Trẻ tháng thứ 2 ngủ bao nhiêu tiếng năm 2024

Giấc ngủ có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển trí tuệ của bé trong những năm đầu đời. Nếu ngủ không ngon giấc hoặc thiếu ngủ, bé có thể mệt mỏi, cáu găt, không tập trung, hay quấy khóc.

Những bé mất ngủ thường xuyên có khả năng phát triển trí tuệ chậm hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Vì vậy mẹ cần phải đảm bảo cho bé ngủ đúng số giờ cần thiết.

Các kiến thức sau đây sẽ giúp mẹ nắm rõ việc trẻ 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ và cách giúp bé ngủ ngon hơn.

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Ở độ tuổi 2 tháng, bé cần ngủ trung bình một ngày 15,5-17 giờ, trong đó khoảng 8,5-10 giờ vào ban đêm và 6-7 giờ trong ngày trải dài khoảng 3-4 giấc ngủ ngắn.

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ từ 15-16h/ngày. [Ảnh minh họa]

Giữa tuần thứ sáu và tuần thứ tám, mẹ sẽ nhận thấy bé thay đổi thời gian ngủ từ từ. Bé sẽ bắt đầu ngủ trong ngày ít hơn và ngủ đêm nhiều hơn. Điều đó có nghĩa là bé sẽ ngủ khoảng 1-2 giờ trong ngày thay vì những giấc ngủ dài 3-4 giờ như tháng đầu tiên. Bé sẽ ngủ bù thời gian đó vào ban đêm. Nhờ đó mẹ cũng sẽ được ngủ nhiều hơn.

Khoảng cách giữa các giấc ngủ cũng sẽ tăng lên. Ví dụ, nếu trước đó bé sẽ thức 2 giờ sau khi dậy thì bây giờ bé có thể thức đến 3 giờ. Khi hai tháng tuổi bé cũng bắt đầu ngủ sâu hơn so với tháng đầu tiên. Bé sẽ ngủ ít hơn trong giấc ngủ REM và giành nhiều thời gian hơn trong giấc ngủ sâu.

Lưu ý giúp bé ngủ ngon

- Cho bé bú thường xuyên

Khi được bú no bé sẽ ngủ ngon và khỏe mạnh hơn. Vì vậy mẹ cần cho bé ăn thường xuyên. Đặc biệt vào ban đêm, mẹ cần chủ động thức dậy để cho bé ăn vì bé có thể ngủ mà không nhận ra mình bị đói.

- Tương tác với bé

Điều quan trọng là mẹ phải bắt đầu tương tác với bé ngay từ giai đoạn đầu đời. Dù bé không thể hiểu mẹ đang cố nói gì, nhưng việc nói chuyện sẽ giúp mẹ phát triển kĩ năng giao tiếp với bé sau này.

Tương tác thường xuyên giúp con dễ ngủ hơn. [Ảnh minh họa]

Tương tác này cũng giúp bé thấy rõ sự khác biệt giữa này và đêm, bởi vì cha mẹ thường nói chuyện nhiều hơn vào ban ngày. Theo cách này, bé sẽ biết rằng lúc nào là thời gian đi ngủ. Sự tương tác xã hội chính là cách tốt nhất giúp bé thiết lập đồng hồ sinh học và ngủ đúng giờ.

- Tập trung vào thói quen thay vì lên lịch ngủ cố định

Hầu hết các bé đều không sẵn sàng cho một lịch ngủ cố định khi 2 tháng tuổi. Việc cố ép bé ngủ theo ý muốn của cha mẹ sẽ gây hại cho bé. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể khắc phục thói quen ngủ của bé. Ở độ tuổi này mẹ có thể bắt đầu tập luyện cho bé quen dần với lịch trình ăn-chơi-ngủ. Sau khi cho bé bú một thời gian ngắn, mẹ đặt bé xuống giường khi bé vẫn còn tỉnh táo. Sau đó vỗ về, dỗ cho bé ngủ.

- Tạo môi trường thoải mái

Khác với tháng đầu tiên bé có thể ngủ ở bất cứ đâu thì bây giờ mẹ cần giữ cho phòng ngủ thoải mái, thoáng mát và yên tĩnh. Mẹ hãy cố gắng để bé có thể ngủ ở trong phòng ngủ của bé thay vì ngủ ở nơi khác.

Xem video: Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngon

Chuyên mục Làm mẹ - Nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về chăm, nuôi và dạy con, các căn bệnh liên quan đến trẻ nhỏ.

Mời độc giả gửi những thắc mắc, tâm sự, chia sẻ liên quan đến chủ đề này về địa chỉ lamme@eva.vn để được sẻ chia, nhận tư vấn từ chuyên gia uy tín.

Những thắc mắc của quý độc giả về Sức khỏe trẻ em sẽ được các chuyên gia giải đáp vào 15h30 thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần trên chuyên mục Làm mẹ - Eva.vn.

Nắm rõ thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, cũng như đặc điểm giấc ngủ theo độ tuổi, phụ huynh dễ dàng theo dõi, quan sát và an tâm về sức khỏe của bé. Giai đoạn đầu đời, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với khả năng phát triển trí tuệ, thể chất và tinh thần. Như vậy, trẻ sơ sinh ngày ngủ bao nhiêu tiếng là đủ? Làm thế nào để trẻ ngủ ngon suốt đêm, không giật mình quấy khóc? Bố mẹ hãy cùng với Friso tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

Con yêu phát triển toàn diện, mẹ bớt vất vả là điều mà bất kì phụ huynh nào cũng mong muốn. Vì thế mà có nhiều cách chăm sóc trẻ khoa học được nghiên cứu, giúp bé có thói quen sinh hoạt đều đặn và mẹ có thời gian cho bản thân. Trong đó, nổi bật là phương pháp nuôi con Easy. Vậy nuôi con theo phương pháp Easy là gì? Cùng Friso tìm hiểu nhé.

Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất giúp trẻ sơ sinh lớn nhanh hơn, phát triển trí não tốt hơn. Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hoặc đi tiêu, tiểu. Thời gian còn lại, bé sẽ dùng để ngủ. Một phần vì chưa quen với ánh sáng bên ngoài, một phần vì thói quen nhắm mắt như còn trong bụng mẹ.

Lợi ích của giấc ngủ đối với trẻ khi sinh ra đời:

  • Trẻ sẽ tăng dần về chiều cao trong khi ngủ.
  • Phát triển trí não.
  • Đảm bảo cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương.
  • Giúp trẻ thoải mái hơn về tinh thần.
  • Có được hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  • Những giấc ngủ ngon có thể giúp con bạn trở nên năng động hơn

1.2. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Chu kỳ giấc ngủ của trẻ ngắn hơn so với người lớn. Điều này khiến trẻ sơ sinh dễ thức giấc hơn.

Trẻ sơ sinh trong thời kỳ chu sinh thường ngủ liên tục thậm chí có trẻ ngủ 20 giờ/ ngày. Chúng chỉ thức dậy khi có nhu cầu ăn, hay cần thay tã. Khi được 6 – 8 tuần tuổi hầu hết trẻ bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm. Mặc dù vẫn thức dậy để ăn vào ban đêm nhưng sẽ nhanh chóng quay lại giấc ngủ.

Trẻ sơ sinh trong thời kỳ chu sinh thường ngủ liên tục thậm chí có trẻ ngủ 20 giờ/ ngày

Trong giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể ngủ một giấc dài từ 8-12 tiếng mỗi đêm. Ngủ nhiều trong khoảng thời gian này được khuyến cáo rất tốt cho sự phát của trẻ.

1.3. Trẻ sơ sinh ngủ ít có bị ảnh hưởng

Trẻ ngủ ít có ảnh hưởng gì ?

Trẻ khó ngủ hay ngủ ít trong giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển não bộ và chiều cao của trẻ sau này.

Trẻ cần được ngủ sâu vào 22 giờ – 24 giờ – 2 giờ. Đây là thời điểm hocmon chiều cao phát triển tốt nhất. Trẻ ngủ sâu vào giai đoạn này sẽ phát triển được chiều cao tối ưu. Không ngủ đủ sẽ khiến trẻ cáu gắt, mệt mỏi, mất tập trung, khả năng học hỏi kém.

Đối với giấc ngủ của trẻ, việc ngủ nhiều hay ngủ ít không quan trọng bằng ngủ sâu ngủ ngon. Chất lượng của giấc ngủ sẽ quyết định nhiều yếu tố quan trọng về sau.

2.1. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh đến 2 tháng tuổi

Trong vài tháng đầu đời của con bạn, chúng sẽ dành tới 15–16 giờ mỗi ngày để ngủ. Thời gian này nhu cầu của trẻ chỉ xoay quanh 3 việc: Ăn – ngủ – vệ sinh.

Dạ dày của trẻ còn quá nhỏ để có thể chứa được lượng lớn sữa. Vậy nên cứ khoảng 2 – 3 giờ trẻ lại tỉnh dậy để đòi ăn. Việc này diễn ra cả ngày lẫn đêm sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

Một số trẻ sẽ không thể nhận biết được chu kỳ ngày đêm. Bạn hãy cố gắng đánh thức con dậy bằng nhiều cách: Mở nhạc lớn, đưa trẻ ra nơi có nhiều ánh nắng, vui đùa cùng trẻ. Ban đêm khi đi ngủ hãy cho con ngủ trong môi trường tối, yên tĩnh, quấn trẻ bằng túi ngủ hoặc chũn giúp trẻ không bị giật mình.

Tạo thói quen ngủ tốt bằng cách lập đi lập lại trình tự ngủ, đặt con vào nôi hoặc cũi khi trẻ đang lim dim chưa chìm vào giấc ngủ.

Trong vài tháng đầu đời của con bạn, chúng sẽ dành tới 15–16 giờ mỗi ngày để ngủ

2.2. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh từ 3 – 5 tháng tuổi

Sau 6 đến 8 tuần đầu tiên làm cha mẹ, bạn có thể sẽ nhận thấy rằng trẻ tỉnh táo hơn và muốn dành nhiều thời gian hơn để tương tác với bạn trong ngày. Trong khoảng thời gian này trẻ sẽ ngủ ít hơn khoảng một giờ mỗi ngày.

