Vì sao cây cao su được trồng nhiều ở Tây Nguyên

Vì sao cây cao su được trồng nhiều ở Tây Nguyên

Riêng năm 2016, các tỉnh Tây Nguyên đạt trên 200.000 tấn mủ cao su, trong đó các tỉnh Gia Lai và Kon Tum có diện tích, sản lượng mủ cao su nhiều nhất.

Từ năm 2016 trở lại đây, các tỉnh Tây Nguyên thực hiện nghiêm việc đóng cửa rừng, không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác cũng như không chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp dài ngày nói chung, cây cao su nói riêng. Hiện nay, các doanh nghiệp, nông hộ trồng cao su tiểu điền ở Tây Nguyên tập trung làm cỏ, bón phân cho cao su kiến thiết cơ bản, cao su đã đưa vào kinh doanh.

Riêng đối với việc bón phân, các doanh nghiệp, nông hộ sản xuất cao su tiểu điền đầu tư mua các loại phân bón, hóa chất để bón cho cây cao su ngay vào đầu mùa mưa.

Các doanh nghiệp, nông hộ bón từ 3-4 tấn phân chuồng ủ hoai mục/ha cao su kiến thiết cơ bản và tùy theo diện tích cao su tơ (cao su đã đưa vào kinh doanh khai thác mủ từ năm thứ nhất đến năm thứ 10), cao su trung niên, cao su già, các đơn vị, gia đình đầu tư bón từ 669 kg đến 884 kg NPK/ha/năm. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn đầu tư bón thêm phân komíx, chăm sóc, làm cỏ cho cây cao su đúng quy trình kỹ thuật, góp phần tạo điều kiện cho cây cao su phát triển với năng suất, sản lượng mủ cao.

Theo thống kê, các tỉnh Tây Nguyên hiện có tổng diện tích cao su trên 251.348ha, trong đó có 139.115ha cao su đã đưa vào kinh doanh khai thác mủ; đồng thời có 220 dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt và đất lâm nghiệp sang trồng 73.131ha cao su.

Tuy nhiên, việc thực hiện các dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt, đất lâm nghiệp sang trồng cao su thời gian qua nhìn chung chưa đạt hiệu quả về kinh tế-xã hội cũng như các mục tiêu khác đề ra như: công tác thẩm tra, sàng lọc chủ đầu tư... Vì vậy, nhiều doanh nghiệp thiếu nguồn lực, nóng vội, nghiên cứu chưa thấu đáo về điều kiện thổ nhưỡng trên đất rừng khộp ngập úng vào mùa mưa, nắng hạn vào mùa khô… khiến một số vườn cao su của các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk phát triển kém, bị chết với tỷ lệ khá cao…

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Hình thành vùng chuyên canh

Trao đổi với chúng tôi về quá trình hình thành vùng chuyên canh cao su, TS Trương Hồng, quyền Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên, cho biết: "Theo thống kê, hiện toàn vùng có 256.283ha cao su, trong đó, diện tích cho thu hoạch hơn 140.000ha, năng suất bình quân 1,42 tấn/ha, sản lượng mủ đạt hơn 200.000 tấn/năm, chiếm 27% diện tích và 20% sản lượng cao su cả nước. Diện tích cao su quốc doanh chiếm 48%, cao su nông hộ 31,8% và cao su doanh nghiệp tư nhân chiếm 20,2%. Gia Lai là tỉnh dẫn đầu về diện tích với 100.429ha, kế đến là Kon Tum có 74.718ha, Đắc Lắc 38.493ha, Đắc Nông 29.643ha và Lâm Đồng 13.000ha.Diện tích cao su vùng Tây Nguyên tăng nhanh trong giai đoạn 2006-2013. Giai đoạn này, mủ cao su có giá khá cao, đỉnh điểm vượt mốc 45 triệu đồng/tấn. Bên cạnh đó, các tỉnh Tây Nguyên cũng đồng loạt triển khai 220 dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt và đất lâm nghiệp sang trồng 73.131ha cao su...".

