Từ chân lên đỉnh mẫu sơn dài bao nhiêu km

Đỉnh Mẫu Sơn nằm ở độ cao gần 1.000m so với mặt nước biển, cách Hà Nội 190 km về phía Bắc, nằm cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía Đông, trên địa bàn 3 xã là Mẫu Sơn, Công Sơn [huyện Cao Lộc] và Mẫu Sơn [huyện Lộc Bình]. Là nơi có luồng không khí lạnh đi qua nhiều nhất của Việt Nam, nơi đây quanh năm sương mù bao phủ và vào mùa đông thường có tuyết rơi.

Đỉnh núi Mẫu Sơn, Lạng Sơn vài năm trở lại đây đón nhận nhiều lượt khách du lịch kéo đến để được trải nghiệm mùa đông đậm chất Châu Âu khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ và bầu trời có tuyết rơi.

Để có thể săn tuyết thành công các bạn nên theo dõi dự bão thời tiết. Theo kinh nghiệm thì các bạn nên đến vào khoảng tháng 11, 12 âm lịch, khi có các đợt rét đậm thì Mẫu Sơn sẽ có tuyết rơi. Thông thường khi nhiệt độ xuống chừng 0 độ hoặc âm 1, 2 độ là trên đỉnh Mẫu Sơn có thể có tuyết rơi. Để săn tuyết rơi, du khách nên đi sớm vì nếu đến gần trưa mới lên tới đỉnh thì có thể nhiệt độ đã tăng lên và không thể có tuyết rơi.

Khu du lịch Mẫu Sơn về mùa Đông, nhiều thời điểm tuyết phủ trắng xóa khiến nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng cho các bạn trẻ thích ngắm tuyết và trải nghiệm không khí rét buốt mùa cuối năm của xứ Lạng.

Giữa nền tuyết trắng xóa, khung cảnh trở nên huyền ảo hơn bao giờ hết, những nhành cây trở thành những là chông vuốt nhọn, những cánh hoa rực rỡ biến thành những bông hoa tuyết trắng xóa phản chiếu ánh mặt trời vàng vọt.

Giữa cái không khí giá lạnh đó, dạo bước giữa bầu trời trắng xám,đạp chân lên những mảng tuyết dày, chạm tay vào những chiếc lá đã đóng băng để cảm nhận cái lạnh như cắt vào da thịt. Những trải nghiệm đó giữa đất trời Việt Nam chứ không phải nơi đâu xa xôi thực sự là một điều lí thú mà ai cũng mong được trải qua.

Đến Mẫu Sơn chắc chắn bạn không thể bỏ qua được những bản làng của người dân tộc Dao bạn sẽ được tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng và thưởng thức những món ăn ngon mang hương vị núi rừng.

Ở bản Khuổi Cấp, những bản sắc riêng về văn hóa, phong tục, tập quán của người Dao vẫn được lưu giữ nguyên vẹn, không pha trộn từ cách ăn, nếp ở, trang phục, phong tục thờ cúng, lễ hội…

Bản làng này đang là địa điểm du lịch văn hóa cộng đồng vô cùng hấp dẫn. Trong khi đó, suối Long Đầu hùng vĩ có độ cao trên 1.000m chảy theo hướng Bắc Nam qua những triền dốc, khu rừng già của thôn Lặp Pịa về vùng thấp hơn là nơi lý tưởng cho những ai ưa du lịch mạo hiểm. Lòng suối hẹp dốc tạo cho con suối rất nhiều thác ghềnh.

Là một địa danh được người Pháp khai phá, lựa chọn làm nơi nghỉ dưỡng từ những năm đầu tiên của thế kỉ XX khi Pháp đặt chân đến Việt Nam. Trong những năm Pháp thuộc, chính quyền Pháp dần biến khu vực đỉnh Mẫu Sơn nơi nghỉ mát và an dưỡng lý tưởng dành cho các sĩ quan, quan chức quân đội. Họ mở đường, đầu tư xây dựng mấy chục ngôi biệt thự, bể bơi, vườn hoa, đài ngắm cảnh rải rác trên khắp đỉnh núi. Hiện nay, những ngôi nhà xây dựng từ thời Pháp đã bị bỏ hoang những vẫn là một địa điểm đến hấp dẫn với du khách để khám phả vẻ đẹp đơn sơ, cổ kính nhưng cũng vô cùng huyền bí.

