Tư duy và vấn DE cơ Mối quan hệ như thế nào

Khái niệm: Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tỉnh quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện khách quan mà trước đó ta chưa biết.

Đặc điểm của tư duy

Không phải bất cứ hoàn cảnh nào tư duy cũng xuất hiện. Trên thực tế, tư duy chỉ xuất hiện khi gặp những hoàn cảnh, nhũng tình huống “có vấn để”. Tức là những tình huống chứa đựng một mục đích, một vấn để mới mà những hiểu biết cũ, phương pháp hành động cũ, tuy còn cần thiết song không đủ sức giải quyết. Muốn giải quyết vấn đề mới đó, để đạt được mục đích mới đó, con người phải tìm cách thức giải quyết mới. Tức là con người phải tư duy.

Hoàn cảnh (tình huống) có vấn đề kích thích con người tư duy. Song vấn để chỉ trở thành tình huống “có vấn đề” khi con người nhận thức dược (ý thức được) tình huống có vấn để, nhận thức được mâu thuẫn chứa đựng trong vấn để, chủ thể phải có nhu cầu giải quyết và phải có những tri thức cần thiết có liên quan tới vấn đề, chỉ có trên cơ sở đó tư duy mới xuất hiện.

(Do vậy trong dạy học cũng như trong công tác giáo dục cần phải đưa học sinh vào “hoàn cảnh có vấn đề” và hướng dẫn các em tự giải quyết vấn đề.)

Ví dụ:

Giả sử đưa một bài toán 2x-2=0 với một học sinh lớp 2 với 1 học sinh lớp 5. Và bảo 2 học sinh “đọc to” bài toán. Thì 2 học sinh trên sẽ không xuất hiện tư duy bởi chúng không nhận được tính có vấn đề ở đây, chúng chỉ việc đọc những con số. Nhưng nếu bảo 2 học sinh “giải bài toán” thì chúng sẽ xuất hiện tư duy.

Tuy nhiên

Tư duy của học sinh lớp 2 sẽ không xuất hiện bởi học sinh lớp 2 bởi vấn đề ở đây không trở thành “tình huống có vấn đề” bởi họ không có những tri tức liên quan tới vấn đề (chưa đọc học bài toán này)

Đối với học sinh lớp 5, trước hết học sinh phải nhận thức được yêu cầu, nhiệm vụ của bài toán, sau đó nhớ lại các quy tắc, công thức, định lí có liên quan về mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm, phải chứng minh để giải được bài toán. Khi đó tư duy xuất hiện.

Phát triển bản thân dựa vào tính có vấn đề:

Tình huống có vấn đề có tác dụng thúc đẩy, là động lực cho tư duy. Mỗi chúng ta trong cuộc sống thường nhật hãy tự đặt mình vào những tình huống “có vấn đề”. Ví dụ như bạn cần phải đến một địa điểm nào đó, bạn tra trên bản đồ có hai con đường để đến đó, bạn đừng vội chọn con đường gần hơn. Mà thay vào đó hãy tư duy đặt ra các tình huống, con đường nào sẽ phù hợp với phương tiện của bạn, con đường nào sẽ an toàn hơn. Như vậy bạn sẽ đến địa điểm đó một cách thuận lợi hơn. Khi đặt ra các tình huống tư duy sẽ giúp chúng ta tiếp xúc với những vấn đề phức tạp như khi gặp tình huống lạc đường, xảy ra va chạm với người xung quanh, có người bị tai nạn, bị đánh cắp túi…thì khi đó kĩ năng giải quyết các vấn đề sẽ được nâng cao, trong các tình huống đó bạn sẽ nhanh chóng tư duy và tìm được cách giải quyết. Bên cạnh đó chúng ta cũng phải đặt ra những tình huống phù hợp với mình, không thể tư duy một vấn đề quá khó, khi đó thì sẽ làm cho mình không tìm được ra kết quả và không muốn tư duy nữa.

