Trực khuẩn gram là gì

Trang chủ » Truyền Nhiễm » Vi khuẩn gram dương và những thông tin bạn cần biết

Vi khuẩn gram dương là những sinh vật rất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được, phải sử dụng đến kính hiển vi phóng đại lên hàng nghìn hàng trăm lần mới thấy. Vi khuẩn được biết đến dưới những hình dạng, cấu tạo khác nhau. Nhìn chung, chúng được phân thành nhóm vi khuẩn gram âm và gram dương thông qua hình thức nhuộm gram. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ giúp các bạn có thêm một số thông tin về nhóm vi khuẩn gram dương.

Đặc điểm của vi khuẩn gram dương?

Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao phương pháp nhuộm gram có thể giúp phân biệt được vi khuẩn gram âm và gram dương. Điều này bắt nguồn thành tế bào vi khuẩn, thành của vi khuẩn gram âm có độ thấm cao hơn vi khuẩn gram dương nên chất cồn dễ thấm vào tẩy màu sau khi phân hủy lớp màng ngoài, quan sát dưới kính hiển vi sẽ thấy có màu đỏ hoặc hồng. Còn vi khuẩn gram dương là một bức thành ngăn chặn nên chất cồn rất khó thấm vào đươc., quan sát dưới kính hiển vi sẽ thấy có màu tím hoặc màu xanh đậm.

Vi khuẩn gram dương thành tế bào được cấu tạo bởi các chất sau:

  • Acid amin: Gồm acid glutamic, alanin lysin hoặc có thêm acid diamino-pimelic. Tạo thành lớp peptidoglycan dày, liên kết chéo với nhau tạo thành tế bào vững chắc.
  • Lipid: Rất ít, cấu tạo nên tế bào chất
  • Acid teichoic: Giúp cho sự bám dính

Một số loại vi khuẩn gram dương còn có lớp màng nhầy, chứa polysaccharide, là thành phần quan trọng trong cơ chế sinh độc tố của vi khuẩn gram dương.

Các loại vi khuẩn gram dương thường gặp và ảnh hưởng

Cầu khuẩn gram dương

Tụ cầu khuẩn (Staphylococci): có khả năng tổng hợp hơn 25 loại protein, độc tố và men có tính chất gây bệnh, một số nhóm nổi bật:

  • Alpha, beta, gamma hemolysin có thể gây tan máu, gây chết và tác động hoại tử da
  • Coagulase làm đông huyết tương
  • Fibrolysin gây tiêu sợi huyết
  • β-lactamase: phá hủy vòng β-lactam, giúp vi khuẩn kháng với thuốc kháng sinh nhóm β-lactam
  • Độc tố gây hội chứng choáng nhiễm độc (TSST-1): nhiễm độc cáp tính, đe dọa tính mạng.
  • Độc tố ruột (enterotoxin): 50% chủng S. aureus sinh độc tố ruột…
  • Ở nhóm này, vi khuẩn thường gặp là Staphylococcus aureus, gây nhiều bệnh nặng đồng thời có khả năng đề kháng kháng sinh rất nặng.

Liên cầu khuẩn (Streptococci)

Liên cầu khuẩn được phân thành 2 nhóm chính:

Liên cầu tiêu huyết nhóm β (β hemolytic streptococci)

  • Nhóm A: chỉ có một loại Streptococcus pyogenes, tiết ra hơn 20 loại enzyme và ngoại độc tố với những tác động khác nhau, trong đó phải kể đến:
    • Hemolysin (phá hủy hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, đại thực bào
    • Streptococcal pyogenic exotoxin (tiêu kháng nguyên) gây sốt tinh hồng nhiệt
    • Hyaluronidase phá hủy cấu tạo mô liên kết
    • Streptokinase làm tiêu sợi fibrin, protein khác
  • Nhóm B: Streptococcus agalactiae, gây nhiễm khuẩn và viêm màng não ở trẻ sơ sinh.
  • Nhóm C và G: gây viêm mũi xoang, nhiễm trùng huyết hay viêm nội tâm mạc.
  • Nhóm D: Streptococcus faecalis, Streptococcus faecium… có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm nội tâm mạc, viêm màng não.

