Trong các ngôn ngữ lập trình dưới đây ngôn ngữ nào được gọi là ngôn ngữ lập trình bậc cao

Home » Kiến thức máy tính, Internet » Kiến Thức Chung

Ngôn ngữ lập trình có thể được phân thành 03 loại: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ ngôn ngữ lập trình bậc cao. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi có mấy loại ngôn ngữ lập trình một cách đơn giản và dễ hiểu nhất có thể. Đặt biệt là các bạn học sinh sinh viên đang bắt đầu học về lý thuyết ngôn ngữ lập trình.

Ngôn ngữ máy

  • Ngôn ngữ máy – mã máy (machine language): là ngôn ngữ nền tảng của bộ vi xử lý. Các chương trình được viết trong tất cả các loại ngôn ngữ khác cuối cùng đều được chuyển thành ngôn ngữ máy trước khi chương trình đó được thi hành.
  • Các chỉ thị trong ngôn ngữ máy được biểu diễn dưới dạng mã nhị phân. Đây là ngôn ngữ duy nhất mà bộ vi xử lí có thể nhận biết và thực hiện một cách trực tiếp.

Hợp ngữ

  • Hợp ngữ (assembly language) là một ngôn ngữ lập trình bậc thấp, nó dùng các từ viết tắt trong tiếng Anh để viết chương trình. Ví dụ: Input= nhập; add = phép cộng; sub = phép trừ,.v.v..
  •  Hợp ngữ đã từng được dùng rộng rãi trong tất cả các khía cạnh lập trình, nhưng ngày nay nó có xu hướng chỉ được dùng trong một số lĩnh vực hẹp, chủ yếu để giao tiếp trực tiếp với phần cứng hoặc xử lý các vấn đề liên quan đến tốc độ cao. Điển hình như các trình điều khiển thiết bị, các hệ thống nhúng cấp thấp và các ứng dụng thời gian thực. [Sưu tầm – Wikipedia]
  • Các nhược điểm: Chương trình còn cồng kềnh, phức tạp, khó nhớ , còn phụ thuộc vào loại thiết bị (vi xử lý). Để thiết bị điện tử hiểu và thực thi được chương trình, cần phải có công cụ hợp dịch để dịch từ hợp ngữ ra ngôn ngữ máy.

Ngôn ngữ lập trình bậc cao

  • Ngôn ngữ lập trình bậc cao (High-level programming language) là ngôn ngữ lập trình có hình thức gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào loại thiết bị (loại vi xử lý) cũng như các trình dịch.
  • Một số ngôn ngữ lập trình bậc cao phổ biến hiện nay như: C, C++, Java, Pascal, PHP, Visual Basic.

Trong các ngôn ngữ lập trình dưới đây ngôn ngữ nào được gọi là ngôn ngữ lập trình bậc cao

Sơ đồ thực hiện chương trình theo ngôn ngữ lập trình

Bổ sung thêm về phân loại ngôn ngữ lập trình

Ngoài ra chúng ta cũng có thể phân loại ngôn ngữ lập trình theo phương pháp xây dựng và thực hiện chương trình như sau:

  • Ngôn ngữ lập trình tuyến tính: Chương trình được thực hiện tuần tự từ đầu đến cuối, lệnh nào viết trước thì thực thi trước, viết sau chạy sau;
  • Ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc: Chương trình chính được chia nhỏ thành các chương trình con, mỗi chương trình con thực hiện một công việc xác định. Chương trình chính sẽ gọi chương trình con theo một giải thuật (quy trình) hoặc một cấu trúc được xác định trong chương trình chính. Các ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc phổ biến là: Pascal và C;
  • Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng: Phương pháp lập trình lấy đối tượng làm nền tảng để xây dựng giải thuật, chương trình. Các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng phổ biến: C#, C++, JAVA,…

Trên đây là phần phân loại ngôn ngữ lập trình mà mình tổng hợp được từ rất nhiều nguồn, nội dung mang tính giới thiệu và khái quát, có thể còn khá trừu tượng. Không sao, chúng ta sẽ tìm hiểu trong chuyên đề liên quan đến lập trình website căn bản.. Nếu bạn có điều gì thắc mắc hoặc góp ý, hãy để lại bình luận bên dưới nhé !

Có thể bạn quan tâm:

Dưới đây là một số nội dung liên quan đến lập trình, ngôn ngữ lập trình và mã nguồn. Nếu bạn cũng quan tâm đến những điều này thì xem qua thử nhé !

Các bạn đọc qua đoạn này tí nhé: Hiện tại nếu bạn nào muốn làm một website để kinh doanh hoặc làm blog để viết lách, để kiếm tiền trên Internet thì có thể xem tài liệu hướng dẫn theo link dưới đây. Nó hoàn toàn miễn phí và phù hợp với học sinh sinh viên, không cần biết lập trình cũng làm được !  Link bài học cho các bạn: https://hocban.vn/wordpress/hoc-wordpress/serie-wordpress-co-ban

Bài viết Ngôn ngữ bậc cao và ngôn ngữ bậc thấp được dịch từ trang EDUCBA.COM. Một trang web có hơn 1100 khóa học, trên500.000 học viên đến từ hơn 50 quốc gia trên toàn cầu và trên 400 giảng viên chuyên môn đang làm việc với trang web này.

