Trẻ em ăn rau ngót có tốt không

Rau ngót chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, tinh bột, chất xơ, vitamin C, PP, B1, B2… Do đó, rau ngót rất tốt cho sự phát triển của bé yêu với những tác dụng dưới đây:

Tuy nhiên, bạn cũng đừng vì những tác dụng của rau ngót tốt cho bé mà quên đi trẻ mấy tháng ăn được rau ngót. Thông thường, mẹ có thể cho trẻ trên 7 tháng tuổi ăn rau ngót cắt nhỏ, nhuyễn để nấu cháo, nấu bột.

Cách chế biến rau ngót cho bé ăn dặm

Dưới đây là 3 cách chế biến rau ngót cho bé yêu ăn dặm, đảm bảo trẻ sẽ thích mê ngay khi dùng bữa. Mẹ đừng chần chừ mà bắt tay vào chế biến ngay nhé.

1. Cháo rau ngót tôm cho bé 7 tháng ăn dặm

Trẻ em ăn rau ngót có tốt không

Ngoài việc trị chứng đầy hơi cũng như táo bón cho trẻ thì món cháo rau ngót tôm cũng là một món ăn hấp dẫn cho những trẻ nào biếng ăn, giúp các mẹ không còn phải lo lắng bé biếng ăn phải làm sao.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Gạo: 8 thìa súp
  • Đỗ xanh: 1 thìa súp đã tách vỏ
  • Tôm tươi: 3 con
  • Rau ngót: 50g
  • Hành khô: 1 củ
  • Bơ lạt hoặc phô mai: 1 miếng
  • Dầu ôliu: 1 thìa
  • Nước mắm: 1 thìa

Cách thực hiện

Cách chế biến rau ngót cho bé ăn dặm này gồm 5 bước:

Bước 1: Mẹ trộn phần gạo và phần đỗ xanh vào nhau rồi vo sạch, cho vào nồi thêm chút nước và nấu thành cháo. Cho nhiều nước nếu muốn nấu cháo loãng và cho ít nước nếu muốn ăn cháo đặc.

Bước 2: Bóc vỏ tôm, bỏ đầu, dùng dao khía để lọc bỏ dây đen ở dọc lưng tôm, rồi dùng dao băm cho thật nhuyễn. Sau đó, bạn cho thêm 1 chút bơ lạt, nước mắm vào rồi trộn đều và để trong 5 phút cho tôm ngấm gia vị.

Rau ngót là loại thực phẩm được đánh giá là rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên các mẹ sẽ phải giật mình với 6 tác dụng của rau ngót với trẻ nhỏ dưới đây.

Tác dụng của rau ngót đối với trẻ nhỏ

Rau ngót không chỉ là một loại rau lành mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh cho trẻ nhỏ mẹ nên biết.

Trẻ em ăn rau ngót có tốt không

Trong các loại rau, rau ngót là loại có nhiều chất bổ dưỡng tốt cho bé yêu. Đây là loai giàu vitamin nhóm B, nhiều đạm, vitamin C và beta carotene. Lượng vi chất này sẽ được chuyển hóa trong cơ thể thành vitamin A giúp mắt bé thêm tinh anh và có sức khỏe tốt. Vitamin C giúp bé tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Vitamin nhóm B trong rau ngót giúp bé tăng cường chuyển hóa, đạm cần trong giai đoạn tăng trưởng nhanh.

Ngoài việc cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và muối khoáng, canxi, photpho, vitamin C, rau ngót còn có một lượng chất đạm (protid) đáng kể. Theo Đông y, rau ngót có nhiều công dụng chữa bệnh cho trẻ nhỏ. Dưới đây là một vài tác dụng của rau ngót với trẻ mà mẹ nên biết.

