Ví dụ về mô hình C2C ở Việt Nam

Được bơm 51 triệu USD

Công ty cổ phần Công nghệ Sen Đỏ (quản lý Sendo.vn, sàn thương mại điện tử theo mô hình C2C tại Việt Nam) vừa công bố nhận được khoản đầu tư 51 triệu USD từ các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Trong đó, 3 nhà đầu tư mới là SoftBank Ventures Korea, Daiwa PI Partners và SKS Ventures và các tên tuổi cũ là SBI, Digital Garage, Beenos, Beenext.

Ví dụ về mô hình C2C ở Việt Nam
Sendo.vn đang cung cấp 10 triệu sản phẩm với hơn 300.000 người bán và hàng triệu người mua trên khắp Việt Nam

Sự xuất hiện của các tên tuổi trong ngành công nghiệp Internet trên thế giới và các quỹ đầu tư có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại thị trường Việt Nam và châu Á được coi là bảo chứng để Sen Đỏ đặt mục tiêu tổng giá trị giao dịch qua sàn hàng năm đạt 330 triệu USD và vượt mốc 1 tỷ USD vào năm 2020.

Sen Đỏ sẽ dùng số vốn này để mở rộng thêm mô hình C2C, ra mắt Senmall - nền tảng thương mại điện tử B2C (giữa doanh nghiệp với khách hàng) mới và đưa ví điện tử Senpay trở thành nền tảng công nghệ tài chính hàng đầu Việt Nam. 

Vì sao Sen Đỏ lại lọt vào tầm ngắm của nhóm nhà đầu tư này? Thứ nhất, đây là một trong 4 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam tính theo tổng giá trị giao dịch. Hiện Sendo.vn đang cung cấp 10 triệu sản phẩm với hơn 300.000 người bán và hàng triệu người mua trên khắp 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam. 

Thứ hai, Sen Đỏ được phôi thai và sinh trưởng trong môi trường thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng với sự hậu thuẫn của GDP tăng trưởng nhanh, dân số trẻ và sẵn sàng áp dụng công nghệ. 

Thứ ba, Sen Đỏ không chỉ khai thác Hà Nội và TP.HCM, mà còn đánh mạnh vào tệp khách hàng ở các thành phố cấp 2, nơi còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác và có đến 70 triệu người dân Việt Nam đang sinh sống. 

Thứ tư, đây là một công ty Việt Nam, do người Việt điều hành và phát triển, rất hiểu về thị trường, cũng như văn hóa Việt Nam. Sen Đỏ tập trung tận dụng thế mạnh của các đối tác trong hệ sinh thái như: các shop kinh doanh, nhà vận chuyển và các công ty quảng cáo. Công ty cũng cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử và giải pháp fintech - ví điện tử Senpay khi mua và bán hàng tại Sen Đỏ cũng như đối với hoạt động mua bán truyền thống khác.

Tháng 5/2014, Sen Đỏ được thành lập. Hai tháng sau, Công ty mua lại sàn giao dịch theo mô hình C2C là 123mua.vn của Công ty cổ phần VNG. Giá trị của thương vụ được cho là khoảng 5,5 - 10 tỷ đồng. Thời điểm đó, 123mua.vn được bình chọn là một trong 5 website thương mại điện tử có uy tín trong nước, với 5 - 6 triệu lượt truy cập, khoảng 80.000 sản phẩm đăng bán, chủ yếu là các mặt hàng thời trang và công nghệ.

Xây tường cho đại gia

Ở Việt Nam, xét về mô hình thương mại điện tử B2C, C2C tại thời điểm này, khi Amazon chưa chính thức thâm nhập, có thể nói, top 3 thuộc về Facebook, Shopee, Lazada. 3 ông lớn này chiếm khoảng 60% tổng giá trị thị trường. Phần còn lại thuộc về Sendo.vn, Tiki, Vatgia, enbac, chotot.vn, Zalora, Adayroi, Foody…

Giới chuyên môn cho rằng, về cơ bản, các sàn thương mại điện tử Việt Nam thuộc chiếu dưới cũng không còn là của doanh nghiệp Việt Nam nữa, mà thuộc về các tập đoàn toàn cầu, bởi đứng sau các sàn này đều có bóng dáng các tay chơi nước ngoài. Họ sẽ đầu tư cho người chơi nào giành nhanh và hết thị trường cho họ. 

