Vì sao có những đứa trẻ không biết on

"Cha mẹ tốt là biết cho con cái mình cái gốc và đôi cánh. Cái gốc để con biết nơi nào để quay về. Đôi cánh để con bay xa và thực hành những điều đã được dạy."

Đúng vậy, làm cha mẹ là nên tạo cho trẻ cái gốc rễ vững chắc bằng cách để chúng học hỏi từ những sai lầm và rèn luyện tính tự lập khi còn trong vòng tay của chúng ta, và cũng đến lúc để chúng có đôi cánh để bay đi tìm nơi rộng mở để có cuộc sống riêng của chúng. Nếu không có sự chấp cánh bay đi, chúng sẽ trở thành những đứa trẻ lớn xác nhưng tầm hồn "thơ dại" như những đứa trẻ ở đầu bài. Rồi cuộc sống của những đứa trẻ này sẽ ra sao khi cha mẹ chúng không còn ở bên?

Làm sao giúp trẻ "nhận ra bản thân".

Trong nuôi dạy trẻ, chúng ta không phải chỉ cho trẻ ăn, trò chuyện vui chơi cùng trẻ là đủ, mà chúng ta còn cho trẻ biết "trẻ là ai!". Nghĩa là, trẻ cần được cho sự tự tin trong suy nghĩ, sự độc lập trong những việc làm. Điều này mới cho trẻ nhận ra rằng chính trẻ chứ không ai khác làm trên cuộc đời của trẻ. Điều này nên làm từ sớm khi trẻ còn nhỏ.

Nghe có vẻ khó hiểu, chúng ta rất dễ bắt gặp 2 dạng trẻ. Ngay trong gia đình, chúng ta có thể gặp những đứa trẻ đã có suy nghĩ "lớn" sớm như cần học tiếng Anh, tìm tòi cái này cái kia và đã sớm thành công. Đó là trẻ đã sớm nhận ra bản thân trẻ. Nhưng, chúng ta cũng hay gặp những đứa trẻ hay làm những việc không có mục đích như chơi game, tán gẫu,... rồi loay hoay mãi ở độ tuổi 30 chưa rõ làm gì.

Để giúp trẻ phát triển, cha mẹ được khuyên là nên:

A. Giúp trẻ phát triển lối suy nghĩ tư duy

Một thí nghiệm thú vị từ ĐH Harvard về khả năng nhận thức sớm trong suy nghĩ của trẻ nhỏ ngay từ 15-18 tháng tuổi. Do đó, nếu bạn suy nghĩ trẻ còn nhỏ quá không biết gì là một suy nghĩ đã lạc hậu. Trẻ con có thể đọc cảm xúc của bạn tốt từ 10 tháng tuổi và bắt đầu suy nghĩ về tình huống từ 15 tháng tuổi. Hãy bắt đầu dạy trẻ cách suy nghĩ sớm nhất có thể để trẻ học cách sử dụng suy nghĩ để tư duy và trở thành người giải quyết tình huống.

Vì sao có những đứa trẻ không biết on

Để dạy trẻ cách suy nghĩ, cần 3 yếu tố:

1. Trẻ con học từ trải nghiệm, không có đúng sai, chỉ là trải nghiệm.

Khái niệm trải nghiệm có thể được chúng nghĩ là những hoạt động trẻ sẽ trải qua. Đúng là như vậy, nhưng cần hiểu sâu hơn. Là những hoạt động trẻ cần là chính trẻ, chính bản thân trẻ nhận ra vấn đề và giải quyết. Khái niệm này khá trừu tượng và đây là 1 số ví dụ để chúng ta dễ hình dung như thế nào là "chính bản thân trẻ".

VD1: Trẻ dưới 2 tuổi thường hay khóc và thức đêm. Đây là 1 trải nghiệm của trẻ. Dĩ nhiên, chúng ta loại bỏ yếu tố trẻ đang có 1 vấn đề bệnh lý nào đó. Trẻ trải nghiệm có thể là do trẻ đói cần bú hoặc chỉ đơn giản cần mẹ chứ không cần thiết bú. Đầu tiên, hãy để trẻ nhận ra trải nghiệm này bằng cách đừng bế trẻ lên liền để ru ngủ lại. Hãy để trẻ nằm ngay trên giường, bạn có thể vỗ lưng trẻ. Một số trẻ chỉ cần lăn qua lăn lại rồi ngủ, một số trẻ cần nhiều nổ lực hơn. Nếu cần cho trẻ bú, hãy cho trẻ tự nổ lực tìm ti và cho bú tại chỗ, không nên di chuyển trẻ đi 1 nơi khác.

