Văn học thời Lê nội dung phản ánh điêu gì

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Văn học dưới thời Lê sơ thể hiện nội dung gì?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử 7 do Top tài liệu biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

A. Thể hiện tình yêu quê hương

B. Có nội dung yêu nước sâu sắc

C. Đề cao giá trị con người

D. Đề cao giá trị nhân dân

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Có nội dung yêu nước sâu sắc

Giải thích: Văn học dưới thời Lê sơ thể hiện nội dung yêu nước sâu sắc.

Các thể loại văn học chính thời kỳ này gồm thơ, phú, chiếu, biểu, văn bia, truyện ký, cáo, chính luận. Lực lượng sáng tác thời Lê sơ khá hùng hậu và thành tựu sáng tác cũng rất lớn, để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử văn học thời phong kiến của Việt Nam.

Nội dung văn học thời kỳ này khá phong phú, phản ánh đa dạng đời sống chính trị, xã hội, tinh thần.

– Văn học thời Lê sơ phát triển phong phú: Văn học chữ Hán, chữ Nôm đều phát triển.

– Văn thơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

– Xuất hiện nhiều tác phẩm nổi tiếng, được lưu truyền cho đến nay : Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập….

Văn học thời Lê nội dung phản ánh điêu gì

a) Thời kỳ đầu

– Nguyễn Trãi được xem là tác gia quan trọng hàng đầu của văn học thời Lê sơ. Những tác phẩm được truyền tụng nhiều nhất của ông gồm có:

+ Bình Ngô đại cáo: viết tháng 4 năm 1428, thuật lại cuộc khởi nghĩa Lam Sơn – quá trình đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập cho nước Đại Việt. Tác phẩm này được coi là áng thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 trong lịch sử Việt Nam.

+ Quân trung từ mệnh tập: Là tác phẩm văn xuôi do Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết trong màn trướng từ năm 1423 đến 1427, phần lớn là thư từ gửi cho tướng lĩnh nhà Minh trong thời gian chiến tranh và các biểu, dụ. Tổng số còn sưu tầm được đến nay là 69 bài.

+ Ức Trai thi tập: tập thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, hiện còn lại 99 bài.

+ Quốc âm thi tập: Tập thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi, hiện còn 254 bài[2]. Đây là tập thơ Nôm cổ nhất và cũng là mốc đánh dấu bước phát triển của chữ Nôm thế kỷ 15.

– Nguyễn Mộng Tuân cũng là nhà văn nổi tiếng đương thời. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là Hạ thừa chỉ Ức Trai tân cư (Mừng nhà mới của quan thừa chỉ Ức Trai) và Chí Linh sơn phú (Phú núi Chí Linh)

– Lý Tử Tấn có tập thơ Chuyết Am, trong đó nổi tiếng nhất là Đề Ức Trai bích (đề thơ trên vách nhà Ức Trai).

b) Thời kỳ sau

– Sang nửa sau thời Lê sơ, dưới triều Lê Thánh Tông, văn học Đại Việt có bước phát triển mới. Chính vua Lê Thánh Tông là đại diện tiêu biểu nhất của giai đoạn này.

– Các tập thơ chữ Hán: Anh hoa hiếu trị (xướng hoạ với con các đại thần khi về thăm Lam Kinh), Chinh Tây kỷ hành (viết trên đường đánh Chiêm Thành năm 1471), Minh lương cẩm tú (xướng hoạ với các văn thần), Quỳnh uyển cửu ca (xướng hoạ với các văn nhân trong hội Tao Đàn), Xuân Vân thi tập (năm 1496), Châu cơ thắng thưởng, Văn minh cổ suý, Cổ kim cung từ thi tập

– Lam Sơn Lương thuỷ phú (bài phú miêu tả vẻ đẹp của núi Lam và sông Lương và công trạng của khởi nghĩa Lam Sơn)

– Thơ chữ Nôm: Hồng Đức quốc âm thi tập, và một số bài trong Lê triều danh nhân thi tập

– Thái Thuận là nhà thơ trữ tình, có tiếng thời Hồng Đức, tác phẩm được các học trò sưu tầm thành Lã Đường thi tập.

– Nguyễn Bảo để lại tập thơ Châu Khê tập, cũng do học trò sưu tầm sau khi ông mất.

– Vũ Quỳnh và Kiều Phú: hai nhà văn có công lớn trong việc sắp xếp hiệu chỉnh lại tác phẩm Lĩnh Nam chích quái ra đời từ thời nhà Trần.

