Tư tưởng chú yêu mà tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi muốn gửi gắm vào văn bản Mẹ tôi là gì

Mẹ tôi

Ét-môn-đô- đơ A-mi-xi

I/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÁC GlẢ TÁC PHẨM

1/ Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (1864 – 1908)

– Vị trí: là một nhà văn lỗi lạc, nhà hoạt động xã hội, văn hoá của I-ta-li-a.

– Cuộc đời: Ông sống cuộc đời hoạt động xã hội, chiến đấu cho nền độc lập và thống nhất đất nước một cách hăng say, không mệt mỏi. Năm 1866, khi chưa đầy 20 tuổi, A-mi-xi đã là một sĩ quan quân đội. Hai năm sau khi chiến tranh kết thúc, ông rời quân ngũ đi du lịch tới nhiều nước. Năm 1891, A-mi-xi gia nhập Đảng Xã hội Ý, chiến đấu cho công bằng, xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân.

– Tư tưởng: Trong tư tưởng của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, độc lập thống nhất của Tổ quốc, tình thương và hạnh phúc của con người, tư tưởng và cảm hứng văn chương, kết tinh thành một chủ nghĩa nhân văn lấp lánh.

– Sự nghiệp: Ông để lại một sự nghiệp văn chương đáng tự hào với nhiều thể loại: Truyện ngắn (Cuộc đời của các chiến binh, Những tấm lòng cao cả…), du kí (Tây Ban Nha, Hà Lan…), phê bình văn học (Chân dung văn hào…), luận văn chính trị xã hội (Vấn đề xã hội, Nội chiến…).

2/ Tác phẩm

– Văn bản được trích trong tác phẩm “Những tấm lòng cao cả”. Tác phẩm xuất bản năm 1886 khi A-mi-xi 40 tuổi, đây là cuốn nhật kí của cậu bé En-ri-cô khi 11 tuổi đang học tiểu học, ghi lại những bức thư của bố mẹ, những truyện đọc hàng tháng, những kỉ niệm sâu sắc cảm động về thầy cô giáo, bạn bè…

– Giáo sư Hoàng Thiếu Sơn viết: “Trong gia đình En-ri-cô, tháng nào bố hay mẹ cũng viết cho con một lá thư, không phải là đi đâu gửi về, mà ở ngay trong nhà viết đưa cho con đọc và suy nghĩ: thư thì khuyên răn, thư thì cảnh cáo, có khi là trách mắng. Đó là những trường hợp phải nói chuyện với con một cách trang nghiêm”.

– Văn bản được viết dưới hình thức một bức thư người bố gửi cho người con, là trang nhật kí được En-ri-cô ghi vào ngày thứ năm, 10 tháng 11, năm đó En-ri-cô 11 tuổi và đang học lớp 3.

II/ HƯỚNG DẪN HỌC SINH CẢM THỤ VĂN BẢN

1/ Về nội dung

– Tác phẩm là bài ca tuyệt đẹp chứa chan tình phụ tử, tình mẫu tử thiêng liêng. Là lời dạy con của một người cha nhưng nội dung giáo huấn trong tác phẩm không hề khô khan mà vô cùng xúc động, tự nhiên, thấm thía..

– Bài học về lòng hiếu thảo, về cái gốc của đạo làm người được đặt ra một cách nghiêm túc và sâu sắc không chỉ còn là một vấn để nhỏ trong quan hệ cha mẹ, con cái ở một gia đình nước Ý, thuộc nền văn hoá phương Tây mà đã trở thành vấn đề chung trong cách ứng xử đạo đức của con người ở bất cứ đâu.

– Không trực tiếp ca ngợi người mẹ hay miêu tả người mẹ nhưng tác phẩm đã để lại trong lòng độc giả hình ảnh cao đẹp thân thương của người mẹ hiền với công ơn to lớn và tình yêu thương bao la.

Triết lí mà A-mi-xi muốn gửi gắm chính là: Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ, là tình cảm thiêng liêng hơn cả, lòng hiếu thảo là cái gốc của đạo làm người, những kẻ bất hiếu “thật đáng xấu hổ và nhục nhã” vì đã “chà đạp lên tình thương yêu đó”.