Thường xuyên đặt câu hỏi liên quan đến những bài giảng hay những vấn đề trong cuộc sống để nhằm kích thích khả năng tư duy giúp nhớ bài và hiểu bài sâu sắc hơn. Khi không ngừng học tập, trau dồi bản thân, ta sẽ có cơ hội tiếp xúc thường xuyên với những vấn đề phức tạp, từ đó nâng cao kỹ năng giải quyết các vấn đề. Việc học tập và rèn luyện đôi khi gây ra nhiều khó khăn nhưng đó cũng là động lực giúp chúng ta có thể trưởng thành hơn.

Khái niệm

Khác với nhận thức cảm tính, tư duy không phản ánh sự vật, hiện tượng một cách cụ thể và riêng lẻ. Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật, hiện tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cá biệt, cụ thể, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất chung cho nhiều sự vật hiện tượng, trên cơ sở đó mà khái quát những sự vật hiện tượng riêng lẻ, nhưng có những thuộc tính chung thành một nhóm, một loại, một phạm trù. Nói cách khác tư duy mang tính trừu tượng và khái quát.

Phát triển bản thân

Khái quát những kiến thức đã được học thành một tổ hợp, phân loại tổ hợp để có thể xử lý vấn đề ở hiện tại, cũng như có thể được những vấn đề tương tự trong tương lai.

VD: Những kiến thức cô đọng, súc tích được khái quát lại không chỉ có thể làm được bài tập (vấn đề hiện tại) mà có thể dùng nó trong các môn học liên quan tới những kiến thức đó (vấn đề trong tương lai).

(Cần phải biết khái quát vấn đề, từ đó hiểu được cái chung, cái cốt lõi của vấn đề từ đó sẽ hiểu được cái cụ thể chi tiết hơn. Trừu tượng hóa giúp chúng ta chắt lọc những kiến thức để giữ lại những thuộc tính bản chất chung cho sự vật hiện tượng, như vậy một khối lượng kiến thức lớn nhưng khi được quy về những thuộc tính bản chất thì rất dễ nhớ, dễ vận dụng.)

Khái niệm

Tư duy con người không nhận thức thế giới một cách trực tiếp mà có khả năng nhận thức nó một cách gián tiếp. Tính gián tiếp của tư duy được thể hiện trước hết ở việc con người sử dụng ngôn ngữ để tư duy. Nhờ có ngôn ngữ mà con người sử dụng các kết quả nhận thức (quy tắc, khái niệm, công thức, quy luật…) và kinh nghiệm của bản thân vào quá trình tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát…) để nhận thức được cái bên trong, bản chất của sự vật hiện tượng.

Ví du: Để giải một bài toán thì trước hết học sinh phải biết được yêu cầu, nhiệm vụ của bài toán, nhớ lại các công thức, định lí…có liên quan để giải bài toán. Ta thấy rõ rằng trong quá trình giải bài toán đó con người đã dùng ngôn ngữ mà thể hiện là các quy tắc, định lí… ngoài ra còn có cả kinh nghiệm của bản thân chủ thể thông qua nhiều lần giải toán trước đó.

Tính gián tiếp của tư duy còn được thể hiện ở chỗ, trong quá trình tư duy con người sử dụng những công cụ, phương tiện (như đồng hồ, nhiệt kế, máy móc…) để nhận thức đối tượng mà không thể trực tiếp tri giác chúng. 

Ví dụ: Để biết được nhiệt độ sôi của nước ta dùng nhiệt kế để đo. Để đo người ta dùng các thiết bị đo đặc biệt để đo chứ không thể qua cảm nhận giác quan thông thường mà biết được. 

Nhờ có tính gián tiếp mà tư duy của con người đã mở rộng không giới hạn khả năng nhận thức của con người, con người không chỉ phản ánh những gì diễn ra trong hiện tại mà còn phản ánh được cả quá khứ và tương lai. 