VD2: Trẻ không hài lòng thường đập đầu vào gối. Hành vi này không phải "cách gây áp lực" như chúng ta hay nghĩ. Đơn giản là thể hiện 1 "sự rối bời" trong tìm cách giải quyết của trẻ. Cha mẹ nên bình tĩnh, giữ con lại bằng hai tay để cho trẻ lấy lại sự chú ý -tín hiệu này cho trẻ biết bạn đang lắng nghe trẻ. Hãy hỏi con bằng những câu hỏi để giúp trẻ diễn đạt vấn đề rõ hơn. Có những câu hỏi cần câu trả lời của trẻ, nhưng có những câu hỏi chỉ cần mang tính dẫn dắt để trẻ mở rộng diễn đạt. Khi trẻ bình tĩnh, hãy cho trẻ biết việc đập đầu vào gối là không cần thiết, khi cần con hãy nắm tay mẹ, mẹ sẽ trả lời con. Bạn đừng nghĩ trẻ 12 tháng tuổi không hiểu gì khi bạn áp dụng những điều này. Đúng là, trẻ chưa có ngôn ngữ để trả lời câu hỏi của bạn, nhưng trẻ sẽ dùng những cử chỉ, ánh mắt hoặc ngôn ngữ riêng để cho bạn biết. Đó là cách mà trẻ học và nhận ra trải nghiệm và cũng là cách để trẻ giải quyết vấn đề.

2. Luôn cho trẻ có ý kiến, không có ý sai hay đúng, chỉ là ý kiến để thảo luận.

Làm cách nào để trẻ bớt đòi mua đồ chơi? Tôi vẫn khuyên cha mẹ: Hãy cho trẻ quyết định mua cái gì và không mua cái gì? thì trẻ sẽ chỉ đòi mua khi đã suy nghĩ thật kỹ. Tại sao? Bởi vì thông thường trẻ em đòi mua món đồ nào đó thường là do trẻ thích, trẻ muốn cái mới mà chưa thật sự bỏ công suy nghĩ "Mua nó làm gì". Nếu bạn cho trẻ lựa chọn, trẻ bắt đầu lôi 1 danh sách cái này, cái kia và cũng bắt đầu suy tính. Do đó, sự cân nhắc sẽ bắt đầu hình thành.

Khi có sự cân nhắc thì trẻ sẽ không vội đưa ra quyết định nếu chưa suy nghĩ kỹ.

3. Tranh luận với trẻ, không có ý kiến sai hay đúng, chỉ là cách mở rộng vấn đề.

Tranh luận không phải là cách chúng ta dùng sự la hét, ép buộc trẻ phải đồng ý với ý kiến của bạn. Tranh luận là giúp trẻ có ý kiến phản biện. Tranh luận rất dễ làm bạn có suy nghĩ tiêu cực, do đó, nên chú ý bình tĩnh và lắng nghe con bằng trái tim.

Trẻ nhỏ có thể cho rằng: chiếc lá màu đỏ (khái niệm nghe có vẻ sai về thực tế, nhưng thật ra vẫn có những chiếc lá màu này biết đâu bé đã nhìn thấy). Do đó, tranh luận là cách giúp trẻ nhận ra sự kết nối các sự thật để đưa vào nhận định riêng của trẻ . Ai cho bạn 1 nhận định, điều này có thể đúng hay sai, nhưng nhận định này sẽ có giá trị sử dụng nếu nó là sự kết nối các sự thật hay bằng chứng. Đó là nguyên lý cơ bản của sự tư duy.