“Đây là cuộc chơi xây thị trường cho các đại gia mà thôi. Các công ty lớn sẽ đầu tư tiền cho các ông nhỏ, máu chiến, nhân sự tốt để phát triển đến một mức nào đó thì họ sẽ mua lại. Tầm nhìn của các ông lớn này tầm 10 - 20 năm nữa”, CEO một công ty trong lĩnh vực này cho biết.   

Tuy nhiên, ông này cũng cho rằng, nếu cạnh tranh kiểu trên, thì người dùng được nhiều lợi ích nhất. Người tiêu dùng không những mua hàng thuận tiện hơn, mà hàng hoá đa dạng hơn, kèm theo chính sách giảm giá liên tục và vận chuyển hàng miễn phí.

Thị trường thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt tại Đông Nam Á, với hơn 600 triệu dân. Dự báo, tới năm 2025, quy mô thị trường sẽ vào khoảng 88 tỷ USD, tương đương 6% tổng doanh số ngành bán lẻ. Tầng lớp trung lưu ngày càng đông và tiếp cận Internet dễ dàng là 2 nhân tố chính thúc đẩy thương mại điện tử tại Đông Nam Á phát triển. 

Riêng tại thị trường Việt Nam, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cũng đặt mục tiêu đến năm 2020, khoảng 30% dân số sẽ tham gia mua sắm trực tuyến, với mức chi tiêu trung bình đạt 350 USD/người. Theo dự kiến, doanh số mô hình B2C sẽ tăng 20%/năm và đạt 10 tỷ USD vào năm 2020, chiếm 5% tổng mức bán lẻ cả nước.

Nhiều con mắt nhìn thấy tiềm năng lớn mạnh của thị trường. Amazon đang tạo “cửa sổ” cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam để hàng hóa Việt Nam có mặt trên Amazon dễ dàng hơn. Đặc biệt, ông lớn này mới thông qua kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD mua cổ phần các công ty trên toàn cầu. Ngoài ra, Amazon còn tham gia các vòng huy động vốn của start-up. Lý do chính khiến Amazon đầu tư mạnh tay là để bắt kịp xu hướng công nghệ và mô hình kinh doanh mới nhất. 

Mặc dù vậy, thị trường Việt Nam với hơn 93 triệu dân vẫn là “chiến trường” rất cam go. Vậy nên, khoản đầu tư 51 triệu USD từ nhóm nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan chưa chắc giúp Sen Đỏ chen chân vào top 3, nơi Lazada, Shopee, Facebook ngự trị. 

Các cổ đông của Sen Đỏ xác định đây là cuộc chơi dài hạn và cần đầu tư lớn, cũng như không xem ai là đối thủ vì thị trường còn rất rộng lớn. Song giới chuyên môn cho rằng, các số liệu về tình hình kinh doanh của các đơn vị đưa ra là ảo (tỷ lệ đơn hàng ảo qua sàn chiếm 30 - 35%) và khó có thể đánh giá được độ khả thi của nó.

Với số vốn mới được bơm, Sen Đỏ sẽ khó chen chân vào top 3, nhưng sẽ đảm bảo họ duy trì trong cuộc chơi, vì nếu so về tiền, thì Sen Đỏ không chạy đua kịp với Lazada, Shopee, Tiki. Bởi tỷ phú Jack Ma đã đầu tư tổng cộng 4 tỷ USD vào Lazada và công ty chủ quản của Shopee là Garena, nay là Sea (Singapore), cũng không tiếc tiền chi cho Shopee tung hoành ở các thị trường trọng điểm gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.  

Trong khi đó, Tiki cũng chạy đua “đốt tiền” với các ông lớn. Sau 2 năm tiêu gần hết số tiền từ VNG, đầu năm 2018, tập đoàn thương mại điện tử lớn thứ hai ở Trung Quốc JD đã tiếp tục rót tiền vào Tiki. Trước đó, JD tuyên bố bơm 44 triệu USD cho Tiki. JD đã trở thành một trong những cổ đông lớn nhất của Tiki. Hiện tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài trong cơ cấu của Tiki đã đạt hơn 40%, trong đó JD và Sumitomo sở hữu lần lượt 22,1% và 7,32%.