Ví dụ:   Dựa trên những dữ liệu thiên văn, khí hậu con người thu thập được mà con người dự báo được bão. 

Ví dụ: Các phát minh do con người tạo ra như nhiệt kế, tivi… giúp chúng ta hiểu biết về những hiện tượng thiên nhiên, thực tế nhưng chúng ta không tri giác trực tiếp. 

Ví dụ: Dựa vào những thành tựu và tri thức các nhà khoa học lưu lại mà chúng ta tính toán được nhiều về vũ trụ, mà kết quả là chúng ta phát hiện thêm nhiều thiên hà mới mà chúng ta chưa một lần đặt chân đến. 

Tư duy được biểu hiện trong ngôn ngữ.

  • Tư duy có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ.

Khái niệm:

Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy ở con người không thể diễn ra được, đồng thời các sản phẩm của tư duy (những khái niệm, phán đoán…) cũng không được chủ thể và người khác tiếp nhận.

Ngôn ngữ cố định lại các kết quả của tư duy, là vỏ vật chất của tư duy và là phương tiện biểu đạt kết quả tư duy, do đó có thể khách quan hoá kết quả tư duy cho người khác và cho bản thân chủ thể tư duy. Ngược lại, nếu không có tư duy (với những sản phẩm của nó) thì ngôn ngữ chỉ là những chuỗi âm thanh vô nghĩa. Tuy nhiên, ngôn ngữ không phải là tư duy, ngôn ngữ chỉ là phương tiện của tư duy.

Phát triển bản thân

Rèn luyện khả năng tư duy ta cần phải rèn luyện ngôn ngữ trong sáng, khúc chiết … vì nó là công cụ, là phương tiện của tư duy.

VD: Học cách nói chuyện rành mạch, rõ ràng. Diễn đạt một cách dễ hiểu …

Trong học tập, việc phát triển tư duy phải được tiến hành song song thông qua hoạt động truyền thụ tri thức qua ngôn ngữ. Với việc lên lớp nghe giảng viên giảng bài thì sinh viên không nên thụ động chỉ ngồi nghe, bên cạnh quá trình nghe giảng thì sinh viên phải tư duy thì mới có thể tiếp thu vận dụng những tri thức đó. Quá trình học tập phải gắn với quá trình trau dồi ngôn ngữ. Bởi lẽ nắm vững ngôn ngữ thì học sinh mới có phương tiện để tư duy hiệu quả. Bên cạnh đó việc học tập thêm những ngôn ngữ khác sẽ làm cho sinh viên hiểu biết được thêm nhiều điều hơn.

  • Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính.

Khái niệm 

Nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác và tri giác, trong đó:

Cảm giác là một quá trình tâm lí phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta.

Tri giác là quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta.

Tư duy phải dựa vào nhận thức cảm tính, dựa trên những tài liệu cảm tính, trên kinh nghiệm, trên cơ sở trực quan sinh động. Tư duy thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính, trên cơ sở nhận thức cảm tính mà nảy sinh tình huống có vấn đề. Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy với hiện thực, là cơ sở của những khái quát kinh nghiệm dưới dạng những khái niệm, quy luật… là chất liệu của những khái quát hiện thực theo một nhóm, một lớp, một phạm trù mang tính quy luật trong quá trình tư duy.

Phát triển bản thân

Phát triển tư duy phải gắn liền với rèn luyện cảm giác, tri giác, năng lực quan sát và trí nhớ của con người. Bởi vì nếu thiếu những tài liệu cảm tính thì tư duy không thể diễn ra được. Trong cuộc sống muốn tư duy một vấn đề nào đó thì cần phải có một những hiểu biết cơ bản về vấn đề đó. Bên cạnh đó việc rèn luyện cảm giác, tri giác, quan sát sẽ làm cho quá trình tư duy nhanh chóng có kết quả hơn.