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Viện Khoa học kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy, cây cao su có thời gian kiến thiết cơ bản 6 năm, chi phí đầu tư cho cả chu kỳ này khoảng 60 triệu đồng/ha. Với giá mủ cao su trong thời điểm hiện nay dưới 30 triệu đồng/tấn thì trừ chi phí, mỗi héc-ta cao su, chủ vườn thu lãi ròng dưới 10 triệu đồng. Hiệu quả kinh tế thấp nên nhiều nông hộ đang tìm hướng chuyển đổi cao su sang cây trồng khác.Một trở ngại nữa là chất lượng cao su nguyên liệu vùng Tây Nguyên chưa đồng đều, nhất là từ nguồn cao su tiểu điền do nông hộ quản lý. Điều này dẫn tới tính cạnh tranh về chất lượng của cao su Tây Nguyên kém hơn so với một số nước, như: Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Mặt khác, do phát triển ồ ạt trong giai đoạn 2006-2013 nên hiện có hàng chục nghìn héc-ta cao su ở Tây Nguyên trồng trên vùng đất không phù hợp, không bảo đảm điều kiện thổ nhưỡng, như: Trồng ở độ cao hơn 700m so với mực nước biển, độ dốc hơn 30 độ, tầng canh tác thấp hơn 70cm... dẫn đến cây còi cọc, không cho thu hoạch.

Hướng đến phát triển bền vững

Nhằm khắc phục những bất cập nêu trên, đưa cây cao su phát triển bền vững, những năm gần đây, các tỉnh Tây Nguyên đã xây dựng quy hoạch một cách chi tiết, khoa học trên cơ sở phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, thủy văn, khí hậu của địa phương và bảo đảm cơ cấu ngành nông nghiệp. Ông Hà Ngọc Uyển, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai, cho biết: "Trước thực trạng giá mủ cao su không đạt như kỳ vọng và có những biến động, chi cục tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các địa phương kiên trì mục tiêu phát triển cao su bền vững nhằm nâng cao chất lượng, giá trị; diện tích cao su ngoài quy hoạch, trồng trên đất không phù hợp thì chuyển đổi sang cây trồng khác. Mới đây, qua đánh giá 44 dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt, đất lâm nghiệp sang trồng hơn 25.000ha cao su, phát hiện 12.000ha cây bị chết hoặc kém phát triển, tỉnh Gia Lai kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ cho phép các doanh nghiệp chuyển đổi diện tích này sang trồng các loại cây khác".

Theo phân tích của TS Trương Hồng, hiện nay tuy giá mủ cao su đang ở mức thấp, nhưng thị trường cao su thiên nhiên có triển vọng phát triển lâu dài do nhu cầu của thế giới được dự báo tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, do nguồn gỗ rừng tự nhiên cạn kiệt, nên nhu cầu sử dụng gỗ cao su cũng tăng mạnh. Hiện nay, giá khai thác gỗ cao su già cỗi ở Tây Nguyên đang ở mốc hơn 100 triệu đồng/ha đã tạo nguồn thu không nhỏ cho người sản xuất khi vườn cây hết thời kỳ kinh doanh. Ngoài ra, cao su có khả năng trồng xen với các cây trồng khác, hoặc cây rừng và kết hợp chăn nuôi, giúp tăng thu nhập, giảm rủi ro khi giá biến động và duy trì sự đa dạng sinh học. Cây cao su thu hút khí phát thải và tăng trữ lượng cac-bon, góp phần chống biến đổi khí hậu. Là cây trồng thân thiện môi trường, không làm giảm nguồn nước và sử dụng ít phân bón, ít hóa chất phòng trừ sâu bệnh so với cây trồng khác. Các nhà máy chế biến mủ và gỗ cao su phát triển đồng hành cùng với diện tích cây cao su góp phần cải thiện điều kiện kinh tế-xã hội cho vùng Tây Nguyên. Đến nay toàn vùng Tây Nguyên có 22 nhà máy sơ chế mủ, 7 doanh nghiệp chế biến gỗ cao su, đang tạo việc làm cho hơn 140.000 lao động, góp phần giảm nghèo bền vững và mang lại diện mạo mới cho nhiều vùng nông thôn.

Có thể nói, Tây Nguyên đã hình thành vùng sản xuất cao su tập trung, tạo nguồn nguyên liệu quan trọng cho các nhà máy công nghiệp chế biến sâu trong vùng và các vùng kinh tế khác. Nhằm phát triển cao su bền vững, bên cạnh sự chủ động xây dựng quy hoạch, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, các tỉnh Tây Nguyên rất cần được Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; có chính sách phù hợp về đất đai, vốn đầu tư, bảo hiểm cây trồng và tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới cho sản phẩm cao su.