Tiki có tổng giá trị hàng hóa bán ra hàng năm - một chỉ số mà các trang web thương mại điện tử đo lường doanh thu, vào khoảng 240 triệu USD và phân phối hàng hóa trên khắp Việt Nam. Tuy nhiên, Tiki lỗ hơn 40,8 tỷ đồng trong năm 2016 và lỗ 282 tỷ đồng năm 2017. 

Điều này cho thấy, muốn thắng trong cuộc chơi thương mại điện tử, thì phải có nhiều tiền. Song những người trong ngành cho hay, tiền chỉ là điều kiện cần. “Lotte đầy tiền cũng thua ở Việt Nam. Ngoài tiền, cần phải có đội ngũ mạnh. Thị trường này thiếu nhân sự chất lượng, bỏ nhiều tiền chưa hẳn có nhân sự chất lượng”, đại diện một sàn thương mại điện tử Việt Nam nói. 

Nguy cơ

Facebook từng là một trong những nền tảng cực tuyệt vời để bán hàng. Không khó hiểu khi các sàn C2C sẽ trở thành nơi tập trung một lực lượng người tiêu dùng lớn và nhiều đại lý phân phối chính thức của các thương hiệu cũng tham gia thị trường này. Nhưng đó là câu chuyện của vài năm trước. 

Giờ đây, do sự cạnh tranh quá nhiều cũng như việc không kiểm soát được chất lượng hàng hóa, người tiêu dùng đã mất dần lòng tin, người bán không còn nhìn Facebook như một kênh bán hiệu quả nữa, đặc biệt khi chi phí ngày càng tăng.

Hơn nữa, Facebook, Google có sự thay đổi về thuật toán, việc kinh doanh của người bán bị ảnh hưởng, có thể mất khách hàng, mất fanpage, mất database. Điều này có nghĩa rằng, người bán hàng sẽ phải tự xây dựng website riêng để giữ data khách hàng. 

“Những ai phụ thuộc quá nhiều vào nền tảng như Google và Facebook thì những lúc có sự thay đổi về thị trường hay thuật toán, chính sách mới của doanh nghiệp cung cấp nền tảng…, sẽ bị ảnh hưởng rất lớn”, ông Đỗ Hữu Hưng, CEO Accesstrade Vietnam nói. 

Ông Shohei Fujita, Giám đốc kinh doanh toàn cầu của Interspace cũng cho rằng, khi các shop còn nhỏ, chưa có năng lực về công nghệ, họ phải dùng các nền tảng dễ tiếp cận, không mất phí như Lazada, Facebook, Shopee… để bán hàng.

Song, khi các doanh nghiệp phát triển hơn, sang giai đoạn sau, họ sẽ tự tạo website, thậm chí tạo nhiều website để lấy data khách hàng và bán trực tiếp. Việc xây dựng website bán hàng riêng giúp họ có thể quản lý data, hàng hóa và bán rộng khắp hơn. 

Đây có vẻ là quan điểm “chống đối” lại những tiềm năng thương mại điện tử của các ông lớn trên thế giới đang đổ dồn về Việt Nam, nhưng cũng là yếu tố để các sàn thương mại điện tử theo mô hình C2C được coi là phát triển mạnh mẽ nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại phải để tâm.

Ví dụ về mô hình C2C ở Việt Nam

C2C là gì? Toàn bộ kiến thức liên quan đến C2C trong kinh doanh

I. Mô hình C2C là gì? Đặc điểm của mô hình C2C trong hoạt động kinh doanh

1. Định nghĩa

C2C là viết tắt của cụm từ Consumer to Consumer trong tiếng Anh.

C2C là 1 mô hình giao dịch thương mại điện tử giữa người mua và người bán sử dụng 1 nền tảng thứ 3 thông qua mạng Internet để tạo ra lợi nhuận, trong đó cá nhân người mua và người bán đều là những khách hàng sử dụng các cách khác nhau để mua bán các sản phẩm họ chứ không phải doanh nghiệp.

Ví dụ về mô hình C2C ở Việt Nam

C2C là gì?

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều cách để thực hiện mô hình C2C giữa các cá nhân với nhau, tất cả đều thông qua mạng Internet làm môi trường để trao đổi thông tin và giao dịch sản phẩm.

2. Đặc điểm

Ưu điểm:

  • Có cơ hội tìm được các sản phẩm mà không được bán ở các nơi khác như là đồ cổ.
  • Khách hàng được hưởng lợi nhiều hơn từ sự cạnh tranh cho các sản phẩm.
  • Tỉ suất lợi nhuận cao do việc định giá từ khách hàng do sản phẩm không có nhà bán lẻ, nhà bán buôn.