Ngoài ra, du khách cũng có thể ghé thăm suối Long Đầu dài chừng 10 km kéo dài từ đỉnh núi Mẫu Sơn chạy theo hướng Bắc Nam theo những sườn đồi. Và leo lên núi Phật Chỉ- một trong ba ngọn núi cao nhất thuộc vùng Mẫu Sơn. Với diện tích trên 100 ha toàn bộ khu núi được che phủ bởi thảm cỏ xanh uốn lượn giữa các sườn đồi, xen kẽ đó là những cánh rừng nguyên sinh sở hữu hệ động vật và thực vật vô cùng phong phú. Khi đông đến nơi đây là điểm đến ngắm tuyết không thể bỏ qua tại Mẫu Sơn.

Vùng núi Mẫu Sơn nằm ở phía đông bắc của tỉnh Lạng Sơn, thuộc địa phận chính của 3 xã Mẫu Sơn, Công Sơn huyện Cao Lộc và Lộc Bình. Là vùng núi cao của tỉnh, có địa hình đa dạng, Mẫu Sơn có độ cao trung bình 800-1.000 m so với mặt nước biển, với một quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ.

Mẫu Sơn được đánh giá là khu vực có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái với lợi thế về điều kiện khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, những giá trị về bản sắc văn hoá dân tộc thuần khiết của đồng bào các dân tộc sinh sống quanh đỉnh núi như đã nêu trên, đang cần được đầu tư để phát triển và bảo đảm tính bền vững.

Hệ thống giao thông tại khu vực đã được hình thành từ những năm 1925-1926. Con đường dài 15 km lên đến đỉnh Mẫu Sơn đã được nâng cấp, hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư hoàn chỉnh, càng tạo thêm những thuận lợi lớn cho việc khai thác tiềm năng của vùng vào phát triển kinh tế xã hội.

Đỉnh Mẫu Sơn nằm cách trung tâm TP Lạng Sơn 30km về phía Đông Bắc. Từ Hà Nội, có thể bắt xe bus tuyến Hà Nội - Lạng Sơn tại Cửa Đông hoặc bến xe Mỹ Đình có tuyến đi Lạng Sơn. Đến Lạng Sơn, chúng tôi chọn cách thuê xe máy để tới thăm khu du lịch Mẫu Sơn. Đoạn đường lên núi dài 15km được xem là gian nan và khó khăn nhất với những khúc cua lượn, gấp khúc liên tục. Với những tay lái cừ khôi nhất cũng chỉ dám đi với tốc độ 15-20 km/giờ.

Là điểm du lịch được nhiều người biết tới từ lâu nên dịch vụ du lịch ở Mẫu Sơn cũng đã hình thành tuy chất lượng chưa được cao. Điều đó hầu như chẳng có nghĩa gì khi bạn được tận hưởng một cảnh quan, một bầu không khí đậm chất văn hoá bản địa của vùng núi này. Đỉnh Mẫu Sơn là một nơi lý tưởng để nghỉ ngơi và thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Không khí rất trong lành và thiên nhiên phóng khoáng, tạo cảm giác gần gũi và thân thiết. Tháng 5, đỉnh Mẫu Sơn thêm phần lãng mạng với vẻ đẹp của những vườn hoa cẩm tú cầu rực rỡ, lung linh trong buổi sớm mai. Loài hoa này được đưa lên trồng ở Mẫu Sơn từ những năm đầu thế kỷ XX khi người Pháp phát hiện và cho xây dựng những khu biệt thự nghỉ dưỡng dành cho các quan chức Pháp và thuộc địa. Cùng với đó là mùa đào bắt đầu chín, du khách đã lên Mẫu Sơn khó có thể cầm lòng trước những quả đào căng mọng, ngọt lịm ấy... Đỉnh Mẫu Sơn không có chợ, lẻ tẻ từng nhóm bà con dân tộc thiểu số quây quần bán những sản vật địa phương. Từ mật ong rừng, vài nhánh lan rừng, chanh rừng, lá thuốc, mắc mật, đào... thứ gì cũng rất tươi ngon và được bày biện giản đơn. Không chèo kéo khách, cũng chẳng nói thách như những người bán hàng ở chợ dưới phố. Người bán hàng nơi đỉnh núi mang lại cảm giác tin tưởng và dễ chịu.

Nhà nghỉ ở Mẫu Sơn khá nhiều, vị trí đẹp mắt và được trang bị đầy đủ tiện nghi, giá cả vừa phải, dao động từ 300 -500 ngàn đồng/phòng đôi. Thức ăn ở Mẫu Sơn không có sẵn, bạn nên đặt trước với nhà nghỉ hoặc mang đồ ăn từ dưới phố lên. Các món ăn đặc sản nên thưởng thức là lợn sữa quay, vịt quay Lạng Sơn, ếch hương, gà thả rong nướng trên than cỏ tranh, cơm lam hay thịt kho lá mắc mật. Rau rừng ở đây rất ngọt và tươi, có nhiều loại như su su, rau ngót rừng hoặc hoa chuối.

