Usda organic là gì

Tại Mỹ, các sản phẩm hữu cơ luôn được người tiêu dùng ưu tiên sử dụng, chính vì thế mà những tiêu chuẩn đánh giá chung như chứng nhận hữu cơ USDA luôn được chú trọng. Đây là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ với điều kiện nghiêm ngặt nhất – và nó cũng là tiêu chuẩn thực phẩm thực sự.  Để có được chứng nhận này, các nông trại hoặc cơ sở sản xuất phải đạt 200 tiêu chí nghiêm ngặt. Sản phẩm hữu cơ dưới chứng nhận của các đại diện thuộc USDA có nhiều cấp bậc, tuy nhiên chỉ những sản phẩm chứa từ 95% - 100% nguyên liệu hữu cơ [organic] mới được thể hiện dấu [logo] của USDA trên tem nhãn sản phẩm.

Chứng nhận hữu cơ USDA là gì?

USDA là từ viết tắt của United States Department of Agriculture [ Bộ nông nghiệp Mỹ], một cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý phát triển và thực thi những chính sách được chính phủ Mỹ thông qua liên quan đến nông, lâm, ngư nghiệp. Đồng thời, cơ quan này còn cấp giấy phép [Chứng nhận USDA] cho các mặt hàng nông nghiệp về tiêu chuẩn hữu cơ, và chỉ có những sản phẩm nào đạt trên 95% thành phần hữu cơ mới được cấp phép.

Nông nghiệp hữu cơ sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp bằng các phương pháp bảo vệ môi trường và hầu như không dùng các nguyên vật liệu nhân tạo như thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh. Người nông dân nuôi trồng hữu cơ, trang trại sử dụng phương pháp canh tác hữu cơ và quy trình chế biến thực phẩm hữu cơ phải theo các tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm hữu cơ và chất xơ. Các tiêu chuẩn này sẽ bao quát toàn bộ quy trình sản xuất và sản phẩm từ lúc ở nông trại đến bữa ăn của người tiêu dùng, gồm chất lượng đất trồng, nước tưới, kiểm soát sâu bệnh, tập quán chăn nuôi, và các quy tắc về phụ gia thực phẩm.

Chứng nhận hữu cơ USDA cần phải đảm bảo:

– Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học

– Hỗ trợ sức khỏe và an toàn động vật

– Nuôi trồng trong môi trường mở giúp động vật hoạt động tự nhiên và đúng tập tính

– Chỉ sử dụng các nguyên vật liệu trong danh mục cho phép

– Không sử dụng các thành phần biến đổi gen

– Cơ quan chứng nhận kiểm tra trang trại hàng năm

– Tách riêng thực phẩm hữu cơ với các thực phẩm không sản xuất theo phương pháp hữu cơ

Dán nhãn

Chứng nhận hữu cơ USDA được theo dõi, giám sát hàng năm thông qua tổ chức được USDA ủy quyền, bao gồm việc thanh tra tại nơi sản xuất của các cơ sở sản xuất mà không được báo trước hoặc có thể được báo trước. Nếu vì lý do bất kỳ, một sản phẩm hữu cơ vi phạm các quy định hữu cơ của USDA đều bị thực thi pháp luật, bao gồm các hình phạt tài chính, đình chỉ hoặc hủy bỏ chứng nhận hữu cơ. Tất cả các sản phẩm được chứng nhận hữu cơ USDA đều được đánh dấu rõ ràng và hiển thị trên sản phẩm với con dấu chứng nhận:

– Nhãn “100% organic”: Tất cả các thành phần phải được chứng nhận hữu cơ; tất cả các phương pháp sản xuất và chế biến phải là hữu cơ; nhãn sản phẩm phải ghi rõ tên cơ quan chứng nhận trên phần thông tin sản phẩm; có con dấu hoặc xác nhận của USDA.

– Nhãn “organic”: Sản phẩm có trên 95% thành phần hữu cơ được chứng nhận; các thành phần phi hữu cơ chiếm 5% phải nằm trong danh mục cho phép; nhãn sản phẩm phải ghi rõ tên cơ quan chứng nhận trên phần thông tin sản phẩm; có con dấu hoặc xác nhận của USDA.

