng. Trong các nghi lễ Chăm đều có sự pha trộn giữa lễ thức dân gian và nghi lễ tôn giáo. Vì vậy, hệ thống chủ lễ cũng có sự pha trộn, nhiều khi rất khó phân biệt: trong một số nghi thức mang tính tôn giáo lại có sự tham gia của các chức sắc dân gian, trong một số lễ thức dân gian lại có sự tham gia của chức sắc tôn giáo.  


4- Các “thầy” chủ lễ dân gian Khác với chức sắc tôn giáo, các thầy chủ lễ dân gian là những ngư­ời không chịu sự chi phối của tôn giáo. Để trở thành những chủ lễ dân gian đều phải trải qua lễ tôn chức. Trong những nghi lễ thuộc tín ngư­ỡng nông nghiệp, ngoài sự tham gia điều hành của các chức sắc tôn giáo phải có các ông thầy dân gian như­ ông cai đập [Hamu la]. Trong hệ thống lễ hội Rija phải có sự tham gia của các ông “thầy vỗ” chuyên đánh trống paranư­ng [Mưduôn], thầy bóng múa lên đồng [On kaing – phụ lục ảnh 18], bà bóng dòng tộc đồng thời là ngư­ời giữ “chiết a tâu” của dòng họ, bà bóng khu vực tôn giáo. Mỗi dòng họ đều phải có bà bóng cho riêng mình. Bà bóng dòng họ được tuyển chọn kỹ l­ưỡng, phải là người có địa vị, có hiểu biết, đư­ợc vị nể trong dòng họ. Lễ tôn chức bà bóng thường được kết hợp trong lễ múa lớn [Rija praung], được thể hiện rõ nhất trong đêm khai lễ “Rija xoa”, bà bóng phải chịu lễ tẩy uế, nằm để hóa thân, đầu thai và nhập linh suốt đêm. Trong lễ này, bà bóng phải “học” múa [học tượng trư­ng, thực chất là đã phải học các điệu múa bóng từ trư­ớc] do một ông thầy và bà bóng cũ chỉ bảo. Trong các nghi lễ cúng cầu phúc, trừ tà ma, chữa bệnh và trong nghi lễ tang ma v.v… phải có ông thầy pháp [Gru tiap bhut] hoặc ông thầy cúng [Gru urang]. Các ông thầy này phải học thuộc hệ thống ma thuật bùa chú và văn tế tự rất phức tạp và có một cuộc sống kiêng cữ rất nghiêm ngặt, có thầy còn tu khổ hạnh hơn cả các chức sắc tôn giáo. Họ được bà con Chăm kính trọng, vị nể, nhiều ông thầy rất “cao tay ấn”. Trong các thầy chủ lễ dân gian, có một đội ngũ nghệ nhân tài giỏi và đều có mặt trong các nghi lễ Chăm. Ông “thầy vỗ” [Mư­duôn – đọc là mư­ tùn] vừa đánh trống Paranư­ng vừa hát lễ, ông kéo đàn Kanhi [Kadhar – đọc là ka thành] và những ngư­ời hát lễ, nghệ nhân đánh trống ghi năng [On Toong- grù ginơn], nghệ nhân thổi kèn Saranai [On Yu]. Trong lễ tang phải có ông “hăng” [On Hơng], là người trang trí các nhà lễ, nhà hoả táng và các hoa văn, biểu tượng, bùa chú cho tín ngưỡng dân gian. Theo số liệu thống kê của Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận, hiện nay ở Ninh Thuận có 22 thầy cúng đuổi tà ma [Gru tiap bhut, gru urang], 13 thầy kéo đàn kanhi, 9 thầy bóng, 3 bà bóng khu vực tôn giáo [Muk pajau], 36 “thầy vỗ” trống Paranưng. Ngoài ra, mỗi dòng tộc lại có một bà bóng [Muk Rija] cho riêng dòng họ mình. Trong lễ nhập kút, ông kéo đàn kanhi và bà bóng [Muk pajau] luôn đi cặp với nhau, như­ là một biểu hiện âm – dư­ơng. Ông kéo đàn và bà bóng có hai cấp trư­ởng và thứ. Một số thầy chủ lễ dân gian phải trải qua các lễ thụ chức như­ ông kéo đàn chính [Kadhar gru – là ngư­ời đã phải trải qua lễ “lăng đao” trong nghi lễ “tế trâu đen” của dòng tộc]. Bà bóng cấp trưởng cũng phải qua lễ chém trâu và phải qua các nghi thức tẩy uế, nhập linh trong lễ Rija. Tất cả các chức sắc dân gian, mỗi năm phải hiến tế cho thần Pô âu Loá [Ppo aw loa] một con gà trắng. Chủ lễ hiến tế phải là một chức sắc Bàni.


5- Hệ thống chức sắc Bàlamôn  Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tôn giáo Bàlamôn hiện nay ở người Chăm không còn hội đủ những yếu tố của một tôn giáo chính thống, hệ thống giáo lý, giáo luật, hệ thống giáo chủ và tín đồ không rõ ràng và ng­ười Chăm theo đạo Bàlàmôn không tự gọi mình là ng­ười Chăm Bàlamôn mà gọi là Chăm Ahiêr. Nhưng, mặc dù đã bị bản địa hóa khá mạnh, chức sắc, tăng lữ Bàlamôn và nhiệm vụ của họ vẫn được duy trì một cách có hệ thống. Trong Bàlamôn giáo: “đẳng cấp Bàlamôn là đẳng cấp cao nhất, được sinh ra từ miệng Sanura [Manu] “Bàlamôn được coi là thần trên mặt đất”, chủ trì chăm lo việc cúng bái, thao túng đời sống tinh thần thời cổ đại và trung thế kỷ” [5, tr.193]. Hiện nay, các tăng lữ pà xế [passeh] vẫn nắm giữ phần hồn của cộng đồng người Chăm Bàlamôn. Xã hội Bàlamôn vốn là xã hội phân biệt đẳng cấp, được hình thành nên để bảo vệ cho quyền lợi của đẳng cấp tu sĩ Bàlamôn. Trong xã hội của người Chăm Bàlamôn hiện nay, tuy sự phân biệt đẳng cấp đã bị phai mờ như­ng qua nghiên cứu nghi lễ tang ma của người Chăm Bàlàmôn, chúng tôi thấy sự phân biệt ấy vẫn tồn tại. Đó là sự phân biệt đẳng cấp theo dòng tộc. Một dòng tộc trư­ớc đây thuộc đẳng cấp nào thì nay vẫn bị quy định nghi lễ tang ma theo hình thức của đẳng cấp đó. Đẳng cấp cao nhất vẫn là đẳng cấp của tăng lữ Bàlamôn. Cơ cấu và thiết chế xã hội Champa trư­ớc đây đã từng chi phối bốn tầng lớp xã hội theo giáo lý Bàlamôn. Theo lời văn bia Mỹ Sơn thì dư­ới đời vua Jaya Indravarman [1088] xã hội Chăm có bốn đẳng cấp theo hệ thống đẳng cấp Bàlamôn ấn Độ [6, tr. 54-55] như sau:.  


-Brahman:Tầng lớp tu sĩ, tăng lữ Bàlamôn


-Ksyattriya:Tầng lớp quý tộc, vương phái, võ sỹ.


-Vaicya:Tầng lớp bình dân.Sudra: Cùng đinh, nô lệ.Ngày nay, trong xã hội Champa vẫn còn phân biệt các đẳng cấp như trên nhưng tên gọi có khác.


-Đẳng cấp tu sỹ Bàlamôn:Halơw jăn­ưng


-Đẳng cấp quý tộc:Takai gai.


- Đẳng cấp bình dân:Bal liwa pănliua, kuliT


-Đẳng cấp nô lệ, tôi tớ:Halun halăk, halun klor.


Trong hệ thống chức sắc Bàlamôn có hai tầng lớp, hệ thống các chức sắc tu sỹ pà xế [passeh] và các chức sắc dân gian. Tu sĩ pà xế là những chức sắc tôn giáo Bàlamôn. Tầng lớp này có địa vị cao nhất trong xã hội, được coi là những người trí thức, họ biết chữ Chăm, lưu giữ các sách cổ Chăm qui định về các nghi thức hành lễ, hiểu biết tập tục, truyền bá và thực hiện các nghi thức tôn giáo. Về mặt xã hội, họ thuộc tầng lớp quí tộc cũ. Tu sĩ pà xế đ­ược duy trì trong xã hội Chăm theo tục “cha truyền con nối”. Những người không thuộc dòng dõi chức sắc thì dù có giỏi mấy cũng không đư­ợc vào hàng ngũ này. Đây là một dấu ấn đậm nét của giáo lý Bàlamôn cổ đại ấn Độ còn đọng lại trong cộng đồng ngư­ời Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận. Hệ thống tu sĩ pà xế được sắp xếp theo 5 cấp từ thấp đến cao như­ sau: Cấp thấp nhất là thầy passeh Đung akau. Đây là chức sắc mới nhập môn, phải học chữ Chăm, học các giáo lý, giáo luật và bắt đầu để tóc dài, búi tó.Cấp thứ hai là thầy passeh Liah. Là thầy pà xế khi hội đủ điều kiện được làm lễ phong chức từ  passeh Đung a kau lên.Cấp thứ ba là passeh Pahuăh [Pahóa – thầy cho ăn], được làm lễ phong chức từ passeh Liah lên, phải là người có thâm niên, và là người duy nhất đư­ợc làm “lễ cho ăn” trong tang ma.Cấp thứ tư­ là thầy passeh Tapah. Đây là những tu sĩ đã đạt đến độ thoát tục, phải qua những điều kiện rất khắt khe mới được phong chức và phải trải qua ba giai đoạn: Tapahkatat, Tapahkađa và Tapahkađôi. [Đây là chức danh phó cả sư­. Khi chọn ngư­ời để phong chức cả sư, trư­ớc hết phải chọn Tapahkađôi].Cao nhất là chức cả sư­ Podhia [Pôxà]. Đây là người có quyền tối cao trong tôn giáo Bàlamôn. ở tỉnh Ninh Thuận chia làm ba khu vực tôn giáo Bàlamôn nên bao giờ cũng chỉ có ba thầy Pôxà. Các vị cả sư­ cho biết, trước đây, tuy chia ba khu vực tôn giáo nhưng vị cả sư­ của khu vực tháp Pô Klongirai là lớn nhất, gọi là cả sư Grù Hunh [thuộc dương], là ngư­ời quyết định các lễ phong chức pà xế, ông thầy Grù Hunh không được trực tiếp đi làm các chủ lễ mà chỉ ở nhà tu hạnh và chỉ đạo, là ngư­ời quyết định ngày tháng, giờ giấc và quy trình làm lễ. Ông cả sư­ khu vực đền Pô In­ Nư­gar gọi là Grù Băng xài [thuộc âm] là ngư­ời do ông Grù hunh phân công thực hiện các nghi lễ, trừ lễ nhập kút. Ông cả sư khu vực tháp Pô Rômê gọi là Grù Atằm, là ngư­ời đư­ợc làm chủ các lễ nhập kút. Như­ng ngày nay, những quy định trên đây không còn hiệu lực nữa.Để nhập vào hàng ngũ pà xế và lên đến chức cả sư­, phải thực hiện đủ các lễ tôn chức như sau:-Lễ nhập đạo [dung akau], gọi là lễ xông miệng học chữ Chăm.-Lễ lên cấp pà xế liah, giai đoạn học kinh kệ và học các nghi thức hành lễ.-Lễ tôn chức tu sĩ chính thức [puah]-Lễ tôn chức cả sư hoặc phó cả sư­ [popaik hoặc podhia].Hiện nay, đến các làng Chăm Bàlamôn có thể nhận biết được đội ngũ chức sắc pà xế. Bởi vì họ luôn phải mang trang phục chức sắc của mình và từ thầy passeh Pahuăh trở lên đi đâu cũng mang theo cây gậy thần. Trang phục và đồ trang sức của các thầy khác nhau theo từng cấp pà xế, nh­ưng có những điểm chung là tóc dài búi tó, vì trong quan niệm âm – dương Chăm, tôn giáo Bàlamôn là Ahier thuộc d­ương, nhưng theo thuyết trong dương có âm, các thầy pà xế vừa là đàn bà [để tóc], lại đeo biểu tư­ợng của đàn ông [dương]. Tôn giáo Bàni là Awal thuộc âm nhưng ông thầy Char lại cạo trọc đầu và đeo biểu tư­ợng yoni [âm]. Trên đầu các chức sắc Bàni luôn đội nón bọc vải màu trắng, có vành rộng tượng trư­ng cho bầu trời, không bao giờ đi giầy, chỉ đi dép nhựa hoặc đi chân đất. Ngày x­a các thầy thường đi loại dép cổ làm bằng da trâu. Tu sĩ pà xế Bàlamôn được quyền lấy vợ, sinh con như­ng phải tuân thủ theo những quy tắc rất khắt khe. Để tu hành, các thầy phải kiêng cữ rất nhiều thứ:


-Không được ăn thịt những con vật đẻ ra con.


-Không ăn thịt những con vật gắn với truyền thuyết, truyện cổ Champa và tín ngư­ỡng thờ súc vật như­ lư­ơn, ếch, giông, cá trê, thỏ, hoẵng, không ăn những con vật chết yểu, chết do bị thương, không được ăn những loại hoa quả như chuối hột, đu đủ, đậu hạt, quả sung, bí đao, rau sam, rau dền.


- Không uống các loại nước có chất lên men, khi đang hành lễ cũng chỉ được uống rượu tư­ợng trư­ng.


-Không đư­ợc đến dự các nghi lễ thuộc “cõi sống” như­ lễ sinh đẻ, lễ cưới, lễ múa [Rija]. -Khi đi tiểu tiện phải vén váy ngồi xổm như đàn bà [bởi các thầy thuộc âm], khi đi đại tiện phải cởi áo trùm đầu.


– Đi tắm phải xem ngày. Ngày rằm, mồng một theo âm lịch, ngày thứ hai, thứ sáu trong tuần không được ngủ với vợ. Trư­ớc khi ăn, trư­ớc khi ngủ đều phải đọc kinh.


– Khi ngủ không được quay đầu hư­ớng nam vì ngư­ời Chăm Bàlamôn coi hướng nam là “hướng chết” nên khi có ngư­ời chết phải đặt thi hài người chết quay đầu hướng nam. Ngược lại, các chức sắc Hồi giáo Bàni kiêng không quay đầu hướng bắc. Ngoài ra, các thầy pà xế còn phải kiêng cữ rất nhiều ở những lĩnh vực khác. Trong phòng ở của các thầy luôn có chiết [giỏ] đựng rất nhiều các sách viết bằng chữ Chăm cổ h­ướng dẫn các qui trình hành lễ, các bài văn khấn, hình vẽ các bùa, các câu thần chú và bàn tổ cúng thần. Mỗi lần hành lễ, phải làm lễ cúng hạ chiết sách. Tu sỹ pà xế mặc sắc phục riêng màu trắng, búi tóc ở đỉnh đầu. Sự phân biệt các cấp pà xế dựa vào hoa văn thổ cẩm đính trên váy và khăn. Hiện nay tu sỹ pà xế ở cộng đồng Chăm Bàlamôn có 37 vị. Trong đó có ba vị cả sư pô xà cai quản ba khu vực tín đồ và đảm trách các nghi lễ của ba khu vực đền tháp. Nếu một cả sư­ ở khu vực nào qua đời thì ở đó chọn một phó cả sư lên thay thế, nhưng phải được sự đồng tình của cộng đồng ngư­ời Chăm ở khu vực đó.Trong các nghi lễ vòng đời cũng như­ trong các nghi lễ cúng bái, luôn có sự hiện diện của các chức sắc tăng lữ Bàlamôn và các thầy cúng, thầy pháp, các nghệ nhân kéo đàn, đánh trống, hát lễ, ông bóng, bà bóng. Những người này đều đ­ược gọi là các thầy chủ lễ, được phân công, phân nhiệm một cách rõ ràng, bài bản. Trước khi hành lễ đều phải làm lễ thức tẩy uế cúng thần linh.Hệ thống chức sắc và các thầy chủ lễ dân gian được chia làm năm thành phần như­ sau:


1.Các tăng lữ pà xế, gồm 5 cấp bậc [như đã nêu ở trên].


2.Thầy kéo đàn kanhi [kadhar] và bà bóng khu vực tôn giáo [muk pajau]


3.Ông “thầy vỗ” trống paran­ưng [m­duôn]; ông thầy múa bóng [on kaing]


4.Thầy cúng [gru urang]; thầy pháp [grù tiao pbuh]


5.Những thầy hát khấn, đọc thơ dân gian [on dauh].


Trong số các thầy trên, chỉ có các tăng lữ pà xế bắt buộc phải mặc trang phục riêng theo cấp bậc chức sắc của mình và luôn phải mang gậy thần. Các thầy chủ lễ dân gian khi hành lễ đều phải mặc trang phục truyền thống, khăn quấn đầu luôn thắt nút về phía bên phải đầu.Với những gì trình bày ở trên, chúng tôi thấy, mặc dù ngư­ời Chăm Bàlamôn đã từ rất lâu không tiếp xúc với đạo Bàlamôn trên thế giới, tầng lớp tu sĩ Bàlamôn đã có nhiều biến đổi nhưng về cốt lõi đẳng cấp, về sự nối truyền dòng dõi, sự tu luyện, sự kính trọng của tín đồ, về nhiệm vụ tế tự của họ vẫn có nhiều điểm tồn tại nh­ thời kỳ Bàlamôn cổ đại: ở thời kỳ Phạn thư­, đã xuất hiện gia tộc Bàlamôn tế tự truyền đời. “Phuốc Vêđa gọi họ là “thần của nhân gian”. Họ không đơn thuần là ng­ười chỉ đạo tôn giáo, cũng là giai tầng trí thức đương thời. Họ ­hưởng thụ các loại đặc quyền: nhận của bố thí, đ­ược miễn sưu thuế, khi phạm tội nặng có thể được miễn tội chết, bản thân họ và vợ con và bò của họ đều được công chúng kính lễ


Thực trạng về chủ lễ trong các nghi lễ của người Chăm Bà là mônTrong giai đoạn phát triển, giao lưu, hòa nhập hiện nay, tôn giáo Bàlàmôn đang gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì lễ nghi tín ngưỡng. Một trong những nguyên nhân cơ bản là thực trạng về việc duy trì hệ thống chủ lễ dân gian và các chức sắc Bàlàmôn.


Thực trạng về các thầy chủ lễ dân gian Theo nhu cầu của hệ thống nghi lễ dày đặc quanh năm của người Chăm Bàlàmôn, nếu không có sự kế thừa, đội ngũ các ông thầy ngày càng thiếu vắng.Một số trí thức người Chăm cho rằng hiện nay với số lượng 22 thầy cúng đuổi tà ma [Gru tiap bhut, gru urang], 13 thầy kéo đàn kanhi, 9 thầy bóng, 3 bà bóng khu vực tôn giáo [Muk pajau], 36 “thầy vỗ” trống Paranưng trong cộng đồng 38.000 người Chăm theo Bàlàmôn là không đủ. Đến thời điểm diễn ra đồng loạt các lễ nghi nông nghiệp và các nghi lễ cộng đồng, nghi lễ dòng tộc, các thầy phải “chạy xô” rất vất vả. Vì vậy, việc truyền dạy nghề là việc làm thường xuyên. Mặc dù các thầy chủ lễ dân gian không bắt buộc phải cha truyền con nối như các tăng lữ, nhưng thường việc này vẫn diễn ra trong các gia đình Chăm, việc cha truyền nghề làm chủ lễ cho con vẫn là phổ biến. Tuy nhiên, để trở thành một ông thầy, Ngoài những tiêu chuần về đạo đức, có gia đình trọn vẹn [một vợ một chồng và có con], người học phải thật sự yêu nghề, có tâm đức và ngoài ra phải có năng khiếu. Muốn trở thành một ông Ka thành [Kadhar] kéo đàn ka nhi hay ông vỗ trống Paranưng [Mưduon], người học phải có năng khiếu âm nhạc và phải có giọng hát tốt, muốn trở thành một ông thầy cúng phải học thuộc hàng trăm hình vẽ bùa phép và hàng trăm bài hát cúng lễ, muốn trở thành  một ông Hăng [hơng] chuyên trang trí lễ tang phải có năng khiêú về hội họa và cũng phải học các bài cúng khấn xin vẽ hoa văn, bùa phép, muốn trở thành ông bóng, bà bóng, ngoài những tiêu chuẩn khắt khe về đạo đức, còn phải có năng khiêú múa và năng lực tiếp xúc với thần linh v.v…Tâm lý chung hiện nay của thanh niên Chăm, nhất là số có học vấn là không muốn trở thành những ông thầy cúng, thầy pháp. Bên cạnh đó, vấn đề thù lao, đãi ngộ cho số người tham gia làm chủ lễ không rõ ràng, đa số là trông đợi vào sự hảo tâm của các gia đình làm lễ, dẫn đến một tâm lý không thoải mái. Đây là một trong những khó khăn mà cộng đồng người Chăm Bàlàmôn đang phải đối phó. Nếu cộng đồng người Chăm không có biện pháp khắc phục, sự thiếu vắng đội ngũ làm chủ lễ sẽ dẫn đến sự thất truyền của một loại hình nghề chứa đựng phong tục tập quán, lễ nghi tín ngưỡng Chăm, dẫn đến sự đơn giản hoá các nghi lễ truyền thống, từ đó dẫn đến sự thất truyền, mai một các yếu tố văn hóa truyền thống của người Chăm Bàlàmôn.


 Thực trạng về hệ thống chức sắc tôn giáo Bà là môn


Dân tộc Champa vốn có một nền văn hóa cổ truyền phong phú, đa dạng được hình thành từ lâu đời. Nền văn hóa ấy là sự chọn lọc, kế thừa, hoà trộn giữa những yếu tố nội sinh và những yếu tố ngoại sinh. Người Chăm Bàlàmôn được coi là “Chăm gốc” và trên thực tế đang là những chủ nhân lưu giữ vốn văn hóa truyền thống ấy. Chính các tôn giáo phong phú, đa dạng đã góp phần tạo nên sắc thái văn hóa Chăm. Những lễ nghi, tín ngưỡng cùng với niềm tin có tính chất tôn giáo Bàlàmôn đang là cơ sở quan trọng để bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Nếu những lễ nghi, tín ngưỡng và niềm tin ấy mất đi, chắc chắn kéo theo sự mất mát sắc thái văn hóa truyền thống. Trong giai đoạn phát triển, giao lưu, hòa nhập hiện nay, văn hóa cổ truyền thống các dân tộc đang nhanh chóng bị mai một. Văn hóa cổ truyền của người Chăm Bàlàmôn cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy. Những tôn giáo trong cộng đồng ng­ười Chăm hôm nay, trong đó có đạo Bàlàmôn, đang có những thực trạng cần phải giải quyết. Đó là:Do sự thiếu một hội đồng chức sắc thống nhất và sự chia khu vực tôn giáo nên trong nội bộ mỗi tôn giáo, giữa các tôn giáo và cộng đồng ngư­ời Chăm có nhiều điểm không thống nhất, dẫn đến những mâu thuẫn mà cho đến nay chư­a giải quyết được. Để tiến hành các lễ hội cần có lịch pháp thống nhất nhưng mâu thuẫn về lịch pháp giữa các vùng Chăm đang là vấn đề nan giải. Thậm chí, có vùng lịch chênh nhau đến 2 tháng trong năm. Sự thiếu thống nhất về lịch pháp gây ra rất nhiều điều phiền toái, trước hết là nghi lễ cộng đồng, sau đó là các nghi lễ tộc họ và gia đình. Trong khi nơi này đang là ngày kiêng cữ thì nơi khác lại là ngày tốt và tổ chức lễ c­ưới, dù quan hệ mật thiết đến đâu, là bà con họ hàng cũng không dám đến dự. Hàng năm, vào dịp lễ hội Katê, các vị chức sắc Bàlamôn các vùng lại phải ngồi lại họp để thống nhất lịch, nhiều khi trở thành những cuộc tranh luận, cãi vã gay gắt.Trong nội bộ tôn giáo Bà la môn thư­ờng xảy ra sự tranh chấp chức cả sư [Po dhia]. Đã từ xa xư­a, người Chăm Bàlamôn chia ra ba khu vực tôn giáo theo ba khu vực đền tháp, mỗi khu vực tôn giáo chỉ có duy nhất một vị cả s­ư trụ trì, riêng phó cả sư thì có từ 2 vị trở lên. Thông thường, khi cả sư­ mất đi thì phó cả thứ nhất – người tu hành lâu năm, có trình độ, hiểu biết kinh kệ, giáo lý, biết các nghi thức hành lễ, có đạo đức, đầy đủ vợ chồng, gia đình yên ổn và có dòng dõi tăng lữ thì được kế vị cả sư. Như­ng nhiều trư­ờng hợp cạnh tranh đã xảy ra trong những năm 1972, 1993 [4, tr.23] mà nguyên nhân là chưa có sự thống nhất về việc lựa chọn Cả sư giữa các làng Chăm. Sự tranh chấp cả sư ở đây không phải là vấn đề tranh giành quyền lợi cá nhân cả sư mà do các khu vực tôn giáo tranh giành cho khu vực mình. Các cuộc tranh chấp đã lôi kéo nhiều người tham gia gây mất ổn định xã hội, ảnh hưởng đến đời sống tín ngưỡng, an ninh chính trị của cộng đồng Chăm và chính quyền phải can thiệp theo luật pháp, trên cơ sở vận động bà con bàn bạc để chọn ra cho mình vị cả sư­ để duy trì sinh hoạt tín ngưỡng. Phía tôn giáo Bàni cũng thư­ờng xảy ra những vụ tranh chấp sư cả như những năm 1960, năm 1998. Những thực trạng về tôn giáo tín ngưỡng Chăm đang là những kìm hãm sự phát triển.Một thực trạng khác lại mâu thuẫn với thực trạng tranh chấp nói trên là với xu hướng phát triển hiện nay, càng ngày càng ít người muốn đảm nhận nhiệm vụ nắm giữ phần hồn này. Đặc biệt là những chức thấp hơn cả sư lại càng ít người muốn làm. Lớp trẻ hiện nay, trong đó có các thế hệ con cháu các chức sắc pà xế đã không còn mặn mòi với truyền thống cha truyền con nối như trước đây nữa. Nhiều người đã học hành đỗ đạt và đi làm các ngành nghề trong xã hội, có những người đã trở thành cán bộ khoa học, cán bộ quản lý của Nhà nước. Vì vậy, nguy cơ thiếu vắng các chủ lễ dân gian và các chức sắc tôn giáo của cộng đồng người Chăm Bàlàmôn trong một tương lai gần là một thực trạng cần giải quyết. Chúng tôi cho rằng, đây là một vấn đề cốt lõi trong việc bảo lưu văn hóa truyền thống của người Chăm nói chung, của người Chăm Bà là môn nói riêng.Hiện nay ở vùng đồng bào Chăm đang diễn ra sự tranh giành ảnh hư­ởng tôn giáo và lôi kéo tín đồ giữa người Chăm Bàni và Chăm Islam là một vấn nạn thư­ờng xuyên xảy ra [chủ yếu ở những làng Chăm có tín đồ hai tôn giáo cùng sinh sống như ở làng Phư­ớc Nhơn và Văn Lâm] mà cho đến nay vẫn chư­a giải quyết được [4, tr. 23 - 31]. Vì vậy, cần có những giải pháp cấp bách để duy trì, phát triển các hoạt động của tôn giáo Chăm, trong đó có vấn đề duy trì hệ thống các thầy chủ lễ dân gian và các chức sắc tôn giáo.


