Top 5 nước gdp lớn nhất châu á năm 2023

Thứ 2, 26/09/2022 | 14:40

Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2022, Trung Quốc là quốc gia có GDP theo sức mua tương đương (PPP) lớn nhất thế giới, tiếp theo là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, và Đức. Bên cạnh đó, Việt Nam được dự báo có GDP (PPP) đạt khoảng 1.278 tỷ USD, xếp thứ 3/10 trong khu vực ASEAN và thứ 10 châu Á.

Top 5 nước gdp lớn nhất châu á năm 2023

Trên thực tế, GDP theo sức mua tương đương (PPP) được các tổ chức quốc sử dụng để phản ánh chính xác hơn sự phát triển của một quốc gia. Cùng với đó, GDP (PPP) sẽ phản ánh một phần chất lượng đời sống của người dân trong một khu vực.

Khu vực ASEAN

Xét trong khu vực ASEAN, Indonesia được dự báo có quy mô GDP (PPP) dẫn đầu, đạt khoảng 3.995 tỷ USD vào năm 2022. Trong khi đó, Thái Lan và Việt Nam xếp ở vị trí thứ 2 và thứ 3 với dự báo GDP (PPP) đạt khoảng 1.476 tỷ USD và 1.278 tỷ USD.

Cùng với đó, Philippines, Malaysia, Singapore, Myanmar, Campuchia, Lào, Brunei được dự báo với quy mô GDP (PPP) đạt lần lượt là 1.144 tỷ USD, 1.089 tỷ USD, 702 tỷ USD, 257 tỷ USD, 88 tỷ USD, 69 tỷ USD, 33 tỷ USD và 4,57 tỷ USD.

Top 5 nước gdp lớn nhất châu á năm 2023

Quy mô GDP (PPP) các quốc gia trong khu vực ASEAN năm 2022 theo dự báo của IMF. Nguồn: IMF.

Theo dự báo của IMF, so với năm 2021, GDP (PPP) của Việt Nam tăng 144,04 tỷ USD. Indonesia là nước duy nhất có mức tăng cao hơn Việt Nam khi GDP (PPP) tăng 429 tỷ USD.

Trong khi đó, các quốc gia khác có sự cải thiện nhưng chậm hơn như: Philippines (tăng 132,76 tỷ USD), Thái Lan (132 tỷ USD), Malaysia (tăng 118,75 tỷ USD), Singapore (tăng 66,53 tỷ USD), Myanmar (tăng 19,04 tỷ USD), Campuchia (tăng 9,2 tỷ USD), Lào (tăng 6 tỷ USD) và Brunei (tăng 3,7 tỷ USD).

Khu vực châu Á

Theo dự báo của IMF, năm 2022, top 15 quốc gia được dự báo có GDP (PPP) lớn nhất châu Á gồm có: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc, Ả Rập Xê-út, Iran, Thái Lan, Pakistan, Việt Nam, Philippines, Bangladesh, Malaysia, UAE và Singapore. Theo đó, GDP (PPP) năm 2022 của Việt Nam được dự báo xếp thứ 10 châu Á.


Thế giới

Năm 2022, 10 quốc gia có GDP (PPP) lớn nhất thế giới theo dự báo của IMF chiếm hơn 61% GDP (PPP) toàn cầu. Trung Quốc là quốc gia có dự báo GDP (PPP) dẫn đầu thế giới với GDP (PPP) đạt khoảng 30.178 tỷ USD. Sau Trung Quốc, Mỹ là quốc gia có dự báo GDP (PPP) xếp thứ 2 thế giới với GDP (PPP) đạt khoảng 25.347 tỷ USD.

Top 5 nước gdp lớn nhất châu á năm 2023


Top 10 quốc gia có GDP (PPP) lớn nhất thế giới năm 2022 theo dự báo của IMF. Nguồn: IMF.

Cùng với đó, Ấn Độ, Nhật Bản và Đức lọt top 5 quốc gia được dự báo có GDP (PPP) cao nhất thế giới với GDP (PPP) đạt lần lượt là 11.745 tỷ USD, 6.110 tỷ USD và 5.270 tỷ USD.

Trong các nước thuộc khu vực ASEAN, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Singapore lọt top 50 quốc gia được dự báo có GDP (PPP) lớn nhất thế giới.

Indonesia là quốc gia duy nhất ở ASEAN lọt top 10 quốc gia được dự báo có GDP (PPP) lớn nhất thế giới. Cụ thể, GDP (PPP) của Indonesia được dự báo xếp thứ 7 thế giới. Theo sau là Thái Lan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Singapore với thứ hạng được dự báo lần lượt là 22, 24, 28, 30 và 38 trong các quốc gia được dự báo có GDP (PPP) lớn nhất thế giới.

Theo đó, GDP (PPP) của Việt Nam đứng thứ 3 ASEAN, thứ 10 châu Á, và thứ 24 trên thế giới.

Theo Báo điện tử Tổ quốc


Nguồn:Báo điện tử Tổ quốc Copy link

Top 5 nước gdp lớn nhất châu á năm 2023
Những nước giàu nhất châu Á

Châu Á là châu lục lớn nhất trong số bảy châu lục. Các quốc gia châu Á rõ ràng là giàu có về nhiều mặt, bao gồm vẻ đẹp thiên nhiên và tài nguyên, di sản văn hóa vô giá, đất đai màu mỡ, v.v. Bài viết này sử dụng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), GDP bình quân đầu người và Tổng thu nhập quốc dân (GNI) để xác định nước giàu nhất châu Á.

