Vì sao phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa quan trọng, vai trò lớn không chỉ đối với chủ thể nắm quyền sở hữu, chủ thể sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng mà nó còn liên quan đến sự phát triển của cả quốc gia.

Đối với chủ thể nắm quyền sở hữu, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích sự sáng tạo, thức đẩy những nỗ lực, cống hiến của họ vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật, tạo ra những sản phẩm tốt. Việc bảo vệ quyền còn giúp chủ sở hữu thu được nguồn tài chính đáng kể, đó sẽ là thu nhập cho chính họ.

Đối với chủ thể sản xuất, kinh doanh thì việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ góp phần vào giảm thiểu tổn thất và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh hợp pháp. Nếu không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thì trên thị trường sẽ tràn lan những sản phẩm giả, kém chất lượng, ảnh hưởng nghiêm trọng về cả uy tín và doanh thu cho các chủ thể đang sản xuất, kinh doanh những mặt hàng có chất lượng, có sự đầu tư trí tuệ vào sản phẩm.

Đối với người tiêu dùng thì việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ giúp cho họ có cơ hội lựa chọn và được sử dụng các hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của họ.

Còn đối với sự phát triển của quốc gia thì việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút chuyển giao công nghệ và đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh toàn cấu hóa hiện nay, với sự luân chuyển mạnh mẽ, liên tục của tài sản hữu hình cũng như tài sản vô hình giữa các quốc gia, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia.

Hơn nữa, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn có ý nghĩa về chính trị. Nếu muốn gia nhập làm thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO thì điều kiện tiên quyết đối với các quốc gia là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Và gần đây nhất, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP cũng có chương riêng về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Như vậy, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc hội nhập kinh tế nước ta với thế giới.

Ngoài ra, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại lành mạnh trên phạm vi toàn cầu.

Trên đây là những lý do mà ta cần phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nước ta cần có những quy định chặt chẽ hơn về pháp luật sở hữu trí tuệ, phù hợp với sự hội nhập hóa ngày càng sâu rộng hiện nay.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email:
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 024.6682.8986

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

Sở hữu trí tuệ là gì?

Sở hữu là chỉ cái gì đó thuộc về mình. Trí tuệ là suy nghĩ, tư duy của con người dựa trên sự hiểu biết về văn học, vật lý, hóa học... Tóm lại sở hữu trí tuệ là suy nghĩ, tư duy của bản thân dựa trên sự hiểu biết của mình.

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quyền liên quan đến quyền tác giả [sau đây gọi là quyền liên quan] là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Tại sao phải bảo hộ sở hữu trí tuệ?

Trong một số trường hợp, đối thủ cạnh tranh sẽ hưởng lợi từ việc tiết kiệm về quy mô sản xuất, khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, có quan hệ tốt hơn với các nhà phân phối chính hoặc tiếp cận với các nguồn nguyên liệu thô rẻ hơn và do ₫ó, có thể sản xuất một sản phẩm tương tự hoặc giống hệt với giá thành rẻ hơn, tạo áp lực nặng nề lên nhà sáng tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ nguyên gốc. Đôi khi, ₫iều này sẽ ₫ẩy nhà sáng tạo gốc ra khỏi thị trường, ₫ặc biệt khi mà họ ₫ã ₫ầu tư ₫áng kể vào việc phát triển sản phẩm mới thì ₫ối thủ cạnh tranh lại hưởng lợi từ kết quả ₫ầu tư ₫ó và chẳng mất một xu nào cho thành quả sáng tạo và sáng chế của nhà sáng tạo gốc.

Đây là lý do quan trọng duy nhất để các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải cân nhắc khi sử dụng

hệ thống sở hữu trí tuệ ₫ể bảo vệ sản phẩm sáng tạo và sáng chế của mình nhằm mang lại cho họ các ₫ộc quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thương hiệu, tác phẩm văn học nghệ thuật và các tài sản vô hình khác. Bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ mang lại quyền sở hữu ₫ối với tác phẩm sáng tạo hoặc ₫ổi mới, do ₫ó, hạn chế phạm vi sao chép và bắt chước của ₫ối thủ cạnh tranh một cách ₫áng kể.

Tài sản vô hình

Tài sản của một doanh nghiệp nhìn chung ₫ược chia thành hai loại: tài sản hữu hình - gồm nhà xưởng, máy móc, tài chính và cơ sở hạ tầng — và tài sản vô hình — gồm từ nguồn nhân lực và bí quyết kỹ thuật đến ý tưởng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, thương hiệu, kiểu dáng và các kết quả vô hình khác ₫ược tạo ra bởi các tài năng sáng tạo và ₫ổi mới của công ty. Theo truyền thống, tài sản hữu hình là tài sản có giá trị chính của một công ty và ₫ược coi là có tính quyết ₫ịnh trong việc xác ₫ịnh khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường. Trong những năm gần ₫ây, điều này đã thay ₫ổi cơ bản. Các doanh nghiệp ₫ang nhận ra rằng các tài sản vô hình ₫ang trở nên có giá trị hơn so với tài sản hữu hình.

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp hàng ₫ầu trong nhiều lĩnh vực kinh doanh thuê các công ty khác thực hiện phần lớn công việc sản xuất và chủ yếu tập trung vào việc tạo ra sản phẩm và kiểu dáng mới và quảng bá thương hiệu [hoặc nhãn hiệu] của mình ₫ể thu hút khách hàng. Trong khi sản phẩm ₫ược thiết kế một nơi thì việc sản xuất các sản phẩm ₫ó lại được thực hiện ở nơi khác. Đối với những doanh nghiệp này, giá trị tài sản hữu hình của họ có thể rất ít, nhưng tài sản vô hình của họ [ví dụ, danh tiếng thương hiệu và/hoặc quyền sở hữu ₫ộc quyền các công nghệ quan trọng hoặc các kiểu dáng hấp dẫn] — những nhân tố chính cho thành công của họ - lại có giá trị rất cao.

Việc bảo hộ pháp lý tài sản vô hình thông qua hệ thống sở hữu trí tuệ mang lại cho chủ sở hữu ₫ộc quyền sử dụng những tài sản ₫ó trong kinh doanh, biến tài sản vô hình thành quyền sở hữu ₫ộc quyền trong một thời hạn nhất ₫ịnh. Quay trở lại ví dụ nêu trên, doanh nghiệp thuê gia công ₫ể sản xuất sản phẩm của mình có thể tiếp tục mở rộng hoạt động của mình vì các ₫ối tượng ₫ể bán chính trong sản phẩm của họ là kiểu dáng sáng tạo, các công nghệ và/hoặc nhãn hiệu ₫ộc quyền - tất cả những đối tượng đó ₫ều là tài sản tư hữu ₫ộc quyền nhờ việc sử dụng có hiệu quả việc bảo hộ do hệ thống sở hữu trí tuệ mang lại. Nói tóm lại, bảo hộ sở hữu trí tuệ khiến tài sản vô hình trở nên “hữu hình hơn một chút” bằng cách biến chúng thành những tài sản ₫ộc quyền.

Luật Minh Khuê biên tập

Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng đối với không chỉ chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, người tiêu dùng, chủ thể sản xuất, kinh doanh, mà còn liên quan đến vấn đề phát triển của quốc gia. Vậy ý nghĩa và vai trò bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là gì? Dưới đây là các ý nghĩa của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, mời bạn đọc cùng tham khảo để hiểu hơn về nội dung này.

Vai trò và ý nghĩa của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Video liên quan

Chủ Đề