Người dân Chăm Pa có nguồn gốc là tiền thân Malayo-Polynesian  trước Công nguyên. Qua quan sát đồ đất nung, đồ thủ công và đồ tùy táng đã phát hiện thấy có một sự chuyển đổi liên tục từ những địa điểm khảo cổ như đảo hải nam,sa huỳnh,óc eo,hang động Niah ở Sarawak, Đông Malaysia. Các địa điểm văn hóa Sa Huỳnh rất phong phú đồ sắt trong khi nền văn hóa Đông Sơn cùng thời kỳ ở miền Bắc Việt Nam và các nơi khác trong khu vực Đông Nam Á lại chủ yếu là đồ đồng. Ngôn ngữ Chăm thuộc ngữ hệ Na Đảo Austronesian  Văn hóa Sa Huỳnh là xã hội tiền sử thuộc thời đại kim khí tại khu vực ven biển miền Trung Việt Nam. Năm 1909, đã phát hiện khoảng 200 lọ được chôn ở Sa Huỳnh, một làng ven biển ở nam Quảng ngãi. Từ đó đến nay đã phát hiện được rất nhiều hiện vật ở khoảng 50 địa điểm khảo cổ. Sa Huỳnh có đặc điểm văn hóa thời đại Đồng Thau rất đặc trưng với phong cách riêng thể hiện qua các hiện vật như rìu, dao và đồ trang sức. Việc định tuổi theo phương pháp phóng xạ carbon đã xếp văn hóa Sa Huỳnh đồng thời với văn hóa Đông Sơn, tức khoảng thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Người Chăm bắt đầu cư trú tại đồng bằng ven biển miền Trung Việt nam từ khoảng năm 200 công nguyên. Lúc này người Chăm đã tiếp thu các yếu tố của văn hóa tôn giáo và chính trị của Ấn Độ. Các nghiên cứu khảo cổ học của các tác giả Việt Nam đã cho thấy người Chăm chính là hậu duệ về mặt ngôn ngữ và văn hóa của người Sa Huỳnh cổ. Các hiện vật khảo cổ của người Sa Huỳnh đã cho thấy họ đã là những người thợ thủ công rất khéo tay và đã sản xuất ra nhiều đồ trang sức và vật dụng trang trí bằng đá và thủy tinh. Phong cách trang sức Sa Huỳnh còn phát hiện thấy ở Thái Lan, Đài Loan và Philippine cho thấy họ đã buôn bán với các nước láng giềng ở Đông Nam Á cả bằng đường biển và đường bộ. Các nhà khảo cổ cũng quan sát thấy các hiện vật bằng sắt đã được người Sa Huỳnh sử dụng trong khi người Đông Sơn láng giềng vẫn còn chủ yếu sử dụng đồ đồng.  Trước khi lập quốc :Lâm Ấp Theo sử liệu Trung Quốc, vương quốc Chăm Pa đã được biết đến đầu tiên là vương quốc Lâm Ấp bắt đầu từ năm 192 ở khu vực Huế ngày nay, sau cuộc khởi nghĩa của người dân địa phương chống lại nhà Hán. Trong nhiều thế kỷ sau đó, quân đội Trung Quốc đã nhiều lần cố gắng chiếm lại khu vực này nhưng không thành công. Từ nước láng giềng Phù Nam ở phía tây và nam, Lâm Ấp nhanh chóng hấp thu nền văn minh Ấn Độ. Các học giả đã xác định thời điểm bắt đầu của Chăm Pa là thế kỷ thứ 4 Công nguyên, khi quá trình Ấn hóa đang diễn ra. Đây chính là giai đoạn mà người Chăm đã bắt đầu có các văn bản mô tả trên đá bằng chữ Phạn và bằng chữ Chăm, và họ đã có bộ chữ cái hoàn chỉnh để ghi lại tiếng nói của người Chăm. Vị vua đầu tiên được mô tả trong văn bia là Bhadravarman, cai trị từ năm 349 đến 361. Ở thánh địa mỹ Sơn, vua Bhadravarman đã xây dựng nên ngôi đền thờ thần có tên là Bhadresvara, cái tên là sự kết hợp giữa tên của nhà vua và tên của thần Shiva, vị thần của các thần trong Ấn Độ giáo. Việc thờ vua như thờ thần, chẳng hạn như thờ với tên thần Bhadresvara hay các tên khác vẫn tiếp diễn trong các thế kỷ sau đóVào thời Bhadravarman, kinh đô của Lâm Ấp là kinh thành Simhapura ["thành phố Sư tử"], nằm ở dọc hai con sông và bao quanh bởi tường thành có chu vi dài đến tám dặm. Theo ghi chép lại của một người Trung Quốc thì người Lâm Ấp vừa ưa thích ca nhạc nhưng cũng lại hiếu chiến, và có "mắt sâu, mũi thẳng và cao, và tóc đen và xoănCũng theo tài liệu Trung Quốc, Sambhuvarman lên ngôi vua Lâm Ấp năm 529. Các tài liệu cũng mô tả vị vua này đã cho khôi phục lại ngôi đền thờ Bhadresvara sau một vụ cháy. Sambhuvarman cũng đã cử sứ thần sang cống tuế Trung Quốc, và đã xâm lược không thành phần đất mà ngày nay là miền Bắc Việt Nam. Năm 605, tướng Lưu Phương nhà Tùy xâm lược Lâm Ấp, và đã chiến thắng sau khi dụ tượng binh của Lâm Ấp đến và tiêu diệt tại trận địa mà trước đó ông đã cho đào nhiều hố nhỏ và phủ cỏ lên. Vào khoảng những năm 620, các vua Lâm Ấp đã cử nhiều sứ thần sang nhà Đường và xin được làm nước phiên thuộc của Trung Quốc.Các tài liệu Trung Quốc ghi nhận cái chết của vị vua cuối cùng của Lâm Ấp là vào khoảng năm 756 Công nguyên. Sau đó trong một thời gian dài, các sách sử Trung quốc gọi Chăm Pa là "Hoàn Vương. Tài liệu Trung Quốc sớm nhất sử dụng tên có dạng "Chăm Pa" là vào năm 877, tuy nhiên, những cái tên như vậy đã được người Chăm sử dụng muộn nhất là từ năm 629, và người Khmer đã dùng muộn nhất là từ năm 657.




THỜI KÌ CỰC THỊNH CHAMPA


Từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 15, người Champa kiểm soát việc buôn bán hồ tiêu và tơ lụa giữa Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, và đế quốc Abbassid ở Baghdad. Người Chăm còn bổ sung thêm cho nguồn thu nhập của mình từ thương mại, không chỉ bằng việc xuất khẩu ngà voi,trầm hương các nước láng giềng ven biển.  Thánh địa của người Champa ở Mỹ Sơn -Tháp Chăm ở Mỹ SơnVào nửa cuối thế kỷ thứ 7, các ngôi đền của hoàng gia bắt đầu được xây dựng tại Mỹ Sơn. Tôn giáo chính lúc này là thờ thần Shiva nhưng các ngôi đền cũng thờ cả thần Vishnu. Các học giả gọi phong cách kiến trúc thời kỳ này là phong cách Mỹ Sơn E1, để chỉ các di tích ở Mỹ Sơn điển hình theo phong cách này. Các công trình còn đến nay của phong cách này bao gồm bệ đá hình linga được biết với tên gọi là bệ đá Mỹ Sơn E1 và phần trán tường có hình Brahma được sinh ra từ hoa sen nở từ rốn của thần Vishnu đang ngủ.Trong một văn bia khắc năm 657 tìm thấy ở Mỹ Sơn, vua Prakasadharma, người lấy hiệu là Vikrantavarman I, đã tự xưng có bên ngoại là hậu duệ của Brahman Kaundinya và công chúa rắn Soma, người theo truyền thuyết cũng là thủy tổ của người Khmer. Chính văn bia này đã cho thấy mối quan hệ về văn hóa và chủng tộc giữa vương quốc Chăm Pa và đế quốc Khmer. Bia được khắc nhân dịp vua cho dựng tượng đài, có lẽ là linga, cho thần Shiva. Một văn bia khác mô tả lời cầu nguyện chân thành của vua khi hiến tế cho Shiva: người là nguồn khởi thủy của sự kết thúc vĩnh viễn sự sống, điều rất khó đạt được; mà bản chất thực sự nằm ngoài suy nghĩ và lời nói của con người, tuy nhiên những ai mà ý niệm tương đồng với vũ trụ thì hình thái của người sẽ hiện ra.  Thời kỳ hưng thịnh của Kauthara Vào thế kỷ thứ 8, trung tâm chính trị của Chăm Pa đã tạm thời chuyển từ Mỹ Sơn xuống khu vực Panduranga và Kauthara, với trung tâm ở quanh quần thể đền tháp là Tháp Bà - Po Nagar ở gần Nha Trang ngày nay nơi để thờ nữ thần đất Yan Po Nagar. Năm 774, người Java đã phá hủy Kauthara, đốt đền thờ Po Nagar, và mang đi tượng Shiva. Vua Chăm là Satyavarman đã đuổi theo quân giặc và đánh bại chúng trong một trận thủy chiến. Năm 781, Satyavarman đã dựng bia tại Po Nagar, tuyên bố đã chiến thắng và kiểm soát toàn bộ khu vực và đã dựng lại đền. Năm 787, người Java lại đốt phá đền thờ Shiva ở gần Panduranga.  Chiêm Thành -Triều đại Phật giáo ở Indrapura Năm 875, vua Indravarman II đã xây dựng nên triều đại mới ở Indrapura [thành Đồng Dương, ở huyện Thăng Bình, Việt Nam ngày nay]. Vua Indravarman tự xưng là hậu duệ của Bhrigu trong sử thi Mahabharata, và quyết đoán rằng chính kinh thành Indrapura đã từng được chính Bhrigu ở thời cổ đại xây dựng nên. Indravarman là vị vua Chăm đầu tiên theo Phật giáo Đại thừa và xem đây là tôn giáo chính thức. Ở trung tâm của Indrapura, ông đã xây dựng một tu viện Phật giáo [vihara] để thờ bồ tátLokesvara [Quán Thế Âm]. Di tích này đã bị hủy hoại trong chiến tranh Việt Nam, chỉ còn lại một số hình ảnh và bản vẽ từ trước chiến tranh. Một số tượng đá từ tu viện cũng được gìn giữ tại các viện bảo tàng ở Việt Nam. Các học giả đã gọi phong cách nghệ thuật điển hình tại Indrapura là phong cách Đồng Dương. Phong cách đặc trưng bởi tính năng động và tính hiện thực về mặt dân tộc học khi mô tả người Chăm. Các tác phẩm còn lại của phong cách này có một số bức tượng dvarapala hay hộ pháp rất dữ tợn trước đây được đặt ở quanh tu viện. Thời kỳ Phật giáo thống trị, Chăm Pa kết thúc năm 925, lúc phong cách Đồng Dương đã bắt đầu nhường bước cho các phong cách tiếp theo có mối liên hệ với sự phục hồi của đạo thờ thần Siva.Các vua của triều đại Indrapura đã xây dựng ở Mỹ Sơn một số đền tháp vào thế kỷ thứ 9 và thứ 10. Các đền tháp này ở Mỹ Sơn đã xác định một phong cách kiến trúc và nghệ thuật khác mà các học giả gọi là phong cách Mỹ Sơn A1, dùng để chỉ tất cả các di tích ở Mỹ Sơn điển hình cho phong cách này. Với sự chuyển đổi tôn giáo từ Phật giáo trở về Si-va giáo vào khoảng thế kỷ thứ 10, trung tâm tôn giáo của người Chăm cũng chuyển từ Đồng Dương trở về Mỹ Sơn. 


Suy yếu:Chăm Pa đạt đến đỉnh cao của văn minh Chăm ở Indrapura nằm tại khu vực Đồng Dương và Mỹ Sơn ngày nay. Các yếu tố dẫn đến sự suy yếu của Chăm Pa ở các thế kỷ sau chính là ở vị trí lý tưởng nằm trên các tuyến thương mại, dân số ít và thường xuyên có chiến tranh với các nước láng giếng là Đại Việt ở phía Bắc và Khmer ở phía Tây và Nam.Lịch sử Bắc Chăm Pa [Indrapura và Vijaya] phát triển đồng thời với vương quốc láng giềng là nền văn minh Angkor của người Khmer nằm ở phía bắc hồ lớn Tonle Sap trên phần đất mà ngày nay là Campuchia. Sau khi vương triều Chăm ở Indrapura được thiết lập năm 875 thì chỉ hai năm sau tức năm 877 tại Roluos, vua Indravarman I đã thiết lập đế quốc Khmer. Lịch sử của Chăm Pa và đế quốc Khmer cũng đều phát triển rực rỡ trong thế kỷ 10 đến thế kỷ 12, rồi đều dần suy yếu và tan rã vào thế kỷ thứ 15. Năm 1238, đế quốc Khmer mất miền đất phía tây xung quanh Sukhothai sau một cuộc nổi dậy của người Xiêm. Thành công của cuộc nổi dậy không chỉ mở ra kỷ nguyên độc lập của người Xiêm mà còn báo trước sự tan rã của Angkor năm 1431 sau khi bị người Xiêm từ vương quốc Ayutthaya phá hủy và rồi bị sát nhập vào Sukhothai năm 1376. Sự suy yếu của Champa cũng diễn ra đồng thời với Angkor, dưới sức ép từ Đại Việt, quốc gia nằm ở miền Bắc Việt Nam ngày nay, và chấm hết khi kinh thành Vijaya [tức Chà Bàn] bị người Việt chinh phục và phá hủy vào năm 1471. Khmer xâm chiếm KautharaNăm 944 và 945, quân đội Khmer từ Angkor đã xâm chiếm khu vực Kauthara. Khoảng năm 950, người Khmer đã phá hủy đền Po Nagar và lấy đi tượng nữ thần. Năm 960, vua Champa là Jaya Indravaman I đã cử sứ thần sang nhà Tống [lúc này đóng đô ở Khai Phong]. Năm 965, nhà vua đã cho xây dựng lại đền thờ Po Nagar và tượng nữ thần để thay thế cho bức tượng đã bị lấy đi Rời bỏ kinh đô Indrapura-Lãnh thổ Champa vào thế kỷ 10.Vào nửa cuối thế kỷ thứ 10, các vua của triều đại Indrapura đã tiến hành chiến tranh với Đại Cồ Việt. Trước đó, ở nửa đầu thế kỷ này, người Việt đã giành được độc lập từ tay người Trung quốc. Sau khi Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, đất nước lại trải qua thời kỳ loạn các sứ quân và được Đinh Bộ Lĩnh thống nhất năm 968 với quốc hiệu Đại Cồ Việt và kinh đô ở Hoa Lư thuộc địa phận Trường Yên tỉnh Ninh Bình ngày nay.Năm 979, vua Champa là Parameshvaravarman I [sách Đại Việt Sử kí Toàn thư gọi là Bê Mi Thuế] đã cử hạm đội sang tấn công Hoa Lư. Tuy nhiên, toàn bộ quân viễn chinh đã bị tan rã sau một cơn bão. Năm 982, vua Lê Hoàn của Đại Cồ Việt đã cử ba sứ thần sang Indrapura. Sau khi các sứ thần bị giam giữ, vua Lê Hoàn đã quyết định đánh Champa. Quân Đại Việt đã chiếm Indrapura và giết vua Parameshvaravarman. Họ mang về nước rất nhiều nhạc công và vũ công Champa, chính những người này về sau đã ảnh hưởng đến sự phát triển nghệ thuật của Đại Việt. Do hậu quả để lại của việc tàn phá, người Chăm đã rời bỏ Indrapura vào khoảng năm 1000. Trung tâm của Chăm Pa được chuyển xuống Vijaya ở phía nam nằm trên đất tỉnh Bình Định ngày nay mà người Việt thời Lý gọi là Phật Thệ.Người Việt triệt phá Vijaya.Mâu thuẫn giữa Champa và Đại Việt đã không chấm dứt với việc người Champa từ bỏ kinh đô Indrapura. Champa đã chịu các đợt tấn công của Đại Việt năm 1021 và 1026. Năm 1044, một trận đại chiến diễn ra giữa Đại Việt và Champa đã dẫn đến cái chết của vua Jaya Simhavarman II [sách sử Việt gọi là Sạ Đẩu] và việc vua Lý Thái Tông của Đại Việt trực tiếp chỉ huy cuộc triệt hạ kinh đô Vijaya. Quân Việt mang về nước voi, nhạc công và cả hoàng hậu Mỵ Ê, người đã nhảy xuống sông tự tử trên đường về Thăng Long. Từ đó, Champa bắt đầu nộp cống cho các vua Đại Việt, và vào năm 1065 đã cống nạp một con tê giác trắng. Năm 1068, vua Vijaya là Rudravarman IV [tức Chế Củ] lại tấn công Đại Việt để trả thù trận thua năm 1044. Một lần nữa người Champa bị thất bại và Đại Việt lại chiếm và đốt phá kinh đô Vijaya. Kinh đô Vijaya bị đốt phá một lần nữa vào năm 1069, khi tướng Lý Thường Kiệt chỉ huy hải quân tấn công Champa và chiếm Vijaya. Vua Rudravarman bị bắt làm tù binh và sau đó đã đổi ba châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính lấy tự do. Lợi dụng tình hình chiến sự, các thủ lĩnh người Champa ở phía Nam đã dựng lên một vương quốc độc lập. Đến năm 1084, các vua Bắc Champa mới có thể tái thống nhất đất nước. Trong năm 1075, quân Đại Việt do Lý Thường Kiệt chỉ huy lại tấn công Champa nhưng không thắng được và phải rút quân về. Tuy không thắng nhưng Lý Thường Kiệt đã cho vẽ họa đồ ba châu mới lấy được và đổi châu Địa Lý làm châu Lâm Bình, châu Ma Linh làm châu Minh Linh và đồng thời chiêu mộ dân chúng đến đấy ở Khmer xâm chiếm Bắc Champa.Năm 1074, vua Harivarman IV lên ngôi đã cho phục dựng lại các đền tháp ở Mỹ Sơn và mở ra một thời kỳ thịnh vượng ngắn ngủi. Harivarman thiết lập quan hệ hòa bình với Đại Việt nhưng lại mở ra cuộc chiến với người Khmer của đế chế Angkor. Năm 1080, quân đội Khmer đã tấn công Vijaya và các trung tâm khác ở miền Bắc Champa. Các đền tháp và tu viện đã bị phá hủy; các di sản văn hóa đã bị lấy đi. Sau những thất bại này, quân Champa dưới sự chỉ huy của vua Harivarman đã đẩy lùi quân địch, khôi phục lại kinh đô và các đền tháp.Khoảng năm 1080, một triều đại mới đã ra đời ở cao nguyên Korat trên đất Thái Lan ngày nay đã chiếm ngai vàng Angkor của đế quốc Khmer. Ngay sau đó, các vua của triều đại mới đã tiến hành mở rộng đế quốc. Sau thất bại của các cuộc tấn công Đại Việt năm 1132 và 1137, các vua Angkor đã quay sang Champa. Năm 1145, quân đội Khmer dưới sự chỉ huy của vua Suryavarman II, người đã xây dựng Angkor Wat, đã chiếm Vijaya và phá hủy các đền tháp ở Mỹ Sơn. Vua Khmer sau đó đã tấn công và chiếm toàn bộ miền Bắc Champa. Tuy nhiên, năm 1149, vua Jaya Harivarman, lãnh đạo của tiểu quốc Panduranga ở phía Nam, đã đánh bại quân xâm lược và lên ngôi vua của các vua tại Vijaya. Ông đã dành thời gian trị vị còn lại để đàn áp các cuộc nổi loạn tại Amaravati và Panduranga. Người Champa chiếm Angko Phù điêu cuối thế kỷ 12 ở đền Bayon [Angkor] mô tả các thủy binh Champa đang tấn công quân Khmer.Năm 1167, Jaya Indravarman IV [sử Việt gọi ông là Chế Chí] lên ngôi vua Champa. Tài liệu văn bia mô tả ông dũng cảm, sử dụng thành thạo mọi loại vũ khí, và thông hiểu triết học, thuộc hết các lý lẽ Dharmasutra [một kinh Ấn Độ giáo] và các học thuyết Phật giáo Đại thừa. Sau khi thiết lập hòa bình với Đại Việt năm 1170, vua Jaya Indravarman đã đánh sang Khmer. Năm 1177, một lần nữa quân đội của nhà vua đã bất ngờ tấn công thủ đô Khmer là Yasodharapura từ các thuyền chiến đi ngược sông Mekong đến hồ lớn Tonle Sap ở Khmer. Quân Champa đã chiếm thủ đô Khmer, giết vua Khmer, và mang về nhiều chiếnlợi phẩm. Vijaya bị người Khmer chinh phục.Người Khmer nhanh chóng ủng hộ nhà vua mới Jayavarman VII người đã đẩy lùi quân Champa ra khỏi vương quốc Khmer vào năm 1181. Khi Jaya Indravarman IV một lần nữa tấn công Khmer năm 1190, Jayavarman VII đã giao cho một hoàng tử người Champa là Vidyanandana làm tổng chỉ huy quân Khmer. Vidyanandana đã đánh bại quân xâm lược Champa và thậm chí tiến lên chiếm Vijaya và bắt sống vua Jaya Indravarman về Angkor.Sau khi chinh phục Vijaya, vua Khmer chọn người em rể là Hoàng tử In làm vua bù nhìn ở Champa. Nội chiến nổ ra tại Champa giữa các phe phái và cuối cùng Hoàng tử In chiến thắng nhưng lại tuyên bố Champa độc lập khỏi vương quốc Khmer. Quân Khmer đã cố gắng chiếm lại Champa nhưng không thành trong suốt những năm 1190. Năm 1203, cuối cùng thì tướng của vua Jayavarman VII cũng chiếm lại được Vijaya và biến Champa trở lại thành một tỉnh của Angkor. Champa hoàn toàn mất độc lập cho đến năm 1220. Sau đó, Vijaya đi vào giai đoạn suy thoái kéo dài hơn hai thế kỷ. Thời kỳ này đi đến kết thúc bởi Đại Việt và chỉ có một gián đoạn ngắn ngủi trong những cố gắng quân sự của vua Che Bonguar. Cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông.Năm 1270, Kublai Khan dựng nên nhà Nguyên ở Bắc Kinh và dần dần chiếm hết miền Nam Trung Quốc do nhà Nam Tống cai trị. Năm 1280, Kublai Khan quay sang thôn tính Champa và Đại Việt. Năm 1283, quân Nguyên dưới sự chỉ huy của tướng Sogetu đánh Champa và chiếm kinh thành Vijaya. Việc xâm lược Champa không có kết quả lâu dài. Thay vì tấn công trực diện, vua Champa đã cho rút quân lên Tây Nguyên và tiến hành chiến tranh du kích. Hai năm sau, quân Nguyên phải rút lui và Sogetu bị giết trên đất Đại Việt trong một trận chiến khác trên đường rút quân về. Jaya Simhavarman III.Năm 1307, vua Champa là Jaya Simhavarman III [sử Việt gọi là Chế Mân], đã dựng đền thờ Po Klau Garai ở Panduranga [Phan Rang], và nhượng hai châu Ô, Lý ở phía bắc cho Đại Việt làm của hồi môn để cưới công chúa Huyền Trân nhà Trần. Không lâu sau hôn lễ, nhà vua băng hà, Đại Việt cử người cướp công chúa trở về để tránh bị hỏa táng theo tục lệ của người Champa???. Tuy nhiên phần đất hồi môn của Chế Mân đã không trở về với Champa. Để giành lại miền đất này, và nhân cơ hội Đại Việt suy yếu trong thế kỷ thứ 14, quân Champa bắt đầu thường xuyên xâm nhập biên giới vào sâu trong đất Đại Việt ở phía Bắc.


Vua Trà Hoa Bồ Đề [1342-1360][ Ông là Hậu duệ Vua Chế Mân,Con rể Vua Chế a Nan].Ngày giổ tổ 12/03[âm lịch].Ông thuộc vương triều thứ 12,Triều đại thứ 9,đóng đô ở thành Vijaya[Đồ bàn,bình định],giai đoan cực thịnh của vương quốc Champa.Vương quốc ông trị vì trải dài từ dãy hoàng liên sơn phía bắc ,nam giáp đến Đồng nai ngày nay.Đông giáp biển champa[biển đông], tây giáp tây lào.Kinh tế phát triển mạnh mẽ dựa vào nguồn đánh bắt thủy sản đồi mồi, ngọc trai, yến sào ,ngà voi,trầm hương..,nền nông nghiệp trồng lúa nước nổi tiếng đông nam á,sản suất gốm sứ sa huỳnh,điêu khắc,dệt thổ cẫm,công nghiệp sx đồng, đồng thau phát triển rực rỡ,đội tàu thuyền hùng mạnh cung cấp hàng hóa cho một vùng rông lớn Đông á và tây á. Quảng lí một vùng biển champa rộng lớn[biển đông]gần 3.500.000km2.Trong khoảng thời điểm đó, Người Champa rất nổi tiếng trong việc buôn bán các loại gia vị , hồ tiêu và tơ lụa với các nước như Trung Quốc, Ấn độ,Nusantara [ Indonesia, Malaysia, brunei…ngày nay] và nước Abbasiah ở Baghdad .Vào khoảng thời gian này, người Chăm được biết đến với tài đi biển rất gỏi và những thương nhân tài ba.Quân đội gồm những đội tượng binh hằng ngàn voi chiến,đội thuyền chiến hùng hậu,đẩy lui các cuộc xâm lược ngoại bang khmer và đại việt trong thời gian trị vì,bảo vệ đất nước. 