Xem thêm: Top 10 trung tâm tài chính thế giới.

  • Top 10 quốc gia giàu nhất châu Á theo GDP
  • Top 10 quốc gia giàu nhất châu Á theo bình quân đầu người
  • Top 10 quốc gia giàu nhất châu Á theo GNI

STTQuốc giaGDP (Nghìn tỷ USD)
1 Trung Quốc 24,27
2 Ấn Độ 8,91
3 Nhật Bản 5,33
4 Indonesia 3,30
5 Thổ Nhĩ Kỳ 2,37
6 Hàn Quốc 2,23
7 Ả Rập Xê Út 1,63
8 Thái Lan 1,3
9 Iran 1,1
10 Pakistan 1,08

Trung Quốc đứng đầu danh sách với GDP là 24,27 nghìn tỷ đô la. Công nghiệp và xây dựng chiếm gần một nửa tổng GDP của Trung Quốc. Các ngành công nghiệp chính bao gồm khai thác và chế biến quặng, dệt may, máy móc, ô tô, thép, nhôm, than đá, v.v. Một ngành kinh tế lớn khác là nông nghiệp. Trung Quốc là nước sản xuất nông nghiệp lớn nhất trên thế giới. Có khoảng 300 triệu nông dân Trung Quốc.

Ấn Độ được xếp hạng là quốc gia giàu thứ hai ở châu Á, với nền kinh tế tập trung nhiều vào các ngành dịch vụ (55,6% GDP), kinh doanh công nghiệp (26,3%) và nông nghiệp (18,1% GDP). Nó là một nhà sản xuất chính của các loại cây trồng bao gồm gạo, lúa mì, bông, chè, mía và khoai tây. Mặc dù nhiều người dân Ấn Độ vẫn phải vật lộn với đói nghèo, nhưng nền kinh tế của đất nước nói chung là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Nước giàu thứ ba ở châu Á là Nhật Bản, với chỉ hơn 5,3 nghìn tỷ USD. Thế mạnh to lớn của Nhật Bản là lĩnh vực công nghệ rất phát triển, giúp “Đất nước Mặt trời mọc” được xếp hạng là một trong những quốc gia sáng tạo nhất trên toàn thế giới. Dân số Nhật Bản đang giảm do dân số già và tỷ lệ sinh thấp, có thể gây ra những lo ngại về kinh tế trong tương lai.

Top 10 quốc gia giàu nhất châu Á theo bình quân đầu người

Dưới đây là 10 quốc gia châu Á giàu nhất tính theo GDP bình quân đầu người vào tháng 10 năm 2021, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

STTQuốc gia/vùng lãnh thổThu nhập bình quân (USD/năm)
1 Singapore 107.680
2 Qatar 100.040
3 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 74.240
4 Macao (Trung Quốc) 67.470
5 Brunei 65.670
6 Hồng Kông 65.400
7 Đài Loan 61.370
8 Bahrain 53.130
9 Ả Rập Xê Út 48.910
10 Hàn Quốc 48.310

Singapore là quốc gia giàu có nhất ở châu Á, với GDP bình quân đầu người là 107.690 đô la. Singapore sở hữu sự giàu có không phải do dầu mỏ mà là do mức độ tham nhũng thấp của chính phủ và một nền kinh tế thân thiện với doanh nghiệp. Nhiều nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới đến Singapore để kinh doanh, mang theo tiền của họ.

Quốc gia giàu thứ hai ở châu Á là Qatar, một quốc gia giàu dầu mỏ của Trung Đông. GDP bình quân đầu người của Qatar là 100.040 USD, và trữ lượng dầu của nước này chứa đủ dầu để duy trì sự giàu có này trong ít nhất hai thập kỷ nữa.

Phần còn lại của top 10 phần lớn bao gồm các quốc gia vừa có quy mô nhỏ (các chỉ số kinh tế “bình quân đầu người” thường mang lại lợi ích cho các quốc gia có dân số nhỏ hơn) và giàu dầu mỏ hoặc nằm trong số các quốc gia thân thiện với doanh nghiệp và công nghệ tiên tiến nhất, chẳng hạn như là lãnh thổ tự trị của Trung Quốc, Hồng Kông.

Top 10 quốc gia giàu nhất châu Á theo GNI

STTQuốc gia/vùng lãnh thổGNI bình quân (USD/năm)
1 Ma Cao (Trung Quốc) 75.610
2 Qatar 56.210
3 Singapore 54.920
4 Hồng Kông (Trung Quốc) 48.630
5 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 43.470
6 Israel 43.070
7 Nhật Bản 41.580
8 Kuwait 36.290
9 Hàn Quốc 32.860
10 Brunei 32.230

Xem thêm:

  • Top 10 nước giàu nhất thế giới hiện nay.
  • Top 10 quốc gia giàu nhất Đông Nam Á.
  • Top 10 quốc gia giàu nhất châu Phi.
  • Top 10 quốc gia giàu nhất châu Âu.