2/ Về nghệ thuật

– Văn bản được triển khai theo một nghệ thuật đặc biệt, hình thức của văn bản là một trang nhật kí nhưng không phải là những tâm sự trực tiếp của người viết mà là một bức thư của người bố gửi cho người con.

– Dùng hình thức viết thư, người bố giãi bày mọi trạng thái cảm xúc sâu kín trong tâm hồn, bức thư tế nhị mà kín đáo: bố muốn con đọc, tự suy ngẫm, nhận thức và sửa lỗi, việc viết thư sẽ giữ được thể diện cho người mắc lỗi. Đây là cách giáo dục độc đáo, hiệu quả.

– Nói về tình cảm của người mẹ đối với con nhưng văn bản không bộc lộ trực tiếp mà ở đây tác giả chuyển tải cảm xúc suy nghĩ gián tiếp qua một bức thư, như vậy sẽ dễ dàng mô tả, bộc lộ một cách tế nhị sâu sắc mà khách quan.

– Giọng điệu: Tâm tình, giáo huấn mà không khô khan nặng nề, rất tế nhị và vô cùng xúc động.

III/ HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH VĂN BẢN

1/ Nhan đề

– Mỗi chuyện nhỏ trong “Những tấm lòng cao cả” đều có một nhan đề do tác giả đặt tên.

– Là một bức thư người bố gửi cho con nhưng tác giả lại đặt tên là “Mẹ tôi”.

– Nhan đề “Mẹ tôi” là chìa khoá để gợi cho người đọc hướng tiếp cận văn bản. Người đọc thấy bà mẹ không xuất hiện trực tiếp nhưng lại là tiêu điểm để mọi người hướng tới hay nói cách khác hình ảnh người mẹ và tình yêu thương của mẹ là cảm hứng chủ đạo của mạch văn bản.

– Qua việc người bố viết thư cho con, dạy con về cách cư xử vớimẹ, thấy được những hi sinh âm thầm lặng lẽ của mẹ dành cho con.

– Hoàn cảnh và cách viết đặc biệt đã tạo hiệu quả thẩm mĩ cao: chú bé đã hối hận nhờ sự phân tích thấu lí đạt tình của bố và hiểu về mẹ mình, người chịu nhiều gian khổ, âm thầm dành chọ con mình những gì thân thương nhất.

2/ Bố cục

Có thể chia thành 2 phần:

– Phần đầu: “Bố để ý… xúc động vô cùng”: Nói rõ vì sao bố viết thư, viết nhằm mục đích gì? Cảm xúc của En-ri-cô khi đọc thư bố.

– Phần còn lại: Toàn văn bức thư của bố. Bố nghiêm khắc và kiên quyết phê phán hành vi vô lễ của En-ri-cô với mẹ, chỉ cho cậu bé thấy những công ơn sâu nặng và tình thương bao la của người mẹ hiền, khuyên con phải thành khẩn xin lỗi mẹ.

3/ Hướng dẫn phân tích cụ thể

(Có thể phân tích theo bố cục hay kết hợp phân tích theo luận điểm: Lí do bố viết bức thư, lời dạy bảo nghiêm khắc của bố, hình ảnh người mẹ qua bức thư…).

3.1/ Phần đầu: Lí do bố viết bức thư

– Ngay đoạn đầu tác phẩm, En-ri-cô đã cho chúng ta biết lí do bố viết thư cho em để “cảnh cáo” vì tội em “nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ” với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà.

– Ở câu đầu của bức thư bố viết cho En-ri-cô, người đọc đã cảm nhận được thái độ nghiêm khắc, thẳng thắn. Việc En-ri-cô thốt ra lời nói thiếu lễ độ với mẹ đã làm người bố vừa đau đớn vừa tức giận đến nỗi “không thể nén nổi” vì bổ cho rằng đứa con đã thiếu kính trọng mẹ, xúc phạm đến danh dự của bố mẹ, trước mặt người ngoài nhất lại là cô giáo, một vị khách quý đang đến thăm gia đình.

-> Đoạn văn rất ngắn nhưng thâu tóm được nội dung rất quan trọng: lí do viết bức thư của bố cũng như tâm trạng của En-ri-cô khi nhận được thư bố: “xúc động vô cùng”.