KIỀU BÌNH ĐỊNH

Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) – Vì sao cây cao su lại được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ? (Trang 119 sgk).. Cây cao su được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ do có nhiều điều kiện thuận lợi:

Cây cao su được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ do có nhiều điều kiện thuận lợi:+ Điều kiện sinh thái:– Thổ nhưỡng: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải (đồng bằng cao và đồi lượn sóng)– Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh– Điều kiện thủy lợi đã được cải thiện, nổi bật là hồ Dầu Tiếng, hồ thủy lợi lớn nhất nước+ Điều kiện kinh tế – xã hội:– Nguồn lao động đông, có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su– Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây cao su ở Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh– Hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài)

– Có chính sách khuyến khích của Nhà nước

Trả lời câu 8 đề cương ôn tập Địa lí 9

Cây cao su được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ là do:

*Điều kiện về sinh thái:

- Thổ nhưỡng: Đông Nam Bộ có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải (đồng bằng cao và đồi lượn sóng) rất thích hợp để trồng cây cao su.

- Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh giúp cây phát triển.

- Điều kiện thủy lợi đã được cải thiện, nổi bật là hồ Dầu Tiếng, hồ thủy lợi lớn nhất nước.

*Điều kiện về kinh tế - xã hội:

- Nguồn lao động dồi dào, có truyền thống và kinh nghiệm lâu năm trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su.

- Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây cao su ở Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài).

- Có chính sách khuyến khích của Nhà nước.

Câu hỏi trước: Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ sau khi đất nước đổi mới

- Giải Địa lí 9  - Đọc Tài Liệu -

Trên đây đáp án câu hỏi vì sao cây cao su được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ trong đề cương ôn tập học kì 2 Địa lí 9, mong rằng với tổng hợp ngắn gọn kiến thức này các em sẽ có thể ôn luyện tốt nhất!

Câu hỏi: Vì sao cây cao su được trồng nhiều ở đông nam bộ?

Trả lời:

Cây cao su được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ do có nhiều điều kiện thuận lợi:

+ Điều kiện sinh thái:

- Thổ nhưỡng: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải (đồng bằng cao và đồi lượn sóng)

- Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh

- Điều kiện thủy lợi đã được cải thiện, nổi bật là hồ Dầu Tiếng, hồ thủy lợi lớn nhất nước

+ Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Nguồn lao động đông, có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su

- Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây cao su ở Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh

- Hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài)

- Có chính sách khuyến khích của Nhà nước

Mời bạn cùng Top lời giải tìm hiểu những thông tin hữu ích về cây cao su nhé !

Nguồn gốc xuất xứ cây cao su

Cây cao su ban đầu chỉ có ở Nam Mỹ – rừng nhiệt đới Amazon, được các cư dân bản địa như người Olmec ở Mesoamerica sử dụng khoảng 3.600 năm trước trong trò chơi bóng ở Mesoamerican, hay các dụng cụ đựng nước, chống nước.

Đến năm 1839 việc phát hiện ra quá trình lưu hoá mủ cao su dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu cao su thiên nhiên ở khắp thế giới.

Năm 1873, với nổ lực mang cây cao su khỏi Nam Mỹ, 12 cây con đã được nảy mầm tại Vườn Bách thảo Hoàng gia, Kew. Chúng được gửi đến Ấn Độ để trồng trọt, nhưng đã chết.

Một nỗ lực thứ hai sau đó đã được thực hiện, khoảng 70.000 hạt giống đã được Henry Wickham buôn lậu đến Kew vào năm 1875, phục vụ cho Đế quốc Anh.

Khoảng 4% trong số này nảy mầm và vào năm 1876 , trong trường hợp của Wardian, khoảng 2.000 cây giống đã được gửi đến Ceylon (Sri Lanka ngày nay) và 22 cây được gửi đến Vườn Bách thảo ở Singapore.

Sau đó cây cao su đã được nhân giống rộng rãi ở các thuộc địa của Anh, Pháp, Đông Nam Á.

Ngày nay, hầu hết các đồn điền cây cao su là ở Nam và Đông Nam Á, các nước sản xuất cao su hàng đầu năm là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam.