Ban đêm trẻ có thể ngủ giấc dài hơn 6 tiếng mà không cần tỉnh dậy để ăn. Vẫn tiếp tục duy trì thói quen ngủ cho trẻ, đặt trẻ vào nôi hoặc cũi khi trẻ đang lim dim chưa chìm vào giấc ngủ, việc đó sẽ tạo cho con khả năng tự dỗ giấc ngủ – một kỹ năng rất có giá trị về sau khi trẻ bước vào khủng hoảng ngủ hay vào những giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt.

Khoảng 4 tháng tuổi, trẻ có thể sẽ thức dậy 1 hoặc 2 lần mỗi đêm dù trước đó trẻ đã có thể ngủ liên tục nhiều giờ liền. Đừng quá lo lắng đây chỉ là dấu hiệu cho thấy trẻ đang phát triển, trẻ sẽ nhanh chóng trở lại nếp sinh hoạt cũ khi trải qua giai đoạn này.

2.3 Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi

Khi được 6 tháng tuổi phần lớn trẻ sơ sinh đã có thể ngủ liên tục 8 tiếng mỗi đêm hoặc lâu hơn. Khoảng 6-8 tháng tuổi, bạn sẽ nhận thấy trẻ sẽ bỏ thêm 1 giấc ngủ ngắn vào ban ngày vì giấc ngủ ngày có thể kéo dài hơn nhưng vẫn đảm bảo tổng cộng thời gian ngủ từ 3-4 tiếng.

Khủng hoảng ngủ lại tiếp tục xảy ra khi con bạn bước vào giai đoạn này là lúc bạn đang dần rời xa con để trở lại với công việc. Trẻ sẽ phải làm quen dần với việc không còn có mẹ ở bên cạnh nên việc trẻ sẽ quấy khóc hơn là điều hoàn toàn bình thường. Để cho trẻ có thời gian và chúng sẽ dần thích nghi với sự thay đổi đó.

2.4. Trẻ 9 – 12 tháng tuổi

Em bé của bạn đang lớn dần và sắp bước ra khỏi giai đoạn là em bé sơ sinh. Khi được 9 tháng tuổi, nhiều trẻ đã học được thói quen tự ngủ mà không cần đến sự hỗ trợ của người lớn. Thời điểm này trẻ có thể ngủ liên tục từ 9 – 12 tiếng mỗi đêm, và thời gian ngủ ban ngày khoảng 3 – 4 giờ.

Vào giai đoạn từ 8 – 10 tháng tuổi bạn có thể nhận thấy trẻ khó đi vào giấc ngủ hoặc chợt tỉnh dậy sau giấc ngủ ngắn, đó là khi trẻ bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt lúc trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên, lúc trẻ chuyển từ giai đoạn ngồi sang đứng, hay bi bô những âm thanh đầu tiên. Bạn vẫn tiếp tục duy trì các thói quen cũ, con bạn sẽ nhanh chóng trở lại nếp sinh hoạt bình thường.

3. Biểu đồ tóm tắt lịch ngủ năm đầu đời

Tuổi Tổng thời lượng ngủ trung bình Số giấc ngủ ngắn ban ngày trung bình Thời lượng ngủ ban ngày trung bình Tính năng ngủ ban đêm 0–2 tháng 15–16 giờ 3–5 giấc ngủ ngắn 7–8 giờ Trong những tuần đầu tiên của cuộc đời, em bé của bạn cần thức ăn cứ 2-3 giờ một lần. Vào một số thời điểm gần tháng thứ ba, trẻ có thể ngủ dài hơn khoảng 6 tiếng mỗi đêm. 3–5 tháng 14–16 giờ 3–4 giấc ngủ ngắn 4–6 giờ Giấc ngủ kéo dài hơn có thể sẽ trở nên ổn định hơn vào ban đêm. Nhưng khoảng 4 tháng tuổi, bạn có thể thấy một thời gian ngắn trẻ thức dậy nhiều hơn vào ban đêm đó là khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt 6–8 tháng 14 giờ 2–3 giấc ngủ ngắn 3–4 giờ Mặc dù em bé của bạn có thể không cần ăn trong đêm, nhưng thỉnh thoảng trẻ sẽ vẫn thức dậy vào ban đêm. Nhất là đối với giai đoạn một số trẻ bắt đầu đạt đến các cột mốc phát triển như ngồi dậy và lo lắng về “Khủng hoảng xa cách” trong những tháng này 9-12 tháng 14 giờ 2 giấc ngủ ngắn 3–4 giờ Phần lớn trẻ sơ sinh ngủ suốt đêm từ 10 đến 12 giờ. Khủng hoảng giấc ngủ có thể xuất hiện khi con đạt các mốc phát triển chính như kéo để đứng, bò và bi bô nói chuyện.

Chủ Đề