Vì sao quần chúng nhân dân nhiệt tình ủng họ phái Giacôbanh chống thù trong, giặc ngoài

Chính quyền Giacôbanh đã thực hiện những biện pháp gì trong cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài ?. Để đưa đất nước thoát khỏi cơn hiểm nghèo, việc đầu tiên mà những người Giacôbanh quan tâm là phải giải quyết vấn đề ruộng đất.

Để đưa đất nước thoát khỏi cơn hiểm nghèo, việc đầu tiên mà những người Giacôbanh quan tâm là phải giải quyết vấn đề ruộng đất – đòi hòi cơ bản của quần chúng nông dân ; qua đó, động viên họ tham gia cách mạng chống thù trong, giặc ngoài.Đạo luật ngày 3-6 quy định tịch thu ruộng đất của quý tộc phong kiến chia thành nhiều mảnh nhỏ, bán theo phương thức trả dần trong 10 năm. Do vậy, mỗi nông dân đều có quyền sở hữu một mảnh ruộng.Tháng 6 – 1793, Hiến pháp mới được thông qua, tuyên bố chế độ cộng hoà, ban bố quyền dân chủ rộng rãi và mọi sự bất bình đẳng về đẳng cấp bị xoá bỏ.

Ngày 23 – 8 – 1793, Quốc hội thông qua sắc lệnh “Tổng động viên toàn quốc” để huy động sức mạnh của nhân dân cả nước chống “thù trong, giặc ngoài” ; ban hành luật giá tối đa đối với lương thực, thực phẩm để chống nạn đầu cơ tích trữ, đồng thời ban hành luật về mức lương tối đa của công nhân. Hưởng ứng lệnh tổng động viên, 42 vạn người đã tình nguyện tham gia đội quân cách mạng. Nhờ vậy, phái Giacôbanh đã dập tắt được các cuộc nổi loạn và giành nhiều thắng lợi trên chiến trường, đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới. Cách mạng Pháp đã đạt tới đỉnh cao.

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Tại sao nói: Thời kì chuyển chính Giacôbanh là định cao của Cách mạng tư sản Pháp? Câu 2: Lập bảng thống kê về những chính sách cải cách của Minh Trị theo các nội dung sau:

Chính sáchNội dungÝ nghĩa

Câu 3: Trình bày khái quát các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương. Trong phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất? Vì sao? Câu 4: Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Câu 5. Phân tích nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của phong trào Cần Vương. Đáp án tham khảo Câu 1 Thời kỳ chuyên chính giacô-banh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp vì; -Đầu năm 1793 ,nước pháp đứng trước những thử thách nặng nề thù trong giặc ngoài uy hiếp chính quyền của phái gi rông đanh không kiên quyết chiến đấu -Ngày 31-5-1793, hưởng ứng lời kêu gọi của ủy ban khởi nghĩa quân chúng cách mạng ở Pa ri đã kẻ đến bao vây trụ sở Quốc hội. Ngày 2/6 nhiều đại biểu Gi rông đanh bị bắt. Chính quyền chuyển sang tay phải Giacôbanh, dùng đầu là Rô-be-spie. Cách mạng Pháp chuyển sang giai đoạn cao nhất giai đoạn chuyển chính dân chủ cách mạng Chính phủ Giacobanh thực hiện nhiều biện pháp kiên quyết di chồng. thủ trong giặc ngoài, ổn định đời sống nhân dân. * Đạo luật tháng 6-1793 trả lại cho nông dân ruộng đất công đã bị phong kiến quý tộc chiếm đoạt tịch thu ruộng đất của quý tộc chia thành từng mảnh nhỏ bản cho nông dân nghèo, được tra dấu trong thời hạn 10 năm. Các đặc quyền và phụ thủ của phong kiến bị xóa bờ hoàn toàn và vĩnh viên.. + Tháng 6-1793, Hiến pháp mới được thông qua, quy định thiết lập chế độ cộng hòa, xóa bỏ hoàn toàn sự bất bình dạng về dẳng cấp, mọi công dân từ 21 tuổi trở lên đều được bầu cử. + Để bảo vệ cách mạng, chống thủ trong giặc ngoài. Ủy ban Cứu nước đó Rô-be-spie đứng đầu, đề nghị Quốc hội thông qua và thi hành nhiều biện pháp kiên quyết. -Ngày 23-8-1793. Sắc lệnh tổng động viên toàn quốc được ban hành, huy động nhân dân tham gia quân đội cách mạng; ban hành luật giả tối đa đối với lương thực, thực phẩm để chống nạn đầu cơ tích trữ, đồng then ban hành luật về mức lương tối da của công nhân. – Nhờ những biện pháp kiên quyết và kịp thời, phái Giacô banh đã đập tắt được các cuộc nổi loạn và giành nhiều thắng lợi trên chiến trường, đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới. Cách mạng Pháp đã đạt tới đỉnh cao. -Như vậy, thời kì chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao của cách mạng vì Đã hoàn thành đầy dủ nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư san và dân chủ, mở Đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Pháp Câu2 : bảng thống kê về những chính sách cải cách của Minh Trị.