Biệt thự Pháp cổ trên đỉnh Mẫu Sơn.

Không chỉ có núi non hùng vĩ, Mẫu Sơn còn có con suối Long Đầu chừng 10km chảy trên địa phận 2 xã Mẫu Sơn và Yên Khoái của huyện Lộc Bình. Suối được bắt nguồn từ dãy núi Mẫu Sơn hùng vĩ có độ cao trên 1000m chảy theo hướng Bắc Nam qua những triền dốc, những khu rừng già của thôn Lặp Pịa về vùng thấp hơn. Trừ mùa mưa lũ dòng suối có vẻ hung dữ, còn thời điểm này suối Long Đầu mang một vẻ đẹp hiền hòa với dòng nước trong vắt mát lành.

Đêm trên Mẫu Sơn, trước tiên hãy thư giãn và ngâm mình trong bể tắm lá thuốc dân tộc của người Dao, ăn tối và thưởng thức trà San Tuyết - một loại trà chỉ sinh tồn ở trên vùng núi cao của 2 huyện Cao Lộc và Lộc Bình. Mua vài gánh củi của người dân tộc và đốt lên ngọn lửa trại ấm áp trên sườn núi. Giữa thiên nhiên hoang dại và gió núi, nhấp ngụm rượu Mẫu Sơn được chưng cất từ nước suối trên núi với những vị thuốc gia truyền quả là một trải nghiệm khó quên.

Câu chuyện về phiến đá thiêng

Trong ánh lửa trại bập bùng, chúng tôi trò chuyện với một người Dao Đỏ và được nghe một truyền thuyết : Trong một chuyến đi săn thú rừng, một người đàn ông Dao Đỏ ở bản Lặp Pịa [huyện Lộc Bình] đã mang một phiến đá có hình thù kỳ quái trên đỉnh núi Mẫu về nhà để dùng cho việc bếp núc. Ngay sáng hôm sau khi tỉnh giấc, người đàn ông phát hoảng khi nhìn thấy những giọt máu đang loang đỏ chảy ra từ phiến đá... Sợ quá, ông liền vác phiến đá trả lại đỉnh núi và cầu xin thần linh tha thứ. Truyền thuyết ấy cứ lưu truyền trong tộc người Dao từ đời này sang đời khác. Họ kể cho nhau nghe như một lời cảnh tỉnh thế hệ sau không được phép lấy cái gì cũng như làm tổn hại núi Mẹ. Với người Dao, nơi đặt phiến đá thiêng đó cùng với khu vực phụ cận đã trở thành lãnh địa linh thiêng bất khả xâm phạm. Và với người Dao Đỏ Mẫu Sơn, đó là một nét văn hóa tín ngưỡng tâm linh rất đặc biệt. Cũng chính từ truyền thuyết trên, nhiều khu đền thờ bằng đá đã ra đời ở Mẫu Sơn.

Hoa cẩm tú cầu.

Ở đây, các nhà khảo cổ học cũng đã tiến hành khai quật trên đỉnh Mẫu Sơn và phát hiện hai điều rất độc đáo về kiến trúc đá nơi đây là mộ đá lớn và đền thờ bằng đá. Ngoài ra còn có rất nhiều di vật lịch sử có giá trị khác. Nhiều công trình đá cổ ở đây có niên đại từ thời đồ sắt, trùng với thời kỳ đầu của nền văn minh sông Hồng. Đáng tiếc là công tác bảo tồn các di sản vật thể và phi vật thể ở đây đang gặp rất nhiều khó khăn. Cùng với đó là hệ thống biệt thự cổ cũng đang bị bỏ ngỏ. Khoảng đầu những năm 1900, người Pháp tìm ra đỉnh núi Mẫu Sơn, nơi được coi là điểm cao nhất vùng Đông Bắc bộ, khí hậu quanh năm trong lành. Năm 1916 người Pháp bắt đầu mở đường lên núi Mẫu Sơn. Từ dưới chân núi lên đến đỉnh khoảng 16km. Mở xong đường, người Pháp xây tổng cộng trên 40 biệt thự rải rác trên đỉnh núi.

Đến nay, trong khoảng 10 ngôi biệt thự còn giữ được kiến trúc khá hoàn chỉnh, có đến quá nửa đang trong quá trình hoang hóa. Biệt thự 9 gian được đánh giá còn nguyên vẹn nhất hiện được dùng làm nơi làm việc của Ban Quản lý Khu du lịch Mẫu Sơn. Đây là biệt thự được thiết kế một tầng, liền một khối, mang đậm kiến trúc Pháp. Điều đó đòi hỏi các ngành chức năng cần sớm quan tâm đến việc bảo tồn các giá trị văn hóa ở vùng núi Mẫu Sơn.

Chủ Đề