– Nhãn “made with organic”: Sản phẩm có ít nhất 70% thành phần hữu cơ được chứng nhận; nhãn sản phẩm phải ghi rõ tên cơ quan chứng nhận trên phần thông tin sản phẩm; không có con dấu của USDA xuất hiện trên các sản phẩm này.

– Nhãn “specific organic ingredients”: Sản phẩm đa thành phần có thành phần hữu cơ được chứng nhận dưới 70%; không có con dấu của USDA xuất hiện trên các sản phẩm này.

Vi phạm quy định về nhãn dán của USDA sẽ bị phạt 10.000 USD cho mỗi lần phát hiện vi phạm.

Với sứ mệnh mang đến nguồn thực phẩm sạch, tốt cho sức khỏe và thân thiện với môi trường, Solomon International tự hào là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm được chứng nhận hữu cơ USDA nhằm chia sẻ những lo lắng của khách hàng khi chọn mua thực phẩm hàng ngày cho gia đình.

Tham khảo thêm các sản phẩm tại website:

Organic Valley: //solomonorganic.com/san-pham/87_sua-organic-valley.html 

Horizon Organic: //solomonorganic.com/san-pham/93_sua-huu-co-horizon.html 

California Farm: //solomonorganic.com/san-pham/94_san-pham-huu-co-khac.html

Lakewood: //solomonorganic.com/san-pham/96_nuoc-trai-cay-lake-wood.html 

USDA là từ viết tắt của United States Department of Agriculture [ Bộ nông nghiệp Mỹ], một cơ quan nhà nước có nhiệm quản lý phát triển và thực thi những chính sách được chính phủ Mỹ thông qua liên quan đến nông, lâm, ngư nghiệp. Đồng thời, cơ quan này còn cấp giấy phép [ Chứng nhận USDA] chứng nhận hữu cơ USDA cho các mặt hàng nông nghiệp về tiêu chuẩn hữu cơ, và chỉ có những sản phẩm nào đạt trên 95% thành phần hữu cơ mới được cấp phép. Để hiểu rõ hơn USDA là gì, các bạn hãy tham khảo bài viết được Cheriskin.com chia sẽ sau đây nhé!

Chứng nhận USDA là gì?

Tại Mỹ, một trong những thị trường bán lẻ lớn nhất trên thế giới hiện nay. Các sản phẩm hữu cơ luôn được người tiêu dùng ưu tiên sử dụng, chính vì thế mà những tiêu chuẩn đánh giá chung như USDA luôn được chú trọng.

Bộ nông nghiệp Mỹ đưa ra nhiều chính sách về tiêu chuẩn Hữu cơ [ NOP – National Organic Program] nhằm mô tả một cách chi tiết nhất về các yêu cầu tỷ lệ hữu cơ trong các sản phẩm nông nghiệp. Các sản phẩm nếu đáp ứng đầy đủ mọi tiêu chí được đưa ra sẽ được cấp giấy chứng nhận USDA và được Bộ nông nghiệp chịu trách nhiệm quản lý.

Bên cạnh đó, Bộ nông nghiệp Mỹ còn nghiêm cấm sử dụng các loại chất bảo quản và chất hóa học độc hại dưới mọi hình thức. Điều này nhằm chứng minh quá trình sản xuất cũng như chế biến các sản phẩm hữu cơ là biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đồng thời còn giúp bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, cơ quan này cũng cho phép sử một số sản phẩm hỗ trợ khác nhưng phải nằm trong danh sách các chất được phê duyệt.