Chính sáchNội dungÝ nghĩa
Chính trịThủ tiêu chế độ mạc phủ, thành lập chính phủ mới, thực hiện quyền bình đẳng giữa các nông dân. Năm 1889, hiến pháp mới được ban hành chế độ quân chủ lập hiến được thiết lậpĐưa Nhật Bản trở thành một quốc gia thống nhất thuộc quyền chỉ đạo của chính phủ trung ương, xóa bỏ chế độ phong kiến
Kinh tếThi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép buôn bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn....Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đưa công thương nghiệp Nhật Bản phát triển vượt bậc
Quân sựQuân đội được huấn luyện theo kiểu phương Tây, công nghiệp trong tàu được chú trọng phát triển....Hiện đại hóa quân đội theo kiểu phương Tây, đưa quân sự Nhật Bản phát triển mạnh mẽ
Giáo dụcChính phủ thi hành chính sách giáo dục Bắc buộc, chú trọng nội dung khoa học kỹ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây....Nâng cao dân trí, năng lực kỹ thuật, phục vụ cho sản xuất, xây dựng và phát triển đất nước

Câu 3: * Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương Phong trào Cần Vương phát triển qua hai giai đoạn. Giai đoạn 1: Từ năm 1885 đến năm 1888 + Ngay sau khi chiếu Cần Vương được phát ra, nhiều văn thân, sĩ phu yêu nước đã sôi nổi hưởng ứng. Họ tập hợp nghĩa binh, xây dựng căn cứ, dấu tranh quyết liệt với thực dân Pháp và tay sai, trên một địa bản rộng lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc Ki và Trung Ki. + Thủ lĩnh của các cuộc khởi nghĩa lớn, ở khu vực Trung Kì có: Mai Xuân Thưởng, Phan Đinh Phùng, Cao Thắng.... ở Bắc Ki có: Nguyễn Quang Bích,Tạ Hiện... + Đặc điểm nổi bật của phong trào giai đoạn này là trong chúng mực nhất định phong trào còn đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của một triều đình kháng chiến, dứng đấu là vua Hàm Nghĩ và lớn Thất Thuyết. + Cuối năm 1888, do có sự chỉ diễm của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu dày sang An-giê-ri [Bắc Phi] – Giai đoạn 2 Từ năm 1888 đến năm 1896 + Sự kiện vua Hàm Nghi bị bắt dã ít nhiều gây tâm lí hoang mang trong một bộ phận sĩ phu, văn thần yêu nước. + Trong điều kiện chiến đấu mới, nghĩa quân phải chuyển địa bàn hoạt động từ vùng đồng bằng lên vùng trung du và rừng núi, quy tụ lại thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có trình độ tổ chức cao hơn và duy trì cuộc chiến đấu dẻo dai trong nhiều năm cuối thế kỉ XIX. + Tiêu biểu ở giai đoạn này phải kể đến khởi nghĩa Bãi Sảy [Hưng Yên], khởi nghĩa Ba Đình và Hùng Lĩnh [Thanh Hóa], khởi nghĩa Hương Khê [Hà Tĩnh] + Cho dù đã có những bước phát triển mới, phong trào ở gần đoạn này vẫn không khắc phục được tình trạng lẻ tẻ, địa phương, thiếu sự liên kết và chi đạo thông nhất. -Thêm vào đó, việc thực dân Pháp ổn định được nền thống trị của chúng và triều đình như Nguyễn bị biến thành tay sau... đã khiến các cuộc khởi nghĩa lần lượt thất bại, + Khi tiếng súng kháng chiến đã lặng im trên núi Vũ Quang [Hương Khê – Hà Tĩnh] vào cuối năm 1895 đầu năm 1896, phong trào Cần Vương coi như chấm dứt. - Trong phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất. * Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất về -Cuộc khởi nghĩa Hương Khê kéo dài suốt 10 năm [từ năm 1885 đến năm 1896]. Đây là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương -Có địa bàn hoạt động rộng lớn gồm 4 tỉnh [Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình]. -Có tổ chức tương đối chặt chẽ, nghĩa quân được chia thành 15 quân thủ do những tưởng lĩnh có năng lực và uy tín chỉ huy. Đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa đặt ở núi Vụ Quang, tựa lưng vào dãy Trường Sơn. Từ đây, nghĩa quân có thể theo dưỡng núi vào Quảng Bình, Quảng Trị, ra Nghệ An. Thanh Hóa hay theo đường sống đi xuống các vùng đồng bằng hoặc khi cần thiết có thể lánh sang Lào -Cuộc khởi nghĩa đã huy động đến mức cao độ sự ủng hộ và tiềm năng to lớn của nhân dân. Về mặt quân sự, nghĩa quân đã biết sử dụng những phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động