Vấn đề thưởng phạt học sinh đang nổi lên như một vấn đề của khoa học giáo dục hiện đại

Quốc hội yêu cầu thiết kế môn Lịch sử bao gồm cả phần bắt buộc và lựa chọn

Lịch sử sẽ là môn bắt buộc trong chương trình THPT

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa ký ban hành Kế hoạch thực hiện môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới với một số nội dung bắt buộc từ năm học này.

Theo kế hoạch thực hiện môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng một số nội dung ở môn Lịch sử bậc THPT trở thành nội dung bắt buộc dạy và dạy học áp dụng từ năm học 2022 - 2023. Dự kiến, thời lượng phần bắt buộc 52 tiết/năm học [lớp 10, lớp 11, lớp 12] để dạy bắt buộc cho tất cả học sinh.

Môn Lịch sử sẽ trở thành môn học bắt buộc trong trường THPT từ năm học 2022-2023.

GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam rất ủng hộ chủ trương này, ông cho rằng, lịch sử là môn học quan trọng, mỗi công dân đều cần am hiểu lịch sử. Không phải chỉ học đến cấp THCS đã hiểu về lịch sử, ngay cả khi trưởng thành cũng cần những kiến thức của môn này. Lịch sử không gói gọn trong vài năm mà là hàng ngàn năm hình thành và phát triển của một đất nước. Lịch sử cũng không đóng khuôn trong một lãnh thổ quốc gia mà là cả thế giới.

"Chúng ta học lịch sử để hiểu về sự sinh tồn, phát triển văn hóa, văn minh của dân tộc, không chỉ hiểu về nước mình mà hiểu về cả các nước khác trên thế giới. Lịch sử cần giữ đúng vị thế là một môn học quan trọng trong chương trình. Nhiều người vẫn cho rằng Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa là môn chính, các môn như Sử, Địa chỉ là môn phụ, nhưng trong xã hội hiện đại, bất cứ môn học nào, tri thức nào cũng cần, ở bậc phổ thông thì lại càng cần phát triển toàn diện, học không phải chỉ để thi", GS Phạm Tất Dong nói.

PGS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho hay quan điểm lịch sử phải là môn bắt buộc đã được ông đề cập nhiều lần từ năm 2015. Theo PGS Vy, môn lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc. Môn lịch sử cũng củng cố các giá trị nhân văn, lòng khoan dung, nhân ái, tinh thần cộng đồng và hình thành những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu.

"Nhiều người nói sửa chương trình lúc này là vội vàng, tôi cho rằng việc sửa không quá phức tạp. Trong đó sẽ có phần chủ đề và phần chuyên sâu. Phần chủ đề thì đã có sẵn các nội dung, dùng để dạy cho học sinh đại trà, phần chuyên sâu dành cho các em yêu thích hoặc hướng nghiệp có môn Lịch sử", PGS Nghiêm Đình Vỳ nêu quan điểm.

Xét về khoa học giáo dục, việc bồi dưỡng kiến thức lịch sử cho học sinh trung học phổ thông là cần thiết nhằm phát triển con người toàn diện khơi dậy truyền thống yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Xét về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông có sự trưởng thành về nhận thức khả năng tiếp nhận tốt hơn về lịch sử đất nước và lịch sử cách mạng Việt Nam. Và trên thế giới, Lịch sử trong chương trình THPT luôn là môn học bắt buộc.

Đổi mới dạy Lịch sử thế nào?

GS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho rằng, một chương trình cố định với quá nhiều các môn học bắt buộc đã không còn phù hợp và thậm chí là quá tải với đa số học sinh trong một trường trung học. Thay vào đó, các hoạt động giáo dục trong nhà trường phải trở nên đa dạng và linh hoạt nhất có thể để đáp ứng nhu cầu học tập của đông đảo cá nhân học sinh. Việc Lịch sử là môn học bắt buộc với thời lượng 52 tiết/năm học thực ra không phải là quá nặng. Nhưng mấu chốt ở đây là đổi mới cách giảng dạy chứ không phải cứ là môn học bắt buộc thì học sinh sẽ thích học.

TS Nguyễn Tùng Lâm, Thành viên tổ tư vấn Ủy ban đổi mới giáo dục của Chính phủ cho rằng, để chất lượng dạy và học môn Lịch sử được cải thiện, cần có giải pháp thay đổi về cách kiểm tra đánh giá, tổ chức dạy học ra sao để học sinh dù không đi, xét tuyển đại học bằng môn này vẫn học Lịch sử, không có chuyện không thi sẽ không học.

Vấn đề đặt ra là cần dạy môn Lịch sử cho học sinh phổ thông thế nào để không nhạt nhòa như hiện nay. Không phải cái gì học cũng phải thi và không phải cứ thi mới cần học. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT cũng như các nhà trường cần tính đến việc làm sao để gắn Lịch sử với các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, trong cách tổ chức dạy học cũng cần thay đổi. Khi hướng nghiệp, các em không chỉ học về nghề nghiệp đó, mà còn được học về truyền thống của ngành nghề đó, tinh thần yêu nước, vượt khó vươn lên, sẵn sàng hy sinh trong công việc các em theo đuổi…

Theo Nghị quyết Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV về lĩnh vực giáo dục có nêu Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu ý kiến cử tri, nhân dân và đại biểu Quốc hội, thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp Trung học phổ thông, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh.

Lịch sử thành môn 'bắt buộc': Cấp tốc sửa chương trình trong 1 tháng

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sáng 12/7: Người Việt xếp hàng viết sổ tang tưởng nhớ và bật khóc trước di ảnh ông Shinzo Abe | SKĐS


[PLO]-  Tiếp xúc cử tri Cần Thơ ngày 10-7, Thủ tướng đã trả lời về nhiều vấn đề quan trọng như đầu tư các dự án trọng điểm, đấu thầu thuốc, sách giáo khoa…

Ngày 10-7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu Quốc hội [ĐBQH] đơn vị TP Cần Thơ đã tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ ba, QH khóa XV.

Cử tri Đỗ Văn Ngon phát biểu ý kiến tại buổi tiếp xúc với Đoàn ĐBQH TP Cần Thơ ngày 10-7. Ảnh: NHẪN NAM

Tại buổi tiếp xúc, cử tri Đỗ Văn Ngon [quận Cái Răng] góp ý Bộ GD&ĐT nên quan tâm làm sách giáo khoa thống nhất cả nước, còn như vừa qua đổi sách liên tục gây khó khăn cho người dân. Ông Ngon cũng đề nghị tăng cường xử phạt hàng gian hàng giả; hỗ trợ giải quyết lương cho lực lượng bán chuyên trách ở địa phương, hỗ trợ cho người tham gia phòng chống dịch…

Cử tri Dương Văn Bé [quận Cái Răng] kiến nghị trung ương tiếp tục hỗ trợ để Cần Thơ phát triển thực sự là trung tâm của vùng. Trong đó, hỗ trợ ngân sách để đầu tư giao thông tránh dự án kéo dài. Cạnh đó, ông Bé cho rằng Luật Đất đai 2013 còn nhiều bất cập, quy hoạch treo, dự án treo và giá cả đền bù thấp trong khi phân lô nền giá cao.

“Đền bù 800 triệu/1000m2 mà người dân mua 2-3 tỉ/100m2 thì ai mua nổi, còn bất cập thủ tục vòng vèo, rườm rà, đề nghị sửa Luật Đất đai thông thoáng để quyền lợi người dân tốt hơn, hưởng thụ nhiều hơn” – ông Bé nêu ý kiến.

Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH TP Cần Thơ ngày 10-7. Ảnh: NHẪN NAM

Cử tri Nguyễn Xuân Xinh [quận Ninh Kiều] băn khoăn về chỉ số tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 6,5% liệu có đạt được trong điều kiện tình hình kinh tế, dịch bệnh trên thế giới còn phức tạp. Cạnh đó, ông Xinh cũng bày tỏ, liệu có kiểm soát lạm phát dưới 4% như đề ra.

“Đề nghị Đoàn ĐBQH đơn vị TP Cần Thơ cho biết thông tin 12 đại án làm tổn thất 63.300 tỉ giờ này thế nào rồi, xử lý trách nhiệm cơ quan chủ quản thế nào?” – ông Xinh nêu ý kiến.

Bên cạnh đó, nhiều cử tri cũng có ý kiến về giải quyết khó khăn trong mua thuốc, sinh phẩm phòng chống dịch và khám chữa bệnh cho người dân, quan tâm lực lượng y bác sĩ…

Thay mặt lãnh đạo TP Cần Thơ, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội, giải trình một số ý kiến cử tri liên quan đến trách nhiệm của TP.

Trả lời một số vấn đề cử tri nêu ra, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói về tình hình dịch COVID-19 và cho rằng không được lơ là chủ quan mất cảnh giác dù độ bao phủ vaccine khá lớn.