Đặc điểm chung

+ Vùng sinh sống bản địa của cao su là lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ). Trải dài từ vĩ độ 15 độ Nam đến 60 độ Bắc, giữa kinh độ 46 độ Tây và 77 độ Đông. Nằm trên các quốc gia Brazil, Bolivia, Peru, Colombia, Ecuador, Venezuela, Surinam và French Guyana.

+ H. brasiliensis là một loài cây thay lá hàng năm, thân thẳng có thể cao đến 43m, tuy nhiên trong sản xuất cây chỉ cao dưới 25m.

+ Vỏ cây mềm láng, có vết đốm nấm, một số bóng màu nâu, đây là bộ phận khai thác mủ cao su.

+ Lá cao su dạng ba lá chét, sắp xếp hình xoắn và tuỳ giống cao su.

+ Hoa có mùi hăng, màu vàng kem và không có cánh hoa.

+ Quả là một quả nang chứa ba hạt lớn, khi chính hoá gỗ và rụng nổ tách văng các hạt đi xa

Canh tác cây cao su

- Trong tự nhiên cao su mọc hoang dại như cây rừng. Tuy nhiên, trong sản xuất cây cao su thường được trồng thành các lô vuông 25ha với mật độ phổ biến 6m x 3m (hàng cách hàng 6m, cây cách cây 3m). Tập hợp các lô trồng thành các đồn điền cao su rộng lớn.

- Cây cao su có thời gian kiến thiết cơ bản trước khi khác thác từ 6-7 năm tuỳ điều kiện khí hậu và giống trồng.

- Bước vào tuổi khai thác, những cây đạt chu vi thân từ 50cm trở lên được khai thác mủ cao su bằng cách cạo cắt vào vỏ cây. Vòng đời khai thác mủ của vườn cây có thể đạt đến 25 năm.

- Sau thời gian khai thác mủ cao su, vườn cây cao su bước qua giai đoạn khai thác gỗ, cưa thanh lý, tái canh lại diện tích, trồng mới vụ tiếp theo.

Sản phẩm từ cây cao su

Cao su được trồng nhằm khai thác mủ cao su (cao su thiên nhiên), và thu hoạch gỗ cao su vào cuối chu kỳ khai thác mủ.

Mủ cao su

+ Đây được xem là sản phẩm chính từ cây cao su, là nguồn cao su thiên nhiên chính trên thế giới. Hiện nay, mủcao su thiên nhiênđược sản xuất và ứng dụng vào rất nhiều ngành nghề đặc biệt là ngành công nghiệp ô tô trên thế giới.

+ Giá mủ cao su biến động theo cung cầu, các thị trường lớn xuất khẩu cao su của Việt Nam có thể kể đến là Trung Quốc, Ấn Độ… Giá cao su được giao dịch chủ yếu qua sàn Osaka Nhật Bản và Thượng Hải Trung Quốc các bạn có thể theo dõi tại mụcgiá cao sutrên GCS.

Gỗ cao su

+ Gỗ cao su đang là mặt hàng có giá trị cao trong ngành nội thất, giá trị ngày càng tăng do các biện pháp cấm rừng, kỹ thuật sơ chế biến ngày càng hiện đại.

+ Gỗ cao sungày càng hiện diện rộng rãi và đa dạng trong các sản phẩm nội thất gỗ, trang trí … Do đó, xu hướng lai tạo các giống cao su sau này đều được định hướng kết hợp mủ và gỗ.

Cây cao su ở Việt Nam

+ Năm 1892, 2000 hạt cao su từ Indonesia được nhập vào Việt Nam. Trong đó có 1600 cây sống, 1000 cây được giao cho trạm thực vật Ong Yệm (nay là Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam).

+ Hơn 200 cây giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu (Long Khánh – Đồng Nai và hiện tại đây vẫn còn lưu trữ vườn cao su cổ nhất Việt Nam).

+ Từ năm 1910, cây cao su phát triển rất mạnh và nhanh tập trung chủ yếu ở Châu Á. Với diện tích gần 5 triệu ha, chiếm đến 92% diện tích và 90% sản lượng mủ cao su của thế giới.

+ Việt Nam đứng thứ 3 thế giới với tổng diện tích là 969.700 ha ( diện tích thu hoạch 653.200 ha). Sản lượng mủ cao su 1.094.500 tấn với năng suất trung bình đạt 1.676 kg/ha/năm. (Tất cả số liệu nguồn VRA năm 2017).

+ Cây cao su được trồng nhiều nhất là ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và Miền núi Phía bắc.