Tự chủ la gì

Câu hỏi: Tự chủ là gì?

Trả lời:

Tự chủ là làm chủ được bản thân, luôn ý thức được những gì mình đang làm và biết tự điều chỉnh hành vi cho phải, cho đúng mực.

Đối với Chủ tịch Hồ Chí MInh: Tự chủ là tự mình làm chủ suy nghĩ, làm chủ bản thân và công việc của mình, tự mình thấy trách nhiệm trước đất nước và dân tộc. 

Cùng Top lời giải tìm hiểu về những biểu hiện và một số tips để trở thành người tự chủ bạn nhé ! Cùng bắt đầu thôi:

1. Biểu hiện của tính tự chủ 

+ Luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin

+ Biết tự kiểm tra, đánh giá mình

+ Biết tự điều chỉnh hành vi của mình

+ Cư xử ôn tồn, lịch sự với mọi người xung quanh

+ Không nản chí trước những khó khăn

+ Không bị lôi kéo trước những áp lực tiêu cực

+ Biết kiềm chế những ham muốn của bản thân

2. Ý nghĩa của tự chủ

Tự chủ là một đức tính quí giá. Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hoá. tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ.

3. Cách trở thành người tự chủ

Tăng cường sự tự tin

Tập chấp nhận bản thân. Nếu bạn tự tin, bạn sẽ có phong thái tự chủ; hai điều này bổ trợ cho nhau. Việc chấp nhận bản thân sẽ tăng cường lòng tự trọng của bạn, khiến bạn tự tin và tự chủ hơn.

Tự tin. Cách bạn nghĩ về bản thân sẽ ảnh hưởng tới hành vi và khả năng tự chủ của bạn.  Để phát triển sự tự tin, hãy học cách để tin vào chính mình. Điều đó có nghĩa là bạn phải tin mình là người lạc quan, có nhiều điều thú vị để chia sẻ. Điều đó cũng có nghĩa là bạn phải làm những việc khiến bạn tự tin vào bản thân.

Tập trung vào điểm mạnh. Chú ý tới những điểm tích cực của bản thân có thể nâng cao khả năng tự tin và tự chủ trong mọi tình huống, nhờ đó, khả năng mọi người chấp nhận bạn cũng sẽ cao hơn.

Tin rằng đâu sẽ có đó. Dù bạn đang mắc phải tình huống gì, cách bạn suy nghĩ về nó có thể ảnh hưởng tới kết quả [tốt lên hoặc xấu đi]. Những người tin rằng những điều tồi tệ sắp xảy ra có thể thực sự góp phần vào việc biến kết quả xấu đó thành hiện thực. Ví dụ nếu bạn lo rằng mình sẽ nói ra điều gì đó ngốc nghếch trong buổi họp, suy nghĩ này có thể khiến bạn thêm lo lắng, dẫn đến việc nói năng nhầm lẫn. Vì thế, bạn là người sẽ tạo nên kết quả mà bạn sợ phải đối mặt nhất.

Tìm kiếm sự ủng hộ từ xã hội. Những mối quan hệ mang tính ủng hộ cao sẽ tiếp thêm sức mạnh và tăng cường sự tự tin của bạn. Khi có sự đồng thuận từ người khác, chúng ta sẽ phát triển cảm giác được kết nối, được thuộc về và được chấp nhận.

Trở thành người có tài nói chuyện

Có kiến thức ở nhiều chủ đề khác nhau. Tương tác thoải mái với người khác sẽ thể hiện sự tự tin và tự chủ.  Bạn sẽ dễ nghĩ ra chủ đề để thảo luận hơn nếu bạn có kiến thức về các kỹ năng và chủ đề đa dạng.

Lắng nghe. Khi tham gia vào sự kiện xã hội, hãy là “người nghe” thay vì là người cầm lái mọi cuộc hội thoại. Mọi người thích được lắng nghe và sẽ tự động bị thu hút bởi một người chịu dành thời gian lắng nghe họ.

Tập trung vào mặt tích cực. Nếu bạn nói quá nhiều về điều tiêu cực, bạn sẽ trở thành một người hay than phiền và thiếu tự chủ. Tuy nhiên, nếu bạn tập trung vào các chủ đề tích cực, mọi người sẽ thấy bạn rất duyên dáng và thu hút.

