Vì sao không cấm kinh doanh thuốc lá rượu

Theo số liệu, lượng tiêu thụ bia rượu ở nước ta ở mức cao, 3 tỷ lít bia/năm - lọt vào top 3 châu Á. Đây là con số khiến chúng ta phải rùng mình. So với hút thuốc lá thì các hệ lụy về mặt xã hội do sử dụng rượu, bia gây ra nghiêm trọng hơn, bao gồm: tai nạn giao thông, chấn thương, bạo lực gia đình, mất an ninh trật tự, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

Bằng chứng khoa học quốc tế đã cho thấy rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế ICD10, và là một trong 4 yếu tố nguy cơ chính đối với các bệnh không lây nhiễm.

Việc sử dụng rượu bia ở thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay đang là một trong những vấn đề đáng lo ngại. Theo Bộ Y tế cho biết, năm 2010 có 70% nam và 6% nữ trên 15 tuổi có uống rượu, bia trong 30 ngày. Đến năm 2015 tỉ lệ này tăng tương ứng là 80,3% ở nam và 11,6% ở nữ. Tỷ lệ uống rượu, bia ở vị thành niên và thanh niên là 79,9% đối với nam và 36,5% đối với nữ. Theo điều tra sức khỏe học sinh năm 2013, có 43,8% học sinh từ lớp 8 đến lớp 12 đã uống cốc rượu/bia đầu tiên trước 14 tuổi và 22,5% đã uống đến mức say ít nhất 1 lần.

Theo số liệu, lượng tiêu thụ bia rượu ở nước ta ở mức cao, 3 tỷ lít bia/năm - lọt vào top 3 châu Á. Đây là con số khiến chúng ta phải rùng mình. So với hút thuốc lá thì các hệ lụy về mặt xã hội do sử dụng rượu, bia gây ra nghiêm trọng hơn, bao gồm: tai nạn giao thông, chấn thương, bạo lực gia đình, mất an ninh trật tự, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

Từ thực trạng nêu trên, nhận thấy mức độ quan trọng trong việc tìm ra các biện pháp phòng chống tác hại của rượu bia trong thời điểm hiện nay, Nhà nước ta đang có dự thảo về Luật Phòng chống tác hại của rượu bia là phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, để việc ban hành luật có tính khả thi cao, sát với đời sống thực tế cần có đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để có biện pháp thiết thực nhất.

Vì sao không cấm kinh doanh thuốc lá rượu
Một vụ tài xế sử dụng rượu bia gây tai nạn chết người tại Hà Nội

Liên quan đến dự án Luật Phòng, chống tác hại rượu bia đang được dư luận quan tâm, với nhiều luồng ý kiến xoay quanh vấn đề này, Luật sư Trương Anh Tú (Công ty Luật TNHH Trương Anh Tú) cho rằng, phòng chống tác hại bia rượu hiệu quả nhất chính là điều chỉnh các quy định pháp luật nhằm hạn chế sản xuất, kinh doanh bia rượu. Bởi vì khi thắt chặt việc sản xuất, kinh doanh rượu bia thì việc sử dụng rượu bia cũng sẽ bị hạn chế hơn, điều đó đồng nghĩa với các hệ luỵ kéo theo sau đó cũng giảm. Vậy, hạn chế sản xuất kinh doanh rượu bia bằng cách nào?

Thứ nhất: Tăng thuế, tăng hoạt động kiểm soát của Nhà nước đối với việc sản xuất kinh doanh rượu bia.

Theo quy định, rượu, bia được coi là hàng hóa phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), Điều 4 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì người có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là: “Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt…”.

Theo Luật sư Trương Anh Tú, hiện mức thuế suất hiện tại đối với mặt hàng là rượu bia theo quy định pháp luật là 50% (rượu trên 20 độ). Tuy nhiên, theo Dự thảo về Luật phòng chống tác hại của rượu, bia trình Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH)  tại phiên họp thứ 33, tại Khoản 3 Điều 3 Dự thảo chỉ quy định “Áp dụng các chính sách thuế phù hợp, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình để giảm mức tiêu thụ rượu, bia.”. Quy định này chưa cụ thể và đảm bảo tính răn đe. Để phát huy hiệu quả việc kiểm soát sản xuất, kinh doanh bia rượu cần có quy định cụ thể về mức thuế áp dụng.

Vậy, cần có phương án tăng mức thuế suất cao hơn (80 đến 100%) để kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh, hạn chế sử dụng và tăng nguồn thu để nhà nước xử lý hậu quả từ tác hại của bia rượu tạo ra.

Thứ hai: Kiểm soát quảng cáo.

Quảng cáo rượu bia thúc đẩy lượng tiêu thụ rượu bia lớn hơn, đặc biệt là những người trẻ, có thể ngay cả các em học sinh.

Một số nước trên thế giới đã có các quy định cấm quảng cáo đồ uống có cồn như: Hàn Quốc đã có tuyên bố sẽ cấm các hoạt động quảng cáo đồ uống có cồn trong khung giờ từ 7h đến 22h trên nhiều nền tảng phát sóng, bao gồm truyền hình kỹ thuật số đa phương tiện và truyền hình trên giao thức Interne hay Malaysia đã bị cấm từ năm 1995, tuy nhiên nếu các đoạn quảng cáo không thể hiện hành vi tiêu thụ rượu bia thì logo và tên thương hiệu có thể xuất hiện trên tivi sau 22h….

Ở Việt Nam, nhà nước ta cũng đã có những quy định nhằm kiểm soát việc kinh doanh rượu bia. Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật Quảng cáo năm 2012 thì sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo bao gồm “Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên” nhưng lại không cấm đối với bia là một nghịch lý. Hiện, chúng ta chưa có bất kỳ quy định nào để giới hạn việc quảng cáo cũng như kiểm soát các nội dung quảng cáo đồ uống có nồng độ cồn.

Theo Dự thảo về Luật phòng chống tác hại của rượu, bia trình UBTVQH tại phiên họp thứ 33, có quy định về quảng cáo, Dự thảo chỉ có quy định về Quản lý đối với quảng cáo rượu, bia dưới 5,5 độ cồn và Quản lý việc quảng cáo rượu, bia từ 5,5 độ cồn đến dưới 15 độ cồn là chưa phát huy được hiệu quả tối đa của việc kiểm soát Nhà nước. Thiết nghĩ, cần có quy định nghiêm cấm quảng cáo đối với tất cả các loại rượu bia để hạn chế tối đa việc mở rộng đối tượng tiếp cận sử dụng rượu bia.

Thứ ba: Hạn chế khuyến mại, kiểm soát hình thức mua bán rượu bia.

Chúng ta cần hạn chế biện pháp khuyến mại, giảm giá bán hay mua rượu bia và tặng kèm sản phẩm.Việc tăng giá bán và hạn chế khuyến mại cũng sẽ dẫn đến việc sản xuất rượu không rõ nguồn gốc và tiêu thụ lậu. Như vậy, Nhà nước cũng cần dự liệu chính sách xử lý những hành vi vi phạm về sản xuất, tiêu thụ rượu bị lậu để việc phòng chống phát huy tối đa hiệu quả.

Bên cạnh đó, hiện nay có rất nhiều hình thức mua bán hàng hoá, từ mua bán trực tiếp, mua bán qua mạng, …. việc mua bán rượu bia được thực hiện dễ dàng đôi khi không kiểm soát được chất lượng rượu làm gia tăng lượng tiêu thụ. Do đó, ban hành một số quy định để hạn chế hình thức mua bán rượu bia cũng là giải pháp.

Thứ tư: Tuyên truyền về phòng, chống tác hại rượu bia

Ngoài những phương án nhằm phòng, chống tác hại bia rượu đã nêu trên thì cũng cần có biện pháp theo hình thức khá truyền thống đó là tích cực tuyên truyền về tác hại của rượu bia, đẩy mạnh công tác, tổ chức phong trào phòng, chống tác hại của rượu bia từ địa phương đến cấp cao hơn để có tính tuyên truyền rộng rãi và tạo được hiệu ứng, tác động đến ý thức của nhân dân.

Tóm lại, giải pháp đưa ra để phòng chống tác hại của rượu bia thì nhà nước cần có các quy định để tăng thuế đối với việc sản xuất, kinh doanh mặt hàng này nhằm kiểm soát, hạn chế tiêu thụ, sử dụng tràn lan gây hậu quả nghiêm trọng, đồng thời, đây cũng là giải pháp tăng nguồn thu để Nhà nước xử lý hậu quả do tác hại của rượu bia gây ra.  

“Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý đến một số giải pháp như kiểm soát quảng cáo, cần có quy định về nội dung quảng cáo, tăng giá bán rượu bia, hạn chế khuyến mại, kiểm soát hình thức mua bán rượu bia và tích cực tuyên truyền về phòng, chống tác hại rượu bia từ trường học, địa phương đến các cơ quan tổ chức để phát huy tối đa hiệu quả trong công tác phòng chống tác hại bia rượu trên phạm vi toàn quốc” - “Luật sư Tú cho hay”.

CHU LƯƠNG

Từ ngày 15/11, Nghị định 117/2020/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực. Nghị định 117 có nhiều điểm mới, tăng mức phạt đối với vi phạm trong lĩnh vực y tế để bảo đảm tính răn đe. Bắt đầu từ ngày 15/11, những hành vi như ép người khác uống rượu, bia; bán thuốc lá, rượu bia cho người dưới 18 tuổi đều bị xử phạt.

Người dưới 18 tuổi uống rượu bia có thể bị phạt đến 500.000 đồng

Tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP (NĐ117) quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về uống rượu bia và địa điểm không uống rượu, bia. Theo đó, người dưới 18 tuổi uống rượu, bia có thể bị phạt đến 500.000 đồng. 