VD: Vẽ một bức tranh thì rèn luyện cảm giác sẽ giúp cho bức tranh đó có màu sắc, bố cục đẹp mắt. 

Rèn luyện bằng cách tìm điểm khác biệt giữa 2 bức tranh sẽ giúp ta có khả năng quan sát tỉ mỉ, chi tiết.

Rèn luyện nhìn nhận sự vật hiện tượng tuần tự, nhiều mặt. Như việc đánh giá một bức tranh ta có thể thấy nét đẹp ở nhiều chỗ khác nhau trên đó.

Các thao tác của tư duy 

Phân tích

Phân tích là quá trình dùng trí óc để phân chia đối tượng nhận thức thành các bô phận, các thành phần tương đối độc lập để nhận thức đối tượng Sâu Sắc hơn (nói như vậy để khẳng định phân tích không phải là quá trình băm nhỏ hay đập nát đối tượng). Đó là quá trình diễn ra trong đầu chủ thể nhằm tách đối tượng tư duy thành những thuộc tính, những bộ phận, những mối liên hệ, quan hệ giữa chúng để nhận thức đối tượng sâu sắc hơn.

Tổng hợp

Tổng hợp là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rời trong quá trình phân tích thành một chính thể thống nhất hoàn chỉnh. Đây là thao tác trí tuệ, trong đó chủ thể tư duy dùng trí óc đưa những thuộc tính những thành phần đã được phân tích vào thành một chỉnh thể, giúp ta nhận thức được bao quát hơn.

Phân tích và tổng hợp là hai quá trình có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau trong một quá trình tư duy thống nhất. Phân tích là cơ sở để tổng hợp; được tiến hành theo phương hướng của sự tổng hợp. Tổng hợp diễn ra trên cơ sở phân tích, được thực hiện trên kết quả của sự phân tích. Không có quá trình phân tích thì không thể tiến hành tổng hợp được.

Ngược lại, phân tích không có tổng hợp thì quá trình đó trở nên vô nghĩa trong quá trình nhận thức.

So sánh

So sánh là quá trình dùng trí óc để xác định sư giống và khác nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất, sư bằng nhau hay khôn bằng nhau giữa các đối tượng nhân thức.

Trừu tượng hóa

Trừu tượng hoá là dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ quan hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy.

Khái quát hóa

Khái quát hoá là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ chung nhất định.

Những thuộc tính chung là những thuộc tính bản chất, giống nhau đặc trưng cho hàng loạt sự vật hiện tượng cùng loại.

Mối quan hệ giữa trừu tượng hóa và khái quát hoá cũng giống như mối quan hệ giữa Phân tích và tổng hợp nhưng ở mức độ cao hơn. Không có trừu tượng hoá thì không thể tiến hành khái quát hoá. Nhưng trừu tượng hóa mà không khái quát háo thì hạn chế quá trình nhận thức, thậm chí sự trừu tượng hoá trở nên vô nghĩa.

Ví Dụ: Giả sử giải 1 bài toán

  • Phân tích: phân chia đối tượng thành các bộ phận để nhận thức
    + Cách giải A: cần 3 công thức.
    + Cách giải B: cần 4 công thức.
  • Tổng hợp: Hợp nhất các bộ phận thành một chủ thể để nhận thức bao quát

+ Toàn bộ bài toán ta có thể giải bằng 2 cách và 7 công thức khác nhau.

  • So sánh: Xác định sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng.
    + Cách A cần 3 công thức nhưng khi trình bày sẽ dài hơn cách B và khó hiểu hơn B.
  • Trừu tượng hóa: Gạt bỏ những cái vụn vặt, không cần thiết, chỉ giữ lại yếu tố cần cho tư duy.
    + Chọn cách B để tư duy giải bài toán.
  • Khái quát hóa: Hợp nhất những đối tượng thành 1 nhóm theo những thuộc tính chung.

+ Đưa ra những đáp án khi làm cách B và đưa ra kết luận.