Từ km78 lên nút giao bảo hà bao nhiêu tiền

Đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông [ký hiệu toàn tuyến là CT.01] là tên gọi thông dụng nhất của một tuyến đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc của Việt Nam và nằm rất gần với quốc lộ 1 huyết mạch, thông suốt giữa 2 miền Bắc và Nam Việt Nam. Tương tự như quốc lộ 1, Đường cao tốc bắt đầu từ Lạng Sơn và kết thúc tại Cà Mau.

Đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông có tổng chiều dài 2.063 km, với điểm đầu là cửa khẩu Hữu Nghị [Lạng Sơn] và điểm cuối là đường vành đai của thành phố Cà Mau. Các điểm khống chế của tuyến đường cao tốc này cũng đã được xác định, nằm trong Hành lang giao thông phía Đông, chạy gần như song song với quốc lộ 1 hiện tại cũng đang được nâng cấp mở rộng. Đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông được xây dựng bao gồm 39 đoạn tuyến với các điểm nút là: Cửa khẩu Hữu Nghị, Chi Lăng, Bắc Giang, Hà Nội [Cầu Phù Đổng, Pháp Vân, Cầu Giẽ], Nam Định [Cao Bồ], Mai Sơn, Quốc lộ 45, Nghi Sơn, Diễn Châu, Hà Tĩnh [Bãi Vọt, Hàm Nghi, Vũng Áng], Quảng Bình [Bùng, Vạn Ninh], Cam Lộ, Thừa Thiên Huế [La Sơn], Đà Nẵng [Hoà Liên, Tuý Loan], Quảng Ngãi, Hoài Nhơn, Quy Nhơn, Chí Thạnh, Vân Phong, Nha Trang, Cam Lâm, Vĩnh Hảo, Phan Thiết, Dầu Giây, Long Thành, Bến Lức, Trung Lương, Mỹ Thuận, Cần Thơ, Hậu Giang và Cà Mau.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bối cảnh và hiện trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Hành lang vận tải trên trục Bắc – Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau có vai trò rất quan trọng: kết nối trung tâm chính trị Thủ đô Hà Nội và trung tâm kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, đi qua địa phận 32 tỉnh, thành phố, tác động đến 62,1% dân số, đóng góp 65,7% tổng sản phẩm trong nước, ảnh hưởng đến 74% các cảng biển [loại I, II], 75% các khu kinh tế của cả nước và đặc biệt là kết nối 4 vùng kinh tế trọng điểm [Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam và đồng bằng sông Cửu Long], kết nối với 16 trên 23 cảng hàng không với 91% lưu lượng hành khách. Đây là hành lang vận tải quan trọng nhất trong hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam.

Từ những năm 2004 – 2021, Việt Nam mới có khoảng 1.163 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, tương ứng 18% so với quy hoạch, tốc độ xây dựng bình quân 74 km/năm, chỉ bằng 1,5% tốc độ phát triển đường cao tốc của Trung Quốc trong cùng giai đoạn; chưa hoàn thành mục tiêu “đến năm 2020 hoàn thành đưa vào sử dụng khoảng 2.000km đường cao tốc” theo Nghị quyết 13–NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI [mới đạt 48%]. Việc triển khai đầu tư các tuyến đường bộ cao tốc chưa được hợp lý, phân bổ chưa hài hòa giữa các vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực và vùng khó khăn.

Lịch sử tuyến đường[sửa | sửa mã nguồn]

Ý tưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Ý tưởng xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông đã xuất hiện từ trước năm 2010, khi nhu cầu di chuyển bằng đường bộ giữa các tỉnh thành dọc trục Bắc – Nam tăng lên rất nhanh, trong khi quốc lộ 1 hiện hữu đã quá tải, mặc dù đã được mở rộng ít nhất 4 làn xe, đồng thời xây dựng tuyến tránh mới qua các đô thị. Tuy nhiên, khả năng mở rộng của quốc lộ 1 trở nên hạn chế do người dân sống tập trung 2 bên đường nên chi phí giải tỏa rất lớn. Ngoài ra, hầu hết các đoạn của quốc lộ 1 đều chạy chung hành lang với đường sắt Bắc Nam, khả năng mở rộng là khó khả thi. Việc xây dựng cao tốc Bắc – Nam phía Đông cũng như hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam để nhằm tách các xe con, xe khách không dừng và xe tải chạy đường dài ra khỏi luồng giao thông của xe thô sơ, xe 2 – 3 bánh, xe con, xe khách đón trả khách thường dọc đường và xe tải, tạo điều kiện cho xe chạy đường dài chạy nhanh hơn và an toàn hơn.

Những đoạn đường đầu tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền thân của các đoạn đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông phải kể đến là tuyến tránh Pháp Vân – Cầu Giẽ đã hoàn thành năm 1998, cùng với tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn Pháp Vân – Bắc Giang. Thời điểm đó, các tuyến đường này đều chỉ là tuyến tránh quốc lộ 1 và không đạt tiêu chuẩn đường cao tốc. Năm 2012, đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông chạy qua 2 địa bàn trên được xây dựng trên cơ sở nâng cấp đường tránh hiện hữu, xây cầu vượt tại các đoạn qua khu đô thị Pháp Vân và các đường song hành cho xe 2 bánh.

Đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ trước đó từ lúc ra đời [2002] đến năm 2012 thì nó chỉ là đường tránh Quốc lộ 1 đoạn qua thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây [trước khi được sáp nhập vào thành phố Hà Nội từ năm 2008]. Trong suốt khoảng thời gian là 10 năm [từ năm 2002 đến năm 2012] thì đoạn đường Pháp Vân – Cầu Giẽ chưa thật sự là đường cao tốc và cũng chưa đạt chuẩn là đường cao tốc khi trên đoạn đường này xảy ra sụt lún, đứt gãy cũng như cho phép xe thô sơ, xe gắn máy lưu thông vào tuyến đường này, do đó hội đồng nghiệm thu vẫn chưa thể công nhận đây là đường cao tốc vì nó chưa đạt chuẩn là cao tốc như tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương; Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây; Hà Nội – Hải Phòng,…. Mãi đến năm 2013, sau khi đoạn đường Pháp Vân – Cầu Giẽ được nâng cấp, sửa chữa, tu bổ, mở rộng và cấm phương tiện thô sơ, xe gắn máy lưu thông trên đoạn đường này thì đường Pháp Vân – Cầu Giẽ mới chính thức được công nhận là đường cao tốc cũng như đạt chuẩn là đường cao tốc.

Lịch sử quy hoạch[sửa | sửa mã nguồn]

Theo quy hoạch ban đầu, đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông có chiều dài là 1.811 km, điểm đầu là Pháp Vân [Hà Nội] và điểm cuối là thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, quy hoạch hệ thống đường bộ năm 2021 – 2030 đã điều chỉnh lại, theo đó, cao tốc Bắc – Nam phía Đông dài 2.063 km, có điểm đầu từ cửa khẩu Hữu Nghị [Lạng Sơn] và điểm cuối là thành phố Cà Mau. Theo đó, quy hoạch gộp 2 tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn [CT.03 cũ] và đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau [CT.19 cũ] vào quy hoạch đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông.

Quy hoạch và các giai đoạn đầu tư[sửa | sửa mã nguồn]

Quy hoạch[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2010[sửa | sửa mã nguồn]

Quy hoạch chi tiết toàn tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông [CT.01] được Thủ tướng chính phủ công bố tháng 1 năm 2010. Có tất cả 16 đoạn tuyến chính từ Bắc vào Nam. Tổng chiều dài toàn tuyến từ Hà Nội đến Cần Thơ là 1.811 km.

