Vai trò của truyền thống Việt Nam trong việc phát triển và xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp: Động lực nội sinh phát triển bền vững

Doanh nghiệp Thứ hai, 06/12/2021 - 10:05
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và trước những tác động của đại dịch Covid-19 văn hóa doanh nghiệp [DN] được nhận định chính là động lực giúp DN xử lý khủng hoảng, tìm kiếm lối thoát, phục hồi và phát triển.

Ngày 5/12, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn quốc gia thường niên Văn hoá với doanh nghiệp năm 2021 với chủ đề: Tiếp biến văn hoá - Nền tảng phục hồi và phát triển bền vững kinh tế. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng thành công của Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII, góp phần đưa Cuộc vận động Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam đi sâu vào cuộc sống. Đồng thời, nhằm góp thêm một tiếng nói khẳng định quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong việc coi văn hóa là nền tảng tinh thần, là nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững quốc gia, dân tộc; văn hóa DN trở thành hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

Yếu tố tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Từ khi đất nước chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao vai trò của các DN, bởi hệ thống DN chính là bệ đỡ, là xương sống của nền kinh tế. Đặc biệt, để thực hiện khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc các DN phải phát triển hài hòa trên các trụ cột: kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, trong đó văn hóa chính là yếu tố vàng, là nền tảng dẫn dắt và điều chỉnh các trụ cột khác.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch [VH-TT&DL] Nguyễn Văn Hùng nêu rõ, văn hóa DN là hệ thống các giá trị, chuẩn mực, quan niệm và hành vi chi phối hoạt động của mọi thành viên trong DN, được các thành viên chia sẻ và tạo nên bản sắc riêng cho DN. Văn hóa DN được tạo dựng trong suốt quá trình hình thành và phát triển của DN, dần dần trở thành tình cảm, suy nghĩ, niềm tin, ý thức tự giác của mỗi cá nhân và truyền thống của DN.

Sứ mệnh, tầm nhìn, những giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội, văn hóa giao tiếp và ứng xử trong DN, phong cách lãnh đạo và phương thức quản trị DN sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh, tạo nên uy tín, thương hiệu của DN, từ đó dẫn tới sự phát triển ổn định, bền vững cho DN.

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của văn hóa DN, ngày 26/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1846/QĐ-TTg lấy ngày 10/11 hằng năm làm Ngày Văn hóa DN Việt Nam và tại lễ công bố Ngày Văn hóa DN Việt Nam, 7 /11/2016. Thủ tướng đã phát động Cuộc vận động Xây dựng văn hóa DN Việt Nam, sau đó thành lập Ban tổ chức triển khai Cuộc vận động để giúp Thủ tướng đưa Cuộc vận động vào cuộc sống nhằm khẳng định văn hóa DN là yêu cầu cơ bản, cấp thiết để phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN

Mới đây nhất, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng nhấn mạnh nhiệm vụ: Xây dựng văn hóa DN, văn hóa doanh nhân và văn hóa kinh doanh" tiếp tục cho thấy sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề xây dựng văn hóa DN, văn hóa kinh doanh.

Thông qua các nội dung, nhiều ý kiến đề xuất cần xây dựng văn hóa DN trở thành hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế, xã hội

Vaccine trong đại dịch

Trên tinh thần và giá trị cốt lõi của văn hóa DN, tại diễn đàn, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các lãnh đạo DN đã trao đổi, chia sẻ xoay quanh những câu chuyện về tiếp biến văn hóa và vai trò, ứng dụng của tiếp biến văn hóa với việc phục hồi và phát triển bền vững kinh tế. Đặc biệt là câu chuyện về Vaccine văn hoá DN trước đại dịch Covid-19 khẳng định vai trò của văn hóa kinh doanh, văn hóa DN trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại chịu nhiều tác động của dịch bệnh.

Đề cập đến tiếp biến văn hóa, theo ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: Hiện nay, các xu hướng tiếp biến văn hóa tại Việt Nam theo những mô hình quản trị DN kinh doanh tốt hơn chẳng hạn như xây dựng thương hiệu, quan hệ khách hàng và những điều gắn với kinh doanh hiện đại. Bên cạnh đó, văn hóa truyền thống Việt Nam với bản sắc vốn có với sự tích hợp giữa hiện đại và giữ được bản sắc. Điều này giúp DN ngày càng kinh doanh tốt hơn và vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thị Vân Hoa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng nhìn nhận, tiếp biến văn hóa không chỉ là tiếp thu cái mới mà phải tạo dựng thêm các tiếp biến mới trong quá trình vận động của DN.