Chế Bồng Nga:Vị vua hùng mạnh cuối cùng của vương quốc Champa là Chế BồngNga. Không có văn bia Champa nào đề cập đến ông và Biên Niên Sử cũng không ghi chép về ông. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư [1491], ông cai trị từ năm 1360 đến năm 1390. Ông tấn công vào Đại Việt nhiều lần. Quân đội Champa đã đánh phá Thăng Long vào các năm 1372 và 1378. Trong lần tấn công cuối cùng của Quân đội Champa vào lãnh thổ nhà Trần là vào năm 1389. Tuy lúc đầu bị quân đội nhà Trần do Hồ Quý Ly chỉ huy chặn lại, nhưng sau đó do dùng mưu dụ quân đội nhà Trần truy kích mà Quân đội Champa tiến lên thắng lớn. Nhờ có mưu kế của tướng Nguyễn Đa Phương nên quân đội nhà Trần mới có thể rút lui bảo toàn lực lượng. Quân đội Champa dưới sự chỉ huy của Chế Bồng Nga và La Khải theo hai đường thủy bộ tiến đến tận Hải Triều [khúc sông Luộc chảy qua huyện Phù Tiên, Hải Hưng và huyện Hưng Hà, Thái Bình ngày nay]. Tại đây, sau trận thủy chiến với Trần Khát Chân, Chế Bồng Nga đã chết tại trận, La Khải bèn nhân cơ hội rút quân về nước tự lập làm vua. Đó là năm 1390. Đây là lần tấn công cuối cùng của quân đội Champa vào Đại Việt nhưng cũng đã đủ để đặt dấu chấm hết cho nhà Trần.Xung đột với nhà HồNăm 1391, Hồ Quý Ly đem đại quân tới tận biên giới Việt - Chăm và cử Hoàng Phụng Thế đem quân tấn công Champa, nhưng quân Champa đặt mai phục thắng lớn khiến toàn quân Việt tan vỡ chỉ có Phụng Thế thoát được về. Ngay trong năm đó Quý Ly cũng rút quân về.Đến năm 1402, Hồ Hán Thương lại đem quân đi đánh Chăm Pa. Tiền quân Việt do viên tướng người Champa là Chế Đa Biệt [tên Việt là Đinh Đại Trung] giao tranh quyết liệt với quân Champa do Chế Tra Nan chỉ huy khiến hai bên đều tổn thất, cả hai viên tướng đều bị chết nhưng cũng làm cho vua Champa là Jaya Indravarman VII [sách sử Việt gọi là Ba Đích Lại] [là con của La Ngai] phải nhường đất Chiêm Động [Hồ Quý Ly chia làm hai châu Thăng và Hoa, nay là đất các huyện Thăng Bình, Tam Kỳ, Quế Sơn, Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam] và cả đất Cổ Lũy [Hồ Quý Ly chia làm hai châu Tư và Nghĩa nay là các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi] cho nhà Hồ.Năm 1403, Hồ Hán Thương lại giao Nguyên Khôi thống lĩnh quân thủy bộ tiến đánh Champa nhưng vì lương thực tiếp tế không đủ lại có hải quân Minh giúp quân Champa nên phải rút quân về.Năm 1407, nhân khi quân Minh sang xâm lược Đại Việt, quân Champa cũng tấn công Đại Việt và lấy lại được đất cũ [Chiêm Động và Cỗ Lũy]. Tướng Minh là Trương Phụ tiêu diệt các lực lượng chống đối của tàn dư nhà Hồ, giết tướng Hoàng Hối Khanh và thu hàng tướng Đặng Tất; đất đai Trương Phụ thu về nhà Minh chỉ đến Hoá châu, không tiến xuống vùng đất Champa vừa lấy lại.Đại Việt chinh phục và tàn phá Vijaya.Năm 1446, quân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Trịnh Khả, Lê Thụ và Lê Khắc Phục đã tấn công Champa. Cuộc tấn công kết thúc thắng lợi và thành Vijaya mà người Việt thời Lê gọi là thành Chà Bàn [hay Đồ Bàn] rơi vào tay quân Việt. Quân Việt cũng bắt sống vua Champa là Bí Cai [Bichai] và mang về Thăng Long cùng với nhiều phi tần. Tuy nhiên năm sau quân Việt đã bị đẩy lùi.


MA HA TRA TOAN [ VUA TRÀ TOÀN].Năm 1470, quân Đại Việt do vua Lê Thánh Tông trực tiếp chỉ huy lại tấn công Champa. Quân Đại Việt lúc này đã rất mạnh và có tổ chức tốt. Ngược lại quân Champa rất yếu và thiếu tính tổ chức. Thủy quân Đại Việt do các tướng Đinh Liệt và Lê Niệm chỉ huy tấn công trước. Lê Thánh Tông dẫn đại quân theo sau. Tháng 2 năm đó, vua Chăm là Trà Toàn cử em đem tượng binh và bộ binh đến sát trung quân của vua Lê Thánh Tông. Các tướng Lê Hy Cát, Hoàng Nhân Thiêm, Lê Thế và Trịnh Văn Sái đem thủy quân chắn giữ cửa biển Sa Kỳ [nay là huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi] chặn lối rút của quân Chăm. Vua Lê Thánh Tông dẫn thủy quân tiến đánh quân Chăm ở cửa Áp [tức cửa Tân Áp, sau là cửa Đại Áp ở huyện Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam] và cửa Tọa [tức cửa Cựu Tọa sau là cửa Tiểu Áp cách cửa Đại Áp hơn 7 dặm]. Đồng thời bộ binh Đại Việt do Nguyễn Đức Trung ngầm đi đường núi tấn công quân Chăm khiến quân Chăm phải rút về thành Vijaya. Quân Việt nhanh chóng tiến lên đánh bại quân Chăm và bao vây thành Vijaya. Tướng champa po trì trì vì tư thù cá nhân với vua trà toàn, đã không cho viện binh cứu đồ bàn mà chỉ án ngữ tại đèo cù mông , phía nam đồ bàn. Thành Vijaya thất thủ vào ngày 2 tháng 3 năm 1471 sau bốn ngày giao tranh. Vua Chăm là Trà Toàn bị bắt sống và tự sát trên đường chở về Thăng Long. Ít nhất hơn 60.000 người Chăm bị giết và 30.000 bị bắt làm nô tỳ cho quân Đại Việt. Kinh thành Vijaya bị phá hủy hoàn toàn. Hoàng tộc champa chạy sang malacca[ khoảng 20.000 trốn thoát bằng thuyền qua cửa đầm thi nại, trong đó có con vua trà toàn là bàn la trà ko lai[Pau liang indravaman]. Sau đó định cư ở malaysia.khoảng 30000 người chạy sang lào và campuchia sau cuộc tàn sát đẫm máu này. Sau chiến thắng vua Lê Thánh Tông đã sát nhập các địa khu Amaravati và Vijaya và lập nên thừa tuyên Quảng Nam và duy trì vệ quân Thăng Hoa ở đây . Tướng Chăm là Bô Trì Trì [tên Chăm: ?] chiếm vùng đất Panduranga [sách sử Việt gọi là Phan Lung] xưng làm vua của người Champa xin nộp cống xưng thần và vua Lê Thánh Tông phong Bô Trì Trì làm vương đất Champa [sách Toàn thư gọi là Chiêm Thành tức là vùng đất Phan Rang, Thuận Hải ngày nay]. Vua Lê Thánh Tông cũng phong vương cho tiểu vương xứ Kauthara [sách Toàn thư gọi là Hoa Anh tức là vùng đất tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa ngày nay] và nước Nam Bàn cho hoàng than champa Trà toại [sau này là hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá mà ngày nay là đất các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Đăk Lăk tức miền đất Tây Nguyên]. Chính thất bại này đã dẫn đến việc người Champa lần đầu tiên di cư với số lượng lớn sang Campuchia và Malacca. 


Panduranga-Chăm Pa[Lãnh thổ Panduranga-Chăm Pa từ sau 1471]


Phần đất còn lại của vương quốc Champa lịch sử mà sách sử người Việt gọi là Chiêm Thành chỉ từ Phú Yên ngày nay trở về Nam [Kauthara và Panduranga] và từ năm 1653 Champa chỉ còn nửa đất phía nam của địa khu Panduranga [tức Phan Rang, Phan Rí và Phan Thiết ngày nay]. Tuy nhiên, dưới sự bảo hộ của Đại Việt, vương quốc này vẫn giữ được độc lập dưới sự cai trị của các chúa Chăm.Năm 1594 chúa Champa là Po At đã gửi lực lượng sang giúp Sultan xứ Johor để tấn công quân Bồ Đào Nha ở Malacca.Năm 1611, chúa Nguyễn Hoàng đã cử một viên tướng người Champa mà sử Việt gọi là Văn Phong đánh chiếm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hoa để lập ra phủ Phú Yên, sau đổi thành dinh Trấn Biên.Trong các năm 1627 đến 1651 là giai đoạn chúa Champa là Po Rome xưng vương và lấy con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên là Ngọc Hoa [có sách gọi là Ngọc Khoa]. Đây cũng là giai đoạn mà quan hệ Việt – Champa diễn ra tốt đẹp. Năm 1653, chúa Champa là Bà Bật [còn gọi là Bà Tấm, Bà Thâm, Bà Thấm hay Bà Tranh; tên Chiêm:?] xâm lấn Phú Yên. Chúa Nguyễn Phúc Tần cử cai cơ Hùng Lộc và tham mưu Minh Vũ đem quân vượt qua dãy núi Thạch Bi chiếm đất Champa đến sát bờ trái sông Phan Rang ngày nay lập ra hai phủ là Thái Khang [nay là Ninh Hòa] và Diên Ninh [nay là Diên Khánh]. Đây cũng là thời điểm Champa nộp cống xưng thần với các chúa Nguyễn.Theo Đại Nam Thực Lục Tiền Biên [1834], năm 1692, Chúa Champa tên Bà Tranh đã tấn công vào phủ Diên Ninh và dinh Bình Khang tức vùng Diên Khánh ngày nay. Cuộc tấn công này đã thất bại và quân Champa bị tướng Nguyễn Hữu Cảnh đánh bại vào năm 1693. Chúa Nguyễn đổi tên Chiêm Thành Quốc thành Thuận Thành Trấn, sau đó đổi Thuận Thành Trấn thành Bình Thuận Phủ.Theo Đại Nam Thực Lục Tiền Biên [1834] và Hoa Di Biến Thái [Ka-i-hen-tai, sử liệu Nhật Bản cuối thế kỷ thứ 17-đầu thế kỷ thứ 18], sau khi Chúa Bà Tranh chết tại Huế, em trai của Bà Tranh là Kế Bà Tử đã nổi dậy. Quy tộc Champa tên Ốc Nha Đạt và người Mãn Thanh tên A Ban chỉ huy quân Champa. Lúc đó Nguyễn Hữu Cảnh đang đi Tây Chính, và quân Nguyễn ở lại đã bị quân Champa tiêu diệt hoàn toàn. Khi Nguyễn Hữu Cảnh trở lại, Kế Bà Tử đã ký hòa ước với chúa Nguyễn Phúc Chu. Chúa Nguyễn Phúc Chu đã đồng ý khôi phục vương quốc Champa với hình thức là một khu tự trị với tên là Thuận Thành Trấn, và chúa Champa được gọi là Trấn Vương, là thần hạ của chúa Nguyễn. Theo bộ văn bản hoàng gia Champa [bản chữ Hán], mối quan hệ phiên thuộc giữa vùng đất cai quản bởi các chúa Champa và chính quyền trung ương của chúa Nguyễn diễn ra tốt đẹp. Thuận Thành trấnLãnh thổ Thuận Thành trấn [1697-1832]Năm 1697, chúa Nguyễn Phúc Chu cho lập phủ Bình Thuận [từ Phan Rang trở về tây] chia làm hai huyện An Phước và Hòa Đa. Cũng từ đây vùng đất Champa còn lại [Phan Rang trở về đông] đã trở thành phiên thuộc của chúa Nguyễn và mối quan hệ giữa chúa Nguyễn và chúa Champa là mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa phương.Đến năm 1712, chúa Nguyễn Phúc Chu đã ban hành một bản hiệp ước mới gọi là Ngũ điều Nghị định, trong đó khẳng định quyền xét xử của các chúa Champa đối với các thần dân người Champa và cũng quy định nghĩa vụ của các chúa Champa đối với các chúa Nguyễn. Để giải quyết xung đột giữa người Champa và người Việt, bản hiệp ước quy định các xung đột này sẽ do chúa Champa tức Trấn Vương cùng với quan Cai bạ và quan Ký lục [cả hai là người Việt] phán quyết. Chế độ tự trị này được duy trì cho đến tận năm 1832 qua các đời chúa Nguyễn, thời Tây Sơn và thời kỳ đầu triều đại nhà Nguyễn. Tuy nhiên, các đời chúa Champa sau Po Saktiray Da Patih không còn duy trì được mối quan hệ trực tiếp với các chúa Nguyễn và mọi công việc của Thuận Thành Trấn được tiến hành thông qua phủ Bình Thuận cho đến tận cuộc nội chiến giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn.Năm 1793, phiên vương Thuận Thành là Tá [gọi theo Tiền Biên; tên Chăm: Po Tithun da parang] theo phe Tây Sơn bị Nguyễn Ánh đánh bại. Nguyễn Ánh cho tướng người Champa của phe mình là Thôn Bá Hú [tức Nguyễn Văn Hào, gọi theo Tiền Biên, tên Chăm: Po Lathun da paguh] làm Chánh trấn Thuận Thành và trong năm 1794 đặt chế độ chánh trấn và phó trấn và bỏ chế độ phiên vương .Năm 1832 người Champa lại nổi dậy chống lại vua Minh Mạng nhân dịp có cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi ở phía Nam nhưng không thành công.. Chính quyền tự trị hạn chế của người Chăm chấm dứt tồn tại vào năm 1832, khi Hoàng đế Minh Mạng đổi Thuận Thành thành phủ Ninh Thuận và đặt quan lại cai trị trực tiếp. Lịch sử vương quốc Champa chính thức dừng lại ở đây.Lịch sử miền đất Tây Nguyên ngày nay sau khi tách khỏi lịch sử Champa vào năm 1471 còn chưa được các học giả quan tâm nghiên cứu. Mối quan hệ lịch sử giữa Champa [trước thời Lê], Nam Bàn [thời Lê] và hai nước Thủy Xá, Hóa Xá [thời Nguyễn] còn chưa được chứng minh. Tuy nhiên theo Cương mục thì vua Lê Thánh Tông phong cho dòng dõi chúa Champa làm Nam Bàn quốc vương và đất đai Nam Bàn chính là đất phụ thuộc Champa xưa [trước thời Lê] và vào thời Nguyễn đấy chính là đất của hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá [tức Tây Nguyên ngày nay]. Sau khi Champa bị sát nhập hoàn toàn vào Việt Nam thì hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá tức miền đất Tây Nguyên ngày nay vẫn giữ được độc lập nhưng trở thành phiên thuộc của nhà Nguyễn cho đến thời Pháp thuộc.







ĐỘNG PHONG NHA VÀ NHỮNG DẤU TÍCH CHÙA HANGCỦA PHẬT GIÁO CHĂMPA  


Động Phong Nha [huyện Bố Trạch - Quảng Bình] với cả một hệ thống hang động, sông ngầm và muôn vàn những cột thạch nhũ lộng lẫy rủ xuống muôn hình muôn vẻ… từ lâu đã được biết đến như một danh thắng kì thú của đất nước.


Ngay ở thế kỉ XVIII, nhà bác học Lê Quý Đôn đã ca ngợi Động Phong Nha mà thời xưa gọi là Động Chân Linh: “Động Chân Linh ở nguồn Chân Linh, châu Bố Chính, sau lưng là núi, trước mặt là nước, cửa động hẹp chỉ lọt một cái xuồng, trong động rộng rãi. Người đi xem cầm đuốc men trên bộ mà vào, đi bộ 100 dặm thì có một cái cửa vào trong ấy thấy trời đất, mặt trời, mặt trăng, mây ráng, cỏ hoa, rõ ràng là một thế giới. Có phiến đá to bằng phẳng như bàn cờ, có con cờ. Bốn bề là vách đá như ngọc đẽo thành. Cảnh vật lạ đẹp, trong có nhiều bài thơ đề vịnh”. [Sách Phủ biên tạp lục]. Không chỉ đến thế kỉ XVIII, mà trước đó hai trăm năm, vào thế kỉ XVI, trong sách Ô Châu cận lục, Dương Văn An đã có những ghi chép thật tỉ mỉ và lí thú về khu hang động duy nhất ở đất Ô Châu- Động Chân Linh [nay là Động Phong Nha] này: “Động ở huyện Chân Linh, châu Bố Chính. Đằng sau lưng dựa núi biếc, phía Tây đầu gối dòng xanh. Bên dưới nước nhuốm màu biếc, mé trên đá phủ rêu xanh. Động có một cửa hẹp chỉ vừa một thuyền đi, vào bên trong động thì dần dần rộng ra. Người vãng cảnh đi thuyền đến đây, trước tiên cần phải thanh tịnh trai giới, khi gặp nước yên sóng lặng, gió quang mây tạnh mới đốt đuốc sáng theo dòng nước mà vào. Liền nghe gió thổi thành muôn điệu sáo, trong động âm vang như vạn tiếng đàn. Đi tiếp khoảng trăm dặm thì có một cái cửa như miệng cá. Nơi đây trời đất sáng sủa có ánh sáng mặt trăng, mặt trời rọi chiếu, cỏ yên mây lặng thanh tịnh không dính chút bụi trần. Chim hót mừng người, hoa cười đón khách, mở ra cả một khoảng đất trời riêng. Đá tảng lớn và phẳng, có bàn cờ đá có quân cờ. Xung quanh vách đá như đẽo gọt, có những điểm nhỏ lấm tấm, nom tựa đồng tiền, hoặc như làn tóc, hoặc như hình người, hoặc như hạt cườm rủ. Nước lặng biếc như mắt sư, núi thẳm xanh như đầu Phật. Chim chơi trên cát chân còn in dấu, cá giỡn sóng nước chẳng gợn tăm. Dẫu có cảnh trí Đào Nguyên cũng không hơn được nơi này. Văn nhân trong huyện có nhiều người để lại thơ đề thơ, người đời sau xem lại thấy ở những chỗ đề thơ này như có dấu khuyên dấu chấm. Tục truyền ở trong động có cái trứng vàng bị chìm dưới đáy nước, có một vị thuật sĩ muốn tới lấy lên, khi đến cửa động, gặp dân địa phương bảo sóng gió không thuận, không nên vào.Thuật sĩ vốn tự phụ cậy mình có phép thuật thần diệu, nên cứ bơi chèo đi vào. Được một lúc bỗng nghe có tiếng trống, tiếng tù và nổi lên ầm ầm, nhìn nhau thất sắc vội quay thuyền trở ra. Sự linh dị đại loại như vậy.Có câu thơ cổ rằng:


Đông môn vổ toả thược


Tục khách bát tằng lai


Dịch là:


 Cửa động không then khoá


 Khách tục chẳng thể qua.


Chính là nói về chuyện này. Đến thế kỉ XIX, các sứ giả của Quốc sử quán triều Nguyễn còn cho biết thêm: “Nay hỏi người địa phương đều nói, tục truyền núi này anh linh, nhưng cửa ngõ khoá chặt đã lâu, gần đây không có du khách đến thăm nữa. Theo Quảng Bình tỉnh chí, thì động ở một ngọn núi đá về phía tây xã Lệ Sơn Thượng, bên dưới là khe suối. Tương truyền xưa có Chân Linh tiên nữ ở trong động, lại có một vị tăng tinh thông pháp thuật, một hôm trai tăng đến chân núi múa kiếm chém bụng núi, chặt chân núi, tiên tử bèn chạy đến phường Phúc Lâm, vị tăng cũng chạy theo, rồi hai người đều hoá thành đá ở trên núi, cho nên có tên gọi là núi Đạo Sĩ cũng gọi là Núi Trai Tăng Tiên Tử, dân địa phương Phúc Lâm lập đền thờ ở dưới núi. Trên núi có hai hòn đá, đứng xa mà trông, một hòn như hình ngọc nữ hóng gió, một hòn như hình người tiên cưỡi mây? Ở sườn núi này có chỗ đá như bị cắt, tục nói đây là vết kiếm chém của vị tăng; ở chân núi có chỗ lõm vào, tục nói đây là vết vị tăng chặt chân núi. Về phía tây núi, bực đá mở ra một cái hang, trong hang có đền Chân Linh tiên nữ, khi hạn hán cầu đảo thường được ứng nghiệm. Thế nhưng, chỉ từ cuối thế kỉ XIX, động Phong Nha mới thực sự được khám phá và được nghiên cứu một cách khoa học. Công đầu trong việc khám phá này thuộc về các linh mục ngườiPháp mà trước hết là Linh mục  Cadière. Một linh mục người Pháp khác là Linh mục L. De. Lajonquiàre cũng đã tới Động Phong Nha và đã để lại những ghi chép khá chi tiết: “Một lỗ thoát nước dài 200 mét kéo từ sông đến một vách đá cao đứng thẳng có những kẽ nứt nghiêng; vách đá dựng đứng và trơ trụi từ mặt đất bằng của bến đến tận đỉnh sơn khối mà ở một số điểm cao đến 80, 100m. Một cửa hang rộng đến vài chục mét, trên trần là một kẽ nứt nghiêng, dẫn vào một cái động đầu tiên trông thật là kì thú. Động hình tròn, đường kính rộng đến vài mươi mét. Trần động khum tròn lại buông xuống từng chùm thạch nhũ. Vách động được khoét và vạt vào; những vòm đá nhỏ thông vào các ngóc ngách, các góc tối. Một mảng nước bình lặng trong vắt, và xem chừng rất sâu, trải ra khắp động, trên vách, những hõm sâu mờ mờ ảo ảo không biết đâu là đáy. ánh sáng phản chiếu trên mặt gương xanh biếc của làn nước, tô những màu sắc rực rỡ lên vòm động, lên những dòng thạch nhũ, lên những khe kẽ kì lạ trong đá. Một ngách dài chừng vài mươi mét nằm dưới một kẽ nứt rất thấp [chỉ độ 2, 20 mét trên mặt nước] dẫn vào một cái động thứ hai; ánh sáng xuyên suốt đến tận đáy, chiếu rọi lên một dòng nhũ đá cứng lại, thành hình vòm cung; xa hơn, ánh sáng không còn xuyên vào được nữa và làn nước cứ chìm dần giữa hai vách đá, vào trong bóng tối sâu thẳm.Dưới ánh lửa đuốc của người chèo đò, ta có thể nhận ra được một phòng dài, rộng chừng vài mươi mét, trần lúc thì khum tròn, lúc thì vòm cung nhọn, cao đều đều từ mười lăm đến mười tám mét. Vách động bằng đá vôi xanh nhạt khi thì phẳng lì và vạt vào, khi thì phủ ngoài bằng những mảng đóng cứng lại. Những dòng thạch nhũ đông lại thành từng chùm đồ sộ chứng tỏ một quá trình thẩm thấu lâu dài không mệt mỏi… Con thuyền trôi từ từ, phải bơi hai mươi lăm phút mới đến được một cái bến đất thó dốc đứng, đó là phù sa do nước lũ đem vào, lấp bằng các hốc lõm trong đá để tạo thành mặt đáy nền của động. Đến đây, cái phòng dài thu hẹp lại, trần hạ thấp xuống, mặt đất lỗ chỗ những hố sâu mà phù sa không trôi vào được, và cái hang kéo dài đến 1.200 mét tính từ cửa vào, kết thúc bằng một ngách con hẹp, ngách còn kéo dài đến 300 mét nữa dưới các kẽ nứt của sơn khối.Cách nơi cặp bến độ 30 mét có hai trụ đá đẹp, tạo thành bởi những nhũ đá từ trần chảy xuống, từ mặt nền nhô lên họp lại cùng nhau, đỡ lấy cái vòm động, mở đầu cho một dãy hàng cột dường như móc nối vào nhau. Hai bên vách ở lối vào, phủ một lớp bụi diêm tiêu đóng lại khá dày. Trên lớp bụi trát đó, có những vết chữ khắc vội vàng không chau chuốt của những người khách đã đến đây từ thời rất xa xưa. Các khách đó hình như là người Chàm. Đúng là Động Phong Nha đã có từ rất lâu. Theo các nhà địa chất, cách ngày nay 5-7 triệu năm, Động Phong Nha đá được hình thành do những kiến tạo địa chất trong lòng dãy núi đá vôi Kẻ Bàng. Thế nhưng con người thì lại chỉ mới thực sự khám phá ra khu hang động kì thú này từ cuối thế kỉ XIX. Đến những năm cuối của thế kỉ XX, Động Phong Nha lại được thêm một lần khám phá khoa học nữa.Sau năm 1990, Hội Nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh đã nhiều lần đến khảo sát Động Phong Nha. Và, thật lí thú, theo đánh giá của Hội Nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh, Động Phong Nha là quần thể hang động có giá trị hàng đầu thế giới với bốn cái nhất: có sông ngầm dài nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, có những bờ cát rộng và đẹp nhất và có những thạch nhũ đẹp nhất. Cũng theo số liệu khảo sát của các nhà hang động học, chiều dài các hang ở Phong Nha là 64.385 mét. Trong đó, hang Vòm là hang dài nhất Việt Nam và đã được Hiệp hội hang động quốc tế xếp vào danh sách các hang động dài ở Châu Á và thế giới. Các hang động ở Phong Nha lại đều có dòng chảy ngầm ra sông Son, có cấu tạo phức tạp, nhiều nhánh; mỗi nhánh lại chia thành nhiều phòng. Tất cả đã khiến cho khu  hang động Phong Nha - Kẻ Bàng trở thành một kiệt tác kì diệu của thiên nhiên. Thế nhưng trong cả một hệ thống hang động Phong Nha - Kẻ Bàng kì thú và rộng lớn như thế, từ xưa tới giờ con người chủ yếu mới tới được một động duy nhất là động Phong Nha - động có độ dài không lớn [hơn 600 mét].Theo những ghi chép của Dương Văn An và các sử gia Quốc sử quán triều Nguyễn, thì ở khu vực Động Phong Nha đã có những dấu tích thờ tự của người Việt: đền Chân Linh tiên nữ. Thế nhưng, trước khi có những ghi chép trên, người Chăm xưa đã đến Phong Nha và đã biến khu hang động này thành một địa điểm tôn giáo quan trọng của mình.Trong ghi chép của mình [chúng tôi đã dẫn ở trên], L. Lajonquière đã ngờ những vết chữ trên vách hang động là của những người Champa để lại. Sau những người truyền giáo, một trong những người Pháp đã tới Động Phong Nha là ông C. Paris.Ông đã phát hiện ra một số hiện vật: bên phải lối vào có một bệ thờ xây bằng gạch Chàm do người Việt làm lại “trước kia là nơi đặt một pho tượng đá, chân bắt chéo, đeo một hình chữ vạn trước ngực, đầu có đội mũ che gáy; ở giữa động cạnh nơi có các dòng chữ có phế  vật của một bệ thờ với pho tượng đá. Các nhà khoa học Pháp còn cho biết đã phát hiện ở Phong Nha [vào cuối thế kỉ XIX] nhiều dấu tích Phật giáo khác nữa bằng đất nung. Ông H. Parmentier có bản dập một trong những pho tượng nhỏ Phong Nha. Theo lời ông mô tả, thì đây là một pho tượng Phật nhỏ bằng đất nung rất cứng, ngồi trên bệ sen. Toàn bộ chiều cao của tượng gần 10 cm. Hình người ngồi xếp bằng, bàn tay trái duỗi ra đặt nằm trong bàn tay phải chỉ xuống đất [động tác lấy đất chứng giám- NVD]. Búi tó buộc ngược thành túm chỉ trên đỉnh đầu. Chỉ vai phải và bàn tay phải là để trần. Ngoài những hiện vật Phật giáo ra, nhà khoa học người Pháp C. Paris đã thu thập [ghi lại] được ở động Phong Nha 97 bi kí Chàm cổ. Vì dạng chữ bất thường và việc dập thời đó không ghi được chính xác nên các bi kí Phong Nha vẫn chưa dịch được. Chỉ một số từ là đọc được cho thấy rõ tính chất Phật giáo của hang động Phong Nha này. Ông Majumdar nói đến 36 Gia kí ở Phong Nha và đọc được một từ nói về Sariputra, một tông đồ nổi tiếng của Đức Phật. Rất tiếc những hiện vật vật chất đã không còn, còn bi kí thì không đọc được. Cho nên khó có thể xác định được niên đại của những bệ thờ và tượng thờ cùng những bi kí Phật giáo Chăm xưa của Động Phong Nha. Thế nhưng, trong nghệ thuật Champa cổ, truyền thống [đặc biệt là tượng Phật] gốm chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn đầu tiên - giai đoạn trước thế kỉ VII, khi mà những ảnh hưởng của nghệ thuật ấn Độ [phong cách Gúpta và phong cách Amaravati] còn rất đậm trong điêu khắc Chăm. Mà, truyền thống nghệ thật Phật giáo sớm [trước thế kỉ VII] không chỉ thịnh hành ở phía bắc mà còn cả ở phía nam Chămpa xưa.Ngoài hình phù điêu gốm nhỏ ở Phước Tịnh [Phú Yên] thể hiện Đức Phật ngồi trên rắn Naga giữa hai hình tháp, năm 1996, chúng tôi còn phát hiện ra một loạt tượng gốm Phật giáo ở Phú Yên. Đó là: hình Phật ở chùa Hồ Sơn, Tuy Hoà, ba hình Phật ở thôn Thọ Sơn, xã Hoà Tiến, thị xã Tuy Hoà, v.v Chùa hang Phong Nha cùng những di vật trong đó là những bằng chứng vật chất về sự có mặt rất sớm của Phật giáo ở vùng cực bắc của nước Chămpa xưa. Cho đến tận thế kỉ X, tôn giáo chủ đạo của vùng bắc Champa vẫn là Phật giáo. Một trong những bằng chứng cụ thể đó là bi kí Phật giáo ở Ròn. Dựa trên dạng tự Sanskrít, các nhà nghiên cứu cho rằng, bi kí Ròn được khắc vào khoảng thế kỉ IX hoặc X. Bài minh, được khắc trên một tảng đá nằm ở cánh đồng Bắc Hạ chừng 2 dặm, gồm bốn dòng viết bằng chữ Sanskrít nói về việc cúng tiến cho một tu viện Phật giáo. Bài minh viết: “Tôn kính thần Sri Damaresvara. Những cánh đồng Til-vit, Par, Tradvad... - tất cả những khu đất này là do vị vua hùng mạnh Sri... dâng cúng cho tu viện... Ngài là người có... là người đã huỷ diệt...” [những chỗ trống là mất từ]. Xin lưu ý: vị thần Damaresvara mà vua Sri... tôn kính là thủ lĩnh các  Daramas hoặc Hutas [yêu tinh] là một trong vô vàn tên hiệu của Avalokitesvara có nguồn gốc từ thần Shiva.Mà không chỉ ở Phong Nha, trong vùng đất phía bắc của Champa xưa [nay là các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế], đã phát hiện ra khá nhiều hiện vật và di tích Phật giáo có niên đại thế kỉ IX-X.Phong Nha không chỉ là một danh thắng thiên nhiên kì thú được UNESCO công nhận là di sản thế giới mà còn là khu chùa hang Phật giáo vào loại xưa nhất được biết ở Champa và cả khu vực Đông Nam Á thời xưa










