Vay tiền cho sinh viên 2023

Để hỗ trợ sinh viên trang trải một phần chi phí học tập và sinh hoạt, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chính sách vay vốn cho sinh viên. Theo đó, mức cho vay tối đa với mỗi học sinh, sinh viên là 2,5 triệu đồng/tháng.

Đối tượng được vay vốn

Theo Điều 2 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, đối tượng được vay vốn là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các trường dạy nghề, cụ thể:

- Sinh viên mồ côi cả cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động;

- Sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người có hộ gia đình nghèo.

- Sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.

Agribank tư vấn gói vay dành cho sinh viên

Các ngân hàng lớn như Agribank, BIDV và Vietcombank đều tham gia tích cực vào hoạt động hỗ trợ cho tân sinh viên. Theo đó, Agribank tung ra gói giải thưởng 800 triệu đồng dành cho tân sinh viên nếu đăng ký mới dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa, thẻ liên kết sinh viên.

BIDV thì hợp tác với Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học Ngoại ngữ Hà Nội triển khai các gói vay ưu đãi lãi suất, hỗ trợ tiền đóng học phí lên đến 50 tỷ đồng, lãi suất dao động 5,5-6%/năm.

Trong khi đó, Vietcombank và Agribank đều áp dụng gói vay tín chấp hỗ trợ sinh viên nhập học. Vietcombank cho vay tối đa 500 triệu đồng với thời hạn vay 60 tháng, lãi suất 0,5%/tháng, Agribank cho vay 1,25 triệu đồng/tháng, lãi suất 0,65%/tháng.

Không chỉ các NHTM Nhà nước mà các ngân hàng TMCP và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hoạt động hỗ trợ tín dụng học đường cũng sôi động không kém. Theo đó ACB, MB, HDBank, VPBank, TPBank, SHB, MSB, DongABank, Sacombank, Eximbank, ShinhanBank… đều đã tham gia hỗ trợ phí thanh toán nhập học và nộp học phí trực tuyến cho các trường học; đồng thời ngân hàng tung ra nhiều gói vay không cần tài sản đảm bảo dành cho tân sinh viên với lãi suất thấp hơn lãi suất thông thường từ 1-2%/năm.

Các nhà băng còn hợp tác với các trường đại học, cao đẳng để tài trợ các gói học bổng và triển khai các dịch vụ liên kết thanh toán không dùng tiền mặt. Đơn cử, ShinhanBank và ACB đã hợp tác với Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM [UMT] triển khai gói học bổng 8 tỷ đồng và khởi động chương trình ứng tiền học phí không lãi suất 3-12 tháng cho tân sinh viên.

HDBank thì triển khai gói tiện ích tài khoản thẻ tín dụng BFF, hỗ trợ sinh viên vay vốn 10 triệu đồng, miễn lãi 45 ngày và hoàn tiền 600 nghìn đồng/năm khi mua sắm trả góp dụng cụ học tập.

VIB và MSB hướng đến sinh viên các khối trường liên kết với nước ngoài khi tung ra các gói tín dụng ưu đãi dành cho sinh viên các trường Đại học Nam Columbia và MIT University Vietnam.

Trong khi đó, Eximbank triển khai chương trình “Du học, năm châu, giảm sâu phí chuyển” hỗ trợ giảm 50% phí chuyển tiền cho du học sinh.

Cơ hội vay vốn sinh viên rộng mở

Với sự chủ động từ hệ thống NHTM cũng như hoạt động hợp tác ngày càng sâu rộng giữa các trường học với các ngân hàng và trung gian thanh toán, có thể nhìn nhận rằng, hiện nay kênh tiếp cận tài chính đã khá rộng mở đối với sinh viên, học viên tại các cơ sở, giáo dục đào tạo.

Bước vào năm học mới 2022-2023 hiện nay mức học phí ở nhiều trường đại học, cao đẳng đã tăng khá mạnh. Tuy nhiên, người học có thể cân nhắc, lựa chọn khá nhiều kênh để tiếp cận nguồn vốn vay giá rẻ hoặc miễn lãi suất.

Theo đó, ngoài các gói vay ưu đãi mà các NHTM đang triển khai như trên, các tân sinh viên có thể tiếp cận thêm nguồn vốn học tập từ các kênh hỗ trợ từ ngân sách như: Vay vốn tín dụng chính sách tại NHCSXH theo Quyết định 05/2022/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ [mỗi học sinh - sinh viên được vay vốn tối đa 4 triệu đồng/tháng, tương đương 40 triệu đồng/năm] với lãi suất hiện nay là 6,6%/năm; vay vốn theo chương trình tín dụng học sinh - sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến [mức vay tối đa 10 triệu đồng, lãi suất 1,2%/năm]…

Ngoài ra, tùy vào từng cơ sở đào tạo có hợp tác với các NHTM và các quỹ tài chính, học sinh, sinh viên có thể tham khảo từ nhà trường để tiếp cận các khoản vay hỗ trợ lãi suất. Chẳng hạn, MB hiện đã hợp tác với 15 trường đại học để mở rộng các sản phẩm tín dụng học đường.

BIDV, Agribank, NamABank, HDBank, Sacombank, OCB, MSB, PVCombank… đều ký kết hợp tác với các trường như: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Ngân hàng TP.HCM, Đại học Hồng Bàng, HUFLIT…

Bên cạnh đó, tại một số cơ sở đào tạo lớn như Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Kinh tế, Đại học Bách Khoa TP.HCM, Đại học Hoa Sen… các sinh viên cũng có thể tiếp cận các gói vay lãi suất 0% từ nguồn Quỹ phát triển [tối đa 10 triệu đồng/học kỳ]; hoặc vay trả góp học phí qua thẻ tín dụng lãi suất từ 0-9,5%/năm [tùy từng chương trình và hợp tác giữa nhà trường và NHTM].

Động lực phát triển giáo dục tài chính

Theo đánh giá của các NHTM, việc gia tăng hợp tác với các trường đại học, cao đẳng, tham gia vào các hợp tác 3 bên giữa trường học - doanh nghiệp và ngân hàng sẽ tạo điều kiện để các TCTD xây dựng và hoàn thiện các hệ sinh thái ngành hàng, từ đó phát triển tối ưu hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Việc các ngân hàng tiến sâu vào môi trường học đường với các sản phẩm, dịch vụ như thẻ học đường, thẻ tín dụng học sinh, sinh viên; hay các gói vay lãi suất thấp, các ứng dụng thanh toán trả góp phục vụ nhu cầu học tập… sẽ là động lực thúc đẩy mảng giáo dục tài chính phát triển. Khi các cấp độ trường học tiếp cận và sử dụng ngày càng nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính số từ các NHTM thì việc phổ cập kiến thức và duy trì thói quen tiêu dùng không tiền mặt cũng sẽ tăng trưởng nhanh trong các năm tới.

Theo thoibaonganhang.vn

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề