Trần đắc phu là ai

Khu vực tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội. [Ảnh: Minh Quyết/TTXVN]

Từ 7h đến 12h ngày 30/7, Hà Nội ghi nhận thêm 61 trường hợp mắc mới, trong đó 36 ca tại cộng đồng và 25 ca tại khu cách ly.

Các ca bệnh ở 12 quận, huyện, được phân theo chùm: ho sốt thứ phát [29 ca], nhà thuốc Đức Tâm ở 95 phố Láng Hạ [12 ca], sàng lọc ho sốt cộng đồng [8 ca], liên quan đến người về từ Thành phố Hồ Chí Minh [6 ca], liên quan đến Bệnh viện Phổi Hà Nội [4 ca], liên quan đến Bắc Ninh [1 ca], điểm lây nhiễm Tân Mai-Hoàng Mai [1 ca].

Như vậy, đến thời điểm này, trong đợt dịch thứ tư tính từ ngày 29/4, Hà Nội đã ghi nhận 1.059 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số ca mắc được ghi nhận ngoài cộng đồng là 642, số ca mắc là trường hợp đã được cách ly là 417.

Cũng từ 6h ngày 24/7, thành phố Hà Nội chính thức thực hiện việc giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng Hà Nội là "vùng trũng" của dịch nên nguy cơ cao.

Thành phố đã phát hiện nhiều trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 qua sàng lọc những ca ho, sốt tại cộng đồng, đã xuất hiện nhiều chùm ca bệnh như chuỗi lây nhiễm tại nhà thuốc Đức Tâm [phố Láng Hạ]… Điều đó cho thấy các ca bệnh không rõ nguồn lây nằm rải rác.

Cho rằng những ca phát hiện qua sàng lọc các trường hợp ho, sốt chỉ là "phần nổi của tảng băng," Hà Nội sẽ còn những ca bệnh lẩn khuất ở trong cộng đồng mà chưa phát hiện ra, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu nhấn mạnh Hà Nội cần thực hiện nghiêm việc giãn cách theo Chỉ thị 16 đến từng hộ gia đình, đồng thời thực hiện tốt Thông điệp 5K để cắt đứt chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng.

"Nếu thực hiện không nghiêm thì sẽ không có tác dụng gì. Giống như chúng ta chỉ rào 2 đầu ngõ, đầu phố nhưng ở trong người dân vẫn giao lưu, tiếp xúc. Đặc biệt, biến chủng Delta lây lan rất nhanh, chỉ trong thời gian ngắn có thể lây lan ra nhiều người. Nếu người nhiễm virus mà đi lại nhiều nơi thì dịch nhanh chóng lây lan ra diện rộng," Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu nói.

Hà Nội cần tuân thủ nguyên tắc mỗi nhà đều "cửa đóng, then cài," về cơ bản đóng cửa các cửa hàng, cửa hiệu trừ cửa hàng cung cấp thực phẩm và nhu yếu phẩm thiết yếu…

[Trưa 30/7, Hà Nội thêm 61 ca mắc COVID-19, có 36 ca tại cộng đồng]

Người dân chỉ ra đường khi thật sự cần thiết và được chính quyền cho phép. Đồng thời, các hoạt động lao động, sản xuất, giao thông cũng cần sắp xếp lại để hạn chế giao tiếp.

Ngoài việc tránh tập trung đông người khi đi chợ, siêu thị, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu cũng lưu ý rằng Hà Nội không để diễn ra bất kỳ hoạt động nào tập trung đông người như khi đi xét nghiệm hay thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Đến thời điểm này, số ca mắc chưa thật nhiều, vì thế Hà Nội nên giám sát trên diện rộng có chỉ định, không xét nghiệm tràn lan, nhằm phát hiện những ổ dịch. Việc truy vết vẫn là cần thiết để tách F0 ra khỏi cộng đồng.

Đồng thời, Hà Nội cũng cần phải lên phương án cho cách ly, điều trị cần thiết nếu số ca mắc tăng cao. Bởi lẽ khi số mắc tăng cao thì số trường hợp nặng nhiều hơn, bệnh nhân tử vong cũng nhiều.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu cho rằng Hà Nội nên triển khai thí điểm cho cách ly F1 tại nhà, điều kiện là cần đảm bảo đúng theo quy định của Bộ Y tế. Bộ Y tế đã có hướng dẫn cụ thể về nội dung này. Việc làm này vừa để thí điểm vừa để tập dượt sẵn sàng cho tình huống khi các ca bệnh nhiều lên.

Song song với đó, Hà Nội cần đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng. "Tiêm chủng mới là cách phòng bệnh bền vững nhất còn giãn cách chỉ là [phương pháp] thời điểm. Đối với người dân lúc này, khi ho, sốt thì phải báo ngay với nhân viên y tế," Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu nhấn mạnh./.