DI SẢN KOSA CỦA CHAMPA


Bài viết này là giới thiệu một số kosa làm bằng quý kim đã được phát hiện ở vùng đất trước đây là kinh đô của Champa ở miền Trung Việt Nam, trong đó có hai hiện vật có lai lịch rõ ràng. Kosa là một chiếc bao kim loại, làm bằng vàng hay bạc, thường được miêu tả trong các tư liệu Chăm, dùng để phủ lên linga, hiện thân của Siva. Kosa kết hợp với một số phù điêu biểu thị khuôn mặt hay đầu thần Siva, được thiết kế để bao phủ phần trên [Rudrabhaga] của linga.Danh xưng kosaxuất phát từ một chữ Phạn, miêu tả một lớp vỏ bọc hoặc một cái bao dùng để đựng những báu vật.Những chiếc bao bên ngoài linga như thế được dùng trong các nghi lễ rửa tội và tẩy uế, tuân theo tập tục abhiseka của người Ấn Độ. Việc dâng hiến những món quà đắt tiền như vậy hình thành từ một phần việc quan trọng nhằm thực thi nghĩa vụ thiêng liêng của đạo Bà La Môn, dana, nghi lễ hiến tế của tín đồ đối với vị thần họ tôn thờ.Danh xưng kosa rất phổ biến trong tín ngưỡng Saivite ở Ấn Độ nhưng hiếm khi được biết đến ngoài tiểu lục địa này. Những minh văn do những người trị vì vương quốc Champa cho khắc trên các bi ký đã nhắc lại những liên hệ đối với vai trò then chốt củakosa trong nghi lễ chính thống được thực thi nhân danh nhà vua. Những minh văn này cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa kosa với những chức năng tín ngưỡng và ma thuật, mà trọng tâm là tính hợp pháp chính trị và sự tồn tại của nhà vua cùng vương quốc của ông.Cố giáo sư Jean Boisselier [1963] đã cung cấp một sự miêu tả toàn diện nhất về hiện diện của kosa ở Champa. Miêu tả này dựa trên những công trình nghiên cứu trước đó của các nhà văn tự học người Pháp. Ngôn ngữ được ưa chuộng trong những minh văn này là chữ Phạn, thứ ngôn ngữ giảng dạy của các đạo sư Bà La Môn, được truyền từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Một trong số những minh văn bằng chữ Phạn được phát hiện sớm nhất ở Đông Nam Á là của vị vua Bhadresvara I của vương quốc Champa, được tìm thấy ở Mỹ Sơn, có niên đại vào cuối thế kỷ 4.Minh văn này cung cấp những bằng chứng trực tiếp sớm nhất về sự chấp nhận tư tưởng Ấn Độ giáo của người đứng đầu vương quốc Champa. Những minh văn đầu tiên này đã định hình một kiểu minh văn đặc trưng trong những lời đề tặng của hoàng gia Champa đối với thần linh sau này. Sự xác nhận của người trị vì vương quốc đối với thần linh được thể hiện qua việc sử dụng một cái tên chung. Vì thế, vị thần Siva được thờ trong một ngôi đền ở thánh địa Mỹ Sơn được gọi là Siva-Bhadresvara. Đối với những người trị vì ở đây thì những ai có tham vọng làm vua đều quan tâm tới những bí quyết liên quan đến mong muốn củng cố uy quyền của họ trong một vương quốc có nền chính trị phân tán và đầy biến động.Không có gì nghi ngờ về những biểu đạt mang tính chính trị và tính chiến đấu trong các sử thi Bà La Môn [cả Mahabharata vàRamayana đều rất nổi tiếng ở Champa]. Những biểu đạt này đã tác động đến những người đứng đầu những trung tâm chính trị ở Champa, vốn là những nơi luôn có sự căng thẳng triền miên với các lân bang xung quanh.Minh văn bằng chữ Chăm sớm nhất hiện còn cũng liên quan đến vị vua Bhadravarman I, đồng thời đề cập đến kinh đô Simhapura [Trà Kiệu] của vị vua này. Minh văn này cũng ca tụng “con rắn linh thiêng của đức vua” [chắc hẳn có liên quan đến một vài hình thức thờ phụng naga - được tìm thấy nơi một cái giếng ở gần phế tích kinh đô Trà Kiệu]. Minh văn này tuy không đề rõ niên đại, nhưng được cho là vào cuối thế kỷ 4, đã hàm chứa một số từ vựng vay mượn từ chữ Phạn.Ngoại trừ phát hiện riêng biệt này, tất cả các minh văn trong thời kỳ này đều là chữ Phạn, cho đến thế kỷ 7, lúc mà cả chữ Phạn lẫn chữ Chăm đều được khắc cùng trên một tấm bia. Những minh văn này đều là lời đề từ liên quan đến sự hình thành các ngôi đền, việc trùng tu những ngôi đền ấy hay sự tôn vinh thần linh. Những thông điệp tôn giáo bằng chữ Phạn và chữ Chăm được sử dụng để phản ánh những khía cạnh thế tục của sự hiến tặng, điển hình là những lễ vật và đất đai để mở mang đền thờ. Điều này vẫn thường diễn ra ở Mỹ Sơn cho đến cuối thế kỷ 10.Một số thông điệp viết bằng chữ Phạn đã cho thấy lễ vật quan trọng nhất mà nhà vua dâng cho đền thờ, hoặc chính xác hơn, cho thần linh chính là kosa, được làm bằng kim loại quý và thường được tô điểm bởi những viên đá quý. Chúng được miêu tả đa dạng, đặc biệt là hầu hết đều liên quan đến số khuôn mặt tương ứng [đa phần thường có bốn hoặc năm khuôn mặt] và luôn có giá trị cao. Những minh văn từ thế kỷ 4 viết về vị vua Bhadresvara I được nhắc đến trên đây đều không đề cập đến việc kosa có được sử dụng trong các nghi lễ liên quan đến ngôi đền thờ này hay không? Một trong những dấu hiệu đáng tin cậy đầu tiên về việc sử dụng kosa xuất hiện trong minh văn của hoàng gia vào đầu thế kỷ 8, mà K. Bhattacharya đã dịch là “ông [người trị vì] làm ra… hai kosa [năm 721 sau Công nguyên] cho Thượng đế, một kosa có thể dịch chuyển, còn cái kia thì cố định. Kosa có thể dịch chuyển mang [một hoặc nhiều] khuôn mặt”.


Ý nghĩa của  kosaở Champa 


Sau đây chúng ta có thể xác định ý nghĩa của kosacủa Champa và những tín ngưỡng mà nó hàm chứa. Vai trò trung tâm và giới hạn mà tín ngưỡng Saivite lập nên ở Champa nhằm liên kết quyền uy chính trị với quyền năng tôn giáo, là nền tảng cho sự liên kết giữa người thống trị với thần linh. Điều này được thể hiện rõ nhất trong những nghi lễ liên quan đến kosa. Đây là sự thật, bất kể nhà vua mến mộ một tôn giáo đặc biệt nào. Vì thế, chúng ta có thể nhận diện các trích đoạn trong sử thi Ramayana được trang trí trên bệ [pitha] của mộtlinga đồ sộ, niên đại vào thế kỷ 10, từ điện thờ chính của một ngôi đền ở Trà Kiệu và những cảnh sinh hoạt của Krishna trên một phù điêu có niên đại vào thế kỷ 10 ở Khương Mỹ. Rõ nhất là trường hợp Phật viện Đại Thừa được vua Indravarman II xây dựng ở Đồng Dương. Một bi ký có niên đại vào năm 875 đã tôn vinh bồ tát Lokesvara của Phật giáo dưới cái tên Laksmindra Lokesvara. Minh văn tương tự cho thấy nhận thức của Indravarman về sự phụ thuộc của ông vào quyền uy tối thượng của thần Siva, thể hiện trong việc cúng dường một kosa“với khuôn mặt bằng vàng”.Những minh văn khác xác định giá trị của những quý kim được sử dụng để chế táckosa: vào năm 1194, hoàng tử Vidyanandana của Suryavarmadeva đã tuyên bố rằng trong những lễ vật cúng dường cho thần linh ở Mỹ Sơn, Srisanabhresvara, “nhằm đạt được những phẩm chất xứng đáng trong kiếp này và các kiếp sau”, có một kosa bằng vàng có sáu khuôn mặt [sadmukha] nặng 510 thei.Lời đề tặng bằng chữ Phạn của Jaya Indravarman ở Mỹ Sơn vào năm 1163 ghi nhận việc nhà vua dâng tặng một kosa bằng quý kim có năm khuôn mặt [panchamukhalinga]. Những minh văn này nói rằng “Vị thần này dù rất bao dung nhưng không thể ban phước khắp cả 10 phương; vì vậy hiện giờ ông trở thành thần bảo hộ với năm khuôn mặt hoàng gia [Siva] với nhiều thế lực”.Điều này dường như có ý nghĩa khá rõ ràng, cụ thể là sự can thiệp của hoàng gia để làm nên một kosa quý giá sẽ làm tăng khả năng của linga trong việc bảo vệ bờ cõi của vương quốc.Theo chương Uttara-kanda trong sử thiRamayana thì việc thờ phụng linga bằng vàng là phương tiện để bảo đảm sự thịnh vượng. Quỷ vương Ravana mang một linga bằng vàng trên người và phụng thờ linga này để đạt đến quyền năng.Như đã đề cập ở trên và dựa vào những mảng chạm khắc trên bệ của một linga vĩ đại được chuyển về từ cố đô Simhapura [Trà Kiệu] của vương quốc Champa, có thể nhận thấy sử thi Ramayana rất phổ biến ở Champa. Phải chăng sự liên quan giữa vàng với việc tìm kiếm quyền năng trong sử thi Ramayana chính là nguồn gốc của sự trùng hợp ngẫu nhiên này trong tín ngưỡng Champa? Dĩ nhiên sự xuất hiện của những minh văn bằng chữ Chăm đã làm rõ hơn những hiểu biết về mối liên hệ này. Truyện cổ tích Ấn Độ ám chỉ về lớp bọc bằng vàng của thần Siva đã soi sáng thế giới của ngài có thể dùng để so sánh với việc những vị vua của Champa đề cao nhữngkosa bằng vàng như là công cụ ma thuật khiến cho Siva mở rộng mối quan tâm về lãnh thổ.Một mảng phù điêu chạm trên bệ thờ ở phế tích Mỹ Sơn E.1 cho chúng ta một bằng chứng trực quan độc đáo về một đạo sĩ Bà La Môn đang thi hành lễ puja: vị đạo sĩ đang rót nước rửa tội từ chiếc bình có vòi lên một linga có một khuôn mặt, gọi là ekhamukhalinga. Hình người quỳ phía sau vị đạo sĩ biểu thị một tín đồ đang hành lễ. Nếu ngôi đền E.1 ở Mỹ Sơn là đền thờ dành cho hoàng gia, thì có thể nêu giả thuyết rằng tín đồ đang hành lễ chính là thành viên của hoàng tộc Chăm, hoặc giả là người bảo trợ của ngôi đền.


Chứng cứ mới Có một số kosa đã được phát hiện trong những năm gần đây. Tôi sẽ miêu tả một vài kosa mà tôi đã giám định, dựa trên những nghiên cứu khoa học, cho thấy những đặc điểm tương hợp với kim loại lâu đời. Tất cả đều được làm từ những miếng vàng, đúng ra là hợp kim vàng và bạc, trong đó vàng là thành phần chủ yếu. Cũng có một hiện vật chế tác từ hợp kim đồng thau. Sự phát hiện những hiện vật hiếm hoi và khác thường này đã làm gia tăng số lượng bản sao giả mạo trên thị trường với nhiều mức độ. Một vàikosa này đã được giám định khoa học, còn một số khác thì không.Những kosa này, gọi là đầu tượng thì chính xác hơn, có hình trụ tròn và cuối phần cổ khá dài của chúng có dấu vết của những lỗ đinh để tán vào một bề mặt khác, chắc hẳn là phần thân của kosa. Các kosa được chế tác từ những nguyên liệu như nhau, đặc biệt rất giống nhau về thành phần nguyên liệu. Chiếm tỉ lệ lớn trong hợp kim là vàng, kế đến là bạc và một số ít kim loại khác. Tất cả kosa đều tạo thành từ những miếng vàng, được dán với nhau bằng nhựa thông hoặc sáp ong. Phần trán của đầu tượng và phần búi tóc thường được làm từ một miếng vàng, phần sau làm từ một miếng khác, được nối với nhau bằng một khớp nối hình răng cưa. Để làm được điều này cần có sự kết hợp của kỹ thuật dập khuôn với các hình thức gia công khác như đục và tạo ren. Có một hiện vật cho thấy sự kết hợp tuyệt vời giữa pha lê với đá quý màu đen để khảm lên phần trán tượng, tạo thành con mắt thứ ba, lông mày, mắt và râu của thần Siva. Trong khi có một số mảnh khảm bằng đá quý đã bị thay thế thì cũng có những đầu tượng còn giữ được các mảnh khảm nguyên gốc hoặc đã được mài lại. Có thể tháo rời đồ trang sức, tất cả khuyên tai và những phụ kiện khác ra khỏi đầu tượng để điều chỉnh cho phù hợp với phục trang của đền thờ khi tế lễ. Một vương miện bằng vàng có khảm đá quý cũng được phát hiện, cùng loại với chiếc vương miện được phát hiện ở Mỹ Sơn vào đấu thế kỷ 20 và đã được Parmentier công bố vào năm 1903 trên tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ. Chiếc vương miện này quá nhỏ để người thường có thể sử dụng, nên có thể giả định rằng chiếc vương miện này dùng để trang trí cho tượng Siva thờ trong đền thờ. Trong trường hợp này, có thể người Chăm đã tuân theo nghi thức hành lễ của Ấn Độ, nên đã sử dụng vương miện này để nâng cao hiệu lực cho pho tượng và tăng thêm phần “cám dỗ” mà tín đồ đã dâng hiến để thần linh “cư ngụ” [dù là tạm thời] trong pho tượng ấyTuy đa dạng, song các đầu tượng kosa vẫn có cùng một số đặc trưng cơ bản cho phép một sự miêu tả tổng quát: Khuôn mặt nhìn về phía trước; mắt mở to; con ngươi được khảm bằng đá quý. Con mắt thứ ba của đầu tượng có chung một đặc điểm nổi bật là nằm ở trước trán và ở vị trí cao hơn. Lông mày hình vòng cung hướng lên trên, chạm nổi hoặc khắc chìm; râu cũng được thể hiện theo kỹ thuật tương tự. Tóc của thần Siva được bện cẩn thận, theo kiểu tócjatabandha đặc trưng. Búi tóc trong hầu hết các hiện vật đều được làm từ một miếng kim loại riêng biệt rồi mới được gắn tượng. Đầu tượng vươn cao với cái cổ dài, được đánh dấu bởi những ngấn cổ riêng biệt. Phần cuối của cổ là một đường gờ nổi có các dấu đinh tán, có thể đoán là để gắn đầu tượng vào thân của kosa. Những phân tích thành phần kim loại còn lưu trên vết đinh tán có thể nhận định rằng hợp kim làm phần thân của kosa có thành phần chính là bạcNhững minh văn liên quan đến kosa thường miêu tả kosa có nhiều khuôn mặt, đa phần là bốn mặt. Song có một điều không được rõ là liệu những đầu tượng kosanày có cùng gắn lên một linga hay không? Hay chúng là những cá thể riêng biệt trong một nhóm lingakosa? Đây là thực tế phổ biến trên các mukhalinga Ấn Độ, với những đặc điểm riêng cho từng khuôn mặt, phản ánh những diện mạo và tính cách khác nhau của Siva. Tuy nhiên, trong những kosa hiện còn, không có hai cái nào có chung thành phần hợp kim, chung niên đại, hay giống nhau về kích thước và kỹ thuật tạo hình. Điều này chứng tỏ rằng chúng không liên quan với một cổ vật hay là chúng là bộ phận của cùng một lingakosa.Việc xem xét, đối chiếu phong cách tạo hình của các đầu tượng này với phong cách điêu khắc đá Champa đồng đại có thể giúp ích cho những nỗ lực xác định niên đại của những đầu tượng này.Một pho tượng Siva đứng trong ngôi đền Mỹ Sơn C1 [thế kỷ  8 - 10] và một đầu tượng Siva không rõ nguồn gốc [có niên đại khoảng thế kỷ 10] đều mang những đặc trưng giống như trên một đầu tượng kosahiện còn. Tất cả đều có đôi mắt to; lông mày liền một dãi; bờ môi dày ẩn dưới hàng ria rậm và bóng mượt; tóc được chải gọn gàng, bới cao theo kiểu jata và tạo dáng cũng như nhau.Có một cách xác định niên đại khác nhờ việc giám định những kiểu thức lingaliên quan đến những nơi thờ tự chủ yếu của hoàng gia Champa. Điều này có thể gợi ý về niên đại của kosa. Cả hai đều liên quan đến việc phân tích minh văn và phong cách tạo hình so với nguyên mẫu ở Ấn Độ. Sự hiện diện của linga trong nghệ thuật Ấn Độ thể hiện một xu hướng rõ ràng theo thời gian, bắt đầu với cấp độ phát triển cao của chủ nghĩa tự nhiên, hướng đến một sự cách điệu hóa, giảm dần những đặc trưng hình thể; giảm thiểu các chi tiết và đường nét, và cuối cùng chỉ còn là một hình trụ đơn giản với ba phần phân biệt.Văn bản Agama miêu tả rất nhiều loại linga, gồm cả những linga cố định [achala-linga] và những linga có thể dịch chuyển được [chala-linga]. Loại linga cố định đa phần làm bằng đá, còn loại dịch chuyển được hầu hết làm bằng nhiều nguyên liệu khác nhau, như: cát, đá tự nhiên, đá quý và các quý kim. Sự phát triển của linga ở Ấn Độ đạt cực thịnh với các kiểu thức quy ước có từ thời Trung Cổ và được miêu tả trong Visnudharmottara Purana:Đó là một cấu trúc gồm ba phần: phần dưới cùng hình vuông [Brahmabhage], phần giữa hình lăng trụ bát giác [Visnubhaga] và phần trên cùng hình trụ tròn [Rudrabhaga, hay pujabhaga, là phần dâng hiến trong nghi lễ puja]. Tên của từng bộ phận trong linga được phản ánh trong huyền thoại Lingodbhavamurti rất nổi tiếng ở Đông Nam Á, nhất là vào thế kỷ 7. Theo quy định, hai phần bên dưới ẩn trong chân đế [pitha], không nhìn thấy được; cònkosa chỉ được dùng để bao phủ phần trên cùng.Tại những trung tâm của vương quốc như Mỹ Sơn và Trà Kiệu có lưu giữ một sốachala-linga bằng đá. Những linga của Champa thuộc loại linga gồm ba phần đặc trưng của linga Ấn Độ thời Trung Cổ, song các phần này đều gắn kết trong một tổng thể. Tuy nhiên, không giống như những linga đầu tiên tìm thấy của Ấn Độ vào thế kỷ 5, những linga ở Mỹ Sơn, có niên đại khoảng thế kỷ 8 đến thế kỷ 10, hoàn toàn không được trang trí, nhưng lại có thêm một số chi tiết nhô ra. Những linga này có niên đại tương tự nhóm hiện vật ở Trà Kiệu, trong đó có đài thờ lớn hiện đang trưng bày ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm ở thành phố Đà Nẵng. Đặc điểm đáng chú ý này đã gợi nhớ về những ekhamukhalinga thời kỳ đầu, hiện vẫn còn sót lại ở Campuchia và Thái Lan. Đó là những linga mang một đầu Siva nhỏ ở phần cuối của rãnh thoát. Loại linganày không có trong nghệ thuật Ấn Độ. Trong cách giải thích khác cho rằng những đạo sĩ và nghệ sĩ Bà La Môn chịu trách nhiệm phát triển nội dung hành đạo hơn là việc định hình những quy ước theo phong cách Ấn Độ.Những so sánh về sự tương đồng trong phong cách tạo hình các linga bằng đá với các lingakosa bằng quý kim có thể giúp cho việc xác định tạm thời niên đại của các kosa là vào khoảng thế kỷ 10.Ở Champa rất hiếm thấy mukhalinga bằng đá, có thể do sự thừa nhận vai trò của kosa. Một hiện vật phát hiện ở Trà Liên [Quảng Trị], dù bị hư hỏng, vẫn thể hiện một khuôn mặt của thần Siva trên một phần thân có hình dạng kỳ lạ. Ở vùng cực nam của Champa có hai ngôi đền thờ mà sau này người Chăm vẫn cử hành lễ linga puja. Đó là đền thờ Po Klaung Gerai [tỉnh Ninh Thuận, xây dựng từ thế kỷ 13] và đền thờ Po Rome [tỉnh Bình Thuận, xây dựng vào thế kỷ 17]. Trong đền Po Klaung Gerai có một ekhamu khalinga kỳ lạ, thần Siva hiện thân nơi đây mang những đặc trưng của vị thủ lĩnh cổ xưa của một vùng. Còn tại đền Po Rome, thần Siva trở thành vị thần Hộ thế bát thiên phương. Điều này chủ yếu bắt nguồn từ truyền thống thờ cúng tổ tiên. Lớp vỏ Ấn Độ giáo chỉ tồn tại một thời gian và những ký ức về năng lực siêu nhiên huyền bí của Siva đã gần như bị quên lãng.Tín ngưỡng Saivite và việc sử dụng kosa ở Champa đã góp phần quan trọng vào sự hiểu biết của chúng ta về tập quán thờ cúng của Ấn Độ cổ xưa, thậm chí cả khi bối cảnh văn hóa diễn ra nghi lễ này rất khác nhau. Điều này cũng cung cấp thêm chứng cứ để khẳng định rằng các nền văn hóa ở Đông Nam Á đã du nhập và tiếp văn hóa Ấn Độ để đáp ứng nhu cầu bản địa trong một hệ thống đức tin về vũ trụ quan đang còn sơ khai.