3.2/ Phần 2: Lời dạy bảo nghiêm khắc của bố và hình ảnh người mẹ hiện lên qua bức thư

a/ Lời dạy nghiêm khắc của bố

– Qua bức thư, có thể thấy ông bố rất yêu thương con. Giọng thư trìu mến thân thương “En-ri-cô của bổ ạ!”, “ Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! “ Hãy nghĩ kĩ điều này En-ri-cô ạ!”.., ông nhắc lại tên con nhiều lần, giọng điệu tâm tình, tha thiết.

– Tuy nhiên bố cũng rất nghiêm khắc, kiên quyết, bộc lộ một cách thẳng thắn, gay gắt sự tức giận của mình trước ứng xử của cậu con trai với mẹ. Thái độ tức giận không chỉ thể hiện một lần mà nhắc đi nhắc lại nhiều lần khiến cho người con phải suy nghĩ rất nhiều: Bố giận đến “không thể nén nổi”, “Bố không thể nén được cơn tức giận đôi với con”...

– Bố nói cho con biết sự cay đắng đau đớn của mình bằng những ngôn từ cụ thể: “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”. Hình ảnh so sánh có sức biểu cảm mạnh mẽ kết hợp với những câu hỏi đầy day dứt, oán trách: “Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?” thể hiện tâm trạng của người bố một cách riết róng, sinh động, chân thực.

– Bố nhắc con “không bao giờ được tái phạm”, “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ”, “Con phải…”, “Con hãy…” vì “tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả“. Những câu văn ngắn, sắc thái cầu khiến mang tính yêu cầu ra lệnh dứt khoát, mạnh mẽ, khẳng định đã thể hiện thái độ kiên quyết của bố yêu cầu En-ri-cô phải nhận ra sai sót và sửa chữa lỗi lầm của mình.

– Bố bắt con phải xin lỗi mẹ “không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng”. Bố khuyên con “hãy cầu xin mẹ hôn con”, nụ hôn có ý nghĩa như sự tha thứ cho đứa con tội lỗi hay “xoá đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con”.

– Càng về cuối bức thư, thái độ cửa bố càng quyết liệt hơn. Các cặp phạm trù tương phản được nêu lên một cách dứt khoát: Yêu và ghét, còn và mất. Tuy rất yêu con, coi con là niêm hi vọng tha thiết nhất” nhưng nếu “con bội bạc với mẹ” thì “thà rằng bố không có con”. Đặc biệt, ông thể hiện sự nghiêm khắc với đứa con khi nêu ra hình phạt. Mẹ có thể tha thứ cho con bằng cái hôn lên trán, nhưng bố thì còn phải chờ thời gian: “Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố…”. Đối với con thời gian là thử thách cũng là cơ hội để sửa chữa lỗi lầm.

– Sự nghiêm khắc của bố với En-ri-cô xuất phát từ trách nhiệm dạy con của bố: dạy con biết ăn nói lễ phép, biết kính trọng và ghi nhớ công ơn to lớn của bố mẹ và biết thành khẩn sửa chữa lỗi lầm để trở thành con người, hiếu nghĩa. Dạy con biết cách sống cao cả cũng là cách để cho người đọc thấy tấm lòng cao cả của người chạ và tình phụ tử thiêng liêng.

b/ Hình ảnh người mẹ

– Hình ảnh người mẹ hiện lên gián tiếp qua những lời nói của bố trong bức thư. Đây cũng là đoạn cảm động nhất, hay nhất của văn bản.

– Bố nhắc lại kỉ niệm không bao giờ có thể quên về tình yêu thương mênh mông, bao la của mẹ. Chỉ cách đây mấy năm khi En-ri-cô ốm nặng: “Mẹ đã phải thức suốt đêm” để săn sóc con “cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con”. Mẹ lo âu, phiền muộn thậm chí “quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khỉ nghĩ rằng có thể mất con”.