Số thứ tự Tên đoạn tuyến Điểm đầu Điểm cuối Chiều dài Số thứ tự Tên đoạn tuyến Điểm đầu Điểm cuối Chiều dài 1 Pháp Vân – Cầu Giẽ Pháp Vân Cầu Giẽ 30 km 9 Quảng Ngãi – Bình Định Quảng Ngãi An Nhơn 169,5 km 2 Cầu Giẽ – Ninh Bình Cầu Giẽ Ninh Bình 50 km 10 Bình Định – Nha Trang An Nhơn Diên Khánh 215 km 3 Ninh Bình – Thanh Hóa Ninh Bình Nghi Sơn 121 km 11 Nha Trang – Phan Thiết Diên Khánh Phan Thiết 226 km 4 Thanh Hóa – Hà Tĩnh Nghi Sơn Hồng Lĩnh 97 km 12 Phan Thiết – Dầu Giây Phan Thiết Long Khánh 98 km 5 Hà Tĩnh – Quảng Bình Hồng Lĩnh Bùng 145 km 13 Dầu Giây – Long Thành Long Khánh Long Thành 43 km 6 Quảng Bình – Quảng Trị Bùng Cam Lộ 117 km 14 Long Thành – Bến Lức Long Thành Bến Lức 58 km 7 Quảng Trị – Đà Nẵng Cam Lộ Túy Loan 182,48 km 15 Bến Lức – Trung Lương Bến Lức Châu Thành 37 km 8 Đà Nẵng – Quảng Ngãi Túy Loan Quảng Ngãi 130 km 16 Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ Châu Thành Cần Thơ 92 km

Năm 2021[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 9 năm 2021, Chính phủ công bố Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050 quy hoạch lại tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông từ cửa khẩu Hữu Nghị [Cao Lộc, Lạng Sơn] đến đường vành đai thành phố Cà Mau [tỉnh Cà Mau] có chiều dài khoảng 2.063 km, quy mô từ 4 đến 10 làn xe. Cả tuyến được chia làm 3 phân đoạn lớn, phân đoạn Hà Nội đến Cần Thơ chính là CT.01 trong quy hoạch năm 2010. Tổng số đoạn tuyến được chia nhỏ là 39. Tất cả sẽ được đầu tư xây dựng trước năm 2030.

  • Phân đoạn Cửa khẩu Hữu Nghị – Pháp Vân Số thứ tự Tên đoạn tuyến Địa phận Chiều dài 1 Cửa khẩu Hữu Nghị – Chi Lăng Lạng Sơn 43 km 2 Chi Lăng – Bắc Giang Lạng Sơn – Bắc Giang 64 km 3 Bắc Giang – Cầu Phù Đổng Bắc Giang – Bắc Ninh – Hà Nội 46 km 4 Vành đai 3 từ cầu Phù Đổng đến Pháp Vân [bao gồm cả đường đi thấp] Hà Nội 14 km
  • Phân đoạn Pháp Vân – Cần Thơ Số thứ tự Tên đoạn tuyến Địa phận Chiều dài 1 Pháp Vân – Cầu Giẽ Hà Nội 30 km 2 Cầu Giẽ – Cao Bồ Hà Nội – Hà Nam – Nam Định 50 km 3 Cao Bồ – Mai Sơn Nam Định – Ninh Bình 15 km 4 Mai Sơn – Quốc lộ 45 Ninh Bình – Thanh Hóa 63 km 5 Quốc lộ 45 – Nghi Sơn Thanh Hóa 43 km 6 Nghi Sơn – Diễn Châu Thanh Hóa – Nghệ An 50 km 7 Diễn Châu – Bãi Vọt Nghệ An – Hà Tĩnh 49 km 8 Bãi Vọt – Hàm Nghi Hà Tĩnh 36 km 9 Hàm Nghi – Vũng Áng Hà Tĩnh 54 km 10 Vũng Áng – Bùng Hà Tĩnh – Quảng Bình 58 km 11 Bùng – Vạn Ninh Quảng Bình 51 km 12 Vạn Ninh – Cam Lộ Quảng Bình – Quảng Trị 68 km 13 Cam Lộ – La Sơn Quảng Trị – Thừa Thiên Huế 98 km 14 La Sơn – Hòa Liên Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng 66 km 15 Hòa Liên – Túy Loan Đà Nẵng 12 km 16 Đà Nẵng – Quảng Ngãi Đà Nẵng – Quảng Ngãi 127 km 17 Quảng Ngãi – Hoài Nhơn Quảng Ngãi – Bình Định 88 km 18 Hoài Nhơn – Quy Nhơn Bình Định 69 km 19 Quy Nhơn – Chí Thạnh Bình Định – Phú Yên 68 km 20 Chí Thạnh – Vân Phong Phú Yên 51 km 21 Hầm đèo Cả Phú Yên – Khánh Hòa 14 km 22 Vân Phong – Nha Trang Khánh Hòa 83 km 23 Nha Trang – Cam Lâm Khánh Hòa 49 km 24 Cam Lâm – Vĩnh Hảo Khánh Hòa – Ninh Thuận – Bình Thuận 79 km 25 Vĩnh Hảo – Phan Thiết Bình Thuận 101 km 26 Phan Thiết – Dầu Giây Bình Thuận – Đồng Nai 99 km 27 Dầu Giây – Long Thành Đồng Nai 21 km 28 Long Thành – Bến Lức Đồng Nai – Thành phố Hồ Chí Minh – Long An 57 km 29 Bến Lức – Trung Lương Long An – Tiền Giang 40 km 30 Trung Lương – Mỹ Thuận Tiền Giang 51 km 31 Cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn 2 đầu cầu Tiền Giang – Vĩnh Long 7 km 32 Mỹ Thuận – Cần Thơ Vĩnh Long – Đồng Tháp 23 km
  • Phân đoạn Cần Thơ – Cà Mau Số thứ tự Tên đoạn tuyến Địa phận Chiều dài 1 Cầu Cần Thơ 2 và đường dẫn 2 đầu cầu Vĩnh Long – Cần Thơ 15 km 2 Cần Thơ – Hậu Giang Cần Thơ – Hậu Giang 37 km 3 Hậu Giang – Cà Mau Hậu Giang – Cà Mau 72 km
Dự thảo năm 2023 [đang lấy ý kiến][sửa | sửa mã nguồn]

Theo dự thảo điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông sẽ được bổ sung đoạn Cà Mau – Đất Mũi dài 90 km, 4 làn xe, đầu tư trước năm 2030. Theo đó, tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông sẽ dài 2.153 km, từ 4 đến 10 làn xe, tăng 90 km so với quy hoạch hiện nay. Cơ quan lập quy hoạch cũng điều chỉnh quy hoạch đoạn cao tốc Bến Lức [Long An] – Trung Lương [Tiền Giang] lên 8 làn xe thay vì 6 làn như hiện nay.

Các giai đoạn đầu tư[sửa | sửa mã nguồn]

Toàn bộ quá trình xây dựng tuyến cao tốc được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn xây dựng một số tuyến nhỏ hơn trong các đoạn tuyến lớn. Kế hoạch xây dựng và sử dụng ngân sách của từng giai đoạn được Quốc hội Việt Nam phê duyệt. Cụ thể như sau:

Trước năm 2017[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn trước năm 2017 đầu tư tổng số 611 km, tổng mức đầu tư là 205.610 tỷ đồng.

Số thứ tự Tên đoạn tuyến Chiều dài Số làn xe Sơ bộ mức đầu tư [tỷ VNĐ] 1 Chi Lăng – Bắc Giang 64 km 4 12.200 2 Bắc Giang – Cầu Phù Đổng 46 km 4 4.200 3 Cầu Phù Đổng – Pháp Vân 15 km 4 4.250 4 Pháp Vân – Cầu Giẽ 30 km 4 12.800 5 Cầu Giẽ – Ninh Bình 50 km 4 21.670 6 La Sơn – Hoà Liên 66 km 2 9.810 7 Đà Nẵng – Quảng Ngãi 127 km 4 19.760 8 Hầm Cù Mông 3 km 2 3.900 9 Hầm Đèo Cả 15 km 4 21.500 10 Dầu Giây – Long Thành 21 km 4 19.760 11 Bến Lức – Long Thành 58 km 4 30.070 12 Bến Lức – Trung Lương 40 km 4 17.900 13 Trung Lương – Mỹ Thuận 51 km 4 17.960 14 Mỹ Thuận – Cần Thơ 23 km 4 9.470

2017 – 2020[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 2017 – 2020 đầu tư tổng số 654 km, tổng mức đầu tư là 118.716 tỷ đồng.

Số thứ tự Tên đoạn tuyến Chiều dài Số làn xe Sơ bộ mức đầu tư [tỷ VNĐ] 1 Cao Bồ – Mai Sơn 15 km 4 1.612 2 Mai Sơn – Quốc lộ 45 63 km 4 14.703 3 Quốc lộ 45 – Nghi Sơn 43 km 4 7.769 4 Nghi Sơn – Diễn Châu 50 km 4 8.648 5 Diễn Châu – Bãi Vọt 50 km 4 13.596 6 Cam Lộ – La Sơn 102 km 2 7.900 7 Nha Trang – Cam Lâm 29 km 4 5.131 8 Cam Lâm – Vĩnh Hảo 91 km 4 15.013 9 Vĩnh Hảo – Phan Thiết 106 km 4 19.648 10 Phan Thiết – Dầu Giây 98 km 4 19.571 11 Cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu 7 km 6 5.125

2021 – 2025[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 2021 – 2025 đầu tư tổng số 729 km, tổng mức đầu tư 148.492 tỷ đồng [trong đó ngân sách Nhà nước là 131.217 tỷ đồng và vốn từ đối tác tư nhân là 17.125 tỷ đồng].

Số thứ tự Tên đoạn tuyến Chiều dài Số làn xe Sơ bộ mức đầu tư [tỷ VNĐ] 1 Bãi Vọt – Hàm Nghi 36 km 4 7.588 2 Hàm Nghi – Vũng Áng 54 km 4 10.707 3 Vũng Áng – Bùng 58 km 4 11.785 4 Bùng – Vạn Ninh 51 km 4 10.526 5 Vạn Ninh – Cam Lộ 68 km 4 10.591 6 Quảng Ngãi – Hoài Nhơn 88 km 4 20.898 7 Hoài Nhơn – Quy Nhơn 69 km 4 12.544 8 Quy Nhơn – Chí Thạnh 62 km 4 12.298 9 Chí Thạnh – Vân Phong 51 km 4 10.978 10 Vân Phong – Nha Trang 83 km 4 13.324 11 Cần Thơ – Hậu Giang 37 km 4 9.768 12 Hậu Giang – Cà Mau 72 km 4 17.485

Sau 2025[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn sau 2025 đầu tư tổng số 69 km, tổng mức đầu tư 17.570 tỷ đồng [trong đó ngân sách Nhà nước là 12.738 tỷ đồng và vốn từ đối tác tư nhân là 4.832 tỷ đồng].

Số thứ tự Tên đoạn tuyến Chiều dài Số làn xe Sơ bộ mức đầu tư [tỷ VNĐ] 1 Hữu Nghị – Chi Lăng 43 km 4 10.620 2 Hòa Liên – Túy Loan 12 km 4 2.118 3 Cầu Cần Thơ 2 và đường dẫn hai đầu cầu 15 km 4 4.832

Thông tin xây dựng[sửa | sửa mã nguồn]

Số Giai đoạn Tên tuyến Điểm đầu Điểm cuối Chiều dài [km] Số làn xe Tốc độ khai thác Khởi công Dự kiến hoàn thành Thông xe kỹ thuật Khánh thành Thời gian thi công Mở rộng 1 2021–2025 Cửa khẩu Hữu Nghị – Chi Lăng Đồng Đăng, Cao Lộc Km 1 + 800 Mai Sao, Chi Lăng Km 44 + 750 43 km 4 80 km/h 2 Trước năm 2017 Chi Lăng – Bắc Giang Mai Sao, Chi Lăng Km 44 + 750 giao Quốc lộ 1 Dĩnh Trì, Bắc Giang Km 113 + 985 63,86 km 4 100 km/h 5/7/2015 2017 12/2019 29/9/2019 15/1/2020 4 năm, 2 tháng 3 Trước năm 2017 Bắc Giang – Cầu Phù Đổng Dĩnh Trì, Bắc Giang Km 113 + 985 giao Quốc lộ 31 Phù Đổng, Gia Lâm Km 159 + 100 chân cầu Phù Đổng 45,8 km 4 100 km/h 22/2/2014 6/2016 3/1/2016 1 năm, 10 tháng 4 Trước năm 2017 Vành đai 3 từ cầu Phù Đổng đến Pháp Vân Phù Đổng, Gia Lâm Km 159 + 100 Đại Kim, Hoàng Mai Km 28 + 532 19,061 km 4 100 km/h 30/11/2002 2007 9/10/2010 9 năm, 1 tháng 5 Trước năm 2017 Pháp Vân – Cầu Giẽ Hoàng Liệt, Hoàng Mai Đại Xuyên, Phú Xuyên

Km 210 Quốc lộ 1

32,3 km 6 100 km/h 4/9/1998 1/1/2002 3 năm, 3 tháng 2014; 2016 6 Trước năm 2017 Cầu Giẽ – Cao Bồ Đại Xuyên, Phú Xuyên Km 210 Quốc lộ 1 Yên Hồng, Ý Yên Km 260 + 030 Quốc lộ 10 50 km 4 120 km/h 7/1/2006 2008 30/6/2012 6 năm, 5 tháng 6a 2017–2020 Kết nối Cầu Giẽ Ninh Bình [Giai đoạn I] Yên Hồng, Ý Yên Km 260 + 030 Quốc lộ 10 Khánh Phú, Yên Khánh Km 141 + 700 Quốc lộ 10 6,05 km 4 100 km/h 2/4/2012 2013 30/6/2015 3 năm, 2 tháng 6b 2017–2020 Kết nối Cầu Giẽ Ninh Bình [Giai đoạn II] Khánh Hoà, Yên Khánh Km 265 + 090 giao Quốc lộ 10 Mai Sơn, Yên Mô Km 273 + 125 giao Quốc lộ 1 8,02 km 4 100 km/h 19/5/2015 12/2020 4/2/2022 6 năm, 3 tháng 7 2017–2020 Cao Bồ – Mai Sơn Yên Bằng, Ý Yên Km 259 + 100 Mai Sơn, Yên Mô Km 274 + 345 giao Đường tỉnh 491 [477 kéo dài] 15,2 km 4 80 km/h 2/12/2019 1/2022 4/2/2022 2 năm, 2 tháng 8 2017–2020 Mai Sơn – Quốc lộ 45 Mai Sơn, Yên Mô Km 274 + 111,86 giao Đường tỉnh 491 [477 kéo dài] Tân Phúc, Nông Cống Km 337 + 000 63,37 km 4 80 km/h 30/9/2020 12/2022 29/4/2023 2 năm, 6 tháng 9 2017–2020 Quốc lộ 45 – Nghi Sơn Tân Phúc, Nông Cống Km 337 + 000 Tân Trường, Nghi Sơn Km 380 + 000 43,28 km 4 80 km/h 19/7/2021 9/2023 1/9/2023 18/10/2023 2 năm, 1 tháng 10 2017–2020 Nghi Sơn – Diễn Châu Tân Trường, Nghi Sơn Km 380 + 000 Diễn Cát, Diễn Châu Km 430 + 000 43,5 km 4 80 km/h 2/7/2021 9/2023 1/9/2023 18/10/2023 2 năm, 1 tháng 11 2017–2020 Diễn Châu – Bãi Vọt Diễn Cát, Diễn Châu Km 430 + 000 Thanh Bình Thịnh, Đức Thọ Km 479 + 300 49,3 km 4 80 km/h 22/5/2021 5/2024 12 2021–2025 Bãi Vọt – Hàm Nghi Thanh Bình Thịnh, Đức Thọ Km 479 + 117 Thạch Xuân, Thạch Hà Km 514 + 441 35,28 km 4 80 km/h 1/1/2023 10/2025 13 2021–2025 Hàm Nghi – Vũng Áng Thạch Xuân, Thạch Hà Km 514 + 300 Kỳ Tân, Kỳ Anh Km 568 + 182 54,2 km 4 80 km/h 1/1/2023 10/2025 14 2021–2025 Vũng Áng – Bùng Kỳ Tân, Kỳ Anh Km 568 + 200 Cự Nẫm, Bố Trạch Km 624 + 228 55,34 km 4 80 km/h 1/1/2023 10/2025 15 2021–2025 Bùng – Vạn Ninh Cự Nẫm, Bố Trạch Km 625 + 000 Vạn Ninh, Quảng Ninh Km 674 + 556 48,84 km 4 80 km/h 1/1/2023 10/2025 16 2021–2025 Vạn Ninh – Cam Lộ Vạn Ninh, Quảng Ninh Km 675 + 400 Cam Hiếu, Cam Lộ Km 744 + 600 giao với Km 11 + 920 Quốc lộ 9 65,7 km 4 80 km/h 1/1/2023 10/2025 17 2017–2020 Cam Lộ – La Sơn Cam Hiếu, Cam Lộ Km 744 + 800 giao với Km 11 + 920 Quốc lộ 9 Lộc Sơn, Phú Lộc Km 847 giao với Km 4 Tỉnh lộ 14B 98,35 km 2 80 km/h 16/9/2019 9/2021 31/12/2022 3 năm, 3 tháng 18 Đường Hồ Chí Minh La Sơn – Hòa Liên Lộc Sơn, Phú Lộc Km 847 Hòa Liên, Hòa Vang Km 913 66 km 2 80 km/h 22/12/2013 12/2017 16/4/2022 8 năm, 3 tháng 19 Đường Hồ Chí Minh Hòa Liên – Túy Loan Hòa Liên, Hòa Vang Km 913 Hòa Phong, Hòa Vang Km 924 + 550 11,5 km 4 80 km/h 22/12/2013 12/2022 20 Trước năm 2017 Đà Nẵng – Quảng Ngãi Hòa Phong, Hòa Vang Km 924 + 550 Nghĩa Thương, Tư Nghĩa Km 1064 + 075 giao Quốc lộ 1 139,52 km 4 100–120 km/h 80 km/h [đoạn nối Quốc lộ 1] 19/5/2013 5/2017 2/9/2018 5 năm, 3 tháng 21 2021–2025 Quảng Ngãi – Hoài Nhơn Nghĩa Kỳ, Tư Nghĩa Km 1051 + 720 Bồng Sơn, Hoài Nhơn Km 1152 + 000 giao Đường tỉnh 629 88 km 4 80 km/h 1/1/2023 10/2025 22 2021–2025 Hoài Nhơn – Quy Nhơn Bồng Sơn, Hoài Nhơn Km 1152 + 000 giao Đường tỉnh 629 Nhơn Hòa, An Nhơn Km 1221 + 000 70,1 km 4 80 km/h 1/1/2023 10/2025 23 2021–2025 Quy Nhơn – Chí Thạnh Nhơn Hòa, An Nhơn Km 1221 + 000 Chí Thạnh, Tuy An Km 1287 + 000 61,7 km 4 80 km/h 1/1/2023 10/2025 24 2021–2025 Chí Thạnh – Vân Phong Chí Thạnh, Tuy An Km 1287 + 000 Hòa Xuân Nam, Đông Hòa Km 1335 + 000 48,1 km 4 80 km/h 1/1/2023 10/2025 25 Trước năm 2017 Hầm Đèo Cả, hầm Cổ Mã và đường dẫn Hòa Xuân Nam, Đông Hòa Km 1335 + 000 Vạn Thọ, Vạn Ninh Km 1348 + 500 13,9 km 4 80 km/h 17/11/2012 2016 21/8/2017 4 năm, 9 tháng 26 2021–2025 Vân Phong – Nha Trang Vạn Thọ, Vạn Ninh Km 1348 + 500 Diên Thọ, Diên Khánh Km 1431 + 000 83,35 km 4 80 km/h 1/1/2023 10/2025 27 2017–2020 Nha Trang – Cam Lâm Diên Thọ, Diên Khánh Km 1431 + 000 Cam Thịnh Tây, Cam Ranh Km 1480 + 100 49 km 4 80 km/h 2/9/2021 7/2023 19/5/2023 18/6/2023 1 năm, 8 tháng 28 2017–2020 Cam Lâm – Vĩnh Hảo Cam Thịnh Tây, Cam Ranh Km 1480 + 100 Vĩnh Hảo, Tuy Phong Km 1558 + 600 78,5 km 4 80 km/h 30/7/2021 4/2024 29 2017–2020 Vĩnh Hảo – Phan Thiết Vĩnh Hảo, Tuy Phong Km 1558 + 600 Hàm Kiệm, Hàm Thuận Nam Km 1659 + 400 giao Quốc lộ 1 tại Km 2 + 500 100,8 km 4 80 km/h 30/9/2020 12/2022 19/5/2023 18/6/2023 2 năm, 7 tháng 30 2017–2020 Phan Thiết – Dầu Giây Hàm Kiệm, Hàm Thuận Nam Km 1659 + 400 Lộ 25, Thống Nhất Km 1758 + 400 99 km 4 120 km/h 30/9/2020 12/2022 29/4/2023 2 năm, 6 tháng 31 Trước năm 2017 Dầu Giây – Long Thành Lộ 25, Thống Nhất Km 1758 + 400 Long An, Long Thành Km 1779 21 km 4 120 km/h 3/10/2009 2012 8/2/2015 5 năm, 4 tháng 32 Trước năm 2017 Long Thành – Bến Lức Phước Thái, Long Thành Km 1784 + 500 Mỹ Yên, Bến Lức Km 1841 + 600 57,1 km 4 100 km/h 19/7/2014 9/2025 33 Trước năm 2017 Bến Lức – Trung Lương Mỹ Yên, Bến Lức Km 1841 + 600 Thân Cửu Nghĩa, Châu Thành Km 1878 + 900 41 km 4 100 km/h 16/12/2004 2008 3/2/2010 5 năm, 1 tháng 34 Trước năm 2017 Trung Lương – Mỹ Thuận Thân Cửu Nghĩa, Châu Thành Km 1878 + 900 An Thái Trung, Cái Bè Km 1929 + 900 giao Quốc lộ 30 51,1 km 4 90 km/h 29/11/2009 2013 25/1/2022 27/4/2022 12 năm, 4 tháng 35 2017–2020 Cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu An Thái Trung, Cái Bè Km 1929 + 900 Tân Hoà, Vĩnh Long Km 1936 + 500 giao Quốc lộ 80 6,61 km 6 80 km/h 19/8/2020 2023 24/12/2023 3 năm, 4 tháng 36 Trước năm 2017 Mỹ Thuận – Cần Thơ Tân Hoà, Vĩnh Long Km 1936 + 500 chân cầu Mỹ Thuận 2 Thuận An, Bình Minh Km 1959 + 500 giao Quốc lộ 1 22,97 km 4 90 km/h 4/1/2021 2023 24/12/2023 2 năm, 11 tháng 37 Sau 2025 Cầu Cần Thơ 2 và đường dẫn hai đầu cầu Thuận An, Bình Minh Km 1959 + 500 giao Quốc lộ 1 Cái Răng, Cần Thơ Km 1975 + 050 giao Quốc lộ 91B 15 km 4 80 km/h 38 2021–2025 Cần Thơ – Hậu Giang Cái Răng, Cần Thơ Km 1975 + 350 giao Quốc lộ 91B Vị Thắng, Vị Thủy Km 2013 + 000 37,65 km 4 80 km/h 1/1/2023 10/2025 39 2021–2025 Hậu Giang – Cà Mau Vị Thắng, Vị Thủy Km 2013 + 000 Thành phố Cà Mau Km 2083 + 000 giao đường vành đai thành phố Cà Mau 72,2 km 4 80 km/h 1/1/2023 10/2025

Ghi chú

Đã hoàn thành Đang thi công Chậm tiến độ

Chú thích

  1. ^ Thực chất là dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang
  2. Đoạn cao tốc Hà Nội - Bắc Giang đã hoàn thành sớm 5 tháng so với dự kiến.
  3. Khởi công cầu Thanh Trì trong Dự án đường vành đai 3
  4. Một phần của Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn – Tuý Loan
  5. Tách ra từ một phần của Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn – Tuý Loan
  6. Một phần của đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây
  7. Một phần của đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương

Các tuyến khi xây dựng[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Lạng Sơn – Bắc Giang[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông đi qua địa phận hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang.

Đoạn Chi Lăng – Bắc Giang có chiều dài 64 km, trong đó đoạn qua Bắc Giang dài 22 km và đoạn qua Lạng Sơn dài 42 km, có điểm đầu tại Km 45 + 100 [giao với Quốc lộ 1 tại xã Mai Sao, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn] và điểm cuối tại Km 108 + 500, nối với Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang.

Đoạn Hữu Nghị – Chi Lăng dài 43km sẽ được khởi công vào cuối năm 2023.

Công trình đã đưa vào sử dụng đoạn Chi Lăng – Bắc Giang từ ngày 29 tháng 9 năm 2019.

Đường cao tốc Bắc Giang – Cầu Phù Đổng[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, đoạn đi trùng với

thuộc Bắc Ninh

Đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông đi qua địa phận ba tỉnh thành Hà Nội, Bắc Ninh và Bắc Giang. [Trên cơ sở nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn Bắc Giang – Phù Đổng].

Tuyến đường có chiều dài 45,8 km, trong đó đoạn qua Hà Nội dài 7 km, đoạn qua Bắc Ninh dài 19,8 km và đoạn qua Bắc Giang dài 19 km, điểm đầu tại lý trình Km 113 + 985, Quốc lộ 1 [nút giao Quốc lộ 31] thuộc địa phận thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, kết nối với đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn và điểm cuối dự án tại lý trình Km 159 + 100, Quốc lộ 1 [vị trí trạm thu phí Phù Đổng cũ] thuộc địa phận huyện Gia Lâm, Hà Nội, nối tiếp với đường vành đai 3 Hà Nội.

Tuyến đường được đưa vào sử dụng từ ngày 6 tháng 1 năm 2016.

Đường cao tốc Cầu Phù Đổng – Pháp Vân[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu Thanh Trì trên đường vành đai 3 Hà Nội nhìn từ Gia Lâm

Đường cao tốc này đi trùng với một đoạn đường vành đai 3 Hà Nội.

Đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Đây là tuyến đường quan trọng của Hà Nội nói riêng và của miền Bắc nói chung.

Tuyến đường này có chiều dài là 32,3 km. Điểm đầu là nút giao Pháp Vân, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, giao cắt với quốc lộ 1 và đường vành đai 3 Hà Nội; điểm cuối là nút giao Đại Xuyên [liên kết với quốc lộ 1 và đường tỉnh 428] thuộc địa phận huyện Phú Xuyên, Hà Nội; kết nối với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình.

Công trình đã hoàn thành giai đoạn 2 [nâng cấp lên 6 làn xe] vào ngày 30 tháng 12 năm 2018.

Đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đoạn qua Phủ Lý, Hà Nam

Đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông qua địa phận ba tỉnh thành Hà Nội, Hà Nam và Nam Định.

Tuyến đường có chiều dài toàn tuyến là 50 km, trong đó đoạn qua Hà Nội dài 6 km, đoạn qua Hà Nam dài 30 km và đoạn qua Nam Định dài 14 km; điểm đầu là Km 210 tại nút giao Quốc lộ 1, thuộc huyện Phú Xuyên, Hà Nội, tiếp nối với đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ; điểm cuối là Km 260 + 030 tại nút giao Cao Bồ liên kết với Quốc lộ 10, đoạn nối Ninh Bình – Phát Diệm thuộc địa phận huyện Ý Yên, Nam Định, nối tiếp với đường cao tốc Cao Bồ – Mai Sơn.

Tuyến đường được thông xe vào ngày 30 tháng 6 năm 2012.

Đường cao tốc Cao Bồ – Mai Sơn[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu Nam Bình trên đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông nhìn từ cảng Ninh Phúc – thành phố Ninh Bình

Thực tế điểm cuối của đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình ban đầu khi xây dựng xong nằm trên quốc lộ 10, tại nút giao Cao Bồ [Nam Định] ở Km 260, chưa tới địa phận tỉnh Ninh Bình. Đoạn từ Cao Bồ qua thành phố Ninh Bình tới địa phận xã Mai Sơn [Yên Mô] đã được tách ra thành dự án đường nối cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình với Quốc lộ 1 do tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư giai đoạn 2012 – 2017 và Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cao Bồ – Mai Sơn thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.

Tuyến cao tốc có tổng chiều dài 15,245 km, trong đó đoạn qua Nam Định dài 5,1 km và đoạn qua Ninh Bình dài 9,9 km, điểm đầu tại nút giao Cao Bồ [huyện Ý Yên, Nam Định] giao với Quốc lộ 10 và kết nối với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình và điểm cuối tại nút giao Mai Sơn [huyện Yên Mô, Ninh Bình], kết nối với đường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 và trong tương lai là cả đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng.

Đoạn cao tốc này đã được khánh thành và thông xe ngày 4 tháng 2 năm 2022.

Đường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu Núi Đọ thuộc đường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45

Đường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông qua địa phận hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa.

Tuyến đường có chiều dài 63,37 km; trong đó đoạn qua Ninh Bình dài 14,35 km, đoạn qua Thanh Hóa 49,02 km; điểm đầu tại nút giao Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, kết nối với đường cao tốc Cao Bồ – Mai Sơn và trong tương lai là đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng khi hoàn thành; điểm cuối giao với đường Nghi Sơn – Thọ Xuân tại xã Tân Phúc, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, nối tiếp với đường cao tốc Quốc lộ 45 – Nghi Sơn.

Công trình được khởi công vào ngày 30 tháng 9 năm 2020 và chính thức khánh thành, đưa vào khai thác vào ngày 29 tháng 4 năm 2023 đoạn từ nút giao Mai Sơn đến nút giao Đông Xuân, Thanh Hóa [giao cắt với quốc lộ 47]. Phân đoạn từ nút giao Đông Xuân đến cuối tuyến được đưa vào khai thác từ ngày 1 tháng 9 năm 2023 cùng với đường cao tốc Quốc lộ 45 – Nghi Sơn và đường cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu.

Đường cao tốc Quốc lộ 45 – Nghi Sơn[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Quốc lộ 45 – Nghi Sơn là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông qua địa phận tỉnh Thanh Hóa.

Tuyến đường dài 43,28 km, điểm đầu giao với đường Nghi Sơn – Thọ Xuân, kết nối với đường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 tại xã Tân Phúc, huyện Nông Cống và điểm cuối là nút giao với đường Nghi Sơn – Bãi Trành tại xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn, nối tiếp với đường cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu.

Công trình được khởi công vào tháng 7 năm 2021,, đưa vào khai thác tạm thời vào ngày 1 tháng 9 năm 2023 và chính thức được khánh thành vào ngày 18 tháng 10 năm 2023.

Đường cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông qua địa phận hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.

Tuyến đường dài 50 km, trong đó đoạn qua Thanh Hóa dài 6,5 km và đoạn qua Nghệ An dài 43,5 km, điểm đầu tại nút giao với đường Nghi Sơn – Bãi Trành, tiếp nối với đường cao tốc Quốc lộ 45 – Nghi Sơn tại xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa và điểm cuối giao với Quốc lộ 7, kết nối với đường cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt tại xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 7 năm 2021,, đưa vào khai thác tạm thời từ ngày 1 tháng 9 năm 2023 và chính thức được khánh thành vào ngày 18 tháng 10 năm 2023.