NGUYÊN NHÂN SỰ SUY TÀN VƯƠNG QUỐC CHAMPA
Nguyên nhân sự suy tàn của vương quốc Champa là công trình nghiên cứu có phần bổ túc thêm. Công trình này với tựa đề “Le déclin du Campa entre le XVIe et le XIXe siècle” đăng đầu tiên trong tác phẩm Le Campa et le Monde Malais. Actes de la Conférence Internationale sur le Campa et le Monde Malais] Berkeley [Université de Californie, Travaux du CHCPI, Paris, 1991, trang 47-64]
Champa là một vương quốc ở miền Trung Việt Nam chạy dài từ mũi Hoành Sơn [Quảng Bình] đến biên giới Biên Hòa. Ðược hình thành vào thế kỷ thứ 2, vương quốc Champa là một quốc gia liên bang bao gồm 4 tiểu vương quốc, đó là:
- Amaravati [từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi]
- Vijaya [Bình Ðịnh]
- Kauthara [khu vực Phú Yên Khánh Hoà]
- Panduranga [Phan Rang và Phanrí]
Năm 1471 đánh dấu cho ngày thất thủ thành Ðồ Bàn [Vijaya]. Lợi dụng cơ hội này, Ðại Việt xâm chiếm toàn diện lãnh thổ Champa ở phương bắc và dời biên giới của mình đến đèo Cù Mông, ở phía nam Bình Ðịnh. Kể từ đó, Champa bị thu hẹp lại trong hai tiểu vương quốc Kauthara [Phú Yên-Nha Trang] và Panduranga [Phan Rang-Phan Rí]. Thế là vương quốc Champa bé nhỏ này phải đương đầu kể từ thế kỷ thứ 16 với chính sách Nam Tiến của nhà Nguyễn, hùng mạnh cả quân sự lẫn kinh tế.
Sau 17 thế kỷ đấu tranh dựng nước và bảo tồn đất nước nhằm đẩy lui cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt, Champa bị xóa hẳn trên bản Ðông Dương vào năm 1832. Hôm nay, vương quốc này chỉ để lại cho hậu thế một chuổi vết tích lịch sử hoang phế nằm ngổn ngang trên mảnh đất ở miền Trung Việt Nam và ba cộng đồng dân tộc thuộc thần dân Champa chưa đầy một triệu người sống rải rác ở khu vực Tây Nguyên, đồng bằng Phanrang-Phanrí và ở Campuchia.
Trong suốt 17 thế kỷ thăng trầm của lịch sử, Champa đã cố ngoi lên để tạo cho mình có một nền văn minh cao độ và đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử ở khu vực Ðông Nam Á. Tiếc thay dân tộc Champa hôm nay, vì sự bất hạnh hay vì một lý do nào khác, đã trở thành một nhóm người vong quốc không còn có chủ quyền trên chính bản thân của mình, dù đó chỉ là chủ quyền trên di sản văn hóa và tín ngưỡng hay quyền trên mảnh đất vụn do chính bàn tay của mình tạo dựng tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên hôm nay.
Nói đến lịch sử thì phải nói đến sự thăng trầm của biến cố: hết thời vàng son thì đến thời suy tàn. Ðây là một quy luật mà không ai chối cải được. Nhưng mọi sự suy tàn đều có nguyên nhân của nó. Tiếc rằng, nguyên nhân suy tàn của vương quốc Champa đã trở thành một chủ đề nóng bỏng mà mỗi nhà nghiên cứu thường nêu ra với những lý thuyết thiếu sự trung thực, chỉ dựa vào cảm tính và nhãn quan riêng tư của mình để giải thích cho sự bại vong của Champa.
Tựu trung, các lý thuyết này thường mang bố cục nhằm chứng minh rằng sự sụp đổ Champa chỉ là hậu quả của một quốc gia có bản chất háo chiến thường gây chiến tranh chống phá Ðại Việt; một vương quốc phá sản, chỉ biết dùng tài nguyên của mình vào công trình xây cất đền đài nguy nga tráng lệ; một chính quyền chỉ biết nghĩ đến tranh chấp quyền hành giữa miền nam và miền bắc, v.v.Có chăng đây chỉ là cách lý luận phiến diện không có cơ sở khoa học.Vì rằng, sự sụp đổ vương quốc Champa có một nguyên nhân sâu xa của nó, bắt nguồn từ hai dân tộc láng giềng có hai nguồn văn hóa và nền văn minh khác nhau,có hai ý thức hệ về bang giao và chính trị khác nhau, có hai chủ thuyết về biên giới và chiến tranh hoàn toàn khác nhau, v.v.Sau đây là một số nguyên nhân chính yếu đã đưa vương quốc Champa vào con đường bại vong vào năm 1832.
Chủ thuyết bành trướng đất đai của vua chúa Ðại Việt
Một khi đã giành được quyền độc lập và tự chủ vào thế kỷ thứ 10, Ðại Việt [sau này là Việt Nam], một vương quốc chịu ảnh hưởng nền văn minh Trung Hoa, bắt đầu áp dụng chính sách thống trị nhằm biến các quốc gia láng giềng thành chư hầu của mình mà Champa là nạn nhân đầu tiên của chính sách “Nam Tiến” này. Chính sách thống trị của Việt Nam thời cổ có mục tiêu duy nhất đó là bành trướng đất đai của mình về phía nam mà các sử gia Âu Châu thường gọi đó là “chủ thuyết đế quốc” của vua chúa Ðại Việt. Thế là cuộc xung đột quân sự giữa Ðại Việt và Champa bắt đầu bùng nổ.
Trong những thời điểm của 5 thế kỷ ban đầu, chính sách xâm lăng của Ðại Việt hoàn toàn dựa vào yếu tố quân sự. Từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 15, Ðại Việt chỉ tập trung vào trọng yếu quân sự để tấn công Champa. Tiếc rằng, chiến tranh của Ðại Việt không phải là chiến tranh chinh phạt Champa, mà là chiến tranh xâm lược đất đai. Một khi gặt hái được chiến thắng quân sự, Ðại Việt sáp nhập tức thời lãnh thổ Champa vào khu vực hành chánh của mình và bắt đầu áp dụng chính sách Việt Nam hóa bằng cách biến dân tộc Champa trong khu vực bị chiếm đóng thành người Việt. Tất cả người Chăm sinh sống từ tỉnh Quảng Bình đến Cam Ranh hôm nay không còn biết nguồn gốc dân tộc họ là ai nữa và không còn biết nói tiếng mẹ đẻ của họ nữa là minh chứng cụ thể để chứng minh cho giả thuyết Việt Nam hóa của Ðại Việt trong quá khứ.
Chỉ cần hai lần chiến thắng quân sự vào năm 1069 và 1471, Ðại Việt nuốt trọn một phần lãnh thổ rộng lớn của Champa chạy dài từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Bình Ðịnh. Trong khi đó, dưới thời vua Chế Bồng Nga [1360-1390], Champa đã hơn 7 lần chiến thắng quân sự ở Thăng Long, nhưng không bao giờ nghĩ đến việc xâm chiếm một mảnh nhỏ đất đai nào của Ðại Việt. Ðiều này đã chứng minh rằng chủ thuyết xây dựng quốc gia của Ðại Việt là chủ thuyết đế quốc theo nghĩa rộng của nó, có nghĩa là phương án chính trị nhằm thống trị và xâm chiếm đất đai của một dân tộc khác.
Trong tiến trình lịch sử, một quốc gia có bản chất đế quốc lúc nào cũng nắm phần thắng lợi trên một quốc gia láng giềng, dù là hùng mạnh trên hai phương diện quân sự lẫn kinh tế, nhưng chỉ bám vào ý thức hệ chiến tranh chinh phạt nhằm đưa quân địch vào con đường suy yếu để họ không còn phương tiện quấy phá biên giới của mình nữa. Champa là một vương quốc chịu ảnh hưởng Ấn Ðộ Giáo, cũng như Campuchia, chỉ biết tôn vinh thức hệ chiến tranh chinh phạt, nhưng không bao giờ nghĩ đến chính sác xâm chiếm đất đai của dân tộc khác.Dựa vào các yếu tố đã đưa ra, chúng tôi tự đặt câu hỏi rằng có chăng chủ thuyết đế quốc của vua chúa Ðại Việt đã trở thành một động cơ chính yếu đã đưa đẩy vương quốc Champa vào con đường bại vong vào năm 1832.
Nạn nhân của chủ thuyết “Thiên Tử”
Hoàn toàn khác hẳn với ý niệm thần quyền của vua chúa Champa, vua chúa Ðại Việt, vì ảnh hưởng nền văn minh Trung Hoa tự phong cho mình là bậc “Thiên Tử” nhận lãnh sứ mạng của “Trời” chẳng những để cai trị dân tộc Việt mà phải có nghĩa vụ mở mang bờ cỏi hầu làm sáng ngời uy quyền của mình trên năm châu bốn bể. Ðó cũng điểm mốc đã đưa chính sách bang giao giữa Ðại Việt và Champa thành hai thế lực thù địch không bao giờ chấp nhận đội trời chung.
Nhân danh là “Thiên Tử” phát nguồn từ nền văn minh Trung Hoa, Ðại Việt luôn luôn tìm cách thống trị các nước lân bang nhằm biến họ thành các quốc gia chư hầu của mình. Thế là Champa, một quốc gia láng giềng của Ðại Việt, đã trở thành món mồi đầu tiên của chủ thuyết “Thiên Tử” này.
Ðối với Ðại Việt, mọi trận chiến chống Champa chỉ là chiến tranh chinh phạt các nước chư hầu “man rợ” không cùng nền văn minh với người Việt ; mọi thủ đoạn xâm chiếm đất đai của Champa chỉ là phong cách bộc lộ uy quyền của Ðại Việt và được sự chấp thuận của “Trời”. Ðể đánh dấu cho sứ mạng thiêng liêng do “Trời” giao phó, Ðại Việt có nghĩa vụ xua quân xâm chiếm đất đai Champa.
Ngoài sứ mệnh của “Thiên Tử” mà chúng tôi vừa nêu ra, Ðại Việt còn nuôi dưỡng một chủ thuyết chính trị khác rất là tích cực : càng thống trị các chư hầu để họ phải triều cống mình thì Ðại Việt càng có lý do để chứng minh là vua chúa Ðại Việt đã làm hoàn thành nghĩa vụ do “Trời” giao phó. Hai nước láng giềng mà Ðại Việt có thể dùng quyền lực quân sự để chinh phục nhầm đưa lãnh thổ này vào địa bàn chư hầu và đặt dưới quyền quản lý của mình, đó là Champa và Cao Miên.
Ðối với Ðại Việt, sự xâm chiếm Champa và Cao Miên còn là một phương thức nhầm giải thích rằng Ðại Việt chẳng những có nghĩa vụ cai trị thần dân Việt, mà còn nhận thêm sứ mệnh của “Trời” để thống trị hai nước láng giềng chịu ảnh hưởng nền văn minh Ấn Ðộ Giáo, tức là không cùng nền văn minh với người Việt nhằm mang lại cho họ “một kỷ cương mới, một nền văn hóa mới” của người Việt, một dân tộc luôn tự xưng mình là “con rồng cháu tiên” oai hùng, một dân tộc của “bốn ngàn năm văn hiến”.Ngoài ra, chủ thuyết xâm lược đất đai các nước làng giềng đã trở thành một công cụ truyên truyền nhầm tôn vinh vua chúa Ðại Việt là những nhân vật có một oai quyền vĩ đại, có nghĩa vụ quản lý thế gian này trong tinh thần “dung hòa và hữu nghị”; mang lại cho các dân tộc láng giềng “man rợ” một văn hóa mới, đó là nền văn minh cao độ của dân tộc Viẹạt. Nhân danh là bậc “Thiên Tử”, vua chúa Ðại Việt tự cho mình là người trung gian giữa thế giới vô hình và thế giới hiện tại để điều hành toàn diện nhân sinh trên trái đất. Phát sinh từ ý niệm của Trung Hoa, Ðại Việt cho rằng mỗi bước tiến trong cuộc xâm chiếm đất đai của dân tộc láng giếng là mỗi bước tiến của nền văn minh Việt. Vì rằng, thế gian này không thể đón nhận một văn hóa nào khác ngoài văn hóa của dân tộc Việt.
Qua phần nhận định này, chúng tôi tạm kết luận rằng, chủ nghĩa “Thiên Tử” của Ðại Việt mang một bản chất rất là đế quốc đã đóng góp phần nào trong tiến trình của sự bại vong Champa.
Hậu quả các cuộc nội chiến giữa dân tộc Việt
1. Nam bắc phân tranh giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn
Sau ngày sụp đổ thành Ðồ Bàn vào năm 1471, lãnh thổ Champa bị thu hẹp lại ở tiểu vương quốc Panduranga, chạy dài từ Harek Kah Harek Dhei [Phú Yên] đến biên giới Biên Hòa. Một mặt đối phó với đất đai eo hẹp và sự suy yếu về mặt quân sự vì dân số quá ít oi, Champa phải đương đầu với tình thế chính trị hoàn toàn mới lạ, đó là sự ra đời của triều đại nhà Nguyễn ở Thuận Hóa [từ Quảng Bình đến Bình Ðịnh] và sự bùng nổ cuộc nội chiến giữa chúa Nguyễn ở miền nam và chúa Trịnh ở phương bắc.Vì không đủ tiềm năng để tiến quân chống chúa Trịnh phương bắc, chúa Nguyễn chỉ còn cách phát động phong trào Nam Tiến về phía nam, tức là về phía lãnh thổ Champa để củng cố thế lực quân sự và kinh tế của mình. Kể từ đó, Nam Tiến đã trở thành một công cụ của nhà Nguyễn nhằm phục vụ cho chiến tranh chống nhà Trịnh bằng cách vơ quét tài nguyên ở Champa để nuôi quân lính của mình, để giải quyết vấn đề kinh tế của dân tộc Việt quá nghèo đói, vì đất đai của đồng bằng Thuận Hóa quá chật hẹp. Và Nam Tiến này càng tăng thêm tốc độ nhanh chóng hơn một khi chúa Nguyễn không thể phát huy phong trào Tây Tiến được, một khu vực mà dân tộc Champa sống ở Cao Nguyên không bao giờ chấp nhận bất cứ giá nào sự hiện diện của người Kinh trong lãnh thổ của họ cho đến năm 1955.
Nói tóm lại, sự hình thành một quốc gia có chủ quyền ở Thuận Hóa do nhà Nguyễn sáng lập vào thế kỷ thứ 17 đã đưa chính sách Nam Tiến sang một chiều hướng mới hoàn toàn khác hẳn với chính sách Nam Tiến của Ðại Việt trước ngày sụp đổ thành Ðồ Bàn vào năm 1471. Kể từ đó, Nam Tiến của triều Nguyễn đã trở thành một chủ thuyết đế quốc với mục tiêu duy nhất là nuốt trọn vương quốc Champa để làm bàn đạp tiến quân sang Cao Miên.
Năm 1611 đánh dấu ngày xuất quân Nam Tiến đầu tiên của chúa Nguyễn. Hơn 40 vạn quân chính qui từ Thuận Hóa đưa sang với sự yểm trợ của đoàn quân dự bị cộng thêm các cư dân Việt sống gần biên giới, vượt đèo Cù Mông ở phía nam Bình Ðịnh để tấn công Aia Ru [Harek Kah Harek Dhei] của Champa sau đó biến khu vực vừa mới chiếm đóng thành phủ Phú Yên.
Bốn mươi hai năm sau, chúa Nguyễn lợi dụng thời điểm hòa bình với chúa Trịnh trong vòng 7 năm, xuất quân xâm chiếm Nha Trang vào năm 1653 và dời biên giới miền nam của mình đến Cam Ranh. Kể từ đó, Nha Trang trở thành hai đơn vị hành chánh của người Việt, đó là Thái Khang và Diên Khánh.
Ba năm sau, tức là năm 1653, chúa Nguyễn xua quên xâm chiếm lãnh thổ Cao Miên ở Biên Hòa. Thế là kể từ năm 1653, Champa trở thành một lãnh thổ hoàn toàn bị bao vây, ở phía bắc giáp căn cứ quân sự nhà Nguyễn ở Cam Ranh và phía nam giáp căn cứ quân sự nhà Nguyễn ở Biên Hòa.
Sự cô lập Champa trong đất đai của nhà Nguyễn kể từ năm 1653 đã giải thích phần nào sự bại vong của Champa trong những năm kế đến.
2. Cuộc nội chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh
Hết đương đầu với chiến tranh giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn, Champa bị lôi kéo vào một cuộc nội chiến khác giữa dân tộc Việt, đó là sự bùng nổ chiến tranh vào năm 1771 giữa phong trào Tây Sơn ở miền bắc và Nguyễn Ánh trấn thủ ở Sài Gòn. Cuộc nội chiến này đã biến lãnh thổ Champa [khu vực Phan Rang và Phan Rí] thành bãi chiến trường đẫm máu trong vòng 30 năm giữa hai thế lực thù địch của dân tộc Việt, một bên trung thành với Nguyễn Ánh còn bên khác thì ủng hộ phong trào Tây Sơn.
Năm 1773, Tây Sơn xua quân chiếm đóng Panduranga, trong khi đó Nguyễn Ánh rời bỏ ngai vàng vào năm 1775 chạy về miền nam lập mật khu ở Gia Ðịnh. Suốt 30 năm nội chiến, Tây Sơn biến Nha Trang thành khu vực địa đầu quân sự của mình, trong khi đó Nguyễn Ánh trấn thủ ở Gia Ðịnh. Hoàn cảnh địa dư này đã biến Champa thành một khu vực nằm giữa hai gộng kìm biên giới quân sự của Tây Sơn ở phía bắc và Nguyễn Ánh ở phía nam. Thế là vương quốc Champa phải đón nhận hàng năm sự hiện diện quân đội viễn chinh của Tây Sơn và Nguyễn Ánh trên lãnh thổ của mình. Lý do rất là giản dị. Muốn tấn công Nguyễn Ánh ở Gia Ðịnh, Tây Sơn phải làm chủ quân sự ở Champa [khu vực Phan Rang và Phan Rí] trước. Về phía Nguyễn Ánh, muốn tấn công Tây Sơn ở Bình Ðịnh, Nguyễn Ánh phải xua quân chiếm ˜đóng Champa trước tiên, sau đó mới có thể tiến quân đến Nha Trang được.
Năm 1776, với mục tiêu là tiến quân tấn công Nguyễn Ánh ở Gia Ðịnh, Tây Sơn phải chiếm đóng Panduranga trước tiên để làm căn cứ hành quân. Năm 1779, Nguyễn Ánh chiếm lại Panduranga trước khi xua quân tấn công Tây Sơn ở Nha Trang. Năm 1791, Tây Sơn trở lại chiếm đóng Panduranga và năm 1793 Panduranga lại rơi vào tay của Nguyễn Ánh. Một năm sau [1794], Tây Sơn xâm chiếm lại Panduranga cho đến năm 1798.
Trong xuốt cuộc nội chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh, biên giới của vương quốc Champa hoàn toàn bị xóa bỏ trên bản đồ vì thiếu quân lực để phòng thủ. Thêm vào đó, mọi cơ cấu tố chức chính trị và xã hội Champa hoàn toàn bị sụp đổ. Dân tộc Champa phải chấp nhận cúi lạy cả hai phe vừa Tây Sơn lẫn Nguyễn Ánh để bảo tồn tánh mạng. Các tầng lớp lãnh đạo Champa chia thành hai phe nhóm do hai thế lực thù địch người Việt tạo dựng ra. Vì rằng, một khi đã xâm chiếm Champa để làm cứ điểm quân sự, Nguyễn Ánh thành lập một chính quyền mới của vương quốc này tập trung những thành phần lãnh đạo thân cận với mình. Một khi tiến quân vào Champa, Tây Sơn lại ra lệnh thanh trừng gắt gao những phần tử người Champa theo Nguyễn Ánh để rồi thành lập một chính quyền khác mà cấp lãnh đạo chỉ là thành viên của Tây Sơn.
Sự thay đổi liên tục chính quyền trong thời điểm đó đã đưa mọi cơ cấu tổ chức quốc gia Champa đứng bên lề vực thẳm. Lợi dụng cơ hội này, hai phe thù địch Tây Sơn và Nguyễn Ánh tung hoành cướp phá tài nguyên Champa để phục vụ cho chiến tranh của mình và điều động thanh niên Champa xung phong vào chiến trường đẫm máu mà mục tiêu của chiến tranh này không liên hệ gì đối với họ. Trong khi đó, Champa lại đặt dưới quyền cai trị của một tầng lớp lãnh đạo mang tính cách bù nhìn, vì vương chức của họ hoàn toàn do Tây Sơn hoặc Nguyễn Ánh tấn phong. Sự kiện này đã chứng tỏ rằng, mọi cơ cấu tổ chức chính quyền ở Champa hoàn toàn bị sụp đổ. Lãnh thổ Champa chỉ là nơi đón nhận hàng ngàn quân lính của dân tộc Việt, luôn luôn tự cho mình là kẻ chiến thắng, thẳng tay bốc lột nhân dân Champa mà họ xem đó chỉ là những kẻ “man rợ” không cùng nòi giống với mình.
Nói tóm lại, Champa không còn tồn tại nữa với danh nghĩa là một quốc gia độc lập và tự chủ trong suốt cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh kể từ 1771 đến 1802. Thế là định mệnh của sự sống còn Champa không còn nằm trong tay của nhân dân Champa nữa, mà là tùy thuộc hoàn toàn vào kết quả của chiến tranh giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
3. Nội chiến giữa Minh Mệnh và Lê Văn Duyệt
Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn, lên ngôi với tôn hiệu là Gia Long. Ðể tri ân những chiến sĩ đã từng đấu tranh bên cạnh mình, Gia Long tái lập lại vương hiệu Champa, sau đó phong cho Po Saong Nhung Ceng [tổ tiên của gia đình hoàng gia Bà Thềm ở Phan Rí], một tướng lãnh gốc người Chăm rất thân cận với Gia Long lên làm quốc vương Panduranga-Champa. Thế là từ năm 1802, Champa không còn là một quốc gia độc lập nữa mà là một lãnh thổ tự trị đặt duới quyền bảo hộ của triều đình Việt Nam và hưởng quyền che chở rất là đặc biệt của hoàng đế Gia Long và tổng trấn Gia Ðịnh Thành là Lê Văn Duyệt được xem như là một ông phó vương ở miền nam thời đó.
Sau ngày từ trần của Gia Long vào năm 1820, hoàng đế Minh Mệnh đưa ra chính sách cai trị hoàn toàn ngược lại với chủ trương của Gia Long tức là phụ vương của ông ta. Minh Mệnh là một hoàng đế có tư tưởng chính trị rất là độc đáo dựa vào ý thức hệ trung ương tập quyền, luôn luôn chủ trương Quốc Gia Việt Nam là “một” và nhân dân Việt Nam phải là dân tộc có cùng với nền văn hóa và văn minh của người Việt.
Một khi lên ngôi, Minh Mệnh xóa bỏ hoàn toàn chính sách ưu đãi dành riêng cho vương quốc Champa do phụ vương của ông ta để lại và tìm cách ngăn chặn mọi ảnh hưởng của Lê Văn Duyệt ở vương quốc này.
Nhân danh một nhà tướng có công trạng lớn lao trong chiến tranh chống Tây Sơn và cũng là bạn thân của Gia Long, Lê Van Duyệt vùng dậy phản đối chính sách Minh Mệnh và nhất quyết đứng ra bảo vệ vương quốc Champa cho tới cùng. Thế là sự khủng hoảng giữa Minh Mệnh và Lê Văn Duyệt bắt đầu bùng nổ và vương quốc Champa lại trở thành nạn nhân lần thứ 3 của cuộc chiến nội bộ giữa người Việt Nam thời đó.
Vì quá thân cận với Tổng Trấn Gia Ðịnh Thành là Lê Văn Duyệt hay là vì quá khiếp sợ trước uy quyền chính trị của ông ta, giai cấp lãnh đạo Champa thời đó không phục tùng hoàng đế Minh Mẹạnh nữa. Năm 1832, Lê Văn Duyệt từ trần, Minh Mệnh xua quân xâm chiếm Champa và trừng phạt vô cùng dã man giai cấp lãnh đạo Champa vì tội phục tùng Lê Văn Duyệt để rồi xóa hẳn vương quốc này trên bản đồ Ðông Dương. Thế là năm 1832 đánh dấu ngày sụp đổ hoàn toàn vương quốc Champa.
Trước làn sóng di dân người Việt
Ngoài chủ nghĩa “Thiên Tử” và bối cảnh lịch sử của các cuộc nội chiến ở Việt Nam mà chúng tôi vừa trình bày, Champa còn là nạn nhân của làn sóng di dân Việt sang phía nam kể từ thế kỷ thứ 10. Họ là những tội phạm, những kẻ phiêu lưu, những nông dân không đất đai để sinh sống, không công ăn việc làm, tìm cách thoát thân đi tìm tự do và cuộc sống mới ở vương quốc Champa, nơi vẫn còn nhiều khu vực phì nhiêu chưa có ai khai khẩn.
Phong trào di dân này càng ngày càng mở rộng kể từ kỷ thứ 13, thời kỳ mà địa bàn dân cư sông Hồng càng ngày càng tăng gấp bội để rồi dân chúng không còn đất đai để canh tác. Ðể giải quyết nạn thiếu đất, dân Việt chỉ còn cách tìm đường tràn xuống phía nam, tức là Champa. Phong trào di dân này càng dấy lên kể từ thế kỷ thứ 17, thời kỳ mà dân Việt đang lâm vào nạn đói rách vì hạn hán hay mưa lũ, đương đầu với chiến tranh Nam-Bắc và tình hình thiếu an ninh vì nạn cướp bóc. Lợi dụng cơ hội này, chúa Nguyễn hô hào dân Việt xung phong vào đội ngũ để khai khẩn đất hoang ở khu vực biên giới phía nam của mình. Họ là nhóm “Ðồn Ðiền”, tức là đội ngũ vừa làm dân, vừa làm chiến sĩ để phòng thủ đất đai chống lại sự quấy nhiễu Champa ở biên giới. Chúa Nguyễn còn khuyến khích thêm dân Việt nên vượt biên giới tràn sang Champa và Cao Miên. Ban đầu, họ họ chỉ khai thác những khu đất hoang hay cấm kị [tabung] mà dân bản xứ Champa không canh tác. Sau đó, họ bắt đầu khai thác những khu vực phì nhiêu hơn do dân bản xứ bán nhượng lại cho họ.
Trong những thời gian đầu, tất cả dân cư Việt phải khép mình vào khuôn khổ luật pháp của Champa, có nghĩa là vua chúa của vương quốc này có quyền tuyệt đối, cả quyền sống chết đối với họ. Nhưng sau thế kỷ thứ 17, tình hình dân cư Việt ở Champa đang bước vào một khúc quanh mới. Lợi dụng sự hiện diện của họ trên lãnh thổ Champa, chúa Nguyễn bắt đầu nhúng tay vào nội bộ của vương quốc này với danh nghĩa là nhà nước Việt Nam có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi cư dân Việt sinh sống ở nước ngoài. Sau đó, nhà Nguyễn tìm cách động viên họ để phục vụ cho mục tiêu chiến tranh chống Champa trong tương lai. Ðiển hình nhất là cuộc xâm lăng nhà Nguyễn nhằm xóa bỏ Champa trên bản đồ đầu tiên vào năm 1692 có sự tham gia đông đúc cư dân Việt sinh sống lâu đời ở vương quốc này.
Vì sức ép của sự vùng dậy nhân dân Champa vào năm 1693, nhà Nguyễn chấp nhận trao trả lại vương hiệu Champa vào năm 1694 với điều kiện là vua chúa Champa phải chấp nhận cho nhà Nguyễn thành lập phủ Bình Thuận đầu tiên trong biến giới Champa nhằm quản lý các cư dân Việt sinh sống ở vương quốc này. Kể từ đó, cư dân Việt này không còn là công dân của Champa nữa, mà là dân Việt của triều Nguyễn.
Phủ Bình Thuận không có biên giới nhất định mà chúng tôi gọi đó là “biên giới da beo”, tập trung tất cá các thôn xóm dân tộc Việt nằm rải rác trên lãnh thổ Champa. Ðây là một địa bàn cư dân rất là phức tạp đối với nhà nước Champa thời đó. Và địa bàn cư dân này đã trở thành một công cụ hữu hiệu nhằm giúp nhà Nguyễn thôn tính Champa bất cứ lác nào mà họ cần.
Bên lề qui chế hành chánh đặc biệt này, sự hiện diện của cư dân Việt còn có một hậu quả khác đó là vai trò của họ trong guồng máy kinh tế ở Champa thời đó. Vì quá nghèo túng, dân bản xứ Champa thường hay vay mượn tiền bạc của cư dân Việt với chỉ số tiền lời định giá hơn 150% năm. Một khi dân bản xứ Champa không thể trả nổi nợ nằn, người Việt siết đất đai và gia tài của họ như đã ghi trong hợp đồng. Chính sách vay mượn này đã đưa dân bản xứ Champa đi vào con đường nghèo túng đến lúc họ phải bán chồng con của họ cho người Việt để thanh toán vấn đề vay mượn.
Ngoài vấn đề khủng hoảng kinh tế, sự hiện diện của cư dân Việt đã đưa cơ cấu tổ chức thôn xóm và xã hội của người Champa vào một khúc quanh mới và khuyếch đại thêm sự xung đột giữa cư dân Việt và dân Champa bản xứ.
Dựa trên quyền uy của nhà Nguyễn, dân cư Việt bắt đầu cư xử như một dân tộc chiến thắng. Họ sẳn sằng tiếp tay với triều đình Huế bắt cứ lúc nào mà nhà Nguyễn cần đến họ. Ðối với nhà Nguyễn, chiến lược nhằm tiêu diệt Champa có hiệu quả nhất không phải là giải pháp quân sự mà là giải pháp chính trị, có nghĩa là nhà Nguyễn động viên cư dân Việt ở phủ Bình Thuận phát huy chương trình khai khẩn đất hoang để làm chủ đất đai, độc quyền trong bộ máy thương mại, kiểm soát hoàn toàn mạch máu kinh tế ở vương quốc này.
Vừa đối phó với dân cư thưa thớt, đất đai nhỏ hẹp, quân sự suy yếu, vương quốc Champa không còn đủ khả năng để bảo tồn tư thế độc lập của mình nữa một khi kinh tế của vương quốc này hoàn toàn bị bao vây bởi cư dân Việt ở phủ Bình Thuận. Ðó cũng là điểm đáng chú ý trong tiến trình lịch sử của sự bại vong Champa vào năm 1832.
Chính sách bế môn tỏa cảng
Trước năm 1471, Champa là hải cảng quan trọng trên đường hàng hải nối liền biển Nam Hải và Ấn Ðộ Dương, cũng là nơi tập trung nhiều tàu bè của các thương thuyền quốc tế.
Sau năm 1471, vương quốc này chỉ là một địa thế phụ thuộc trong hệ thống giao thương hàng hải. Sau ngày thất thủ Phú Yên [Harek Kah Harek Dhei] vào năm 1611, và Nha Trang [Aia Trang] vào năm 1653, chúa Nguyễn đã kiểm soát hoàn toàn khu vực hải cảng Champa ở miền nam mà chúng tôi gọi là mạch máu kinh tế và chính trị của vương quốc này.
Một khi đã xâm chiếm Phú Yên và Nha Trang, các tàu bè quốc tế không còn ghé bến Champa nữa. Ðó cũng là yết tố quan trọng để giải thích rằng tại sao Champa hoàn toàn bị cô lập không còn đường dây liên lạc với các nước láng giềng kể từ thế kỷ thứ 17.
Một khi bị trục xuất ra khỏi trục giao thông hàng hải quốc tế, Champa đã trở thành một quốc gia hoàn toàn nằm trong gọng kềm của dân tộc Việt. Thế là định mệnh sống còn của Champa không còn nằm trong tay của tập thể lãnh đạo của vương quốc này nữa mà là tùy thuộc vào lòng ưu ái của nhà Nguyễn đối với vương quốc này.
Chính sách mỹ nhân kế
Sống trong một chế độ phong kiến, quốc trưởng Champa, cũng như quốc vương ở các nước Ðông Phương, thường kết hôn với công chúa gốc người nước ngoài. Ðối với Champa, sự hiện diện của công chúa nước ngoài trong cung đình không mang ý nghĩa như một món quà đổi chát mà là một sự liên kết tình thân hữu giữa hai quốc gia. Sự kết hôn giữa công chúa của nước Ða Ðảo [Jawa] và vua Champa là Jaya Sinhavarman III [Chế Mân, -1307] thường biểu dương cho chính sách bang giao thân hữu giữa hai quốc gia hơn là một cuộc tình trong nghĩa rộng của nó.
Nói đến cuộc kết hôn giữa quốc vương Champa và công chúa xuất thân từ nước ngoài, thì người ta phải nói đến cuộc tình giữa vua Chế Mân và Huyền Trân Công Chúa. Năm 1301, nhân dịp viếng thăm Champa, thượng hoàng Trần Nhơn Tôn hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân để đổi lấy hai châu 0 và Lý [khu vực tỉnh Thừa Thiên]. Năm 1306, Huyền Trân Công Chúa sang Champa. Một năm sau, tức là 1307, Chế Mân từ trần mà tư liệu lịch sử không nói rõ nguyên nhân. Viện cớ là phải đến bãi bể để cầu nguyện trước khi lên dàn hỏa với Chế Mân theo phong tục của Champa, Trần Khắc Chung chờ sẳn gần bờ biển để đưa Huyền Trần chạy trốn về Ðại Việt.
Sự hiện diện của Trần Khắc Chung tại bãi bể và thái độ chạy trốn của Huyền Trân Công Chúa trong lúc người chồng của mình vừa từ trần đã đưa các nhà khoa học đặt ra bao nghi vấn : có chăng sự từ trần của Chế Mân không phải là vấn đề tuổi thọ quá cao mà là có sự nhúng tay của Ðại Việt trong biến cố này mà Huyền Trân Công Chúa chỉ là người nhận lệnh để thực hành dự án ám hại vua Chế Mân. Nếu không, Huyền Trân Công Chúa có tội gì mà phải chạy trốn? Vì nhan sắc của một cô gái Việt, vương quốc Champa phải nhượng cho Ðại Việt hai châu O và Lý [khu vực Huế-Thừa Thiên] thì đúng là món quà quá đắt.Sau cuộc tình Chế Mân, Champa còn là nhạn nhân của một cặp vợ chồng khác đó là cuộc kết hôn giữa vua Champa là Po Romé [1627-1651] và Ngọc Khoa, công chúa của nhà Nguyễn mà sử liệu tiếng Chăm gọi là Bia Ut [công chúa miền bắc].
Sự hiện diện của Bia Ut trong triều đình Champa thời đó có một vai trò khác hẳn với Huyền Trân Công Chúa. Theo truyền thuyết của Champa, Bia Ut đến vương quốc này với một sứ mạng mà nhà Nguyễn đã giao phó, đó là làm thế nào để Po Romé chặt bỏ cây Kraik, biểu tượng cho thần quyền trấn giữ vương quốc này. Nhưng sự thật, Bia Ut đến Champa chỉ làm nhà trinh thám nhằm báo cáo cho nhà Nguyễn biết mọi chi tiết liên quan đến tổ chức chính trị và quân sự của quốc gia này. Sau khi nhận đủ tin tức, nhà Nguyễn xuất quân tấn công Po Romé. Trong cuộc chiến này, Po Romé bị quân nhà Nguyễn vây bắt đem nhốt trong rọ sắt để khiêng về Thuận Hóa với sự chứng kiến của một số nhà truyền đạo Tây Phương ở Champa. Sau biến cố này, triều đình Champa kết tội tử hình Bia Ut và tạc tượng bà ta với cái đầu nhủi xuống đất để hậu thế không quên lịch sử của công chúa người Việt đóng vai mỹ nhân kế này.
Ba năm sau ngày thất trận của Po Romé, tức là năm 1653, quân nhà Nguyễn xua quân xâm chiếm Nha Trang và dời biên giới miền nam của mình đến Cam Ranh. Thế là vương quốc Champa chỉ còn vỏn vẹn trong khu vực Phan Rang và Phan Rí.
Hai chủ thuyết chiến tranh đối ngược
Ðại Việt và Champa là hai nước láng giềng có hai chủ thuyết chiến tranh hoàn toàn đối ngược nhau. Là một vương quốc hấp thụ nền văn minh Ấn Ðộ Giáo, chiến tranh của Champa chống nước làng giềng là chiến tranh chinh phạt để làm suy yếu đi sức mạnh quân sự và chính trị của phe địch, chứ không phải là chiến tranh chiếm đất đai. Chủ thuyết này đã biểu lộ rõ rệt trong thời Chế Bồng Nga. Hàng năm, Chế Bồng Nga xuất quân ra miền bắc đốt phá thành Thăng Long sau đó rồi kéo quân trở về, nhưng Chế Bồng Nga không bao giờ nghĩ đến chính sách chiếm đất đai Ðại Việt để xát nhập vào lãnh thổ của mình. Nếu Champa áp dụng chủ thuyết chiến tranh nhằm chiếm đất đai thì vương quốc Ðại Việt đã bị xóa hẳn trên bản đồ vào cuối thế kỷ thứ 14 rồi.
Ngoài ý niệm chinh phạt, chiến tranh của Champa chống nước làng giềng thường mang một yếu tố tín ngưỡng rõ rệt, đó là tàn phá những gì có liên hệ đến uy quyền thần linh của quốc gia phe địch. Nếu Champa đốt phá thủ đô Thăng Long, vì đây là trung tâm chính trị của Ðại Việt; dập tan các nơi thờ phượng thần linh, vì đó là các thần giữ nước non của Ðại Việt, v.v. Ðối với Champa, đập tan thần linh phe địch tức là biểu tượng cho sức mạnh thần linh của mình. Chính vì thế, sau ngày thắng trận, vua chúa Champa thường hay xây đền dựng tháp, dâng lễ vật cho thần linh để bày tỏ sự tri ân của mình.
Ngoài màu sắc tín ngưỡng này, Champa còn có một qui luật riêng liên quan đến chiến tranh, đó là không bao giờ dùng chiến lược “dương đông kích tây” hay nói một cách khác tìm cách đánh lén lút sau lưng địch. Mỗi lần xuất quân, Champa phải hẹn hò trước với phe địch về ngày tháng nhất định và nơi chốn của bãi chiến trường. Vì quá trọng nhân cách “Quân Tử” trong trận chiến, Champa thường hay vấp phải những thất bại nặng nề.
Ðối với Ðại Việt, ý niệm về chiến tranh hoàn toàn đối ngược. Chiến tranh là trận chiến quân sự không có mục tiêu chinh phạt phe địch theo nghĩa rộng của nó, mà là để chiếm đoạt tài sản và đất đai của phe địch để sáp nhập vào lãnh thổ của mình.
Nói đến chiến tranh, Ðại Việt thường hay áp dụng mọi chiến lược, mọi tính toán và mưu mô như “dương đông kích tây” v.v. nhằm che mắt hay lừa phe địch trong những cú đánh bất ngờ hòng dễ dàng phá tan phe địch cho bằng được. Chính vì thế, chiến tranh của Ðại Việt luôn luôn mang màu sắc đế quốc, tức là dùng sức mạnh quân sự để mở rộng bờ cỏi đất nước của mình.
Một khi đã chiếm đất đai, Ðại Việt áp dụng chính sách đồng hóa ngay dân bản xứ để họ trở thành người Việt thật sự có cùng văn hóa Việt. Chỉ cần vài thế kỷ, chính quyền Ðại Việt đã lột bỏ hoàn toàn tâm linh và tiếng nói của dân tộc Champa sống trên giải đất bị chiếm đóng từ Quảng Bình đến Cam Ranh, không phải bằng bạo lực mà là bằng cách đồng hóa họ để rồi họ không còn nhận diện đâu là nguồn gốc lịch sử của họ nữa. Hôm nay, không có một người Champa nào sống ở miền trung Việt Nam còn biết nói tiếng Chăm là một bằng chứng cụ thể.
Ðối với Ðại Việt, chiến tranh không phải công cụ để đốt phá nơi thờ phượng thần thánh có uy quyền của phe địch, mà là tàn phá những gì thuộc về phe địch dù đó là trung tâm chính trị [tức là thủ đô], dù đó đền đài hay người dân vô tội đi nữa.
Nói tóm lại, chủ thuyết chiến tranh của Ðại Việt đã đóng góp phần nào rất là tích cực trong tiến trình của sự suy tàn Champa kể từ thế kỷ thứ 10 đến năm 1832.
Ý niệm về biên giới: “một tất đất, một tất vàng”
Nói đến ý thức hệ về biên giới, Champa và Ðại Việt cũng là hai nước láng giềng có ý niệm hoàn toàn khác biệt.
Ðối với Champa, biên giới là nơi giới hạn lãnh thổ của mình đặt dưới quyền bảo hộ của thần linh. Biên giới Champa là biên giới tín ngưỡng, luôn luôn cố định không thể xê dịch và không ai có quyền vượt biên giới này mà không có sự đồng ý của thần linh. Nếu Chế Bồng Nga không nuốt trọn đất đai của Ðại Việt một khi đã đánh bại phe địch, vì rằng quốc vương này không giám nới rộng biên giới Champa ra miền bắc, vì sợ thần linh Champa không cho phép.
Ý niệm biên giới cố định mang bản chất thần quyền này còn thể diện qua các dấu ấn rõ rệt ở Champa. Mặc dù cùng sống chung trong quốc gia Champa, người Chăm ở đồng bằng, dù là đất đai rất là chật hẹp, họ không bao giờ giám vượt biên giới của khu vực mình để tràn lên cao nguyên sinh sống. Biên giới tín ngưỡng này cũng còn biểu lộ một cách rõ rệt trong cuộc sống của dân tộc Chăm ở khu vực Panduranga trước năm 1975. Một thí dụ điển hình đó sự kết hôn giữa người Chăm Phan Rang và Phan Rí thường ít khi xảy ra. Vì rằng, người con trai không muốn vượt ra khỏi biên giới của “quê cha đất tổ” mình để lấy vợ ở khu vực khác.
Ngoài biên giới khu vực, người Chăm còn có biên giới thần quyền rất rõ rệt của mỗi làng xã. Chính vì thế, họ luôn luôn chấp nhận sống chằng chịt, nhà này kế sát nhà kia trong ranh giới thôn xóm của mình, và họ không chịu nới rộng thêm biên giới thôn xóm này mặc dù họ là chủ nhân đất đai rộng lớn bao la tọa lạc ngay trước cổng làng của mình, để rồi sau năm 1975 người Chăm không còn một miếng đất để xây dựng nhà cửa. Vì không nắm vững ý niệm về biên giới, một số nhà viết lách tưởng rằng người Chăm có bản chất kỳ thị người ngoài làng lấy vợ làng ta.
Vì quá trung thành với ý niệm về “quê cha đất tổ”, dân tộc Champa trở thành một nhóm người thụ động sống quanh quẩn trong khu vực mà họ cho đó là biên giới thần quyền không ai có quyền di chuyển hay xê dịch.
Ðối với dân tộc Việt, biên giới là nơi giới hạn của một lãnh thổ, nhưng biên giới này không mang yếu tố thần quyền, luôn luôn co giản tùy theo không gian và thời gian. Vì không mang yếu tố thần quyền, Ðại Việt có quyền nới rộng biến giới của mình đến bất tận nếu họ có đủ khả năng để bảo vệ. Chính vì thế, biên giới Ðại Việt chỉ là biên giới kinh tế và quân sự luôn luôn co giản.
Trên lý thuyết, dân tộc Việt cũng có ý niệm về “Quê Cha Ðất Tổ”, nhưng ý niệm này chỉ là một hiện tượng chứ không phải là bản chất của dân tộc Việt. Vì rằng, dân tộc Việt luôn luôn có một ý thức hệ rõ rệt về giá trị đất đai. Trong tiềm thức của dân tộc Việt, họ luôn luôn nghĩ rằng : “một tất đất, một tất vàng”. Từ ý thức hệ đó, dân tộc Việt xô nhau xâm chiếm Champa ở miền nam để biến đất đai thành “hàng trăm cây số vàng”. Chúng tôi gọi đó là bản chất bành trướng [nature expansionniste] của dân tộc Việt trong nghĩa rộng của nó.
Nói tóm lại, ý niệm về biên giới co giản và linh động của Ðại Việt cũng là một trong những nguyên nhân đã đưa Champa đến sự bại vong.
Gò bó trong truyền thống tín ngưỡng
Trước thế kỷ thứ 15, Bà La Môn Giáo là quốc giáo ở Champa, nhưng tôn giáo này chỉ dành riêng cho gia đình hoàng gia và vua chúa mà thôi. Người dân thông thường không thể theo tôn giáo của vua chúa được.
Vì không thể trở thành người Bà La Môn Giáo được, quần chúng Champa phải tin vào một tín ngưỡng riêng biệt mà chúng tôi gọi đó là tín ngưỡng dân gian. Phong cách sinh hoạt tôn giáo người Chăm hôm này ở khu vực Panduranga là thí dụ điển hình.
Tín ngưỡng dân gian này rất là đa dạng không mang một lý thuyết đồng nhất, nhưng luôn luôn gắn liền với một số di tích tín ngưỡng như Bimong Kalan [đền tháp], Kut [mộ phần của Chăm Ahier], Ghul [nghĩa trang Chăm Awal] hay Ciet Praok Patra [tổ tiên của thị tộc] nơi tập trung các thần quyền rất là bảo thủ không bao giờ cho phép người Chăm mang các di sản tín ngưỡng này theo họ để định cư nơi khác vì lý do gì đó.
Người Việt là dân tộc theo đạo phật và tục thờ cúng tổ tiên, một tín ngưỡng rất là linh động, không qui luật gắt gao và cũng không bao giờ ngăn cấm dân Việt phải giẫm chân một chỗ ở “Quê Cha Ðất Tổ”. Tín ngưỡng này còn cho phép dân tộc Việt cái quyền di chuyển và định cư bất nơi nào hay sinh sống bất cứ ở nước nào, và mang cả ông Phật hay bàn thờ tổ tiên đi theo mình, dù trong xe đò hay chở bằng máy bay sang hải ngoại.
Sự linh động của tín ngưỡng này đã đưa dân Việt dấn thân vào mọi cuộc phiêu lưu nhằm tìm nơi sinh kế, chiếm cứ đất đai để lập nghiệp. Nói tóm lại, trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, ông Phật và tổ tiên phải có nghĩa vụ đi theo dân cư Việt để sinh sống chứ không phải dân cư Việt giẫm chân lại một chỗ như dân tộc Champa để thờ phượng các thần linh này.
Có chăng sự suy tàn của Champa cũng có một phần nào phát xuất từ truyền thống tín ngưỡng mà thần linh là những nhân vật quá bảo thủ không chấp nhận vượt ra khỏi biên giới cổ truyền để phát huy kế hoạch kinh tế được xem như là mạch máu của một quốc gia thời đó.
Thể chế liên bang thời phong kiến
Gần đây, một số nhà nghiên cứu, vì ít tiếp cận với các bài nghiên cứu chuyên sâu về Champa, cho rằng Champa là quốc gia thống nhất, có thể chế trung ương tập quyền theo kiểu mẫu của Phương Ðông. Ðây là quan điểm sai lầm mang tính chất phi khoa học, vì các tác giả này không đưa ra một dữ kiện lịch sử nào để minh chứng cho lý thuyết của mình.
Trong quá trình lịch sử của Champa, triều đại Bhadravarman I [380-413] là vương triều duy nhất đã xây dựng thể chế chính trị Champa dựa theo hệ thống quốc gia thống nhất và trung ương tập quyền theo kiểu Ðại Việt và Trung Hoa. Tiếc rằng, thể chế này chỉ xảy ra trong vòng 33 năm dưới triều đại Bhadravarman, không đủ để kết luận một thể chế chính trị của vương quốc Champa được.
Kể từ đầu thế kỷ thứ 20 cho đến nay, tất cả chuyên gia về Champa học đều công nhận rằng Champa không phải là quốc gia thống nhất, trung ương tập quyền, mà là một vương quốc liên bang tập trung bốn tiểu vương quốc rõ rệt đó là Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga. Mỗi tiểu vương quốc có vua chúa riêng, hành chánh riêng và cách điều hành riêng.
Trong nhóm bốn tiểu vương đó, Panduranga là một tiểu vương quốc ở miền nam mang nhiều yếu tố chính trị, hành chánh và quân sự rất là rõ rệt nhằm biểu tượng cho thể chế liên bang Champa thời đó. Mặc dù chấp nhận chung sống trong liên bang Champa, Panduraga thường hay đứng lên chống chính phủ liên bang để bảo đảm thể chế tự trị của mình và đôi lúc vùng dậy đòi quyền độc lập riêng rẻ.
Ðứng đầu cho vương quốc liên bang là Rajadiraja [vua của vua] chớ không phải là Patao như một số nhà viết lách đưa ra. Thuật ngữ Rajadiraja [vua của vua] có một nghĩa rất là rõ rệt đó là quốc trưởng này chỉ là người đại diện cho các vua ở tiểu vương quốc chứ không phải để cai trị các vua chúa ở tiểu vương quốc này.
Muốn trở thành Rajadiraja [vua của vua] tức là quốc vương liên bang, ông vua này thường hay dựa vào thế lực kinh tế, quân sự của mình để buộc các tiểu vương quốc khác phải thần phục. Mặc dù mang chức năng Rajadiraja [vua của vua], nhưng quốc trưởng này chỉ là nhân vật đại diện cho Champa trên phương diện pháp lý ngoại giao, vì ông ta không có quyền gì trên tiểu vương quốc khác nếu vua của tiểu vương quốc này không chấp thuận. Thể chế này còn thể hiện một cách rõ rệt ở liên bang Mã Lai hôm nay tập trung 9 vua của tiểu vương quốc.
Tổ chức liên bang Champa dưới thời phong kiến có một ưu điểm về thể chế phân quyền  Mỗi địa phương tự quyết định lấy chính sách cai trị của mình, hành chánh và thuế má của mình. Nhưng thể chế này thường hay đưa đến những cuộc tranh chấp công khai giữa trung ương và địa phương vì vấn đề gì đó, nếu quốc trưởng Champa không có đủ sức mạnh để chinh phục các tiểu vương quốc khác. Ðây là hậu quả chung của một số quốc gia ở khu vực Ðông Nam Á có thể chế quốc gia liên bang như vương quốc Lào, vương quốc Mã Lai, v.v.
Thể chế liên bang Champa còn có một tai hại khác. Vì cơ cấu tổ chức này không phát huy mạnh mẻ được ý thức hệ đoàn kết của một dân tộc và thường làm suy yếu đi tiềm năng quân sự của một quốc gia một khi vương quốc này tấn công bởi nước láng giềng.
Sự kiện này thường biểu lộ rõ rệt trong sự liên hệ giữa tiểu vương quốc Panduranga và chánh quyền trung ương Champa thời đó. Một thí dụ điển hình đó là trong bao lần Ðại Việt hay Cao Miên xua quân tấn công thủ đô Vijaya, Panduranga chỉ ngồi im để làm nhân chứng lịch sử. Vì tiểu vương quốc này cho rằng đó không phải là vấn đề của họ mà là vấn đề của các tiểu vương quốc ở miền bắc. Thế là ý thức hệ bảo vệ một quốc gia Champa thống nhất nhằm chống lại sự xâm lăng của ngoại bang, hoàn toàn tùy thuộc vào tình hữu ghị giữa quốc trưởng Champa [Rajadiraja] ở trung ương và các vua chúa của tiểu vương quốc.
Chế Bồng Nga là nhân vật duy nhất trong lịch sử đã thành công huy động các lực lượng ở tiểu vương quốc vào chiến tranh chống Ðại Việt trong những năm 1360 và 1390. Sự thành công này có một nguyên nhân chính đáng của nó, vì Chế Bồng Nga là một quốc truởng có một uy quyền lớn lao mà các tiểu vương quốc nào cũng thần phục.
Từ qui chế liên bang này, chúng tôi tạm kết luận rằng những trận chiến của Ðại Việt vào năm 1069, 1306 và 1471 nhằm xâm chiếm lãnh thổ Champa chỉ là sự chiến thắng của một thể chế quân chủ tập quyền của Ðại Việt chống lại với thể chế liên bang Champa tập trung các tiểu vương quốc thì đúng hơn.Sự suy tàn của vương quốc Champa từ thế kỷ thứ 15 đến thế kỷ thứ 19 phát xuất từ nhiều nguyên nhân chính yếu. Trước tiên là địa bàn dân cư Champa chỉ tập trung ở các khu vực miền duyên hải rất là chật hẹp với số lượng dân số rất là ít oi, không thể kháng cự lại với cộng đồng khổng lồ của người Việt ở phương bắc mà dân số càng ngày càng tăng gấp bội. Chính vì thế, chiến thắng Nam Tiến của người Việt chống lại dân tộc Champa chỉ là chiến thắng vì số lượng dân cư quá đông đúc.
Nhưng chiến thắng này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa đó là chủ thuyết đế quốc của vua chúa Ðại Việt mà các nhà sử học thường gọi là “tiến trình đấu tranh thường trực để phát huy chủ nghĩa quốc gia hùng mạnh” [poursuite des données permanentes de la grandeur nationale].
Sự suy tàn của vương quốc Champa còn có một nguyên nhân khác nữa đó là Champa trở thành nạn nhân của truyền thống văn hóa người Việt. Vì trung thành với chủ thuyết bá chủ và bá quyền, Ðại Việt không ngần ngại xóa bỏ Champa trên bản đồ Ðông Dương để rồi biến vương quốc này thành một đơn vị hành chánh của mình. Ðể tiến đến mục tiêu, Ðại Việt không ngần ngại sử dụng bất cứ mưu đồ chính trị nào, ngay cả mỹ nhân kế, để nuốt trọn giải đất Champa này.
Chính sách dùng cư dân Việt sinh sống ở Champa để phục vụ cho mưu đồ chiến tranh xâm lược chống lại nhân dân Champa cũng là một yếu tố quan trọng để giải thích cho sự suy tàn này. Chính sách xâm chiếm đất đai Cao Miên ở miền nam nhằm cô lập hoàn toàn Champa, trước khi vùng lên tiêu diệt vương quốc này cũng là mưu đồ đáng chú ý trong tiến trình của sự suy tàn Champa. Chính sách lợi dụng nội chiến giữa người Việt để cướp phá tài nguyên Champa, để xâm lấn dần dần đất đai Champa và cuối cùng để xóa bỏ vương quốc này trên bản đồ cũng là một trong những bản chất của dân tộc Việt đã đưa vương quốc Champa vào con đường suy vong vào năm 1832.