-> Người đọc thấy đây là người mẹ thương yêu con hết mực, coi đứa con là tài sản quý giá nhất, sẵn sàng chấp nhận làm mọi việc, thậm chí hi sinh cả tính mạng vì con. “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn ” thậm chí “mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. Chỉ có tình mẫu tử mới mang lại cho người mẹ nghị lực phi thường như thế.

– Bố chỉ cho con nỗi bất hạnh, “nỗi buồn thảm” của đời người vào “ngày mà con mất mẹ”. Mẹ là nơi nương tựa, là nơi ấp ủ của mỗi đứa con nên khi mẹ mất người con thấy cô đơn không thể nào kể xiết: “vẫn tự thấy mình là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được che chở”. Không có mẹ cũng có nghĩa là chỉ có nỗi cô đơn, bơ vơ, cay đắng, hối hận, khổ hình…

– Bằng tấm lòng yêu thương, bằng sự trải nghiệm của mình, người cha đã nói với con những lời thiết tha, chân tình về tình mẫu tử, về sự thiếu vắng trong tâm hồn trẻ thơ khi mất mẹ. Qua đó đạt hiệu quả giáo dục về ý nghĩa của tình yêu thương, kính trọng cha mẹ.

Cách nói trùng điệp “khi… khi, lúc ấy.., dù có… con sẽ…” cùng với giọng điệu tha thiết có hiệu quả đặc biệt, gây ấn tượng và xúc động lòng người.

-> Hình ảnh người mẹ hiện lên qua lời kể của người cha nhưng vô cùng xúc động. Bao trùm lên tất cả là hình ảnh người mẹ với tấm lòng cao cả, sự yêu thương con hết mực, suốt đời tận tụy, dành cho con những gì tốt đẹp nhất.

IV. TRÍCH YẾU TƯ LIỆU THAM KHẢO

Tham khảo một số truyện khác trong tập: “Những tấm lòng cao cả” của E.D. A-mi-xi.

BÀ MẸ PHRANTI

Thứ bảy 28.

Sáng hôm sau bà mẹ Phranti thình lình bước vào lớp, mái tóc hoa râm rối bù, tuyết bám đầy người, đẩy con mình đi trước. Tám hôm nay, Phranti không trở lại lớp học. Chúng tôi được chứng kiến một cảnh thật buồn. Bà mẹ tội nghiệp, gần như quỳ xuống, chắp tay khẩn khoản van xin thầy hiệu trưởng: “Ôi! Thưa thầy hiệu trưởng, thầy làm phúc cho con tôi được vào học lại. Từ ba hôm nay, tôi phải giấu cháu trong nhà, vì bố cháu mà biết chuyện thì bố cháu giết chết nó mất. Xin thầy rủ lòng thương chúng tôi, tôi chẳng còn biết làm gì được nữa, tôi van thầy…”

Thầy hiệu trưởng tìm cách đưa bà ra, nhưng bà cứ nằn nì, khóc lóc và van xin: “Ôi, giá thầy biết thằng bé này đã làm khổ tôi đến thế nào, thì thầy sẽ thương hại tôi… Xin thầy làm phúc cho tôi. Tôi mong rằng nó sẽ thay đổi. Tôi không còn sống được lâu nữa, thầy hiệu trưởng ạ, tôi đã chết cả cõi lòng rồi. Tôi mong biết bao nhiêu khi thấy con trai tôi thay đổi tâm tính trước khi tôi chết, bởi vì…”

Thế là bà mẹ khổ sở khóc oà lên: “Nó là con tôi, tôi yêu nó, tôi sẽ chết tuyệt vọng thôi. Xin thầy hiệu trưởng nhận nó lại, để cho khỏi xảy ra một tai hoạ. Xin thầy rủ lòng thương một người mẹ khốn khổ…”. Bà lấy tay úp vào mặt mà khóc. Phranti đứng cúi đầu, thản nhiên. Thầy hiệu trưởng nhìn nó, suy nghĩ một hồi rồi bảo: “Phranti, về chỗ ngồi”. Bà mẹ thôi khóc ngay và cảm ơn thầy hiệu trưởng, rồi sắp ra về, vừa lau nước mắt vừa nói thêm: “Cám ơn thầy hiệu trưởng, thầy đã làm phúc cho tôi. Này con, phải sửa mình cho tốt; và các con, xin các con nhẫn nại một chút… Chào các con, một lần nữa xin cám ơn, và xin thầy hiệu trưởng bỏ lỗi cho một người mẹ đau khổ”. Trên ngưỡng cửa, bà còn ngoái nhìn con, đôi mắt van lơn, rồi bà đi ra, lom khom, bải hoải, mặt màỵ tái nhợt và chúng tôi còn nghe bà ho ở dưới chân cầu thang. Thầy hiệu trưởng nhìn chằm chằm Phranti, và giữa cảnh im lặng như tờ, thầy nói, giọng thầy làm cho tất cả chúng tôi đều xúc động: “Phranti, cậu đã giết chết mẹ cậu!”.