Đường cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông và đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây [đoạn Vinh – Bãi Vọt] qua địa phận hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Tuyến đường dài khoảng 49,3 km [đoạn qua Nghệ An dài 44,40 km, đoạn qua Hà Tĩnh dài 4,9 km], điểm đầu tại nút giao Diễn Cát, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An giao với Quốc lộ 7, nối tiếp với đường cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu và điểm cuối giao với Quốc lộ 8, kết nối với đường cao tốc Bãi Vọt – Hàm Nghi tại xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Công trình đã được khởi công xây dựng vào ngày 22 tháng 5 năm 2021, dự kiến hoàn thành trong năm 2024.

Đường cao tốc Bãi Vọt – Hàm Nghi[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Bãi Vọt – Hàm Nghi là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông và đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây nằm trong địa phận của tỉnh Hà Tĩnh.

Tuyến đường có chiều dài là 35,28 km; đoạn đường có điểm đầu tại Km 479 + 117 với nút giao Quốc lộ 8 tại xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, kết nối với đường cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt; điểm cuối tại Km 514 + 441 thuộc xã Thạch Xuân, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nối tiếp với đường cao tốc Hàm Nghi – Vũng Áng.

Dự án được khởi công vào ngày 1 tháng 1 năm 2023. Đây là tuyến đường sẽ xây dựng sau cùng của tuyến đường cao tốc Bắc – Nam [Giai đoạn sau năm 2020 đầu tư xây dựng đoạn Bãi Vọt – Cam Lộ, Quảng Ngãi – Nha Trang và Cần Thơ – Cà Mau].

Đường cao tốc Hàm Nghi – Vũng Áng[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Hàm Nghi – Vũng Áng là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông và đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây nằm trong địa phận của tỉnh Hà Tĩnh.

Tuyến đường có tổng chiều dài là 53,88 km; đi qua các huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Thạch Hà [tỉnh Hà Tĩnh]; điểm đầu tại Km 514 + 300 thuộc xã Thạch Xuân, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, kết nối với đường cao tốc Bãi Vọt – Hàm Nghi; điểm cuối tại Km 568 + 496 giao với Quốc lộ 12C tại thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nối tiếp với đường cao tốc Vũng Áng – Bùng.

Tuyến đường được khởi công xây dựng vào ngày 1 tháng 1 năm 2023. Đây là tuyến đường sẽ xây dựng sau cùng của tuyến đường cao tốc Bắc – Nam [Giai đoạn sau năm 2020 đầu tư xây dựng đoạn Bãi Vọt – Cam Lộ, Quảng Ngãi – Nha Trang và Cần Thơ – Cà Mau].

Đường cao tốc Vũng Áng – Bùng[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Vũng Áng – Bùng là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông và đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây qua địa phận 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Tuyến đường có chiều dài toàn tuyến là 55,34 km, trong đó đoạn đi qua Hà Tĩnh dài khoảng 12,9km và đoạn đi qua Quảng Bình dài khoảng 42,44 km, điểm đầu giao với Quốc lộ 12C, nối tiếp với đường cao tốc Hàm Nghi – Vũng Áng tại xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh và điểm cuối thuộc địa phận xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây là điểm bắt đầu của tuyến đường cao tốc Bùng – Vạn Ninh hiện đang được xây dựng.

Tuyến đường được khởi công vào ngày 1 tháng 1 năm 2023. Đây là tuyến đường sẽ xây dựng sau cùng của tuyến đường cao tốc Bắc – Nam [Giai đoạn sau năm 2020 đầu tư xây dựng đoạn Bãi Vọt – Cam Lộ, Quảng Ngãi – Nha Trang và Cần Thơ – Cà Mau].

Đường cao tốc Bùng – Vạn Ninh[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Bùng – Vạn Ninh là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông và đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây nằm trong địa phận tỉnh Quảng Bình.

Tuyến đường có chiều dài toàn tuyến là 48,84 km, đoạn đường có điểm đầu nối tiếp với đường cao tốc Vũng Áng – Bùng tại địa phận xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình và điểm cuối thuộc địa phận xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, kết nối với đường cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ hiện đang được xây dựng.

Công trình được khởi công vào ngày 1 tháng 1 năm 2023. Đây là tuyến đường sẽ xây dựng sau cùng của tuyến đường cao tốc Bắc – Nam [Giai đoạn sau năm 2020 đầu tư xây dựng đoạn Bãi Vọt – Cam Lộ, Quảng Ngãi – Nha Trang và Cần Thơ – Cà Mau].

Đường cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông và đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây qua địa phận 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị.

Tuyến đường có chiều dài toàn tuyến là 65,5 km, trong đó đoạn đi qua Quảng Bình dài 32,97 km và đoạn đi qua Quảng Trị dài 32,53 km, đoạn đường có điểm đầu nối tiếp với đường cao tốc Bùng – Vạn Ninh thuộc địa phận xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình và điểm cuối giao với Quốc lộ 9, kết nối với đường cao tốc Cam Lộ – La Sơn đã xây dựng xong tại xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Tuyến đường được khởi công vào ngày 1 tháng 1 năm 2023. Đây là tuyến đường sẽ xây dựng sau cùng của tuyến đường cao tốc Bắc – Nam [Giai đoạn sau năm 2020 đầu tư xây dựng đoạn Bãi Vọt – Cam Lộ, Quảng Ngãi – Nha Trang và Cần Thơ – Cà Mau].

Đường cao tốc Cam Lộ – La Sơn[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Cam Lộ – La Sơn là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông và đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây qua địa phận hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Tuyến đường có chiều dài 98,35 km, trong đó đoạn đi qua Quảng Trị dài 37,35 km và đoạn đi qua Thừa Thiên Huế dài 61 km, điểm đầu giao với Quốc lộ 9 tại xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, Quảng Trị, tiếp nối với đường cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ và điểm cuối là nút giao La Sơn, kết nối với đường cao tốc La Sơn – Túy Loan và đường tỉnh 14B tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tuyến đường được khởi công vào tháng 9 năm 2019 và chính thức khánh thành, đưa vào khai thác vào ngày 31 tháng 12 năm 2022.

Đường cao tốc La Sơn – Túy Loan[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc La Sơn – Túy Loan là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông và đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây qua địa phận hai tỉnh thành Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.

Tuyến đường cao tốc này có chiều dài 77,5 km, bao gồm hai đoạn là đoạn La Sơn – Hòa Liên và đoạn Hòa Liên – Túy Loan, trong đó đoạn qua Thừa Thiên Huế dài 36 km và đoạn qua Đà Nẵng dài 41,5 km. Điểm đầu của tuyến đường là nút giao La Sơn, kết nối với đường cao tốc Cam Lộ – La Sơn tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và điểm cuối là nút giao Túy Loan, kết nối với đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi tại huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng.

Đoạn La Sơn – Hòa Liên có chiều dài 66 km, bắt đầu từ nút giao La Sơn đến nút giao Hòa Liên, trong đó có hơn 11 km đường đi qua vườn quốc gia Bạch Mã.

Đoạn Hoà Liên – Tuý Loan dài 11,5km sẽ được đầu tư xây dựng nâng cấp đường tránh Quốc lộ 1 vào Quý IV/2023. Đoạn tuyến có điểm đầu ở nút giao Hoà Liên, nối tiếp đoạn La Sơn – Hoà Liên đang khai thác, điểm cuối ở nút giao Tuý Loan, nối tiếp vào đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.

Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 22 tháng 12 năm 2013 và cơ bản hoàn thành từ năm 2019, tuy nhiên đến ngày 16 tháng 4 năm 2022 mới chính thức đưa vào khai thác đoạn La Sơn – Hòa Liên.

Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi [Tuý Loan – Quảng Ngãi][sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đoạn qua tỉnh Quảng Nam

Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi là một tuyến đường cao tốc loại A thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, tuyến đi qua 3 tỉnh thành Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, dài 139 km, có điểm đầu giao với quốc lộ 14B và điểm cuối giao với đường vành đai tại phía Tây thành phố Quảng Ngãi, nối tiếp với đường cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn.

Ngày 19 tháng 5 năm 2013, chính thức khởi công xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Dự án chia làm hai giai đoạn là Đà Nẵng – Tam Kỳ [Quảng Nam] và Tam Kỳ – Quảng Ngãi. Tuyến đường đã chính thức hoàn thành cả hai giai đoạn vào ngày 9 tháng 2 năm 2018 sau 4 năm xây dựng.

Đường cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông qua địa phận hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định hiện đang được xây dựng.

Tuyến đường cao tốc có chiều dài là 88 km, trong đó đoạn đi qua Quảng Ngãi dài 60,3 km và đoạn đi qua Bình Định dài 27,7 km, điểm đầu kết nối đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi [Km 127 + 720] thuộc xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi và điểm cuối giao với đường tỉnh 629 thuộc phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, kết nối với đường cao tốc Hoài Nhơn – Quy Nhơn.

Tuyến đường được khởi công ngày 1 tháng 1 năm 2023, dự kiến cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác vào quý III năm 2026. Đây là tuyến đường sẽ xây dựng sau cùng của tuyến đường cao tốc Bắc – Nam [Giai đoạn sau năm 2020 đầu tư xây dựng đoạn Bãi Vọt – Cam Lộ, Quảng Ngãi – Nha Trang và Cần Thơ – Cà Mau].

Đường cao tốc Hoài Nhơn – Quy Nhơn[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Hoài Nhơn – Quy Nhơn là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông thuộc địa phận tỉnh Bình Định hiện đang được xây dựng.

Tuyến có chiều dài là 69 km, với điểm đầu tại nút giao đường tỉnh 629 thuộc phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, kết nối với đường cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn và điểm cuối tại nút giao Quốc lộ 19 thuộc phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, kết nối với đường cao tốc Quy Nhơn – Chí Thạnh.

Tuyến đường được khởi công vào ngày 1 tháng 1 năm 2023. Thời gian hoàn thành dự kiến của dự án là vào cuối năm 2025. Đây là tuyến đường sẽ xây dựng sau cùng của tuyến đường cao tốc Bắc – Nam [Giai đoạn sau năm 2020 đầu tư xây dựng đoạn Bãi Vọt – Cam Lộ, Quảng Ngãi – Nha Trang và Cần Thơ – Cà Mau].

Đường cao tốc Quy Nhơn – Chí Thạnh[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Quy Nhơn – Chí Thạnh là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông đi qua địa phận 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên.

Tuyến đường có chiều dài là 61,7 km [không tính đoạn đi trùng với hầm Cù Mông], trong đó đoạn đi qua Bình Định dài khoảng 19,6 km và đoạn đi qua Phú Yên dài khoảng 42,1 km; có điểm đầu tại nút giao Quốc lộ 19, kết nối với đường cao tốc Hoài Nhơn – Quy Nhơn thuộc phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định; điểm cuối nối tiếp với đường cao tốc Chí Thạnh – Vân Phong tại nút giao Chí Thạnh thuộc địa phận thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

Tuyến đường được khởi công vào ngày 1 tháng 1 năm 2023, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025. Đây là tuyến đường sẽ xây dựng sau cùng của tuyến đường cao tốc Bắc – Nam [Giai đoạn sau năm 2020 đầu tư xây dựng đoạn Bãi Vọt – Cam Lộ, Quảng Ngãi – Nha Trang và Cần Thơ – Cà Mau]

Hầm đường bộ Cù Mông[sửa | sửa mã nguồn]

Hầm đường bộ Cù Mông là hầm trên Quốc lộ 1 và đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn Quy Nhơn – Chí Thạnh xuyên qua dãy núi Cù Mông, nối liền hai tỉnh Bình Định và Phú Yên. Đây là hầm đường bộ dài thứ ba tại Việt Nam, đứng sau hầm Hải Vân và hầm Đèo Cả.

Dự án được khởi công vào ngày 26 tháng 9 năm 2015 và thông xe toàn tuyến vào ngày 21 tháng 1 năm 2019 với giai đoạn 1 lưu thông hai chiều ở đường hầm phía tây, còn đường hầm phía đông được sử dụng làm hầm cứu nạn.

Đường cao tốc Chí Thạnh – Vân Phong[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Chí Thạnh – Vân Phong là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông qua địa phận tỉnh Phú Yên.

Tuyến đường có chiều dài là 48,052 km; có điểm đầu tại nút giao Chí Thạnh thuộc địa phận thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, kết nối với đường cao tốc Quy Nhơn – Chí Thạnh; điểm cuối tại nút giao với quốc lộ 1 thuộc địa phận xã Hòa Xuân Nam, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, nối tiếp với đường dẫn phía Bắc hầm Đèo Cả và đường cao tốc Vân Phong – Nha Trang.

Tuyến đường được khởi công xây dựng vào ngày 1 tháng 1 năm 2023, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025. Đây là tuyến đường sẽ xây dựng sau cùng của tuyến đường cao tốc Bắc – Nam [Giai đoạn sau năm 2020 đầu tư xây dựng đoạn Bãi Vọt – Cam Lộ, Quảng Ngãi – Nha Trang và Cần Thơ – Cà Mau]

Hầm Đèo Cả[sửa | sửa mã nguồn]

Hầm đường bộ Đèo Cả trong lúc thi công

Hầm đường bộ Đèo Cả là một hệ thống đường hầm thay thế cho Đèo Cả vốn rất hiểm trở và nguy hiểm. Đường hầm này nối liền hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, nằm trên tuyến đường Quốc lộ 1 huyết mạch và đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông của Việt Nam. Đây là một trong những hầm đường bộ hiện đại nhất Việt Nam và là hầm dài thứ hai trong cả nước, đứng sau Hầm Hải Vân.

Hầm được khởi công ngày 18 tháng 11 năm 2013, hoàn thành và thông xe vào ngày 21 tháng 8 năm 2017.

Đường cao tốc Vân Phong – Nha Trang[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Vân Phong – Nha Trang là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông thuộc địa phận của tỉnh Khánh Hòa.

Tuyến đường có chiều dài là 83 km, đoạn đường có điểm đầu giao với quốc lộ 1 thuộc địa phận xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, kết nối với đường dẫn phía Nam hầm Cổ Mã và đường cao tốc Chí Thạnh – Vân Phong; điểm cuối tại nút giao với quốc lộ 27C thuộc địa phận xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, nối tiếp với đường cao tốc Nha Trang – Cam Lâm.

Tuyến đường được khởi công vào ngày 1 tháng 1 năm 2023, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025. Đây là tuyến đường sẽ xây dựng sau cùng của tuyến đường cao tốc Bắc – Nam [Giai đoạn sau năm 2020 đầu tư xây dựng đoạn Bãi Vọt – Cam Lộ, Quảng Ngãi – Nha Trang và Cần Thơ – Cà Mau]

Đường cao tốc Nha Trang – Cam Lâm[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Nha Trang – Cam Lâm đoạn qua Hầm Dốc Sạn

Đường cao tốc Nha Trang – Cam Lâm là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông qua địa phận tỉnh Khánh Hòa.

Tuyến đường có chiều dài 49,11 km; điểm đầu tại nút giao với quốc lộ 27C thuộc xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, kết nối với đường cao tốc Vân Phong – Nha Trang; điểm cuối tại nút giao quốc lộ 27B, nối tiếp với đường cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo tại xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

Tuyến đường được khởi công vào tháng 9 năm 2021, chính thức thông xe vào ngày 19 tháng 5 năm 2023 và đến ngày 18 tháng 6 năm 2023 tuyến đường này đã được tổ chức lễ khánh thành.

Đường cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông qua địa phận ba tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận đang được thi công xây dựng.

Tuyến đường cao tốc này có tổng chiều dài 78,5 km, trong đó đoạn đi qua Khánh Hòa dài 4,5 km, đoạn đi qua Ninh Thuận dài 63 km và đoạn đi qua Bình Thuận dài 11 km, điểm đầu tại nút giao Cam Lâm [liên kết với quốc lộ 27B] tại xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa, nối tiếp với đường đường cao tốc Nha Trang – Cam Lâm và điểm cuối tại nút giao Vĩnh Hảo [kết nối với Quốc lộ 1] tại huyện Tuy Phong, Bình Thuận, kết nối với đường cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết.

