Trang trại anna creek xử lý chất thải

Trang trại chăn nuôi gia súc lớn cần đáp ứng những điều kiện gì? Khoảng cách của trang trại chăn nuôi gia súc lớn tối thiểu bao nhiêu m theo yêu cầu và việc xử lý chất thải như thế nào? Hành vi xây dựng trang trại chăn nuôi cách khu vực trường học 150m thì bị xử phạt như thế nào? Và mức phạt đối với hành vi không thu gom chất thải chăn nuôi hàng ngày, để bừa bãi gây ảnh hưởng môi trường là bao nhiêu tiền?

Trang trại chăn nuôi gia súc lớn cần đáp ứng những điều kiện gì?

Căn cứ tại Điều 55 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về chăn nuôi trang trại như sau:

- Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 53 của Luật này;

+ Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi;

+ Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

+ Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi;

+ Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi;

+ Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.

- Tổ chức, cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.

- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

Mức phạt đối với hành vi không thu gom chất thải chăn nuôi hàng ngày, để bừa bãi gây ảnh hưởng môi trường là bao nhiêu tiền?

Khoảng cách của trang trại chăn nuôi gia súc lớn tối thiểu bao nhiêu m theo yêu cầu và việc xử lý chất thải như thế nào?

Theo Mục 2.1; tiểu mục 2.4 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9121:2012 về Trại chăn nuôi gia súc lớn - Yêu cầu chung có quy định về vị trí và xử lý chất thải của trang trại chăn nuôi gia súc lớn như sau:

* Vị trí

Vị trí xây dựng trại giống phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương hoặc được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép, có nguồn nước sạch đủ cung cấp tối thiểu từ 60 lít đến 80 lít nước uống và từ 100 lít đến 120 lít nước rửa mỗi ngày đối với mỗi con và đảm bảo điều kiện vệ sinh chuồng trại theo quy định.

Khoảng cách từ trại đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu 200 m; cách nhà máy chế biến, giết mổ gia súc, chợ buôn bán gia súc tối thiểu 500 m.

* Xử lý chất thải

Trại chăn nuôi gia súc giống cần có phải có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo đạt các chỉ tiêu về môi trường theo quy định hiện hành.

Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày vào hố ủ có mái che và xử lý theo quy định hiện hành.

Chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng, phải được xử lý bằng hóa chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Khí thải được xử lý theo quy định hiện hành.

Hành vi xây dựng trang trại chăn nuôi cách khu vực trường học 150m thì bị xử phạt như thế nào?

Tại khoản 6 Điều 26 Nghị định 14/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn như sau:

"6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi."

Cũng theo điểm c khoản 8 Điều 26 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả:

"c] Buộc di dời trang trại chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này."

Như vậy, nếu chủ trang trại có hành vi xây dựng chăn nuôi cách khu vực trường học 150m [thuộc trong khu vực không được phép chăn nuôi] vì tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9121:2012 về Trại chăn nuôi gia súc lớn - Yêu cầu chung có quy định khoảng cách của trại chăn nuôi gia súc cách trường học tối thiểu 200m thì bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Còn đối với tổ chức thì mức phạt sẽ gấp đôi.

Mức phạt đối với hành vi không thu gom chất thải chăn nuôi hàng ngày, để bừa bãi gây ảnh hưởng môi trường là bao nhiêu tiền?

Theo điểm c khoản 1 Điều 30 Nghị định 14/2021/NĐ-CP vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi trang trại như sau:

* Hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

Như vậy, chủ trang trại chăn nuôi có hành vi không thu gom chất thải hàng ngày, để bừa bãi gây ảnh hưởng môi trường bị xử phạt sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

Và theo Điều 5 Nghị định này Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt như sau:

- Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về chăn nuôi theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

- Thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.

Như vậy, khi vi phạm những hành vi trên đối với tổ chức thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi.

Chủ Đề