Bài viết cũng được dịch và điều chỉnh ngữ nghĩa cho dễ hiểu theo tiếng việt, vẫn giữ nguyên ý từ bài gốc.

Dẫn nhập

  • Tại sao lại tồn tại khái niệm ngôn ngữ bậc cao và ngôn ngữ bậc thấp?
  • Chính xác thì chúng là gì?
  • Khác nhau như thế nào?

Ngôn ngữ bậc cao là gì?

Trong khoa học máy tính, một ngôn ngữ lập trình bậc cao là một ngôn ngữ có sự trừu tượng hơn so với các ngôn ngữ của máy tính. So với các ngôn ngữ lập trình bậc thấp, nó có thể sử dụng các yếu tố ngôn ngữ tự nhiên, dễ sử dụng hơn, hoặc có thể tự động các khu vực quan trọng của các hệ thống điện toán (ví dụ: quản lí bộ nhớ), làm quá trình phát triển chương trình đơn giản hơn và tương đối dễ hiểu hơn so với một ngôn ngữ bậc thấp. Tuỳ thuộc vào mức độ trừu tượng được định nghĩa một ngôn ngữ lập trình có bậc cao tới mức nào.

Vào thập niên 1960, các ngôn ngữ lập trình bậc cao sử dụng một compiler (trình biên dịch) thường được gọi là autocode (mã tự động). Ví dụ của autocode là COBOL và Fortran.

Ngôn ngữ bậc cao đầu tiên được xây dựng vào năm 1956 là ngôn ngữ FORTRAN. Ngày nay có rất nhiều các ngôn ngữ lập trình bậc cao như PASCAL, C, C++, Visual Basic, Foxpro...

Sau đây là một số ví dụ về ngôn ngữ máy để in ra một chương trình đơn giản trên màn hình ở Fortran và C.

Ở Fortran:

Bây giờ bạn có thể biên dịch nó bằng cách sử dụng:

Và sau đó chỉ đơn giản là chạy nó.

Chương trình tương tự trong C:

Đối với người mới bắt đầu, đây là cách dễ nhất có thể hiểu được.

Để làm cho máy tính chạy một chương trình được viết bằng ngôn ngữ bậc cao, nó phải được biên dịch thành ngôn ngữ máy.

Không giống như trước đây chỉ có một vài ngôn ngữ bậc cao, ngày nay có vô số ngôn ngữ bậc cao như C, Cobol, FORTRAN, Pascal, Java, Perl, Python, PHP, Ruby, C ++, BASIC và Visual Basic …..

Ngôn ngữ bậc thấp là gì?

Trong khoa học máy tính, ngôn ngữ lập trình bậc thấp là một ngôn ngữ lập trình liên quan chặt chẽ đến phần cứng máy tính. Từ "thấp" không có nghĩa là ngôn ngữ này kém hơn các ngôn ngữ lập trình bậc cao mà điều này nghĩa là các lệnh của nó rất gần ngôn ngữ máy.

Các từ "bậc cao" và "bậc thấp" còn sử dụng với ý nghĩa tương đối; một lập trình viên Java có thể xem ngôn ngữ C là ngôn ngữ lập trình bậc thấp.

Các ngôn ngữ lập trình bậc thấp thường được chia thành hai loại: thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai.

Ngôn ngữ lập trình thế hệ thứ nhất là mã máy. Nó là ngôn ngữ duy nhất mà bộ vi xử lý có thể hiểu. Hiện nay các lập trình viên hầu như không bao giờ viết chương trình trực tiếp bằng ngôn ngữ máy vì nó không chỉ yêu cầu chú ý nhiều đến các chi tiết mà một ngôn ngữ bậc cao xử lý một cách tự động mà còn yêu cầu ghi nhớ và tìm những mã lệnh bằng số cho mỗi chỉ thị được sử dụng.

Ngôn ngữ lập trình thế hệ thứ hai là ngôn ngữ Assembly. Nó được xem là ngôn ngữ thế hệ thứ hai vì mặc dù nó không phải là ngôn ngữ máy nhưng lập trình viên vẫn phải hiểu về kiến trúc của bộ vi xử lý (như các thanh ghi và các lệnh của bộ vi xử lý). Những câu lệnh đơn giản được dịch trực tiếp ra mã máy.

Góp ý

Bài dịch có thể vẫn chưa phải là bản dịch sát nhất, hay hoàn chỉnh nhất. Vì vậy, nếu bạn có hứng thú với bài này, bạn có thể tiếp tục dịch các phần trả lời tiếp theo và đóng góp thêm bản dịch chất lượng đến cộng đồng qua phần comment nhé! Cảm ơn các bạn! 

  • Nguồn: https://www.educba.com/high-level-languages-vs-low-level-languages/

Thảo luận

Nếu bạn có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc gì về khóa học, đừng ngần ngại đặt câu hỏi trong phần bên dưới hoặc trong mục HỎI & ĐÁP trên thư viện Howkteam.com để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng.