Top nha cung cap host và tên miền năm 2024
Hosting miễn phí chỉ phù hợp với những trang blog, website nhỏ. Để tạo những trang web bán hàng, website chuyên nghiệp bạn sẽ cần đến máy chủ riêng hoặc thuê hosting. Nếu không thể tự mình quản lý máy chủ, thuê hosting là giải pháp đáng để cân nhắc. Show
Trong bài viết này, Quantrimang.com sẽ đề cử cho bạn top 11 nhà cung cấp Hosting tốt nhất Việt Nam hiện nay, thỏa mãn 2 tiêu chí tốc độ cao và bảo mật đáng tin cậy. 2 yếu tố này sẽ giúp duy trì tốc độ website ổn định, và đảm bảo an toàn cho dữ liệu web của bạn.
Dịch vụ hosting tốt cho doanh nghiệp cần thỏa mãn tiêu chí nào?Nếu bạn chỉ cần một dịch vụ host cho website cá nhân hoặc blog để thỏa mãn sở thích thì không cần đọc tiếp, nhưng nếu bạn đang tìm kiếm hosting cho các hoạt động kinh doanh, hosting cho doanh nghiệp thì nên tham khảo thêm một số tiêu chí dưới đây khi chọn nhà cung cấp dịch vụ hosting. 1. Là nhà cung cấp dịch vụ trực tiếpHãy chắc chắn dịch vụ hosting của bạn đến từ nhà cung cấp trực tiếp chứ không phải các reseller. Dù các reseller (nhà phân phối lại) có hứa hẹn dịch vụ của họ tốt như thế nào thì vẫn có 2 nhược điểm: 1 là giá cả thường cao hơn, 2 là họ thường không có đội ngũ hỗ trợ thường trực. Nên nếu có bất kỳ vấn đề kỹ thuật phức tạp nào, họ sẽ phải liên hệ với những bộ phận khác để có thể hỗ trợ bạn, đồng nghĩa với việc sẽ tốn nhiều thời gian hơn. 2. Được hỗ trợ 24/7Nhà cung cấp dịch vụ hosting bạn định chọn có hỗ trợ khách hàng 24/7 không? Vì đặc thù là trang web kinh doanh, nên mỗi giây website tải chậm, down đều sẽ ảnh hưởng lớn đến "túi tiền" của doanh nghiệp. Do đó, bất kể vấn đề xảy ra vào lúc nào bạn cũng cần chắc chắn rằng nó sẽ được giải quyết càng sớm, càng kịp thời càng tốt. 3. Đảm bảo UptimeTất nhiên, khó có đơn vị nào dám đảm bảo sẽ có uptimae 100% nhưng 99,9% là một giới hạn hợp lý được chấp nhận cho các host. Con số này ngụ ý là host không down quá 45 phút mỗi tháng. Nếu thời gian uptime này bị phá vỡ, bạn có thể yêu cầu bồi thường, nhưng để làm được điều đó thì cam kết uptime phải được hỗ trợ bởi SLA. Vì thế, hãy kiểm tra kỹ các thông số và tùy chọn hỗ trợ trong dịch vụ hosting mà bạn định chọn. 4. Giá cảHãy đọc kỹ thông báo giá, đó đã phải là số tiền thực tế bạn cần trả chưa? Có chi phí ẩn nào không? Ví dụ như phí gia hạn? 5. Thời gian hoạt động của công tyMột công ty có mặt trên thị trường càng lâu thì càng có nhiều kinh nghiệm và ổn định. Song song với việc kiểm tra độ tuổi của công ty, bạn cũng có thể kiểm tra tần suất họ cập nhật giá cả và phạm vi dịch vụ - những chi tiết đó cho thấy tính linh hoạt của công ty và cách họ phản ứng trước những thay đổi trên thị trường. Nếu bạn đang tìm kiếm các chuyên gia, những người cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp, bạn nên xem xét các công ty đã kinh doanh ít nhất 5 năm. 6. Kiểm tra đánh giá từ khách hàngNgoài danh sách đề cử ở trên, bạn có thể tìm kiếm trên các hội nhóm, diễn đàn, đọc review về các dịch vụ hosting để có cái nhìn tổng quan và có thể là cả các vấn đề về dịch vụ hosting bạn định chọn. 7. Nên chọn nhà cung cấp dịch vụ tại địa phươngĐây không phải là vấn đề quan trọng nhưng trong nhiều trường hợp nó lại được quan tâm khá nhiều, chủ yếu là do múi giờ. Ví dụ, khi hoạt động bảo trì hệ thống diễn ra, nó nên được thực hiện vào ban đêm hoặc những khoảng thời gian mà hoạt động kinh doanh diễn ra ít nhất. Nếu múi giờ lệch nhau thì khó có thể chọn được khung giờ phù hợp. |