Uống thuốc giảm đau thường xuyên có sao không

Đau đầu là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Các cơn đau đầu có thể xuất hiện đột ngột trong vài phút hoặc kéo dài trong nhiều ngày. Một cơn đau đầu có thể làm hỏng cả ngày của bạn. Vậy đau đầu nhẹ có nên uống thuốc không, đau đầu thì uống thuốc gìuống thuốc giảm đau có hại không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết này nhé.

Câu trả lời là vẫn nên uống vì các loại thuốc này giúp giảm đau đầu nhanh, lấy lại sự tỉnh táo. Vậy đau đầu thì uống thuốc gì? Khi bị đau đầu nhẹ, bạn có thể sử dụng một số thuốc giảm đau như:

a) Thuốc giảm đau thông thường paracetamol: 

Khi được hỏi đau đầu thì uống thuốc gì, mọi người thường nghĩ ngay đến paracetamol. Thuốc giảm đau chứa paracetamol được dùng để điều trị tạm thời chứng đau đầu nhẹ và vừa. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc này được bào chế dưới dạng viên nén, viên sủi, gói thuốc bột, và dạng viên đạn đặt hậu môn đối với người không uống được thuốc. 

Trước khi sử dụng, cần đọc kỹ hướng dẫn về liều lượng cho từng đối tượng, nhất là đối với trẻ em. Khoảng cách an toàn giữa các lần uống thuốc là 4-6 giờ. Ngoài ra, không được dùng paracetamol để tự điều trị cơn đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì cơn đau kéo dài trong nhiều ngày có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý khác cần được chẩn đoán và điều trị y tế. 

Không uống rượu trong khi dùng thuốc có chứa hoạt chất paracetamol vì uống rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol. Ngưng dùng thuốc ngay khi xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn như ban đỏ, mày đay…

Uống thuốc giảm đau thường xuyên có sao không

Thuốc giảm đau đầu

b) Thuốc giảm đau aspirin (acid acetyl salicylic): 

Đây là thuốc dùng để giảm các cơn đau đầu nhẹ và vừa. Không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 16 tuổi, người mẫn cảm với các thành phần của thuốc thuốc, người bị loét dạ dày tá tràng… 

Khoảng cách an toàn giữa các lần uống thuốc là 5-6 giờ. Thuốc được uống trong hoặc sau bữa ăn. Ngưng dùng thuốc ngay khi xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, giảm thính lực hoặc thương tổn gan. Lưu ý khi bắt đầu sử dụng thuốc, nên dùng ở liều thấp nhất có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất có thể.

c) Thuốc giảm đau không steroid như ibuprofen: 

Thuốc có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm cơn đau đầu nhẹ và vừa. Nên dùng thuốc trong hoặc sau bữa ăn (để tránh rối loạn nhẹ về tiêu hóa). Có thể sử dụng thuốc dạng viên đạn đặt hậu môn khi người bệnh không uống được thuốc.

2. Uống thuốc giảm đau có hại không?

Nhiều người băn khoăn không biết uống thuốc giảm đau có hại không, và đáp án là uống thuốc giảm đau không có hại, trừ khi bạn lạm dụng chúng và sử dụng quá mức cho phép. Theo các bác sĩ, người bệnh nên tránh dùng thuốc giảm đau không kê đơn nhiều hơn 2-3 lần mỗi tuần. Sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên có thể gây ra tác dụng phụ như viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết đường tiêu hóa,… hoặc thậm chí dẫn đến đau đầu nhiều hơn do lạm dụng thuốc. Nếu bệnh nhân cần dùng thuốc không kê đơn nhiều hơn một vài lần mỗi tuần, họ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Có các loại thuốc kê đơn có thể được dùng hàng ngày để giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu.

3. Mẹo giúp kiểm soát cơn đau đầu

Ngoài việc sử dụng thuốc giảm đau thì có những cách giảm đau đầu khác mà bạn có thể thử sau đây:

  • Ghi chép lại từng cơn đau đầu và lưu ý những yếu tố có thể gây ra cơn đau đầu như thức ăn, đồ uống, giấc ngủ hoặc…
  • Hạn chế uống rượu, bia và sử dụng chất kích thích vì chúng có thể là tác nhân gây ra chứng đau đầu.
  • Kiểm soát những tác động từ việc căng thẳng bằng phương pháp hồi phục sinh học, thiền hoặc thư giãn bằng yoga. Trong đó, tập yoga là một cách giảm đau đầu tuyệt vời vì nó giúp giảm căng thẳng, tăng độ dẻo dai, giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • Không bỏ bữa ăn.
  • Tránh ăn các thực phẩm có chứa histamine. Histamine là một chất hóa học được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể, có vai trò trong hệ thống miễn dịch, tiêu hóa và thần kinh. Nó cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như pho mát lâu năm, thực phẩm lên men, bia, rượu, cá hun khói và thịt đã qua xử lý. Các nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ histamine có thể gây ra chứng đau đầu ở những người nhạy cảm với nó.
  • Ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ có thể gây hại cho sức khỏe của bạn theo nhiều cách, thậm chí có thể gây đau đầu ở một số người. Vì vậy, một trong những cách giảm đau đầu là ngủ đủ giấc, từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm. Ngoài ra, hãy đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ, và không xem TV hoặc sử dụng máy tính trước khi ngủ. 

Uống thuốc giảm đau thường xuyên có sao không

Ngủ đủ giấc giúp giảm đau đầu

  • Uống đủ nước. Đây là một cách giảm đau đầu hiệu quả vì cơn đau đầu sẽ giảm dần trong 30 phút đến 3 giờ, ở hầu hết đối tượng bị mất nước. Do đó, hãy cố gắng uống đủ nước theo nhu cầu hàng ngày và ăn nhiều thực phẩm có nhiều nước.

Nguồn tham khảo: https://youmed.vn/tin-tuc/cac-bien-phap-giup-giam-dau-dau/

Thế nào là thuốc giảm đau? Cơ chế hoạt động của mỗi thuốc là gì? Có phải các thuốc giảm đau nào cũng có thể sử dụng để giảm đau khi cần hay không? Những lưu ý khi dùng mỗi nhóm thuốc cụ thể. Hãy cùng YouMed theo dõi vấn đề được phân tích trong bài viết dưới đây nhé!

Hiểu biết về thuốc giảm đau

Đầu tiên, điều quan trọng là phải biết loại thuốc giảm đau thường được bày bán trên thị trường và các thuốc đang dùng. Thuốc giảm đau không kê đơn có hai nhóm chính

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) gồm aspirin, ibuprofen, naproxen
  • Acetaminophen
  • Trong đó, acetaminophen hay paracetamol là thành phần rất quen thuộc, phù hợp cho mọi đối tượng cần giảm đau một cách an toàn, từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi với liều lượng được điều chỉnh theo trọng lượng cơ thể.

Thuốc giảm đau và hạ sốt không kê đơn có sẵn ở nhiều dạng, bao gồm viên nén, viên gel và chất lỏng.

Làm sao để tránh uống thuốc giảm đau quá liều

  • thuốc giảm đau và hạ sốt không kê đơn thường an toàn và hiệu quả khi dùng theo chỉ dẫn, chúng được kết hợp với các thành phần hoạt tính khác trong nhiều loại thuốc. Chúng bao gồm các loại thuốc cảm lạnh và cúm và dị ứng, cũng như một số loại thuốc kê đơn.
  • Lưu ý, không dùng nhiều hơn một loại thuốc có cùng thành phần hoạt chất của thuốc, ví dụ: Nếu đã dùng acetaminophen để hạ sốt thì không nên dùng thuốc điều trị các triệu chứng cảm cúm có chứa acetaminophen, nếu không, bạn sẽ vô tình nhận được một liều gấp đôi.
  • Điều quan trọng nữa là trước khi điều trị, cần cho bác sĩ biết về các vấn đề y tế khác đang gặp phải và các loại thuốc hoặc chất bổ sung khác đang dùng nhằm tránh quá liều thuốc trên nền các thuốc sẵn có.
  • Đôi khi, thuốc giảm đau không kê đơn có thể xuất hiện trong các sản phẩm mà người sử dụng không ngờ tới. Vì vậy, hãy đọc nhãn của mọi loại thuốc – cả thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn – trước khi bắt đầu dùng chúng.

Tìm hiểu về các loại thuốc giảm đau và cơ chế hoạt động của chúng

Uống thuốc giảm đau thường xuyên có sao không
Tìm hiểu về các loại thuốc giảm đau và cơ chế hoạt động của chúng

Cách dùng thuốc an toàn với thuốc giảm đau acetaminophen

  • Acetaminophen là loại thuốc giảm đau được sử dụng rộng rãi nhất. Đây là thành phần thường gặp trong hơn 600 loại thuốc khác nhau. Nhưng acetaminophen có thể đặc biệt nguy hiểm khi dùng nhiều hơn liều khuyến cáo. Thuốc có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, có thể dẫn đến suy gan và thậm chí tử vong. Và một người có thể có nguy cơ cao hơn nếu đang bị bệnh gan hoặc uống nhiều hơn ba ly rượu mỗi ngày.
  • Vì vậy, điều đặc biệt quan trọng là phải kiểm tra cẩn thận tất cả các nhãn để đảm bảo rằng acetaminophen không phải là một thành phần trong nhiều loại thuốc đang dùng.

Cách dùng thuốc an toàn với thuốc giảm đau NSAID

  • NSAID an toàn cho hầu hết mọi người khi dùng đúng liều lượng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, chúng có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày nghiêm trọng. Nguy cơ gia tăng ở những người có tiền sử xuất huyết dạ dày, trên 60 tuổi, uống bia rượu mỗi ngày hoặc nếu đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc corticoide (prednisolone)
  • NSAID cũng có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Trẻ em không nên dùng các sản phẩm aspirin vì chúng có thể dẫn đến hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp nhưng đe dọa tính mạng.

Cách sử dụng các thuốc giảm đau hướng thần

  • Thuốc giảm đau hướng thần là một loại thuốc giảm đau được bác sĩ kê mà không thể tự ý mua trên thị trường. Lý do là vì cơ chế tác động của nhóm thuốc giảm đau này là trên hệ thần kinh trung ương. Do đó, có thể gây nghiện nếu dùng quá liều.
  • Một số ví dụ về thuốc giảm đau hướng thần bao gồm
    + Percocet
    + Oxycontin
    + Vicodin
    + Codeine
    + Morphine
  • Các thuốc này có thể là thành phần trong nhiều loại thuốc giảm đau phối hợp, với acetaminophen và/hoặc NSAIDs. Để đảm bảo hiểu rõ về thuốc cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn rõ ràng nhé.

Các nguy cơ uống thuốc giảm đau quá liều

Một số điều kiện sẽ làm tăng nguy cơ dùng quá liều thuốc giảm đau, ví dụ:

  • Tiền sử lạm dụng chất kích thích trước đây.
  • Dùng các loại thuốc khác có thể không kết hợp tốt với thuốc giảm đau như thuốc chống lo âu và thuốc giãn cơ.
  • Uống quá nhiều thuốc giảm đau, do đó trở nên dung nạp.
  • Ngừng thuốc một thời gian, sau đó dùng cùng liều lượng đã dùng trước khi ngừng (có thể quá nhiều).
  • Dùng thuốc giảm đau khi chúng không được kê đơn.
  • Tùy tiện mua thuốc giảm đau mà không có hiểu biết về thành phần của thuốc.

Các triệu chứng của quá liều thuốc giảm đau

Các triệu chứng quá liều thuốc giảm đau có thể trở nên đáng sợ, đặc biệt nếu nó đang xảy ra với chính bạn hay người thân trong gia đình.

Cần nhận biết các triệu chứng để có thể được trợ giúp ngay lập tức

Uống thuốc giảm đau thường xuyên có sao không

  • Thở cực kỳ nông.
  • Mệt mỏi cùng cực hoặc hành động giống như hôn mê
  • Có thể bị nôn mửa, tiêu chảy và đau dạ dày
  • Đau ngực.
  • Vô thức.
  • Gây giãn nở đồng tử

Nếu phát hiện ra người có những biểu hiện trên thì nên gọi cấp cứu ngay. Điều quan trọng là phải tìm kiếm sự trợ giúp trước khi tình trạng thiếu oxy ảnh hưởng đến não.

Trong trường hợp quá liều các thuốc giảm đau thông thường, các dấu hiệu và triệu chứng có thể không được chú ý ngay lập tức nhưng vẫn cần phải can thiệp y tế sớm

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Cảm giác nóng rát trong cổ họng hoặc dạ dày.
  • Đau bụng.
  • Sốt.
  • Chóng mặt.
  • Chuyển động mắt nhanh.
  • Mệt mỏi.
  • Chảy máu hoặc bầm tím.
  • Vàng mắt hoặc da.
  • Lú lẫn.

Các quy tắc đơn giản về an toàn thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau không kê đơn là để giúp người bệnh cải thiện các cảm giác khó chịu và miễn là dùng thuốc theo chỉ dẫn, chúng có thể giảm đau và hạ sốt an toàn và hiệu quả. Để ngăn ngừa quá liều bất kỳ loại thuốc giảm đau không kê đơn nào, cần tuân thủ:

  • Hãy đọc tất cả các nhãn thuốc, nhất là về thành phần và liều lượng trước khi dùng thuốc.
  • Luôn dùng thuốc theo chỉ dẫn. Không bao giờ dùng thuốc với liều lượng lớn hơn hoặc trong thời gian dài hơn chỉ dẫn.
  • Nói chuyện với bác sĩ trước khi thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào.
  • Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về cách sử dụng thuốc giảm đau hoặc liều lượng dùng, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ trước.
  • Ngược lại, đối với các thuốc giảm đau kê đơn, đặc biệt là các thuốc giảm đau hướng thần, tuyệt đối tuân thủ theo toa thuốc của bác sĩ. Không tự ý tăng lần dùng thuốc hay uống thuốc quá số lượng chỉ định nhằm đạt được mục tiêu giảm đau một cách an toàn và phòng tránh nguy cơ nghiện thuốc về sau.

Thuốc giảm đau thường an toàn nếu dùng theo chỉ dẫn. Nhưng khi uống thuốc giảm đau quá liều lại có thể dẫn đến tổn thương gan, xuất huyết dạ dày và bệnh thận. Do đó, cần tìm hiểu về thuốc giảm đau, biết dùng thuốc với liều lượng và mật độ phù hợp để có thể bảo vệ bản thân và gia đình khỏi việc dùng quá liều thuốc giảm đau không chủ ý