Giao tiếp dứt khoát. Đó chính là khả năng tôn trọng và cởi mở về cảm giác và suy nghĩ của mình nhưng vẫn duy trì được sự khéo léo và bình tĩnh.  Giao tiếp dứt khoát mang tới cảm giác ấm áp, gần gũi và thân thiện.

Giữ bình tĩnh

Ngừng lại và hít thở sâu. Một phần trong việc trở nên tự chủ là giữ bình tĩnh trong những tình huống khó khăn hoặc phiền nhiễu. Thay vì phản ứng tiêu cực như lao ra khỏi phòng hoặc hét vào mặt ai đó, hãy duy trì sự tự chủ bằng cách ngừng lại và hít thở, hoặc rời khỏi hoàn cảnh đó một cách nhã nhặn 

Quan sát. Để tâm tới những phản ứng của mình là một yếu tố quan trọng trong việc giữ bình tĩnh.  Nếu bạn quan sát được chuyện đang xảy ra, bạn có thể bắt đầu thay đổi cách phản ứng với tình huống và trở nên tự chủ hơn.

Thực hiện những điều có ích. Có kế hoạch đối phó với những cảm xúc khó khăn là cách giữ bình tĩnh đảm bảo thành công.  Hãy liệt kê những cách phù hợp để xử lý những cảm xúc đó.

4. Cách dạy con tính tự chủ

Một cuộc nghiên cứu cho biết những em có tính tự chủ thì khi lớn lên ít gặp vấn đề về sức khỏe hoặc tài chính, và cũng ít có nguy cơ vi phạm luật pháp. Qua cuộc nghiên cứu đó, giáo sư Angela Duckworth của Đại học Pennsylvania kết luận: “Tính tự chủ không bao giờ thừa”.

Nói “không” là không.

Để cha mẹ chiều mình, trẻ có thể khóc lóc, ăn vạ ngay cả giữa chốn đông người. Nếu cha mẹ nhượng bộ, trẻ sẽ nghĩ rằng khóc lóc, ăn vạ là chiêu thức hiệu quả để đổi “không” thành “có”.

Ngược lại, nếu cha mẹ nói “không” là không, trẻ sẽ hiểu được bài học thực tế: Không phải muốn gì là được nấy. Nhà tâm lý học David Walsh cho biết: “Trái với điều người ta thường nghĩ, những ai lĩnh hội được bài học ấy mới hạnh phúc. Còn nếu dạy con rằng con muốn gì đời cũng sẽ cung phụng thì thật ra là đang hại con”. 

Nói “không” với trẻ bây giờ thì sau này trẻ sẽ biết tự nói “không” với ma túy, quan hệ tình dục trước hôn nhân hoặc những hành vi tai hại khác.

Giúp con hiểu rằng việc làm nào cũng có kết quả của nó.

Con cần hiểu là hành động tốt hay xấu đều có kết quả nào đó, và nếu thiếu tự chủ thì sẽ gặt kết quả không tốt. Chẳng hạn, nếu con thường cáu gắt khi không vừa ý thì mọi người sẽ xa lánh con. Nhưng nếu con giữ bình tĩnh khi bị chọc ghẹo hoặc kiên nhẫn chờ đợi thay vì cắt ngang người khác thì mọi người sẽ yêu quý con. Hãy giúp con hiểu rằng biết tự chủ sẽ đem lại kết quả tốt.

Giúp con biết việc gì quan trọng hơn.

Nhờ tính tự chủ và kỷ luật, con không những tránh làm điều xấu mà còn hoàn thành những việc cần thiết dù không mấy thích thú hay hào hứng. Con cần nhận ra việc gì là quan trọng hơn và làm những việc đó trước. Chẳng hạn, con cần làm bài tập trước rồi mới được chơi.

Làm gương cho con.

Trẻ thường quan sát cách cha mẹ ứng xử khi gặp chuyện không vừa ý. Qua gương mẫu, hãy cho con thấy tính tự chủ sẽ đem lại kết quả tốt. Vậy khi con làm bạn bực bội, bạn sẽ phát cáu hay giữ bình tĩnh?

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 9 hay nhất

Chủ Đề