Vấn đề xung đột xã hội Champa trong quá trình lịch sử [từ thế kỷ thứ 11 đến 1832]


Trong bất cứ lịch sử của một quốc gia nào, vấn đề xã hội luôn luôn là một đề tài quan trọng trong cơ cấu tổ chức của một cộng đồng. Mọi yếu tố, dù vô tình hay cố ý, nhằm đưa đẩy dân tộc đến sự xung đột và hiềm thù lẫn nhau, sẽ có một tác dụng vô cùng tai hại trong cơ cấu tổ chức xã hội đó. Và mọi xung đột xã hội là động cơ thúc đẩy một tập thể dân tộc đi vào con đường diệt vong.
Trong quá trình lịch sử Champa, vấn đề xung đột xã hội đã trở thành một đề tài mà nhiều nhà nghiên cứu thường nêu ra. Ða số đã nhận định rằng, sự xung đột liên tục trong nội bộ Champa mà lịch sử đã từng đề cập là nguyên nhân chính đã đưa vương quốc này đến chỗ diệt vong.Có 5 nguyên nhân mà lịch sử champa để lại:


-1: Tranh giành quyền lực giữa hai hòang tôc cau và dừa ngày càng lớn


-2:Các tôn giáo lớn trong khu vực du nhập ngày càng mạnh, làm đảo lộn trật tự xã hội champa có từ lâu đời.Xung đột giữa ấn giáo,đạo hồi và nho giáo lên đến đỉnh điểm.