sáng tạo trong quá trình chuẩn bị lực lượng cũng như giao chiến với quân địch. Câu 4: -Sự giống nhau và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cái cách trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. * Giống nhau: - Xuất phát từ lòng yêu nước thường dân, ý chi tất khuất của dân tộc. -Đều là các sĩ phu yêu nước tiến bộ, mong muốn giành độc lập cho dân tộc Đều chịu ảnh hưởng tư tưởng mới từ bên ngoài, có khuynh hưởng cứu nước theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản. Tuy cả hai khuynh hưởng đều thất bại nhưng đã tạo điều kiện cho sự ra đời của khuynh hướng cứu nước mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất *Khác nhau: -Điểm khác nhau căn bản là cách thức, biện pháp và phương thức thực hiện – Khuynh hướng bao dộng do Phan Bội Châu khởi xưởng chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh đuổi Pháp. -Ông đã cùng các đồng chí của mình chủ trương tổ chức lực lượng trong nước và tranh thủ sự viện trợ bên ngoài, trước hết là Nhật Bản. - Năm 1904, Phan Bội Châu cùng các đồng chỉ của ông đã lập Hội Duy tân chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam. Để chuẩn bị, Hội Duy Tân tổ chức phong trào Đông Du, đưa thành niên sang học tập tại các trường của Nhật Bản. Năm 1908, phong trào Đông Du thất bại. Năm 1912, ở Trung Quốc ông tuyên bố giải tán Duy tân hội, thành lập Việt Nam Quang phục hội, chủ trương dùng bạo lực đánh đuổi thực dân Pháp... – Khuynh hướng cải cách do Phan Châu Trinh khởi xướng chủ trương cửu nước bằng biện pháp cai cách như nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh để ngôi vua và bọn phong kiến hù bại, cho đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập. -Phan Châu Trinh để cao phương châm “tự lực khai hỏa”, vận động những người cùng chỉ hưởng thức tính dân chúng, tuyên truyền tư tưởng dân quyền. Với phương châm đó, Phan Châu Trinh đã di khắp tỉnh Quảng Nam và đến các tỉnh Trung Ki đề vận động cải cách. Cuộc vận động duy tân diễn ra với nhiều hình thức phong phủ. Câu 4: -Nguyễn nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần vương * Nguyên nhân thất bại: -Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo và đề ra đường lối đúng dẫn cho phong trào. Lãnh đạo phong trào chủ yếu là các văn thân, sĩ phu còn chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến. Bộ phận lãnh đạo ít chú ý đến điều kiện [xây dựng sức mạnh vật chất, bồi dưỡng sức dân...] để kháng chiến lâu dài, làm cho tương quan lực lượng có lợi cho ta, đảm bảo thắng lợi cho cuộc khởi nghĩa. -Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, triều đình đầu hàng, không tập hợp đoàn kết được toàn dân tiến hành cuộc đấu tranh chống xâm lược. -Khẩu hiệu Cần vương chỉ đáp ứng một phần nhỏ yêu cầu của nhân dân, chưa giải quyết triệt để yêu cầu khách quan của sự tiến bộ xã hội. Quyền lợi của lực lượng tham gia chủ yếu chưa được giải quyết nên sức mạnh không được phát huy. - Thiếu sự liên kết giữa các phong trào đấu tranh vì thế các cuộc khởi nghĩa còn mang tính địa phương, cô lập với nhau, thiếu thống nhất phương cách tổ chức cổ diễn, bị chi phối bởi tư tưởng cũ, bộ phận lãnh đạo không thật sự tin tưởng vào thắng lợi, không tin vào khả năng của nhân dân. -Tương quan lực lượng chênh lệch thực dân Pháp mạnh về lực lượng. trang bị, lực lượng khởi nghĩa còn yếu, bị hao mòn, đất nước suy yếu. * Ý nghĩa lịch sử -Sự thất bại của phong trào Cần vương chứng tỏ rằng phong trào đấu tranh yêu nước đi theo khuynh hưởng ý thức hệ phong kiến không thể đưa cách mạng di tới thành công. Tuy nhiên, nó là nguồn số vũ tinh thần to lớn cho phong trào yêu nước ra đời trong những thập niên đầu thế kỉ XX. – Từ đó, công cuộc đấu tranh giành độc lập dặt ra yêu cầu mới, đòi hỏi những người yêu nước phải cải cách xã hội chuẩn bị cho cuộc vận động cách

Bạn có thể tham khảo qua bài làm của mình ạ, có gì không rõ có thể cmt ngay phía dưới.

=> Bạn có thể xem thêm kiến thức các môn tại topic nha:

Video liên quan

Chủ Đề