Tuyến đường đã được khởi công vào tháng 9 năm 2021, dự kiến hoàn thành trong năm 2024.

Đường cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết đoạn qua Tuy Phong, Bình Thuận

Đường cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông qua địa phận tỉnh Bình Thuận.

Tuyến đường cao tốc này có chiều dài 100,8 km, điểm đầu tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, Bình Thuận nối tiếp với đường cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo và điểm cuối giao với đường đi Mỹ Thạnh thuộc xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, kết nối với đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây.

Tuyến đường được khởi công vào cuối tháng 9 năm 2020, chính thức thông xe vào ngày 19 tháng 5 năm 2023 và đến ngày 18 tháng 6 năm 2023 tuyến cao tốc đã được tổ chức khánh thành.

Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đoạn nút giao Ba Bàu [Hàm Kiệm, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận]

Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây dài 99 km, có điển đầu là nút giao Ba Bàu đi Quốc lộ 1 và điểm cuối kết nối với dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây [khoảng Km 41 + 600 theo lý trình đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây], quy mô 6 làn xe.

Tuyến đường chính thức được khởi công vào tháng 9 năm 2020 và thông xe kỹ thuật vào ngày 29 tháng 4 năm 2023. Đến ngày 7 tháng 7 năm 2023 thì thông xe toàn bộ 4 nút giao còn lại.

Đường cao tốc Dầu Giây – Long Thành[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đoạn qua cầu Long Thành

Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây dài 55,7 km, có điểm đầu tuyến là nút giao thông Long Trường thuộc thành phố Thủ Đức, giao với đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh [đang thi công], điểm đầu tuyến dẫn là nút giao thông An Phú cũng thuộc Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Trước đây, toàn tuyến là một phần của đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, nhưng từ Quyết định 1454/QĐ–TTg đã quy hoạch lại đoạn Dầu Giây – Long Thành là 1 phần của tuyến đường này và tách toàn tuyến thành 1 cao tốc độc lập là

.

Đường cao tốc này hoàn thành và thông xe từ ngày 8 tháng 2 năm 2015.

Đường nối cao tốc Dầu Giây – Long Thành và cao tốc Bến Lức – Long Thành[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Quyết định 1454/QĐ–TTg thì hiện không nói cụ thể về đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn nối giữa đường cao tốc Bến Lức – Long Thành và đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đoạn Dầu Giây – Long Thành, nhưng theo Quyết định 1605/QĐ–BGTVT về đầu tư dự án thành phần 2 đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, ta có thể xem như đoạn Long Thành – Tân Hiệp là một phần của tuyến đường này nhằm đồng bộ với hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông.

Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành [đây là tên gọi ngược hướng Bắc – Nam, theo trình tự xây dựng] bắt đầu tại nút giao với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương ở xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An và kết thúc tại nút giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu ở xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Toàn tuyến đường chạy qua 15 xã thuộc 7 huyện của 3 tỉnh, thành phố Long An, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai.

Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành được phát lệnh khởi công xây dựng vào ngày 19 tháng 7 năm 2014 và ban đầu dự kiến hoàn thành vào năm 2018, tuy nhiên do gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách nên không thể bố trí được vốn để tiếp tục thi công, từ đó nhiều gói thầu của dự án tạm ngừng thi công cho đến giữa năm 2023, khi Chính phủ và chủ đầu tư đường cao tốc này tháo gỡ vướng mắc về vốn, hầu hết các gói thầu đã thi công trở lại. Dự kiến đến tháng 9 năm 2025 toàn bộ dự án sẽ hoàn thành.

Đường cao tốc Bến Lức – Trung Lương[sửa | sửa mã nguồn]

Đoạn cầu cạn Chợ Đệm – Bến Lức của đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương nhìn từ trên cao

Đường cao tốc Bến Lức – Trung Lương là một đoạn đường cao tốc của đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, dài 40 km.

Tuyến đường có điểm đầu tuyến là nút giao Bến Lức thuộc xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An và điểm cuối là nút giao Thân Cửu Nghĩa thuộc huyện Châu Thành, Tiền Giang, kết nối với đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.

Tuyến đường đuợc khởi công vào năm 2004, thông xe vào ngày 3 tháng 2 năm 2010.

Đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận có chiều dài tuyến là 51,5 km; có điểm đầu tiếp nối đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương tại nút giao Thân Cửu Nghĩa và kết thúc tại nút giao An Thái Trung với Quốc lộ 30, nối tiếp với đường dẫn cầu Mỹ Thuận 2 và đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ.

Tuyến đường đuợc khởi công vào năm 2009, dự kiến hoàn thành năm 2013. Tuy nhiên dự án bị thiếu vốn do các vấn đề khách quan và pháp lí và chỉ mới đạt 10% khối lượng. Cho đến năm 2019, dự án mới được cấp vốn và tái khởi công. Tuyến cao tốc chính thức được thông xe vào ngày 27 tháng 4 năm 2022.

Cầu Mỹ Thuận 2[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu Mỹ Thuận 2 vào tháng 10 năm 2023

Cầu Mỹ Thuận 2 là một cây cầu bắc qua sông Tiền trên tuyến đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, Việt Nam. Công trình có điểm đầu tại nút giao An Thái Trung, kết nối với đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận; điểm cuối tại nút giao Quốc lộ 80, kết nối với đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, cách cầu Mỹ Thuận khoảng 350 m về phía thượng lưu.

Cầu được chính thức triển khai thi công vào ngày 19 tháng 8 năm 2020. Trước đó, phần đường dẫn phía tỉnh Tiền Giang đã được khởi công vào ngày 27 tháng 2 năm 2020. Cầu được hợp long vào ngày 14 tháng 10 năm 2023. Dự án đã hoàn thành, chính thức thông xe vào ngày 24 tháng 12 năm 2023 cùng với đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ.

Đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ có chiều dài dài 23 km; điểm đầu giao với Quốc lộ 80, kết nối với đường dẫn cầu Mỹ Thuận 2 và đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận tại thành phố Vĩnh Long, điểm cuối là nút giao Chà Và tiếp nối tạm thời với đường dẫn vào cầu Cần Thơ hiện hữu [do cầu Cần Thơ 2 hiện chưa đầu tư xây dựng].

Công trình được khởi công vào tháng 1 năm 2021, chính thức đưa vào sử dụng đoạn từ cầu Mỹ Thuận 2 đến đường tỉnh 908 vào ngày 24 tháng 12 năm 2023 cùng với cầu Mỹ Thuận 2. Đoạn từ đường tỉnh 908 đến cuối tuyến dự kiến hoàn thành trong năm 2024.

Cầu Cần Thơ 2[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu Cần Thơ 2 là một cây cầu bắc qua sông Hậu thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông nối liền thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long.

Công trình có điểm đầu tại nút giao Chà Và [Km 130 + 337], kết nối với đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ và điểm cuối tại nút giao Quốc lộ 91B [Km 145], kết nối với đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau. Cầu đi song song với cầu Cần Thơ hiện hữu [nằm trên Quốc lộ 1].

Hiện tại, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận thuộc Bộ GTVT đang tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng cầu Cần Thơ 2 và đường dẫn hai đầu cầu, thời gian thực hiện từ năm 2023 – 2025. Dự án sẽ được triển khai trước năm 2030.

Đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau là đường cao tốc cuối cùng thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, dài 110 km và đi qua 5 địa phương: Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Điểm đầu của cao tốc là nút giao với Quốc lộ 91B. Điểm cuối giao với đường vành đai thành phố Cà Mau.

Hiện tại, dự án đã được khởi công xây dựng vào ngày 1 tháng 1 năm 2023. Đây là tuyến đường sẽ xây dựng sau cùng của tuyến đường cao tốc Bắc – Nam [Giai đoạn sau năm 2020 đầu tư xây dựng đoạn Bãi Vọt – Cam Lộ, Quảng Ngãi – Nha Trang và Cần Thơ – Cà Mau].

Chủ Đề