Điểm lại một số vấn đề lớn về tình hình kinh tế, xã hội, Thủ tướng cho rằng chúng ta đang đứng trước rất nhiều khó khăn thách thức. Cạnh đó, Thủ tướng cũng điểm lại tình hình kinh tế xã hội cả nước 6 tháng đầu năm, trong đó đáng chú ý kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát [2,44%], thị trường lao động phục hồi tốt, thu nhập bình quân đạt hơn 7 triệu/người/tháng…; tổ chức Sea Game 31 thành công tốt đẹp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời một số vấn đề cử tri nêu ra tại cuộc tiếp xúc ngày 10-7. Ảnh: NHẪN NAM

Về 12 dự án thua lỗ ngành công thương, Thủ tướng cho biết chúng ta đã giải quyết được cơ bản 7/12 doanh nghiệp thua lỗ. Chính phủ đã cắt giảm khoảng 5.000 dự án để tập trung cho các dự án trọng tâm, trọng điểm, chiến lược đặc biệt là hạ tầng giao thông, chuyển đổi số, chống biến đổi khí hậu…

6 tháng cuối năm, Thủ tướng cho rằng cần tập trung ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát là nhiệm vụ ưu tiên, trọng tâm cấp bách. Trong đó thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt an toàn và thận trọng, chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, giảm các loại thuế phí lệ phí, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tăng thu tiết kiệm chi, giảm nợ công…

Song song với đó, quản lý chặt chẽ giá cả thị trường, phòng chống đầu cơ tích trữ, buôn lậu, tiêu cực; Đảm bảo vững chắc nguồn cung năng lượng, đảm bảo tuyệt đối an toàn an ninh lương thực.

Khắc phục vấn đề mua thuốc, Thủ tướng cho biết sau khi có chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã vào cuộc tích cực hơn đã mở thầu với tổng thầu khoảng 9.000 tỉ cho thuốc, vật tư.

Thủ tướng gặp gỡ, lắng nghe ý kiến cử tri Cần Thơ trong giờ giải lao. Ảnh: NHẪN NAM

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, ngay ở Cần Thơ, các sở ngành cũng phải vào cuộc, căn cứ quy định làm nghiêm túc công tác đấu thầu để giải quyết khó khăn về thuốc trong khám, chữa bệnh cho người dân.

“Trước khi tôi vào đây đã có chỉ đạo Bộ trưởng Tài chính và Y tế. Việc này đáng lý của Bộ Y tế, nhưng tôi chỉ đạo Bộ trưởng Tài chính hướng dẫn, tháo gỡ cho y tế, còn Bộ Y tế lo chống dịch, lo sức khỏe… Chỗ này cũng từng bước khắc phục và kịp thời tháo gỡ, vì đây là vấn đề nổi lên trong thời gian vừa qua. Chính phủ cũng đã lắng nghe người dân, báo chí và đã vào cuộc tích cực cái này.

Tuy nhiên so với yêu cầu thì vẫn chưa đạt yêu cầu. Chủ tịch UBND các cấp trong đó có TP Cần Thơ cũng phải tích cực vào cuộc, tinh thần làm trong sáng đúng quy định, chống tiêu cực, tham nhũng” – ông Chính cho hay.

Về các công trình trọng điểm, Thủ tướng cho biết tối qua ông đã đi khảo sát Cảng Cái Cui [ở Cần Thơ] xem như nào. Cảng này đầu tư cũng lâu rồi nhưng hôm qua xem lại thấy hiệu quả chưa cao vì luồng Định An. Ông cho biết vấn đề này cần xử lý ngay.

Chiều nay, Thủ tướng cùng đoàn công tác sẽ họp với Cần Thơ để bàn việc này xem cần cơ chế nào. Ông cũng đề nghị Cần Thơ cần tiết kiệm và đầu tư trọng tâm trọng điểm, đầu tư cái nào dứt cái đó rồi mới làm cái khác.

“Liên quan sách giáo khoa, học phí… phải nghiên cứu một cách toàn diện, tổng thể, nghiêm túc, chất lượng và hiệu quả. Tinh thần chung là giảm khó khăn cho phụ huynh, học sinh trong điều kiện hiện nay, còn mức độ, thời điểm nào, cách làm thế nào thì các bộ các ngành phải làm thấu đáo” - Thủ tướng Phạm Minh Chính

Cũng theo Thủ tướng, lĩnh vực giáo dục là lĩnh vực rất khó, đụng đến tất cả mọi người dân. Vấn đề học môn lịch sử cũng đã nói rồi, chúng ta vừa có học bắt buộc vừa có học tự chọn, để kiến thức phổ thông liên tục từ lớp 1-12. Tự chọn ở cấp cuối để các em, các cháu học sinh thấy cần thiết và đảm bảo đam mê, đúng tinh thần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.

Liên quan sách giáo khoa, Thủ tướng cho biết trong cuộc họp Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ GD&ĐT cùng với các bộ, ngành nghiên cứu một cách thấu đáo, căn cứ vào pháp lý, tình hình thực tiễn để nghiên cứu làm sao phù hợp chính sách.

NHẪN NAM

Video liên quan

Chủ Đề