Liên cầu không tiêu huyết nhóm β

  • Streptococcus pneumonniae
    • Có lớp vỏ polysaccharide là yếu tố bảo vệ, tránh được sự thực bào từ các đại thực bào.
    • Pneumolysin: phá hủy tế bào nội mô phổi, phá hủy hàng rào ngăn cách phế nang và máu.
    • Protein A giúp bám dính vào tế bào biểu mô phế quản… và một số yếu tố khác giúp vi khuẩn tồn tại và gây bệnh bên trong cơ thể.
    • Đây là một trong những tác nhân hàng đầu gây viêm phổi cộng đồng, viêm mũi xoang, viêm tai giữa. có thể vào máu gây nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc…
  • Viridans streptococci: thường trú ở đường hô hấp, có thể gây bệnh viêm nội tâm mạc, sâu răng.
  • Streptococcus suis: tiêu huyết alpha, người bị nhiễm do tiếp xúc trực tiếp hoặc ăn thịt lợn không nấu chín, gây các bệnh viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết…

Trực khuẩn gram dương

  • Trực khuẩn than (Bacillus anthracis): G
    • Gây bệnh than (anthrax charbon) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, chủ yếu ở các động vật ăn cỏ và có thể lây truyền bệnh cho người. Bệnh hiện tại đã có vaccine phòng ngừa.
    • Ở người, bệnh mắc phải do nội bào tử xâm nhập qua vùng da bị tổn thương hay qua màng nhầy (ít gặp), hít nội bào tử vào phổi.
    • Bệnh gồm: thể da (nốt sẩn ngứa, chuyển thành mụn mủ, vỡ ra chảy máu, tại nốt loét tế bào bị hủy hoại tạo thành lớp vẩy có màu đen gọi là than), ngoải a còn gặp thể phổi và thể ruột.
  • Trực khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diptheriae):
    • Không sinh nha bào, không sinh vỏ.
    • Ở môi trường lỏng, C. diphtheriae sinh ngoại độc tố mạnh (gây độc tế bào, hoại tử da và làm tan máu). Ở người, bệnh lây lan qua đường không khí, giọt bắn,… Vi khuẩn xâm nhập tại họng, mũi, khí quản, kết mạc mắt, da, … sẽ tạo thành màng, sau đó ngoại độc tố được sinh ra gây bệnh viêm bạch hầu niêm mạc hoặc viêm bạch hầu da. Đặc biệt, độc tố còn có thể gây độc lên tế bào thần kinh, cơ tim, gây nhiễm độc toàn thân, biển đổi ở cơ tim, mạch máu, hệ thống thần kinh trung ương.

VI khuẩn gram dương có nguy hiểm không?

Bệnh gây ra bởi nhóm vi khuẩn gram dương nhìn chung ít nguy hiểm hơn so với nhóm gram âm. Tuy nhiên một số bệnh lý gây bởi nhóm gram dương vẫn rất nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc… nếu không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị, theo dõi kịp thời thì tỉ lệ tử vong là rất cao. Đặc biệt, nhóm gram dương có tỉ lệ kháng thuốc cao, gây khó khăn trong việc lựa chọn phác đồ điều trị cũng như ảnh hưởng tới kết quả điều tị và sự hồi phục của bệnh nhân.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.

  • 1. Bài giảng Vi sinh y học, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
  • 2. Gram-Positive Bacteria Explained in Simple Terms, CDC

Có thể bạn quan tâm

Trực khuẩn gram là gì

Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS, Group B Streptococcus) là một vi khuẩn có trong cơ thể chúng ta,…

Trực khuẩn gram là gì

Có nhiều cách để so sánh vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương nhưng phương pháp phổ biến…

Trực khuẩn gram là gì

Vi khuẩn Salmonella là nguyên nhân gây bệnh thương hàn, đồng thời vi khuẩn này cũng là căn…