-3: Chênh lệch giàu nghèo giữa hoàng tộc và các tiểu vương


-4: Sai lầm quân sự khi đẩy mạnh tàu thuyền giao thương xa bờ nhưng không cũng cố phòng thủ quân sự,khi dân số ít và thưa thớt.
-5: Nội bộ trong cộng đồng nhân dân không đoàn kết.các tiểu vương chưa thống nhất, nhất quán trong chính tri,kinh tế và cả quân sự


Xã hội Champa trước thế kỷ 15
Từ ngày lập quốc đến 1471, năm đánh dấu sự thất thủ thành Ðồ Bàn, vấn đề chiến tranh nội bộ vẫn là một yếu tố quan trọng trong tiến trình lịch sử của vương quốc Champa. Trải qua hằng thế kỷ, tư liệu lịch sử cũng đã ghi nhận biết bao biến cố xã hội trong vương quốc này. Tuy nhiên, những tư liệu đó, nhất là các bản văn viết trên bia đá đã được tìm thấy ở Champa, chỉ cho phép chúng ta kết luận rằng mọi xung đột xã hội trước thế kỷ thứ 15 chỉ do một nguyên nhân chính yếu, đó là việc tranh chấp chính trị nhằm độc quyền cai trị trên vương quốc Champa giữa hai dòng tộc của các vua Champa thời trước: dòng tộc cây Câu nắm quyền cai trị tiểu vương quốc Panduranga [Phanrang-Phanri] và Kauthara [Khánh Hòa- Phú Yên] ở miền nam; dòng tộc cây Dừa, nắm quyền cai trị ở phía bắc Champa, đó là Vijaya [Bình Ðịnh] Amaravati [Quảng Nam và Quảng Ngải] và Indrapura [Huế].
Chính vì sự khác biệt nguồn gốc giữa hai dòng tộc cây Câu và cây Dưà này mà các nhà lãnh đạo thường dùng chiến tranh hay vũ lực để tìm lối thoát cho những vấn đề liên quan đến sự sống còn của liên bang Champa [một thể chế chính trị rất gần gủi với thể chế liên bang Mã Lai hôm nay]. Ðứng trên phương diện lịch sử mà nói, chiến tranh này chỉ là một phương thức nhằm giải quyết sự xung đột chính trị giữa hai tiểu vương quốc ở miền nam và ba tiểu vương quốc ở miền bắc, chứ không phải là vấn đề nội chiến phát xuất từ mối hiềm thù giữa dân tộc Champa. Chính vì thế, một khi chiến tranh đã chấm dứt, lãnh tụ dòng tộc nào may mắn được làm chủ tình hình quân sự sẽ trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Champa, gọi là vị vua của các vua Champa [Raja diraja Campa] nắm quyền cai tri trên toàn lãnh thổ của vương quốc này mà bia đá đã ghi là Po Tanah Raya “Quyền làm chủ trên toàn diện lãnh thổ›. Ngược lại, dòng tộc nào kém may mắn, thì phải chấp nhận sự yếu thế với tất cả lòng hãnh diện: không hiềm khích với dòng tộc khác và cũng không tìm cách trả thù vì sự thất bại của mình. Ðiều đáng nêu ra, là hai dòng tộc Champa này có một ý thức hệ rất đặc biệt về tư tưởng đấu tranh chính trị của họ. Một khi đã thành công, chính quyền trung ương Champa thường khắc lên bia đá điều giải thích nguyên nhân chính yếu của biến cố đã xảy ra và tuyên bố rõ rệt kết quả của phía thất trận và phía thắng trận. Mặt dù bị thất trận, dòng tộc thua kém này, nhất là dòng tộc ở miền nam, không bao giờ tìm cách để xóa bỏ những dòng chữ trên bia đá. Ngược lại, họ coi đó là những kỷ niệm cao cả và thiêng liêng trong quy luật đấu tranh chính trị: ăn làm vua nhưng không vì thua mà làm giặc. Trong quá trình lịch sử Ðông Nam Á, quy luật đấu tranh chính trị này chỉ xuất hiện ở vương quốc Champa mà thôi.
Khởi đầu của sự cách biệt nam bắc Champa
Sự xung đột xã hội đầu tiên trong lịch sử Champa đã xảy ra vào những năm cuối cùng của thế kỷ thứ 11.
Sau ngày từ trần của vua Champa Jaya Simhavarman đệ nhị vào năm 1044, một tướng tài xuất thân từ gia đình quan chức trong triều đình Champa, nổi lọan chiếm ngôi ở thủ đô Vijaya, và tự tôn mình lên làm vua Champa lấy tên là: Jaya Paramesvaravarman đệ nhất [1044-1060]. Vì không đồng ý với chính sách dùng sức mạnh quân sự để chiếm đoạt ngôi vua Champa, tiểu vương quốc Panduranga ở miền nam vùng dậy tuyên chiến chống lại chính quyền của Jaya Paramesvaravarman đệ nhất vào năm 1050, nhưng không thành công. Trong một bản văn viết trên bia đá hiện còn ở trên tháp Po Klaong Garai [Phan Rang], vua Jaya Paramesvaravarman đệ nhất chỉ trích kịch liệt nhân dân Panduranga là những “kẻ ngu muội, những người vô tôn chỉ luôn luôn có thái độ hiềm thù... chống lại vua Campa”. Bản văn kết tội nhân dân Panduranga trên bia đá này cũng có nghĩa là kết tội dòng cây Câu ở miền nam chỉ tìm cách xen lấn vào nội bộ Champa ở miền bắc thuộc dòng cây Dừa.
Chiến tranh nội bộ này, mặc dù xuất phát từ sự tranh chấp quyền hành cai trị vương quốc Champa giữa hai dòng tộc, đã gây rạng nứt xã hội rất nghiêm trọng giữa dân tộc Champa ở miền nam vốn tôn thờ giai cấp lãnh đạo dòng cây Câu và dân tộc Champa ở miền bắc, trung thành với cấp lãnh đạo quốc gia thuộc dòng cây Dừa. May thay, cuộc xung đột này chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn ngủi, bởi vì các giới lãnh đạo quốc gia giữa hai miền, cũng vì ý thức đến tầm quan trọng của sự xung đột này, đã tìm cách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Ðể chấm dứt biến cố này, vua Panduranga chấp nhận sự thất bại của chiến tranh do mình tạo ra và sẳn sàng ra lệnh, thể theo lời yêu cầu của vua Jaya Paramesvaravarman đệ nhất, để bắt mỗi người dân Panduranga phải mang vài cục đá đem nộp cho đền tháp mỗi khi có cơ hội đi ngang qua khu vực này. Truyền thống này vẫn còn lưu truyền cho đến hôm nay, nhất là cho những ai thường đi ngang đèo Cậu, trên đường đi từ Phanrang lên Dalat.
Nguyên nhân sự xung đột giữa nam và bắc Champa
Sự thành công của cuộc hòa giải dân tộc vào năm 1050 vẫn là điều đáng chú ý, nhưng vấn đề xung đột xã hội vẫn là một hiện tượng lịch sử có một tác động tâm lý sâu đậm trong quần chúng. Và chỉ cần có một yếu tố nhỏ nhoi, biến cố này cũng có thể trở lại trên bàn cờ chính trị.
Tình hình 1145-1160
Năm 1145, vua Kampuchea là Suryavarman gởi một đoàn quân hùng mạnh sang thủ đô Vijaya và giết được vua Champa là Jaya Indravarman đệ tam [1139-1145] trên chiến trường. Ðể thay thế vua này, một hoàng tử xuất thân từ một gia đình hoàng gia khác, tự tôn mình là vua Champa, lên ngôi ở Vijaya lấy tên là Rudravarman đệ tứ.
Vì thủ đô Vijaya bị quân Kampuchea chiếm đóng hay là vì sự vùng dậy của nhân dân Champa ở miền Vijaya chống lại chính quyền cướp ngôi này, vua Rudravarman đệ tứ phải chạy sang ẩn náu ở tiểu vương quốc Panduranga ở miền nam vào năm 1147, cùng với đứa con trai của mình, tức là hoàng tử Sivanandana. Trước tình thế này, tiểu vương quốc Panduranga rất ân cần với gia đình hoàng gia từ miền bắc đến xin tị nạn trong lãnh thổ của mình. Một vài tháng sau, Rudravarman thoái vị và xin hậu thuẫn của tiểu vương quốc Panduranga để tôn hoàng tử trẻ tuổi Sivanandana hiện có mặt tạm thời trên lãnh thổ của mình lên làm vua Champa vào năm 1147, lấy tên là Jaya Harivarman đệ nhất. Khi đã lên ngôi, mặc dù còn ở trong lãnh thổ miền nam, Jaya Harivarman đệ nhất đã có danh chánh ngôn thuận để đòi hỏi quân xâm lược Kampuchea phải rời khỏi thủ đô Vijaya của Champa.
Khi nghe tin này, vua Kampuchea Suryavarman vô cùng phẫn nộ và quyết định gởi một đoàn quân sang tàn phá vùng Phan Rang vào năm 1148. Sẳn dịp thắng trận, vua Kampuchea đưa em rể của mình là Harideva lên làm vua Champa ở Vijaya, bất chấp phản ứng của người dân Champa.
Năm 1148 đánh dấu sự chia đôi đầu tiên của vương quốc này: Miền bắc Champa đặt dưới quyền cai trị của một ông hoàng tử gốc Kampuchea. Miền nam, đó là chính quyền của vua Champa Jaya Harivarman đệ nhất, gốc người Vijaya.
Một năm sau, tức là 1149, vua Jaya Harivarman đệ nhất, với sự hổ trợ của đoàn quân hùng mạnh Panduranga, sang đánh Vijaya, giết được hoàng tử Harideva của Kampuchea. Sau khi thắng trận, ông tự tôn mình là vua của vua Champa [Raja diraja Campa] trên toàn lãnh thổ của vương quốc này. Tiếc rằng, đối với nhân dân miền bắc Champa, Jaya Harivarman đệ nhất chỉ là một công cụ của tiểu vương quốc Panduranga ở miền nam. Vì không chấp nhận chính sách của vua Jaya Harivarman đệ nhất nhằm dùng vũ lực để chiếm đoạt ngôi báu Champa, nhân dân Champa ở miền bắc và dân tộc Tây nguyên là Radê và Mada [Bahnar?] vùng dậy kêu gọi một hoàng tử khác, gốc hoàng gia Champa ở Vijaya, đó là Vangsaraja, em vợ của vua Harivarman đệ tứ [1114-1129] đứng ra làm lãnh tụ của phong trào kháng chiến này. Năm 1150, Jaya Harivarman đệ nhất cho lệnh tấn công hàng ngũ cách mạng của hoàng tử Vangsaraja, nhất là nhóm Radê và Mada ở Tây nguyên. Bị thất bại, hoàng tử Vangsaraja chạy sang Ðại Việt để xin viện trợ quân sự nhằm chiếm ngôi lại, nhưng không thành.
Năm 1151, nhân dân vùng Amaravati cũng vùng dậy đứng sau lưng hoàng tử Vangsaraja để phản đối lại sự chiếm ngôi của vua Jaya Harivarman đệ nhất. Bốn năm sau, tức là vào năm 1155, tiểu vương quốc Panduranga, không biết vì lý do gì, cũng đứng ra để truất phế vua này. Thế là chiến tranh giữa nam và bắc bùng nổ trong suốt năm năm trường. Phải chờ cho đến năm 1160, vua Jaya Harivarman đệ nhất mới có thời cơ để dẹp tan sự xung đột quân sự với Panduranga.
Chiến tranh vào năm 1150 giữa vua Champa Jaya Harivarman đệ nhất và nhóm Tây Nguyên trung thành với Vangsaraja, một hoàng tử mà người Radê và Mada coi như là dòng chính thống có quyền lên ngôi Champa của họ, đã bị thêu dệt một cách phi khoa học bởi một số nhà sử học nước ngoài và Việt Nam như một chiến tranh của người Chăm nhằm đô hộ cao nguyên. Nếu Champa không dính dáng gì với họ, tại sao dân tộc Radê và Mada lại tình nguyện đem quân giúp hoàng tử Vangsaraja để chống lại vua Jaya Harivarman đệ nhất từ Panduranga đến cai trị miền bắc.Sự thành công trong việc chiếm ngôi ở Vijaya của vua Jaya Harivarman đệ nhất đã từng tị nạn ở Panduranga không phải là sự thành công của cá nhân ngài, nhưng là sự thành công của toàn dân tộc cây Cau Champa ở miền nam trong công cuộc chiếm đoạt quyền cai trị ở miền bắc. Ngược lại, dòng cây Dừa cũng có lý do riêng để phản đối sự hiện diện ở Vijaya của vua Jaya Harivarman đệ nhất. Nguyên nhân chính đó là Jaya Harivarman đệ nhất, con của vua Rudravarman đệ tứ, không phải là dòng hoàng gia Champa, chạy sang Panduranga ở miền nam nhằm cầu cứu sự hỗ trợ chính trị và quân sự để chinh phục ngôi vua.
Tình hình 1190-1220
Sau cuộc nội chiến 1145-1160, tình hình nội bộ Champa trở lại bình thường, nhưng vấn đề cách biệt giữa dân tộc ở phía nam và bắc Champa vẫn còn là một hiện tượng đáng lo ngại. Bằng chứng rằng, sau 30 năm kể từ ngày cướp ngôi của vua Jaya Harivarman đệ nhất [1147-1160], vương quốc Champa đã lâm vào cuộc xung đột xã hội vô cùng bi đát chưa bao giờ có trong lịch sử Champa. Biến cố này phát xuất từ sự tranh chấp quyền lực giữa những hoàng tử ở miền bắc Champa, nhằm tạo cho mình một tư thế với bất cứ giá nào để được toàn quyền làm vua trên đất nước này. Nếu một số hoàng tử Champa ở miền bắc dùng chính sách kêu gọi nhân dân miền bắc vùng dậy để yểm trợ cho phe phái mình, cũng có một số hoàng tử kg ngần ngại mời gọi quân ngoại lai nhằm giải quyết việc nội bộ trong vg quốc này.
Vào năm 1182, tức là bốn mươi năm sau ngày dẹp tan quân Khmer ở Vijaya, một hoàng tử Champa khác tên là Sri Vidyanandana, gốc người Vijaya, chạy sang Kampuchea để tìm hậu thuẫn của vua Jayavarman đệ thất. Trong những năm lưu vong ở đây, ông ta xin vua Khmer phong tước cho mình là hoàng tử nối ngôi [Yuvaraja] của vương quốc Champa, bất chấp cả qui luật tổ chức chính trị trong vương quốc này. Vì rằng, chỉ có hội đồng hoàng gia có quyền phong chức hoàng tử nối ngôi của Champa.
Với hậu thuẫn của một đoàn quân Khmer hùng mạnh, hoàng tử Vidyanandana sang tấn công thủ đô Vijaya vào năm 1190, bắt được vua Jaya Indravarman đệ tứ [1167-1190] để đem giao nạp cho vương quốc Kampuchea.
Cũng nhờ hậu thuẫn chính trị và quân sự của vua Khmer là Jayavarman đệ thất mà hoàng tử Champa Sri Vidyanandana đã làm chủ tình hình chiến tranh ở miền bắc. Ðể tạ ơn vua Kampuchea hay là không đủ quyền lực chống lại sự thống trị của vương quốc láng giềng này, hoàng tử Champa Sri Vidyanandana, một khi đã thắng trận, xin đề nghị [hay là bị buộc phải đề nghị] em rể của vua Khmer Jayavarman đệ thất lên làm vua Champa ở Viajaya lấy tên là Suryajayavarman. Sau đó, ông ta tự xưng vua của tiểu vương quốc Panduranga, lấy tên là Suryavarman.Sự cầu cứu quân sự ngoại lai để giải quyết nội bộ Champa đã phân chia vương quốc này thành hai khu vực rõ rệt: Miền bắc đặt dưới sự cai trị của một ông vua ngoại lai từ Khmer sang. Miền nam lại lọt vào trong tay của một ông hoàng tử Champa không phải gốc Panduranga, nhưng là gốc người miền bắc.Vấn đề tự xưng vương ở Panduranga của vua Suryavarman, gốc Vijaya đã biến tình hình xã hội miền nam thành một ung nhọt không chữa trị được. Ðây là lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân Champa miền nam cảm thấy mình không còn làm chủ trên lãnh thổ của mình nữa. Trước biến cố chính trị này, nhân dân Panduranga tìm cách vùng dậy, vào năm 1190 không phải để chống xâm lược ngoại lai, nhưng chống lại hoàng tử Champa gốc miền bắc, mặc dù không thành công. Trong khi đó, dân tộc Champa miền bắc cũng vùng dậy vào năm 1191 dưới quyền chỉ đạo của hoàng tử Rasupati để đánh đuổi ông vua ngoại lai ở thủ đô Vijaya.Khi đã thắng trận, hoàng tử Rasupati lên ngôi lấy tên là Jaya Indravarman đệ ngũ.
Trước tình thế này, vua Khmer không ngần ngại vuốt ve Jaya Indravarman đệ tứ, một ông vua Champa bị bắt giam ở Khmer vào năm 1190. Ðó cũng là một chiến thuật mới: dùng người Champa để chống lại với vương quốc Champa. Nhưng đối với vua Champa là Jaya Indravarman đệ tứ đang tù đày ở Khmer, đây cũng là một dịp may mắn để chiếm lại ngôi vàng của mình.
Cũng vào năm 1191, vua Jaya Indravarman đệ tứ, đem quân từ Khemer sang hợp tác với vua Panduranga là Suryavarman để tiến đánh Vijaya. Mặc dù mang danh là người đứng ra để giúp đỡ Jaya Indravarman đệ tứ để chống lại chính quyền Vijaya, vua Suryavarman của tiểu vương quốc Panduranga, khi đã thắng trận, tự xưng mình là vua trên toàn vẹn lãnh thổ Champa. Cảm thấy mình bị lừa bịp trong chiến tranh này, Jaya Indravarman đệ tứ quyết định tập trung lực lượng của mình từ Khmer sang để tấn công vua Suryavarman, một nhân vật cướp ngôi, nhưng không thành.
Nghe tin này, vua Kampuchea Jayavarman đệ thất tức tốc gởi quân sang để trừng trị Suryavarman ở Vijaya vào văm 1193. Thế là chiến tranh giữa Kampuchea và Champa bắt đầu bùng nổ, một chiến tranh vô cùng khủng khiếp làm đảo lộn hoàn toàn bao công trình kinh tế và cơ cấu xã hội.
Trong suốt 10 năm chiến tranh, vua Khmer, vì không thể nào chống lại vua Champa, chỉ còn cách là nhờ Ong Dhanapati Grama, là cậu ruột của vua Suryavarman, tìm cách cô lập vua Champa này. Thế là vào năm 1203 chính quyền vua Suryavarma bị lật đổ bởi cậu ruột của mình là Ong Dhanapati Grama, dưới sự yểm trợ của đoàn quân campuchia.Sau trận chiến này, Champa đã trở thành một thuộc địa của campachia trong suốt 17 năm, tức là từ năm 1203-1220.
Ðứng trên phương diện lịch sử mà nói, vào những năm 1190-1220, xã hội Champa đã trở thành hai bãi chiến trường mà dân tộc Champa là nạn nhân chính của chiến cuộc này. Một bên là chiến trường tranh chấp quyền hành giữa các hoàng tử Champa ở miền bắc để làm bá chủ vương quốc Champa, còn chiến trường thứ hai dành cho sự tranh chấp uy quyền giữa hai nước láng giềng Champa và campuchia.
Từ năm 1182 đến năm 1220, nhân dân Champa đang chứng kiến một vở bi kịch lịch sử với bao nhiêu nhân vật chính trị tranh giành quyền làm Po Tanah Raya:
- Hoàng tử Sri Vidyananda chạy sang lánh nạn ở Khmer vào năm 1182, rồi sau trở thành vua tiểu vương quốc Panduranga, lấy tên là Suryavarman.
- Vua Indavarman ở Vijaya bị quân campuchia bắt đày sang Kampuchea vào năm 1190.
- Em rể của vua Khmer Jayavarman đệ thất tự xưng vương ở Vijaya Champa lấy tên là Suryajayavarman.
Chiến tranh với Mông cổ 1283-1285
Sáu mươi ba năm về sau, tức là năm 1283, tiểu vương quốc Champa Vijaya lại bị quân Mông Cổ chiếm cứ liên tục trong hai năm liền. Vua Champa Indravarman đệ ngũ, vì không thể đứng ra để đối chọi với đoàn quân hùng mạnh Mông Cổ trong khu vực đồng bằng, dùng chiến thuật ịnhà không đồng trốngỂ để kháng chiến, quyết định rút toàn bộ quân sự của mình về phòng thủ ở Tây Nguyên. Biến cố này đã chứng minh rõ rệt rằng Tây Nguyên là một lãnh thổ của Champa. Cũng nhờ sự yểm trợ của dân tộc Champa ở Tây Nguyên mà vua Champa Indravarman đã thành công trong công trình chống lại quân Mông Cổ. Trong suốt hai năm chờ đợi để giao chiến, quân Mông Cổ, vì không còn lương thực để tiếp tục chiến tranh, quyết định bỏ hẳn chiến trường Champa để trở về Trung Quốc, vào năm 1285.
Trong cuộc chiến này, tiểu vương Panduranga không lên tiếng phản đối và cũng không đứng lên hô hào giúp anh em Champa ở miền bắc chống lại quân xâm lược Mông Cổ. Thái độ tiêu cực này phải chăng là một bằng chứng để giải thích rằng vương quốc miền nam Panduranga, mặc dù cùng chung sống trong một liên bang Champa, vẫn coi Vijaya là một tiểu vương quốc riêng biệt, có nền tự trị riêng. Ðã nhiều lần bị kết tội là muốn cai trị miền bắc, phải chăng Panduranga muốn tỏ bày thái độ dè dặt hơn trước biến cố chính trị này. Sự dè dặt đó cũng đã chứng minh rằng, mấy thế kỷ vừa qua, sự xung đột xã hội giữa nam và bắc Champa vẫn là một vấn đề chủ yếu trong tiến trình lịch sử của quốc gia này


Vai trò Vua Trà Hoa bồ Đề trong chính sách hòa đồng dân tộc và ngoại giao: 1342-.1360


Vua Trà Hoa Bồ Đê [1342-1360][ Ông là Hậu duệ Vua Chế Mân,Con rể Vua Chế A Nan].Ông thuộc vương triều thứ 12,Triều đại thứ 9,đóng đô ở thành Vijaya[Đồ bàn,bình định].Ông chủ trương hòa đồng xung đột dân tộc, xây dựng kinh tế, hòa hoãn với đại việt và khmer.Vương quốc ông trị vì trải dài từ dãy hoàng liên sơn phía bắc ,nam giáp đến Đồng nai ngày nay.Đông giáp biển cham pa[biển đông], tây giáp tây lào.Kinh tế phát triển dựa vào nguồn đánh bắt thủy sản ngoc trai, đồi mồi,trầm hương,ngà voi,nền nông nghiệp trồng lúa nước nổi tiếng đông nam á,sản suất gốm sứ,điêu khắc,công nghiệp sx đồng, đồng thau phát triển rực rỡ,đội tàu thuyền hùng mạnh,quản lí một vùng biển chăm pa[biển đông]rộng lớn 3.500.000km2, cung cấp hàng hóa cho một vùng rông lớn Đông á,tây á.Đội tượng binh hằng ngàn voi trận thiện chiến đánh lui các cuộc xâm lược của khmer và đại việt xâm lấn bờ cõi.Tạo tiền đề kinh tế vững chắc cho chế bồng nga sau này