Hiện tại, theo các chuyên gia, những tác động của tiếp biến văn hóa có thể giúp DN xây dựng quá trình sản xuất, thúc đẩy quản trị DN và từ đó, doanh nghiệp gắn kết trong sản xuất vượt qua khó khăn khủng hoảng nhất. Cùng với đó, DN cũng cần tiếp cận với tiếp biến văn hóa dựa trên cách tiếp cận trên giá trị mở. Quá trình tiếp cận về tiếp biến văn hóa đúng hướng sẽ tác động với những đối tượng liên quan như bạn hàng, đối tác và người tiêu dùng giúp DN kinh doanh phát triển hơn.

Dịch Covid-19 bùng phát, gây ra những khủng hoảng lớn cho DN, nhiều DN, công ty đã cắt giảm sản lượng, giảm lao động Tuy nhiên, trong khó khăn nhiều người lao động vẫn bám trụ, gắn bó với DN để cùng vượt qua sóng gió. Có được điều này chính là do yếu tố văn hóa DN tạo nên. Trong đại dịch, văn hóa DN như tấm lá chắn hay là vaccine giúp DN không bị chảy máu chất xám.

Chia sẻ kinh nghiệm quản trị và bài học đắt giá trong sử dụng văn hóa DN, bà Trần Trâm Anh, Tổng giám đốc vùng Công ty TNHH Coast Phong Phú cho hay, văn hóa giống như vaccine đi vào DN và cần phải đủ liều, đúng thời điểm. "DN chúng tôi đã xem con người như là trái tim DN vì nếu trái tim khỏe, nếu như năng lực con người tốt thì DN sẽ tồn tại và phát triển tốt. Thành công của DN chính là phải tạo kháng thể tốt và để làm được điều này DN phải bắt mạch trái tim để có thể duy trì sức khỏa của DN", bà Anh bày tỏ.

Văn hóa DN sẽ giúp các DN phát triển nhanh hơn, đây là khẳng định của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [PetroVietnam] - ông Hoàng Quốc Vượng. Theo ông Hoàng Quốc Vượng, thời gian qua, PetroVietnam đưa vào giá trị văn hóa cốt lõi đó là nghĩa tình. Tập đoàn đã tạo thuận lợi cho người lao động trong công việc, ứng xử có trước có sau với người lao động. Điều này đã và sẽ giúp DN vượt qua khó khăn và người lao động ngày càng gắn bó với DN.

Trong bối cảnh nền kinh tế, xã hội chịu nhiều tác động của đại dịch Covid-19, để văn hoá DN trở thành hệ điều tiết sự phát triển của kinh tế, ông Hồ Anh Tuấn Chủ tịch Hiệp hội Phát triển văn hóa DN Việt Nam cho biết, nhiều ý kiến, đề xuất từ diễn đàn tới Chính phủ đó là cần tập trung chỉ đạo quyết liệt liệt việc xây dựng và thực thi văn hoá công chức, trong đó lấy người dân, DN làm trung tâm, phụng sự đất nước là trên hết. Còn đối với các DN được công nhận đạt chuẩn văn hoá kinh doanh Việt Nam cần có chủ trương, chính sách phù hợp để khuyến khích, động viên.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề nghị các Bộ, ngành, theo lĩnh vực quản lí nhà nước, căn cứ vào pháp luật và thẩm quyền, có các cơ chế quan tâm đến các DN đạt chuẩn văn hoá kinh doanh Việt Nam. Việc quy định đạt chuẩn văn hoá kinh doanh là một tiêu chí để các DN được bình xét, bình chọn các danh hiệu quốc gia khác có liên quan.

Tôn vinh các DN đạt chuẩn văn hoá kinh doanh Việt Nam

Trong khuôn khổ của diễn đàn, Hiệp hội Phát triển văn hoá DN Việt Nam đã tiến hành Sơ kết 5 năm Cuộc vận động Xây dựng văn hóa DN Việt Nam và tôn vinh các DN đạt chuẩn văn hoá kinh doanh Việt Nam [theo Bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện, các Bộ, ngành tham gia] và các DN có hoạt động tích cực hưởng ứng Cuộc vận động Xây dựng văn hóa DN Việt Nam.

Hoa Quỳnh - Thu Thủy

Video liên quan

Chủ Đề