Những điều cần biết về giấy chứng nhận USDA

  • Chứng nhận USDA cho cây trồng: Thông thường, chứng nhận USDA sẽ có 3 dạng con dấu khác nhau, mỗi loại sẽ tương ứng mới từng lĩnh vực nông nghiệp nhất định. Chẳng hạn như con dấu chứng nhận cho cây trồng hữu cơ sẽ giúp xác nhận lượng bùn thải, tia bức xạ, phân bón tổng hợp, những loại sinh vật có bị biến đổi gen hay không và cả thuốc trừ sâu có trong danh sách bị cấm sử dụng.
  • Chứng nhận USDA trong chăn nuôi: Loại giấy phép này sẽ xác minh những nhà sản xuất có đáp ứng đẩy đủ các tiêu chí về sức khỏe và an toàn của động vật hay không. Nguồn thịt cung ứng cho thị trường người tiêu dùng không được phép sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, chất kích thích tăng trưởng, chỉ sử dụng thức ăn hữu cơ,..
  • Chứng nhận USDA cho thực phẩm đa thành phần hữu cơ: Trong trường hợp này, giấy chứng nhận sẽ xác nhận xem sản phẩm có đạt tiệu chuẩn thành phần chất hữu cơ hay không [ Trên 95%].

Chứng nhận tiêu chuẩn USDA không đơn thuần là một chiến lực kinh doanh, nó còn là một hành động thiết thực mà người cung ứng sản phẩm nông nghiệp cam kết với người tiêu dùng về việc xây dụng một môi trường sống an toàn. Chính vì thế, chứng nhận USDA hiện nay được xem là một trong những loại chứng nhận hữu cơ có giá trị đánh giá chất lượng sản phẩm tốt nhất hiện nay.

Cách đăng ký chứng nhận USDA

Với những loại hàng hóa thuộc lĩnh vực nông nghiệp, để được cấp giấy chứng nhận về chất lượng không hề dễ dàng một tí nào. Nó đỏi hỏi cả một quá trình cống hiến cũng như thực hiện cam kết trong suốt thời gian trồng trọt, chăn nuôi. Và để có được giấy chứng nhận USDA cũng vậy, cơ quan chức năng sẽ phải tiến hành kiểm tra và xem xét mọi công đoạn trong quá trình hoạt động chứ không đơn thuần là đánh giá thành phẩm sau cùng.

Trong trường hợp bạn đã chắc chắn mô hình trồng trọt, chăn nuôi của mình thực là hữu cơ thì việc lấy giấy chứng nhận chỉ còn là vấn đề thời gian. Để đăng ký chứng nhận USDA hiện nay phải trãi qua 3 giai đoạn sau:

  • Lựa chọn điểm đăng ký giấy chứng nhận USDA. Sau khi có mẫu đơn đăng ký thì hãy tiến hành điền thông tin chính xác theo yêu cầu. Tiếp đến thì bạn phải chờ đơn vị đó sẽ xem xét đơn đề nghị, nếu mọi thứ đều hợp cách thì đại lý sẽ lên lịch kiểm tra thực tế mô hình đầu tư của bạn.
  • Những đại lý có uy tín sẽ xem xét toàn bộ mô hình trồng trọt hay chăn nuôi mà bạn yêu cầu kiểm duyệt, việc kiểm tra này nhằm xác nhận thông tin bạn cung cấp có thực sự chính xác hay không. Đặc biệt, những vấn đề liên quan đến chất cấm trong nông nghiệp sẽ được lưu tâm nhiều nhất. Và khi cuộc kiểm tra tổng thể hoàn tất, người kiểm tra sẽ phỏng vấn bạn một lần nữa và sẽ thông báo những điểm cần sửa đổi do chưa đạt yêu cầu.
  • Quá trình kiểm tra kết thức, thanh tra viên sẽ tiến hành viết báo cáo theo những thông tin thực tế đã xác nhận trước đó. Trong bảng báo cáo này cũng sẽ thể hiện rõ ràng là mô hình đầu tư của bạn có thực sự đạt những tiêu chí cần thiết hay không. Nếu cơ quan cấp phép nhận thấy không có bất kỳ điều gì cẩn sửa đổi thì lúc này sản phẩm từ mô hình đầu tư sẽ được dán nhãn với chứng nhận USDA.

Các từ khóa liên quan:

  • USDA là gì
  • USDA là tổ chức gì
  • chứng nhận USDA là gì
  • tiêu chuẩn USDA là gì
  • USDA post là gì
  • USDA prime là gì
  • chứng nhận organic là gì

Video liên quan

Chủ Đề