Vật có giá trị khác là gì

Từ điển mở Wiktionary

Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm

Tiếng Việt[sửa]

Cách phát âm[sửa]

IPA theo giọng Hà NộiHuếSài GònVinhThanh ChươngHà Tĩnh
zaː˧˥ ʨḭʔ˨˩ ja̰ː˩˧ tʂḭ˨˨ jaː˧˥ tʂi˨˩˨
ɟaː˩˩ tʂi˨˨ ɟaː˩˩ tʂḭ˨˨ ɟa̰ː˩˧ tʂḭ˨˨

Danh từ[sửa]

giá trị

  1. Cái mà người ta dùng làm cơ sở để xét xem một vật có lợi ích tới mức nào đối với con người. Thịt, trứng.. là những thức ăn có giá trị.Giá trị của một phát minh khoa học là thúc đẩy kỹ thuật tiến lên.Giá trị của một tác phẩm văn học.
  2. Cái mà người ta dựa vào để xét xem một người đáng quí đến mức nào về mặt đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, tài năng. Giá trị của người lao động là năng suất lao động.
  3. Những quan niệm và thực tại về cái đẹp, sự thật, điều thiện của một xã hội. Ta vẫn duy trì những giá trị đạo đức của con người qua các thời đại.
  4. Tính chất qui ra được thành tiền của một vật trong quan hệ mua bán, đổi chác. Cái xe đã dùng hai năm, chỉ còn bảy chục phần trăm giá trị ban đầu.
  5. Độ lớn của một đại lượng, một lượng biến thiên. Giá trị dương.Giá trị âm.

Dịch[sửa]

Tham khảo[sửa]

  • Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí [chi tiết]

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Kế toánCác khái niệm cơ bảnCác lĩnh vực kế toánCác loại tài khoản kế toánCác báo cáo tài chínhCác chuẩn mực kế toánSổ sách kế toánKiểm toánCác chứng nhận kế toánCon người và tổ chứcPhát triển
Niên độ kế toán · Dồn tích · Ghi sổ · Các cơ sở tièn mặt và dồn tích · Dự báo dòng tiền · Sơ đồ tài khoản · Nhật ký đặc biệt · Kế toán sức mua mặt hàng không đổi · Giá vốn hàng bán · Điều kiện tín dụng · Kế toán theo giá thị trường · FIFO và LIFO · Ưu đãi · Giá thị trường · Nguyên tắc phù hợp · Ghi nhận doanh thu · Cân đối · Thực thể kinh tế · Hoạt động liên tục · Nguyên tắc trọng yếu · Đơn vị kế toán
Chi phí · Ngân sách · Tài chính · Pháp lý · Công · Xã hội · Quỹ · Quản trị · Thuế [Hoa Kỳ] · Thuế [Việt Nam]
Tài sản · Tiền mặt · Giá vốn hàng bán · Khấu hao tài sản cố định · Chi trả từng kỳ · Vốn chủ sở hữu [tài chính] · Chi phí · Uy tín [kế toán] · Khoản nợ [kế toán tài chính] · Lợi nhuận [kế toán] · Doanh thu
Báo cáo thường niên · Bảng cân đối · Lưu chuyển tiền tệ · Báo cáo thay đổi trong vốn chủ sở hữu · Kết quả kinh doanh · Báo cáo tài chính · Báo cáo lợi nhuận giữu lại · Lưu ý · Thảo luận và phân tích quản lý · XBRL
Các chuẩn mực kế toán được chấp nhận rộng rãi · Những chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi · Thống nhất các chuẩn mực kế toán · Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế [IFRS] · Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế · Nguyên tắc kế toán quản trị
Hệ thống ghi sổ kép · Báo cáo đối chiếu tài khoản · Nợ và Có · Kế toán FIFO và LIFO · Nhật ký chung · Sổ cái · Sổ cái chung · Tài khoản chữ T · Bảng cân đối kiểm tra
Báo cáo kiểm toán · Kiểm toán tài chính · GAAS / ISA · Kiểm toán nội bộ
CA · CPA · CCA · CGA · CMA · CAT · CIIA · IIA · CTP
Kế toán viên · Các tổ chức kế toán · Luca Pacioli
Lịch sử kế toán · Ngiên cứu · Kế toán thực chứng · Đạo luật Sarbanes-Oxley