Ông Phạm Tiến Đông, quận Hai Bà Trưng cho biết: “Nghị định quy định, cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia. Nhưng ai là người kiểm soát tuổi và phát hiện người dưới 18 tuổi uống rượu, bia khi người đó uống tại nhà riêng hoặc ngay uống ở hàng, quán, chẳng lẽ trước khi uống phải xuất trình chứng minh thư hay sao? Theo tôi thấy đây là vấn đề khó thực hiện”.

Nghị định còn quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi như: Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật; xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu, bia. Hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; ép buộc người khác uống rượu bia.

Vì sao không cấm kinh doanh thuốc lá rượu
Từ ngày 15/11, người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia có thể bị phạt tới 500.000 đồng.  Ảnh minh họa

Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá cũng quy định cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng. Tại Điều 31 của Luật, việc xử phạt giao cho UBND các cấp. Tại Điều 23 của Nghị định 176, hành vi này bị xử phạt từ 100.000-300.000 đồng. Sau một thời gian triển khai, việc thực hiện không hiệu quả, bởi hành vi hút thuốc lá nơi công cộng diễn ra rất nhiều, nhưng lực lượng xử lý hầu như không có.

Lần này, Nghị định 117 ra đời hy vọng sẽ có những bước tiến mới trong vấn đề xử phạt vi phạm thuốc lá. Tại Hội nghị triển khai Nghị định 117 do Bộ Y tế tổ chức mới đây, đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, liên quan đến vấn đề xử phạt vi phạm thuốc lá hiện nay đang có trong rất nhiều quy định của nhiều văn bản khác nhau, nhiều luật khác nhau. Đối với Nghị định 117, nội dung các xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến thuốc lá quy định từ Điều 25 - Điều 29. Tại Điều 25 quy định về xử phạt vi phạm về địa điểm cấm hút thuốc lá, nếu như trước đây chỉ xử phạt từ 100-200 nghìn đồng thì hiện nay tăng lên từ 200-500 nghìn đồng.

Đáng chú ý, tại Điều 26 nghị định này quy định về mức phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi. Vậy, làm thế nào để người bán xác định khách hàng đủ 18 tuổi, theo nhiều ý kiến, đây là vấn đề khó, khi không có quy định người đi mua thuốc lá phải mang theo giấy tờ chứng minh mình đủ 18 tuổi.

Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá. Trường hợp bán thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá là thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thì thực hiện xử phạt theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà không bị xử phạt theo lĩnh vực y tế...

Tăng mức phạt để bảo đảm tính răn đe

Theo đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, Nghị định mới số 117 có một số điểm mới như rà soát lại các hành vi vi phạm để phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế đã được ban hành mới trong thời gian qua. Trong đó có tăng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm để bảo đảm tính răn đe. Nghị định 117 cũng bổ sung một số hành vi vi phạm mới trong các lĩnh vực như: Hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của rượu, bia, dược, trang thiết bị y tế…; bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của một số chức danh như lực lượng Công an, cơ quan bảo hiểm xã hội.

Một trong những điểm đáng chú ý tiếp theo của Nghị định 117 là đưa mức phạt đối với các hành vi vi phạm về công tác phòng chống tác hại của thuốc lá cho người dưới 18 tuổi. Cụ thể, Nghị định 117 đã bổ sung thêm quy định về việc vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá và sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua thuốc lá. Theo đó, tại Điều 29 quy định phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với các hành vi này.

Cũng theo đại diện Vụ Pháp chế, lâu nay đã có những ý kiến cho rằng chúng ta chưa chú trọng đến công tác kiểm tra và xử phạt vi phạm quy định về phòng chống tác hại thuốc lá, nhưng với những quy định của Nghị định 117 về tăng thẩm quyền, tăng hình thức xử phạt nguội đối với vi phạm về thuốc lá, hy vọng cơ quan chức năng liên quan tăng cường xử phạt.

Nghị định phân định rõ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế để tránh tình trạng các cơ quan không có chuyên môn về y tế có thể thanh tra, kiểm tra và xử phạt đối với các cơ sở y tế có hoạt động chuyên môn.

Nghị định đã liệt kê cụ thể các chức danh có thẩm quyền xử phạt đối với từng hành vi cụ thể. Nghị định quy định các cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về địa điểm cấm hút thuốc lá; phòng, chống tác hại của rượu, bia...

Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định 117 và đã chuyển đến các Sở Y tế, đồng thời sẽ tổ chức các hội thảo, tập huấn để giới thiệu các nội dung chính của Nghị định 117 đến đông đảo các đơn vị, tổ chức liên quan... Tuy nhiên, để việc thực thi Nghị định mang lại hiệu quả, các địa phương phải thành lập Ban Chỉ đạo để có sự quyết liệt và đồng bộ trong triển khai.

Trần Hằng