Tuyên ngôn Liên Hợp Quốc được tuyên bố vào năm nào

Những hậu quả mà Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, do chủ nghĩa phát xít gây ra đã thức tỉnh nhân loại về một nhiệm vụ chung là bảo vệ hòa bình, tôn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và quyền con người. Đây được xem là một nhu cầu cấp bách của cộng đồng quốc tế. Vì vậy, ngay sau khi được thành lập (24-10-1945), với sự làm việc khẩn trương của các chuyên gia hàng đầu, các cơ quan có trách nhiệm, ngày 10-12-1948, “Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền” đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua. Tuyên ngôn không chỉ chọn lọc kế thừa những tư tưởng tiến bộ của nhân loại, mà còn đề cập tới những vấn đề mang tính thách thức đối với các hệ thống xã hội vào thời điểm đó. Đó là quyền không bị kỳ thị, phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính; quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng tôn giáo, tự do hội họp, lập hội; quyền được tham gia vào việc quản lý đất nước, v.v. Đây là những nhu cầu bức thiết của đại bộ phận dân chúng vẫn chưa được đáp ứng ngay cả ở những nước tư bản phát triển nhất. Các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa; quyền làm việc, bao gồm quyền được bảo vệ, chống lại thất nghiệp; quyền được giáo dục,… được xem là những ưu việt của hệ thống xã hội chủ nghĩa (vào thời điểm đó), sau nhiều cuộc tranh luận đã được đưa vào văn kiện quan trọng này. Bản Tuyên ngôn, với 30 điều khoản ngắn gọn, rất hữu ích và tiện lợi cho mục đích giáo dục nhân quyền.Đến năm 1950, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 423 (V), tại phiên họp thứ 317, chính thức kêu gọi mọi quốc gia thành viên và các tổ chức quan tâm kỷ niệm ngày 10/12 - Ngày Nhân quyền (Human Rights Day) - bằng các phương thức khác nhau.Hàng năm, Ngày Nhân quyền 10/12 được kỷ niệm ở nhiều quy mô khác nhau tại khắp nơi trên thế giới.Nhân ngày này, nhiều tổ chức và các cá nhân bảo vệ nhân quyền cũng thường ra tuyên bố, thông cáo trình bày quan điểm. Ở Việt Nam, các nguyên tắc và giá trị về quyền con người, về tự do, dân chủ đã được quy định và thể hiện ngay trong bản Hiến pháp năm 1946 - trước khi Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế được thông qua năm 1948. Tuy nhiên, trong các bản Hiến pháp sau này, từ Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và đặc biệt là Hiến pháp năm 2013 đã quy định và thể hiện rõ nét hơn các nguyên tắc và giá trị phổ quát về quyền con người được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2008 - 2009) và thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014 - 2016). Đó là sự ghi nhận và đánh giá cao của quốc tế đối với Việt Nam trong việc bảo đảm, thực thi quyền con người. Ngày 02-9-1945 trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước cuộc mít tinh lớn của hàng chục vạn nhân dân thủ đô thuộc đủ các tầng lớp, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc Tuyên ngôn độc lập, công bố với toàn thể quốc dân và nhân dân thế giới rằng: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời. Trong phần cuối, bản Tuyên ngôn khẳng định quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của nhân dân Việt Nam, được hưởng nền độc lập do tự mình giành lấy từ tay Nhật: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập!”. Bản Tuyên ngôn đồng thời khẳng định ý chí sắt đá của nhân dân Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho ban bố một loạt chính sách để thực thi các quyền tự do, dân chủ đã nêu trong Tuyên ngôn. Việc tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa 1 và Hiến Pháp đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 là sự cụ thể hóa vấn đề nhân quyền, dân quyền đã từng được nhắc tới trong Tuyên ngôn độc lập. Đó là những việc làm rất cụ thể của Người và Chính phủ ta nhằm thực hiện quyền con người. Đặc biệt, sự ra đời của bản Hiến pháp năm 1946, hiến pháp dân chủ đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đánh đấu một bước tiến quan trọng về thực hiện dân chủ và quyền con người, quyền công dân trên một đất nước đã hơn 80 năm bị thực dân, phong kiến đô hộ, mọi quyền tự do dân chủ của con người và của dân tộc bị chà đạp. Quyền con người và quyền dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống dân tộc Việt Nam qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Sự gắn bó giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc trong đấu tranh chống thiên nhiên khắc nghiệt và chống kẻ thù xâm lược.Người đã từng khẳng định, dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Mỗi khi đất nước bị xâm lăng thì tinh thần đó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó lướt qua mọi thử thách gian nan, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước. Tôn trọng và bảo vệ nhân quyền là một chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta từ trước tới nay. Từ ngày thành lập nước đến nay, chúng ta đã tham gia đầy đủ các hoạt động bảo vệ nhân quyền do Liên hợp quốc và các Tổ chức quốc tế như: Tham gia ký Công ước quốc tế về quyền trẻ em; chăm sóc bảo vệ người cao tuổi; tham gia tích cực các hoạt động chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường sinh thái, tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc... Đảng và Nhà nước ta luôn luôn xác định quyền con người là giá trị chung của nhân loại; con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước; bảo đảm và thúc đẩy quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững. Theo đó, những tiêu chuẩn về quyền con người càng được củng cố và phát triển, đời sống của người dân ngày càng thay đổi và được nâng cao. Quyền con người là giá trị chung của các quốc gia, dân tộc. Giá trị đó đã sớm được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Đối với dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, quyền con người được xem là một mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Dân tộc Việt Nam có quyền tự hào về điều này, đồng thời chúng ta cũng có nghĩa vụ nặng nề trong việc giữ gìn niềm tự hào đó cho các thế hệ tương lai. Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Ea H’Leo đẩy mạnh công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân, hướng tới mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đó là cách tốt nhất để bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân ngày càng tốt hơn./.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyên ngôn Liên Hợp Quốc được tuyên bố vào năm nào