Tất cả chúng tôi đều quay nhìn Phranti, cái thằng ô nhục ấy vẫn mỉm cười…

LÒNG BIẾT ƠN (Thư của bố)

Thứ bảy 31.

“Gửi En-ri-cô, bạn Xtacđi của con không bao giờ than phiền về thầy giáo cả, bố tin chắc như vậy. “Thầy giáo đang trong cơn nóng nảy”, con đã nói như vậy với một giọng hằn học. Con hãy nghĩ xem, biết bao nhiêu lần, chính con, con đã nóng nảy. Và nóng nảy với ai? Với bố con, với mẹ con, nghĩa là đối với những người mà những cử chỉ nóng nảy ấy là những tội lỗi lớn. Thầy giáo của con, đôi khi cũng có nhiều lí do để nóng nảy. Đã nhiều năm rồi, thầy phải mệt nhọc nhiều với đám trẻ và thầy có gặp được vài trẻ ngoan với thầy, yêu mến thầy, còn số đông thì chỉ là những kẻ bạc bẽo, lạm dụng lòng tốt mà không hề đếm xỉa đến những nỗi nhọc nhằn của thầy, buồn thay, tất cả học sinh các con đều đem cho thầy nhiều điều khổ tâm hơn là sự hài lòng. Người hiền lành nhất trên trái đất này mà ở vào địa vị thầy, cũng không thể kìm được cơn nổi nóng. Giá con biết đã bao nhiêu lần thầy giáo tuy đau ốm mà vẫn lên lớp, vì bệnh của thầy chưa thật trầm trọng để thầy có thể nghỉ dạy? Thầy bực mình bởi vì thầy đau, và nỗi đau lòng lớn đối với thầy là thấy học trò biết như vậy mà cứ lạm dụng. Hãy kính trọng và yêu mến thầy giáo của con, con ạ. Con phải yêu mến thầy, bởi vì bố yêu mến thầy và kính trọng thầy, con phải yêu mến thầy vì thầy đã hiến cả cuộc đời cho hạnh phúc của biết bao trẻ em mà họ thì sẽ quên thầy. Hãy yêu mến thầy vì thầy mở mang và soi sáng trí thông minh cho con, và nâng cao tâm hồn của con lên. Sau này, khi con đã thành người lớn, mà cả bố lẫn thầy con đều không còn trên đời này nữa, thì những kỉ niệm của thầy giáo sẽ hiện ra luôn luôn trong trí nhớ của con bên cạnh kỉ niệm của bố, và bây giờ, con thấy không, có những nét đau đớn và mệt nhọc trên khuôn mặt đẹp của thầy sẽ làm cho con phiền muộn, dù đã ba mươi năm qua. Lúc ấy, con sẽ tự thẹn, con sẽ hối hận là đã không yêu mến thầy, là đã ăn ở không đúng đối với thầy. Con hãy yêu mến thầy, vì thầy là một thành viên của đại gia đình giáo giới ở khắp nơi trên toàn thế giới, dạy dỗ hàng nghìn trẻ em đang lớn lên cùng với con. Bố sẽ không hãnh diện chút nào về tình yêu mến của con đối với bố, nếu con không có tình yêu mến như vậy đổi với những ai đã có công ơn đối với con, mà trong số những người đó, thì thầy giáo con là người thứ nhất sau bố mẹ con. Con hãy yêu mến thầy giáo như một người bố, yêu mến thầy khi thầy vuốt ve con, và cả những lúc thầy rầy la con, khi thầy công bằng và cả khi con cho rằng thầy không công bằng, hãy yêu mến thầy khi thầy vui, và càng yêu mến hơn khi thầy buồn, và con hãy nói đến tiếng “thầy” với tấm lòng luôn luôn tôn kính, bởi vì, sau tiếng “bố” thì đó là danh vị cao quý nhất, dịu dàng nhất mà một con người có thể tặng cho một con người khác.

“Bố của con”

(Theo Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả, Hoàng Thiếu Sơn dịch, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1999)

Có khi nào bạn chợt nghĩ về công lao của cha mẹ khi khó nhọc sinh ra và nuôi nấng ta cho tới bây giờ không? Tham khảo bài viết dưới đây để cùng nghĩ về tất cả những gì mà cha mẹ đã lo lắng cho ta và hãy biết rằng có cha mẹ yêu thương là có được hạnh phúc lớn lao nhất trong cuộc đời này.

Chín ân đức của Cha Mẹ

Sinh: Người Mẹ phải khó nhọc cưu mang hơn chín tháng, chịu sự đau đớn trong lúc đẩy thai nhi ra khỏi lòng mẹ.

Cúc: Nuôi dưỡng, nâng đỡ, chăm nom, săn sóc hài nhi cả vật chất lẫn tinh thần. Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.

Súc: Cho bú mớm, lo sữa nước cháo cơm, chuẩn bị áo xống ấm lạnh theo thời tiết mỗi mùa, trông cho con lần hổi biết cử động, điều hoà và nên vóc nên hình cân đối xinh đẹp.

Dục: Dạy dỗ con thơ động chân cất bước linh hoạt tự nhiên; biết chào kính người lớn, vui với bạn đồng hàng; tập con từ câu nói tiếng cười hồn nhiên vui vẻ. Khi trẻ lớn khôn thì khuyên răn dạy dỗ con chăm ngoan, để tiến bước trên đường đời.

“Dạy con từ thuở còn thơ,

Mong con lanh, lợi, mẹ cha yên lòng”

Vũ: Âu yếm, nâng niu, vuốt ve, bế ẵm… để con trẻ vào đời trong tình cảm trìu mến thân thương.

Cố: Chăm nom, thương nhớ, đoái hoài con trẻ từ tấm bé đến khi khôn lớn, lúc ở gần cũng như lúc đi xa:

“Con đi đường xa cách

Cha Mẹ bóng theo hình

Ngày đêm không ngơi nghỉ

Sớm tối dạ nào khuây”

Phúc: Giữ gìn, đùm bọc, che gió, chắn mưa, nhường khô, nằm ướt, hay Cha Mẹ quên mình chống đỡ những bạo lực bất cứ từ đâu đến, để bảo vệ cho con.

Phục: Theo khả năng và tâm tính của trẻ mà uốn nắn, dạy dỗ, tìm phương pháp hướng dẫn trẻ vươn lên hợp tình đời lẽ đạo, tránh cho con bị lôi cuốn bởi tiền tài ảo vọng, vật chất và thị hiếu bên ngoài.

Trưởng: Lo lắng tận tình, đầu tư hợp lí, cho con học tập để chuẩn bị dấn thân với đời, cố vấn cho con nên vợ thành chồng xứng hợp với gia phong, thế đạo. Dù không cố chấp vấn đề “môn đăng hộ đối”, nhưng vợ chồng so le về tuổi tác, trình độ, sức khoẻ và khả năng thu hoạch tiền tài… cũng thiếu đi phần nào hạnh phúc lứa đôi, mà tuổi trẻ thường vì tiếng sét ái tình, làm lu mờ lí trí, khi tỉnh ngộ xem như chén nước đã đổ, khó mà lấy lại đủ!

___

Xem thêm:

Hướng dẫn phân tích, cảm thụ văn bản Cổng trường mở ratại đây.

Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi

  • Dàn ý cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi
  • Cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi - Mẫu 1
  • Cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi - Mẫu 2
  • Cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi - Mẫu 3
  • Cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi - Mẫu 4

Dàn ý cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi

I. Mở bài

Giới thiệu về tác giả, đôi nét về văn bản Mẹ tôi.

II. Thân bài

1. Lời bộc bạch của En-ri-cô khi nhận được thư của bố

Bức thư được mở đầu một cách trực tiếp:

- Lý do viết bức thư:

  • “Bố để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”.
  • Để cảnh cáo En-ri-cô, người bố đã viết bức thư.

- Thái độ của En-ri-cô khi nhận thư: xúc động vô cùng.

=> Bức thư giống như “một món quà” về bài học ứng xử nhẹ nhàng mà sâu sắc dành cho En-ri-cô.

2. Nội dung bức thư

- Thái độ của bố trước hành động của con:

  • Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy.
  • Tức giận khi nhớ lại hành động của con.
  • Ngạc nhiên về thái độ của con: “Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?”

- Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô qua lời kể của bố:

  • Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng con.
  • Sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn.
  • Có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con.

=> Đó là một người mẹ vĩ đại với tình yêu thương con vô bờ bến.

- Tưởng tượng về tương lai:

  • Khi đã khôn lớn trưởng thành, chắc chắn sẽ có lúc con mong ước được nghe tiếng nói của mẹ, được mẹ ôm vào lòng.
  • Con sẽ cay đắng khi nhớ lại day dứt khi nhớ lại hành động ngày hôm nay.

=> Khẳng định vai trò của gia đình: Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.

- Lời khuyên răn của bố:

  • “Trước mặt cô giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế không bao giờ được tái phạm nữa”.
  • “Từ nay con không được thốt ra một lời nói nặng với mẹ.
  • Yêu cầu con phải xin lỗi mẹ.
  • “Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa” .

=> Một lời khuyên nhủ quyết liệt nhưng thuyết phục, không gây cảm giác nặng nề, ép buộc.

3. Ý nghĩa của bức thư

- Đề cao vai trò của tình cảm gia đình.

- Khuyên nhủ con người phải biết kính trọng và yêu thương cha mẹ.

III. Kết bài

Cảm nhận chung về văn bản Mẹ tôi.

Mẹ tôi

(Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)

I. Tác giả

1. Tiểu sử

Tư tưởng chú yêu mà tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi muốn gửi gắm vào văn bản Mẹ tôi là gì

- Ét-môn-đô đơ A-mi-xi sinh năm 1846, mất năm 1908, quê ông ở Ô-nê-gli-a, xứ Li-gu-ri-a trên bờ biển tây bắc nước Ý

- Ông là nhà hoạt động xã hội, nhà văn hóa, nhà văn lỗi lạc của nước Ý

- Năm 1866, khi chưa dầy 20 tuổi, Ét-môn-đô Đơ A-mi-xi đã là sĩ quan chính trị, chiến đấu cho nền độc lập, tự do, thống nhất của đất nước. Hai năm sau khi chiến tranh kết thúc, ông rời quân ngũ đi du lịch ở nhiều nước như Hà Lan, Ma-rốc, Tây Ban Nha, Pháp,…

- Năm 1981, ông gia nhập Đảng Xã hội Ý, chiến đấu cho công bằng xã hội và hạnh phúc của nhân dân lao động

- Đặc điểm sáng tác: cuộc đời hoạt động xã hội và con đường văn chương đối với A-mi-xi chỉ là một. Độc lập, thống nhất của Tổ quốc, hạnh phúc và tình thương của con người là lí tưởng và cảm hứng văn chương của ông, kết tinh thành một chủ nghĩa nhân văn lấp lánh.

2. Sự nghiệp sáng tác

- Các tác phẩm chính:

+ Truyện: Cuộc đời của các chiến binh (1868), Những tấm lòng cao cả (1886), Trên đại dương (1889), Cuốn truyện của một người thầy (1890)…

+ Du kí: Tây Ban Nha (1873), Hà Lan (1874), Ma-rốc (1875), Côn-ktan-ti-no-pô-li (1881),…

+ Phê bình văn học: Chân dung văn hào (1881)

+ Luận văn chính trị - xã hội: Nội chiến, Vấn đề xã hội

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời (xuất xứ)

Văn bản “Mẹ tôi” rút từ tập “Những tấm lòng cao cả” (1886)