Tiêm vaccine Moderna cho người dân quận Hoàn Kiếm sáng 28/7. [Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN]

Tiêm vaccine Moderna cho đối tượng ưu tiên quận Hoàn Kiếm sáng 28/7. [Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN]

Người dân quận Hoàn Kiếm chờ tiêm vaccine. [Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN]

Lực lượng y tế quận Hoàng Kiếm tiêm vaccine Moderna cho người dân sáng 28/7. [Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN]

Từ 27/7, Hà Nội bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 lớn nhất trong lịch sử, dự kiến từ tháng 7/2021 đến 4/2022, cho trên 5,1 triệu người dân, xếp theo thứ tự ưu tiên, sau đó mở rộng sang các đối tượng khác tại các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã với cả ba loại vaccine gồm AstraZeneca, Pfizer và Moderna. [Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN]

Người lớn tuổi là một trong 10 đối tượng được ưu tiên tiêm sớm [ảnh chụp sáng 28/7 tại Trường tiểu học Nguyễn Du, Hoàn Kiếm]. [Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN]

Vaccine Moderna được tiêm cho người dân điểm tiêm Trường tiểu học Nguyễn Du [Hoàn Kiếm] sáng 28/7. [Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN]

Khám sàng lọc trước tiêm cho người dân quận Hoàn Kiếm [chụp sáng 28/7 tại Trường tiểu học Nguyễn Du, Hàng Tre, Hoàn Kiếm]. [Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN]

Tiêm vaccine Moderna cho người dân quận Hoàn Kiếm sáng 28/7. [Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN]

[TTXVN/Vietnam+]

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, phòng chống dịch bệnh là điều mà người dân vùng ảnh hưởng bão lũ cũng cần đặc biệt quan tâm, bên cạnh việc đảm bảo nơi trú ẩn và nhu yếu phẩm cần thiết

Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.

Theo PGS. TS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam [Bộ Y tế], bão lũthường đi kèm với thiên tai, dịch bệnh.

“Môi trường bị ô nhiễm vì xác súc vật chết, cũng như các loại chất thải được cuốn theo dòng nước lũ. Nguồn nước, nguồn thực phẩm tại các khu vực bị lũ lụt cô lập cũng khó đảm bảo an toàn. cộng thêm điều kiện cung cấp nước uống gặp khó khăn, môi trường bị ô nhiễm vì xác súc vật chết, cây cối, các điều kiện vệ sinh môi trường sẽ không đảm bảo, người dân sẽ phải đối mặt với nguy cơ vê dinh dưỡng và dịch bệnh gây bệnh”- PGS.TS Trần Đắc Phu nói.

Các chuyên gia dịch tễ cho hay người dân ở những vùng bị ảnh hưởng rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hoá do mất an toàn thực phẩm, nguồn nước không đảm bảo, vệ sinh chưa tốt.

Không chỉ vậy, người dân còn dễ mắc cúm, cảm lạnh, đau mắt, nước ăn chân cùng nhiều bệnh về da liễu khác. Đây đều là những bệnh người dân dễ mắc phải khi ở nơi có lũ lụt.

“Trong thời điểm hiện nay, tôi đặc biệt lưu ý người dân phải cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết, cúm, nhất là những người dân ở miền Trung, sống trong vùng rừng núi cần chủ động phòng dịch bệnh” – PGS.TS Trần Đắc Phu nói.

PGS. TS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam [Bộ Y tế]

“Người dân ở những vùng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt sẽ rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa do nguồn nước, nguồn thực phẩm, điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Bên cạnh đó, nước ăn chân hoặc các bệnh lý da liễu khác; cảm lạnh; cúm; đau mắt cũng là những vấn đề thường gặp”, PGS Phu cho hay.

Cũng theo ông, thiếu lương thực, thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng cũng như sức đề kháng của người dân vùng lũ, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Sốt xuất huyết là một dịch bệnh mà PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo người dân ở vùng lũ, đặc biệt là người đang sống ở khu vực rừng núi cần cảnh giác cao độ.

Người dân vùng lũ cần làm gì để phòng ngừa dịch bệnh?

Để chủ động phòng tránh dịch bệnh trong mùa mưa bão, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:

– Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.

– Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.

– Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.

– Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày.

– Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

– Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

– Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

Bên cạnh 8 nguyên tắc vừa nêu, PGS Phu khuyến cáo người dân vùng lũ vẫn cần lưu ý việc đeo khẩu trang, để phòng dịch Covid-19, nhằm tránh tình trạng “dịch chồng dịch”.

Hướng dẫn người dân cách xử lý nước sinh hoạt khi mưa lũ

Trong trường hợp giếng nước bị ngập mà không có nước mưa để sử dụng thì phải lấy nước ngập để xử lý. Trước hết, người dân cần làm trong nước bằng cách:

– Dùng phèn chua với liều lượng 1 g phèn chua [một miếng khoảng bằng nửa đốt ngón tay] cho 20 lít nước. Múc một gáo nước, hòa tan lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết, cho vào chum, vại hay thùng nước và khuấy đều.

– Chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong. Nếu không có phèn chua, có thể dùng vải sạch để lọc nước, giữ lại các cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong.

Sau khi làm trong nước cần tiến hành khử khuẩn nước:

– Khử khuẩn bằng viên Cloramin T hoặc B: Cloramin B hoặc T được sản xuất dưới dạng viên hàm lượng 0,25 g. Loại này rất tiện lợi cho khử trùng các thể tích nhỏ như chum, vại, bể chứa nhỏ. Một viên cloramin B hoặc T dùng để khử khuẩn 25 lít nước.

Cán bộ y tế hướng dẫn cách xử lý nước an toàn cho người dân trong mùa mưa bão, lũ lụt – Ảnh: Thùy Vy

– Khử khuẩn bằng Cloramin bột: Tính lượng Cloramin cần thiết để khử khuẩn dựa trên cơ sở nồng độ yêu cầu là 10 mg/lít. Ví dụ: Một thùng nước 30 lít thì lượng Cloramin B cần để khử khuẩn là 300 mg. Có thể dùng thìa canh để đong bột Cloramin, mỗi thìa canh đầy tương đương với 10 g. Như vậy, để khử khuẩn 300 lít nước cần khoảng 1/3 thìa bột Cloramin B. Trong trường hợp khẩn cấp mà không có phèn chua để làm trong nước thì có thể dùng biện pháp tạm thời là tăng lượng Cloramin lên.

Video liên quan

Chủ Đề