– Đặng Minh Khiêm để lại tập thơ vịnh sử Việt giám định sử thi – tập thơ vịnh sử lớn đầu tiên trong văn học Việt Nam.

a) Bình ngô đại cáo

– Tờ cáo là một thông báo cho người dân trong nước về việc đánh bại nhà Minh và sự khẳng định sự độc lập của Đại Việt. Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo không chỉ tuyên bố độc lập, mà còn khẳng định sự bình đẳng của Đại Việt với Trung Quốc trong lịch sử từ trước đến nay và thể hiện nhiều ý tưởng về sự công bằng, vai trò của người dân trong lịch sử và cách giành chiến thắng của quân khởi nghĩa Lam Sơn. Ngoài ra, Nguyễn Trãi sử dụng Bình Ngô đại cáo để chứng minh tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và trả lời câu hỏi tại sao quân khởi nghĩa Lam Sơn có thể chiến thắng quân đội nhà Minh đó là chính sách dựa vào nhân dân.

– Bài Bình Ngô đại cáo là thông báo bằng văn bản và được viết theo thể văn biền ngẫu. Nguyên tác được viết bằng chữ Hán, và được các học giả như Ngô Tất Tố, Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim dịch sang tiếng Việt. Kết cấu bài cáo gổm 5 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu… đến Chứng cứ còn ghi. : Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lý về chủ quyền độc lập của quốc gia Đại Việt.

+ Đoạn 2: Từ Vừa rồi đến Trời đất chẳng dung tha. : Tố cáo và kết án tội ác tày trời của giặc Minh.

+ Đoạn 3: Từ Ta đây… đến Lấy yếu chống mạnh, thường đánh bất ngờ: Hình ảnh của vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn và những khó khăn trong buổi đầu dấy nghiệp.

+ Đoạn 4: Từ Rốt cuộc: Lấy đại nghĩa thắng hung tàn,…đến Mà cũng xưa nay chưa từng nghe thấy: Quá trình mười năm kháng chiến và thắng lợi vẻ vang.

+ Đoạn 5: Phần còn lại: Khẳng định ý nghĩa to lớn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và lời tuyên bố hoà bình.

Văn học thời Lê nội dung phản ánh điêu gì

b) Hồng đức Quốc âm thi tập

– Hồng Đức Quốc âm thi tập là tập thơ Nôm Đường luật của nhiều tác giả trong đó có Lê Thánh Tông với vai trò người chủ xướng, được sáng tác ở nửa cuối TK XV. Tuy không chỉ giới hạn trong 28 năm niên hiệu Hồng Đức (1470-1497), nhưng phần lớn các sáng tác chắc đã được viết ra trong khoảng thời gian này và có thể cả trong những năm tồn tại sự hoạt động của Hội Tao đàn (1495-1497). Các bài thơ trong tập không để tên tác giả, nhưng chắc chắn họ là nhân sĩ thời Hồng Đức, một số người sau này có thể sẽ tham gia Hội Tao đàn. Một số bài được đoán là của Lê Thánh Tông, hoàn toàn không phải do lời văn “khẩu khí đế vương” mà chính do lời thơ rõ ràng là của người đứng đầu Nhà nước phong kiến ý thức được vai trò của mình đối với vương triều, với đất nước, người đứng đầu phong trào sáng tác thơ văn cung đình ý thức được địa vị chủ xướng, để các văn thần cùng họa.

Văn học thời Lê nội dung phản ánh điêu gì

– Hồng Đức quốc âm thi tập hiện có 328 bài, chia thành năm môn loại : Thiên địa môn (môn loại về trời đất) 59 bài, Nhân đạo môn (môn loại về người) 46 bài, phần lớn vịnh các nhân vật Lịch sử hoặc nhân vật truyền thuyết của Trung Quốc và Việt Nam,Phong cảnh môn (môn loại về phong cảnh) 66 bài, Phẩm vật môn (môn loại về phẩm vật) 69 bài, Nhàn ngâm chư phẩm (ngâm vịnh lúc thanh nhàn) 88 bài.

- Văn học thời Lê sơ phát triển phong phú:

+ Văn học chữ Hán phát triển và tiếp tục chiếm ưu thế, với hàng loạt tập thơ, văn nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,…

+ Văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng. Có những tác phẩm nổi tiếng như: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

- Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

thường phản ánh nội dung chính trị,xã hội

Bình Ngô đại cáo: viết tháng 4 năm 1428, thuật lại cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - quá trình đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập cho nước Đại Việt. Tác phẩm này được coi là áng thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 trong lịch sử Việt Nam.

Quân trung từ mệnh tập: Là tác phẩm văn xuôi do Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết trong màn trướng từ năm 1423 đến 1427, phần lớn là thư từ gửi cho tướng lĩnh nhà Minh trong thời gian chiến tranh và các biểu, dụ. Tổng số còn sưu tầm được đến nay là 69 bài.

Ức Trai thi tập: tập thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, hiện còn lại 99 bài.

Quốc âm thi tập: Tập thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi, hiện còn 254 bài[2]. Đây là tập thơ Nôm cổ nhất và cũng là mốc đánh dấu bước phát triển của chữ Nôm thế kỷ 15.