Tuyên ngôn Liên Hợp Quốc được tuyên bố vào năm nào

Tuyên ngôn Liên Hợp Quốc được tuyên bố vào năm nào

Tuyên ngôn Liên Hợp Quốc được tuyên bố vào năm nào

Tuyên ngôn Liên Hợp Quốc được tuyên bố vào năm nào

Tuyên ngôn Liên Hợp Quốc được tuyên bố vào năm nào

TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ
VỀ NHÂN QUYỀN

Lời nói đầu

Xét thấy sự công nhận phẩm giá vốn có và những quyền lợi bình đẳng và không thể nhân nhượng của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là nền tảng của sự tự do, công bằng và hòa bình trên thế giới,

Xét thấy sự bất chấp và coi thường quyền con người đã dẫn đến những hành động man rợ làm tổn thương lương tâm của nhân loại, và sự mong đợi về một thế giới trong đó nhân loại sẽ được hưởng quyền tự do ngôn luận và đức tin, và quyền tự do không bị khủng bố và đau khổ, đã được tuyên bố là khát vọng cao nhất của con người,

Xét thấy rằng cần thiết phải bảo vệ quyền con người bằng pháp quyền để con người không bị buộc phải phản kháng chống lại sự chuyên chế và áp bức như một biện pháp cuối cùng,

Xét thấy rằng cần thiết phải khuyến khích sự phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia,

Xét thấy nhân dân các nước Liên Hiệp Quốc, trong Hiến chương, đã khẳng định lòng tin về những quyền con người cơ bản, phẩm giá và giá trị của mỗi con người và quyền bình đẳng giữa nam và nữ, và đã kiên định khuyến khích sự tiến bộ xã hội và những tiêu chuẩn sống tốt đẹp hơn với những quyền tự do rộng lớn hơn,