B. Tập làm người bạn của con hơn là người kiểm soát.

Trẻ con đôi lúc rất tò mò và quan tâm đến nhiều vấn đề. Đôi lúc trẻ sẽ phạm lỗi hay cư xử chưa đúng mực. Đây là lúc cha mẹ cần lắng nghe, và giúp trẻ hiểu các vấn đề trong cách mà cả cha mẹ và trẻ cùng giải quyết hơn là đưa ra mệnh lệnh, la mắng hay đánh chửi hổ báo. Khoa học đến nay có thể hiểu rằng việc la mắng hổ báo không có ý nghĩa giáo dục mà còn gây nhiều tổn hại đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Hơn hết nó là cách đẩy bạn và trẻ ngày một một xa hơn

Đôi lúc chúng ta quan tâm đến trẻ đang chơi với ai, làm gì, đặc biệt là độ tuổi đến lớp của trẻ. Việc quá phủ đinh ai nên chơi, ai không nên chơi, hay thường la trẻ kiểu như là "học thói của ai mà nói chổng vậy, chắc là chơi với A rồi". Thực ra tình bạn của trẻ trước 10 tuổi là rất sáng trong và cách mà chúng ta nói chuyện phủ định và đánh giá tốt xấu là đang ảnh hưởng đến cách mà trẻ chia sẻ với bạn vì trẻ sợ, hơn là lắng nghe lời bạn. Do đó, cách chúng ta tiếp cận là lắng nghe, tìm hiểu, dạy trẻ điều tốt và tin vào trẻ thì trẻ sẽ tự biết chọn bạn chơi tốt hơn.

FB: Anh Nguyen

---

Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.

Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.

- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì

- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu. 

- Địa chỉ Fanpage: https://www.facebook.com/tuvantrilieutamlytreem

Trong quá trình nuôi dạy con cái, bố mẹ không tránh khỏi có lúc vì quá tức giận mà la mắng trẻ. Thế nhưng, có không ít bố mẹ còn xem việc la mắng như một cách giáo dục nghiêm khắc để con cái biết nghe lời. Họ nghĩ rằng, hành động này là bình thường, bố mẹ nào chẳng vì thương con cái mà rầy la vài lần, nhưng trên thực tế có sự khác biệt rất lớn giữa đứa trẻ thường xuyên bị la mắng và không bị la mắng. 

Những đứa trẻ thường xuyên bị la mắng  

Việc bố mẹ thường xuyên la mắng con cái mang tới nhiều hậu quả tiêu cực trong sự phát triển của một đứa trẻ. 

- Thường hay cáu kỉnh, lớn tiếng cãi lại bố mẹ 

Khi trẻ bị bố mẹ giáo dục theo kiểu bạo lực lời nói như thế này trong thời gian dài, chúng sẽ dần hình thành tính cách cáu kỉnh. Trẻ sẽ tin rằng, cách giải quyết vấn đề chính là cách mà bố mẹ đang đối xử với mình. Điều này sẽ khiến trẻ khó hòa đồng với người khác và gặp khó khăn trong việc tương tác với mọi người sau này. 

- Lòng tự trọng thấp, hèn nhát, hay bỏ cuộc vì sợ khó, sợ khổ 

Năm 1967, nhà tâm lý học người Mỹ Martin Seligman đã đề xuất một thuyết tâm lý về sự bất lực. Nếu một người thường phải chịu đòn roi, la mắng trong quá khứ thì sau này sẽ dễ xuất hiện trạng thái tâm lý tuyệt vọng, bất lực. 

Ví dụ, những đứa trẻ thường hay bị bố mẹ la mắng lâu ngày sẽ dần trở nên tự ti, không muốn bày tỏ ý kiến của mình, dần dần trở nên hèn nhát. Đặc biệt, trong tiềm thức của chúng sẽ chọn cách trốn tránh khó khăn hay những xung đột trong quan hệ tương tác với mọi người. 

- Thích nịnh nọt, không dám làm mất lòng người khác 

Bố mẹ thường xuyên la mắng con cái sẽ khiến chúng trở nên sợ hãi với mọi thứ. Một số đứa trẻ vì để làm hài lòng bố mẹ mà chọn cách im lặng chịu đựng sự la mắng vô lý. Điều này sẽ khiến trẻ hình thành tâm lý quá quan tâm tới thái độ của người khác, không dám từ chối. 