Hộp này:

  • xem
  • thảo luận
  • sửa

Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng. Khi phân loại tài sản theo chu kỳ sản xuất, ta có tài sản cố định và tài sản lưu động. Còn khi phân loại tài sản theo đặc tính cấu tạo của vật chất, ta có tài sản hữu hình và tài sản vô hình.[1][2]

Tài sản cố định[sửa | sửa mã nguồn]

Tài sản cố định là tư liệu sản xuất chuyên dùng trong sản xuất kinh doanh, có giá trị lớn và dùng được vào nhiều chu kì sản xuất.

Tài sản cố định được phân thành bất động sản và động sản.

1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:

a] Đất đai.

b] Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó.

c] Các tài sản khác gắn liền với đất đai.

d] Các tài sản khác do pháp luật quy định.

2. Động sản là những tài sản cố định không phải là bất động sản.

Tài sản lưu động[sửa | sửa mã nguồn]

Trong kế toán, một tài sản lưu động là một tài sản trong bảng cân đối trong đó dự kiến sẽ được bán hoặc sử dụng hết trong tương lai gần, thường là trong vòng một năm, hoặc một chu kỳ kinh doanh - tùy cái nào dài hơn. Tài sản điển hình hiện nay bao gồm tiền, tương đương tiền, tài khoản phải thu, kho, phần của các tài khoản trả trước đó sẽ được sử dụng trong vòng một năm, và đầu tư ngắn hạn.

Tài sản hữu hình[sửa | sửa mã nguồn]

Bao gồm những vật [có những điều kiện nhất định] tiền và giấy tờ có giá [ngôn ngữ luật học]. Tài sản hữu hình là những thứ có thể dùng giác quan nhận biết được hoặc dùng đơn vị đo lường được. Điều kiện để vật trở thành tài sản là một vấn đề còn tranh cãi rất nhiều, bởi vì khi vật không thuộc của ai gọi là vật vô chủ, nhưng không ai gọi là tài sản vô chủ cả. Khi nói đến tài sản hữu hình bắt buộc chúng phải có một số đặc tính riêng như:

  • Thuộc sở hữu của ai đó;
  • Có đặc tính vật lý;
  • Có thể trao đổi được;
  • Có thể mang giá trị tinh thần hoặc vật chất;
  • Là những thứ đã tồn tại[tài sản trước kia] đang tồn tại và có thể có trong tương lai.

Tài sản hữu hình khi có càng nhiều đặc tính nêu trên thì càng chắc chắn đó là tài sản hữu hình.

Tài sản vô hình[sửa | sửa mã nguồn]

Là những quyền tài sản [nghĩa hẹp] thuộc sở hữu của một chủ thể nhất định và thường chỉ gắn với một chủ thể nhất định và thường không thể chuyển giao. Tuy nhiên một số quyền tài sản có thể chuyển giao như thương hiệu, hàng hóa, tiền mã hóa [Bitcoin, Ethereum,...], tài sản trí tuệ hoặc ủy quyền cho chủ thể khác. Tài sản vô hình là những thứ không thể dùng giác quan để thấy được và thường không thể dùng đại lượng để tính. Nhưng trong quá trình chuyển giao có thể quy ra tiền [cái này là quan trọng nhất]. Tùy từng thời điểm nhất định mà quyền tài sản có giá như thế nào. Việc gây thiệt hại về tài sản vô hình của chủ thể sẽ phải bồi thường nhưng rất khó để xác định giá trị của nó. Ngoài những quy định trong luật còn việc xác định giá trị của tài sản vô hình không thể xác định được.[3]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam về ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tài sản trí tuệ

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ O'Sullivan, Arthur; Sheffrin, Steven M. [2003]. Economics: Principles in Action. Upper Saddle River, New Jersey: Pearson Prentice Hall. tr. 272. ISBN 978-0-13-063085-8.
  2. ^ Siegel, J. G.; Dauber, N.; Shim, J. K. [2005]. The Vest Pocket CPA. John Wiley & Sons. ISBN 978-0471708759. OCLC 56599007.
  3. ^ “Giới thiệu chung về tài sản trí tuệ” [PDF].

Chủ Đề