>> Soạn bài: Mẹ tôi (ngắn nhất)

2. Tóm tắt

En-ri-cô đã vô tình ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện nên đã viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vừa yêu thương, vừa tức giận. Trong thư, bố nói về tình yêu thương, sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô. Trước cách cư xử tế nhị, khéo léo nhưng cũng rất kiên quyết, gay gắt của bố, En-ri-cô cảm thấy rất hối hận

>> Xem thêm: Tóm tắt bài Mẹ tôi

3. Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “Đọc thư tôi xúc động vô cùng”): Lời tự bộc lộ của đức con khi nhận được thư của bố

- Phần 2 (còn lại): Tình cảm, thái độ của người bố trước lỗi lầm của con và sự gợi nhắc về tình mẫu tử

4. Giá trị nội dung

- Người mẹ luôn có vai trò to lớn và quan trọng trong gia đình và đặc biệt là đối với những đứa con

- Tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng và đáng trân quý nhất đối với mỗi người. “Con hãy nhớ rằng, tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó.”

5. Đặc sắc nghệ thuật

- Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: En-ri-cô mắc lỗi với mẹ

- Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa tận tụy, giàu đức hi sinh, hết lòng vì con

- Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con

1. Dàn ý phân tích tác phẩm “Mẹ tôi”

a. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả:

+ Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi (1846 -1908) là nhà văn Ý.

+ Là một nhà hoạt động xã hội, nhà văn lỗi lạc, giàu lòng nhân ái.

– Nêu sơ lược về tác phẩm: Văn bản Mẹ tôi được trích trong tác phẩm Những tấm lòng cao cả (1886).

b. Thân bài:

– Nội dung của văn bản: En-ri-cô ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện, viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vừa yêu thương vừa tức giận. Trong thư, bố nói về tình yêu, về sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô. Trước cảnh ứng xử khéo léo và tế nhị nhưng kiên quyết, gay gắt của bố, En-ri-cô đã vô cùng hối hận.

– Tình thương của người mẹ dành cho En-ri-cô:

+ Thức suốt đêm, quằn quại, khóc nức nở vì sợ mất con.

+ Người mẹ sẵn sàng bỏ hết hạnh phúc để tránh đau đớn cho con.

+ Có thể đi ăn xin để nuôi con, hi sinh tính mạng để cứu con.

+ Yêu thương con sâu sắc.

+ Dịu dàng và hiền hậu.

+ Giàu đức hi sinh và hết lòng tận tụy vì con.

-> Dành hết tình yêu thương cho con, quên mình vì con. Mẹ là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con suốt cuộc đời. Phẩm chất cao đẹp, xứng đáng để chúng ta tôn thờ, kính trọng. – Tâm trạng, thái độ của người bố đối với En-ri-cô.

– Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm của En-ri-cô:

+ Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy. Bố không thể nén cơn tức giận.

+ Con mà lại xúc phạm đến mẹ ư? Thật đáng xấu hổ và nhục nhã.

+ Gợi lại hình ảnh lớn lao và cao cả của người mẹ và làm nổi bật vai trò của người mẹ trong gia đình.

-> Vừa dứt khoát như ra lệnh vừa mềm mại như khuyên nhủ, mong muốn con hiểu được công lao, sự hi sinh vô bờ bến của mẹ.

– Lời khuyên của bố:

+ Yêu cầu con sửa lỗi lầm.

+ Không bao giờ thốt ra một lời nói nặng với mẹ.

+ Con phải xin lỗi mẹ.

+ Con hãy cầu xin mẹ hôn con.

-> Lời khuyên chân thành, sâu sắc. En-ri-cô có một người cha mẫu mực, sâu sắc, thấu hiểu đạo lí.

c. Kết bài:

– Với giọng văn tha thiết nhưng nghiêm khắc cùng với cách diễn đạt độc đáo, nhà văn đã giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp cap cả, giàu đức hi sinh của người mẹ, vẻ đẹp mẫu mực của người cha và cho ta bài học sâu sắc về đạo làm con.

– Lựa chọn hình thức viết thư để thể hiện những tình cảm, thái độ của người cha đối với En-ri-cô.