Vai trò Chế Bồng Nga trong chính sách hòa đồng dân tộc: 1360-1390
Hơn nửa thế kỷ sau cuộc tấn công của quân Mông cổ vào năm 1283, tình hình xã hội Champa giữa hai miền nam bắc tạm coi như là lắng dịu, nhưng ý đồ chia cách giữa hai miền vẫn còn thể hiện trong tâm tư của dân tộc này.
Năm 1360, Chế Bồng Nga xuất hiện trên bàn cờ chính trị Ðông Dương. Cũng nên nhắc rằng, Chế Bồng Nga là một vị vua của liên bang Champa, đặt thủ đô của mình ở Vijaya [Bình Ðịnh]. Chế Bồng Nga không dính dáng gì với ông vua Po Binthuor [hay Cei Sak Bingu trong biên niên sử Panduranga], như nhiều nhà nghiên cứu thường hiểu lầm. Vì rằng; Po Binthuor là một vị vua thứ 10 của tiểu vương quốc Panduranga ở miền nam lên ngôi từ 1316 đến 1361 hay từ 1328 đến1373, tùy theo biên niên sử của tiểu vương quốc này, đặt thủ đô của mình tại Bal Anguai [trong khu vực Phanrang].
Sự hiện diện của Chế Bồng Nga, một nhà quân sự đại tài nhưng cũng là một nhà chính trị sáng suốt, đã đem lại cho lịch sử của vương quốc này những ngày vàng son nhất. Nhằm thực thi chính sách đưa Champa đến một tư thế vững mạnh vừa chính trị và quân sự trong khu vực Ðông Nam Á này, Chế Bồng Nga cần sự yểm trợ toàn diện của dân tộc Champa ở hai miền nam và bắc. Chính thế, trong suốt 30 năm cai trị quốc gia này, Chế Bồng Nga vẫn đặt vấn đề xã hội lên hàng đầu. Xã hội là một lực lượng luôn luôn giữ một vai trò trọng yếu trong mọi biến cố chính trị và quân sự. Công trình to tát của ngài là vận dụng mọi nỗ lực để hòa đồng dân tộc giữa nam và bắc, nâng cao ý thức hệ quốc gia nhằm yểm trợ chính sách thu hồi lại vùng đất của Champa đã bị mất ở phía bắc của ngài và để xác định lại uy quyền Champa trên bàn cờ chính trị Ðông Dương.
Chưa đầy 30 năm an bình giữa nam và bắc, ung nhọt xã hội trong vương quốc Champa lại tái sinh. Cái ung nhọt này không phát xuất từ những phong trào nhân dân chống lại chính quyền Champa của Chế Bồng Nga, nhưng phát xuất từ một số nhà lãnh đạo Champa vô ý thức, vì quyền lợi và danh vọng riêng tư của mình, họ không ngần ngại làm mật vụ cung cấp tin tức mật của quốc gia cho ngoại xâm. Cũng vì mưu đồ của một số nhà lãnh đạo Champa làm tay sai cho địch, vua Chế Bồng Nga đã bị ngã gục trong chiến trường ở hải phận Ðại Việt vào năm 1390.
Năm 1390 đánh dấu một vở bi kịch mới trong lịch sử Champa. Nếu sự sụp đổ của xã hội Champa phát xuất một phần nào từ chính sách của một số nhà lãnh đạo Champa thường hay kêu cứu ngoại lai để củng cố địa vị chính trị của mình trong vương quốc này, thì kể từ năm 1390, xã hội Champa lại bắt đầu đối phó với một hiện tượng mới lạ mà hậu quả còn nguy hiểm hơn chính sách cầu cứu ngoại lai, đó là những mưu đồ của một số tập thể lãnh đạo làm tay sai cho địch.
Chính vì thế, cái chết của vua Chế Bồng Nga vào năm 1390 đã cho chúng ta thấy sự phát hiện của một chứng bệnh mới gọi là “mưu đồ làm tay sai cho địch” đang diễn tiến trong cơ cấu tổ chức xã hội của Champa thời đó; một chứng bệnh có một tác động vô cùng nguy hiểm trong mọi chiến lược quân sự và chính trị của v
ong quốc này:chỉ vì một giây phút sơ hở, nền an ninh quốc gia gặp nguy biến.
Sự phân chia nam bắc Champa: 1360-1471
Mưu đồ làm tay sai cho địch nhằm ám hại vua Chế Bồng Nga, một hiện tượng duy nhất trong lịch sử Champa, phải chăng là một tiếng chuông báo hiệu cho sự suy tàn của vương quốc này. Bởi rằng, hơn một nữa thế kỷ tính từ ngày tử trận của Chế Bồng Nga, xã hội Champa đang nằm trên bờ vực thẳm: tranh chấp quyền hành giữa các nhà lãnh đạo đã trở thành tấn bi kịch xảy ra hàng ngày. Kể từ năm 1360, vương quốc Champa ngày càng đi đến con đường suy yếu. Sự suy yếu này phát xuất từ hai nguyên nhân chính: một phần, phải đối đầu chống lại sự xâm lăng của láng giềng miền bắc, còn phần khác phải đối phó với bao nhiêu chiến tranh nội bộ của mình. Chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy 30 năm, 5 vị vua Champa tiếp nối nhau để lên ngôi ở thủ đô Vijaya [Bình Ðịnh].
Sự hiện diện của 5 vị vua trên ngai vàng Champa cũng đã chứng minh rằng trong suốt 30 năm này, Champa có 5 chính sách riêng biệt và 5 lực lượng riêng biệt. Mỗi lực lượng vì sự sống còn của mình cần đi tìm hậu thuẫn trong quần chúng nhân dân. Hay nói một cách khác, trong suốt 30 năm này, xã hội Champa chia ra làm 5 phe nhóm để phục vụ cho 5 vị vua Champa.
Sự xung đột không lối thoát trong xã hội Champa kể từ năm 1360, xuất phát từ gia đình trị và địa phương trị của một số nhà lãnh đạo Champa thời đó, cũng là nguyên nhân đưa đến sự diệt vong của Vijaya, tiểu vương quốc Champa ở miền bắc vào năm 1471. Khi đã diệt vong, vấn đề xung đột giữa nam và bắc cũng tự biến mất trong xã hội Champa. Cũng cần nhấn mạnh rằng, nếu vấn đề nam bắc không còn nữa kể từ hôm nay, không phải là nhờ chính sách hòa đồng dân tộc do các nhà lãnh đạo đã đưa ra, nhưng là vì lãnh thổ Champa ở miền bắc đã lọt vào tay của Ðại Việt, và dân tộc Champa miền bắc đã trở thành một công dân Việt hoàn toàn, kể từ năm 1471.
2. Xã hội Champa từ 1471 đến 1832
Thành Ðồ Bàn [Vijaya] rơi vào tay Ðại Việt vào năm 1471 đánh dấu sự diệt vong của dòng tộc cây Dừa ở miền bắc. Kể từ đó, Champa tự thu hẹp lại trong lãnh thổ của tiểu vương quốc Panduranga, nơi tập trung của dòng tộc cây Câu.
Hết đối phó với Ðại Việt, Champa lại gặp phải mối đe dọa mới vô cùng nguy hiểm đã từng làm rung chuyển bàn cờ chính trị Ðông Dương, đó là chính sách “Nam Tiến” của nhà Nguyễn từ thế kỷ thứ 16.
Mặc dầu chấp nhận chịu đựng để đương đầu với chính sách “Nam Tiến” này trong suốt hai thế kỷ đầu, vương quốc Champa cũng rất tự hào với chính sách xã hội của mình. Nhưng sự an bình và thịnh vượng xã hội đó đã trở thành một vấn đề khúc mắc một khi nhà Nguyễn quyết định xâm chiếm Champa vào năm 1692 và đặt vương quốc này dưới quyền cai trị của quân viễn chinh nhà Nguyễn với sự yểm trợ của hoàng tử Po Saktiraydaputih một nhân vật chỉ đóng vai trò bù nhìn cho triều đình Huế để được nhận được chức vô cùng tầm thường, đó là “Khám Lý” thay vì “Chiêm Thành Vương”. Trước thái độ nhu nhược của hoàng tử này, toàn bộ dân tộc Champa tự vùng dậy vào năm 1693 để giải phóng quê hương của họ.Ðây là một cuộc khởi nghĩa nhân dân đầu tiên xuất hiện trong lịch sử Champa.
Ngoài mục tiêu đánh đuổi quân nhà Nguyễn ra khỏi vương quốc này, mật trận kháng chiến nhằm giải phóng Champa còn vùng dậy để quét sạch những người Champa làm tay sai cho hoàng tử Po Saktiraydaputih và những nhân vật Champa khác vô tình hay cố ý hợp tác với quân xâm lược nhà Nguyễn. Chiến tranh này kéo dài liên tục hai năm liền là một thí dụ điển hình minh chứng cho sự xung đột lớn lao trong xã hội Champa thời đó. Nhưng sự xung đột xã hội này không phát xuất từ sự tranh giành quyền lợi riêng tư giữa hai tập thể dân tộc Champa, nhưng là sự dị biệt trong ý thức hệ đấu tranh cho quyền lợi thiêng liêng của Champa. Nếu đa số dân tộc Champa cương quyết, với bất cứ giá nào, đấu tranh đánh đuổi quân xâm lược nhà Nguyễn ra khỏi đất đai Champa, một số nhà lãnh đạo Champa khác thích chọn con đường làm bù nhìn cho nhà Nguyễn để cũng cố địa vị hay danh vọng của mình. May mắn rằng, đoàn quân kháng chiến đã đánh bại lực lượng xâm lược nhà Nguyễn vào năm 1694, tập trung mọi nổ lực nhằm hàn gắn lại vết thương xã hội do chiến tranh gây ra trong suốt hai năm liền.Kể từ những năm cuối cùng của thế kỷ thứ 17, ngoài hiện tượng làm tay sai cho địch đã từng xảy ra dưới thời Chế Bồng Nga vào năm 1390, vương quốc Champa bắt đầu đối phó với một hiện tượng mới nữa, đó là một số nhà lãnh đạo chỉ biết dựa vào uy quyền nhà Nguyễn để cai trị quốc gia. Chính thế mới có cuộc vùng dậy của dân tộc Champa vào năm 1693 để nói lên sự quyết tâm đoàn kết của dân tộc Champa. Chỉ cần đoàn kết,dân tộc Champa đã dập tan q
.đội hùng mạnh của nhà Nguyễn.
Hơn thế kỷ sau, Champa trở thành một nạn nhân của cuộc tranh chấp chính trị giữa người Việt Nam, hay nói một cách khác, nạn nhân của chiến tranh giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh kể từ năm 1771. Muốn đập phá tổng hành dinh Nguyễn Ánh ở Saigon, Tây Sơn tập trung mọi nổ lực nhằm chiếm đóng Champa trước để làm nhịp cầu tiến quân trong chiến lược quân sự. Khi đã chiếm đóng Champa, Tây Sơn tìm cách đưa những nhân vật Champa thân cận mình lên nắm chính quyền. Nhưng Tây Sơn chỉ làm chủ tình hình Champa trong khoảng một hay hai năm. Bởi rằng Nguyễn Ánh cũng tìm cách chinh phục Champa để đặt tổng hành dinh nhằm tiến quân đánh Khánh Hòa, một địa đầu quân sự của Tây Sơn. Khi đã thành công, Nguyễn Ánh cũng truất phế những nhà lãnh đạo Champa phục vụ cho Tây Sơn và đưa những nhà lãnh đạo Champa khác, thân cận với mình, lên nắm chính quyền trong vương quốc này. Biến cố này đã chứng minh rằng tại sao có sự thành hình của mấy chục chính phủ Champa trong một thời gian chưa đầy 30 năm.
Trở thành một nạn nhân của chiến tranh giữa nhà lãnh đạo Việt Nam, xã hội Champa đã đi vào một khúc quanh lịch sử. Ngoài chiến tranh tàn phá kinh tế, tàn phá cơ cấu tổ chức làng xã và gia đình, xã hội Champa thời đó đương đứng trước lề vực thẳm. Với sức ép quân sự của ngoại lại, dù Nguyễn Ánh hay Tây Sơn, dân tộc Champa tự khai trừ lẫn nhau để làm hài lòng cho quân xâm lược. Gần 30 năm chiến tranh giữa nhà lãnh đạo Việt Nam đã đưa xã hội Champa vào hố thẳm tăm tối chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử. Vì quyền lợi riêng tư của mình, của gia đình mình, một số người Champa không ngần ngại tố cáo anh em Champa ruột thịt trước chính quyền Tây Sơn hay Nguyễn Ánh, và cũng không ngần ngại loại trừ bất cứ ai không đồng quan điểm với mình. Xã hội Champa trong suốt thời gian tranh chấp giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh đã trở thành một xã hội thối nát, không còn nhận diện được ý thức hệ đoàn kết thiêng liêng để kháng cự chống lại những tập thể xâm lược ngoại lai.
Trước biến cố bi đát này, vua Cei Brei [chứ không phải Po Saong Nhung Ceng như người ta thường hiểu lầm] - dòng Po Romé, gốc dân tộc Cru đã từng nắm chính quyền Champa từ năm 1627 - cùng hàng vạn quân Champa và gia đình của mình, quyết định rời bỏ quê hương để sang ẩn náu ở Kampuchea vào năm 1795. Sự ra đi của vua Cei Brei đã chứng minh rằng vương quốc Champa không còn chính quyền cai trị nữa. Cũng trong thời gian này, Po Saong Nhung Ceng, một tướng tài trong triều đình của vua Cei Brei, gốc dân tộc Chăm [tức là tổ tiên của bà Thềm ở Phan Rí hôm nay], chạy theo Nguyễn Ánh ở Saigon thành lập một chính phủ lâm thời. Thế là kể từ năm 1795, Champa có hai chính phủ: một chính phủ lưu vong Champa ở Kampuchea gốc người Cru và một chính phủ lâm thời ở Sàigon gốc người Chăm. Sự hiện diện hai chính phủ này là động cơ chính yếu đã đưa hai dân tộc Cru và Chăm đến sự xung đột không lối thoát. Thêm vào đó, hai chính phủ này đều đặt tổng hành dinh trên lãnh thổ láng giềng. Mỗi chính phủ lưu vong đều tìm cách gởi cán bộ của mình về nước để chinh phục lòng dân. Thế là, một tập thể xã hội Champa không tổ chức và không nhà lãnh đạo đã trở thành một tập thể tự chia ba xẻ bảy nhằm phục vụ hoặc cho chính phủ lưu vong ở Kampuchea hoặc cho chính phủ lưu vong ở Sàigon. Một khi đã dấn thân vào cuộc đấu tranh quân sự để chiếm đoạt ngôi báu, hai chính phủ lưu vong này không còn quan tâm cho lắm đến hậu quả của chiến tranh, hô hào cho phe phái của mình ở địa phương tuyên chiến với nhau để nêu cao chính nghĩa của nhóm mình. Ngoài hai nhóm theo chính phủ lưu vong, tập thể Champa còn lại cũng bị chia ba xẻ bảy để tụ tập thành nhóm, hoặc ủng hộ cho chính sách Nguyễn Ánh ở miền nam hay cho chính sách Tây Sơn ở miền bắc. Sự chia ba xẻ bảy này đã biến tập thể dân tộc này thành những kẻ thù nghịch, để rồi sự sống còn của họ tùy thuộc hoàn toàn vào kết quả của chiến tranh giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh, chứ không phải tùy thuộc vào ý thức hệ đoàn kết dân tộc của họ như đã từng xảy ra vào năm 1693.
Năm 1802, Nguyễn Ánh dẹp tan phong trào Tây Sơn và lên ngôi ở Huế, lấy niên hiệu là Gia Long. Ðể cám ơn Po Saong Nhung Ceng trong công trình đấu tranh chống Tây Sơn, Gia Long trao trả lại cho Champa quyền độc lập và đưa Po Saong Nhung Ceng về làm vua Champa ở Panduranga. Gia Long cũng tôn cử Lê Văn Duyệt, một bạn thân của Champa, làm Tổng Trấn Gia Ðịnh Thành ở Saigon. Mặc dù Champa độc lập trong biên chế chính trị Việt Nam, nhưng quyền quản trị Champa vẫn còn tuỳ thuộc vào trong tay của Lê Văn Duyệt hơn là vào uy quyền của triều đình Huế.
Kể từ ngày Po Saong Nhung Ceng lên nắm chính quyền vào năm 1802, vết thương của xã hội Champa bất đầu hàn gắn lại. Nhưng sự hàn gắn xã hội này chỉ là một vấn đề tạm bợ, bởi rằng cộng đồngdân tộc Cru, con cháu dòng Po Romé, vẫn chưa phục tùng chính quyền Champa của Po Saong Nhung Ceng, một ông tướng đại tài, không xuất thân từ gia đình hoàng gia Champa.
Mười tám năm sau, Champa lại trở thành nạn nhân lần thứ hai của cuộc tranh chấp chính trị giữa người Việt Nam như thời Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Năm 1820, khi Gia Long từ trần, hoàng đế Minh Mệnh lên nối ngôi vua cha. Vì muốn tập trung toàn quyền cai trị Việt Nam trong tay mình, Minh Mệnh tìm cách gạt bỏ Tổng Trấn Gia Ðịnh Thành là Lê Văn Duyệt ra khỏi quyền kiểm soát chính sách Việt Nam ở Champa, nhưng không thành. Mặc dù đã bao lần nhận lời khiển trách từ triều đình Huế, chính quyền Champa bất tuân chỉ thị của Minh Mệnh và tiếp tục phục tùng uy quyền Lê Văn Duyệt ở Saigon. Chính vì thế, Minh Mệnh không ngần ngại tìm kiếm những nhà lãnh đạo Champa thân cận với mình để lật đổ chính quyền Champa thân Lê Văn Duyệt. Thế là xã hội Champa bị rạng nứt ra làm hai phe phái: một tập thể theo Lê Văn Duyệt và một tập thể khác phục tùng triều đình Huế. Hai tập thể cùng chung sống trong một vương quốc Champa này tiếp tục xung khắc và âm thầm chống báng nhau. Vì quyền lợi riêng tư, một số nhà lãnh đạo Champa không ngần ngại chạy ra ngoài Huế để mua chức tước, tìm cách phỉ báng những lãnh tụ Champa phục vụ cho Lê Văn Duyệt ở Saigon.
Kể từ năm 1820, người dân Champa sống trong một không khí vô cùng nặng nề, chỉ cần một tiếng nói sơ hở đối với Minh Mệnh hay Lê Văn Duyệt, họ có thể trở thành một nạn nhân của thời đại vì đã bị gán cho một nhân vật nguy hiểm chống đối với chính quyền Champa thời đó. Cũng từ năm 1820, người dân Champa chịu sống trong một hoàn cảnh xã hội vô cùng dao động: có khi hai anh em trong gia đình không còn tin tưởng lẫn nhau; và vì quyền lợi riêng tư, họ không ngần ngại tố tụng nhau trước chính quyền Việt Nam. Ngoài biến cố chính trị này, dân tộc Champa, nhất là tập thể nông dân, còn phải đương đầu với bao nhiêu thống khổ khác, đó là đối phó với một số địa chủ hay cường hào Champa dựa vào chính quyền hay tài sản của mình để tung hoành bốc lột những tập thể dân nghèo hay nông dân thiếu nợ. Một khi đã lâm vào hoàn cảnh kinh tế này, dân nghèo và nông dân Champa chỉ còn cách xin bán thân mình để làm nô lệ cho điền chủ hay cường hào này. Với phương thức tính tiền lãi hơn 100% một năm theo kiểu Việt Nam thời đó, dân nghèo và nông dân Champa làm nô lệ cho họ hơn ba thế hệ của mình, nhưng nợ vẫn còn. Ðể né tránh số kiếp nô lệ, họ chỉ còn cách là bán ruộng đất và của cải của họ. Ðó là giải pháp mà điền chủ và cường hào thường mong đợi. Chính sách này là một phương thức bốc lột hợp pháp chỉ nhằm đưa những người giàu trở thành giàu thêm,người nông dân nghèo nàn trở thành những đám dân nô lệ.
Năm 1832, Lê Văn Duyệt từ trần, Minh Mệnh đem quân xâm chiếm Champa và ra lệnh trừng phạt vô cùng dã man những nhà lãnh đạo Champa và tất cả dân Champa theo ủng hộ Lê Văn Duyệt. Khi đã trừng trị thẳng tay những người cộng tác với Lê Văn Duyệt, Minh Mệnh tự quyết định xóa hẳn bản đồ Champa trên bán đảo Ðông Dương.
Những dữ kiện lịch sử đã nêu ra ở trên đã cho chúng ta thấy rằng sự xung đột xã hội, từ thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ thứ 15, giữa hai miền nam và bắc Champa phát sinh từ ý thức hệ đấu tranh giữa hai dòng tộc Câu và Dừa nhằm độc quyền cai trị vương quốc này. Nhưng sự xung đột giữa hai miền nam bắc này cũng thường tạo cho dân tộc Champa một ý thức đoàn kết chặt chẽ để bảo vệ sự sống còn của mình, một khi vương quốc Champa bị tấn công bởi một lực lượng ngoại lai khác.
Từ thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ thứ 15, sử liệu đã từng ghi nhận có ba lần chiến tranh nội bộ giữa nam và bắc Champa. Nhưng 3 cuộc xung đột này đều phát xuất từ 3 vụ xâm lược của ngoại lai chống lại Champa. Trong 3 biến cố chính trị đó, tiểu vương quốc Panduranga ở miền nam vẫn giữ một vai trò chính yếu trong những phong trào cách mạng chống ngoại xâm, nhưng vẫn có thái độ tìm cách tự tôn vinh mình là vua liên bang Champa nhằm nằm quyền cai trị các tiểu vương quốc Champa ở miền bắc.
Những sử liệu ở trên cũng chứng minh rằng, dân tộc Champa không phải là dân tộc có bản tánh hiềm thù hay ganh tị lẫn nhau như người ta thường hiểu lầm. Sống trong vương quốc Champa, họ chấp nhận có hai dòng tộc khác nhau trên phương diện nào đó, nhưng không vì thế họ dùng chủ thuyết dòng tộc của mình để tự ly khai ra khỏi vương quốc Champa, mặc dù trên phương diện chính trị, các tiểu vương quốc có quyền tách rời ra khỏi liên bang Champa để thành lập một vương quốc độc lập riêng biệt.Sau ngày thất thủ thành Ðồ Bàn vào năm 1471, vấn đề khác biệt nam bắc không còn nữa. Sự xung đột xã hội đã trở thành một vấn đề giữa dân tộc Champa trong tiểu vương quốc Panduranga.
Ai cũng công nhận rằng, 1693 là năm đánh dấu cuộc cách mạng lớn lao của nhân dân Champa nhằm chống lại mưu đồ nhà Nguyễn đã quyết định xoá bỏ vương quốc này trên bản đồ Ðông Dương. Ðây cũng là một công trình cách mạng nhân dân chống lại các lãnh tụ Champa bất lực chỉ biết làm bù nhìn cho ngoại bang. Tiếc rằng, cuộc cách mạng nhân dân Champa đó chỉ là một biến cố chính trị nhất thời, chứ không phải là một phong trào có một tổ chức qui mô nhằm phát triển mạnh mẽ để đưa ý thức hệ đấu tranh vào tiềm thức dân tộc.
Từ năm 1693 đến 1832, sử liệu cũng từng nhắc đến hai lần xung đột lớn lao trong cộng đồng Champa thời đó. Nhưng hai lần chiến tranh nội bộ này cũng đều có một xuất xứ chung đó là Champa trở thành nạn nhân của chiến tranh giữa người Việt Nam, dù dưới thời Tây Sơn chống lại Nguyễn Ánh, cũng như dưới thời vua Minh Mệnh chống lại Lê Văn Duyệt, Tổng Trấn Gia Ðịnh Thành. Sự xung đột xã hội này cũng phát sinh từ thái độ của một số nhà lãnh đạo Champa thường hay nương tựa vào quyền hành lớn lao của nhà Nguyễn để xây dựng quyền lợi riêng tư của mình trên vương quốc Champa nhỏ bé này; phát sinh từ chính sách thống trị của một số điền chủ hay cường hào Champa thường lợi dụng địa vị và của cải của mình hoặc để làm giàu trên lưng những người dân Champa nghèo đói, hoặc tìm cách biến tập thể nông dân Champa nghèo đói thành một tập thể nô lệ [halun] của mình.
Từ năm 1795, sự xung đột xã hội cũng phát xuất từ một yếu tố khác đó là quyền nối ngôi ở Champa giữa dòng Po Romé [1627-1795] gốc người Chru và dòng Po Saong Nhung Ceng [1802-1832], gốc người Champa, tức là tổ tiên của bà Thềm ở Phan Rí.
Năm 1832 đánh dấu sự diệt vong toàn diện của vương quốc Champa, nhưng cộng đồng Champa vẫn còn đó: một cộng đồng không vua chúa, không người lãnh đạo.Chính vì thế, tiến trình của xã hội Champa sau ngày mất nước đã đi vào một khúc quanh mới, một khúc quanh mà tôi cùng mọi người, một người champa,tiền thân Malayo Polynésien mong muốn rằng: hãy bỏ qua đi những xung đột quá khứ,mà hãy học hỏi những gì tốt đẹp trong quá khứ để cùng nhau hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.Trên cõi đời này ai cũng có đôi lần vấp ngã,Những ai vấp ngã thì phải xác định ta vấp ngã vì đường đời hay vấp ngã vì chính vũng lấy ta tạo nên.Ta sinh ra trên cõi đời này điều có anh em, cha mẹ, ông bà, họ hàng,dòng tộc, thủy tổ. Vậy dòng máu ta chảy từ đời này là sự chắc lọc từ bao đời đi trước để ta thừa hưởng cho ngày hôm nay.Dân tộc, thủy tổ, họ hàng, ông bà,cha mẹ đi trước đã hy sinh chống lại vô vàn thiên tai,dịch bệnh , chiến tranh chính vì sự trường tồn hôm nay của chúng ta.Là thế hệ hôm nay, chúng ta phải phát huy tố chất cha ông để lại, gìn giữ,sáng tạo thêm nữa,học hỏi nền khoa học hiện đại để sánh vai cùng các dân tộc anh em tiến bộ, giữ vai trò tiên phong cho dân tộc.


Thay lời cảm tạ: Bộ sưu tập này là một phần trong gia phả họ trà champa, Tư liệu các nhà nghiên cứu, các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước có uy tín. Tôi thiết nghĩ nó sẽ làm sáng tỏ thêm về văn hóa champa trong quá khứ đã bị mai một.Nhưng sẽ có thiếu xót, hoặc có sai lệch theo lịch sử rất nhiều mong mọi người đóng góp ý kiến để xây dựng và mong mọi được lượng thứ .Thay mặt họ trà champa, tôi xin thành tâm bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến tất cả các vị!!!                                               


                                                                                           TP.HCM11/11/2011


                                                                                                        Thanh Trà           

Theo Phahe.nv            

Chủ Đề