>>> Mách mẹ bí kíp chọn sữa mát cho trẻ dưới 1 tuổi

Chữa tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh

Lấy một nắm rau ngót rửa sạch, giã nhỏ, sau đó cho vào một ít nước sôi, để nguội rồi lọc lấy nước. Dùng khăn xô sạch hoặc gạc mềm thấm nước này rồi đánh lưỡi, lợi, miệng của bé ngày 3-4 lần vào buổi sáng, sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Làm liên tục trong 4-5 ngày. Lưu ý nên rửa rau với nước đun sôi để nguội vì sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu.

Trẻ em ăn rau ngót có tốt không

Hạ sốt cho bé

Lá rau ngót rửa sạch, giã nát, cho vào một ít nước ấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, phần bã đắp vào thóp. Đây là bài thuốc dân gian giúp hạ nhiệt rất công hiệu.

Ngăn chảy máu cam cho bé

Rau ngót rửa sạch, giã nhỏ, thêm nước và ít đường vào để uống. Bã gói vào khăn xô hoặc gạc sạch đặt lên mũi.

Chữa sót nhau thai cho mẹ sau sinh

40g rau ngót rửa sạch, giã nát, thêm nước đun sôi để nguội vào rồi gạn lấy khoảng 100ml nước, chia làm 2 lần uống cách nhau 10 phút. Sau chừng 15-30 phút, nhau sẽ ra hết và mẹ hết đau bụng.

Trẻ em ăn rau ngót có tốt không

Trị nám da cho mẹ

Rau ngót rửa sạch, giã nát với một ít đường rồi đắp lên vùng da bị nám trong khoảng 20-30 phút, sau đó rửa lại với nước lạnh. Nếu muốn đẩy nhanh tác dụng, mẹ có thể kết hợp với uống nước rau ngót xay mỗi ngày. Lưu ý không nên cho đường vào nước rau ngót xay sẽ làm mất tác dụng trị nám của bài thuốc này.

Trẻ em ăn rau ngót có tốt không

 

Món canh rau ngót với giò, tôm hoặc thịt nạc xay không chỉ ngon ngọt, dễ ăn và bổ dưỡng mà còn có tính thanh nhiệt, giải độc, đồng thời kích thích ăn uống cho trẻ biếng ăn, đặc biệt là các bé vừa hết bệnh. Món canh này cũng rất thích hợp để bồi bổ cho các mẹ sau sinh.

Rau ngót vừa là một món rau cực dễ tìm vừa có những công dụng thật bất ngờ phải không nào? Với những công dụng trên đây hi vọng các mẹ có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày nhé! Chúc các mẹ thành công!

Khi nào trẻ ăn được rau ngót?

Thông thường, mẹ có thể cho trẻ trên 7 tháng tuổi ăn rau ngót cắt nhỏ, nhuyễn để nấu cháo, nấu bột.

Ăn rau ngót nhiều có ảnh hưởng gì không?

Với hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao, ăn rau ngót thực sự rất tốt cho sức khỏe và góp phần hạn chế được nhiều bệnh như: táo bón, tưa lưỡi cho trẻ, bồi bổ cơ thể sau sinh, chảy máu cam... Tuy nhiên việc tuy thụ quá nhiều rau ngót cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như gây mất ngủ, cản trở quá trình hấp thu canxi...

Những người nào không nên ăn rau ngót?

Dù trong rau ngót chứa nhiều canxi nhưng sự có mặt của glucocorticoid có trong rau ngót lại làm cản trở quá trình hấp thu phốt pho và canxi của cơ thể. Vì vậy những đối tượng bị còi xương, loãng xương hay đang thiếu canxi thì không nên ăn nhiều rau ngót.

Ăn nhiều rau ngót có tác dụng gì?

Theo Đông y, lá rau ngót tính mát lạnh, ngoài tác dụng thanh nhiệt, giải độc còn lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Rễ vị hơi đắng. Cả lá và rễ cây rau ngót đều có tác dụng với sức khỏe. Lá rau ngót chữa ban sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc.