Uống thuốc vào ban đêm có tốt không

Uống thuốc vào đúng thời điểm trong ngày có thể tạo sự khác biệt lớn về hiệu quả điều trị.

Uống thuốc sai thời điểm tưởng chừng như vô hại nhưng có thể khiến chúng mất đi tác dụng, thậm chí gây nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là thời điểm sử dụng đúng của một số loại thuốc phổ biến:

Thuốc dùng trước bữa ăn sáng

- Thuốc bổ sung sắt: Uống thuốc bổ sung chất sắt với một ly nước cam hoặc khi bụng đói sẽ tạo môi trường axit giúp hấp thu tốt nhất. Khi bụng đói, bạn bổ sung sắt có thể gây cảm giác buồn nôn, nên dùng kèm với một ít thức ăn.

Sắt cũng có thể tương tác với các loại thuốc khác, cản trở sự hấp thu canxi, vitamin tổng hợp và kháng sinh. Nếu bạn dùng nhiều thuốc, ngoài việc bổ sung sắt, cần trao đổi với dược sĩ về các loại đang dùng.

Uống thuốc vào ban đêm có tốt không
Uống thuốc sai thời điểm có thể mất đi tác dụng. Ảnh: Pinterest.

- Thuốc điều trị tăng huyết áp: Huyết áp của bạn thường cao hơn vào buổi sáng. Uống thuốc vào thời điểm này giúp ổn định huyết áp cho người bệnh.

- Thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp: Thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp hoạt động tốt nhất khi uống lúc bụng đói. Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc khác - ngay cả các sản phẩm không kê đơn như vitamin tổng hợp - nên tham khảo ý kiến dược sĩ để được tư vấn phù hợp.

- Chứng trào ngược axit và ợ nóng: Để đạt hiệu quả điều trị trào ngược axit và ợ nóng, bạn nên dùng thuốc trước khi ăn.

- Thuốc điều trị loãng xương: Phần lớn các loại thuốc trị loãng xương được sử dụng liều đầu tiên vào buổi sáng khi bụng đói, có thể uống hàng tuần hoặc hàng tháng. Một số loại thuốc điều trị loãng xương được sử dụng hàng ngày trước khi đi ngủ, nhưng không được kê đơn thường xuyên như uống buổi sáng. 

Thuốc dùng sau khi ăn sáng

- Vitamin tổng hợp: Sau khi ăn sáng, bạn có thể uống vitamin tổng hợp. Hàm lượng chất béo trong bữa ăn sẽ giúp các vitamin tan ra và được hấp thu. Vitamin tổng hợp cũng có thể cung cấp năng lượng, vì vậy, hãy dùng nó để khởi đầu ngày mới.

Nếu bạn đang sử dụng cùng lúc các chất bổ sung sắt, canxi, thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp hoặc kháng sinh, có thể diễn ra một cuộc chiến hấp thu trong hệ thống tiêu hóa. Dược sĩ có thể đề nghị chuyển vitamin tổng hợp sang sau bữa ăn trưa và tách biệt thuốc buổi sáng để giúp cơ thể chuyển hóa từng loại. 

- Thuốc thông mũi và chống dị ứng: Nghẹt và các triệu chứng dị ứng phổ biến như ngứa mắt thường tồi tệ hơn vào buổi sáng. Uống thuốc này sau khi ăn sáng sẽ giúp làm sạch xoang, vì vậy, bạn sẽ cảm thấy bớt cảm giác khó chịu trong ngày. Bạn nên tránh dùng các loại thuốc này vào buổi chiều hoặc tối, nó làm bạn tỉnh táo, trằn trọc và khó ngủ.

- Probiotic: Bạn hãy uống men vi sinh sau khi ăn. Thức ăn trong dạ dày của bạn sẽ giúp men tiêu hóa phát huy tác dụng. Nếu bạn uống men vi sinh khi bụng đói, môi trường axit có thể đe dọa sự sống của chúng.

- Thuốc điều trị viêm khớp: Dùng thuốc điều trị viêm khớp trước hoặc sau khi ăn sáng sẽ giúp kiểm soát triệu chứng trong ngày. Nhiều đơn thuốc điều trị viêm khớp có liều thứ hai uống sau bữa ăn tối để đảm bảo người bệnh thức dậy giảm cứng khớp và tăng khả năng vận động.

Uống thuốc vào ban đêm có tốt không
Bạn nên uống vitamin tổng hợp sau bữa ăn sáng. Ảnh: Lifehacker.

- Thuốc lợi tiểu: Uống thuốc lợi tiểu vào buổi sáng cho phép cơ thể bạn loại bỏ lượng nước dư thừa vào ban ngày. Chúng ta nên dùng thuốc lợi tiểu vào buổi sáng để tránh giấc ngủ ban đêm bị gián đoạn do tác dụng phụ. 

Thuốc nên dùng sau bữa ăn tối

Gan chuyển hóa phần lớn cholesterol trong khi ngủ vào ban đêm. Vì vậy, uống thuốc điều trị tăng cholesterol máu sau bữa tối sẽ giúp duy trì chỉ số chất này ở mức ổn định. 

Thuốc nên dùng trước khi đi ngủ

Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên uống thuốc ngủ ngay trước khi đi lên giường. 

Trước khi bắt đầu dùng kháng sinh theo đơn, bạn hãy trao đổi kỹ với dược sĩ để tránh tác dụng phụ khó chịu hoặc nguy cơ giảm hiệu quả. Mỗi loại kháng sinh có hướng dẫn riêng về liều lượng, tương tác với thực phẩm và các loại thuốc khác.

Khi uống thuốc, ta không nên tự ý ăn bưởi hoặc nước ép từ loại quả này mà không nói chuyện với dược sĩ hoặc bác sĩ. Trái cây có thể làm tăng tác dụng của một số loại thuốc như tim mạch.

Ngoài ra, nhiều loại thuốc cần được uống nhiều lần trong ngày. Khi dùng bất kỳ thuốc có hoặc không kê đơn, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, hỏi ý kiến dược sĩ, bác sĩ của bạn.

LTS: Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology Infertility. Phòng mạch tọa lạc trong khuôn viên bệnh viện Fountain Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465, Fountain Valley, CA 92708. Số điện thoại liên lạc: (714) 429-5848, trang nhà: www.bacsihongocminh.com

Nên uống thuốc khi nào cho tốt?

Trong một bài viết trước, tôi đã trình bày, đa số thuốc có thể uống giờ nào trong ngày cũng được, vì phần nhiều thuốc được chia làm hai, hay ba lần mỗi ngày, chỉ trừ một số thuốc, mà phần nhiều liên hệ đến bệnh tim mạch, hay hội chứng “mỡ, đường, máu.”

Thứ nhất, thuốc statin, giảm cholesterol, tốt nhất uống ban đêm, sau buổi cơm tối, vì 70% cholesterol được sản xuất ra trong khi ngủ.

Kế đến là thuốc Metformin, trị bệnh tiểu đường, thường thì được chia ra làm 2 hay 3 cử, nên uống viên cuối cùng trước bữa cơm tối, nhưng đừng gần giờ đi ngủ quá, vì sẽ làm cho lượng đường trong máu xuống thấp khoảng 3, hay 4 giờ sáng, làm mất giấc ngủ.

Riêng thuốc trị bệnh cao huyết áp, “cao máu,” theo một nghiên cứu từ trường Bioengineering and Chronobiology Labs at the University of Vigo in Spain, dựa trên 19,084 bệnh nhân, so sánh uống thuốc vào buổi sáng và vào giấc tối, thì nên uống trước giờ đi ngủ sẽ có lợi hơn. Những người uống thuốc hạ huyết áp vào buổi tối, nguy cơ bị tử vong vì bệnh tim, đột quỵ tim, suy tim, hay bị tai biến não, sẽ giảm đi 45% đến 66%.

Một số bác sĩ khuyên bệnh nhân uống thuốc vào buổi sáng vì áp suất thường tăng cao khi mới thức dậy, và chuẩn bị cho một ngày làm việc trước mặt, nhưng điều nầy không đúng, dựa trên nghiên cứu mới nầy.

Một lý thuyết cho rằng, áp suất thường tăng cao trong khi ngủ, nếu giấc ngủ không được sâu, nhất là cho những người bị bệnh mất ngủ. Đây là mối liên hệ giữa bệnh mất ngủ và bệnh cao huyết áp, phần nhiều huyết áp tăng cao, kéo dài trong ngày sau một đêm ngủ không ngon.

Bệnh cao huyết áp là nguyên nhân giết người cao nhất, thường là thầm lặng. Vì thế, ngoài việc uống thuốc đều đặn, nên tìm cách giảm stress, thay đổi nếp sống càng sớm càng tốt.

Nên tránh tham khảo “bác sĩ Google”

Tự chẩn bệnh bằng cách tham khảo “bác sĩ Google” thường sẽ dẫn ta đi lòng vòng như vào ma trận, tạo thêm những lo âu không cần thiết.

Ví dụ, để tìm nguyên do bị đau xương sườn, có thể dẫn tới những lo âu về bệnh tim mạch, bệnh ung thư, hay bệnh xuất huyết. Ví dụ khác, bị nhức đầu, hơi sốt vì bị cảm cúm, khi tham khảo Google, có thể tự đặt mình vào những trường hợp bệnh như nhiễm trùng máu, bướu não, hay xuất huyết não chẳng hạn.

Nghiên cứu cho thấy, tự tìm hiểu triệu chứng trên mạng thường dẫn đến những kết luận sai lệch. Do vậy, tham khảo triệu chứng với “bác sĩ Google” thường là nguy hiểm cho tính mạng, khi mà kiến thức y khoa căn bản không có.

Uống thuốc vào ban đêm có tốt không
Uống thuốc vào ban đêm có tốt không
Tự chẩn bệnh bằng cách tham khảo “bác sĩ Google” thường tạo thêm những lo âu không cần thiết. (Hình minh họa: Getty Images)

Tại sao nên tránh tra cứu Google về tình trạng sức khỏe?

Thường thường, có hai khuynh hướng: Có khi ta thường hay phóng đại các triệu chứng và tự chữa bệnh… trật. Ngược lại, có khi ta lại tự phủ nhận những triệu chứng có thật, đi tra cứu để tìm cách bỏ qua các triệu chứng báo trước của một căn bệnh nguy hiểm.

Thêm vào đó, là nguy cơ hình thành một tình trạng gọi là “sợ bị bệnh” và ngược lại, gọi là bị bệnh tưởng… tượng. Càng tra cứu trên mạng, dễ đưa đến tình trạng, sợ phải “chạm mặt” với bác sĩ.

Kiến thức y khoa trên mạng thuộc vào diện, thượng vàng hạ cám, không biết đâu là đúng, đâu là sai, phần nhiều là tin đồn hoảng. Cho dù đúng đi chăng nữa, phần nhiều lại vượt quá tầm hiểu biết của người trung bình.

Để tìm hiểu cho đúng mức độ chính xác của bài viết y khoa:

1-Nên chú trọng ở một số website có khả tín, ví dụ như Web MD chẳng hạn. Nhưng nên tránh wikipedia, vì ở đây, ai cũng có thể “đóng góp” mà không có kiểm chứng.

2-Khi đọc một bài viết y khoa, nên tìm hiểu về căn bản của người viết, trình độ y khoa của tác giả, xem có đáng tin cậy hay không.

3-Khi tác giả nêu một số nghiên cứu, cần nêu rõ nguồn của nghiên cứu ấy, từ trung tâm hay bệnh viện nào, đăng trên báo nào. Nếu cần, tìm đến nguồn xuất xứ của nghiên cứu ấy để đọc.

4-Khi đọc một nghiên cứu, cần phải biết thêm nghiên cứu ấy có nhận thêm nguồn tài trợ tài chánh của ai khác hay không. Ví dụ, một số hãng thuốc cho tiền đài thọ một nghiên cứu có lợi cho thuốc của họ, thì cũng nên cẩn thận chừng mực về mức độ khả tín.

5-Cần tìm hiểu xem nghiên cứu nầy có được sự phê chuẩn của các đồng nghiệp cùng ngành nghề hay không?

6-Cần tìm hiểu xem nghiên cứu nầy đã được nghiều nghiên cứu khác nêu tên hay không?

7-Cần tìm hiểu xem nghiên cứu ấy cũ hay mới. Một nghiên cứu xảy ra hơn 10 năm có thể không còn đúng nữa.

Nói chung, khi mà chúng ta không chắc, thì nên đi tham khảo với bác sĩ, người thật, việc thật, là nhanh nhất và trung thật nhất. Bạn có thể hỏi bác sĩ về một số điều “học hỏi” được trên mạng, nhưng tránh không nên thách đố bác sĩ về những kiến thức được truyền xuống từ “thầy Google.” Nên nhớ, để trở thành một bác sĩ, phải trải qua nhiều năm học chứ không phải vài giờ hay vài ngày trên net. (Hồ Ngọc Minh)