Tính cách này thực chất là do trẻ có lòng tự trọng thấp, nó sẽ khiến trẻ sau này rất mệt mỏi khi suốt ngày phải quan tâm tới việc người ta đánh giá về mình. 

- Thiếu tự tin, hay sợ hãi 

Bạn có để ý rằng, mỗi khi la mắng trẻ, cơ thể của chúng sẽ co lại, điều đó có nghĩa là trẻ đang rất sợ hãi. Việc la mắng thường xuyên sẽ khiến trẻ dần dần trở nên sợ hãi bố mẹ, kém tự tin, không dám giao tiếp với mọi người. 

Những đứa trẻ không bị la mắng 

Ngược lại, những đứa trẻ ít bị hoặc không bị bố mẹ lo lắng thường rất vui vẻ, cởi mở, lạc quan và yêu cuộc sống hơn. 

- Tính cách tự tin, hoạt bát 

Bố mẹ là tấm gương phản chiếu hành vi của con cái. Những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình hòa thuận, ít bị bố mẹ la mắng thường biết cách kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Trong tương lai, trẻ sẽ ngày càng tự tin, dám thử những điều người khác sợ, không ngại lùi bước trước khó khăn. 

- Thái độ sống tích cực, lạc quan 

Khi bị bố mẹ la mắng, trẻ sẽ sinh ra cảm giác sợ hãi bị mắc lỗi khi làm sai một điều gì đó. Chính vì tâm lý này mà trẻ sinh ra thái độ bi quan về mọi thứ. Ngược lại, những đứa trẻ không bị la mắng sẽ có thái độ sống tích cực, lạc quan, yêu đời, không ngừng suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết vấn đề, trước những khó khăn vẫn không bỏ cuộc. 

Vì sao có những đứa trẻ không biết on

Không la mắng chính là cách giáo dục mà mọi bố mẹ nên áp dụng. (Ảnh minh họa) 

- Thẳng thắn, dũng cảm 

Trẻ lớn lên trong một gia đình vui vẻ, hạnh phúc, bố mẹ sẽ cho chúng cơ hội để mắc sai lầm và từ đó nhận ra bài học cho chính mình. Trẻ sẽ không có tâm lý sợ hãi mỗi khi làm sai, vì nếu có làm sai chúng sẽ dũng cảm đứng ra chịu trách nhiệm. 

- Yêu quý bố mẹ hơn 

Khi bố mẹ không la mắng con cái, trẻ sẽ tự nhiên gần gũi và yêu quý bố mẹ hơn. Lúc này, trẻ có xu hướng muốn kể cho bố mẹ nghe mọi vui buồn của mình, giống như một người bạn. 

- Có trí tưởng tượng phong phú 

Bản chất trẻ con luôn là những người rất tốt bụng, những sai lầm của trẻ thường là do bản tính tò mò, không ngừng tìm tòi, sáng tạo nên đôi khi gây ra phiền phức cho bố mẹ. Nếu không bị bố mẹ la mắng với những trò nghịch ngợm của mình, trẻ sẽ được thúc đẩy phát triển trí tưởng tượng. 

- Có lòng tự trọng mạnh mẽ 

Khi trẻ được bố mẹ tôn trọng, trẻ sẽ dần ý thức mạnh mẽ hơn về lòng tự trọng trong xã hội. Chúng sẽ không để người khác làm tổn thương mình một cách dễ dàng. Ngược lại, một đứa trẻ nếu thường xuyên bị đánh đập, la mắng mỗi ngày sẽ quen với việc bị chèn ép, không biết cách chống cực với việc bị bắt nạt bên ngoài, lâu dần ý thức về lòng tự trọng cũng suy yếu đi. 

- Thiếu khả năng chịu đựng sự thất vọng 

Có lẽ đây là nhược điểm duy nhất của những đứa trẻ không được bố mẹ la mắng. Khi trẻ sống trong một môi trường quá an toàn và bình yên, khi bước vào xã hội, chúng có thể gặp phải một số tình huống khiến bản thân sợ hãi và trốn tránh. Tuy nhiên, bố mẹ có thể dạy con mình cách chống lại sự thất vọng theo những cách khác thay vì la mắng một cách tiêu cực. 

Theo Nhịp Sống Việt

-------------