Xét thấy các Quốc gia thành viên đã cam kết, cùng với Liên Hiệp Quốc, đẩy mạnh sự tôn trọng phổ quát và tuân thủ những quyền và quyền tự do cơ bản của con người,

Xét thấy việc đạt được một sự hiểu biết chung về những quyền và quyền tự do này là điều quan trọng nhất để có thể hiện thực được cam kết,

Do đó, hôm nay,

Đại hội đồng

Công bố Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền này như một lý tưởng chung mà mọi người và mọi quốc gia đều phấn đấu đạt đến, với mục tiêu cuối cùng là từng cá nhân và từng bộ phận của xã hội, khi luôn ghi nhớ Tuyên ngôn này, sẽ phấn đấu, thông qua giảng dạy và giáo dục, nhằm nêu cao sự tôn trọng các quyền và quyền tự do này, và bằng các biện pháp tiến bộ, ở tầm quốc gia và quốc tế, bảo đảm sự công nhận và tuân thủ một cách phổ quát và hiệu quả, cả trong nhân dân của các Quốc gia Thành viên lẫn nhân dân của các lãnh thổ thuộc quyền tài phán của họ.

Mọi con người sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền lợi. Họ được tạo hóa ban cho lý trí và lương tâm và phải đối xử với nhau với tinh thần huynh đệ.

Tất cả mọi người đều được hưởng mọi quyền lợi và quyền tự do được ghi trong Tuyên ngôn này, bất kể mọi sự khác biêt, về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, nguồn gốc quốc gia hoặc xã hội, tài sản, địa vị khi sinh ra hoặc địa vị khác.

Ngoài ra, không có bất kỳ sự phân biệt nào đối với nền tảng về tình trạng chính trị, tài phán hoặc quốc tế của đất nước hoặc lãnh thổ của một người, dù nó là lãnh thổ độc lập, ủy thác, không có tự chủ hoặc bị các hạn chế về chủ quyền khác.

Tất cả mọi người đều có quyền sống, quyền tự chủ và quyền an toàn cho cá nhân.

Không ai có thể bị bắt làm nô lệ hoặc nô dịch; chế độ nô lệ và việc buôn bán nô lệ bị cấm dưới mọi hình thức.

Không ai có thể bị tra tấn hoặc bạo hành, hoặc phải nhận sự đối xử hoặc trừng phạt một cách vô nhân tính và hèn hạ.

Tất cả mọi người đều có quyền được luôn luôn công nhận như một con người trước pháp luật.

Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và đều có quyền được hưởng sự bảo vệ bình đẳng của pháp luật mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Mọi người đều có quyền được hưởng sự bảo vệ bình đẳng chống lại bất kỳ sự phân biệt đối xử nào vi phạm Tuyên ngôn này và chống lại bất kỳ sự kích động nào dẫn tới sự phân biệt đối xử đó.

Tất cả mọi người đều có quyền thực hiện một biện pháp khắc phục hiệu quả do tòa án quốc gia có thẩm quyền quyết định vì những hành vi vi phạm những quyền cơ bản mà hiến pháp hoặc pháp luật đã trao cho người đó.

Không ai có thể bị bắt giữ, giam giữ hoặc lưu đày một cách tùy tiện.

Tất cả mọi người đều có quyền, với sự bình đẳng hoàn toàn, được hưởng một phiên tòa công bằng và công khai bởi một tòa án độc lập và công tâm, nhằm định đoạt những quyền và nghĩa vụ của người đó hoặc định đoạt các cáo buộc phạm tội chống lại người đó.

1. Tất cả mọi người khi bị buộc tội hình sự đều được giả định vô tội trước khi bị chứng minh là có tội theo pháp luật trong một phiên tòa công khai nơi người đó có được mọi sự đảm bảo cần thiết để bào chữa cho mình.

2. Không ai có thể bị tuyên bố phạm tội hình sự vì bất kỳ hành vi hoặc thiếu sót nào, vào thời điểm diễn ra, không cấu thành tội hình sự theo luật pháp quốc gia hoặc quốc tế. Tương tự, không ai phải nhận một hình phạt nặng hơn hình phạt được áp dụng vào thời điểm diễn ra hành vi phạm tội.

Không ai có thể bị xâm phạm tùy tiện quyền riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư từ của mình, cũng như bị tấn công vào danh sự và uy tín của mình. Tất cả mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ trước hành vi xâm phạm hoặc tấn công như vậy.

1. Tất cả mọi người đều có quyền tự do đi lại và cư trú trong phạm vi biên giới của mỗi Quốc gia.

2. Tất cả mọi người đều có quyền rời khỏi đất nước, bao gồm cả đất nước của chính người đó, và trở lại đất nước của mình.

1. Tất cả mọi người đều có quyền mưu cầu và hưởng thụ sự tị nạn khỏi bị bức hại tại các quốc gia khác.

2. Quyền này có thể không được áp dụng trong trường hợp sự khởi tố thực sự xuất phát từ những tội ác phi chính trị hoặc từ những hành vi đi ngược với mục đích và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.

1. Tất cả mọi người đều có quyền có quốc tịch.

2. Không ai có thể bị tùy tiện tước quốc tịch hoặc bị từ chối quyền thay đổi quốc tịch của mình.

1. Người nam và người nữ, khi đã đủ tuổi, có quyền kết hôn và lập gia đình, mà không có bất kỳ hạn chế nào do chủng tộc, quốc tịch hoặc tôn giáo. Họ có quyền được hưởng những quyền bình đẳng khi tiến hành kết hôn, khi đang kết hôn và khi ly dị.

2. Kết hôn chỉ được diễn ra khi có sự đồng ý tự do và đầy đủ của các bên phối ngẫu.

3. Gia đình là yếu tố cấu thành tự nhiên và cơ bản của xã hội và được quyền hưởng sự bảo vệ của xã hội và Quốc gia.

1. Tất cả mọi người đều có quyền sở hữu tài sản một mình hoặc cùng chung với người khác.

2. Không ai có thể bị tùy tiện tước đoạt tài sản.

Tất cả mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hoặc niềm tin, và quyền tự do biểu thị tôn giáo hoặc niềm tin qua việc giảng dạy, thực hành, thờ phượng và tu tập, với tư cách cá nhân hoặc trong cộng đồng nhiều người và ở nơi công cộng hoặc chốn riêng tư.

Tất cả mọi người đều có quyền tự do ý kiến và bày tỏ; quyền này bao gồm quyền tự do giữ ý kiến mà không bị cản trở hoặc quyền tìm kiếm, tiếp nhận và lan truyền thông tin và ý tưởng thông qua bất kỳ phương tiện biểu đạt và bất chấp biên giới nào.

1. Tất cả mọi người đều có quyền tự do tụ họp hòa bình và lập hội.

2. Không ai có thể bị cưỡng bách tham gia hội nhóm nào.

1. Tất cả mọi người đều có quyền tham gia vào chính quyền của đất nước của mình, một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện được lựa chọn một cách tự do.

2. Tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận một cách bình đẳng đến các dịch vụ công cộng trong đất nước của mình.

3. Ý chí của người dân là nền tảng quyền hành của chính quyền; điều này sẽ được thể hiện trong những cuộc bầu cử định kỳ và thực chất bằng phương pháp phổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín hoặc bằng các quy trình bỏ phiếu tự do tương đương.

Tất cả mọi người, với vai trò là thành viên của xã hội, đều có quyền an sinh xã hội; và có quyền hưởng các thành quả kinh tế, xã hội và văn hóa tối cần thiết cho phẩm giá và sự tự do phát triển cá nhân của người đó, thông qua nỗ lực của quốc gia và sự hợp tác quốc tế và theo sự tổ chức và nguồn lực của mỗi Quốc gia.

1. Tất cả mọi người đều có quyền làm việc, được tự do lựa chọn việc làm, được hưởng các điều kiện làm việc chính đáng và thuận lợi và được bảo vệ chống thất nghiệp.

2. Tất cả mọi người đều có quyền được trả lương bằng nhau khi làm công việc như nhau mà không có bất kỳ sự phân biệt nào.

3. Tất cả mọi người khi làm việc đều có quyền được trả thù lao một cách chính đáng và thuận lợi nhằm đảm bảo sự tồn tại của bản thân và gia đình một cách xứng đáng với nhân phẩm, và được bù đắp bằng các hình thức bảo hộ xã hội khác, khi cần.

4. Tất cả mọi người đều có quyền tạo lập và gia nhập công đoàn để bảo vệ quyền lợi của họ.

Tất cả mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và an dưỡng, bao gồm việc giới hạn giờ làm một cách hợp lý và những ngày nghỉ định kỳ được trả lương.

1. Tất cả mọi người đều có quyền có tiêu chuẩn sống xứng đáng với sức khỏe và hạnh phúc của bản thân và gia đình, bao gồm thức ăn, quần áo, nhà cửa và chăm sóc y tế và những dịch vụ công cộng cần thiết, và quyền có sự bảo đảm trong trường hợp thất nghiệp, bệnh tật, tàn phế, góa bụa, tuổi già hoặc thiếu khả năng sinh kế trong trường hợp bất khả kháng.

2. Bà mẹ và trẻ em có quyền được hưởng sự chăm sóc và trợ giúp đặc biệt. Tất cả mọi trẻ em, dù được sinh ra trong giá thú hay ngoài giá thú, đều được hưởng sự bảo vệ xã hội như nhau.

1. Tất cả mọi người đều có quyền học tập. Giáo dục phải miễn phí, tối thiểu là ở bậc tiểu học và cơ bản. Giáo dục tiểu học là bắt buộc. Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề phải luôn sẵn có và giáo dục bậc cao phải được mở một cách công bằng cho mọi người trên nền tảng thành tích.

2. Giáo dục phải hướng đến sự phát triển toàn diện nhân cách và tăng cường tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản. Nó phải thúc đẩy sự hiểu biết, khoan dung và hữu nghị giữa các quốc gia, các nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo, cũng như sự phát triển các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.

3. Cha mẹ có quyền ưu tiên lựa chọn hình thức giáo dục cho con cái.

1. Tất cả mọi người đều có quyền tự do tham gia vào cuộc sống văn hóa của cộng đồng, được thưởng thức nghệ thuật và được chia sẻ các tiến bộ khoa học và những lợi ích của nó.

2. Tất cả mọi người đều có quyền nhận được sự bảo vệ các lợi ích nhân thân và vật chất từ những sản phẩm khoa học, văn học hoặc nghệ thuật mà người đó là tác giả.

Tất cả mọi người đều có quyền hưởng một trật tự xã hội và quốc tế trong đó các quyền và quyền tự do được quy định trong Tuyên ngôn này được thực hiện đầy đủ.

1. Tất cả mọi người phải có nghĩa vụ với cộng đồng, nơi bản thân người đó có thể được phát triển tính cách một cách tự do và đầy đủ.

2. Khi thực thi và hưởng thụ những quyền và quyền tự do của mình, tất cả mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do pháp luật quy định với mục đích duy nhất là bảo đảm sự công nhận và tôn trọng các quyền và quyền tự do của người khác và để thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ.

3. Những quyền và quyền tự do này, trong bất cứ trường hợp nào, không bao giờ được thực thi trái với mục đích và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.

Không có điều gì trong Tuyên ngôn này có thể được diễn dịch với ngụ ý cho phép bất kỳ Quốc gia, nhóm hoặc cá nhân nào, quyền tham gia vào bất kỳ hoạt động hoặc thực hiện bất cứ hành vi nào nhằm phá hoại các quyền và quyền tự do quy định tại đây.

Phiên họp toàn thể thứ một trăm tám mươi ba.
Ngày 10 tháng 12 năm 1948.