Nhược điểm:

  • Thiếu kiểm soát chất lượng sản phẩm, các đảm bảo trong khâu thanh toán.
  • Có ít sự hỗ trợ cho các giao dịch thẻ tín dụng, dễ bị lừa hoặc mất tiền.

Giải pháp: Nhờ sự xuất hiện của Paypal và các hệ thống thanh toán khác trong những năm qua đã giúp đơn giản hóa các thanh toán trên nền tảng C2C, giảm thiểu các trường hợp bị mất mát thông tin cũng như tiền của khách hàng.

II. Các ví dụ về mô hình bán hàng C2C

1. Đấu giá

Đây là kiểu mô hình giao dịch C2C dưới hình thức đấu thầu đấu giá các sản phẩm, hàng hóa giữa người mua và người bán có nhu cầu với mặt hàng đang được bán.

Hiện nay, các trang thương mại điện tử như eBay, Amazon,… là những cái tên quen thuộc cho phép người chơi tạo hồ sơ để đấu giá các sản phẩm và dịch vụ. Người ra giá cao nhất sẽ có sản phẩm trong tay.

Ví dụ về mô hình C2C ở Việt Nam

Đấu giá

2. Giao dịch trao đổi

Giao dịch trao đổi trong mô hình C2C chính là kiểu trao đổi thông tin, sản phẩm giữa người dùng. Cho phép người dùng thấy nhau trong giao dịch và trao đổi về thông tin sản phẩm.

Ví dụ về mô hình C2C ở Việt Nam

Giao dịch trao đổi

3. Dạng dịch vụ hỗ trợ

Đây là dạng mô hình C2C được mọi người rất tin dùng vì sẽ có sự hỗ trợ của bên thứ 3 để bảo đảm cả về chất lượng sản phẩm, độ uy tín, giao dịch thanh toán 1 cách an toàn và nhanh nhất.

Paypal chính là 1 dịch vụ hỗ trợ thanh toán an toàn nên đã được đưa vào mô hình C2C dể hỗ trợ độ tin cậy trong giao dịch.

Ví dụ về mô hình C2C ở Việt Nam

Dạng dịch vụ hỗ trợ

4. Bán tài sản ảo

Đây là 1 hình thức sử dụng mô hình C2C quen thuộc đối với các gamer. Ở mô hình này, những gamer sẽ bán những vật phẩm mà họ kiếm được trong game và đưa lên sản giao dịch (chợ, phiên đấu giá, giao dịch trực tiếp,…) để trao đổi, buôn bán.

Tuy nhiên, mô hình này không phải là tối ưu và an toàn nhất. Vì chưa có chính sách về các tài sản ảo trong game nên việc mất cắp, bị lừa, người mua không trả tiền,… đã trở nên khá phổ biến. Lúc này, gamer nên tìm 1 trung gian thứ 3 có đủ độ tin cậy để thực hiện các giao dịch trong game.

III. Ví dụ về các trường hợp thực tế của mô hình C2C

Ví dụ: eBayAmazon là hai nhà cung cấp C2C nổi bật trong hoạt động thương mại điện tử. Trong đó:

  • eBay: Là một trang web đấu giá hàng đầu, nơi các cá nhân có thể đưa lên danh sách hàng hóa cho khách hàng đấu thầu.
  • Amazon: Là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới, trang web này hoạt động ở cả hai thị trường B2CC2C, nghĩa là nó cho phép doanh nghiệp tiếp thị hàng hóa trực tiếp cho khách hàng và cho phép người dùng tự bán hàng hóa.

Ví dụ về mô hình C2C ở Việt Nam

eBay và Amazon

Hầu hết các trang web sẽ cho phép khách hàng tự do mua bán. Tuy nhiên, người bán phải trả một khoản phí hoặc hoa hồng. Khoản phí lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc mà người bán yêu cầu.

Ở Việt Nam, Facebook, Shopee, Lazada, Sendo, Tiki, cic32.com.vn, Foody,… là những cái tên quen thuộc trong thị trường B2C và C2C.

Và đó là tất cả những gì có liên quan đến mô hình C2C mà bạn cần biết trong kinh doanh. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Nếu có thắc mắc về điều gì trong bài thì bạn hãy để lại bình luận bên dưới nhé. Chúc bạn thành công!